Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tóm tắt sử dụng câu hỏi khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học chương i chuyển hoá vật chất và năng lượng sinh học 11 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.48 KB, 18 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình DH, thao tác tư duy phát triển theo quy luật “từ trực quan sinh
động tới tư duy trừu tượng”.
SH là môn khoa học nghiên cứu về sự sống, nghiên cứu các sự vật, hiện tượng,
quá trình tự nhiên nằm trong một tổng thể thống nhất. Một trong các phương pháp
nghiên cứu đặc thù của bộ môn là phương pháp quan sát.
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, GV có nhiều cơ
hội tìm kiếm các PTTQ.
Để KTKT từ PTTQ một cách hiệu quả GV cần có kỹ năng nhất định về sử dụng
PTTQ mà quan trọng hơn là kỹ năng dùng CH định hướng HS quan sát PTTQ rút ra
kiến thức. Vì vậy, việc xây dựng và sử dụng CH hướng dẫn HS KTKT từ PTTQ là việc
làm cần thiết với mỗi GV đặc biệt là sinh viên mới ra trường.
Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng câu hỏi khai thác kiến thức từ
phương tiện trực quan trong dạy học chương I: chuyển hoá vật chất và năng lượng - Sinh
học 11 - Ban cơ bản”
2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống câu hỏi khai thác kiến thức từ PTTQ
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng CH hướng dẫn HS KTKT từ PTTQ trong DH
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống CH theo mục đích quan sát và sử dụng CH đó như là
kỹ thuật dạy học thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 11.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Nghiên cứu cơ sở lý luận về CH, PTTQ, CH KTKT từ PTTQ
b. Phân loại được các dạng PTTQ sử dụng trong chương I: chuyển hoá vật chất và
năng lượng - Sinh học 11 - Ban cơ bản
c. Xây dựng hệ thống CH KTKT từ PTTQ
d. Đề xuất quy trình sử dụng CH hướng dẫn học sinh KTKT từ PTTQ
e. Soạn ba bài thuộc chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng - Sinh học 11 Ban cơ bản
6. Phạm vi nghiên cứu


Chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng - SH11 - Ban cơ bản.


7. Phương pháp nghiên cứu
a. Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận về CH, PTTQ, CH hướng dẫn
HS KTKT từ PTTQ
b. Quan sát sư phạm: Dự giờ dạy của GV ở THPT.
c. Điều tra thăm dò bằng phiếu điều tra, phỏng vấn GV THPT.
d. Xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Hoàn thiện cơ sở lý luận về CH, các mức độ CH KTKT từ PTTQ.
- Bổ sung thêm hệ thống PTTQ trong dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng
lượng SH11 - THPT.
- Xây dựng được hệ thống CH KTKT từ PTTQ để dạy học chương chuyển hoá vật
chất và năng lượng - SH11 - THPT.
- Thiết kế được một số bài soạn mẫu để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và GV
giảng dạy SH - THPT.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Xem trong bản chính
1.2. Cở sở lý luận của đề tài
1.2.1. Phương tiện trực quan
1.2.1.1. Khái niệm
“PTTQ là tất cả các đối tượng nghiên cứu được tri giác trực tiếp bằng các giác
quan” [2 tr.68]
1.2.1.2. Phân loại PTTQ
Dựa vào những tiêu chuẩn và mục đích nghiên cứu khác nhau về PTTQ mà phân
thành các loại PTTQ khác nhau theo hai tác giả Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành
thì PTTQ bao gồm ba loại chính:

 Các vật tự nhiên: Mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ép khô, tiêu bản
hiển vi,…
VD: Mẫu lá cây thật, mẫu lá ngâm trong dung dịch foocmon,...
 Các vật tượng hình: Mô hình, tranh, ảnh, phim, sơ đồ, biểu đồ,…
VD: Hình 9.2. Chu trình Canvil,...
 Các thí nghiệm: Cắt sát gốc cây cà chua đang sống và để 2 giờ thấy hiện tượng
rỉ nhựa.
1.2.1.3. Vai trò của PTTQ
 Đối với hoạt động giảng dạy của GV:
2


- PTTQ là phương tiện DH hiệu quả, luôn gắn bó với hoạt động giảng dạy, là yếu tố
quan trọng nhằm nâng cao hiệu suất giảng dạy.
- PTTQ giúp GV hình thành ở HS những động cơ học tập tích cực
- PTTQ là một phần công cụ giúp GV có thể kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
HS nhanh, đủ, chính xác.
 Đối với hoạt động nhận thức và rèn luyện kỹ năng của HS
PTTQ không chỉ tác động đến quá trình nhận thức của HS mà còn giúp HS phát
triển các năng lực tư duy và kỹ năng cần thiết. PTTQ khắc phục được khoảng cách giữa
lý thuyết và thực tiễn, làm dễ dàng hoá quá trình nhận thức của HS, chuyển đối tượng từ
trừu tượng sang cụ thể giúp HS lĩnh hội đầy đủ, chính xác đồng thời khắc sâu, mở rộng,
củng cố và nâng cao tri thức được lĩnh hội. Qua đó phát triển năng lực tư duy, kỹ năng,
kỹ sảo cần thiết.
Cần lưu ý:
- Hiệu quả của PTTQ chỉ được phát huy tối đa khi người GV có khả năng và cách
thức sử dụng chúng hợp lý trong điều kiện cụ thể.
- PTTQ chỉ có thể phát huy vai trò của mình dưới sự tổ chức của người GV để định
hướng cho HS khai thác kiến thức như thế nào, sử dụng ra sao cuối cùng là giúp HS
nhận thức một cách tích cực, chiếm lĩnh khái niệm, hình thành kỹ năng kỹ sảo cần thiết.

1.2.1.4. Yêu cầu khi sử dụng PTTQ
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, dùng đến đâu đưa ra đến đó.
- Biểu diễn phải thong thả theo một trình tự nhất định để HS dễ theo dõi, kịp quan
sát.
- Đối tượng quan sát phải đủ lớn, đủ rõ.
- Phải nêu được CH định hướng HS quan sát và thảo luận.
- Nên bổ sung kết hợp nhuần nhuyễn các loại PTTQ.
- Chuẩn bị trước các thí nghiệm đảm bảo độ chính xác.
1.2.2. CH KTKT từ PTTQ
1.2.2.1. Khái niệm về CH KTKT từ PTTQ
Hỏi: là nêu ra điều mình muốn người khác trả lời về một vấn đề nào đó.
Theo Aristole: “CH là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái chưa
biết”
Câu hỏi = Cái đã biết + Cái chưa biết
- CH khai thác kiến thức từ PTTQ là dạng CH “mã hoá” nội dung chứa đựng
trong PTTQ, để “giải mã” HS cần tri giác, phân tích PTTQ, từ đó hình thành tri thức
nhất định cho HS.
1.2.2.2. Phân loại CH KTKT từ PTTQ
3


Tuỳ thuộc vào tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại CH KTKT từ PTTQ
khác nhau nhưng theo GS.TS Trần Bá Hoành, CH nói chung và CH KTKT từ PTTQ nói
riêng gồm 5 loại:
- CH kích thích quan sát, chú ý: Nhận thức lý tính dựa trên nhận thức cảm tính,
quan sát tinh tế và sự chú ý sâu sắc là điều kiện cần cho suy nghĩ tích cực.
VD: Hãy quan sát hình 1.3 SGK trang 8 và kể tên những con đường xâm nhập của
nước và iôn khoáng vào mạch gỗ của rễ?
Hãy quan sát hình 15.2 SGK trang 63 và mô tả cấu tạo của túi tiêu hóa?
- CH yêu cầu so sánh, phân tích: Loại CH này hướng dẫn HS vào nghiên cứu chi

tiết những vấn đề khá phức tạp; nắm vững sự vật, hiện tượng gần giống nhau, những
khái niệm có nội hàm gần chồng chéo một phần. Đây là loại CH hiện nay được sử dụng
nhiều nhất.
VD: Phân tích hai hình: 2.2 SGK trang 11 và 2.5 SGK trang 13 để so sánh dòng
mạch gỗ và dòng mạch rây bằng cách điền vào phiếu học tập sau:
Tiêu chí
Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây
Cấu tạo
Thành phần dịch mạch
Hướng vận chuyển
Động lực
Tốc độ vận chuyển
- CH yêu cầu tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá: Đây là loại CH đặc trưng cho
một chu trình SH, mang tính lý thuyết dẫn tới hình thành kiến thức đại cương đặc biệt là
sự phát triển những mối liên hệ có tính quy luật trong tự nhiên.
- VD: Phân tích hình vẽ 16.2 (C) SGK trang 68 để thiết kế sơ đồ tiêu hoá trong
ống tiêu hóa của thú ăn TV?
- CH liên hệ với thực tế: Là CH áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống, sản xuất,
giải thích các hiện tượng trong tự nhiên. CH đặt ra càng gần gũi với thực tế sẽ thu hút
được sự chú ý và kích thích sự suy nghĩ của HS.
VD: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
- CH kích thích tư duy sáng tạo, hướng dẫn HS nêu vấn đề, đề xuất giả thuyết.
Loại CH này gợi ý cho HS xem xét một vấn đề dưới nhiều góc độ sáng tạo, có thói quen
suy nghĩ sâu sắc, có óc hoài nghi khoa học.
VD: Từ hình 8.1 và phương trình tổng quá của quá trình QH SGK trang 36 em
hãy đề xuất các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường?
1.2.2.3. Vai trò của CH KTKT từ PTTQ
4



- CH KTKT từ PTTQ là phương tiện “mã hoá” nội dung DH nói chung và PTTQ
nói riêng, hoạt động tìm câu trả lời chính là hoạt động “giải mã” mà động lực của quá
trình giải mã chính là nguồn tri thức mới.
- CH KTKT từ PTTQ là công cụ để phát triển các thao tác tư duy.
- CH có vai trò định hướng nghiên cứu tài liệu mới thông qua hoạt động phân tích
nguồn tài liệu để tìm lời giải. HS tìm được lời giải chính là tìm được kiến thức mới.
- CH KTKT từ PTTQ giúp HS tự lĩnh hội và củng cố kiến thức một cách có hệ
thống.
- CH KTKT từ PTTQ giúp kiểm tra, đánh giá và tự đánh giá mức độ nắm vững tri
thức cho HS.
Như vậy: CH đặc biệt là CH KTKT từ PTTQ cụ thể hoá mục tiêu DH, là kỹ thuật
DH đồng thời là PP tổ chức quá trình DH, giúp kiểm tra đánh giá kết quả đạt được của
mục tiêu và điều chỉnh quá trình tiến tới mục tiêu DH.
1.2.2.4. Yêu cầu về CH KTKT từ PTTQ
 Yêu cầu về CH trong khâu nghiên cứu tài liệu mới
- CH phải hàm chứa một lượng kiến thức để khi tổ chức HS trả lời CH sẽ lĩnh hội
được kiến thức mới có hệ thống theo mục tiêu bài học.
- CH phải được sắp xếp một cách có hệ thống theo mục tiêu bài học trong đó CH
nêu ra một vấn đề lớn có tính khái quát được đưa ra đầu tiên sau đó là CH gợi ý hướng
dẫn nhằm giải quyết từng phần nhiệm vụ.
- CH phải nêu được nhiệm vụ cần giải quyết.
- CH phải chứa đựng cách thức tổ chức hoạt động tự lực của HS để khi trả lời CH
sẽ hình thành và phát triển năng lực tư duy.
 Yêu cầu về CH trong khâu củng cố, hoàn thiện tri thức
- CH phải có tác dụng hệ thống hoá ở mức cao hơn, phạm vi rộng hơn, nâng cao
kiến thức mà HS đã chiếm lĩnh được.
- CH phải có tác dụng khắc sâu mở rộng kiến thức vào giải quyết các tình huống
khác nhau trong nhận thức lý thuyết, trong thực tiễn sản xuất và đời sống (nghĩa là yêu
cầu HS đưa những kiến thức mới chiếm lĩnh vào hệ thống tri thức, kỹ năng sống của
HS).

- CH phải có tác dụng cung cấp thông tin ngược giúp GV có cơ sở điều chỉnh quá
trình DH đạt hiệu quả tối ưu.
 Yêu cầu về CH trong khâu kiểm tra đánh giá
- CH phải có tác dụng đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng lĩnh hội kiến thức,
kỹ năng và thái độ của HS theo mục tiêu dạy học đã đề ra.

5


- CH phải có tác dụng kiểm tra mức độ vận dụng, sáng tạo tri thức mà HS tiếp thu
được vào cuộc sống thực tiễn.
- CH phải có tác dụng phân loại được trình độ HS đồng thời cung cấp thông tin
ngược để GV điều chỉnh toàn bộ quá trình DH.
1.3. Thực trạng việc sử dụng CH KTKT từ PTTQ trong dạy học
1.3.1. Giáo viên
Quá trình điều tra được tiến hành ở trường THPT Đa Phúc và trường THPT Sóc
Sơn (đều thuộc huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) với tổng số 5GV. Kết quả điều tra
thu được như sau:
Kết quả
Số lượng
%
Câu hỏi
Câu 1: Theo thầy (cô) phương tiện trực quan (PTTQ)
trong dạy học bao gồm:
A. Vật thật
0
0
B. Vật tượng hình
0
0

C. Thí nghiệm
0
0
D. Tất cả ý trên
5
100
Câu 2: Theo thầy (cô) việc sử dụng PTTQ trong dạy
học có cần thiết không?
A. Không cần thiết, mất nhiều thời gian
0
0
B. Cần thiết và sử dụng chủ yếu là tranh ảnh
0
0
C. Cần thiết, sử dụng vật thật và vật tượng hình
0
0
D. Rất cần thiết, rèn luyện kỹ năng quan sát và phát
5
100
triển các thao tác tư duy của HS
Câu 3: Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng PTTQ
trong bài dạy của mình không?
A. Không, chỉ cần thuyết trình hết nội dung bài học
0
0
trong SGK
B. Có, sử dụng các hình ảnh trong SGK
0
0

C. Có, sử dụng các hình ảnh trong SGK, SGV
1
20
D. Có, sử dụng các hình ảnh trong SGK, SGV, mạng
4
80
internet và phần mềm dạy học
Câu 4: Mục đích thầy (cô) sử dụng PTTQ trong quá
trình tổ chức dạy học Sinh học 11 là:
A. Bổ sung kiến thức cho bản thân
1
20
B. Minh hoạ cho bài dạy
3
60
6


C. Tư liệu củng cố bài học
D. Phương tiện tổ chức quá trình dạy học
Câu 5: Kiến thức từ PTTQ mà HS khó trả lời:
A. Khái niệm
B. Cấu tạo, quy luật
C. Cơ chế của quá trình
D. Giải thích hiện tượng
E. Áp dụng

1
5


20
100

0
1
2
3
0

0
20
40
60
0

PHIẾU ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN
HỌC SINH KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ PTTQ
Kết quả
Số
%
Câu hỏi
lượng
Câu 1: Loại câu hỏi (CH) nào có tác dụng kích thích tư
duy tích cực của HS nhiều nhất?
A. Ai? Cái gì? Bao giờ? Ở đâu?
0
0
B. Vì sao? Như thế nào?
2
40

C. Yêu cầu HS so sánh hai hiện tượng
1
20
D. Yêu cầu đề xuất giải đáp một hiện tượng
2
40
Câu 2: Thầy (cô) thường sử dụng CH ở mức độ nào
sau đây?
A. Biết: Nhận biết, ghi nhớ, nhắc lại sự kiện, định
3
60
nghĩa, nội dung định luật,…
B. Hiểu: Giải thích, chứng minh kiến thức đã lĩnh hội
5
100
được
C. Áp dụng: Áp dụng kiến thức vào tình huống mới
2
40
D. Phân tích: Phân chia vấn đề lớn thành vấn đề nhỏ
1
20
hơn từ đó làm sáng tỏ những mối quan hệ giữa các vấn
đề nhỏ
E. Đánh giá: Nhận định, phán đoán về giá trị, ý nghĩa
2
40
của mỗi kiến thức
F. Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại
2

40
thông tin, khai thác, bổ xung thông tin từ các nguồn tư
liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.
Câu 3: Thầy (cô) thường sử dụng biện pháp nào sau
đây để phát huy tính tích cực, tự giác của HS?
A. Hệ thống câu hỏi - bài tập
1
20
7


B. Các PTTQ
C. Thực hành
D. Thí nghiệm
E. CH và PTTQ
Câu 4: Để sử dụng PTTQ có hiệu quả thầy (cô)
thường:
A. Dùng đến đâu đưa ra đến đó
B. Chỉ dùng vật thật cho chính xác
C. Vừa dùng CH vừa dùng PTTQ
D. Những PTTQ quá nhỏ cần phóng to/ đưa đến từng
bàn cho HS quan sát
Câu 5: Khi xây dựng CH, thầy (cô) gặp khó khăn ở
bước nào?
A. Xác định mục tiêu dạy học
B. Phân tích nội dung dạy học
C. Xác định nội dung có thể mã hoá thành CH
D. Diễn đạt khả năng mã hoá đó thành CH
E. Sắp xếp các CH theo mục đích lý luận dạy học
Câu 6: Theo thầy (cô) loại CH hướng dẫn HS khai

thác kiến thức từ PTTQ nhằm:
A. Kích thích quan sát, chú ý của HS
B. Yêu cầu HS so sánh, phân tích
C. Yêu cầu HS tổng hợp, khái quát và hệ thống hoá
D. Yêu cầu HS liên hệ thực tế
E. Kích thích tư duy sáng tạo, hướng dẫn HS nêu vấn
đề, đề xuất giả thuyết
Câu 7: CH hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ PTTQ
dùng trong khâu nào của quá trình dạy học?
A. Nghiên cứu tài liệu mới
B. Củng cố, hoàn thiện tri thức
C. Kiểm tra, đánh giá
Câu 8: Khi HS khó trả lời thầy (cô) thường:
A. Yêu cầu HS dừng lại và trả lời toàn bộ đáp án
B. Ngắt câu trả lời của HS, gọi HS khác trả lời tiếp
C. Giải thích một chút rồi HS tiếp tục trả lời
D. Đưa ra CH nhỏ, đơn giản hơn

8

1
2
2
5

20
40
40
100


4
0
3
2

80
0
60
40

0
0
0
2
3

0
0
0
40
60

2
1
3
0
4

40
10

60
0
80

4
3
1

80
60
20

0
0
3
4

0
0
60
80


Từ kết quả trên cùng với quá trình quan sát sư phạm trong hai đợt thực tập sư phạm
chúng tôi có một số nhận xét sau:
- GV đánh giá đúng vai trò của CH, PTTQ và CH hướng dẫn HS KTKT từ PTTQ
trong quá trình DH. Vì vậy, trong quá trình DH, GV đã chú trọng phát huy PP DH tích
cực bằng PP vấn đáp kết hợp PP trực quan.
- PP trực quan: 100% GV được hỏi sử dụng PTTQ để DH trong đó có tới 80% GV
không chỉ sử dụng các PTTQ ở SGK, SGV mà còn sử dụng các phương tiện có trên

mạng internet và các phần mềm DH khác.
- PP vấn đáp: là PP chủ yếu được tất cả các GV được hỏi sử dụng trong quá trình
DH. Tuy nhiên CH đặt ra chủ yếu ở mức độ biết (60%) và hiểu (100%). Nguyên nhân là
do khi xây dựng CH, GV gặp khó khăn ở khâu diễn đạt khả năng mã hoá nội dung kiến
thức thành CH (40%) và khâu sắp xếp CH theo mục đích lý luận dạy học (60%)
- Trong quá trình DH, CH KTKT từ PTTQ được 80% GV sử dụng trong khâu
nghiên cưú tài liệu mới; 60% GV sử dụng trong khâu củng cố, hoàn thiện tri thức; rất ít
GV (20%) sử dụng loại CH này vào khâu kiểm tra, đánh giá.
1.3.2. Học sinh
Quá trình điều tra được tiến hành ở hai trường THPT Đa Phúc và trường THPT
Sóc Sơn (đều thuộc huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) trong đó có: 44 HS lớp 11M
trường THPT Đa Phúc (có máy chiếu) và 99 HS lớp 11B và 11M trường THPT Sóc
Sơn. Kết quả điều tra thu được như sau:
Kết quả
Câu hỏi
Câu 1: Hoạt động ở nhà của em trước khi tới trường
là gì?
1. Học bài cũ
A. Làm câu hỏi - bài tập trong sách giáo khoa (SGK)
B. Trả lời câu hỏi và làm thêm các bài nâng cao
C. Đọc thêm các tài liệu liên quan ngoài SGK
2. Đọc trước bài mới trong SGK
A. Theo nhắc nhở của thầy (cô)
B. Tự trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài
C. Tóm tắt bài mới
D. Ghi lại điều chưa hiểu
E. Tự đặt câu hỏi để tìm hiểu bài mới
F. Tìm thông tin từ kênh hình, bảng biểu, sơ đồ, thí
9


Số lượng

%

120
10
14

84
7
9.8

58
25
21
11
8
26

40.5
17.5
14.7
7.7
5.6
18.2


nghiệm,… trong và ngoài SGK
Câu 2: Khi đọc bài, gặp vấn đề không hiểu em
thường làm gì?

A. Bỏ qua, không quan tâm tới vấn đề đó nữa
B. Tới lớp nghe thầy (cô) giảng
C. Ghi lại vấn đề đó và tới lớp chủ động hỏi thầy (cô)
Câu 3: Trong giờ học, khi thầy (cô) ra câu hỏi em
thường làm gì?
A. Tập chung suy nghĩ và làm theo yêu cầu của thầy
(cô) để tìm câu trả lời
B. Viết sơ lược ý trả lời rồi thảo luận với bạn bè
C. Chờ câu trả lời của người khác
D. Trả lời dựa theo câu trả lời của các bạn
Câu 4: Đối với những câu hỏi thầy (cô) hướng dẫn
em khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan:
kênh hình, bảng biểu, sơ đồ, thí nghiệm,… em
thường làm gì để tìm câu trả lời?
A. Tập chung phân tích các phương tiện trực quan
theo dẫn dắt của thầy (cô)
B. Chỉ lướt qua rồi hỏi bạn bè
C. Không để ý tới các phương tiện trực quan đó
Câu 5: Khi thầy (cô) ra câu hỏi, em thường gặp
những khó khăn gì?
A. Không hiểu câu hỏi
B. Hiểu câu hỏi nhưng không làm được
C. Làm được nhưng không diễn đạt được theo ý nghĩ
của mình

29
61
57

20.3

42.7
40

79

55.2

37
18
9

25.9
12.6
6.3

99

69.2

35
4

24.5
2.8

12
42
88

8.4

29.3
61.5

Từ kết quả trên cùng quá trình quan sát sư phạm, trò chuyện với một số HS trường
THPT Đa Phúc và THPT Sóc Sơn chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Đa số HS rất đam mê các môn học ứng dụng như: Vật lý, hoá học, sinh học…
(thể hiện rõ ở câu 2). Vì vậy trong quá trình học, các em hay chú ý tới các CH thầy (cô)
đặt ra (55.2% HS tập chung suy nghĩ và làm theo yêu cầu của thầy (cô) để tìm ra câu trả
lời) đặc biệt là những CH yêu cầu các em KTKT từ PTTQ (69.2% HS tập chung phân
tích các PTTQ theo dẫn dắt của thầy (cô)).

10


- Tuy nhiên có khoảng 29% HS hiểu được CH mà GV đặt ra nhưng không làm
được. Điều này chứng tỏ CH mà GV đặt ra chưa phù hợp với HS và đặc điểm của địa
phương. Kết quả là 84% HS học bài cũ theo CH - BT trong SGK. Số HS làm được CH
mà GV đặt ra nhưng không diễn đạt được theo ý nghĩ của mình chiếm 61.5%. Con số
này chứng tỏ quá trình dạy học chưa phát triển cho HS ngôn ngữ và năng lực diễn đạt
(yếu tố quan trọng để thành công trong cuộc sống). Qua nhiều lần không trả lời được
CH, không diễn đạt được ý nghĩ của mình, HS sẽ chán nản dần PP DH của GV cuối
cùng là không yêu thích môn học từ đó không hình thành ở HS PP tự học. Điều này thể
hiện rất rõ qua kết quả câu 1: 17.5% HS tự trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài, 14.5% HS
tóm tắt bài mới, 7.7% HS ghi lại điều chưa hiểu và 5.6% HS tự đặt CH để tìm hiểu bài
mới (ý thức và PP tự học thấp, giảm nhanh qua các mức độ).
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI
KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN
2.1. Nguyên tắc xây dựng CH KTKT từ PTTQ
2.1.1. Bám sát mục tiêu bài học
Mục tiêu là đích mà quá trình dạy - học cần đạt được. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên

khi xây dựng CH KTKT từ PTTQ là phải bám sát mục tiêu dạy - học để tránh đặt những
CH lan man, không đúng trọng tâm.
2.1.2. Đảm bảo tính chính xác, khoa học
CH được phải đảm bảo tính chính xác, khoa học của nội dung bài học thì việc định
hướng tìm tòi của HS mới đạt được mục tiêu dạy - học.
2.1.3. Đảm bảo nguyên tắc hệ thống theo mục đích dạy học
Trong quá trình DH, PTTQ và CH KTKT từ PTTQ phải được biên soạn một cách
logic hệ thống thể hiện qua từng bài, từng chương, từng phần và toàn bộ chương trình
sao cho lời giải của CH trước là cơ sở tìm tòi của CH sau.
2.1.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực, phù hợp với đối tượng HS
Khi DH, GV luôn phải ghi nhớ: “HS không phải là chiếc bình cần đổ đầy kiến thức
mà các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên” (trích lời hiệu phó trường THPT Đa
Phúc). Nói cách khác, việc phát huy tính tích cực của HS trong giờ học là nhiệm vụ
thiêng liêng của GV. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, CH KTKT từ PTTQ mà GV đặt ra
phải phát huy được tiềm năng trong các em và điều đó đòi hỏi mỗi GV phải có nghệ
thuật đặt CH.
Nghệ thuật đặt CH chính là nghệ thuật xác định tỷ lệ giữa cái đã biết và điều chưa
biết để các em cảm thấy yêu cầu của thầy, cô phù hợp với khả năng của mình. Nếu CH
quá khó, HS không trả lời được sẽ gây cho các em tâm lý chán nản và không muốn phát
biểu trong giờ học. Ngược lại, nếu đáp án của CH được tìm ra một cách quá dễ dàng,
11


không cần suy nghĩ HS cũng không thích phát biểu: “Cô hỏi toàn những cái trong SGK,
con chẳng thích giơ tay vì hỏi thế thì bạn nào cũng trả lời được”. Vì vậy, không nên tìm
những con đường đi dễ dàng nhất trong giảng dạy, phải cho HS thấy học cũng là một
dạng tập luyện trí óc. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng rất lớn tới tính tích cực, sự
tự tin và mong muốn khẳng định mình của các em.
2.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên lý giáo dục của Đảng: Học đi đôi với hành, lý

luận gắn liền với thực tiễn và đặc điểm của bộ môn SH là môn khoa học thực nghiệm.
2.2. Quy trình xây dựng CH hướng dẫn HS KTKT từ PTTQ
Dựa trên những nguyên tắc trên, quá trình xây dựng CH hướng dẫn HS KTKT từ
PTTQ trải qua 6 bước theo sơ đồ sau:
Xác định mục tiêu dạy - học

Phân tích nội dung dạy - học

Xác định nội dung có thể mã hoá thành CH

Tìm PTTQ phù hợp với nội dung có thể mã hoá thành CH

Diễn đạt nội dung mã hoá đó thành CH

Sắp xếp CH theo mục đích lý luận dạy - học
2.3. Phân tích mục tiêu, nội dung chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng - SH
11.
Xem trong bản chính
2.4. Bảng hệ thống CH KTKT từ PTTQ
Xem trong bản chính

12


2.5. Quy trình sử dụng CH KTKT từ PTTQ
GV

HS

Đưa ra PTTQ


Quan sát

Nêu CH KTKT từ
PTTQ

Phân tích PTTQ theo
định hướng của GV

Tổ chức thảo luận
nhóm hay hoạt động
cá nhân

Thảo luận nhóm
hoặc tự lực giải
quyết vấn đề

Nhận xét và hoàn
thiện tri thức cho HS

Trả lời CH

Cùng HS tháo gỡ
thắc mắc bằng CH
phụ

Nêu vấn đề thắc mắc
dưới dạng CH

Vận dụng kiến thức

mới

Phân tích kiến thức
và tư duy để giải
thích

13


Dưới đây là một số VD cụ thể sử dụng các CH KTKT từ PTTQ chúng tôi đã xây
dựng được trong quá trình dạy học một số kiến thức chương I: “chuyển hóa vật chất và
năng lượng” - SH 11 theo quy trình trên:
VD1: Dạy kiến thức “động lực đẩy dòng mạch gỗ” (bài 2: vận chuyển các chất
trong cây)
* Đầu tiên, GV chiếu phim cách tiến hành 3 TN sau:
TN1: Cắt sát gốc cây cà chua đang sống và để 2 giờ.
TN2: Cắt một cành cây nhỏ con nguyên bộ lá cắm vào một ly thuỷ tinh đựng nước
sao cho bộ lá ở phía ngoài lọ sau đó bịt miệng lọ lại và đánh dấu mực nước trong lọ. Sau
2ngày quan sát mực nước trong lọ.
TN3: Lấy một túi nilon trắng to chụp lên bộ lá của cây trồng trong chậu cảnh. Vẫn
tưới nước cho cây bình thường. Sau 2 ngày tháo túi nilon ra. Quan sát hiện tượng trên lá
cây cảnh.
Quan sát cách tiến hành các TN này.
* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các CH sau:
1. Hãy phán đoán kết quả 3 TN trên?
2. Giải thích kết quả các TN?
3. Kết quả TN chứng minh điều gì?
4. Từ kết quả các TN hãy kết luận về động lực của dòng mạch gỗ?
HS tiến hành thảo luận luận nhóm để tìm đáp án của các CH trên.
Đại diện nhóm trả lời các CH, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

* GV nhận xét kết quả và hoàn thiện tri thức cho HS
1. TN1: Gốc cây cà chua có hiện tượng rỉ nhựa (có giọt nước đọng trên đầu vết
cắt).
TN2: Mực nước trong lọ giảm xuống
TN3: Lá cây ướt, đầu mỗi lá có giọt nước.
2. TN1: Cây cà chua có hiện tượng rỉ nhựa là do nước được rễ cây hút từ đất dồn
vào liên tục trong mạch gỗ tạo nên một lực dồn nén đẩy dòng nước lên trên.
TN2: Mực nước trong lọ giảm xuống là do tế bào khí khổng bị mất nước và hút
nước từ các tế bào nhu mô bên cạnh, các tế bào nhu mô này lại hút nước từ mạch gỗ ở
lá rồi ở thân và hút nước từ trong lọ.
TN3: Nước thoát hơi từ lá nhiều bị túi nilon ngăn lại làm cho độ âm bên trong túi
bão hòa dẫn tới ức chế quá trình thoát hơi nước. Cây vẫn được tưới nước đầy đủ, dòng
nước vẫn đi vào trong cây, nên cây vẫn thoát hơi nước bằng cách ứ giọt qua thủy khổng
ở ngọn lá.
3. Kết quả TN1 chứng minh có áp suất rễ.
14


Kết quả TN2 chứng minh có lực hút do thoát hơi nước của tán lá.
Kết quả TN3 chứng minh có lực đẩy từ rễ, hiện tượng giọt nước treo trên ngọn lá
đã chứng minh có lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch.
4. Động lực đẩy dòng mạch gỗ trong cây gồm:
- Lực hút do thoát hơi nước của tán lá.
- Lực đẩy do áp suất rễ.
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch.
HS nêu vấn đền còn thắc mắc dưới dạng CH
GV cùng HS tháo gỡ những thắc mắc bằng những CH phụ.
* Vận dụng: Vận dụng kiến thức mới bằng các CH KTKT từ những PTTQ khác: tại
sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân bụi thấp và cây thân thảo?
Phân tích kiến thức vừa học và tư duy để trả lời CH.

VD2: Dạy kiến thức “đặc điểm TH ở thú ăn TV” (bài 16: tiêu hoá ở ĐV)
* GV chiếu hình 16.2 (C)
HS quan sát hình vẽ
* GV yêu cầu HS về nhà phân tích H16.2 (C) để thiết kế sơ đồ tiêu hoá trong ống
tiêu hoá ở thú ăn TV
HS tự lực phân tích hình để sơ đồ hoá quá trình tiêu hoá trong ống tiêu hoá của
thú ăn TV.
Trả lời CH và các thành viên khác trong lớp nhận xét, bổ sung
* GV nhận xét và hoàn thiện tri thức cho HS
HS nêu những vấn đề còn thắc mắc dưới dạng CH
GV cùng HS tháo gỡ những thắc mắc bằng CH phụ.
* Vận dung: Vận dụng kiến thức mới bằng các CH KTKT từ những PTTQ khác: Hệ
vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ có tác dụng gì?

15


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
- SGK SH11 được biên soạn theo cấu trúc hệ thống, nội dung được mã hoá trong
kênh hình, bảng biểu, sơ đồ, thí nghiệm,…nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong
học tập của HS. Vì vậy, để khai thác tối đa kiến thức từ PTTQ, khi DH rất cần sử dụng
CH hướng dẫn HS KTKT từ PTTQ theo quan điểm hệ thống để hình thành khái niệm
cấp độ cơ thể và phát triển kỹ năng kỹ sảo cho HS.
- Qua quá trình điều tra và quan sát sư phạm chúng tôi nhận thấy: Đa số GV sử
dụng CH KTKT từ PTTQ khi DH nhưng chủ yếu ở mức độ biết và hiểu, CH chưa khai
thác triệt để kiến thức từ PTTQ nên bài giảng sử dụng nhiều PTTQ. Đôi khi việc sử
dụng nhiều PTTQ trong giờ học đối với GV lại là “con dao hai lưỡi”. Vì vậy, việc xây
dựng được hệ thống CH KTKT từ PTTQ ở mức độ cao hơn và khai thác triệt để kiến
thức từ PTTQ rất cần thiết để nâng cao hiệu suất giảng dạy và kích thích tư duy của HS.

- Đối với HS, đa số các em rất chú ý vào bài học khi thầy, cô sử dụng PTTQ trong
giờ học nhưng các em thường lúng túng trước CH KTKT từ PTTQ mà GV đặt ra. Đa số
các em hiểu CH nhưng không làm được hay làm được nhưng không diễn đạt được theo
ý hiểu của mình. Như vậy, khi xây dựng hệ thống CH KTKT từ PTTQ, GV phải tìm
kiếm những PTTQ phù hợp với đặc điểm của từng địa phương để các em thấy môn học
thiết thực và gần gũi với cuộc sống.
- PTTQ có vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học. Đối với GV, PTTQ là
phương tiện DH hiệu quả để gây sự chú ý và kích thích tư duy sáng tạo của HS. Đối với
HS, PTTQ khắc phục được khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn để dễ dàng hoá quá
trình nhận thức. Nhưng PTTQ chỉ có thể phát huy được vai trò của mình khi và chỉ khi
GV sử dụng CH KTKT từ PTTQ. Với tư cách là một kỹ thuật DH, để đạt được hiệu quả
cao phải có quy trình xây dựng và sử dụng hợp lý CH KTKT từ PTTQ.
2. Đề nghị
- Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi thấy việc dạy học Sinh học cơ thể theo
cấu trúc hệ thống và việc sử dụng CH KTKT từ PTTQ còn gặp nhiều khó khăn do thiếu
cơ sở vật chất như: máy chiếu, dụng cụ TN, vườn thực hành, đồ dùng học tập ít và chủ
yếu là của chương trình SGK cũ,…. Hi vọng trong thời gian tới, Bộ Giáo dục đào tạo sẽ
nâng cấp đồng bộ cơ sở vật chất và đổi mới chính sách để CH KTKT từ PTTQ phát huy
tối đa hiệu quả khi DH theo cấu trúc hệ thống.
- Qua quá trình thực tập sư phạm tại trường THPT Đa Phúc - Sóc Sơn - Hà Nội,
chúng tôi thấy khi sử dụng CH KTKT từ PTTQ đem lại hiệu quả cao khi giảng dạy. HS
tích cực, chủ động hơn trong quá trình học tập, kiến thức bài học được các em hiểu sâu,
16


nhớ lâu và vận dụng tốt. Chính vì vậy, chúng tôi mong rằng CH KTKT từ PTTQ sẽ
được các GV đặc biệt là những SV mới ra trường sử dụng trong giờ dạy.
- Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả của đề tài chỉ dừng lại ở
những kết luận ban đầu, nhiều vấn đề chưa được phát triển sâu rộng và không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Hi vọng trong thời gian tới sẽ có những nghiên cứu bổ sung và

triển khai trên diện rộng hơn và nâng cao hơn nữa giá trị thực tiễn. Chúng tôi rất mong
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thị Thái Anh (2007), Xây dựng và sử dụng câu hỏi - bài tập để phát huy khả
năng tự học của HS trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng kượng Sinh học 11 - THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học Giáo dục.
2. Đinh Quang Báo - Nguyễn Đức Thành (1996), Lý luận dạy học sinh học phần đại
cương, Nxb Giáo dục.
3. Hà Văn Dũng (2010), Vận dụng quan điểm phát triển đồng tâm nội dung chương
trình Sinh học phổ thông để dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng lượng Sinh học 11, Luận văn thạc sỹ khoa học Giáo dục.
4. Trần Bá Hoành - Trịnh Nguyên Giao (2007), Giáo trình đại cương phương pháp dạy
học Sinh học, Nxb ĐHSP.
5. Khuất Duy Hùng (2009), Xây dựng và sử dụng câu hỏi - bài tập để tích cực hoá hoạt
động của học sinh trong dạy học chương I phàn di truyền học - Sinh học 12 THPT,
Luận văn thặc sỹ khoa học Giáo dục.
6. Ngô Văn Hưng (Chủ biên) - Nguyễn Hải Châu - Lê Hồng Điệp - Nguyễn Thị Hồng
Liên (2010), Hướng dẫn thực hiên chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Sinh học lớp 11,
Nxb Giáo dục.
7. Nguyễn Thị Thu Huyền (2001), Sử dụng phương tiện trực quan và tư liệu để tổ chức
hoạt động học tập trong dạy học Sinh học 10 - THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học
Giáo dục.
8. Nguyễn Như Khanh - Cao Phi Bằng (2009), Sinh lý học thực vật, Nxb Giáo dục.
9. Trần Văn Kiên (2001), Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng câu hỏi, bài tập cho giáo viên để
dạy phần cơ sở di truyền ở trường THPT, Luận văn thạc sỹ Giáo dục.
10. Trần Bảo Linh (2004), Xây dựng câu hỏi và bài tập hướng dẫn HS quan sát phương
tiện trực quan trong dạy học chương III, IV (SHTB) và chương II, III (SHVSV) Sinh học 10 - SGK thí điểm ban KHTN (Bộ 2), Luận văn thạc sỹ khoa học Giáo dục.

17


11. Nguyễn Duy Minh (Chủ biên) - Trương Đức Bình - Nguyễn Văn Đính - Hoàng Thị

Kim Huyền - Đinh Thị Kim Nhung - Nguyễn Chí Tâm - Nguyễn xuân Thành Nguyễn Đình Tuấn (2007), Thiết kế bài giảng Sinh học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục.
12. Nguyễn Thị Nghĩa (2008), Vận dụng tiếp cận cấu trúc hệ thống trong dạy học Sinh
học 11, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Dạy học Sinh học ở trường phổ thông theo
chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb Nghệ An.
13. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008), Sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện năng lực tự
học SGK Sinh học 10 - THPT cho học sinh qua dạy học phần Sinh học vi sinh vật”,
Luận văn thạc sỹ khoa học Giáo dục.
14. Phan Minh Tiến (1999), Nghiên cứu sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích
cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học ở trường THCS, Luận án
tiến sỹ Giáo dục.
15. Nguyễn Thị Hồng Trang (2009), Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học chương
chuyển hoá vật chất và năng lượng - Sinh học 11 (Ban cơ bản), Luận văn thạc sỹ
khoa học Giáo dục.
16. Nguyễn Quang Vinh (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) - Trần Đăng Cát - Đỗ Mạnh
Hùng (2011), Sinh học 8, Nxb Giáo dục Việt Nam.
17. Nguyễn Quang Vinh (Tổng Chủ biên) - Trần Kiên (Chủ biên) - Nguyễn Văn Khang
(2011), Sinh học 7, Nxb Giáo dục Việt Nam.
18. Nguyễn Quang Vinh (Tổng Chủ biên) - Hoàng Thị Sản (Chủ biên) - Nguyễn Phương
Nga - Trịnh Thị Bích Ngọc (2011), Sinh học 6, Nxb Giáo dục Việt Nam.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC CƠ THỂ
PHỤ LỤC II: MỘT SỐ GIÁO ÁN MẪU
PHỤ LỤC III: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
Xem trong bản chính

18




×