Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Tài chính công ty đa quốc gia chuyển giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.38 KB, 50 trang )

Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

A. LÝ THUYẾT
1. Chuyển giao nội bộ (Các nghiệp vụ mua bán nội bộ)
Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của MNC là những hoạt động mua bán qua lại giữa
công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các công ty con của MNC với nhau. Các công ty
con của MNC hoạt động trên phạm vi của nhiều quốc gia khác nhau do đó các giao
dịch nội bộ của các MNC diễn ra rất đa dạng và phức tạp với số lượng ngày càng nhiều
và giá trị ngày càng lớn. Các hoạt động này được thực hiện thông qua các giao dịch
như: giao dịch chuyển giao nội bộ tài sản cố định hữu hình hay tài sản cố định vô
hình; chuyển giao nguyên vật liệu, thành phẩm, thông qua sự dịch chuyển nguồn vốn
như cho vay và đi vay nội bộ; qua việc tài trợ và nhận tài trợ về các nguồn lực như tài
lực và nhân lực, qua sự cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn quản lý; qua các
chi phí cho việc quảng cáo và chi phí nghiên cứu phát triển.
Trong thực tế, các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ thường được các nhà quản lý của
MNC định giá sao cho tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp trên bình diện toàn tập đoàn,
đây chính là hành vi chuyển giá. Hành vi này không chỉ tác động lên kết quả hoạt động
của MNC mà còn tác động lên ngân sách quốc gia. Để hạn chế hành vi chuyển giá, các
quốc gia cần áp dụng nguyên tắc dựa trên nguyên lý giá thị trường ALP (The Arm’s –
Length Principle) trong việc định giá các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ nhằm đảm bảo
tính công bằng trong thương mại. Nguyên tắc ALP chính là cơ sở cho các nghiệp vụ mua
bán, trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ giữa các quốc gia. Nguyên tắc này đòi hỏi các
nghiệp vụ mua bán nội bộ trong các MNC phải được thực hiện như các nghiệp vụ mua
bán diễn ra giữa các bên độc lập với nhau nhằm thể hiện được tính khách quan của quan
hệ thị trường.
2. Các phương pháp định giá chuyển giao
Trước khi đi vào các phương pháp định giá chuyển giao, chúng ta cần biết định giá
chuyển giao là gì?


1


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

Định giá chuyển giao là việc sử dụng các phương pháp để xác định giá cả của các
nghiệp vụ chuyển giao trong nội bộ một MNC phù hợp với thông lệ quốc tế và được chấp
nhận bởi các quốc gia nơi mà các công ty con của MNC đang hoạt động.
Việc định giá chuyển giao là cần thiết cho công tác quản trị của các thành viên trong
các MNC, nhưng khi giá chuyển giao nội bộ cao hơn hay thấp hơn giá thị trường thì xảy
ra hoạt động chuyển giá, đồng thời đây cũng là phương pháp giúp chính phủ xác định
xem các MNC có thực hiện chuyển giá hay không.
2.1. Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price
Method - CUP)
Nội dung: so sánh giá cả phải trả cho các hàng hoá hoặc dịch vụ được chuyển giao
trong một nghiệp vụ chuyển giao có kiểm soát với giá cả phải trả cho các hàng hoá và
dịch vụ chuyển giao trong một nghiệp vụ chuyển giao tự do có thể so sánh được.
Cơ sở: thực hiện nguyên tắc giá thị trường (tức là dựa trên quan hệ không quen biết).
Nếu có sự khác biệt không lớn lắm giữa các nghiệp vụ chuyển giao của bên có liên
kết với bên không liên kết, có thể làm ảnh hưởng đến giá cả giao dịch như: chất lượng
hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá, điều kiện giao hàng, thời hạn chuyển giao, quan hệ thanh
toán, có thể thực hiện phương pháp “CUP được điều chỉnh”. Phương pháp CUP có điều
chỉnh sẽ không thực hiện được khi có những sự khác biệt trong các nghiệp vụ chuyển
giao giữa các bên có liên kết và không liên kết mà việc điều chỉnh rất khó thực hiện, hoặc
không thực hiện được. Những sự khác biệt đó bao gồm: khác biệt về chất lượng sản
phẩm; khác biệt thị trường về mặt địa lý; khác biệt về cấp độ thị trường; khác biệt về số
lượng và loại tài sản vô hình liên quan đến việc bán hàng.
2.2. Phương pháp cộng thêm chi phí (Cost plus method - CPM)

Phương pháp giá vốn cộng thêm chi phí dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản
phẩm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó
cho bên liên kết.

2


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

Giá bán ra của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá vốn (hoặc
giá thành) của sản phẩm cộng (+) lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) sản
phẩm bán ra, phản ánh mức lợi nhuận hợp lý tương ứng với chức năng hoạt động của
doanh nghiệp và điều kiện thị trường. Mức lợi nhuận này phải được tính toán sao cho giá
cả chuyển giao trong nghiệp vụ này có thể so sánh căn bản với giá thị trường trong các
nghiệp vụ mua bán chuyển giao giữa một công ty là thành viên của MNC và một công ty
độc lập hoặc là giao dịch giữa hai công ty hoàn toàn độc lập với nhau.
Điều quan trọng là tính phần lợi nhuận tăng thêm bao nhiêu là hợp lý. Phần lợi nhuận
tăng thêm này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
• Nếu công ty này chỉ sản xuất và thực hiện mua bán theo hợp đồng cho chỉ mỗi
công ty mẹ và không gia công cho bất cứ công ty nào khác thì phần lợi nhuận tăng thêm
này sẽ được tính theo một tỷ lệ trên giá vốn sao cho hợp lý.
• Nếu công ty sản xuất ra sản phẩm vừa bán cho công ty mẹ và công ty độc lập khác
thì phần lợi nhuận tăng thêm sẽ được phân bổ theo tỷ lệ tổng vốn tham gia vào quá trình
sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó, còn phải so sánh giá cả hàng hóa dịch vụ trong nghiệp
vụ mua bán nội bộ và nghiệp vụ mua bán với công ty độc lập.
• Thêm vào đó, một số yếu tố như chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh sẽ kéo
theo một số các chi phí kèm theo sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi gộp .

• Các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng như các ràng buộc giao hàng về thời gian, số
lượng và chất lượng sản phẩm, lưu kho, lưu bãi…
Phương pháp này thường được áp dụng trong một số trường hợp sau:
• Đối với công ty sản xuất, chế biến, lắp ráp, chế tạo và bán cho các bên liên kết, gia
công chế biến và phân phối.
• Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác
kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm hoặc thực hiện các thỏa thuận
về cung cấp các yếu tố đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
• Giao dịch cung cấp dịch vụ các bên liên kết.

3


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

2.3. Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method –RPM)
Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm
do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ bên
liên kết.
Giá mua vào của sản phẩm từ bên liên kết được xác định trên cơ sở giá bán ra của sản
phẩm trong các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khác được tính
trong giá sản phẩm mua vào (nếu có) (ví dụ: thuế nhập khẩu, phí hải quan, chi phí bảo
hiểm, vận chuyển quốc tế).
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) được xác định bằng giá trị
chênh lệch giữa giá bán ra (doanh thu thuần) và giá vốn sản phẩm mua vào chia cho (:)
giá bán ra (doanh thu thuần). Trường hợp doanh nghiệp có chức năng là đại lý phân phối
không có quyền sở hữu sản phẩm và được hưởng hoa hồng đại lý theo tỷ lệ phần trăm
(%) trên giá bán của sản phẩm thì tỷ lệ đó được coi là tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán

ra (doanh thu thuần).
Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu
thuần) như:
• Các chi phí phản ánh chức năng của doanh nghiệp (ví dụ: đại lý phân phối độc
quyền, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại, bảo hành...);
• Chủng loại, quy mô, khối lượng, thời gian quay vòng của sản phẩm mua vào để
bán lại và tính chất hoạt động của giao dịch trên thị trường (ví dụ: bán buôn, bán lẻ, ...);
• Phương pháp hạch toán kế toán (tức là phải đảm bảo các yếu tố cấu thành lợi
nhuận gộp và doanh thu của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập là tương đương nhau
hoặc cùng được áp dụng chung các chuẩn mực kế toán).
2.4. Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method - PSM)

4


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

Phương pháp PSM được sử dụng trong những trường hợp, các MNC có mối liên kết
mua bán qua lại quá chặt chẽ, các giao dịch với khối lượng lớn và phức tạp (với những
trường hợp này, các phương pháp như CUP, RPM tỏ ra không hiệu quả).
Phương pháp này dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết, tổng hợp của
nhiều thành viên trong MNC thực hiện, sau đó thực hiện tính toán lợi nhuận cho từng
thành viên tham gia liên kết giống như cách các bên giao dịch độc lập phân chia lợi
nhuận trong những điều kiện tương đương.
Các giao dịch tổng hợp thường là các giao dịch đặc thù, duy nhất bao gồm nhiều giao
dịch liên kết có liên quan chặt chẽ về các đặc tính sản phẩm.
Ví dụ: Một công ty X là công ty độc lập ở Việt Nam, có liên kết với công ty Y là
thành viên của tập đoàn sản xuất xe ô tô. Công ty Y sẽ chuyển đầu vào cho công ty X lắp

ráp và hoàn thiện sản phẩm. Sau khi hoàn thành sản phẩm, sẽ được bán trong nước ( Việt
Nam) bởi công ty X và bán lại cho một công ty Z ( là thành viên của MNC tại một quốc
gia khác).
Dựa vào mối liên hệ giữa các bên tham gia thì có hai cách tính cho phương pháp chiết
tách lợi nhuận như sau:
Cách 1: trước hết ta tính tỷ lệ góp vốn (chi phí), sau đó ta tổng hợp lợi nhuận từ giao
dịch tổng hợp rồi phân chia cho mội bên liên kết theo tỷ lệ góp vốn.
Cách 2: phân chia lợi nhuận theo hai bước sau:
• Bước 1: Trước hết phân chia lợi nhuận cơ bản cho mỗi bên tham gia giao dịch liên
kết tương ứng với chức năng hoạt đông của mình. Sở dĩ gọi là lợi nhuận cơ bản vì nó
chưa tính đến các yếu tố đặc thù và duy nhất (ví dụ: độc quyền sở hữu hoặc sử dụng tài
sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ).
Phần lợi nhuận cơ bản này được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lợi
tương ứng với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi
nhuận gộp.

5


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

• Bước 2: Phân chia lợi nhuận phụ trội cho mỗi bên tham gia giao dịch liên kết
tương ứng với tỷ lệ đóng góp liên quan đến tổng lợi nhuận phụ trội (bằng với tổng lợi
nhuận thu được trừ đi tổng lợi nhuận cơ bản đã phân chia ở bước 1). Phần lợi nhuận phụ
trội này phản ánh lợi nhuận của giao dịch liên kết tổng hợp mà cơ sở kinh doanh thu
được ngoài phần lợi nhuận cơ bản nhờ các yếu tố đặc thù, duy nhất.
Phần lợi nhuận phụ trội của mỗi bên bằng tổng lợi nhuận phụ trội nhân với tỷ lệ đóng
góp các chi phí hoặc tài sản dưới đây của mỗi bên:

 Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm
 Giá trị (sau khi đã trừ đi khấu hao) của tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí
tuệ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Trong thực tế phương pháp chiết tách lợi nhuận thường được áp dụng cho các trường
hợp các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển
sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh
doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối
cùng để lưu thông sản phẩm gắn liền với việc sỡ hữu hoặc quyền sỡ hữu trí tuệ duy nhất.
2.5. Phương pháp so sánh lợi nhuận (Comparable profit method - CPM)
Phương pháp so sánh lợi nhuận là phương pháp mở rộng của phương pháp giá bán lại
và phương pháp giá vốn cộng lãi. Phương pháp này dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm
trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của
sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương
đương nhau. Phương pháp này không cho ra kết quả về giá mà tính ra được thu nhập
thuần trước thuế là cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và được áp dụng với
một trong các điều kiện sau:
• Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và
giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời;
• Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời nhưng các
khác biệt này đã được loại trừ bằng cách xác định giá trị bằng tiền của các khác biệt trọng
6


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

yếu đó để điều chỉnh, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể tăng hoặc giảm giá trị nhằm
loại trừ các khác biệt trọng yếu đó.
Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời như:

• Các yếu tố về tài sản, vốn và chi phí sử dụng cho việc thực hiện chức năng chính
của doanh nghiệp (ví dụ: sản xuất, chế biến trên cơ sở sử dụng máy móc do doanh nghiệp
đầu tư có khả năng thu lợi nhuận cao hơn so với việc sản xuất, chế biến trên cơ sở sử
dụng máy móc do cơ sở khác cho thuê để gia công);
• Tính chất ngành nghề hoạt động, nhóm sản phẩm và công đoạn sản xuất hoặc tiêu
thụ (ví dụ: thành phẩm được làm từ nguyên vật liệu thô hoặc từ bán thành phẩm);
• Phương pháp hạch toán kế toán và cơ cấu chi phí của sản phẩm (ví dụ: sản phẩm
đang trong giai đoạn khấu hao nhanh so với khấu hao thông thường).
2.6. Phương pháp chuyển giao lợi nhuận ròng (Transactional Net Margin Method TNMM)
Theo phương pháp này thì lợi nhuận thu được từ các bên liên kết sau khi đã trừ đi các
định phí và biến phí liên quan, được xem xét theo tỷ lệ phần trăm của một khoản mục cơ
sở nào đó, ví dụ là doanh số bán hàng, tổng giá vốn hàng bán ra hay tổng giá trị tài sản…
thích hợp nhất là khi lợi nhuận này được so sánh với lợi nhuận của các hoạt động giao
dịch độc lập khác có thể so sánh được của cùng công ty mà chúng ta đang đề cập đến.
Trong trường hợp nếu không tồn tại các giao dịch độc lập có thể so sánh đối với công
ty con của MNC thì ta có thể lấy lợi nhuận thu được trong các chuyển giao có thể so sánh
được của hai công ty không liên kết khác làm cơ sở. Trong một số trường hợp cần phải
áp dụng các điều chỉnh mang tính định lượng cho các khác biệt về mặt vật chất giữa các
chuyển giao liên kết và các chuyển giao độc lập. Do phương pháp này tập trung vào phân
tích lợi nhuận phát sinh từng nghiệp vụ chuyển giao một cách riêng lẻ, nên phương pháp
này sẽ bị gặp khó khăn khi các nghiệp vụ phát sinh có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ
với nhau. Các chuyển giao mang tính chất đa dạng và phức tạp sẽ khó tìm được các giao
dịch tương ứng để có thể so sánh được
3. Chuyển giá
7


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá


3.1. Định nghĩa
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài
sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị
trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi Nations Company)
trên toàn cầu.
3.2. Các hình thức chuyển giá
Tùy vào hoàn cảnh kinh doanh khác nhau mà các MNC sử dụng các biện pháp khác
nhau để thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu.
a. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần vốn
góp của bên phía có ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó, sự chi phối trong các quyết định
liên quan đến hoạt dộng của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được chia sẽ tăng.
Ngoài ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giá tài sản được chia cao hơn.
Đối với các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc nâng tài sản góp vốn sẽ
giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm, làm tăng chi phí đầu vào. Việc tăng mức
khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư:
• Nhanh hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư.
• Giảm mức thuế TNDN phải đóng cho nước tiếp nhận đầu tư
b. Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu…(tài sản vô
hình)
Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi dụng
việc này mà các MNC chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng thương hiệu, công thức pha
chế, chuyển giao công nghệ… nhằm tăng phần góp vốn của mình lên. Một số trường hợp
phía góp vốn bằn tài sản vô hình có xuất trình gấy chứng nhận của công ty kiểm toán
nhưng độ tin cậy, trung thực của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định.
c. Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ công ty đối
tác trong liên doanh với giá cao
8



Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh toán
tiền hàng nhập khẩu. Ngoài ra, việc mua hàng nhập khẩu với giá đắt làm chi phí sản xuất
tăng, dẫn tới lợi nhuận chịu thuế TNDN giảm.
d. Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản

Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê trung gian. Một số đối
tác liên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả lại thấp. Chi
phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu.
Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao, ngoài ra còn phải
trả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà quản lý. Ở một số trường
hợp cũng có hiện tượng chuyển giá ở khâu này khi công ty cung cấp nguồn nhân lực
cũng là công ty con của cùng một tập đoàn.
Một số trường hợp còn thực hiện chuyển giá thông qua hình thức đào tạo ở nước
ngoài: cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ với chi phí cao.
Một hình thức chuyển giá của công ty có vón FDI là trả lương, chi phí cho chuyên gia
tư vấn được gởi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư ván này rất khó xác định số lượng và
chất lượng để xác định chi phí cao hay thấp. Lợi dụng điều này, nhiều công ty FDI thực
hiện hành vi chuyển giá mà thực chất là chuyển lợi nhuận về nước dưới danh nghĩa là phí
dịch vụ tư vấn.
e. Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa
Khi thuế nhập khẩu cao thì công ty mẹ bán nguyên liệu, hàng hóa với giá thấp nhằm
tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này, công ty mẹ sẽ tăng cường hoạt
động tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc mua lại sản phẩm
với giá thấp. Đối với hàng hóa nhập khẩu mà thuế suất thấp, thì công ty ký hợp đồng
nhập khẩu với giá cao nhằm nâng chi phí để tránh thuế.

f. Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ

9


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

Bằng hình thức này, các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý như
dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn
mà không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao
như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… và chuyển một phần lợi nhuận về nước
dưới dạng lãi vay, chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về
sau.
g. Chuyển giá thông các trung tâm tái tạo hóa đơn
Trung tâm tái tạo hóa đơn đóng vai trò người trung gian giữa công ty mẹ và
các công ty con. Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ công ty nơi sản
xuất hàng hóa qua trung tâm tái tạo hóa đơn và sau đó thì trung tâm này lại bán lại cho
công ty phân phối bằng cách xuất hóa đơn và chứng từ kèm theo. Thông qua việc này sẽ
định vị lại loại ngoại tệ của cả đơn vị sản xuất và trung tâm tái tạo hóa đơn. Nhưng trên
thực tế, hàng hóa được chuyển giao trực tiếp từ công ty sản xuất qua thẳng công ty
phân phối mà không qua trung tâm tái tạo hóa đơn. Hình thức này thường xảy ra trong
ngành dược phẩm.
3.3. Các yếu tố thúc đẩy các MNC chuyển giá
a. Các yếu tố bên trong
Trong một số trường hợp khi MNC phạm phải các sai lầm trong kế hoạch kinh doanh,
sai lầm trong việc nghiên cứu và đưa sản phẩm mới vào thị trường, các chi phí quảng
cáo, quảng bá sản phẩm quá cao và hậu quả là tình trạng thua lỗ của MNC tại chính quốc
hay của các công ty thành viên trên các quốc gia khác. Vì thế, để có một hình ảnh đẹp về

tình hình tài chính trước các cổ đông và các bên hữu quan khác, thì chuyển giá là một
giải pháp để có thể thực hiện được ý đồ trên. Chuyển giá giúp các MNC chia sẽ việc thua
lỗ với các thành viên, nhờ vậy các khoản thuế phải nộp giảm xuống và tình hình kinh
doanh trở nên sáng sủa hơn một cách giả tạo vi phạm pháp luật các quốc gia.
Chiếm lĩnh được thị trường là một trong những tham vọng của các MNC. Nhưng để
làm được điều đó, MNC phải đánh bật được các đối thủ của mình, đồng thời chiếm toàn
bộ quyền kiểm soát và quyền sở hữu công ty. MNC thực hiện việc này bằng cách tăng
cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm trong giai đoạn mới thâm nhập thị
10


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

trường, làm cho MNC bị lỗ nặng và kéo dài. Bằng nguồn lực tài chính dồi dào của mình,
các MNC thực hiện hành vi chuyển giá bất hợp pháp để kéo dài tình trạng thua lỗ nhằm
chiếm lấy quyền kiểm soát và quyền quản lý công ty. Tồi tệ hơn là đẩy các đối tác ra khỏi
hoạt động kinh doanh và chiếm toàn bộ quyền kiểm soát cũng như sở hữu công ty. Sau
khi chiếm lĩnh được thị trường, các MNC thực hiện nâng giá sản phẩm để bù đắp cho
phần lỗ lúc trước.Tình trạng này thường thấy ở các nước đang phát triển như Việt Nam,
khi mà trình độ quản lý còn nhiều yếu kém.
Lợi dụng các đặc quyền, ưu đãi mà các quốc gia đưa ra trong chính sách kêu gọi đầu
tư của nước mình, MNC xem công ty con đặt tại các quốc gia này như một nơi tập trung
toàn bộ lợi nhuận của MNC, thực hiện hành vi chuyển giá để lại hậu quả xấu cho nước
tiếp nhận đầu tư.
Ngoài ra, các MNC còn thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu rủi ro khi giao
dịch các sản phẩm và dịch vụ có tính đặc thù cao, độc quyền và tính bảo mật cao như
trong các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, y dược …
b. Các yếu tố bên ngoài

Thuế: Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình, các MNC luôn tìm kiếm một lợi
thế từ thuế suất thuế TNDN của các quốc gia có mức thuế suất khác nhau bằng các hành
vi chuyển giá. Các thủ thuật thường sử dụng là nâng giá mua đầu vào các nguyên vật
liệu, hàng hóa và định giá bán ra hay giá xuất khẩu thấp tại các công ty con đóng tại các
quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao. Nhờ vậy, các MNC đã chuyển một phần lợi nhuận
từ quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao sang quốc gia có thuế suất thuế TNDN thấp, như
thế các MNC đã thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Nói tóm lại, sự
khác biệt về thuế suất thuế TNDN là động cơ lớn thúc đẩy chuyển giá.
Tỷ giá:
• Với mục tiêu bảo toàn vốn ban đầu theo nguyên tệ, MNC rút vốn đầu tư ở quốc
gia mà họ kỳ vọng vào việc đồng tiền nước đó sẽ yếu đi trong tương lai. Như vậy lúc này
ngoài lợi nhuận thu được, MNC còn thu được một khoản lợi nhuận chênh lệch do sự biến
động có lợi về tỷ giá.
• Với mục tiêu giảm rủi ro về tỷ giá, MNC sẽ thanh toán những khoản công nợ sớm
nếu họ dự báo rằng đồng tiền mà quốc gia họ đầu tư sẽ mất giá trong tương lai.

11


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

Hoạt động liên doanh liên kết: Nhằm tăng cường tỷ lệ vốn góp trong hoạt động liên
doanh liên kết, MNC định giá thật cao các yếu tố đầu vào từ công ty mẹ đẻ nắm quyền
quản lý.
Lạm phát: MNC sẽ tiến hành chuyển giá ở các nước có tỷ lệ lạm phát cao để bảo toàn
số vốn đầu tư và lợi nhuận trong điều kiện đồng tiền nước đang đầu tư bị mất giá.
Tình hình kinh tế - chính trị: MNC sẽ thực hiện chuyển giá để chống lại các tác động
bất lợi của các chính sách kinh tế ở nước đang đầu tư, mặt khác hoạt động chuyển giá

làm giảm các khoản lãi dẫn đến giảm áp lực đòi tăng lương của lực lượng lao động.
4. Các tác động của chuyển giá
4.1. Dưới góc độ các MNC
a. Tác động tích cực
Được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư (như thuế suất, lĩnh vực đầu tư…) tạo
điều kiện cho các MNC dễ dàng trong việc thực hiện giảm thiểu trách nhiệm ở quốc gia
MNC đang đầu tư.
Thực hiện chuyển giá, các MNC sẽ bảo toàn được nguồn vốn đầu tư, nhanh chóng có
được dòng ngân lưu cho các cơ hội đầu tư khác.
Thực hiện chuyển giá sẽ giúp các MNC nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở các
nước đang đầu tư.
Tránh khỏi các rủi ro trong nghiên cứu sản phẩm, giảm chi phí về rủi ro thị trường
tiêu thụ và các yếu tố đầu vào.
b. Tác động tiêu cực
Nếu bị các quốc gia phát hiện và thực hiện chế tài thì các MNC phải chịu một khoản
phạt rất lớn, bị rút giấy phép kinh doanh tại quốc gia đó hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng
trên thương trường quốc tế dẫn tới sự chú ý nhiều và chặt chẽ hơn của các cơ quan thuế ở
những nước MNC đi đầu tư sau đó.
4.2. Dưới góc độ các quốc gia liên quan
a. Dưới góc độ các quốc gia tiếp nhận dòng vốn đầu tư
Tác động tích cực: Khi có hoạt động chuyển giá ngược, do nước thu hút đầu tư có
mức thuế thu nhập thấp làm tăng thu nhập cho nước tiếp nhận vốn.
Tác động tiêu cực:
• Cơ cấu vốn của nền kinh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột thay đổi do
việc thực hiện hành vi chuyển giá của các MNC làm các luồng vốn chảy vào nhanh
mạnh, sau đó lại có xu hướng chảy ra trong thời gian ngắn. Hậu quả là tạo ra một bức
tranh kinh tế bị sai lệch ở các quốc gia này trong các thời kì khác nhau.
12



Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

• Đối với các quốc gia được coi là thiên đường về thuế, họ là người được hưởng lợi
từ hoạt động chuyển giá trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, họ phải đương đầu với các
khó khăn tài chính khi các MNC thoái vốn do các thu nhập không bền vững trước đây
trong ngắn hạn không phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế.
• Với việc thực hiện hành vi chuyển giá và thao túng thị trường, chính phủ các nước
tiếp nhận đầu tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ
mô và khó khăn trong việc thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển.
• Hoạt động chuyển giá sẽ phá vỡ cán cân thanh toán quốc tế và các kế hoạch kinh
tế của các quốc gia tiếp nhận đầu tư, chính vì thế nếu không kiểm soát tốt sẽ dễ dẫn tới lệ
thuộc vào nền kinh tế của chính quốc, về lâu dài có thể dẫn tới lệ thuộc về chính trị.
b. Dưới góc độ các quốc gia xuất khẩu đầu tư
Tác động tích cực: Nước xuất khẩu vốn thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần
cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế. Sự hoạt động của các công ty
mẹ tốt hơn về hình thức thì cũng tác động tốt hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội: đóng góp
nhiều thuế hơn cho nhà nước, tác động tốt tới tăng trưởng GNP của nước xuất khẩu vốn
đầu tư.
Tác động tiêu cực:
• Nếu thuế suất ở các quốc gia tiếp nhận đầu tư thấp hơn thuế suất ở chính quốc, sẽ
làm cho các nước xuất khẩu đầu tư bị mất cân đối trong kế hoạch thuế của nước này do
việc thất thu một khoản thu nhập từ thuế.
• Mục tiêu quản lý nền kinh tế vĩ mô ở các quốc gia này sẽ gặp một số khó khăn
nhất định do việc các dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ý muốn quản lý của chính
phủ.

13



Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

B. THẾ GIỚI
1. Bức tranh về chuyển giá toàn cầu
1.1. Chênh lệch thuế - điểm tựa cho chuyển giá
Như chúng ta đã biết, các công ty đa quốc gia thường tận dụng chính sách thuế khác
nhau giữa các quốc gia để thực hiện hành vi chuyển gia nhằm tối thiểu hóa số tiền thuế
doanh nghiệp phải nộp. Sự chênh lệch thuế này là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi
chuyển giá, do đó muốn xem xét thực trạng chuyển giá thế giới thì ta phải thông qua thực
trạng thuế của các nước trên thế giới.
Hiện nay chính sách thuế giữa các quốc gia có sự chênh lệch rất lớn, chính vì điều đó
đã tạo môi trường thuận lợi để MNC thực hiện hành vi chuyển giá. Có rất nhiều quốc gia
ban hành một chính sách thuế vô cùng ưu đãi nhằm thu hút dòng vốn quốc tế chảy vào
nước mình, đặc biệt ở một số quốc gia thì mức thuế áp dụng là vô cùng thấp mà chúng ta
thường gọi là “thiên đường thuế”. Cụ thể như sau:
• Belize: không có thuế TNDN
• Bermuda: không đánh thuế trên thu nhập của nước ngoài chuyển về
• Hongkong: áp dụng mức thuế TNDN là 16.5% (2009)
• Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ: cung cấp miễn 90% thuế thu nhập từ Mỹ
Trong khi đó thì các quốc gia còn lại đánh mức thuế suất tương đối cao, cụ thể như:
• Mỹ: 40%
• Anh: 28%
• Việt Nam: 25%
• Brazil: 34%
• Ấn Độ : 33.99%
• Trung Quốc: 25%
14



Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

• Đức : 29.44%
(Nguồn: KPMG’s Corporate and Indirect Tax Rate Survey 2009)
Chính vì những chênh lệch to lớn đó đã thúc đẩy các MNC tiến hành mở các chi
nhánh, thậm chí là thành lập trụ sở chính tại các quốc gia này để hưởng lợi về thuế (bao
gồm cả thực hiện hành vi chuyển giá). Ta xét tình hình đầu tư của các MNC tại một số
“thiên đường thuế” để thấy rõ vấn đề này:
• Bang Delaware: New York Bank, CityBank, Chase Manhattan Bank… có những
cao ốc lớn kinh khủng tại New York. Người ta sẽ nghĩ đó là thánh địa của các đại gia
ngân hàng này. Nhưng thật ra họ đều đăng ký tại Delaware. Theo tờ nguyệt san Fortune,
trong 500 đại công ty thì gần như đến 300 nhận Delaware làm quê hương thánh tổ. Còn
New York Stock Exchange thì có hơn 45% công ty có hộ khẩu tại đây. Ta thấy mặc dù
đây chỉ là một bang của nước Mỹ với cư dân khoảng trên dưới 1 triệu người mà có đến
gần 170.000 công ty đến khai nghiệp.
• British Virgin Islands (BVI) là một quần đảo trên vùng biển Caribê với diện tích
vài trăm km2 và dân số khoảng 22.000 người. Mặc dù với diện tích và số dân rất nhỏ bé
nhưng có tới hơn 800.000 doanh nghiệp nước ngoài đã được thành lập tại BVI. Một nửa
trong số này vẫn đang hoạt động. Nguồn thu từ việc cấp phép thành lập và chi phí duy trì
công ty chiếm hơn một nửa GDP của BVI, tạo cho thu nhập bình quân đầu người tại BVI
lên đến gần 40.000 USD/năm.
• Liechtenstein là một quốc gia nhỏ ở Tây Âu với diện tích 160km 2, nằm giữa Thụy
Sĩ và Áo, dân số khoảng 35.000 người. Liechtenstein trở thành nơi thu hút nhiều nguồn
tiền của thế giới bởi vì các công ty rất được ưu đãi về thuế (mức thuế tối đa là 18%, so
với mức trung bình của châu Âu có thể lên tới 30%). Bên cạnh đó, nhiều quy định dễ dãi
khác đã khuyến khích gần 74.000 công ty đa quốc gia trên thế giới đăng ký hoạt động ở

Liechtenstein - thường chỉ tồn tại dưới hình thức một địa chỉ bưu điện.
Chính việc mở chi nhánh hay thậm chí là đặt trụ sở chính tại các “thiên đường thuế”
này đã tạo một bức bình phong hợp pháp cho các MNC tiến hành chuyển lợi nhuận của
15


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

các hoạt động đầu tư tại các quốc gia có mức thuế doanh nghiệp cao về đây để tiết kiệm
được một khoản thuế lớn phải nộp.
1.2. Tầm ảnh hưởng của các MNC
Tầm ảnh hưởng của các MNC đối với nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ, nhất
là trong bối cảnh toàn cầu hóa:
• Theo một thống kê đầu thiên niên kỷ này, trong 100 thực thể kinh tế lớn nhất thế
giới thì có tới 51 công ty là công ty xuyên quốc gia, chiếm 2/3 tổng giá trị thương mại thế
giới về hàng hóa và dịch vụ. Ngoài ra hệ thống phân phối, công nghệ và R&D của các
MNC cũng rất phát triển, 3/4 chi phí R&D của thế giới tới từ các công ty này. Ngoài ra
MNC còn có khả năng vận động hành lang chính phủ để họ đưa ra các chính sách có lợi
cho mình về thuế và môi trường.
• 100 tập đoàn lớn nhất kiểm soát 3.400 tỷ USD tài sản thế giới, trong đó 40% tài
sản này là nằm ngoài quốc gia của họ, 200 tập đoàn hàng đầu thế giới chiếm 28% hoạt
động kinh tế thế giới, 500 tập đoàn hàng đầu kiểm soát 70% thương mại thế giới, 80%
các khoản đầu tư nước ngoài, 30% GDP toàn cầu. Một ví dụ đơn giản, doanh thu của
ConocoPhilips - công ty lớn thứ 10 trong bảng xếp hạng Global Fortune 500, doanh thu
năm 2006 đã lớn gấp 2,7 lần GDP của Việt Nam trong cùng năm (xấp xỉ 61 tỉ USD).
1.3. Thực trạng chuyển giá
Chính do sự chênh lệch lớn về thuế giữa các quốc gia cùng với tầm ảnh hưởng vô
cùng to lớn của các MNC đã khiến chuyển giá trở thành vấn nạn của các quốc gia trên thế

giới. Điều này được thể hiện rõ qua các số liệu sau:
• Các quốc gia làm nơi trú ẩn thuế chiếm 1,2% dân số thế giới nhưng tập trung tới
26% tài sản và 31% lợi nhuận ròng của các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ (Hines và Rice,
1994). Mỗi năm có khoảng 200.000 công ty mới được thành lập tại đây và con số tích lũy
lên đến hơn 3 triệu công ty (Baker, 2005).

16


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

• Khoảng 3.600 công ty lớn của Mỹ đặt nơi trú ẩn tại quần đảo Virgin và Barbados
(Rugman, 2000, pp. 22-23).


Thống kê liên bang ước tính rằng, giữa năm 1990 và năm 1995, lên đến 400 tỷ vốn

có thể đã được đưa ra khỏi Nga vào Mỹ, Anh, Cyprus, Thụy Sĩ, Hà Lan và Đan Mạch
(Tikhomirov, 1997).
• Người ta ước tính rằng 11.500 tỷ USD tài sản ra nước ngoài cư trú tại nơi trú ẩn
thuế (The Observer, ngày 27 Tháng Ba năm 2005).
• Nghiên cứu của Christain Aid tháng 5/2008 cho thấy rằng 60 tỷ USD tiền thuế đã
biến mất từ việc chuyển giao tiền và hàng hóa .
1.4. Phản ứng của các quốc gia với chuyển giá
Từ những số liệu trên đã cho ta thấy, chính hoạt động chuyển giá làm cho nền kinh tế
thế giới hàng năm bị thiệt hại nặng. Do đó, việc ban hành các biện pháp nhằm ngăn chặn
hành vi chuyển giá đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách của nhiều quốc gia.
• Gần đây, Việt Nam và Sri Lanka đã giới thiệu những qui định chuyển giá; Úc,

Thái Lan, Hàn Quốc, và Nhật Bản tất cả đều thấy có sự gia tăng trong hoạt động kiểm
toán; và cơ quan thuế Singapore đã báo hiệu rằng họ dự định gia tăng sự tuân thủ về
chuyển giá và những nỗ lực kiểm toán. Kết quả của điều này là cơ quan thuế khu vực
châu Á - Thái Bình Dương được xem như là cơ quan khó khăn nhất trên thế giới, với một
báo cáo gần đây đã đặt các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tốp 5 cho
các cơ quan thuế khó khăn nhất.
• Cục thuế của Nhật (NAT) đã xem xét tình hình chuyển giá theo một hướng khác
bằng cách thực hiện rất nhiều các đánh giá kiểm tra về thuế, chủ yếu đều tập trung vào
các công ty mẹ ở Nhật. Cụ thể trong năm 2005, một số các hoạt động của NAT nhằm vào
và phát hiện tình trạng chuyển giá của các tập đoàn lớn ở Nhật như Sony, Takeda, Mazda,
Mitsui, Mitsubishi… Cách tiếp cận này được NAT triển khai thực hiện trong bối cảnh
lịch sử lâu dài trong công cuộc chống chuyển giá. Cơ quan thuế Nhật Bản đã thực hiện
công việc kiểm soát lớn gấp đôi từ năm 2001. Có những cải tổ trong các chỉ thị của Cục
17


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

quản lý thuế dựa trên các hoạt động chuyển giá và dựa trên các tình huống nghiên cứu về
việc áp dụng thuế suất về định giá chuyển giao đưa ra vào ngày 22/10/2008 bao gồm các
điều khoản nhắm vào các đối tượng là chi phí quản lý, tài sản vô hình và dịch vụ…
Và thực tế đã chứng minh rằng, chỉ với vài biện pháp ban hành nhằm ngăn chặn
chuyển giá đã giúp nguồn thu thuế hằng năm tăng lên đáng kể:
• Trong giai đoạn 2003-2007, việc điều chỉnh giá chuyển giao đã mang lại kết quả là
tăng thuế doanh thu lên được 1.134 triệu bảng Anh, con số này ước tính là 2.114 triệu
bảng Anh trong giai đoạn 2007-2009 (Hansard, UK House of Commons Debates,
11/1/2010).
• Việc tăng cường kiểm toán giá chuyển giao đã giúp cơ quan thuế Australia tăng

thuế doanh thu hơn 2,5 tỷ AUD trong 5 năm 2001-2005 (Sydney Morning Herald,
31/8/2006).
2. Kinh nghiệm chuyển giá của Mỹ và Trung Quốc

2.1. Mỹ
a. Thực trạng
Theo một cáo buộc mới đây của Mỹ, hầu hết các công ty nước ngoài hoạt động kinh
doanh tại Mỹ đều không nộp thuế thu nhập liên bang. Từ năm 1998 tới 2005, khoảng 2/3
các công ty Mỹ và khoảng 68% các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Mỹ
cũng trốn thuế TNDN. Cơ quan thuế nội địa Mỹ (IRS) đã cáo buộc rằng tổng doanh thu
của các công ty này lên tới hàng nghìn tỷ đô la, nhưng các công ty nước ngoài đã lấy một
lượng lớn doanh thu từ các công ty con tại Mỹ và đã tránh được một khoản tiền thuế lên
đến 8 tỷ USD mỗi năm.
Trong những bằng chứng trình cho Ủy Ban Tài Chính Hoa Kỳ, Ủy viên IRS cho rằng:
những người nộp thuế đã chuyển những khoản lợi nhuận quan trọng ra nước ngoài bằng
các thao tác về giá chuyển nhượng giữa các bên liên quan. Do đó, thu nhập của một
nhóm ngành kinh tế thường được sinh ra ở những nơi có mức thuế suất thấp hay những

18


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

nơi pháp luật không quy định về thuế chặt chẽ hơn là ở Mỹ, làm giảm trách nhiệm pháp
lý về thuế thu nhập của các doanh nghiệp nước ngoài… Trong đó các ngành kỹ thuật
công nghệ cao và dược phẩm đang chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua nhiều điều
khoản liên quan đến việc định giá chuyển giao các tài sản vô hình cho các bên liên quan.
Thỏa thuận phân chia chi phí (Cost-sharing agreement) là phương pháp được dùng cho

hoạt động này. Nói cách khác đó là sự chuyển dịch không đúng thu nhập ra nước ngoài.
Vấn đề chuyển giao vô hình và chuyển giá đã dẫn đến những thử thách quan trọng trong
việc tuân thủ luật thuế của các tập đoàn đa quốc gia. Mức độ vi phạm vấn đề này ngày
càng tăng. (Eversen 2006)
Hoạt động chống chuyển giá tác động trực tiếp tới tất cả các quốc gia, và gần như
luôn tồn tại ngầm trong môi trường hoạt động kinh tế quốc tế. Hoạt động này chỉ được
biết đến khi các cơ quan thuế của các quốc gia phát hiện và thực hiện những hình phạt
nghiêm khắc đối với các MNC thì mới được công bố rộng rãi ra công chúng.
Cục thuế Hoa Kỳ đã xem xét chính sách giá chuyển nhượng của công ty dược phẩm
toàn cầu, GlaxoSmithKline, đã cho thấy rằng tỷ lệ công ty chi trả cho dịch vụ marketing
mà chi nhánh của nó tại Mỹ đã cung cấp từ năm 1989 đến 1996 thì quá thấp, và vì vậy đã
làm giảm bớt thu nhập của Glaxo và tránh được một khoản thuế khoảng 5,2 tỷ USD
(Daily Telegraph, 8 January 2004). Sau 17 năm kiện tụng và đàm phán, Glaxo giải quyết
tranh chấp bằng cách chi trả 3,4 tỷ USD (Cơ quan thuế nội địa của Mỹ công bố,
11/9/2006; tờ The Time, 12/9/2006). Tuy nhiên, công ty này còn liên quan đến một vụ
tranh chấp 1,9 tỷ USD khác (theo tờ báo Wall Street, 23/5/2009). Cơ quan thuế Hoa Kỳ
cũng được đề nghị xem xét hành vi chuyển giá của một số tập đoàn lớn khác như Home
Depot, Limited Brands Inc., Kmart Corp., Gap Inc., Sherwin-Williams Inc., Tyson Foods
Inc., Circuit City Stores Inc., Stanley Works, Staples Inc., and Burger King Corp (Wall
Street Journal, 9/8/2002). Họ cũng kiện những công ty như Shell, Mobil Oil, Oxy USA,
Chevron, Conoco, BP Amoco, Texaco, Pennzoil, UPRC, Sun Oil, Kerr-McGee, và
Exxon vì được cho là giá bán năng lượng dưới mức giá cơ bản của thị trường và phải
hoàn trả 400 triệu USD.
19


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá


Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của MNC rất đa dạng. Các nghiệp vụ
mua bán diễn ra với khối lượng lớn và độ phức tạp cao, vì vậy mà tiếp cận các nghiệp vụ
nào có chứa đựng hành vi chuyển giá là rất khó. Tương tự rất khó xác định lợi nhuận nào
được tạo ra trên đất Mỹ và lợi nhuận nào được tạo ra bên ngoài một cách chính xác. Do
đặc điểm thuế suất thuế TNDN của Mỹ năm 2009 là 40%, khá cao so với một số nước
nên MNC có xu hướng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài vì họ cho rằng thuế suất tại Mỹ
cao và chính phủ không xem xét hết các chi phí của họ.
b. Mỹ chống chuyển giá như thế nào?
Hoạt động chuyển giá ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn, ngay cả các quốc gia
có nền kinh tế mạnh và bề dày lịch sử kinh nghiệm quản lý thì cũng phải đương đầu với
hoạt động chuyển giá diễn ra từng ngày trong nền kinh tế. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế
lớn nhất thế giới, có kinh nghiệm quản lý kinh tế cũng như pháp luật về kinh tế tiến bộ so
với các quốc gia phát triển khác nhưng Mỹ cũng không là quốc gia ngoại lệ trong trường
hợp này.
Tháng 5/1992 Ủy ban ngân sách quốc hội Mỹ đã báo cáo trước thượng nghị viện về
sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động chuyển giá của MNC là một trong những nguyên nhân
gây ra sự giảm thuế TNDN.
Một trong những đạo luật chống chuyển giá cơ bản và đầy đủ là IRS Sec 482. Đạo
luật này quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở cho thực hiện định giá
chuyển giao giữa các MNC với nhau nhưng đồng thời cổ vũ cho việc vận dụng phương
pháp định giá chuyển giao trên cơ sở chiết tách lợi nhuận. Pháp luật của Mỹ quy định là
phần thu nhập được tạo ra trên lãnh thổ của Mỹ thì phải nộp thuế thu nhập cho dù là công
ty đa quốc gia này có thuộc quyền sở hữu của Mỹ hay không. Các công ty này không
được né tránh nộp thuế thu nhập cho phần thu nhập phát sinh trên đất Mỹ bằng cách
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua hành vi chuyển giá hay chuyển dịch hoạt động
đầu tư vào các quốc gia có thuế suất thấp.

20



Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

Trước tình hình chuyển giá do các MNC thực hiện trên đất Mỹ thì cơ quan thuế của
Mỹ đã có ban hành các quy định, các đạo luật chống chuyển giá.
Năm 1993, căn cứ theo Omnibus Budget Reconciliation Act, đạo luật chống chuyển
giá IRS Sec 6662 ra đời kèm theo một số thay đổi nhằm chặt chẽ hơn và tăng cường hiệu
quả chống chuyển giá. Trong đạo luật 6662 có hai nguyên tắc chế tài mới dành cho hành
vi chuyển giá:
• Phạt chuyển giá trong giao dịch (Transaction penalty): là loại hình chế tài khi có
chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường theo quy
định IRS Sec 482, mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của
nghiệp vụ phát sinh:
 Với mức sai phạm trọng yếu đáng kể: mức phạt chuyển giá 20% dành cho
trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 200% (hay dưới 50%) so với mức
mà IRS Sec 482 xác định được.
 Với tổng mức sai phạm trọng yếu: mức phạt chuyển giá 40% dành cho trường
hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 400% (hay dưới 25%) so với mức mà IRS
xác định được.
• Phạt bổ sung (Net Adjustment Penalty): phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu
nhập chịu thuế sau khi tính lại theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quy định có thể cho
trước.
 Khoản phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp
phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 5 triệu USD hoặc
10% trên tổng số thuế phải nộp.
 Phạt bổ sung 40% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu
nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau – 20 triệu USD hoặc 20% trên
tổng số thuế phải nộp.


21


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

Mỹ không có một chương trình chính thức trong việc ưu tiên xem xét người nộp thuế
ở góc độ một ngành công nghiệp cụ thể mà tổ chức dưới góc độ 5 nhóm ngành chính.
Ngoài ra cơ quan thuế còn tuyển chọn thêm 1.200 nhân viên trong năm 2009 và dự định
thêm 800 nhân viên trong năm 2010 để thực hiện rà soát, giám sát giá chuyển nhượng
(Tạp chí CFO, 1/9/2009). Gần đây, hầu hết việc kiểm toán chuyển giá xuất hiện ở 2 trong
5 nhóm ngành này: thông tin liên lạc, công nghệ và truyền thông, và nhóm ngành bán lẻ,
thực phẩm, dược và nhóm ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe.
2.2. Trung Quốc
a. Thực trạng
Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Sự
bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc đã tạo ra các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận. Điều
này đã thu hút dòng vốn đầu tư đổ ồ ạt vào Trung Quốc. Năm 1980, FDI của Trung Quốc
chỉ đạt được 57 triệu USD nhưng đến năm 1995 đã đạt được 35,8 tỷ USD (UNCTAD,
2003). Trong năm 2009, khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính lan rộng làm vốn FDI
toàn thế giới giảm gần 40%, nền kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được vị trí thứ 2 về thu hút
vốn FDI với tổng vốn là 90 tỷ USD. Đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng về
nguồn lực cũng như thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Vào cuối những năm 1990, có khoảng 140.000 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được
hoạt động tại Trung Quốc. Và cũng vào thời điểm này có một số lượng lớn các các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc báo lỗ. Cụ thể là khoảng 54%, 63% và
70% (tương ứng với các năm 1993, 1994 và 1995) các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
báo cáo hoạt động thua lỗ 7,1 tỷ USD với cơ quan thuế (Ho and Lau, 2002). Các báo cáo
thiệt hại trên đã nhắc nhở các công ty đa quốc gia phải dự tính đến việc rút khỏi Trung

Quốc. Tuy nhiên, vào năm 2000 FDI đổ vào Trung Quốc lại đạt 40,7 tỷ USD, tăng lên
một kỷ lục 92,4 tỷ USD trong năm 2008.
Đến năm 2004, số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư hoạt động tại Trung Quốc đã
tăng đến 490.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên trong giai đoạn 1996-2000, khoảng từ 60%
22


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

đến 65% của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài phủ nhận lợi nhuận chịu thuế và
không trả đồng nào cho thuế (Baker, 2005, p. 145). Đến năm 2005, có khoảng 55% các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuyên bố thua lỗ (Global Times16, 31/7/2009).
Trang web chính thức của chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng rằng: trốn thuế thông qua
tài khoản định giá chuyển giao chiếm khoảng 60% tổng số thuế bị trốn bởi các công ty đa
quốc gia. Một cuộc khảo sát năm 2007 của Cục Thống kê quốc gia đã cho thấy rằng: gần
hai phần ba doanh nghiệp nước ngoài thua lỗ rõ ràng là đã cố tình thực hiện báo cáo sai
sự thật và đã sử dụng chuyển giá để tránh nộp 30 tỷ Nhân Dân Tệ (khoảng 4,39 tỷ USD)
trong lĩnh vực thuế (Global Times, 31/7/2009 ). Như vậy thông qua hoạt động sản xuất
kinh doanh, các MNC đang thực hiện thủ thuật chuyển giá nhằm tránh nộp thuế thu nhập.
Các công ty này vẫn đang tiếp tục khai lỗ trong khi lại tăng cường mở rộng sản xuất tại
Trung Quốc. Điều này đã làm thất thoát một khoản thu lớn cho ngân sách nhà nước. Do
đó chính phủ Trung Quốc cũng đã tăng cường các quy định định giá chuyển giao (Mo,
2003; KPMG, 2009) và tích cực hơn trong điều tra chuyển giá. Cơ quan thuế thông báo
rằng trước năm 2005 họ điều tra khoảng 1.500 trường hợp thì có 1.200 trường hợp bị xử
phạt và mang lại doanh thu thuế bổ sung khoảng 460 triệu Nhân Dân Tệ. Các hành động
tích cực trong năm 2007 dẫn đến kết quả là 192 trường hợp, và mang lại doanh thu 987
triệu Nhân Dân Tệ (Daily 18 Thượng Hải, 4/2/2008). Một số nghiên cứu đã xác định việc
sử dụng sáng tạo giá chuyển nhượng, đặc biệt là điều chỉnh giá xuất - nhập khẩu đã tạo

điều kiện cho lợi nhuận chảy từ Trung Quốc sang các địa điểm mong muốn. Một nghiên
cứu ước tính rằng xuất khẩu của Trung Quốc bởi các tập đoàn đa quốc gia đang đã tính
dưới giá trung bình 17% trong khi đó hàng nhập khẩu đang đắt đỏ trung bình 9% (Sun,
1999). Cơ quan thuế Trung Quốc cho rằng trốn thuế của các công ty đa quốc gia đã gây
tổn thất hơn 30 tỷ Nhân Dân Tệ (3,6 tỷ USD) trong các khoản thu thuế bị mất hàng năm,
“họ sử dụng chuyển giá để tránh các khoản thanh toán thuế” (Trung Quốc Daily 19,
25/11/ 2004).
b. Chống chuyển giá ở Trung Quốc

23


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

Trước năm 2008, Trung Quốc duy trì song song hai hệ thống thuế, một cho doanh
nghiệp trong nước và một cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một cuộc khảo sát năm
2005 cho thấy hai hệ thống thuế tạo ra một sự chênh lệch về thuế suất có hiệu lực gần
10% giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, điều này được các doanh nghiệp nước ngoài
ưa chuộng. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 3 năm 2007, Quốc hội đã ban hành Luật TNDN
mới đã thống nhất một mức thế suất chung cho hai hệ thống này. Thuế TNDN có hiệu lực
từ ngày 01/01/2008, áp đặt một mức thuế suất thống nhất 25% cho tất cả các doanh
nghiệp, trong nước và nước ngoài nó cũng chú trọng đáng kể về định giá chuyển giao,
khuyến khích các giám sát chặt chẽ hơn các giao dịch của các bên liên kết. Trung Quốc
cũng gia tăng củng cố hệ thống thuế. Pháp luật điều chỉnh chuyển giá hiện nay Trung
Quốc đang áp dụng các quy định chủ yếu theo các luật sau: Luật Thuế TNDN (2007);
Thực hiện Quy phạm pháp luật thuế TNDN (2007); Thông tư Guoshuifa số 2 (2009).
Mục đích của thuế TNDN là để mang lại nhiều quy định về giá chuyển giao cho
Trung Quốc phù hợp với các quy tắc áp dụng trong các nền kinh tế phát triển khác trên

thế giới. Nó cung cấp cho SAT cơ sở để điều chỉnh thu nhập chịu thuế của người nộp
thuế khi họ thực hiện các giao dịch với các bên liên kết chưa đúng theo hướng dẫn của
“nguyên tắc ALP”. Luật thuế này cũng yêu cầu những người nộp thuế có liên quan đến
giao dịch với các bên liên kết phải gửi tài liệu trình bày rõ về giao dịch với bên liên kết
đó cùng với tờ khai thuế hàng năm của họ. Người nộp thuế cũng được yêu cầu nộp các tài
liệu liên quan về giao dịch với các bên liên kết như giá cả, tiêu chuẩn xác định chi phí,
phương pháp tính toán và giải thích khi được kiểm toán. Cụ thể Luật thuế TNDN qui
định như sau: các doanh nghiệp có các giao dịch tài sản hữu hình liên quan đến các bên
liên kết có giá trị hằng năm trên 200 triệu Nhân Dân Tệ hoặc có các giao dịch giữa các
bên liên kết trên 40 triệu Nhân Dân Tệ phải chuẩn bị tài liệu đương thời giải trình rõ.
Các qui định chống chuyển giá của Trung Quốc cũng xây dựng dựa trên cở sở hướng
dẫn của OECD, tuy nhiên luật chống chuyển giá của Trung Quốc có một số điểm khác cơ
bản so với luật chống chuyển giá của Mỹ như sau:

24


Tài chính công ty đa quốc gia

Chuyển giá

• Nghĩa vụ nộp thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất, nếu một tập đoàn kinh tế
có các chi nhánh tại các tỉnh thành khác nhau của Trung Quốc sẽ chịu thanh tra về thuế
chống chuyển giá nhiều lần.
• Một điểm khác nữa là, khi cơ quan thuế của tỉnh này chấp nhận một vấn đề nào đó
về thuế thì chưa chắc cơ quan thuế ở địa phương khác chấp nhận. Điều này khác hoàn
toàn nếu các tập đoàn kinh tế có nhiều chi nhánh tại Mỹ, các vấn đề về thuế được cơ quan
thuế tiểu bang chấp nhận thì xem như là được chấp nhận tại các tiểu bang khác.
• Nếu bị xác định là có hành vi chuyển giá tại công ty, thì các điều chỉnh về định giá
chuyển giao do cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra sẽ được áp đặt cho tất cả các loại thuế có

liên quan như: thuế TNDN, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu… Trong khi tại Mỹ chỉ áp
đặt tính lại thuế TNDN mà thôi.
• Tại Mỹ, các chỉ số về mức nâng giá hợp lý do cơ quan thuế lập nên dựa trên các
nguồn thông tin đại chúng và mọi người đều biết. Nhưng tại Trung Quốc thì cơ quan thuế
Trung Quốc xây dựng các nguồn dữ liệu từ việc so sánh bí mật.
Nội dung của luật
Pháp luật mới về quy định giá chuyển nhượng có hiệu lực từ 1/1/2008, Trung Quốc sẽ
thực hiện áp dụng các quy định về giá chuyển giao khi các bên có quan hệ như sau:
• Một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ 25% trở lên cổ phần của doanh
nghiệp khác.
• Một bên thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ 25% trở lên số cổ phần trong cả
hai doanh nghiệp.
• Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn với khoản
vốn vay vượt quá 50% vốn của doanh nghiệp, hoặc 10% trở lên tổng số các khoản nợ của
doanh nghiệp.
• Một doanh nghiệp chỉ định hơn một nửa số quản lý cấp cao của một doanh nghiệp
khác (bao gồm Hội đồng quản trị và tổng giám đốc), Hoặc hơn một nửa của cấp quản lý
25


×