Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tóm tắt vận dụng một số biện pháp tích hợp GDMT trong dạy học chương 1 công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.16 KB, 22 trang )

Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
Phần I: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Cơ sở lí luận
Vấn đề môi trường sống hiện nay đã vượt ra ngoài phạm vi sinh thái học thông
thường, mà nó đã trở thành một vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội của toàn cầu. Bảo
vệ môi trường trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc
gia trên Trái Đất. Để giải quyết được vấn đề này thì công việc giáo dục bảo vệ môi
trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, tinh tế nhất, có tính bền vững và
sâu rộng nhất trong số các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững đất nước.
Cơ sở thực tiễn
Môn Công nghệ là môn có nhiệm vụ GDMT và có thể GDMT. Nhưng hiện
nay việc GDMT chưa được thực hiện có hiệu quả, và một trong những biện pháp bây
giờ là tích hợp. Chính vì thế tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tích hợp GDMT.
Trong số các môn học ở trường THPT thì môn Công Nghệ là một trong những
môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế
giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì thế qua môn học này, mỗi
khi cung cấp một đơn vị kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường thì GV có thể
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào từng đơn vị kiến thức này hoặc từng bài
giảng của mình.
Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu về BVMT, thu thập thông tin qua báo đài và
internet, đặc biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học có tích hợp GDMT bộ môn
Công Nghệ. Bên cạnh đó dựa vào việc tìm ra những đơn vị kiến thức trong chương
trình Công Nghệ 10 có liên quan đến việc giáo dục BVMT, tôi đã chọn đề tài “Vận
dụng một số biện pháp tích hợp GDMT trong dạy học chương 1- Công Nghệ
10”.
2. Mục đích nghiên cứu


- Phân tích nội dung kiến thức liên quan đến BVMT trong chương 1: Trồng trọt,
lâm nghiệp đại cương – Công nghệ 10.
1


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Vận dụng một số biện pháp tích hợp nhằm giáo dục BVMT trong chương 1:
Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương – Công nghệ 10. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy
học nói chung và hình thành ở học sinh những kiến thức, kỹ năng, thái độ
BVMT của học sinh THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc GDMT trong dạy học Công nghệ 10.
- Nghiên cứu thực trạng GDMT và BVMT ở trường THPT.
- Phân tích nội dung kiến thức chương 1- Công nghệ 10 – THPT làm cơ sở cho
việc tích hợp GDMT.
- Đề xuất nội dung và một số biện pháp nhằm tích hợp GDMT trong dạy học
Công nghệ 10.
- Thiết kế một số bài giảng vận dụng tích hợp GDMT trong dạy học chương 1 –
Công nghệ 10.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung SGK Công nghệ 10 – THPT.
- Học sinh lớp 10 – THPT.
- Nhiệm vụ của môn học Công nghệ 10 – THPT.
- Các hình thức dạy học có tích hợp GDMT trong Công nghệ 10 – THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phần 1, chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương.
6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp chuyên gia
7. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc tích hợp GDMT trong dạy học Công
nghệ 10.
- Góp phần phản ánh thực trạng GDMT và BVMT trong dạy học Công nghệ ở
trường THPT.
2


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Phân tích nội dung tích hợp GDMT trong phần 1, chương 1: Trồng trọt, lâm
nghiệp đại cương – Công nghệ 10.
- Thiết kế được một số giáo án có ví dụ tích hợp GDMT trong dạy học chương 1 Công nghệ 10.

3


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN GDMT TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 10
1.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường

1.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, phát
triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật BVMT của Việt Nam, 1993).
1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường.
 Ô nhiễm môi trường là khái niệm để chỉ sự xuất hiện của một chất lạ trong môi
trường tự nhiên hoặc làm biến đổi thành phần, tỷ lệ về hàm lượng của các yếu tố có
sẵn, gây độc hại cho cơ thể sinh vật và con người nếu như hàm lượng của các chất đó
vượt khỏi giới hạn thích nghi tiềm tàng của cơ thể.
1.2. GDMT trong dạy học Công Nghệ
1.2.1. Thực trạng môi trường Việt Nam
Xếp hạng thứ 5 khu vực châu Á - Thái Bình về mức độ ô nhiễm khói bụi ở thành
phố đông dân, nồng độ khí thải tăng cao và nhanh, hiện tượng nhiều dòng sông cục
bộ chết, việc xuất hiện các làng ung thư... là những điểm nóng, cung cấp những bức
tranh nhỏ lẻ, khiến người dân bức xúc về thực trạng môi trường Việt Nam hiện nay.
Ô nhiễm môi trường hoàn toàn không phải là một hiện tượng mới. Từ thời
thượng cổ, con người đã có những hoạt động làm ô nhiễm môi trường, nhưng chưa
đáng kể vì dân số ít, khoa học kĩ thuật chưa phát triển. Dần dần những tác động của
con người gây ô nhiễm môi trường ngày càng rõ rệt và tăng lên đáng kể (đặc biệt là
trong nửa cuối thế kỉ 20).
 Ô nhiễm môi trường gây ra do những nguyên nhân chính sau:
- Sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh.
4


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, hoạt động núi
lửa, thiên tai lũ lụt, bão,…hoặc các hoạt động do con người thực hiện trong công
nghiệp, giao thông, chiến tranh và công nghệ quốc phòng.
- Sự gia tăng chất thải độc hại do con người sử dụng quá nhiều loại hoá chất mới
trong các ngành sản xuất công - nông nghiệp cũng như để đáp ứng các nhu cầu
sinh hoạt, trong khi chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu, đặc biệt là các chất
phân huỷ ảnh hưởng đến khả năng tự thanh lọc của môi trường.
Chất gây ô nhiễm môi trường rất đa dạng về nguồn gốc và chủng loại, tuy vậy
chúng được phân chia thành ba nhóm lớn: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải
khí. Mỗi dạng có thể chứa đựng nhiều chất, từ các hoá chất, các kim loại nặng, đến
chất phóng xạ và vi trùng. Nhiệt cũng là tác nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên sự ô
nhiễm môi trường.
Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy
trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô
nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm
không khí.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng và làm suy giảm rừng và độ che
phủ thảm thực vật, môi trường biển ven bờ và đa dạng sinh học.
1.2.2. Khái niệm GDMT
Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính
quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị
tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
Giáo dục môi trường cũng được quan niệm là: “Một quá trình thường xuyên qua
đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ
năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề môi
trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của các thế hệ hiện nay mà
5



Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai” (Dự án
VIE/95/041, 1997).
1.2.3. Mục tiêu GDMT
- Quan tâm: Giúp các tổ chức xã hội và cá nhân biết cảm thụ và quan tâm đến
môi trường nói chung và vấn đề môi trường nói riêng.
- Tri thức : Giúp các tổ chức xã hội và cá nhân có được nhiều trải nghiệm về môi
trường và các vấn đề của nó, có tri thức cơ bản về môi trường và các vấn đề
của nó.
- Thái độ: Giúp các tổ chức và cá nhân có được động cơ tham gia tích cực cải
thiện và bảo vệ môi trường, có tình cảm và giá trị quan đối với môi trường.
- Kỹ năng : Giúp các tổ chức và cá nhân có kỹ năng xác định và giải quyết các
vấn đề môi trường.
- Tham gia: Cung cấp cho mọi người cơ hội được tham dự tích cực vào mọi hoạt
động có mục tiêu giải quyết vấn đề môi trường.
1.2.4. Nguyên tắc GDMT
- Giáo dục về môi trường
- Giáo dục trong môi trường
- Giáo dục vì môi trường
1.2.5. Nội dung GDMT
- Huy động kinh nghiệm của đối tượng giáo dục, tức là khai thác những kinh
nghiệm thực tế sống phong phú và làm việc của bản thân. Không ngừng nâng
cao nhận thức về MT của đối tượng giáo dục, làm cho người học hiểu rõ bản
chất, tầm quan trọng của các vấn đề MT và trách nhiệm của họ đối với các
vấn đề này.
- Xem xét thái độ và quan niệm về giá trị, tức là xem xét tính đúng đắn và sự

phù hợp của thái độ và quan niệm của người học về các vấn đề môi trường.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm, nghĩa là thái độ và quan niệm về giá trị phải
được thể hiện thành ý thức trách nhiệm, cam kết của người học đối với các
vấn đề MT cụ thể mà họ gặp.
6


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Tăng cường hiểu biết về các vấn đề MT cần xử lý cũng như cần phòng ngừa
và khả năng khoa học, công nghệ, quản lý để thực hiện các việc này.
- Cung cấp kỹ năng: Đó là những kỹ năng cụ thể để quan sát, phân tích, quyết
định, hành động, và tổ chức hành động.
- Khuyến khích hành động: Các nội dung nêu trên cần được thể hiện trong thực
tế thành hành động cụ thể của người học.
1.2.6. Phương pháp GDMT
Thường chú ý sử dụng 7 phương pháp sau:
- Giáo dục qua kinh nghiệm thực tế của người học, người học được tiếp xúc
trực tiếp với đối tượng học tập nghiên cứu.
- Tham quan, khảo sát thực địa.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Nghiên cứu những vấn đề môi trường thực tế,những trường hợp cụ thể của địa
phương hoặc cơ sở nơi người học ở hoặc làm việc.
- Học tập theo thực tiễn dự án.
- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
- Phát triển thái độ, cách ứng sử, đạo đức cần có về MT cụ thể thông qua lồng
ghép các vấn đề giá trị trong bài giảng, giảng giải ý nghĩa trong và ngoài bài
giảng.

1.3. Nhiệm vụ của chương trình Công Nghệ 10-THPT
1.3.1. Nhiệm vụ trí dục phổ thông
- Chương trình Công nghệ Nông nghiệp ở phổ thông có nhiệm vụ trang bị cho
HS những kiến thức kĩ thuật nông nghiệp phổ thông, cơ bản hiện đại và phù
hợp với thực tiễn sản xuất Nông nghiệp ở nước ta.
- Kiến thức phổ thông: Là những kiến thức cần thiết tối thiểu cho thanh thiếu
niên đủ điều kiện tham gia lao động sản xuất và các hoạt động xã hội.
- Kiến thức cơ bản hiện đại: Là kiến thức được lựa chọn dựa trên các học
thuyết quy luật cơ bản và phù hợp với sự phát triển khoa học hiện đại.

7


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.3.2. Nhiệm vụ phát triển tư duy
Trong quá trình dạy học, GV phải tạo cơ hội thuận lợi để HS tập dượt, phát
triển các kĩ năng và phẩm chất trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức, để HS rèn
luyện các thao tác, kĩ năng, kĩ xảo, xây dựng thói quen vận dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn cuộc sống.
Nhiệm vụ phát triển tư duy bao gồm hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau là:
Phát triển năng lực nhận thức và phát triển năng lực hành động.
- Năng lực nhận thức: Bao gồm hệ thống các kĩ năng giúp cho quá trình nhận
thức thuận lợi và có hiệu quả hơn như: kĩ năng quan sát, kĩ năng làm thí
nghiệm, kĩ năng suy luận, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa,...
- Năng lực hành động: Đó là phẩm chất tư duy, biểu hiện ở tính tích cực, độc
lập, sáng tạo trong học tập như: tự học, tự nghiên cứu, năng lực phát hiện và
giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tế.

 Trong quá trình dạy học Công nghệ ở trường THPT, GV cần chú ý phát triển các
kĩ năng nhận thức sau:
a. Kĩ năng quan sát
b. Kĩ năng làm thí nghiệm
c. Phát triển các biện pháp, phương pháp tư duy lôgic
1.3.3. Nhiệm vụ giáo dục
Trong quá trình dạy học, môn Công nghệ cũng góp phần vào nhiệm vụ giáo dục
cho HS, bao gồm các nội dung sau:
-

Giáo dục thế giới quan khoa học

-

Giáo dục đạo đức

-

Giáo dục lao động

-

Gáo dục hướng nghiệp

-

Giáo dục môi trường

 Ba nhiệm vụ dạy học có mối quan hệ khăng khít với nhau, không tách rời nhau và
phải thực hiện đồng thời trong từng tiết học, từng chương và cả quá trình dạy học.

8


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trong đó, nhiệm vụ trí dục là nhiệm vụ hàng đầu bởi phải có một vốn tri thức
nhất định mới hình thành và phát triển được thao tác tư duy và mới có thể biến
kiến thức thành niềm tin, thành hành vi đạo đức.



Nhiệm vụ phát triển tư duy chỉ có thể thực hiện được thông qua quá trình nhận
thức, nhưng khi đạt đến trình độ tư duy nhất định sẽ giúp cho quá trình tiếp thu
kiến thức thuận lợi hơn.



Nhiệm vụ giáo dục là kết quả tất yếu và cũng là mục đích cuối cùng của quá
trình dạy học khi HS đã có những nhận thức đúng đắn nhiệm vụ học tập của
mình, có ý thức tự giác học tập thì kết quả học tập sẽ tốt hơn.

9


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Chương 2

TÍCH HỢP GDMT TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 1,
CÔNG NGHỆ 10 - THPT
2.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp
 Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có
hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học
khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên
cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học
hoặc các hợp phần của bộ môn đó.
Tích hợp trong phạm vi giáo dục bảo vệ môi trường là một khái niệm chung, nói
về một phương thức, một cách tiến hành giảng dạy về môi trường cho HS. Cách này
không đòi hỏi phải có một môn học riêng, bởi vì các kiến thức GDMT được đưa xen
vào nội dung các môn học đã có ở trường phổ thông. Tích hợp là một cách có hệ
thống các kiến thức giáo dục BVMT và kiến thức môn học thành một nội dung
thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực
tiễn được đề cập trong bài học. Như vậy, kiến thức giáo dục BVMT không phải
muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có
liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào.
2.2. Phương pháp tích hợp GDMT trong dạy học
Dạy học Công nghệ theo định hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm “lấy
HS làm trung tâm”, tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, mọi khâu
của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của
HS.
Các dạng tích hợp GDMT:


Dạng lồng ghép: Ở dạng này, các kiến thức giáo dục BVMT đã có trong chương
trình và SGK và trở thành một bộ phận kiến thức môn học.


10


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Dạng liên hệ: Ở dạng này, các kiến thức giáo dục BVMT không được đưa vào
chương trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, GV có thể bổ sung kiến
thức GDBVMT có liên quan với bài học qua giờ giảng lên lớp.

2.3.Cấu trúc chương trình công nghệ 10 và nội dung tích hợp GDMT trong
chương 1 Công Nghệ 10
2.3.1. Cấu trúc chương trình công nghệ 10
Được cấu trúc theo kiểu đồng tâm xoáy ốc, tức là được mở rộng và nâng cao dần
từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông.
Chương trình Công nghệ ở bậc trung học cơ sở đề cập đến nội dung: Trồng trọt, lâm
nghiệp, chăn nuôi, thủy sản...
Khi lên đến trung học phổ thông, ở chương trình Công nghệ 10 các em lại được
học về trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, nhưng kiến thức được mở rộng và
nâng cao hơn. Bên cạnh đó, các em còn được học thêm về kiến thức bảo quản chế
biến lương thực thưc phẩm và tạo lập doanh nghiệp. Đây chủ yếu là những kiến thức
đại cương nhằm cung cấp cho HS những nguyên lý cơ bản nhất để có thể vận dụng
vào thực tiễn cuộc sống.
2.3.2. Nội dung tích hợp GDMT
Bài
Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử


Nội dung tích hợp
Nguyên nhân trực tiếp gây xói mòn

dụng đất xám bạc màu, đát xói

đất là lượng mưa và địa hình của đất,

mòn mạnh trơ sỏi đá.

nhưng nguyên nhân sâu xa là hiện
tượng phá rừng, đặc biệt là rừng đầu
nguồn từ đó nhấn mạnh biện pháp
trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
Từ đó HS thấy được vai trò, tầm quan
trọng của rừng đầu nguồn, có thái độ
tích cực trong việc bảo vệ rừng và tài
nguyên đất. Giáo dục ý thức bảo vệ
tài nguyên đất và rừng.
11


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ

Tình trạng sử dụng phân bón hiện nay

thuật sử dụng một số loại phân


gây ô nhiễm môi trường đất và môi

bón thông thường.

trường sống, ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái, là hiểm họa cho nền
sản xuất nông nghiệp trong tương lai.
Thấy được vai trò của việc xây dựng
nền nông nghiệp bền vững, thân thiện
với môi trường.

Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi

Tầm quan trọng của việc sử dụng

sinh trong sản xuất phân bón.

những loại phân bón sạch, thân thiện
với môi trường nhưng vẫn giải quyết
được vấn đề nhu cầu lương thực ngày
càng tăng.

Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch

Thấy được việc sử dụng thuốc hóa

hại cây trồng.

học trong sản xuất nông nghiệp không

phải là biện pháp duy nhất để tiêu diệt
sâu, bệnh hại mà còn nhiều biện pháp
không gây hại môi trường mà vẫn đạt
được kết quả. Sử dụng hợp lí thuốc
hóa học.

Bài 18: Thực hành: Pha chế

Giáo dục học sinh ý thức trong việc

dung dịch Booc đô phòng trừ

sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu

nấm hại .

bệnh, ý thức xử lí các chai lọ đựng
thuốc,…

12


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp
Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc

Trường ĐHSP Hà Nội 2
Thấy được rõ tác hại của thuốc hóa

hóa học bảo vệ thực vật đến quần học bảo vệ thực vật không chỉ tác
thể sinh vật và môi trường.


động trực tiếp đến quần thể sinh vật
và môi trường, làm phá vỡ sự cân
bằng sinh thái, mà còn ảnh hưởng
gián tiếp đến sức khỏe con người. Từ
đó đề ra những biện pháp khắc phục
và hạn chế những ảnh hưởng xấu của
thuốc hóa học bảo bệ thực vật.

Bài 20: Ứng dụng công nghệ

Đây là biện pháp tích cực, an toàn, và

sinh học sản xuất chế phẩm bảo

mang lại hiệu quả cao. Ngoài việc bảo

vệ thực vật.

vệ các thiên địch, người ta còn tạo ra
các sản phẩm từ vi sinh vật để diệt trừ
sâu hại, không ảnh hưởng đến thực
vật.

2.4.Thực trạng vận dụng tích hợp GDMT trong dạy học Công Nghệ 10
2.4.1. Thực trạng dạy và học Công Nghệ 10
 Đối với giáo viên
- Ngày 31/ 01/ 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc tăng
cường công tác GDBVMT, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là phải trang bị cho
HS kiến thức, kĩ năng về môi trường và BVMT bằng nhiều hình thức phù hợp

trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa...
- Tuy nhiên một số giáo viên thuộc nhiều môn học thực hiện nội dung tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường vào trong các tiết học còn ít.
- Một số giáo viên chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến thức đã học với thực
tiễn, chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sau khi được học
lý thuyết.
13


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Một số giáo viên đã có liên hệ thực tiễn, tuy nhiên còn ít và hiệu quả giáo dục
chưa cao.
- Việc cập nhật thông tin, số liệu, sự kiện của địa phương ở một số giáo viên chưa
liên tục vì vậy quá trình vận dụng để tích hợp giáo dục môi trường còn nhiều hạn
chế.
 Thông qua việc dự giờ và trao đổi với GV dạy bộ môn Công nghệ 10 về vấn đề
tích hợp GDMT trong dạy học, tôi nhận thấy môn Công nghệ ở trường phổ thông
nói chung và môn Công nghệ 10 nói riêng đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng
mức, do thiếu thốn về cơ sở vật chất và ảnh hưởng của tâm lí phân biệt môn
chính, môn phụ nên GV chưa nhiệt tình trong giảng dạy. Đa số GV vẫn sử dụng
phương pháp thuyết trình - thông báo, chú trọng truyền đạt kiến thức lí thuyết
chưa quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng và phát triển tư duy của HS. Nhiều GV
chưa chú trọng đến việc tích hợp kiến thức GDMT, còn lúng túng trong việc liên
hệ với thực tiễn, lựa chọn phương pháp thích hợp để thực hiện nhiệm vụ GDMT.
 Đối với học sinh:
-


Việc nắm bắt kiến thức, nhìn nhận các vấn đề về môi trường còn mông lung (Ví
dụ: Chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, tác hại của ô nhiễm môi
trường, thực trạng của các vấn đề môi trường là do đâu? Vai trò của học sinh hiện
nay trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?...).

-

Chưa đề cao trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.

-

Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi sinh sống và học tập.

 Do môn Công nghệ không phải là mông thi tốt nghiệp nên đa số HS chưa say mê
học tập, yêu thích bộ môn, tư tưởng ỉ lại, dựa dẫm vào kiến thức có sẵn do GV
cung cấp khá là phổ biến, chủ yếu là lắng nghe, ghi nhớ lời giảng của GV.
2.4.2. Tình hình vận dụng các biện pháp tích hợp GDMT trong dạy học Công
nghệ 10
Trong chương trình Công nghệ THPT, ta thấy có khá nhiều nội dung đều có
liên quan đến môi trường và việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các
bài giảng trên lớp thật cần thiết và hữu ích. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn
14


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

còn một số hạn chế như: thiếu cơ sở vật chất nhất là về phòng học giáo án điện tử,
các nguồn tư liệu từ phim ảnh còn nghèo nàn,….Bên cạnh đó là ý thức học tập của

học sinh về bộ môn còn coi nhẹ.

15


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GDMT VÀ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
TRONG CHƯƠNG 1 - CÔNG NGHỆ 10
3.1.Một số biện pháp tích hợp GDMT
3.1.1. Phương pháp nêu tình huống có vấn đề
 Đặc trưng của dạy học nêu vấn đề: GV đưa ra trước HS một hay hệ thống các
tình huống có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức làm nảy sinh những băn khoăn
thắc mắc và nhu cầu tìm hiểu giải quyết các vấn đề. Sau đó đưa ra các giả thuyết
và lần lượt giải quyết vấn đề bằng cách bác bỏ những giả thuyết sai, xác nhận giả
thuyết đúng và rút ra kết luận khoa học.
 Tình huống có vấn đề: Là trạng thái tâm lí đặc biệt, trong đó HS tiếp thu những
mâu thuẫn khách quan như một mâu thuẫn chủ quan làm nảy sinh những nhu cầu
nhận thức và kích thích tư duy sáng tạo.
Vấn đề học tập: kiến thức cũ mâu thuẫn với kiến thức mới.
 Cách tạo tình huống có vấn đề:
- Đưa ra những hiện tượng mâu thuẫn với những kiến thức sẽ học.
- Đưa ra các hiện tượng thực tiễn mâu thuẫn với kiến thức sẽ học.
- Đưa ra những hiện tượng nghịch lí nhưng nó là một hiện thực.
- Đưa ra nhiều phương án nhưng HS chỉ được lựa chọn một phương án.
 Các bước của dạy học nêu vấn đề:
 Tạo tình huống có vấn đề

 Giải quyết vấn đề
 Kết luận
Ví dụ đưa ra tình huống: “Phân hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng , khó phân
giải.Vậy nên sử dụng chúng như thế nào để phát huy ưu điểm đó?” (áp dụng trong
bài 12: Đặc điểm, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường).

16


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

3.1.2. Phương pháp vấn đáp
 Bản chất: GV nêu hệ thống câu hỏi theo nội dung của bài giảng và yêu cầu HS
vận dụng vốn hiểu biết thông qua thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp lần lượt trả
lời các câu hỏi.
 Khi đặt những câu hỏi cho HS, GV cần chú ý:
- Đặt những câu hỏi mang tính chất thách thức, mang tính thăm dò, đánh giá, đòi
hỏi HS phải suy nghĩ, nhận thức cao hơn.
Ví dụ: Sau khi HS trả lời được hai nguyên nhân gây xói mòn đất. GV sẽ hỏi
thêm: “Nguyên nhân sâu sa dẫn đến mưa lũ nhiều là gì?”
- Đặt những câu hỏi mở, tránh những câu hỏi đóng và câu hỏi “có - không”,
không phát huy hết khả năng của HS, tận dụng tối đa các câu hỏi bắt đầu bằng
cái gì, tại sao, như thế nào...
Ví dụ: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nào chịu tác động của quá trình xói
mòn đất mạnh hơn? Tại sao?
- Đặt những câu hỏi ngắn gọn, tránh những câu hỏi rườm rà không tập trung được
vào kiến thức cơ bản, làm HS không hiểu rõ ý câu hỏi.
- Bên cạnh đó, trước khi đưa ra câu hỏi mới hay câu trả lời thì GV cần chờ đợi sự

phản hồi từ phía HS và cũng cần hướng dẫn để giúp HS có thể phát hiện ra nội
dung kiến thức.
3.1.3. Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là phương pháp nhằm giúp HS tham gia một cách chủ động,
tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho HS có thể chia sẻ kinh nghiệm hay ý
kiến để giải quyết một vấn đề nào đó.
Lớp được chia thành các nhóm nhỏ, hoạt động theo nhóm (mỗi nhóm 6-8 người)
được duy trì ổn định trong cả tiết học hay thay đổi tùy theo hoạt động. Các nhóm
được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau.
Các bước tiến hành:
 Bước 1: Làm việc chung cả lớp: GV nêu vấn đề, phân công nhiệm vụ cho các
nhóm, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo.
17


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

 Bước 2: Làm viêc theo nhóm:
- Từng cá nhân làm việc độc lập
- Trao đổi ý kiến trong nhóm (chú ý: Mỗi nhóm bầu một nhóm trưởng và thư ký
ghi chép các ý kiến thảo luận).
- Các nhóm báo cáo thảo luận dưới hình thức: nói, bài viết, kết hợp hình ảnh.
- Trong quá trình thảo luận GV làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi và không tham
gia thảo luận.
 Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung.
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm..

Ví dụ1: “Biết được những hậu quả của việc lạm dụng thuốc hóa học BVTV đối với
con người và MT. Hãy xác định nguyên nhân gây nên hậu quả đó?” (Bài 19: Ảnh
hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường)
Ví dụ 2: “Mục tiêu của hoạt động cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu là gì?” (Bài 9:
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá).
3.1.4. Sử dụng phương tiện trực quan
Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học trong đó GV sử dụng
các phương tiện, thiết bị dạy học để hình thành kiến thức, củng cố kiến thức cho HS.
Các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh... Đó là
những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy kiến thức về GDBVMT. Việc sử
dụng các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho HS.
 Vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học:
- Cung cấp hình ảnh chính xác sinh động về đối tượng nghiên cứu.
- Thu hút sự chú ý của HS gây được hứng thú học tập, giúp HS tiếp thu được
kiến thức một cách chủ động (hiểu sâu nhớ lâu).
- HS được rèn luyện kĩ năng quan sát phát triển các thao tác tư duy so sánh, phân
tích tổng hợp.
- Đảm bảo nguyên tắc trực quan trong dạy học.
18


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ví dụ1: GV chiếu một số hình ảnh về ảnh hưởng của thuốc hóa học đến cây trồng và
MT ( Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng).
Ví dụ 2: GV cho HS xem tranh ảnh,băng hình về xói mòn đất và chặt phá rừng, tác
hại của chặt phá rừng. Từ đó hình thành cho HS ý thức bảo vệ rừng. (Bài 9: Biện
pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá).

3.1.5. Dạy học ngoại khóa
Ở nước ta, hình thức dạy học ngoại khóa từ trước đến nay còn khá là mới mẻ và
chưa phổ biến. Ở nhiều nước trên thế giới, việc GDBVMT cho HS qua hình thức này
rất được chú ý. Vì đây là cơ hội để HS tiếp cận với thiên nhiên, ứng dụng những kiến
thức môi trường đã học vào thực tế môi trường tự nhiên, phát triển khả năng đôc lập
của HS, giúp HS tự tổ chức việc tìm hiểu, nhận xét, thảo luận các vấn đề về môi
trường và các hoạt động bảo vệ môi trường. Chính những hoạt động này dễ dàng giúp
HS có ý thức BVMT. Hoạt động ngoại khóa có thể tiến hành với nhiều hình thức
khác nhau:
- Tổ chức nói chuyện giao lưu về môi trường.
- Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường địa phương, đố vui về môi trường.
- Tổ chức xem phim về môi trường.
- Nghiên cứu môi trường địa phương.
- Tổ chức hoạt động BVMT trường học và môi trường địa phương theo chế độ
thường xuyên hay định kỳ...
- Tổ chức tham quan về môi trường
- Giáo dục cho HS làm các bài tập thực hành ở nhà
Ví dụ: Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương.
• Các khu vực bị ô nhiễm ở địa phương
• Các tác nhân gây ô nhiễm
• Mức độ ô nhiễm
• Hậu quả của ô nhiễm gây ra.
• Đề xuất biện pháp khắc phục.
19


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


 Để thực hiện được những hoạt động trên thì cần có sự quan tâm của Ban giám
hiệu nhà trường, sự nhiệt tình của các thầy, cô giáo. Bởi vì, mỗi hoạt động cần tốn
nhiều thời gian và công sức để xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức, thời gian
tổ chức, đối tượng tham gia...
3.2. Thiết kế một số giáo án có tích hợp GDMT trong Công nghệ 10

20


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phần III: KẾT KUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường với môn Công nghệ nói riêng và các
môn học khác nói chung là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và
có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững đất nước.Thông qua giáo dục, mọi người được trang bị kiến thức
về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi
trường.
Giáo dục ý thức trách nhiệm và tình cảm vì môi trường là quá trình lâu dài, đòi
hỏi nhiều công sức, tâm huyết của trường và tập thể đội ngũ giáo viên, có những biện
pháp giáo dục thường xuyên. Tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục cao và có
sức thu hút học sinh tham gia tự nguyện và hứng thú.
Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường với môn công nghệ tuỳ thuộc vào
mục đích, nội dung của từng bài. Các nội dung đưa ra không nên dài dòng mà chỉ nên
cô đọng để học sinh dễ tiếp thu và mang lại hiệu quả bài giảng cao.
Thông qua việc nghiên cứu bước đầu đề tài của chúng tôi đã góp phần:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận GDMT trong dạy học Công nghệ THPT.

- Xác định được thực trạng GDMT trong dạy học Công nghệ ở một số trường
THPT.
- Chỉ ra được các địa chỉ nội dung và phương thức tích hợp GDMT trong dạy học
chương 1, Công nghê 10 – THPT.
- Phân tích được một số biện pháp tích hợp GDMT, trên cơ sở đó đã thiết kế được
một số giáo án có tích hợp GDMT trong dạy học chương1, Công nghệ 10 –
THPT.
2. Đề nghị
- Ngoài việc tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào các môn
học, nhà trường phổ thông cần tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá dưới hình
thức phong phú như: tổ chức thi tìm hiểu về môi trường, trồng cây xanh,…Đồng

21


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thời nên phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, phối hợp triển khai hoạt động dọn
dẹp vệ sinh trường, lớp, xây dựng cảnh quan nhà trường,….
- Việc giáo dục ý thức trách nhiệm và tình cảm vì môi trường cho học sinh trên cơ
sở giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước.Giáo dục môi
trường phải luôn đi đôi với giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, hình thành cho
các em những thói quen tốt,…
- Môn công nghệ có nhiều nội dung liên quan đến các vấn đề thực tế, để tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường hiệu quả: Nhà trường cần tổ chức cho học sinh tham
quan thâm nhập thực tế các cơ sở công nghiệp,…nên tạo điều kiện thuận lợi cho
học sinh các trường tham quan thực tế nhất là các cơ sở tại địa phương.
- Cần chỉ ra các địa chỉ, nội dung và phương thức tích hợp GDMT trong các

chương còn lại của chương trình Công nghệ 10 – THPT và các cấp học khác.
- Nhà trường và các cấp quản lí cần quan tâm hơn về việc GDMT cho HS như:
cần có tiết GDMT trong phân phối chương trình, đầu tư tư liệu phương tiện, cơ
sở vật chất tạo điều kiện GDMT...

22



×