Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Cơ sở khoa học của bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh áp dụng cho các trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 187 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Lê Thị Hà Giang

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BỘ CHỈ SỐ
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ÁP DỤNG
CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Lê Thị Hà Giang

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BỘ CHỈ SỐ
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ÁP DỤNG
CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60140120

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Quý Thanh

Hà Nội – 2015




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy giáo – PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh đã định
hướng khoa học, tạo áp lực và động lực cũng như hướng dẫn tận tình, chu đáo trong
suốt quá trình thực hiện luậ n văn.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến:
Quý thầy cô giáo cùng các anh chị thuộc Viện đảm bảo chất lượng giáo dục –
ĐHQG Hà Nội và Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạ o – ĐHQG TP.Hồ
Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập tại
trườn g.
Lãnh đạo và các đồng nghiệp, cá c em SV một số trường trường ĐH cùng các
thí sinh, phụ huynh đã nhiệt tình hỗ trợ, hợp tác cùng tác giả trong quá trình thực
hiện đề tài.
Xin đặc biệt cảm các cộng tác viên của Trung Tâm MG thuộc công ty TNHH
TMDV Du Lịch Sông Hiền và những người thân tron g gia đình đã luôn giúp đỡ,
động viên tác giả hoàn thành luận văn này !

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “CSKH của bộ chỉ số đánh giá năng
lực cạnh tranh áp dụng chung cho các trường đại học” hoàn toàn là kết quả nghiên
cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu
nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc
các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên
cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn
đều được trích dẫn tường minh, đúng theo quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các

nội dung khác trong luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015

Lê Thị Hà Giang


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................7
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................12
3. Ý nghĩa của nghiên cứu ...............................................................................................12
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu............................................................13
5. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................14
6. Hướng tiếp cận nghiên cứu và khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài...................14
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH.................................................................................................................24
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề đánh giá NLCT của trường ĐH ............................24
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thị trường giáo dục ĐH Việt Nam trong nền kinh
tế thị trường và hội nhập quốc tế ............................................................................24
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh của tổ chức................24
1.1.3. Các công trình nghiên cứu yếu tố cạnh tranh của trường ĐH từ gốc nhìn của việc
xếp hạng đại học ....................................................................................................25
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hường đến NLCT của trường ĐH...31
1.1.4.1. Các công trình nghiên cứu về tác động của nguồn lực tới năng lực cạnh tranh
của trường Đại học .................................................................................................31
1.1.4.2. Công trình nghiên cứu về tính cạnh tranh của các trang thông tin điện tử của
các trường ĐH ........................................................................................................33

1.1.4.3. Công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các trường ĐH trong lĩnh
vực hợp tác quốc tế .................................................................................................33
1.1.5. Các công trình nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh của các trường
ĐH ..........................................................................................................................34

1


1.2. Sơ lược về các khái niệm/quan điểm về đánh giá NLCT ......................................35
1.2.1. Các quan niệm về cạnh tranh ...................................................................................35
1.2.2. Khái niệm về NLCT .................................................................................................36
1.2.3.

Năng

lực

cạnh

tranh

của

trường

đại

học

…………………………………….37

1.2.4. Khái niệm chỉ số.......................................................................................................37
1.3. Các tiêu chí/chỉ số, cách thức và mô hình đánh giá NLCT của một tổ chức.......39
1.3.1. Các tiêu chí/chỉ số, cách đánh giá NLCT của một tổ chức .....................................39
1.3.2. Các mô hình đánh giá NLCT của một tổ chức .......................................................43
1.4. Những quan điểm/lý luận xem giáo dục ĐH l à dịch vụ trong điều kiện kinh tế
thị trường ...............................................................................................................46
1.4.1. Đặc điểm của thị trường hàng hóa dịch vụ giáo dục - đào tạo ...............................46
1.4.2. Cơ chế thị trường cũng tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục - đào tạo (cả
công lập và ngoài công lập ....................................................................................49
1.4.3. Vai trò của cơ chế thị trường....................................................................................50
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHỈ BÁO CỦA BỘ CHỈ SỐ Đ ÁNH GIÁ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH ÁP DỤNG CHUNG CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..................54
2.1. Xác định các chỉ báo từ kết quả nghiên cứu định tính .........................................54
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng chỉ báo Uy tín và thương hiệu của trường 55
2.1.1.1. Mô tả quá trình tiếp cận chỉ tiêu “ Uy tín và thương hiệu của trường” ………. ....5
2.1.1.2. Mô hình xây dựng uy tín và thương hiệu của một trường ĐH: ............................57
2.1.1.3. Yếu tố năng lực để xây dựng uy tín và thương hiệu: ...........................................59
2.1.1.4. Yếu tố chất lượng để duy trì uy tín và thương hiệu: ............................................59
2.1.1.5. Bảng tiêu chí khảo sát, đánh giá về tiêu chí uy tín và thương hiệu của trường
ĐH: .........................................................................................................................60
2.1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng chỉ báo Nguồn lực đầu tư của trường ........60
2.1.2.1. Mô tả quá trình tiếp cận chỉ tiêu “Nguồn lực đầu tư của trường” ........................61

2


2.1.2.2. Mô hình xây dựng nguồn lực đầu tư của một trường ĐH.....................................63
2.1.2.3. Yếu tố năng lực để xây dựng nguồn lực đầu tư của trường ĐH ...........................65
2.1.2.4. Yếu tố chất lượng để duy trì nguồn lực đầu tư của trường ..................................65
2.1.2.5. Bảng tiêu chí khảo sát, đánh giá về tiêu chí nguồn lực đầu tư của trường ĐH: ..66

2.1.3. Cơ sở khoa học của việc xây dựng chỉ báo Chất lượng đội ngũ c ủa trường ....66
2.1.3.1. Mô tả quá trình tiếp cận chỉ tiêu “chất lượng đội ngũ của trường” ......................66
2.1.3.2. Mô hình xây dựng “chất lượng đội ngũ” của một trường ĐH ..............................69
2.1.3.3. Yếu tố năng lực để xây dựng chất lượng đội ngũ .................................................71
2.1.3.4. Yếu tố chất lượng để duy trì chất lượng đội ngũ ..................................................71
2.1.3.5. Bảng tiêu chí khảo sát, đánh giá về tiêu chí chất lượng đội ngũ của trường ĐH .72
2.1.4. Cơ sở khoa học của việc xây dựng chỉ báo Chất lượng đầu vào của trường ...72
2.1.4.1. Mô tả quá trình tiếp cận chỉ tiêu “Chất lượng đầu vào của trường” .....................72
2.1.4.2. Mô hình nâng cao chất lượng đầu vào của một trường ĐH..................................74
2.1.4.3. Yếu tố năng lực để xây dựng chất lượng đầu vào của trường ..............................75
2.1.4.4. Yếu tố chấ t lượng để duy trì và nâng cao chất lượng đầu vào của trường ...........76
2.1.4.5. Bảng tiêu chí khảo sát, đánh giá về chất lượng đầu vào của trường ĐH ..............76
2.1.5. Cơ sở khoa học của việc xây dựng chỉ báo Chất lượng đầu ra của trường ......76
2.1.5.1. Mô tả quá trình tiếp c ận chỉ tiêu “Chất lượng đầu ra của trường” ........................76
2.1.5.2. Mô hình nâng cao chất lượng đầu ra của một trường ĐH ....................................78
2.1.5.3. Yếu tố năng lực để xây dựng chất lượng đầu ra của trường .................................80
2.1.5.4. Yếu tố chất lượng để duy trì và nâng cao chất lượng đầu ra của trườ ng ..............81
2.1.5.5. Bảng tiêu chí khảo sát, đánh giá về chất lượng đầu ra của trường ĐH .................81
2.1.6. Cơ sở khoa học của việc xây dựng chỉ báo Thị phần cung ứng dịch vụ giáo
dục đào tạo của trường .........................................................................................82
2.1.6.1. Mô tả quá trình tiếp cận chỉ tiêu “Thị phần cung ứng dịc h vụ giáo dục đào tạo
của trường” ..............................................................................................................82
2.1.6.2. Mô hình nâng cao thị phần cung ứng dịch vụ giáo dục – đào tạo của một

3


trường ĐH ...............................................................................................................83
2.1.6.3. Yếu tố năng lực để xây dựng thị phần cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo của
trường ......................................................................................................................85

2.1.6.4. Yếu tố chất lượng để duy trì và nâng cao thị phần cung cấp dịch vụ giáo dục
đào tạo của trường ...................................................................................................86
2.1.6.5. Bảng tiêu chí khảo sát, đánh giá về thị phần cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo
của trường ĐH ........................................................................................................86
2.2. Phân loại đánh giá trường ĐH và các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
trường ĐH..............................................................................................................87
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
ÁP DỤNG CHUNG CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CÁCH TÍNH
ĐIỂM, THỬ NGHIỆM BỘ CHỈ SỐ ...................................................................92
3.1 Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cho trường đại học ................92
3.2. Bộ công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh của trường đại học ...........................97
3.3. Thử nghiệm Bộ chỉ số và cánh tính điểm đánh giá năng lực cạnh tranh áp
dụng chung cho các trường đại học ...............................................................................99
KẾT LUẬN .....................................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................112
Phụ lục 1: Bảng số liệu thống kê các số liệu liên quan đến giáo dục Đại h ọc ...........115
Phụ lục 2: Bản dịch tài liệu nước ngoài ........................................................................117
Phục lục 3: Nội dung phỏng vấn sâu cơ bản dành cho các đối tương .......................136

Phục lục 4: Một số kết quả về khảo sát Thương hiệu của trường đại học trong
năng lực cạnh tranh chọn lộc từ cuộc khảo sát (thống kê mô tả ý kiến của phụ
huynh và học sinh về chọn trường cho con dự thi)...............................................................140
Phụ lục 5 a : Bảng Khảo sát Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của các
trường đại học …………………………………………………………………….144

4


Phụ lục 5 b: Kết quả chạy thử ngiệm phiếu khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh
trường đại học …………………………………………………………………….148

Phụ lục 5c: Kết quả chạy EFA của phiếu khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh
trường đại học …………………………………………………………………… 168

5


1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GV ................................................................................................................... Giáo viên
ĐH: ..................................................................................................................... Đại học
NLCT: ............................................................................................ Năng lực cạnh tranh
CSKH: ....................................................................................................Cơ sở khoa học
CSGDĐH: .................................................................................. Cơ sở giáo dục đại học
SV:....................................................................................................................Sinh viên
CSKH: ....................................................................................................Cơ sở khoa học

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê số lượn g đáp viên trả lời phỏng vấn ............................................ 53
Bảng 2.2:Mô hình xây dựng uy tín và t hương hiệu của một trường ĐH ..................... 56
Bảng 2.3:Bảng tiê u chí khảo sát, đánh giá về tiêu chí uy tín và thương hiệu của trường
ĐH ................................................................................................................................ 59
Bảng 2.4:Mô hình xây dựng nguồn lực đầu tư của một trường ĐH ............................ 62
Bảng 2.5: Bảng tiêu chí khảo sát, đánh giá về tiêu chí nguồn lực đầu tư của trường ĐH
...................................................................................................................................... 65
Bảng 2.6: Mô hình xây d ựng “Chất lượng đội ngũ” của một trường ĐH ................... 68

Bảng 2.7: Bảng tiêu chí khảo sát, đánh giá về tiêu chí chấ t lượng đội ngũ của trường
ĐH ................................................................................................................................. 71
Bảng 2.8 Mô hình nâng cao chất lượ ng đầu vào của một trường ĐH ......................... 73
Bảng 2.9 Bảng tiêu chí khảo sát, đánh giá về chất lượng đầu vào của trường ĐH ..... 75
Bảng 2.10: Mô hình nâng cao chất l ượng đầu ra của một trường ĐH .......................... 77
Bảng 2.11: Bảng tiêu chí khảo sát, đánh giá về chấ t lượng đầu ra của trường ĐH ..... 80
Bange 2.12:Quá trình tiếp cận chỉ tiêu “Thị phần cung ứng dịch vụ giáo dục đào tạo
của trường” ................................................................................................................... 81
Bảng 2.13 Mô hình nâng cao thị phần cung ứng dịch vụ giáo dụ c – đào tạo của một
trường ĐH ..................................................................................................................... 82
Bảng 2.14 Bảng tiêu chí khảo sát, đánh giá về thị phần cung cấp dịch vụ gi áo dục đào
tạo của trường ĐH ........................................................................................................ 85
Bảng 3.1 Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cho các trường đại học ................... 92
Bảng 3.2 Những chỉ số không phù hợp trong đánh giá năng lực cạnh tranh trường đại
học ................................................................................................................................. 95
Bảng 3.3 Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cho các trường đại học ................... 97
Bảng 3.4 Thử nghiệm bộ tiêu chí đánh giá năng lực c ạnh tranh trường ĐH ................ 99

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là một yêu cầu
cấp thiết, là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam. Giáo dục được coi là con đường ngắn nhất để phát triển nguồn nhân lực
đó. Trong các nhà trường, môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó
người giáo dục và người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học với các phương
tiện, điều kiện vật chất, kĩ thuậ t, xã hội, tâm lý tác động thường xuyên và tạm thời, được
người dạy và người học sử dụng một cách có ý thức. Ngành giáo dục rất được chú trọng

phát triển ở nước ta, nhất là giáo dục ĐH. Theo số liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo công
bố tính đến năm 2014, cả nước có 207 trường ĐH, so với năm 2007 tăng thêm 47 trường,
trong đó trường công lập chiếm 33 trường tương đương 70,2% và công lập là 29,8%. Số
lượng các trường ĐH tăng khoảng 22% trong năm năm, s ố trường ĐH tăng lên cũng kéo
theo số lượng SV tăng lên đáng kể, 2007-2013 tăng thêm 272,520 SV. Từ năm 2007-2013
tỷ lệ SV thuộc các trường công lập tăng dần qua các năm và luôn chiếm trên 85% tổng số
SV của ĐH toàn quốc. Ngoài ra, số lượng SV thuộc các trường ngoài công lập tăng nhanh
từ năm 2007 -2010. Số lượng GV của năm học 2012-2013 tăng lên 61% so với năm năm
trước và số GV công lập chiếm hơn 80% trên tổng số GV. Số lượng GV là thạc sỹ, tiến
sỹ, chuyên khoa I và II và trình độ khác tăng dần qua các năm , đáng chú ý là năm 2013 số
lượng thạc sỹ tăng một cách vượt bậc bằng mức tăng của năm năm trước đó. Đội ngũ này
đóng góp không nhỏ cho số lượng SV tốt nghiệp đại học các năm đều tăng nhanh xem
Bảng số liệu thống kê các số liệu liên quan đến giáo dục Đại học Bảng 1.1 phụ lục 1.
Số lượng trường đại học ngày càng tă ng, các cơ sở giáo dục ĐH có thể thuộc quản
lí nhà nước công lập hoặc tư thục . Khối công lập gồm các ĐH quốc gia; ĐH và trường
ĐH cấp vùng; ĐH cấp địa phương; Các trường ĐH và học viện quân sự, công an; Các
trường ĐH, học viện vừa trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trực thuộc Bộ ngành đào
tạo, hoặc tổ chức, đoàn thể khác.... ĐH tư thục chia thành các trường ĐH do một cá nhân

4


hoặc một nhóm cá nhân trong nước thành lập và tự đầu tư; Các trường ĐH có yếu tố nước
ngoài liên kết với cá nhân/tổ chức trong nước thành lập và tự đầu tư. Tuy nhiên để các
nhà quản lý có thể nhìn ra được vị trí về năng lực cạnh tranh của một trong các trường so
với các trường còn lại trong hệ thống là không hề dễ dàng.
Mặc dù có hình thức quản lí khác nhau nhưng hệ thống giáo dục đạ i học Việt Nam
thực hiện mục tiêu giáo dục ch ung là xây dựng cho được đội ngũ cán bộ khoa học, ngày
càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, có nghiệp vụ giỏi, có năng lực tổ chức và giải
quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và có khả năng tiến kịp trìn h độ khoa học, kỹ

thuật tiên tiến trên thế giới
Nâng cao chất lượng giáo dục đại học là một nhu cầu cấp thiết hiện nay trong xu
thế đổi mới toàn diện nền giáo dục nước nhà đồng thời tăng cường tính cạnh tranh khi hội
nhập vào khu vực và thế giới. Có nhiều giải pháp để thực hiện việc này, trong đó có hai
giải pháp cơ bản hỗ trợ cho nhau, đó là kiểm định chất lượng và đánh giá xếp hạng trường
đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ một trong những mục tiêu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo tới năm 2030 là phát triển “một số trường ĐH ngang tầm
khu vực và quốc tế”. Hiện tại, Việt Nam chưa có trường ĐH nào đứng trong bảng xếp
hạng 200 trường ĐH trên thế giới, và chưa có trường nào lọt trong tốp đầu của các trường
ĐH ở châu Á, trong khi nhiều trường đại học của các nước láng giềng như Singapo, Thái
Lan Philippin, Inđônêsia đã có mặt. Đặc biệt, Trường Đại học Chulalongkorn của Thái
Lan còn được xếp trong danh sách 200 đại học hàng đầu thế giới. Để đạt mục tiêu đặt ra,
Việt Nam cũng xem xét các trường ĐH tốp cao trên thế giới được đánh giá cao nhờ các
tiêu chí, chỉ báo nào để so sánh. Trong xu hướng tìm các tiêu chí, chỉ báo phù hợp với ĐH
Việt Nam đo đúng thực trạng của giáo dục đại học n ước ta để có thể tìm ra biện pháp thúc
đẩy và phát t riển nền giáo dục nước nhà.
Tuy nhiên, để đánh giá NLCT về một lãnh vực nào đó của một tổ chức, người ta
thường xây dựng một bộ chỉ số chung để đánh giá. Tùy thuộc vào việc đánh giá lĩnh vực
gì, nhu cầu cụ thể ra sao mà xây dựng các chỉ số, tiêu chí và tr iển khai các cách đánh giá

5


và cách tính điểm tương ứng. Mục đích của việc sử dụng các bộ chỉ số là để đánh giá một
cách khách quan, công bằng chính xác, toàn diện và định lượng NLCT của tổ chức thông
qua chất lượng hay hiệu quả hoạt động của tổ chức đó. Mặ c dù đánh giá các lĩnh vực khác
nhau nhưng tất cả các bộ chỉ số đánh giá đều có điểm chung nhất đó là phải căn cứ trên
một số CSKH nhất định để xây dựng.
Trên thế giới hầu như quốc gia nào cũng chịu tác động của kết quả xếp hạng
NLCT các quốc gia do WEF tiến hành định kỳ hàng năm và xếp hạng NLCT và môi

trường kinh doanh của mỗi quốc gia do Ngân hàng Thế giới và Tổ chức tài chính quốc tế
thực hiện,.. Những quốc gia có vị trí cạnh tranh cao luôn có lợi thế hơn còn những quốc
gia có vị trí thấp luôn tìm cách cải tiến vị trí cạnh tranh của mình.
Tác dụng to lớn của các bộ chỉ số đánh giá NLCT của một lĩnh vực nào đó được
ghi nhận, được cá nhân/tổ chức tham gia nghiên cứu các chỉ số đánh giá, cách thức đánh
giá nhằm nâng cao vị trí cạnh tranh đối với lĩnh vực mà tổ chức đó quan tâm.
Ở Việt Nam đặt lĩnh vực giáo dục ĐH trong thị trường cạnh tranh là vấn đề không
dễ chấp nhận, bởi vì đề cập đến cạnh tranh, người ta thường nghĩ đến các vấn đề liên
quan đến nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây đã có một vài công
trình nghiên cứu lập luận về vấn đề giáo dục ĐH trong nền kinh tế thị tr ường và vần đề
thương mại hóa giáo dục. Tiêu biểu có công trình nghiên cứu “Phát triển giáo dục Việt
Nam trong nền kinh tế thị trường và trước yêu cầu hội nhập quốc tế”1 do PGS. TS. Trần
Quốc Toản chủ nhiệm cùng với tập thể các nhà khoa học trong nước thực hiện và xuất
bản thành sách cùng tên đã chỉ rõ được các quan điểm và xu hướng nhìn nhận giáo dục
trong nền kinh tế thị trường. Cùng xu hướng đó là bài viết “ nhìn nhận thương mại hóa
trong giáo dục hiện nay và con đường đi tới của Giáo dục Việt Nam” 2 của GS. Ngô Tự
1

PGS.TS. Trần Quốc Toản (2012), Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế , Nhà xuất bản chính trị quốc gia
2
TS. Ngô Tự Lập (2013), Thương mại hóa trong giáo dục hiện nay và con đường đi tới
của Giáo dục Việt Nam.

6


Lập tác giả cho rằng có hai cách quan niệm về giáo dục, đó là (1) coi giáo dục như là hoạt
động công ích và (2) coi giáo dục là dịch vụ, tức là một hoạt đ ộng kinh doanh.
Theo xu hướng xem giáo dục là dịch vụ này, chúng ta có thể đặt giáo dục ĐH Việt

Nam trong thị trường cạnh tranh, điều này có nghĩa là xem giáo dục ĐH là một loại hình
dịch vụ, các CSGDĐH là một đơn vị cung cấp dịch vụ mà đối tượng khách hà ng chính là
người học. Khi xem xét trường ĐH là một đơn vị cung cấp dịch vụ thì phải đặt các trường
ĐH trong thị trường giáo dục có sự cạnh tranh, đã cạnh tranh cần phải biết được mình
đang ở đâu so với đơn vị khác, bản thân đơn vị có những năng lực, lợi t hế gì trong cạnh
tranh. Thực tế cho thấy, năng lực, lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân mỗi hoạt
động của trường ĐH mà còn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau trong mỗi
trường. Tương quan giữa trường này với trường khác trong cơ chế chính sách của nhà
nước áp dụng cho hệ thống các trường cũng như trong không gian địa lý, điều kiện kinh
tế xã hội mà trường tọa lạc. Ngoài việc các trường ĐH cần biết vị trí cạnh tranh của mình
trong hệ thống các trường ĐH khi đặt trong thị trường giáo dục để biết được điểm yếu,
điểm mạnh của mình so với các đơn vị khác thì NLCT của mỗi trường ĐH cũng hết sức
cần thiết cho người học. Tuy nhiên, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức không dễ dàng tìm kiếm
thông tin để so sánh năng lực cạnh của một trường ĐH này với một trườn g ĐH khác khi
chưa có một bộ chỉ số đánh giá NLCT chung và có số liệu được công bố rộng rãi. Xuất
phát từ mục đích tìm ra các chỉ số đánh giá cụ thể từng hoạt động của trường ĐH, giúp
người học, phụ huynh, các bên có liên quan và có nhu cầu cũng như các trường ĐH Việt
Nam có cái nhìn tổng quát và dễ dàng so sánh khi họ tìm kiếm thông tin về một trường
ĐH bất kỳ. Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “CSKH của bộ chỉ số đ ánh giá
năng lực cạnh tranh áp dụng cho các trường đại học” để làm khóa luận tố t nghiệp
chương trình thạc sĩ đo lường và đánh giá trong giáo dục.

7


 2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài.


Mục đích tổng quát: Đề tài hướng đến việc xác định cơ sở khoa cho việc x ây


dựng bộ chỉ số đ ánh giá năng lực cạnh tranh áp dụng cho các trường đại học và bước đầu
tiến hành thử nghiệm tính khả thi và tính ứng dụng của bộ chỉ số này.
 Mục tiêu cụ thể của đề tài là :
Tìm ra các CSKH của từng chỉ số đánh giá lần lượt từng lĩnh vực mang tính ch ất
cạnh tranh của một trường ĐH.
Tìm ra các cách thức thử nghiệm phương pháp thu thập dữ liệu của bộ chỉ số để
khẳng định tính ứng dụng của bộ chỉ số đánh giá NLCT dung chung cho các trường ĐH.
 3. Ý nghĩa của nghiên cứu


Ý nghĩa lý luận: Với đề tài này, chúng tôi hy vọng góp phần ứng dụng các lý

thuyết cũng như cách tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học vào để làm rõ về NLCT của
các trường đại học hiện nay, đồng thời với hy vọng sẽ hình thành nên phương pháp luận
và các phương pháp xây dựng bộ chỉ số và khẳng định tính ứng dụng của việc đánh giá về
NLCT cho các trường ĐH.


Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài nhằm hướng đến các ý nghĩa thực tiễn cho từng đối tượng cụ thể như:

-

Đối với các cấp quản lý giáo dục, nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo : Từ việc chỉ rõ

được các CSKH để xây dựng bộ chỉ số NLCT của tr ường ĐH, giúp hình du ng được tính
ứng dụng của một bộ chỉ số này sẽ đánh giá một cách khách quan, công bằng chính xác,
toàn diện và định lượng NLCT của trường ĐH thông qua chất lượng và hiệu quả hoạt
động. Các cấp quản lý giáo dục có thể coi đây là một trong những luận cứ khoa học để
xây dựng kế hoạch phát tiển bộ chỉ số đánh giá NLCT dùng chung cho các trường ĐH

phục vụ mục đích nâng cao chất lượng giáo dục ĐH.
-

Đối với các trường ĐH và các bên có liên quan - nhất là người học : Từ kết quả

nghiên cứu thử nghiệm thành công của bộ chỉ số đánh giá NLCT chung cho các trường
ĐH hy vọng sẽ có được những tư liệu cung cấp thông tin bổ ích giúp người học, phụ

8


huynh và các bên liên quan tìm hiểu, đúng đủ về dịch vụ đào tạo mà một trường ĐH trên
lãnh thổ Việt Nam. Với kết quả nghiên cứu đượ c, chúng ta có thể dễ dàng so sánh NLCT
của các trường đại học hiện nay trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và trong phạm vi
lãnh thổ Việt Nam nói chung theo mô hình tổng hợp hay phân tổ của từng lĩnh vực theo
đúng ý nghĩa của việc đánh giá NLCT trường ĐH.
 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính “CSKH của bộ chỉ

số đánh giá năng lực cạnh tranh áp dụng cho các trường đại học” Trên cơ sở việc
khảo sát nhóm đối tư ợng là:
-

Các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục, xếp hạng đối sánh, kiểm định

giáo dục
-


Các nhà quản trị ĐH của mỗi trường

-

Đội ngũ cán bộ GV và nhân viên của mỗi trường

-

Người học (sinh viên) của mỗi trường

-

Thí sinh và phụ huynh

 Phạm vi, khách thể nghiên cứu
-

Phạm vi nội dung: Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu xây dựng bộ

chỉ số đ ánh giá năng lực cạnh tranh áp dụng cho các trường đại học, cụ thể là x em xét
các cơ sở khoa học để xây dựng bổ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh dùng chung cho
các trường đại học bao gồm:
-

Sự vận hành của thị trường giáo dục ĐH Việt Nam;

-

Các hạng mục hoạt động của một trường đại học;


-

Các bộ tiêu chuẩn đánh giá, kiểm định, xếp hạng và đối sánh dành cho trường đại

học
-

Các yếu tố đánh giá NLCT của một tổ c hức;

-

Chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng, phát triển và quản lý hệ

9


thống giáo dục đại học Việt Nam.
-

Phạm vi không gian nghiên cứu : Các trường Đại học ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh

(22 trường)
-

Khách thể nghiên cứu : Là thí sinh, phụ huynh, SV, GV, cán bộ lãnh đạo các

trường ĐH, các chuyên gia về lĩnh vực đánh giá NLCT.
 5. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài xem xét và hướng đến làm rõ một số nội dung sau:

-

Đánh giá NLCT của các trường ĐH bằng những tiêu chí nào? Dựa trên cơ sở nào

để đánh giá?
-

Tính khả thi khi thực hiện đánh giá NLCT của các trường ĐH bằng bộ chỉ số này?

-

Bộ chỉ số đánh giá NLCT của các trường ĐH đánh giá bao quát tất cả các hoạt

động của trường ĐH?
 6. Hướng tiếp cận nghiên cứu và k hung lý thuyết nghiên cứu của đề tài


Hướng ti ếp cận nghiên cứu
Đề tài vận dụng cách tiếp cận kinh tế học làm cơ sở cho các định hướng nghiên

cứu, theo quan điểm của GS. TS. Lê Ngọc Hùng , muốn nghiên cứu cách tổ chức và quản
lý quá trình giáo dục trong nền kinh tế thị trường cần thiết phải vận dụng cách tiếp cận
kinh tế học để nghiên cứu, điều này được tác giả lý giải rằng: trong khi một số nhà giáo
dục học và quản lý giáo dục còn đang tranh cãi nhau về vấn đề kinh tế và giáo dục thì các
quy luật của thị trường đã phát huy tác dụng trong giáo dục. Đó là một thực tế không thể
không nhìn thấy để có cách cư xử cần thiết, phù hợp nhất là về mặt tư duy quản lý giáo
dục3. Tiếp cận theo quan điểm của Gary cho chúng tôi thấy cách phân tích chi phí-lợi
ích, cách tiếp cận cung - cầu tỏ ra rất có hiệu quả trong việc t ìm hiểu và đánh giá vị trí,
vai trò và mối quan hệ của giáo dục và các bộ phận cấu thành của xã hội. Ví dụ, có thể áp
dụng cách tiếp cận đầu tư phát triển vốn con người để giải thích việc ra quyết định cho

con đi học của cha mẹ: rõ ràng là học vấn ĐH có giá trị lớn đến mức nhiều cha mẹ hiểu
3

Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo dục, Nhà xuất bản lý luận chính trị
10


được lợi ích lâu dài của giáo dục và sẵn sàng bỏ tiền đầu tư vào việc học tập của con cái
họ.
Vận dụng cách tiếp cận kinh tế học với những luận giải như trên, chúng tôi muốn
nghiên cứu về bộ chỉ số khoa học đánh giá trong năng lực cạnh tranh giữa các trường
ĐH, đặc biệt trong đó xem xét về các giá trị thực trong khâu quản lý, tổ chức dưới sự
đánh giá của các chuyên gia về lĩnh vực này .
 Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài
Với đề tài “CSKH của bộ chỉ số đ ánh giá năng lực cạnh tranh áp dụng cho các
trường đại học” chúng tôi xác định muốn đánh giá NLCT của trường ĐH đầu tiên phải
đồng ý quan điểm đặt giáo dục đào tạo trong nền kinh tế thị trường , chấp nhận thị trường
hàng hóa dịch vụ giáo dục - đào tạo là thị trường không hoàn hả o, trong đó có thị trường
trong nước và thị trường quốc tế , xem tổ chức một trường ĐH là đơn vị cung cấp dịch vụ
đào tạo, đã cung cấp dịch vụ có sự cạnh tranh về chất lượng mà theo Karl Marx góc độ
diễn ra cạnh tranh chất lượng thông qua việc nâng cao giá trị sử dụng hàng hoá, hoàn
thiện chất lượng hàng hoá để thực hiện được giá trị hàng hoá.
Vì chấp nhận thị trường không hoàn hảo trong giáo dục đào tạo nên đánh giá sự
cạnh tranh cũng phải tuân theo sự cạnh tranh trong giáo dục - đào tạo là cạnh tranh
không hoàn hảo; cạnh tranh về vị trí ĐH giữa công lập và ngoài công lập hay còn xem
xét ở khía cạnh là đơn vị lợi nhuận hay phi lợi luận. Theo đó NLCT được xác định giữa
các cơ sở giáo dục - đào tạo với nhau gồm các yếu tố: (1) uy tín và thương hiệu , (2)
nguồn lực đầu tư, (3) chất lượng đội ngũ (nguồn lực con người), (4) chất lượng người
học (chất lượng đầu vào), về (5) chất lượng đầu ra trong đó đánh giá nội dung - chương
trình - phương pháp giáo dục tạo đã tạo nên sản phẩm đầu ra và (6) cạnh tranh về thị

phần cung ứng hàng hóa dịch vụ -đào tạo trong nước với quốc tế.
Như vậy, Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài CSKH của bộ chỉ số đánh giá
NLCT áp dụng chung cho các trường ĐH được xác định như Hình 1. 1 dưới đây:

11


Uy tín và Thương
hiệu

Chất lượng đầu vào
Đánh giá
NLCT
trường Đại
học

Nguồn lực và đầu tư

Chất lượng đội ngũ

Chất lượng đầu ra

Thị phần trong nước
và quốc tế
Xây dựng bộ
chỉ số NLCT

Hình 1.1 Mô hình lý thuyết nghiên cứu của đề tài CSKH của bộ chỉ số đánh giá
NLCT áp dụng chung cho các trường ĐH



Phương pháp nghiên cứu và xử lý thông tin
-

Nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phân tích nội dung : Phân tích tư tiệu về: (1)

hoạt động của các trường ĐH; (2) các yếu tố tạo nên NLCT trong lĩnh vực giáo dục; (3)
các thông tin liên quan đến đối sánh và xếp hạng của các trường ĐH trong nước và trên
thế giới. Các tư liệu này sẽ được nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa sử dụng trong đề tài
và sắp xếp thành thư mục tham khảo.
Phương pháp chuyên gia: Trong phương pháp này, một số chuyên gia được mời
nhận xét kết quả nghiên cứu 4. Vận dụng phương pháp này vào chúng tôi mu ốn lắng nghe
ý kiến, sự tư vấn của các chuyên gia có trình độ hiểu biết chung, có kiến thức chuy ên
môn sâu về lĩnh vực chúng tôi nghiên cứu, có lập trường khoa học và có khả năng nắm
4

Vũ Cao Đàm (2007). Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục. tr
154

12


bắt, phản ánh nhất quán xu thế phát triển về NLCT giữa các trường ĐH và có định
hướng, suy nghĩ về tương lai trong lĩnh vực mình quan tâm. Cụ thể là lấy ý kiến những
người (1) có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về NLCT trong kinh tế, trong giáo
dục; (2) những nhà quản trị ĐH và những chuyên viên/nghiên cứu viên thực hiện công
tác đánh giá NLCT của một số lĩnh vực/ngành.
Phỏng vấn sâu bán cơ cấu (semi-structure interview): Phỏng vấn bán cơ cấu qua
đó vấn đề chúng tôi muốn tìm hiểu được triển khai bằng một số câu hỏi mở. Mục đích

của phỏng vấn tiêu điểm nhằm tìm hiểu những kinh nghiệm chủ quan của những người
có liên quan đến một trong sáu nội dung về nghiên cứu CSKH t rong năng lực cạnh tranh
giữa các trường đại học mà chúng tôi nghiên cứu (đã được trình bày ở khung lý thuyết
nghiên cứu của đề tài) để tìm hiểu nhận thức của họ về các nội dung nghiên cứu đó. Đối
tượng phỏng vấn là Ban giám hiệu, các nhà quản trị của mỗi trường, phỏng vấn đội ngũ
cán bộ GV và SV hệ chính quy của một số trường ĐH th eo mẫu.

Nghiên cứu định lượng

-

Ứng dụng phương pháp điều tra xã hội học và sử dụng 4 bộ bảng hỏi để khảo sát 4
đối tượng: thí sinh dự thi ĐH, phụ huynh đưa con đi dự thi Đ H, SV chính quy và cán bộ
GV của một số trường ĐH theo mẫu.
Sử dụng bộ chỉ số đã xây dựng được để thăm dò tính khả thi, tính hữu dụng trên
phạm vi nhỏ.
-

Phương pháp xử lý thông tin
Các tài liệu được tham khảo từ sách, báo, tạp chí tiếp cận được từ Thư viện trường

ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Thư viện Trung Tâm ĐH Quốc gia Hồ Chí Minh, các
nhà sách ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chủ yếu tác giả sử dụng cơ sở dữ liệu từ
ProQues, Springer và Google Scholar để tìm kiếm các nghiên cứu liên quan đến vấn đề
nghiên cứu phục vụ phương pháp nghiên cứu tài liệu. Từ đó chúng tôi tổng thuật, lược
thuật theo từng vùng chủ đề trong giới hạn phạm vi chúng tôi nghiên cứu để thấy

13



được những mặt mạnh, mặt hạn chế của các tài liệu, trên cơ sở đó khẳng định khả thi
và tính mới trong đề t ài nghiên cứu của mình, đồng thời kế thừa một cách khoa học
các phương pháp nghiên cứu và phương pháp xử lý thông tin mà các nhà nghiên cứu
trước đã làm để làm phong phú thêm cho đề tài nghiên cứu.
Chúng tôi tiến hành sử dụng máy ghi âm và sổ ghi chép phục vụ phương pháp
phỏng vấn sâu và 4 bảng hỏi được xây dựng bởi nghiên cứu này nhằm thu nhận được
những thông tin, dữ liệu hữu ích cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
Đối với các thông tin thu nhận được từ bảng hỏi anket: chúng tôi sử dụng phần
mềm McScaner để nhận dạng và tích hợp dữ liệu nghiêu cứu, thay cho việc nhập liệu
bằng tay, sử dụng Excel 2003, 2007 để vẽ biểu đồ, chuyển đổi dữ liệu qua SPSS và dùng
SPSS 11.5 để phân tích thống kê.


Phương pháp chọn mẫu khảo sát cho mỗi đối tượng nghiên cứu

-

Cách chọn mẫu đối với các nhà quản trị ĐH của mỗi trường
Như đã trình bày ở phần trên, phương pháp nghiên cứu chuyên gia được chúng tôi

vận dụng để có thể tìm ra bộ chỉ số và đánh giá bộ chỉ số khoa học về NLCT giữa các
trường đại học. Khi thực hiện phương pháp này chúng tôi cân nhắc 3 điểm sau: (1) Lựa
chọn và thành lập nhóm chuyên gia là những người có trình độ hiểu biết chung về tình
hình phát triển giáo dục hiện nay, có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực chúng tôi
nghiên cứu, có lập trườ ng khoa học và có khả năng phản ánh khách quan xu thế phát triển
của đối tượng dự báo cũng như có những định hướng và suy nghĩ về tương lai trong lĩnh
vực mình quan tâm; (2) Khi trưng cầu ý kiến của các chuyên gia phải tùy theo đặc điểm
thu nhận và xử lý t hông tin, chọn phương pháp trưng cầu trực tiếp và (3) Xử lý ý kiến
chuyên gia thấu đáo, tỷ mỹ. Do đó dung lượng mẫu được chúng tôi xác đị nh trong
phương pháp này như sau:

Vì chuyên gia trong lĩnh vực hẹp nên rất khó có thể có số lượng lớn để lựa chọn,
dựa vào 22 trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, sau đó phân loại các trường ĐH
công lập và dân lập để chọn mẫu phỏng vấn. Chọn ngẫu nhiên mỗi khối 3 trường ĐH đại

14


diện, sau đó chọn phỏng vấn một trong các chức danh như Hiệu Trưởng, Hiệu phó của
mỗi trư ờng để phỏng vấn nhằm tìm hiểu quan điểm của các nhà quản trị ĐH về lợi thế và
NLCT của trường so với các trường khác trong nước và trong khu vực. Do đó chúng tôi
cố gắng chọn ba chuyên gia về đánh giá tổ chức, ba chuyên gia về kinh tế đánh giá năng
lực cạ nh tranh và ba chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực đánh giá chất lượng giáo dục.
Mẫu thử nghiệm gồm một chuyên gia. Tổng cộng có 10 mẫu, hình thức phỏng vấn phỏng
vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại và gửi email nếu các chuyên gia không dành được
thời gi an.
Bên cạnh tìm hiểu một số quan điểm để mô tả về chỉ số cạnh tranh thì việc đi sâu
tìm hiểu thông tin thêm từ những nhà quản trị ĐH trong cuộc nghiên cứu này là hết sức
cần thiết để nắm bắt, thăm dò và trả lời câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi: Những mục tiêu
sứ mạng của trường ĐH của họ tuyên bố họ đã lãnh đạo như thế nào ? Những thông tin
mang tính thăm dò từ nhiều phía sẽ cho chúng tôi hiểu hơn về vấn đề cần nghiên cứu vì
nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng khác.
-

Cách chọn mẫu đối với đội ngũ cán bộ GV và nh ân viên của mỗi trường
Tương tự như cách chọn mẫu đối với các nhà quản trị ĐH, chúng tôi chọn xác xuất

ngẫu nhiên mỗi trường một GV và một cán bộ nhân viên để phỏng vấn bán cơ cấu (phỏng
vấn tiêu điểm) để tìm hiểu quan điểm của GV về lợi thế và NLCT của trường so với các
trường khác trong nước và trong khu vực. Như vậy dung lượng mẫu được chúng tôi lựa
chọn đại diện trong 22 trường đại học là 66 mẫu phỏng vấn bán cơ cấu. Và chúng tôi tiến

hành chọn mỗi trường 3 giảng viên và 2 nhân viên để trả lời bằng bản câu hỏi anket cho
22 trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng cách khảo sát trực triếp.
Ngoài ra phiếu khảo sát này cũng được chia sẽ qua facebook gửi đến bạn bè đồng nghiệp
đang công tác tại các trường đại học trên cả nước
-

Cách chọn mẫu đối với người học (sinh viên) của mỗi trường
Căn cứ số lượng sinh viên của mỗi trường, chúng tôi tiến hành chọn mẫu thuận

tiện để lấy ra 66 mẫu tham gia vào cuộc khảo sát bằng bản hỏi anket của chúng tôi. Đối

15


với phỏng vấn bán cơ cấu (phỏng vấn tiêu điểm), chúng tôi tiến hành chọn 3 bạn của mỗi
trường để hỏi quan điểm của họ về NLCT giữa các tr ường ĐH trong nước và trong khu
vực? dịch vụ mà họ thụ hưởng so với kinh phí mà họ phải đóng ? lý do mà họ chọn vào
trường để học? Khi học ở trường họ cảm thấy họ có lợi thế gì so với các bạn học trường
khác?.
-

Cách chọn mẫu của bảng khảo sát thí sinh và phụ huynh đưa con đi dự thi
Đối với 2 đối tượng này, chúng tôi tiến hành khảo sát trong kỳ thi tuyển sinh đại

học khi có thí sinh và phụ huynh đưa con đi dự thi . Căn cứ vào địa điểm tổ chức thi tuyển
sinh của mỗi trường, chúng tôi tiến hành chọn một điểm thi ngẫu nhiên để phát phiếu hỏi
anket nhằm thu thập ý kiến của thí sinh và phụ huynh (số lượng thí sinh và phụ huynh
chúng tôi chọn theo mẫu thuận tiện) về đánh giá về năng lực cạnh tranh của trường đại
học trên hai chỉ số là thương hiệu và chất lượng đầu vào. Ngày thí sinh đi làm thủ tục dự
thi, các phỏng vấn viên đứng trước cổng trường để phát phiếu và thu trực tiếp đối với thí

sinh dự thi. Đối với phụ huynh đưa con đi dự thi sẽ phỏng vấn sơ bộ xem phụ huynh nào
là bố hoặc mẹ của thí sinh đưa thí sinh đi dự thi thì mới hỏi tiếp các câu hỏi trong bảng
khảo sát.
-

Cách thức tổng kết công vụ phỏng vấn
Như vậy sau khi phỏng vấn 4 đối tượng nêu trên, để c ó thông tin làm cơ sở và nền

tảng cho các bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tổng kết các
dạng thông tin đã thu thập được. Căn cứ vào mục đích của cuộc nghiên cứu mà có cách
tổng hợp dữ liệu khác nhau, với đề tài này chúng tôi t hực hiện kết hợp cả 2 phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng trong đó lấy nghiên cứu định tính để tìm hiểu các nội
dung chưa được làm rõ như năng lực canh tranh giữa các trường ĐH. Vì vậy, việc gỡ
băng, ghi lại biên bản của từng cuộc phỏng vấn để l àm phụ lục và tổng kết tài liệu của các
cuộc phỏng vấn nhằm tìm ra được những quan niệm chung về NLCT của trường ĐH.
Nghĩa là chọn các dữ liệu cần thiết, những nội dung chỉ liên quan đến NLCT như: học
phí; trình độ GV; chất lượng SV; quá trình giảng dạy; c ơ sở vật chất,…Đây là các thông

16


×