Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

thiết kế bài giảng điện tử trong giảng dạy môn tin học đại cương tại trường cao đẳng nghề việt xô số 1, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------

HÀ VĂN TÌNH

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG GIẢNG DẠY
MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT
XÔ SỐ 1, VĨNH PHÚC

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH NGUYỄN MINH ĐƯỜNG

Hà Nội - 2013


LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận
tình của GS.TSKH Nguyễn Minh Đường luận văn với đề tài: “Thiết kế bài giảng
điện tử trong giảng dạy môn Tin học đại cương tại trường Cao đẳng nghề Việt
-Xô số 1, Vĩnh Phúc” đã hoàn thành.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
- GS.TSKH Nguyễn Minh Đường - người thầy đã định hướng, nhiệt tình chỉ
bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này.
- Bạn giám hiệu, các thầy giáo cô giáo trong Khoa sư phạm kỹ thuật Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn


thành khóa học.
- Ban giám hiệu, Các thầy giáo cô giáo và các em học sinh - sinh viên
Trường Cao đẳng nghề Việt - Xô số 1, Vĩnh Phúc đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn của mình.
- Toàn thể các bạn bè đồng nghiệp, gia đình và người thân đã quan tâm, động
viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng tuy nhiên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để
luận văn của tôi được hoàn thiện hơn đóng góp một phần nhỏ vào mục tiêu nâng
cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2013
Tác giả

Hà Văn Tình


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, những gì tôi viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu và
nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả
khác nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận
văn thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan ở trên.
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2013
Tác giả

Hà Văn Tình



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Ký hiệu
BGĐT
BLĐ TBXH
CNDH
CNTT&TT
CBQL
ĐHSP
GD&ĐT
GV
KHGD

MTĐT
PPDH
PTDH
PTKT DH

SV
TT NCGD&BDGV
TN

Chữ viết tắt
Bài giảng điện tử
Bộ lao động thương binh xã hội
Công nghệ dạy học
Công nghệ thông tin và truyền thông
Cán bộ quản lý
Đại học sư phạm
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Khoa học giáo dục
Máy tính điện tử
Phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học
Phương tiện kĩ thuật dạy học
Quyết định
Sinh viên
Trung tâm nghiên cứu giáo dục & bồi dưỡng
giáo viên
Thực nghiệm



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ MINH HỌA
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5

Bản chất của công nghệ dạy học
Các thành phần của công nghệ dạy học
Cấu trúc bài giảng điện tử
Vị trí của phương tiện dạy học trong dạy học kỹ thuật
Biểu đồ trình độ chuyên môn của của giáo viên môn học

Hình 1.6

“Tin học đại cương” (%)
Trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên môn học Tin học

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10

Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16

đại cương(%)
Giao diện của phần mềm Ms- Powerpoint
Giao diện của phần mềm Microsoft Frontpage
Giao diện cửa sổ Frames pages
Giao diện cửa sổ thiết kế
Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Giao diện trang chính của môn học
Giao diện trang lời nói đầu
Giao diện trang mục lục
Giao diện xuất hiện các tiều đề của Chương 5
Giao diện nội dung mục tiêu của chương
Giao diện xuất hiện mục 1. Giới thiệu về Turbo Pascal
Giao diện mục 2. Các kiểu dữ liệu
Giao diện mục 3. Khai báo biến, hằng,…
Giao diện mục 4. Lệnh nhập và xuất dữ liệu
Giao diện mục 5.3.1. Câu lệnh For dạng 1
Giao diện hoạt động, bài tập của lệnh For
Bài tập 1
Viết chương trình cụ thể

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng, trình độ chuyên môn của giáo viên bộ môn “Tin học đại
cương”

Bảng 1.2. Trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên môn học "Tin học đại cương"
Bảng 1.3. Thâm niên dạy học của giáo viên bộ môn "Tin học đại cương"
Bảng 1.4. Bảng số lượng các loại thiết bị, phòng học


Bảng 1.5. Nhận thức của giáo viên về BGĐT và tầm quan trọng của việc đổi mới
phương pháp dạy học
Bảng 1.6. Thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học
Bảng 1.7. Nhận thức của CBQL, giáo viên về dạy học theo BGĐT
Bảng 1.8. Mức độ đáp ứng yêu cầu của trang thiết bị dạy học


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Chương 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT

1
5

KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
1.1.2. Ở trong nước
1.1.3. Ứng dụng CNTT trong giáo dục

1.2. Công nghệ dạy học hiện đại
1.2.1. Công nghệ dạy học
1.2.2. Bản chất và đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại
1.2.3. Các thành phần của công nghệ dạy học hiện đại
1.2.4. Những điểm lưu ý về công nghệ dạy học hiện đại
1.2.5. Bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại
1.3. Bài giảng điện tử
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Cấu trúc cơ bản của BGĐT
1.3.3. Các yêu cầu khi thiết kế BGĐT
1.3.4. Phân biệt giữa bài giảng điện tử và bài giảng truyền thống
1.3.5. Các yêu cầu khi sử dụng BGĐT
1.3.6. Đặc điểm bài giảng điện tử
1.4. Phương tiện dạy học
1.4.1. Phương tiện
1.4.2. Đa phương tiện (Multimedia)
1.4.3. Phương tiện dạy học
1.4.4. Vai trò của phương tiện dạy học
1.4.5. Một số nguyên tắc sư phạm trong việc tạo và sử dụng PTDH
1.4.6. Khả năng dạy học bằng máy tính điện tử
1.5. Thực trạng về dạy học môn Tin học đại cương ở trường Cao

5
5
5
6
6
6
7
9

9
10
12
12
13
13
14
16
16
18
18
18
19
20
22
26
31

đẳng nghề Việt Xô số 1, Vĩnh Phúc
1.5.1. Vai trò và vị trí môn Tin học đại cương trong chương trình

31

đào tạo nghề Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính ở trường Cao đẳng
nghề Việt Xô số 1, Vĩnh Phúc
1.5.2. Đặc điểm của môn học
1.5.3. Nội dung chương trình môn học
1.5.4. Các điều kiện để dạy học môn Tin học đại cương ở trường
Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Vĩnh Phúc


32
33
36


1.5.5. Thực trạng về dạy học môn học Tin học đại cương ở trường

40

Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Vĩnh Phúc
Chương 2 – THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHO MÔN TIN

46

HỌC ĐẠI CƯƠNG
2.1. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử
2.1.1. Xác định mục tiêu bài
2.1.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài học, xác định đúng nội

46
46
47

dung trọng tâm, trọng điểm của bài, cấu trúc kiến thức cơ bản theo ý
định dạy học.
2.1.3. Multimedia hóa kiến thức
2.1.4. Xây dựng các thư viện tư liệu
2.1.5. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
2.2. Lựa chọn phần mềm và các công cụ để xây dựng BGĐT cho


47
48
48
49

môn Tin học đại cương.
2.2.1. MS-Powerpoint
2.2.2. Microsoft Frontpage
2.3. Điều kiện để sử dụng hiệu quả BGĐT môn Tin học đại cương tại

49
51
53

Trường Cao đẳng nghề Việt xô số 1
2.3.1. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị
2.3.2. Yêu cầu đối với giáo viên
Chương 3 – THIẾT KẾ MINH HỌA VÀ THỰC NGHIỆM SƯ

53
54
56

PHẠM BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN HỌC TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
CHO NGHỀ KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH HỆ
CAO ĐẲNG NGHỀ
3.1. Các bước thiết kế xây dựng BGĐT trên Microsoft FrontPage

56


2003
3.1.1. Xác định mục tiêu của bài học
3.1.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm
3.1.3. Xác định cấu trúc của bản thiết kế BGĐT
3.1.4. Tạo Web Site cho bài và các trang Web cho các mục trong bài
3.1.5. Các lệnh hỗ trợ trong quá trình thiết kế BGĐT
3.1.6. Thiết kế hoạt động dạy học
3.1.7. Hoàn thiện và kiểm tra việc thiết kế bài giảng
3.2. Xây dựng BGĐT cho mục 5 chương NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

56
56
57
57
60
61
62
63

TURBO PASCAL
3.2.1. Thiết kế trang chính
3.2.2. Thiết kế chi tiết mục 5.3 của chương 5
3.3. Thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Mục đích của thực nghiệm
3.3.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm
3.3.3. Cách tiến hành thực nghiệm sư phạm

63
65
81

81
81
81


3.3.4. Kết quả thực nghiệm
3.3.5. Khảo sát ý kiến của giáo viên dự giờ
3.5.6. Những bài học kinh nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

82
83
83
85
87
89


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông (TT) với những ưu việt của
nó đang ngày càng thâm nhập rộng rãi vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có
giáo dục. CNTT tạo ra một bước đột phá trong việc cải tiến phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hoá tư duy người học trong quá trình tìm hiểu, khám phá và
lĩnh hội kiến thức.
- Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học, đặc biệt là bài giảng điện tử được
thiết kế với nội dung và phương pháp học tập theo một quá trình dạy và học một
cách logic, khoa học sẽ tạo điều kiện cho người học có thể tương tác, chủ động và

sáng tạo trong quá trình tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức, nhờ vậy nâng cao được chất
lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Ngoài ra, ứng dụng CNTT&TT trong dạy
học sẽ tạo thuận lợi cho người học có thể cần gì học nấy, học suốt đời, học mọi lúc
mọi nơi. Để đáp ứng được mong muốn “học suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi” này thì
các khoá học trên nhà trường khó có thể đáp ứng nổi vì thời gian của người học rất
hạn hẹp. Điều đó tất yếu dẫn đến sự hình thành một phương thức giáo dục mới: giáo
dục điện tử, khi có các bài giảng điện tử (BGĐT) sẽ là một trong các sự lựa chọn ưu
tiên của người học. Do vậy, CNTT đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong
dạy học ở nhiều nước trên thế giới.
- Ở nước ta, Nhà nước ta đang coi đổi mới phương pháp dạy học là một trong
những trọng tâm của đổi mới giáo dục. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ
IX đã nêu rõ nhiệm vụ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng
phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học…”
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI cũng nêu rõ chủ trương “Đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ
hoá, hội nhập quốc tế”; Theo hướng đó, hiện đại hoá nội dung và phương pháp dạy
học là vấn đề bức thiết.
- Trong đổi mới PPDH theo hướng hiện đại hóa, việc phát triển và ứng dụng
CNTT&TT, môi trường dạy học đa phương tiện vào quá trình dạy học đang là một

1


xu thế của thời đại. Với phương pháp dạy học mới này, SV sẽ đóng vai trò chủ động
và sáng tạo trong hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Người học sẽ
phải xác định việc học là cho mình, biến tri thức khoa học thành cái của chính mình,
phục vụ cho tương lai của mình, nhở vậy, năng cao được chất lượng và hiệu quả
dạy học.
- Môn Tin học đại cương là môn học không thể thiếu cho nhóm ngành công

nghệ thông tin trong đó có nghề kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính, nó trang bị
cho người học những kiến thức cơ bản về tin học và làm tiền đề cho họ tiếp cận với
CNTT, do đó là môn học bắt buộc đối với sinh viên học ngành này trước khi được
học các môn học chuyên môn nghề. Môn Tin học đại cương là môn học thuộc lĩnh
vực tin học. Vì vậy việc ứng dụng CNTT và bài giảng điện tử càng giúp cho người
học dễ lĩnh hội kiến thức và năng động sáng tạo trong học tập.
- Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 cũng đang quan tâm nhiều đến việc
đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy môn Tin học đại cương nói riêng,
nhưng đang gặp nhiều khó khăn vì giáo viên còn thiếu kinh nghiệm. Do vậy, thiết
kế bài giảng điện tử trong giảng dạy môn Tin học đại cương tại trường Cao đẳng
nghề Việt Xô số 1 là cần thiết.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài : “Thiết kế bài giảng điện tử
trong giảng dạy môn Tin học đại cương tại trường Cao đẳng nghề Việt -Xô số 1,
Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cách thức xây dựng và sử dụng BGĐT trong đào tạo nghề.
Trên cơ sở đó, tiến hành thiết kế một số BGĐT môn học ”Tin học đại cương”, môn
học cơ bản của nghề kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Xây dựng bài giảng điện tử cho môn học Tin học đại cương.
- Phần mềm thiết kế BGĐT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

2


Đề tài tập trung nghiên cứu Xây dựng bài giảng điện tử cho mục 5.3 của
chương 5 cho môn học Tin học đại cương trong chương trình khung hệ Cao đẳng
nghề.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về Bài giảng điện tử.
- Đánh giá thực trạng về dạy học môn Tin học đại cương hiện nay tại trường
Cao đẳng nghề Việt Xô số 1.
- Thiết kế một số giáo án điện tử cho môn học Tin học đại cương.
- Thực nghiệm sư phạm để chứng minh tính khả thi và hiệu quả của việc ứng
dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy môn Tin học đại cương tại trường Cao đẳng
nghề Việt Xô số 1.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng BGĐT cho môn Tin học đại cương theo hướng
dạy học hiện đại, đáp ứng yêu cầu sư phạm thì sẽ hỗ trợ tốt hoạt động dạy và học,
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học đại cương tại Trường Cao
đẳng nghề Việt Xô số 1.
6. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng các phương pháp sau đây để nghiên cứu luận văn:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn kiện, tài liệu có liên quan đến đề
tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi
Tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi lấy ý kiến CBQL,
GV, HS để đánh giá thực trạng về dạy học môn tin học đại cương tại Trường Cao
đẳng nghề Việt xô số 1.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm dạy học các giáo án điện tử được biên soạn để minh chứng
cho giả thuyết khoa học được đề ra và tính khả thi của việc thực hiện dạy học môn
tin học đại cương tại Trường Cao đẳng nghề Việt xô số 1.
- Phương pháp thống kê toán học

3



Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo
sát và thực nghiệm.
7. Đóng góp mới của tác giả
- Hệ thống hóa được một số vấn đề cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT và bài
giảng điện tử trong dạy học.
- Đánh giá được thực trạng về dạy học môn Tin học đại cương hiện nay tại
trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1.
- Xây dựng được bài giảng và giáo án điện tử cho 2 mục của chương 5 để
minh họa.
- Thực nghiệm sư phạm để minh chứng cho tính khả thi và hiệu quả của việc
dạy học môn Tin học đại cương theo bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng nghề
Việt Xô số 1 cũng như tính đúng đắn của giả thuyết khoa học được đề ra.

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
CNTT và truyền thông bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1995 và sau
đó bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày nay, công nghệ thông tin
đã và đang phát triển nhanh chóng với sự phổ cập của các phương tiện truyền thông
như thư điện tử, Internet, cầu truyền hình cũng như công nghệ phần mềm vi tính và
các phương tiện thông tin khác. Công nghệ thông tin đã và đang tác động mạnh mẽ
đến công nghệ dạy học. Theo J. Delors, công nghệ dạy học hiện đại được đặc trưng
bởi việc sử dụng các phương tiện hiện đại như máy vi tính và các phần mềm hướng
dẫn dạy và học, các thiết bị đa phương tiện và đa kênh truyền thông (multimedia)

trao đổi thông tin tương tác, mạng thư viện điện tử, các hệ thống mô phỏng các quá
trình hoạt động bằng vi tính, các hệ thống mô tả mùi, vị ảo v.v...
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT và đa phương tiện
trong dạy học như: Ứng dụng đa phương tiện trong dạy học của Anderson, B. Bent
và Katia Van Den Brink [21], Hướng dẫn về đa phương tiện và phương pháp dạy
học của James. K. Brown, B. Levis [22], Lý thuyết học tập và thiết kế môi trường
dạy học E-Learning của Gillani, B. Bian [23], Lập chương trình đa phương tiện của
Simon Gibbs,… Những công trình này đã đưa ra các hướng dẫn về ứng dụng đa
phương tiện và bài giảng điện tử trong dạy học.
1.1.2. Ở trong nước
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của CNTT nói riêng và Khoa học
công nghệ nói chung đã tác động mạnh mẽ, có tính chất quyết định đến sự phát triển
của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Với xu thế chung như vậy, đối với
ngành Giáo dục, việc ứng dụng CNTT vào dạy học là một trong những nhu cầu tất
yếu của giáo viên và học sinh.
Trong những năm qua, Bộ giáo dục & Đào tạo đã phát động phong trào ứng
dụng CNTT vào dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học,

5


nâng cao chất lượng đào tạo con người lao động mới. Nhiều giảng viên đã nghiên
cứu giới thiệu, phổ biến lý luận ứng dụng công nghệ thông tin và bài giảng điện tử
trong dạy học ở Việt Nam như: Đỗ Mạnh Cường [2], Đỗ Ngọc Đạt [5], Phạm Xuân
Hậu, Phạm Văn Danh [7], Nguyễn Xuân Lạc [9, 10], Đào Thái Lai [11], Nguyễn
Thế Hùng [8], Lê Công Triêm [17,18],…Một số nhà khoa học cũng đã có các công
trình nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin và bài giảng điện tử như: Quách
Tuấn Ngọc [12], Hoàng Anh Quang, Phạm Thành Đông [15], Trường Đại học Bách
Khoa Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo quốc gia về “Giáo dục điện tử E-Learning” để
trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT và bài giảng điện tử trong dạy học. Cũng

đã có một số luận án và luận văn nghiên cứu về ứng dụng CNTT và bài giảng điện
tử trong dạy học như các Luận án Tiến sĩ của Lê Thanh Nhu [14], Nguyễn Thanh
Tùng [19], các Luận văn thạc sĩ của Đào Thế Dân [3], Ngô thị Thu Giang [6], Chữ
Quang Vinh [20], …
Những công trình nêu trên đã góp phần phát hiện, bồi dưỡng vun đắp phát
triển tiềm lực sáng tạo, tăng cường khả năng độc lập suy nghĩ của người học.
1.1.3. Ứng dụng CNTT trong giáo dục
Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH: Triển khai áp dụng CNTT trong dạy
và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay
trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị
tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục. Phát huy tính tích cực tự
học, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet của người học; tạo điều kiện để người
học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xóa bỏ sự lạc
hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Khuyến khích GV,
giảng viên soạn bài trình chiếu, BGĐT và giáo án trên máy tính. Khuyến khích GV,
giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở GD&ÐT và
qua Diễn đàn giáo dục trên website bộ. Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử
(e-Learning). Tổ chức cho GV, giảng viên soạn BGĐT e-Learning trực tuyến; tổ
chức các khóa học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập
cho người học.

6


1.2. Công nghệ dạy học hiện đại
1.2.1. Công nghệ dạy học
Theo nghĩa hẹp, công nghệ dạy học là quá trình sử dụng các phương pháp,
phương tiện kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ vào việc dạy học nhằm nâng cao
chất lượng học tập của SV.
Theo nghĩa rộng, công nghệ dạy học là hệ thống những phương tiện, phương

pháp và kỹ năng nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động vào người học hình
thành một nhân cách xác định [9.tr4].
Từ định nghĩa trên có thể thấy rõ dạy học được xem là một công nghệ, trước
hết là vì bản chất của nó tương ứng với nội hàm của khái niệm công nghệ, không
phải vì hiện tượng những quy trình công nghệ hay những ứng dụng CNTT hoặc
phương tiện kỹ thuật khác… trong dạy học.
Như vậy, công nghệ dạy học là một quá trình khoa học trong đó nguồn nhân
lực và vật lực được sử dụng để nâng cao hiệu quả dạy học. Khi đó quá trình dạy học
có thể xem như quá trình công nghệ đặc biệt, một quá trình sản xuất những sản
phẩm cao cấp, tinh vi nhất (con người). Nét độc đáo của quá trình này là ở chỗ SV
không còn là đối tượng thụ động của quá trình tác động của GV mà họ vừa là khách
thể vừa là chủ thể của quá trình dạy học.[13.tr16]
Ngày nay, quá trình dạy học không chỉ được hiểu là một quá trình công nghệ
mà nó còn phát triển lên một tầm cao mới, đó là công nghệ dạy học hiện đại. Công
nghệ dạy học hiện đại được hiểu là công nghệ dạy học với phương tiện, phương
pháp, kỹ năng trong thời đại này - thời đại của CNTT&TT. Một cách vắn tắt, công
nghệ dạy học là công nghệ dạy học bằng máy tính.[9.tr12]

7


1.2.2. Bản chất và đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại

* Bản chất
Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại [13.tr17] có thể được mô tả là sự kết
hợp thành tựu của nhiều ngành khoa học công nghệ khác nhau trong việc tổ chức
quá trình dạy học bao gồm: đầu ra, đầu vào, điều kiện phương tiện, nội dung đào
tạo, phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá nhằm đạt được mục đích đào tạo với chi
phí tối ưu.
* Đặc điểm

Công nghệ dạy học hiện đại có những đặc điểm [13.tr18,19] sau:
- Tính hiện đại: Thường xuyên áp dụng cập nhật vào thực tiễn dạy học những
đổi mới về giáo dục một cách có căn cứ khoa học.
- Tối ưu hóa: chi phí ít nhất về thời gian và sức lực.
- Tính tích hợp: Sử dụng thành tựu của nhiều khoa học vào việc đào tạo.
- Tính lặp lại kết quả: Cùng một quá trình đào tạo phải đạt được những kết
quả mong muốn gần giống nhau (trình độ SV ra trường phải đạt được một ngưỡng
nào đó gần như nhau).
- Tính phương tiện: Sử dụng phương tiện truyền thông và đồ dùng dạy học.

8


- Tính khách quan: Có các tiêu chí đánh giá kết quả học tập rõ ràng, khách
quan, kịp thời về định lượng và cả định tính.
- Hệ thống hóa: Chương trình hóa hoạt động từ lúc thăm dò nhu cầu xã hội,
tuyển sinh, học tập đều được tiến hành theo những quy trình.
1.2.3. Các thành phần của công nghệ dạy học hiện đại
Công nghệ dạy học bao gồm 4 thành phần cơ bản: thiết bị, con người, thông
tin, quản lý [13.tr19]

Hình 1.2: Các thành phần của công nghệ dạy học
- Thành phần công nghệ dạy học hàm chứa thiết bị: Bao gồm các phương tiện
vật chất như thiết bị trường học, đồ dùng dạy học, xưởng trường…Đó là phần vật
chất, phần cứng của công nghệ dạy học, giúp tăng cường năng lực hoạt động giáo
dục.
- Thành phần công nghệ dạy học hàm chứa con người: Bao gồm năng lực
công nghệ dạy học của thầy giáo và SV. Cụ thể là các kinh nghiệm, kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo, sáng tạo, khả năng lãnh đạo,…Phần này phụ thuộc vào trình độ học
vấn, vốn kinh nghiệm nghề nghiệp và lòng say mê với nghề.

- Thành phần công nghệ dạy học hàm chứa thông tin: Bao gồm tri thức giáo
khoa đã được thể thức hóa thành tri thức tiền dạy học nghĩa là được sắp xếp theo
một quy trình có thể diễn tả các lý thuyết, toát lên phương pháp luận. Thông tin
giúp cho con người rút ngắn thời gian tiếp nhận, xử lý và tái tạo hiệu quả. Thông tin
phải luôn được bổ sung và cập nhật trong quá trình nhận thức.
- Thành phần công nghệ dạy học hàm chứa tổ chức: Bao gồm các hoạt động
thể chế, quyền hạn và mối liên hệ trong quá trình điều khiển. Chức năng của tổ chức
là phối hợp tốt ba khâu ở trên của công nghệ dạy học.

9


1.2.4. Những điểm lưu ý về công nghệ dạy học hiện đại
Một công nghệ (phương tiện, phương pháp, kỹ năng) dạy học chỉ có tác dụng
tốt khi được sử dụng theo quan điểm công nghệ và quan điểm hệ thống [9.tr16]:
* Theo quan điểm công nghệ
- Phải có phương tiện (máy tính, máy chiếu,…) thích hợp và điều kiện vận
hành tương ứng.
- Người dạy có tay nghề (kiến thức, phương pháp và kỹ năng về tin học cũng
như chuyên môn,…) đủ để làm chủ quá trình dạy học như ứng tác linh hoạt khi phát
hiện thiếu hoặc thừa thời gian dạy học so với kế hoạch đã định.
- Người học phải có học liệu thích hợp và biết ứng xử ngang tầm với những
thuận lợi do công nghệ hiện đại đem lại.
* Theo quan điểm hệ thống
Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống con trong hệ thống công nghệ
dạy học nói chung, vì thế phải được sử dụng trong mối tương quan với công nghệ
dạy học truyền thống, theo phương châm đúng lúc, đúng chỗ và đúng độ (trình độ,
mức độ…), đảm bảo cho quá trình dạy học không chỉ khả thi mà còn hiệu quả.
1.2.5. Bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại
Từ trước tới nay các GV thường quen soạn bài (chuẩn bị giáo án) như sau [5]:

* Phần chữ:
GV sáng tác một phần dựa vào học vấn và kinh nghiệm dạy học của mình,
phần còn lại thường được biên soạn theo tài liệu tham khảo như sách, báo, bài giảng
(thông thường chiếm tỷ lệ khá lớn) với phương tiện thông dụng là giấy, bút,…một
số người có dùng phương tiện sao chụp,…
* Phần hình:
GV sáng tác một phần theo khả năng của mình, phần còn lại được biên soạn
theo tài liệu tham khảo (thông thường chiếm tỉ lệ khá lớn) với phương tiện thông
dụng như giấy, bút, một số người có dùng các thiết bị can, in, sao, chụp,…các
phương tiện nghe nhìn như tranh treo, phim, băng hình,…không phải là thành phần
trực tiếp của bài soạn, thường được phối hợp trên lớp.

10


Một bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại (công nghệ dạy học bằng máy
tính) còn gọi là BGĐT, cần đáp ứng đồng thời hai yêu cầu cơ bản sau:
- Là một bài giảng giáp mặt đạt chuẩn mực sư phạm.
- Là một bài giảng từ xa qua mạng (LAN, WAN,…) người học có thể tái hiện
đầy đủ những gì GV cung cấp.
Chuẩn mực sư phạm được hiểu là những tiêu chí, yêu cầu cơ bản, đảm bảo
cho quá trình dạy học và quá trình này thực hiện hai hoạt động tương tác: dạy của
thầy và học của trò khả thi (dạy được và học được) và hiệu quả (dạy tốt và học tốt).
Khi soạn bài trên máy tính (PC) để dạy học giáp mặt hoặc từ xa qua mạng, bài
soạn của GV phải ở dạng sẵn sàng cho việc trình chiếu trên lớp và tải lên mạng, vì
thế mỗi GV ít nhất phải làm được các việc sau:
* Phần chữ:
Tùy theo khả năng, GV có thể sáng tác một phần gõ thành file văn bản trong
PC, dưới dạng các trang web có đặc trưng của bài giảng giáp mặt, nhờ Ms
FrontPage (dùng font Unicode) hoặc các phần mềm khác, như Macromedia

Dreamweaver MX… Phần còn lại được biên soạn theo tài liệu tham khảo.
- Nếu tài liệu tham khảo là ấn phẩm, thường dùng máy quét (scanner) và lưu
dưới dạng file.pdf. Nếu muốn biến thành file văn bản biên soạn được thì phải dùng
các phần mềm nhận dạng (OCR), ví dụ: VnDOCR (Vietnamese Document Optical
character Recognition), OmniPage,…(thực hành phòng thí nghiệm công nghệ dạy
học).
- Nếu tài liệu tham khảo là các CDROM: với các file văn bản không hỗ trợ
copy vào PC phải chụp (capture) bằng phần mềm thích hợp. Kinh nghiệm cho thấy
có thể dùng Snaglt, HyperSnap,…rồi chuyển ảnh thành file văn bản bằng OCR
(OmniPage,…).
* Phần hình tĩnh:
GV tùy khả năng có thể sáng tác một phần bằng công cụ Drawing trong Ms
Office, Paint trong Windows hoặc các phần mềm đồ họa khác như Ms visio,
Mathcad, Multisim, SolidWorks,… lưu dưới dạng ảnh thích hợp cho web như .gif
hoặc .jpeg. Phần còn lại được biên soạn theo tài liệu tham khảo:

11


- Nếu tài liệu tham khảo là các ấn phẩm: sử dụng máy quét ảnh.
- Nếu tài liệu tham khảo là CDROM, copy vào PC nếu có thể, nếu không thì
chụp bằng các phần mềm như Snaglt,…(thực hành PTN CNDH).
* Phần hình động:
GV tùy khả năng có thể sáng tác một phần bằng các phần mềm hoạt hình sẵn
có trong PC như PowerPoint, hoặc cài đặt thêm như Mathcad, Flash, SolidWorks,…
Các file hoạt hình có thể chuyển thành file .gif, .avi, hoặc .mpg bằng các phần mềm
GIF MovieGear, MPEG Encoder,… (thực hành PTNCNDH). Phần còn lại biên
soạn theo tài liệu tham khảo.
- Nếu tài liệu tham khảo là CDROM: copy vào PC nếu được hỗ trợ, nếu
không thì cho chạy và chớp thành phim AVI bằng các phần mềm như Snaglt,

HyperSnagDX, ScreenCam,… sau đó tách phim thành chuỗi frames bằng phần
mềm thích hợp, để biên soạn lại hình ảnh và văn bản theo ý muốn (thực hành
PTNCNDH).
- Nếu tài liệu tham khảo là băng hình,…thì cần cài đặt bản mạch chuyển đổi
tương tự - số như VideoMagic chẳng hạn và các phần mềm tương ứng.
1.3. Bài giảng điện tử
1.3.1. Khái niệm
Trong những năm gần đây, máy vi tính được sử dụng rộng rãi trong nhà
trường với tư cách là PTDH với nhiều loại phần mềm được thiết kế dưới các quan
điểm khác nhau. Hình thức sử dụng máy vi tính vào dạy học rất đa dạng và phong
phú. Tuy nhiên, BGĐT là một hình thức sử dụng phổ biến hiện nay. BGĐT có thể
được viết dưới bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào tuỳ theo trình độ CNTT của người, có
thể sử dụng phần mềm trình diễn sẵn như Frontpage, Publisher, PowerPoint. Trong
đó thiết kế BGĐT trên Microsoft PowerPoint là đơn giản nhất. Tuy nhiên nhiều nhà
sư phạm đã đưa ra các khái niệm khác nhau về bài giảng điện tử.
Theo Lê Công Triêm, BGĐT là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó
toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do GV điều khiển
thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra [18.tr20]

12


Theo cách hiểu này, BGĐT là một hình thức tổ chức dạy học. Trong khi đó,
hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học có thời gian và
địa điểm nhất định, với các phương pháp, PTDH cụ thể nhằm giải quyết các nhiệm
vụ dạy học. Đặc biệt trong dạy nghề, không đơn thuần chỉ là bài giảng lý thuyết mà
là bài giảng tích hợp. Trong bài giảng tích hợp, thời gian dành cho lý thuyết chỉ 45’
hoặc 1 giờ, còn lại là thời gian thực hành. Do vậy BGĐT không thể hiểu là một hình
thức tổ chức dạy học.
Theo tác giả, BGĐT là một chương trình dạy học có ứng dụng CNTT, hỗ trợ

cho hoạt động dạy và học. Sự hỗ trợ này tạo điều kiện để GV có thể tổ chức và điều
khiển tốt hoạt động nhận thức của SV, để SV phát huy tính tích cực, độc lập, sáng
tạo chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng.
1.3.2. Cấu trúc cơ bản của BGĐT
Để có một BGĐT sáng sủa, khoa học, dễ theo dõi, nội dung chính được giữ từ
đầu đến cuối giờ học, khi thiết kế BGĐT có thể thực hiện theo cấu trúc cơ bản sau:

Với cấu trúc như trên sẽ rất thuận lợi cho GV trong quá trình giảng dạy, chỉ ra
mối liên hệ giữa các phần kiến thức với nhau (bài học có mấy phần, mỗi phần có
mấy ý, nội dung cụ thể từng ý, mối liên hệ giữa các ý đó) và thuận lợi hơn trong
việc hệ thống hóa kiến thức đã học cho SV.
Đối với SV thì cũng sẽ dễ dàng tiếp thu các thành phần kiến thức.

13


1.3.3. Các yêu cầu khi thiết kế BGĐT
Để soạn được BGĐT đạt được mục tiêu đặt ra và phù hợp yêu cầu dạy học thì
khi soạn bài, người GV phải chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau:
- Nội dung: Chỉ đưa những nội dung kiến thức trọng tâm của bài. Các kiến
thức liên quan GV có thể cung cấp cho SV bằng tài liệu phát tay hoặc cung cấp cho
SV giáo trình để họ nghiên cứu trước. Điều này sẽ giúp cho SV học được ý chính,
phát huy tính tự học và biết khai triển nội dung theo ý chính.
- Cấu trúc: Đảm bảo tính logic. Nội dung bài phải được chia nhỏ giúp SV dễ
tiếp thu và nội dung trước phải làm tiền đề cho nội dung sau. Phải tạo được sự liên
kết giữa các phần nội dung, điều này giúp GV tổng kết bài và khi cần giải thích lại
cho SV sẽ dễ dàng và không mất thời gian.
- PPDH: BGĐT phải khai thác triệt để các PPDH đa dạng và nhiều chiều, đặc
biệt tính tích cực của SV.
- Tính sư phạm: Hình ảnh, cỡ chữ, phông nền... phải tương thích, trong một

slide không được có quá nhiều dòng, nhiều chữ làm cho SV chỉ chú tâm đọc chữ mà
không còn nghe giáo viên nói gì. Hoặc khi có giáo án trình chiếu thì chỉ sử dụng
một cách giảng là thuyết trình bảng chiếu mà không áp dụng nhiều phương pháp
khác, tất nhiên lúc đó kết quả không cao.
Từ sự nhìn nhận như trên, tác giả xin nêu ra một số việc cần làm nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học thông qua giáo án điện tử: không đưa toàn bộ nội dung cần
trình bày lên màn chiếu, không tạo hiệu ứng lòe loẹt, nhấp nháy liên tục làm cho
người đọc mỏi mắt và khó chịu và cuối cùng phải xác định xây dựng giáo án điện tử
để giảng viên dạy học chứ không phải để cho SV đọc giáo án khi trình chiếu, còn
giảng viên chỉ là kỹ thuật viên bấm máy.
- Công nghệ: Kết hợp được các phần mềm mô phỏng để tạo giúp SV dễ hiểu
các nội dung mang tính chất trừu tượng. Đặc biệt phải khai thác được “kênh hình”,
chỉ khi khai thác được vấn đề này thì BGĐT mới có hiệu quả.
1.3.4. Phân biệt giữa bài giảng điện tử và bài giảng truyền thống
- Sự giống nhau:

14


Bài giảng là một phương tiện vô cùng quan trọng không thể thiếu với người
giáo viên khi lên lớp làm nhiệm vụ dạy học. Nó được xem như phương tiện bắt
buộc đối với GV trong hoạt động dạy học.
Bản thiết kế bài giảng truyền thống hay điện tử đều phải thực hiện rõ được hai
loại hoạt động chủ yếu: Hoạt động của GV và hoạt động của HS.Nội dung của bài
học được chia thành các đơn vị hoạt động: hoạt động 1, hoạt động 2, hoạt động 3,…
- Sự khác nhau:
Bài giảng truyền thống
Bài giảng điện tử
Nội dung dạy học bao gồm toàn bộ tri Nội dung dạy học bao gồm toàn bộ tri
thức trong giáo trình, sách giáo khoa thức cô đọng, chủ yếu của chương trình

hiện hành. Được diễn đạt dưới dạng đại trà và tri thức mở rộng, được diễn
văn bản là chủ yếu, đôi khi sử dụng mô đạt dưới dạng văn bản, bảng biểu, sơ
hình, sơ đồ, hình vẽ,…
đồ, hình vẽ, âm thanh, video-clip,…
Kế hoạch hoạt động của thầy và trò Kế hoạch hoạt động của thầy và trò
được GV ghi ra giấy.

được đưa vào máy vi tính dưới dạng
một chương trình, trong đó có sử dụng
siêu liên kết nhằm kết nối giữa các mục
với nhau, giữa bài mới và bài cũ có liên
quan, giữa lý thuyết với bài tập, giữa
nội dung kiến thức cơ bản và mở rộng,

giữa các mục và trợ giúp,…
Thời lượng dành cho truyền đạt lý Thời lượng dành cho truyền đạt lý
thuyết là nhiều hơn.

thuyết giảm, tăng thời gian cho thực

hành.
Phần kiểm tra, đánh giá sau khi kết thúc Bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm
bài học có thể là câu hỏi vấn đáp, hoặc khách quan, được số hoá và đưa vào
viết, khó có thể kiểm tra được toàn lớp máy vi tính, cho biết kết quả tức thời về
và cho biết kết quả tức thời. Có thể kết quả học tập, những sai sót, ưu
dùng trắc nghiệm khách quan bằng trên nhược điểm…để kịp thời điều chỉnh
giấy

trong quá trinh dạy và học.
1.3.5. Các yêu cầu khi sử dụng BGĐT


15


Khi sử dụng BGĐT không ít GV đã lạm dụng quá mức làm mất tính tích cực
của HS. Vì vậy khi sử dụng cần chú ý các yêu cầu:
- Kết hợp các phương pháp, PTDH để phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo
của người học, nó có khác ý nghĩa dạy học bằng phương pháp truyền thống kết hợp
phương tiện hiện đại.
- Việc trình chiếu của GV phải kết hợp với tự nghiên cứu có hướng dẫn, thảo
luận nhóm. GV phải thực sự đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo trong
quá trình dạy học nhằm giúp SV tìm tòi tri thức, hình thành cho họ kỹ năng tự học,
tự nghiên cứu. Giảm thời gian truyền đạt tri thức lý thuyết, tăng thời gian thực hành
luyện tập.
- Phải đảm bảo phù hợp giữa lời giảng, sự trình diễn của GV và sự theo dõi
của SV. BGĐT không phải là đoạn phim chỉ trình chiếu một chiều mà trong quá
trình giảng dạy GV vẫn sử dụng các phương pháp giảng dạy đặt vấn đề, SV thảo
luận, SV trả lời, mô phỏng, làm nhóm... Sau khi giải quyết xong vấn đề, một kiến
thức nào đó, thay vì phải ghi bài lên bảng thì GV lại cho hiện kiến thức cần ghi ra,
để một khoảng thời gian cho SV ghi bài.
- Màn hình của BGĐT phải chia thành 4 phần: Phần trên cùng chứa tiêu đề
của bài giảng xuất hiện từ đầu tới cuối giờ học. Phần bên trái là các đề mục của bài
giảng. Phần bên phải chiếm phần lớn diện tích của màn hình là nơi lần lượt xuất
hiện nội dung bài giảng theo đúng kịch bản của quá trình dạy học. Phần dưới cùng
là nơi để viết giải thích các cụm từ chuyên dụng hoặc thông tin chi tiết hơn chú
thích cho một vấn đề nào đấy. Như vậy, với cách thiết kế trên thì BGĐT đóng vai
trò chủ đạo, vừa là bảng ghi bài vừa là nơi trình chiếu các ví dụ mô phỏng trong bài
học.
1.3.6. Đặc điểm bài giảng điện tử
1.3.6.1. Ưu điểm

- Ở mỗi tiết học có sử dụng BGĐT, SV được tiếp thu một lượng lớn kiến thức
và hình ảnh trực quan sinh động.

16


×