Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.2 KB, 114 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...................................................2
DANH MỤC BẢNG............................................................................. 4
MỞ ĐẦU............................................................................................... 5
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

5

2.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

7

2.1.1. Nghiên cứu bạo lực học đường trên thế giới........................................7
2.1.2. Nghiên cứu bạo lực học đường ở Việt Nam........................................10
3.1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

15

3.1.1. Ý nghĩa lý luận....................................................................................15
4.1. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

16

5.1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

16

6. 1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

16


6.1.1. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................16
6.1.2. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................17
7.1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

17

7.1.1. Mục đích nghiên cứu..........................................................................17
7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................17
8.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

8.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu..........................................................18
8.1.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến...........................................................19
8.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu..............................................................20
8.1.4. Phương pháp quan sát........................................................................21

PHẦN HAI......................................................................................... 22
NỘI DUNG......................................................................................... 22
1


CHƯƠNG 1........................................................................................ 22
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
............................................................................................................. 22
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992........................................43
- Luật Dân sự................................................................................................43
- Bộ Luật Hình sự.........................................................................................44

CHƯƠNG 2........................................................................................ 56

NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ HỌC
SINH BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.................................................56
2.1. THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

56

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................107
KHUYẾN NGHỊ..............................................................................109
45. WHAT IS A SCHOOL SOCIAL WORKER? BY NANNETTE
RICHFORD...................................................................................... 113
HTTP://WWW.EHOW.COM/ABOUT_4612056_WHAT-SCHOOLSOCIAL-WORKER.HTML...........................................................113

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CTXH

Công tác xã hội

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

ĐH KHXH & NV

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội


2


GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

PCBLHĐ

Phòng chống bạo lực học đường

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Giới tính và độ tuổi của học sinh được khảo sát.............................20
Bảng 2.1. Nhận thức của học sinh về khái niệm bạo lực giữa các học sinh............21
Bảng 2.2. Tỷ lệ học sinh chứng kiến bạo lực học đường................................61

Bảng 2.3. Các hình thức hỗ trợ cho học sinh bị bạo lực học đường...............90
Bảng 2.4. Thời gian làm công tác kiêm nhiệm của nhân viên CTXH .........100
Bảng 2.5. Giải pháp nâng cao vai trò của nhân viên CTXH trong hỗ trợ học
sinh bị bạo lực học đường.............................................................................103

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tháp nhu cầu của Maslow..................................................................

DANH MỤC BIỂU
Biểu 1. Hành động của học sinh khi chứng kiến bạo lực học đường..............
Biểu đồ 2. Hình thức bạo lực của học sinh......................................................
Biểu 3. Các hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường..................................
Biểu 4. Đánh giá của nhân viên CTXH về hình thức hỗ trợ HS bị bạo lực học
đường...............................................................................................................

4


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trong học đường đang
diễn ra mạnh mẽ và có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, hình thức, tính
chất. Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái
có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Trên thực tế, con số này đang
ngày càng tăng lên và bạo hành trường học đang dần trở thành vấn đề chung
của giáo dục quốc tế.
Ở Việt Nam theo số liệu được đưa ra tại "Hội thảo giải pháp phòng
ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau" do Bộ Giáo dục và
Đào tạo tổ chức ngày 28/07/2010 thì trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến

ngày diễn ra hội thảo, các trường trên toàn quốc đã xử lý kỷ luật, khiển trách
gần 900 học sinh, buộc thôi học hơn 730 học sinh và cảnh cáo gần 1.600 học
sinh do tham gia vào các vụ đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Riêng năm
học 2009 - 2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, từ đầu năm học 2009 - 2010 đến nay, cả nước
đã xảy ra 1.600 vụ học sinh đánh nhau, làm chết 7 học sinh, nhiều em phải
mang thương tật suốt đời. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học
sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1
năm học) 735 học sinh. Tính theo tỷ lệ, cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ
đánh nhau; 9 trường thì có 1 vụ học sinh đánh nhau. Chỉ cần đánh chữ " bạo
lực học đường" thì trong 0.32 giây có thể thấy 12.200.000 kết quả. Đó là con
số gia tăng ấn tượng về vấn nạn so với các năm trước đó. Điều đáng nói là
hiện tượng đánh nhau không chỉ có ở học sinh THPT mà kể cả những học sinh
đang học THCS với tuổi đời còn rất nhỏ. Đặc biệt còn xuất hiện tình trạng nữ

5


học sinh đánh nhau, đánh hội đồng, làm nhục bạn rồi tung lên mạng với nhiều
thông tin phản hồi tiêu cực từ phía dư luận xã hội.
Bạo lực học đường được coi là 1 trong 6 vấn nạn của giáo dục Việt
Nam hiện nay. Điều này đã và đang là hồi chuông khẩn thiết cảnh báo sự
xuống cấp của các giá trị đạo đức và văn hóa Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm
trọng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến tương lai của đất nước, dân tộc.
Hành vi bạo lực mang lại nhiều hậu quả cho chính bản thân người gây ra hành
vi bạo lực, người bị bạo lực, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Chính vì vậy
mà ngành giáo dục cùng các cấp chính quyền nước ta đã có nhiều giải pháp để
ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường song kết quả thu được vẫn chưa cao,
công tác thực hiện vẫn chưa triệt để.
Vĩnh Phúc là một tỉnh tiếp giáp thủ đô, là vùng phát triển kinh tế năng

động trong cả nước. Hiện nay trên địa bàn tỉnh nói chung và thị xã Phúc Yên
nói riêng, ngành giáo dục cũng đang đối mặt với vấn đề liên quan đến bạo lực
trong học đường. Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần có những biện pháp để phòng
ngừa, ngăn chặn và giải quyết vấn nạn này. Trong đó công tác xã hội học
đường được xem là một trong những biện pháp can thiệp hữu hiệu, cần được
đưa vào trường học và đẩy mạnh thực hiện. Thông qua hoạt động trợ giúp của
nhân viên công tác xã hội học đường sẽ giúp cho các học sinh phòng ngừa, và
ngăn chặn bạo lực trong trường học, tiến tới xây dựng môi trường học tập lành
mạnh, an toàn, thân thiện. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, chưa có các
nghiên cứu đề cập đến vai trò của các nhân viên CTXH trong hỗ trợ học sinh
bị bạo lực học đường, đặc biệt là trên địa bàn thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh
Phúc. Những vấn đề trên đã gợi mở trong tôi hướng nghiên cứu đề tài“ Vai
trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học
đường” ( Nghiên cứu trường hợp tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.)

6


2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu bạo lực học đường trên thế giới
Bạo lực học đường là một vấn nạn chung, xảy ra ở hầu khắp các quốc
gia trên thế giới. Đây cũng là chủ đề mà nhiều nước trên thế giới đang nghiên
cứu để ngăn chặn.
* Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường:
Năm 2012 một cuộc khảo sát trên quy mô lớn của Trung tâm kiểm soát
và phòng ngừa bệnh tật (CDC) tại Mỹ có tên “ Hiểu biết về bạo lực học
đường” (Underdtanding school vilolence). Nghiên cứu đã đưa ra những con số
thống kê về tình trạng môi trường học đường với những hành vi đe dọa, hành
vi bạo lực gây tử vong và không gây tử vong. Cụ thể có 5.9% học sinh mang
theo một loại vũ khí (như súng, dao) vào trường học trong 30 ngày trước thời

điểm điều tra. Tỷ lệ này ở nam lớn gấp ba lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc
điều tra, 7.8% học sinh trung học được thông báo bị đe doạ hay bị thương tích
bằng một loại vũ khí trong trường học ít nhất một lần, với tỷ lệ nam cao gấp
hai lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 12.4% học sinh từng tham gia
vào một vụ đánh nhau tại trường ít nhất một lần. Tỷ lệ này, nam cũng cao gấp
hai lần nữ. Trong 30 ngày trước cuộc điều tra, 5.5% học sinh được cảnh báo
những nguy cơ không an toàn nên họ đã không tới trường ít nhất một ngày.
Các tỷ lệ này ở nam và nữ xấp xỉ bằng nhau. [44]
Trong một nghiên cứu mang tên “ Khác biệt quốc gia- Đồng dạng toàn
cầu” năm 2010 của hai nhà nghiên cứu: David Baker và Gerald Letendre thì
tỷ lệ học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường ít nhất một lần trong tháng
thấp nhất là ở những nước như: Đan Mạch, Singapore, Thụy Sĩ ( khoảng trên
dưới 10%) và cao nhất là ở những nước Philippines, Roumania và Hungary
( từ 70 đến 80%). Thống kê này chưa bao gồm những nước như Guatemala
hay Ethiopia nơi mà bạo lực học đường đang được ghi nhận tăng lên đáng kể;
7


và cả Việt Nam, nơi mà chúng ta sẽ bàn đến sau đây. Người ta ghi nhận chỉ có
15% học sinh Singapore báo cáo rằng bạn của họ từng là nạn nhân của bạo lực
học đường, trong khi ở Hungary là 80%.[5]
* Nghiên cứu về các hành vi lệch chuẩn dẫn tới bạo lực học đường:
Một công trình nghiên cứu của Glew GM (Khoa Tâm thần và khoa học
hành vi, Đại học Washington School of Medicine, Mỹ) và các cộng sự tiến
hành năm 2005 trên 3530 học sinh lớp ba, lớp bốn, lớp năm tại Mỹ qua đề tài
“Bắt nạt, tâm lý xã hội điều chỉnh và kết quả học tập ở trường tiểu học” với
mục tiêu xác định tỷ lệ bắt nạt trong trường tiểu học và mối liên quan của nó
với nhà trường, thành tích học tập, hành động kỷ luật, và cảm giác của bản
thân: cảm giác buồn, an toàn, và phụ thuộc. Kết quả cho thấy: có 22% trẻ em
được khảo sát đã tham gia vào việc bắt nạt hoặc như là một nạn nhân, bị bắt

nạt, hoặc cả hai. Tác giả cho rằng: sự phổ biến của hành vi bắt nạt thường
xuyên ở trẻ em trường tiểu học là rất đáng kể. Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt
và các vấn đề trong trường học cho thấy đây là một vấn đề nghiêm trọng đối
với các trường tiểu học nơi đây.[8]
“Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học Nam Phi”
là tên một đề tài nghiên cứu về bạo lực học đường được Liang H ( Cục trẻ em
và vị thành niên tâm thần, Viện Tâm Thần, Vương quốc Anh) và cộng sự
được tiến hành nghiên cứu ở 72 trường học ở Cape và Durban, Nam Phi năm
2007. Nghiên cứu nhằm kiểm tra tỉ lệ của hành vi bắt nạt của 5074 học sinh vị
thành niên đang học lớp 8 (tuổi trung bình 14.2 năm) và lớp 11 (tuổi trung
bình 17.4 tuổi) ở 72 trường học ở Cape và Durban, Nam Phi và làm rõ mối
liên quan giữa những hành vi này với mức độ bạo lực và các hành vi nguy
hiểm ở thanh thiếu niên. Kết quả cho thấy: tham gia vào hành vi bắt nạt là một
vấn đề phổ biến đối với trẻ em Nam Phi. Hành vi bắt nạt có thể được coi như
một chỉ báo về các hành vi bạo lực, chống đối xã hội. [13]
8


* Nghiên cứu về các hình thức của biểu hiện bạo lực học đường:
Công trình nghiên cứu của Wang.J ( Viện Y tế quốc gia, Bethesda,
Maryland 20892, Hoa Kỳ) và cộng sự năm 2009 được tiến hành tại Mỹ với đề
tài: “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể chất, bằng lời
nói, quan hệ, và trên Internet” đã nghiên cứu 4 hình thức trong hành vi bắt nạt
trường học ở nhóm thanh thiếu niên Mỹ và mối liên quan với các đặc điểm về
mặt nhân học xã hội, hỗ trợ của cha mẹ và bạn bè. Qua nghiên cứu cho thấy tỉ
lệ tương ứng của việc bắt nạt người khác và bị bắt nạt ở trường ít nhất 1 lần
trong 2 tháng qua là 20.8% về mặt vật chất, 53.6% về lời nói, 51.4% về mặt
xã hội, hoặc 13.6% bằng điện tử. Các học sinh nam thường liên quan đến các
hành vi bắt nạt về thể chất hoặc bằng lời nói, trong khi các nữ sinh lại có nguy
cơ liên quan đến việc bắt nạt dựa trên các mối quan hệ. Những người Mỹ gốc

Phi liên có liên quan đến các hành vi bắt nạt (về thể chất, bằng lời nói, hoặc
qua mạng) nhưng lại ít bị trở thành nạn nhân (về lời nói hoặc các mối quan
hệ). Việc hỗ trợ của cha mẹ ít có sự liên quan đến việc thực hiện các hình thức
bắt nạt. Bạn bè có liên quan nhiều hơn đến hành vi bắt nạt về thể chất, bằng
lời nói, và quan hệ nhưng không liên quan đến hành vi bắt nạt trên mạng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc hỗ trợ của cha mẹ có thể giúp trẻ chống lại
được các hình thức bắt nạn không đáng có. [25]
Theo các chuyên gia về phòng chống bắt nạt trong học đường, để đấu
tranh hiệu quả với nạn này, vấn đề quan trọng nhất là phải chỉ ra cho các em
học sinh nhận thấy rằng việc bắt nạt người khác là hành vi không thể chấp
nhận được, và động viện những em khác chống lại hành động không hay này.
Ngành giáo dục cần phải tiếp tục đưa ra những biện pháp can thiệp để ngăn
chặn tình trạng bạo lực và ức hiếp giữa các học sinh. Nếu để các em đơn độc
đối phó thì tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn. Các biện pháp can thiệp thường

9


có hiệu quả nhất khi được phối hợp toàn diện, giữa giáo viên, ban giám hiệu
nhà trường, những người bảo vệ nhà trường và các bậc phụ huynh.
2.1.2. Nghiên cứu bạo lực học đường ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, đã có nhiều nghiên
cứu, các bài báo cáo khoa học liên quan đến bạo lực học đường của học sinh như:
* Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường:
Đặng Hoàng Minh và Trần Thành Nam với báo cáo khoa học “ Hành
vi bạo lực ở thanh thiếu niên - con đường hình thành và cách tiếp cận đánh
giá” đã chỉ ra con đường hình thành hành vi bạo lực học đường và cách tiếp
cận, đánh giá hành vi bạo lực học đường. [7 ]
Bài báo khoa học “ Bạo lực học đường: nguyên nhân và các biện pháp
hạn chế” của TS. Nguyễn Văn Lượt đã đi sâu tìm hiểu một số nguyên nhân

tâm lý xã hội dẫn đến hành vi bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh.
Các nguyên nhân cụ thể được đưa ra là do: quan hệ giữa cha mẹ và con cái
trong gia đình; sự khao khát khẳng định cái tôi của trẻ và ảnh hưởng của văn
hóa và phương tiện truyền thồng. Nghiên cứu cũng đưa ra một số biện pháp
nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đường. Song theo ông, đứng trước những
hành vi bạo lực của trẻ, cha mẹ, thầy cô nên có thái độ bình tĩnh, ân cần chỉ
bảo cho các em để các em dần dần nhận ra sự không đúng đắn và từ bỏ nó. Sự
quát tháo, đánh đập, nhiếc móc hoặc trừng phạt chỉ làm tăng thêm những hành
vi đó ở trẻ. Giải pháp tận gốc của vấn đề là trẻ phải tự nhận ra và từ bỏ hành vi
đó một cách tự nguyện.[16]
Đề tài “ Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường tại trường trung học
cơ sở Lê Lai- Quận 8- Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009” do Lê Thị Hồng
Thắm, Tô Gia Kiên thực hiện. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương
pháp nghiên cứu định lượng (điều tra bằng bảng hỏi, áp dụng phương pháp
chọn mẫu đa dạng và đồng nhất với mục đích kiểm tra chéo các thông tin của
10


các đối tượng cung cấp; nghiên cứu định tính bao gồm phỏng vấn sâu và thảo
luận nhóm. Kết quả cho thấy: các em học sinh có hành vi bạo lực luôn muốn
chứng tỏ mình. Ba mẹ các em thường la rầy, đánh đập mỗi khi các em sai
phạm và ba mẹ có thái độ xúi giục các em thực hiện hành vi bạo lực khi bị
người khác xúc phạm, anh chị thì không quan tâm đúng cách đến các em. Nhà
trường chưa tổ chức được chương trình phòng chống bạo lực học đường và
không đồng nhất trong cách xử lý các hành vi sai phạm của các em, đôi khi
nhà trường còn dùng hành vi bạo lực đối với các em. Khi gặp thầy cô, đôi khi
các em không chào vì một số nguyên nhân nào đó. Kết luận về nguyên nhân
dẫn đến bạo lực học đường tại trường trung học cơ sở Lê Lai- Quận 8- Thành
phố Hồ Chí Minh là do các em thực hiện hành vi bạo lực luôn muốn chứng tỏ
mình. Anh chị quan tâm đến em mình không đúng cách, phụ huynh và nhà

trường còn dùng bạo lực đối với các em, bên cạnh đó phụ huynh còn xúi giục
các em thực hiện hành vi bạo lực khi có người xúc phạm. [12]
* Nghiên cứu khảo sát về thực trạng bạo lực học đường hiện nay:
Bài viết của TS Phan Mai Hương- “ Thực trạng bạo lực học đường hiện
nay” , tr.28- tr. 34 Hội thảo “ Nhu cầu, định hướng đào tạo tâm lí học đường
tại Việt Nam”, Hội thảo Khoa học quốc tế, Hà Nội, tháng 8/2009 đã trình bày
khảo sát của tác giả về thực trạng bạo lực học đường bằng phương pháp phân
tích tài liệu và các số liệu thứ cấp được công bố trên diễn đàn. [22] . Cùng với
nội dung khảo sát về thực trạng bạo lực học đường, năm 2010 - Báo Pháp
Luật TP.HCM đã thực hiện cuộc khảo sát 10 trường học tại TP.HCM với 250
phiếu điều tra dành cho học sinh và 100 phiếu dành cho giáo viên. Khảo sát
đưa ra con số: hơn 64% học sinh đã nhìn thấy hoặc đã từng biết những vụ
đánh nhau cho thấy bạo lực học đường không phải là quá hiếm. Trong thực tế,
các vụ bạo lực học đường vẫn đang tiếp tục diễn ra và sẽ còn diễn ra nếu như
mỗi người có liên quan chưa thực sự có trách nhiệm. Gần 57% giáo viên trả
11


lời rằng bạo lực học đường đang gia tăng, xu hướng học sinh giải quyết mọi
chuyện bằng bạo lực đã phần nào nói lên tất cả.
* Nghiên cứu về nhận thức của học sinh THPT dẫn tới bạo lực học đường:
Tiêu biểu là đề tài “Hành vi bạo lực trong nữ sinh THPT” ( 2008) của
PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, Chủ nhiệm Bộ môn Giới và Gia đình, ĐHKHXH
& NV– ĐHQG Hà Nội cùng cộng sự đã tiến hành khảo sát trên 200 khách thể
tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội). Kết quả cho thấy: có đến
96,7% số học sinh được hỏi cho rằng ở trường các em học có xảy ra hiện
tượng nữ sinh đánh nhau. Đồng thời cũng có tới 64% các em nữ thừa nhận
từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Trong các em nữ từng đánh nhau
thì số nữ sinh một lần đánh nhau là 12,7%, 2-3 lần: 20,7%, 4-5 lần: 10,7% và
19,3% đánh nhau từ năm lần trở lên. Phần lớn các em nữ đã có hành vi đánh

nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thường” (57,3%) và “chấp nhận
được” (39,6%). Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường
dùng hình thức nào là chủ yếu?”, kết quả thu được cho thấy có từ 41% đến
59,5% “đánh một mình” và 47,7% đến 52% “đánh tập thể”. Điều này cho
thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính
chất lây lan theo nhóm bạn. Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, 33%
không sử dụng phương tiện nào, đây là những em khi đánh nhau thường dùng
các “chiêu thức võ công” như túm tóc, cào cấu, xé áo... Việc sử dụng “võ
mồm” kết hợp với tay chân tuy không gây nên những thương tích nghiêm
trọng về thể chất nhưng lại gây nên những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối
với nạn nhân khi bị chửi rủa hết sức tục tĩu, hoặc bị xé tung áo giữa đám đông.
Dụng công cụ sử dụng khi đánh nhau là 28% sử dụng dép, guốc; 8% sử dụng
gậy gộc, 4% dùng gạch đá, và 0,7% dùng dao lam, ống tuyp nước. Những
phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây nên
tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học.
12


Về nguyên nhân đánh nhau giữa các bạn nữ, khảo sát cho thấy có
những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cơ sở để các em đụng tay đụng chân,
như thấy ghét thì đánh (24%), bạn dám nhìn đểu (16%), trả thù tình (13,3%).
Đáng lo ngại là có những lý do không thể hình dung được, ví dụ người khác
nhờ đánh (20%) và chả có lý do gì cũng đánh (12%). Điều này cho thấy, bạo
lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan
theo nhóm bạn, cũng có nghĩa rằng, đa số học sinh coi chuyện đánh nhau bình
thường. Thậm chí, nhiều em còn đứng ngoài xem và cổ vũ đánh nhau, như là
cổ vũ bóng đá. [10]
Một nghiên cứu khác là: “Gây hấn học đường ở học sinh trung học phổ
thông” của Trần Thị Minh Đức, tác giả đề cập về bạo lực học đường hay gây
hấn học đường dưới góc độ Tâm lý học. Nghiên cứu này cũng áp dụng các

phương pháp nghiên cứu định tính như phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm; trưng cầu ý kiến trên 771 học sinh phổ thông trung học ở 3 tỉnh,
thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình. Kết quả cho thấy: hành vi gây hấn
trong nhà trường đang là hiện tượng phổ biến và ngày càng trở lên nguy hiểm.
Do các bậc phụ huynh và cả trường học không dạy một cách hệ thống cho trẻ
em và vị thành niên những khía cạnh khác nhau về vấn đề kỷ luật học đường
nên trước một tình huống cụ thể, học sinh không nhận biết được giới hạn của
hành vi gây hấn bạo lực. Vì vậy, hiện tượng nói xấu, dọa dẫm, đặt chuyện,
tung tin nhảm, đánh giết nhau… trở nên phổ biến. Nhận thức của học sinh về
bản chất của gây hấn còn yếu. Qua nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: nhiều học
sinh đã không nhận thức đúng thế nào là hành vi gây hấn trong khi các em lại
quá quen với các hành vi này do ứng xử từ thầy cô giáo hay người khác. Thực
trạng nhận thức yếu kém về các hình thức gây hấn đã khiến cho tình trạng gây
hấn trở lên trầm trọng hơn.

13


Mới đây nhất là đề tài “ Giải pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực
trong học sinh trung học phổ thông ” do PGS.TS. Lê Vân Anh chủ nhiệm đề
tài, tiến hành từ tháng 9 /20011 đến tháng 9/ 2012. Dựa trên tiếp cận khoa học
và các phương pháp nghiên cứu đã lựa chọn, đề tài đã chỉ ra rằng hiện tượng
học sinh đánh nhau là một thực tế không mới, những phát sinh mâu thuẫn của
lứa tuổi mới lớn vẫn thường xảy ra trong các thế hệ học sinh. Tuy nhiên
những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số nơi hiện nay đã bộc lộ tính
chất nguy hiểm, nghiêm trọng. Đề tài đã chỉ ra nguyên nhân hành vi bạo lực
học đường hiện nay xuất phát từ nhiều yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội và
chính bản thân học sinh. Đồng thời đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng, cung
cấp bức tranh mô tả đầy đủ các biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của hành vi
bạo lực học đường trong học sinh THPT. Từ nghiên cứu lý luận, đánh giá thực

trạng, đề tài đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực ở
học sinh THPT gồm: Nhóm giải pháp từ phía nhà trường (10 giải pháp); nhóm
giải pháp từ gia đình (2 giải pháp); nhóm giải pháp từ xã hội (5 giải pháp);
nhóm giải pháp từ bản thân học sinh (5 giải pháp). Các giải pháp đưa ra cũng
được trưng cầu lấy ý kiến về sự cần thiết và tính khả thi của từng giải pháp
nhằm khẳng định tính hiệu quả của chúng.
Nhìn chung trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề bạo lực học đường, nhất là về bạo lực giữa các học sinh tại các
trường phổ thông. Những nghiên cứu đã thống kê về thực trạng bạo lực bằng
những số liệu cụ thể, mô tả hiện trạng về tính chất hoặc hành vi bạo lực học
đường, xem xét nguyên nhân, hậu quả và cách thức can thiệp. Trong đó công
tác xã hội mà chủ thể là người nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan
trọng trong hỗ trợ giải quyết nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của người nhân viên công tác xã
hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường, nhất là trên địa bàn thị xã
14


Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. Do đó nghiên cứu “ Vai trò của nhân viên công
tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường” là vấn đề mới, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, mang đến cái nhìn cụ thể về vai trò của
người nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực học đường hiện nay.
3.1. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài được tiến hành trên cơ sở tổng hợp các khái niệm, lý thuyết liên
quan đến vấn đề bạo lực học đường, chỉ ra các vai trò của nhân viên công tác
xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường. Kết quả nghiên cứu sẽ làm
sáng tỏ các lý thuyết trong công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học như: lý
thuyết mâu thuẫn, nhận thức hành vi, lý thuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết
vai trò… Qua đó bổ sung và làm phong phú thêm cách nhìn nhận về vai trò

của nhân viên công tác xã hội với vấn nạn bạo lực học đường. Đây cũng là
nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành công tác xã hội.
3.1.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin giá trị về thực trạng bạo
lực học đường tại một số trường phổ thông, góp phần nâng cao nhận thức
cũng như phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ học
sinh bị bạo lực học đường, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế xã hội với nhiều
biến động như hiện nay.
Ngoài ra còn cũng cố thêm các lý thuyết về công tác xã hội, xã hội
học… qua đó thấy được ý nghĩa lý luận của những lý thuyết đó và khả năng
áp dụng vào thực tiễn phong phú và đa dạng. Kết quả nghiên cứu này góp
phần giúp các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo trong việc đề ra các chính sách
hỗ trợ và phát triển nghề công tác xã hội nói chung và công tác xã hội trong
các trường học nói riêng. Đồng thời cũng giúp cho giúp cho nhà trường, các
nhà quản lý giáo dục, đào tạo hoạch định những kế hoạch, chương trình giáo
15


dục hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường hiện
nay. Là một hình thức truyền thông về phòng chống bạo lực học đường, quảng
bá ngành công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung.
4.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ học sinh bị bạo
lực học đường
- Khách thể nghiên cứu
+ Nhân viên công tác xã hội học đường
+ Học sinh các trường trên địa bàn nghiên cứu
5.1. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu

Bạo lực học đường được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
bạo lực về tinh thần, thể chất, lời nói… Bạo lực học đường không chỉ là học
sinh trong và ngoài trường đánh nhau mà còn có học sinh bạo lực với giáo
viên hoặc ngược lại. Song trong điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi chủ yếu
tập trung nghiên cứu về bạo lực giữa học sinh với nhau trong trường học.
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu bắt đầu từ tháng 11/2012 đến tháng
11/2013
- Không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại 2 trường THCS Lê
Hồng Phong và THPT Bến Tre thuộc thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
6. 1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình trạng bạo lực học đường tại các trường Phổ thông trên địa bàn thị xã
Phúc Yên – tĩnh Vĩnh Phúc hiện nay đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân
của tình trạng này là do dâu?

16


- Nhân viên công tác xã hội trong trường Phổ thông trên địa bàn thị xã Phúc
Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đã thể hiện vai trò của mình như thế nào trong hoạt động
hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường?
- Cần phải làm gì để nhân viên Công tác xã hội học đường nâng cao hơn nữa
vai trò của mình trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường?
6.1.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Bạo lực học đường tại các trường Phổ thông trên địa bàn nghiên cứu diễn ra
mạnh mẽ, với nhiều hình thức và mức độ gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do
sự thiếu quan tâm của gia đình.
- Nhân viên Công tác xã hội học đường đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ
học sinh bị bạo lực học đường như: tư vấn – tham vấn tâm lý, can thiệp ngăn
ngừa hành vi bạo lực… song các hoạt động nay chưa đạt hiệu quả cao.

- Nhà trường, ngành giáo dục tạo điều kiện cho nhân viên công tác xã hội học
đường được tập huấn, nâng cao kiến thức nghề nghiệp để hoạt động hỗ trợ học
sinh bị bạo lực học đường được thực hiện tốt nhất.
7.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
7.1.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua thực trạng bạo lực học đường và vai trò trợ giúp của nhân
viên công tác xã hội hiện nay từ đó đề xuất một số biện pháp để xây dựng và
phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội nhằm hỗ trợ cho học sinh học
sinh bị bạo lực học đường.
7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thao tác hóa một số khái niệm và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Mô tả thực trạng bạo lực học đường tại một số trường phổ thông ( bao
gồm trường THCS và THPT) trên địa bàn nghiên cứu.

17


Cụ thể hóa những hoạt động trợ giúp để làm rõ các vai trò của nhân
viên công tác xã hội dựa trên những quan sát, nghiên cứu và đánh giá hoạt
động hỗ trợ.
Đưa ra các khuyến nghị và giải pháp nhằm giúp cho các nhà giáo dục,
nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các Trường học có cái nhìn tổng quan về
vấn đề nghiên cứu để từ đó bổ sung, điều chỉnh các hoạt động, chương trình
phù hợp với tình hình thực tế của học đường.
8.1. Phương pháp nghiên cứu
8.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Trong đề tài này tôi tiến hành tổng hợp và phân tích các tài liệu của các
nghiên cứu về bạo lực học đường, về vai trò của người nhân viên công tác xã
hội trong trường học. Các tư liệu được sử dụng như:

- Văn bản pháp lý: Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1990,
Quyết định số 1305/QĐ-LĐTBXH ngày 22/10/2010 của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội về Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện
Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2015, Quyết định số
32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án " Phát triển nghề công tác xã hội”, Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT
ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013, Công văn số
1241/BGDĐT- CTHSSV ngày 12/03/2010 về việc ngăn chặn tình trạng vi
phạm pháp luật, bạo lực học đường...
- Chương trình: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 20012010 và 2011- 2015

18


- Báo cáo: Báo cáo kết quả giám sát Việc thực hiện chính sách, pháp luật
phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008-2010 của Ủy ban Văn
hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Ngoài ra còn tìm đọc tham khảo các tài liệu, tạp chí sách báo liên quan
đến những lý tưởng, nội dung phù hợp với nghiên cứu của mình hoặc trích
đẫn khi cần thiết.
8.1.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài.
- Dung lượng mẫu: 250 người. Trong đó bao gồm: 200 học sinh và 50 giáo
viên ( Nhân viên CTXH )
Tổng số phiếu phát ra là 250 phiếu, thu về 201 phiếu, trong đó có 181
phiếu hợp lệ ( loại bỏ 69 phiếu do trả lời không đúng hoặc không thu hồi
được). Trong 181 phiếu này có 151 phiếu của học sinh và 30 phiếu của giáo
viên.

- Thông tin cụ thể về đối tượng được khảo sát như sau:
+ Đối với học sinh:
* Về học sinh, chúng tôi chọn ngẫu nhiên mỗi trường 3 lớp, trong đó:
Trường THCS Lê Hồng Phong: 3 lớp (lớp 7A; 8C và 9B) và Trường
THPT Bến Tre: 3 lớp ( lớp 10 A2, 11 A1 và 12 A3)
* Về giới tính và độ tuổi
Bảng 1.1. Giới tính và độ tuổi của học sinh được khảo sát
Giới tính và độ tuổi
Giới tính

Tuổi

Nam
Nữ
Tổng
Từ 11 – 13
Từ 14 – 15
Từ 16 – 18
Trên 18 tuổi
19

Số lượng

Tỷ lệ %

67
84
151
18
53

70
10

44.4
55.6
100
11.9
35.1
46.4
6.6


Tổng

151

100

+ Đối với cán bộ giáo viên làm công tác xã hội học đường ( gọi chung là Nhân
viên công tác xã hội học đường)
* Về thời gian đảm nhận hoạt động CTXH trong trường học: ( đơn vị: %)
<1 năm

1 năm

2 năm

3 năm

4 năm


5 năm

> 5 năm

16.7

30.0

33.3

10.0

6.7

3.3

0

* Về giới tính, trình độ và độ tuổi
Bảng 1.2. Giới tính, trình độ học vấn và tuổi của nhân viên CTXH học
đường được khảo sát
Giới tính và trình độ học vấn

Số lượng

Tỷ lệ %

Nam
Giới tính

Nữ
Tổng
Trung cấp
Trình độ học Cao đẳng/Đại học
Trên Đại học
vấn
Tổng
Từ 20- 30
Từ 31- 40
Tuổi
Từ 41- 50
Từ 51- 60
Tổng
8.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

10
20
30
0
21
9
30
9
11
7
3
30

33,3
66.7

100
0
70,0
30,0
100
30,0
36,7
23,3
10,0
100

Phỏng vấn được tiến hành trực diện dựa trên gợi ý phỏng vấn sâu, có sử
dụng ghi âm để về sau phân tích. Đối tượng phỏng vấn là: cán bộ quản lý giáo
dục ( Hiệu trưởng, P. Hiệu trưởng), giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh
và nhân viên công tác xã hội trong các trường thuộc địa bàn nghiên cứu.
Phỏng vấn tiến hành với 20 người. Mỗi trường 10 người, bao gồm: 01 Cán bộ
quản lý; 04 học sinh; 02 nhân viên công tác xã hội và 02 phụ huynh học sinh;
01 giáo viên.
20


8.1.4. Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng nhằm bổ trợ cho các phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu trong việc tìm hiểu các vấn
đề về bạo lực học đường. Quan sát được tiến hành với 2 nhóm đối tượng là:
giáo viên + cán bộ quản lý giáo dục và học sinh. Nội dung quan sát 2 nhóm
đối tượng bao gồm cả khi xảy ra bạo lực và không xảy ra bạo lực. Với nhóm
học sinh: quan sát những em đã từng có hành vi bạo lực ( cử chỉ, thái độ, hành
vi…) và những em từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Đồng thời tiến
hành quan sát với nhân viên CTXH học đường về cách xử lý, can thiệp hành

vi bạo lực trong học đường của học sinh trong nhà trường.

21


PHẦN HAI
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1. Cơ sở lý luận chung
1.1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1.1. Khái niệm về vai trò
Thuật ngữ vai trò được dùng để xác định thành phần các mô hình văn
hóa gắn liền với một địa vị cụ thể. Nó gồm tâm thế, giá trị hành vi do xã hội
gắn cho bất cứ ai hoặc tất cả những người chiếm địa vị cụ thể. Nó bao gồm
những kỳ vọng được hợp pháp hóa của những người giữ chức vụ đối với hành
vi người khác hướng đến họ. [21].
Theo nhà xã hội học Robertsons “ Vai trò là một tập hợp các chuẩn
mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định”.
1.1.1.2. Khái niệm bạo lực
Có khá nhiều khái niệm khác nhau về bạo lực như:
“Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay
lật đổ chính quyền” [6].
“ Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối
với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng
người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại
về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát.” (WHO).
Bạo lực xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
do mâu thuẫn giữa hai bên về các lĩnh vực trong cuộc sống không thể hòa giải;
do sự cạnh tranh, ghen ghét, đố kỵ lẫn nhau; do sự tham vọng hay cố chấp của

một người hay một bè phái nào đó; do sự nóng giận bột phát thiếu suy nghĩ,…
Tuy nhiên, cho dù do nguyên nhân nào đi nữa thì bạo lực cũng là một hành
22


động tiêu cực, mang lại nhiều hậu quả khôn lường, không như mong muốn.
Bạo lực có thể làm cho con người bị thương tật về mặt thể xác, tổn thương về
tinh thần thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của những người tham gia;
gây ảnh hưởng xấu tới xã hội như an ninh xã hội không được an toàn, người
dân lo lắng, hoang mang, sợ hãi, tiêu phí tiền bạc để chữa trị thương tật,…
Bạo lực trở thành vấn nạn chung của toàn xã hội cần phải được ngăn chặn kịp thời.
1.1.1.3. Khái niệm bạo lực học đường
Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học
đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái
niệm bạo lực học đường.
Ở nước ngoài, bên cạnh thuật ngữ bạo lực học đường, người ta thường nói
tới thuật ngữ bắt nạt học đường. Bắt nạt học đường cũng là một phần của bạo lực
học đường và thậm chí nhiều lúc người ta còn đồng nhất giữa bắt nạt và bạo lực
học đường.
Dan Olweus, trong cuốn sách “Bắt nạt trong trường học, chúng ta biết
gì và chúng ta có thể làm gì” đã đưa ra định nghĩa theo một cách chung nhất,
bắt nạt trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý
định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh,
người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân” [35].
Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp
lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho
người khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào
đó để đạt được quyền lực trên người khác” [41].
Một khái niệm khác cho rằng: bạo lực học đường là bất kỳ hình thức
hoạt động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó

bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu
đả, bắn,… Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của
23


bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường. Tuy nhiên, trường hợp cực đoan
như bắn và giết người cũng đã được liệt kê như là bạo lực học đường [35].
Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong giới
nghiên cứu, tuy nhiên, với những định nghĩa như vậy chúng ta có thể hiểu:
bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của
học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người
khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về
tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính
hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần
hoặc thể xác cho người bị hại.
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về bạo lực học
đường xảy ra giữa các học sinh với nhau. Theo đó, bạo lực giữa các học sinh
với nhau là cách ứng xử, giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong
học tập, sinh hoạt trong nhà trường giữa các học sinh bằng bạo lực.
Bạo lực học đường thể hiện ở các loại hành vi sau:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi xâm hại đến sức khoẻ tính
mạng, thể xác người khác.
- Hành vi, lời nói lăng mạ, xỉ nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm làm tổn
thương về mặt tinh thần của con người.
- Xâm hại, cưỡng bức tình dục nơi trường học
- Hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
- Cưỡng ép người khác đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát
nguồn tài chính của họ.
1.1.1.4. Nhân viên công tác xã hội
* Khái niệm nhân viên công tác xã hội

Nhân viên CTXH là những người có trình độ chuyên môn, được trang bị
kiến thức, kỹ năng về CTXH chuyên nghiệp và sử dụng kiến thức, kỹ năng đó
24


trong quá trình tác nghiệp trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm, cộng
đồng) có vấn đề xã hội giải quyết vấn đề gặp phải, vươn lên trong cuộc sống.
Theo khái niệm được Hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp
Quốc tế - IASW thì “ Nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo và
trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ: trợ
giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với các vấn đề
trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần
thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường
tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá
nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt
động thực tiễn” [2].
Khái niệm về nhân viên CTXH cho thấy, họ là người cần được đào tạo
và trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Đồng nhân viên CTXH cần
phải thực thi các hoạt động nghề nghiệp của mình như: trợ giúp cá nhân, gia
đình giải quyết vấn đề khó khăn; nối kết với các dịch vụ và nguồn lực trong xã
hội; thúc đẩy sự cung cấp dịch vụ trợ giúp và nguồn lực có hiệu quả...
Trong hệ thống nghề nghiệp và tổ chức cấu trúc thành phần với tư cách
là những lực lượng xã hội, nhân viên CTXH còn có vị trí độc lập đồng thời có
mối liên hệ với nhiều nghề nghiệp khác. Tính chuyên nghiệp được thể hiện ở
hệ thống tổ chức, quản lý nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mã nghề, chức
danh và thang bảng lương.
* Nhân viên công tác xã hội trong trường học
Có nhiều khái niệm về nhân viên CTXH học đường
Theo như định nghĩa của Nannette Richford trong “ What is a school
social Worker? Đã nêu: Nhân viên xã hội ở trường học là những người được

đào tạo đặc biệt với mục đích làm việc với trẻ em, gia đình, giáo viên và cộng
đồng để cung cấp dịch vụ cần thiết cho trẻ em có thể thành công ở trường. Họ
25


×