Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG của cục QUẢN lý nợ và tài CHÍNH đối NGOẠI – bộ tài CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.05 KB, 63 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
-------o0o-------

BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài:

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC QUẢN LÝ
NỢ VÀ TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI – BỘ TÀI CHÍNH
Đơn vị thực tập: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài
chính

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Phạm Thị Quỳnh Liên

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thuỳ Dương

Mã sinh viên

: 5024011008

Khóa

:2

Ngành

: Kinh tê



Chuyên ngành

: Kinh tê đối ngoại

Hà Nội, năm 2015
1


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
-------o0o-------

BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài:

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC QUẢN LÝ
NỢ VÀ TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI – BỘ TÀI CHÍNH
Đơn vị thực tập: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài
chính

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Phạm Thị Quỳnh Liên

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thuỳ Dương

Mã sinh viên


: 5024011008

Khóa

:2

Ngành

: Kinh tê

Chuyên ngành

: Kinh tê đối ngoại

Hà Nội, năm 2015
2


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại giảng đường đại học đên nay,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy cô trong trường cũng
như của quý Thầy cô trong Khoa Kinh tê đối ngoại. Với lòng biêt ơn sâu sắc nhất,
em xin gửi tới quý Thầy cô ở Học viện Chính sách và Phát triển và quý Thầy cô của
Khoa Kinh tê đối ngoại nói riêng đã cung cấp cho chúng em những kiên thức quý
báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt trong học kỳ này, Khoa đã
tổ chức cho chúng em được tiêp cận với thực tê hơn với các môn học.
Em xin chân thành cảm ơn các chú, các cô, các anh, các chị trong Cục Quản lý
nợ và Tài chính quốc tê của Bộ Tài chính đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và

hoàn thiện bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp cuối khoá.
Em xin chân thành cảm ơn ThS Phạm Thị Quỳnh Liên đã tận tâm hướng dẫn
em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi thảo luận cho quá trình thực
tập và nghiên cứu khoa học.
Bài Báo cáo thực tập được hoàn thiện trong khoảng thời gian thực tập là 10
tuần. Bước đầu đi vào thực tê và tìm hiểu về các nghiệp vụ nên vẫn còn nhiều hạn
chê và bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiêu sót, em mong nhận được
những ý kiên đóng góp quý báu của cán bộ Cục Quản lý nợ và Tài chính quốc tê
cùng quý Thầy Cô để kiên thức của em trong lĩnh vực nghiên cứu được hoàn thiện
hơn.
Em xin kính chúc tập thể Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại của Bộ Tài
chính và quý Thầy Cô trong Khoa Kinh tê đối ngoại, trường Học viện Chính sách
và Phát triển cùng với thật dồi dào sức khoẻ, niềm tin để tiêp tục công tác tốt và đạt
nhiều thành công tốt đẹp trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn.

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Thị Thuỳ Dương

3


MỤC LỤC

ẾT LUẬN………………………………………………………………………………………...57
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………..……………………………………………….58

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
ADB

AFD
APEC
ASEAN
BO
CP
DMEF

EC
EUR
GDP
JICA

TIẾNG ANH
Asian Development Bank
Agence Francaise
Development
Asia – Pacific Economic
Cooperation
Association of Southeast
Asian Nations

Department of Debt
Management and External
Finance
European Community
Gross Domestic Product
The Japan International
Cooperation Agency
4


NGHĨA TIẾNG VIỆT
Ngân hàng Phát triển châu Á
Cơ quan phát triển Pháp
Diễn đàn Hợp tác Kinh tê châu Á –
Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Phòng Thanh toán nợ và Thống kê
Chính phủ
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối
ngoại
Cộng đồng Châu Âu
Đồng Euro
Tổng sản phẩm quốc nội
Cơ quan Hợp tác Quốc tê Nhật Bản


NGO

Non-governmental
organization

NSNN
ODA

Ngân sách Nhà nước
Official Development
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
Assistance
thức
Public Private Partnerships Mô hình hợp tác công - tư

Phi mậu dịch
Rúp chuyển nhượng
Đồng Đô la
Sovyet Ekonomičeskoy
Hội đồng Tương trợ kinh tê
Vzaimopomošči
Support Program to
Chương trình Hỗ trợ ứng phó với
Respond to Climate
biên đổi khí hậu
Change
World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thê giới

PPP
PMD
RCN
USD
SEV
SPRCC

WTO

Nguồn viện trợ phi Chính phủ

5


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Tên bảng

Bảng 2.1: Một số đề án nhiệm vụ trọng tâm về chính sách năm 2014
Bảng 2.2: Một số Hiệp định quan trọng về vay nợ, viện trợ đã ký kêt
Bảng 2.3: Số tiền thực trả nợ nước ngoài năm 2014

6

Trang
20
24
27


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Dư nợ công Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014
Biểu đồ 2.2: Quỹ tích luỹ trả nợ phải ứng ra giai đoạn 2010 – 2014
Biểu đồ 2.3: Tổng vốn ODA giải ngân trong giai đoạn 2010 – 2014
Biểu đồ 3.1: Thu cân đối Ngân sách Nhà nước năm 2015

Trang
30
32
33
37

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Tên sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
Sơ đồ 2.1: Quy trình quản lý viện trợ của Cục QLN – TCĐN

7

Trang
5-6
16
39


LỜI MỞ ĐẦU

Đối với sinh viên thì thực tập tốt nghiệp vừa là cơ hội vừa là tiền đề để tiêp
cận với thực tiễn kinh tê, quản lý Nhà nước về các mặt. Từ những việc làm quen với
các hoạt động này, sinh viên sẽ củng cố và nâng cao kiên thức đã được học và tích
luỹ trong thời gian học tại trường. Từ đó có thể áp dụng những kiên thức đó vào
công việc sau này và qua đó đúc kêt những kinh nghiệm giúp ích cho mình sau này
khi bước vào công việc chính thức.
Trong quá trình thực tập tại Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại của Bộ Tài
chính em đã tìm hiểu được một số nét chính về quá trình hình thành và phát triển,
tình hình hoạt động cũng như những kêt quả đã đạt được cùng với phương hướng kê
hoạch phát triển trong thời gian sắp tới của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.
Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 chương chính:
Chương 1: Giới thiệu chung về Bộ Tài chính và Cục Quản lý nợ và Tài chính
đối ngoại
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Cục Quản lý
nợ và Tài chính đối ngoại
Để hoàn thành báo cáo tổng hợp này, em xin chân thành cảm ơn các cán bộ

của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại của Bộ Tài chính cùng với giáo viên
hướng dẫn ThS. Phạm Thị Quỳnh Liên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn đã giúp đỡ
em trong quá trình hoàn thiện bài.

8


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ TÀI CHÍNH
VÀ CỤC QUẢN LÝ NỢ VÀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

1.1.
1.1.1.

Giới thiệu chung về Bộ Tài chính
Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Bộ tài chính
Bộ Tài chính là một trong những bộ thuộc nội các của Chính phủ và được
thành lập theo sắc lệnh của Chính phủ ngày 28/8/1945. Ngày 3/10/1945 Chính phủ
ban hành sắc lệnh bãi bỏ các sở thuộc toàn quyền Đông Dương và đi vào các Bộ
của Chính phủ lâm thời Việt Nam. Bộ máy Tài chính thời điểm này chủ yêu là ở
Trung ương là Bộ Tài chính. Ngày 29/5/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số
75 quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý tài
chính Nhà nước tại địa phương. Theo sắc lệnh này thì tổ chức Bộ Tài chính gồm:
Văn phòng (Phòng Bí thư và Văn phòng), 7 phòng sự vụ, 5 nha, 2 cơ quan phục
thuộc (Sở đúc tiền và cơ quan loát), Thanh tra tài chính và Ban cố vấn chuyên môn.
Bộ trưởng Tài chính đầu tiên là ông Phạm Văn Đồng – ông nhận chức bộ trưởng từ
tháng 9/1945 đên tháng 3 năm 1946 (sau này ông là Thủ tướng Chính phủ).
Ngày 7/1/1959 Bộ Tài chính ban hành Nghị định số 144/TC-TC-TCCB quy
định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Lúc này thì Bộ Tài
chính đã có 13 vụ: Vụ Tổng dự toán, Vụ Tài vụ kiên thiêt kinh tê, Vụ Tài vụ văn
hoá xã hội, Vụ Tài chính hành chính, Ngân hàng kiên thiêt, Vụ chê độ kê toán, Sở

Thuê công thương nghiệp, Vụ Thuê nông nghiệp, Vụ Tổ chức và Cán bộ, Ban
Thanh tra tài chính, Vụ Nghiên cứu kinh nghiệm và Lý luận tài chính, Văn phòng,
Cơ quan Bảo hiểm Nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyêt định số 102/2000/QĐ-TTg ngày
28/8/2000 chuyển Cục Dự trữ Quốc gia là cơ quan thuộc Chính phủ vào Bộ Tài
chính; Quyêt định số 113/2002/QĐ-TTg ngày 4/9/2002 chuyển Tổng cục Hải quan
vào Bộ Tài chính và Quyêt định số 122/2002/QĐ-TTg ngày 19/9/2002 chuyển Ban
Vật giá Chính phủ vào Bộ Tài chính; Nghị định số 66/2004/NĐ-CP ngày 19/2/2004
về việc chuyển Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài Chính.
Năm 2008, Nghị định số 118/2008/NĐ – CP đã quy định cơ bản về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

9


1.1.2.
1.1.2.1.

Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính
Chức năng của Bộ Tài chính
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về: tài chính (bao gồm: ngân sách nhà nước, thuê, phí, lệ phí và thu khác của
ngân sách nhà nước, dự trữ nhà nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước,
đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tê tập thể); hải
quan; kê toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài
chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện đại diện
chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Bộ Tài chính
Căn cứ vào Nghị định số 215/2013/NĐ – CP quy định chức năng, nhiệm vụ


1.1.2.2.

chính của Bộ Tài chính cụ thể như sau:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyêt của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự
thảo nghị quyêt của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ
theo chương trình, kê hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê
duyệt và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Ban hành các quyêt định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
chính sách, chiên lược, quy hoạch, kê hoạch sau khi được ban hành, phê duyệt và
các văn bản pháp luật khác nhau thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin,
tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ.
4. Quản lý ngân sách Nhà nước.
5. Quản lý thu thuê, phí, lệ phí và thu khác của Ngân sách Nhà nước.
6. Quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ Nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhà
nước.
7. Quản lý dự trữ quốc gia.
8. Quản lý tài sản Nhà nước.
9. Quản lý tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
10. Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ và các
nguồn viện trợ quốc tê.
11. Quản lý Nhà nước về kê toán, kiểm toán.
12. Quản lý tài chính các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng và dịch vụ tài
13.
14.
15.
16.

chính.

Quản lý hoạt động hải quan.
Quản lý Nhà nước về giá.
Phát hành công trái, trái phiêu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Quản lý, giám sát chứng khoán và thị trường chứng khoán.
10


17. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê

trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.
18. Hợp tác quốc tê và hội nhập quốc tê trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà
nước của Bộ.
19. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kê hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiên bộ khoa

học, công nghệ quản lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
20. Quyêt định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chê hoạt
động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ
theo quy định của pháp luật, quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự
nghiệp thuộc Bộ.
21. Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong các

lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
22. Thanh tra, kiểm tra, giải quyêt khiêu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, tiêu cực,
quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiêt kiệm, phòng, chống lãng phí trong
sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
23. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình của Chính phủ.
24. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chê; chỉ đạo thực hiện chê độ tiền lương và các chê
độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức
Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
25. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

và theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
Bộ trưởng
Các tổ chức hành chính
Vụ
Ngân
sách
Nhà
nước

Cục
quản
lý giá

Vụ
Đầu


Vụ Thi
đua –
Khen
thưởng

Cục Tài
chính
Doanh
nghiệp

Vụ I


Vụ Tài
chính
HCSN

Uỷ ban
chứng
khoáng
Nhà
nước

Cục Kê
hoạch –
Tài chính

Các tổ chức hành chính
Vụ
Chính
sách
Thuê

Vụ Chê
độ Kê
toán và
Kiểm
toán

Tổng
11
cục
Thuê


Vụ
Tổ
chức
cán
bộ

Thanh
tra Bộ

Cục
quản

công
sản

Cục
Quản lý
nợ và Tài
chính đối
ngoại

Tổng
cục Hải
quan

Vụ
Hợp
tác
quốc



Tổng
Cục Dự
trữ Nhà
nước

Vụ
Pháp
chê

Vụ Tài
chính các
NH và tổ
chức TC

Văn
phòng
Bộ

Cục Tin
học và
Thống kê
tài chính

Kho bạc
Nhà nước


Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ


Uỷ ban
chứng
khoáng
Nhà
nước

Thời
báo
Tài
chính
VN

Tạp
chí Tài
chính

Trường
BD
CBTC

Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ

Học
viện
Tài
chính

Trường
ĐH TCMarketing


Nhà
xuất
bản
Tài
chính

Trường
ĐH TC
- KT

Trường
CĐ TC
- QTKD

Trường
CĐ TC HQ

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính1

Bộ trưởng:

Đinh Tiên Dũng

Các thứ trưởng:

Trần Xuân Hà
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Trần Văn Hiêu

Nguyễn Hữu Chí
Trương Chí Trung
Vũ Thị Mai
1.2.
Giới thiệu chung về Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
1.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Quản lý nợ và Tài chính
đối ngoại
Vụ Tài chính đối ngoại là tiền thân của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối
ngoại. Vụ Tài chính đối ngoại được thành lập theo quyêt định của Bộ trưởng Bộ Tài
chính vào năm 1961 với tên gọi đầu tiên là Vụ quản lý ngoại tệ. Kể từ khi thành lập
đên nay, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đã có nhiều thay đổi về tên gọi, bộ
máy tổ chức và đặc biệt là chức năng, nhiệm vụ, các lĩnh vực nghiệp vụ ngày càng
đa dạng và phong phú. Sau đây là điểm lại quá trình phát triển của Cục gắn với
những thành tựu tiêu biểu có ý nghĩa quốc gia của công tác tài chính đối ngoại mà
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại vô cùng tự hào vì đã có phần đóng góp của
mình trong đó.
1 Trang web Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính:
/>
12


Ngay từ ngày đầu tiên thành lập, Vụ Tài chính đối ngoại đã được giao nhiệm
vụ giúp Bộ Tài chính thực hiện vai trò đại diện Chính phủ tham gia vào cơ chê
thanh toán đối ngoại với các nước Xã hội chủ nghĩa. Tháng 8 năm 1961, đại diện
của Vụ được cử tham dự Hội nghị chuyên viên về tỷ giá và thanh toán phi mậu dịch
(PMD)2 giữa các nước xã hội chủ nghĩa tại Mát-xcơ-va. Với sự tham mưu của Vụ,
tháng 3 năm 1963, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ Việt Nam tham
dự Hội nghị Bộ trưởng mười hai nước xã hội chủ nghĩa và ký kêt Hiệp định chung
về thanh toán PMD. Từ đấy cho đên tận những năm đầu thập kỷ 90, Vụ có một
nhiệm vụ là thường xuyên theo dõi tình hình giá cả trong nước và các nước bạn để

tiên hành đàm phán với các nước này về tỷ giá PMD.
Năm 1978, Việt Nam chính thức tham gia Hội đồng Tương trợ kinh tê (SEV)
và sau đó không lâu, đã tham gia vào cơ chê thanh toán đa biên bằng Rúp chuyển
nhượng (RCN). Vụ cũng được quyêt định sáp nhập với Vụ Tài vụ Ngoại thương để
trở thành Vụ Quản lý ngoại tệ và Tài vụ ngoại thương. Vụ thường xuyên phải chuẩn
bị tài liệu và nội dung để tham dự các hội nghị thường niên cấp Thứ trưởng và Bộ
trưởng Bộ Tài chính các nước SEV. Bộ Tài chính đã cử một số chuyên viên sang
làm việc tại Ban Thư ký SEV tại Mát-xcơ-va (đồng chí Nguyễn Đăng Hải, đồng chí
Nguyễn Thành Đô).
Giữa những năm 80, để đáp ứng yêu cầu quản lý, do thay đổi trong cơ chê một
số cơ quan Chính phủ, Bộ lại quyêt định tách bộ phận quản lý tài chính ngoại
thương sang một số Vụ khác. Vụ lại đổi tên thành Vụ Tài chính đối ngoại và Quản
lý ngoại tệ. Vụ đã đóng góp tích cực trong việc cung cấp đầy đủ kịp thời nguồn vốn
viện trợ và cho vay dài hạn đối với hai nước bạn là Campuchia và Lào theo hiệp
định hợp tác hàng năm.
Năm 1995, Việt Nam chính thức tham gia vào ASEAN, thể hiện rõ chính sách
đối ngoại rộng mở, muốn làm bạn với tất cả thê giới. Vụ được giao nhiệm vụ giúp
Bộ làm đầu mối trong lĩnh vực hội nhập tài chính quốc tê. Năm 2000, Bộ Tài chính
Việt Nam đã mạnh dạn đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Tài
chính ASEAN lần thứ ba tại Hà Nội, tiêp tục ghi thêm một trang sử mới trong sự
phát triển của Tài chính đối ngoại nói riêng và Ngành Tài chính nói chung. Việc
2 Thanh toán phi mậu dịch (PMD) là quan hệ thanh toán giữa các nước đối tác về các chỉ tiêu bằng nội tệ
không mang tính chất thương mại của một nước này tại nước kia.

13


Việt Nam tham gia vào APEC, ASEM, ký kêt hiệp định thương mại song phương
với Hoa Kỳ và đàm phán để gia nhập WTO,…công tác hội nhập tài chính quốc tê
ngày càng mở rộng,vượt ra khỏi khuôn khổ hạn chê của một bộ máy vốn đã có rất

nhiều nhiệm vụ. Vụ lại chia tay với các đồng nghiệp của mình (Phòng Hội nhập
chuyển sang Vụ Quan hệ Quốc tê) để chuyên tâm vào nhiệm vụ giúp Bộ làm đại
diện Chính phủ trong các quan hệ tài chính song phương, quản lý các nguồn vốn
quốc tê, quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ và quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của
Nhà nước.
Cuối năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được Quốc hội thông
qua, mở đầu cho thời kỳ mở cửa và đổi mới mạnh mẽ tư duy kinh tê. Vụ Tài chính
đối ngoại được Bộ phân công làm đầu mối tham gia ngay từ những ngày đầu khởi
thảo Luật này trong một tổ nghiên cứu liên ngành làm việc dưới sự chỉ đạo của các
luật sư hàng đầu của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên viên cao cấp
nước ngoài. Để đáp ứng yêu cầu quản lý nguồn vốn đầu tư trực tiêp nước ngoài tăng
lên nhanh chóng, Vụ đã thành lập Phòng Quản lý Đầu tư trực tiêp nước ngoài có
nhiệm vụ vừa làm chính sách, vừa quản lý, xử lý các vấn đề tài chính của các dự án
đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng phát
triển và trở thành nguồn vốn nước ngoài quan trọng trong cơ cấu đầu tư xã hội. Do
số lượng vốn và các dự án ODA ngày càng nhiều, từ một phòng nghiệp vụ, Vụ đã
phải tổ chức thành ba phòng quản lý theo khu vực (hai phòng song phương và một
phòng đa phương). Các phòng này có nhiệm vụ giúp Vụ chủ trì hoặc tham gia đàm
phán, trực tiêp ký hoặc chuẩn bị cho Lãnh đạo Bộ ký các hiệp định vay cho các dự
án được sử dụng nguồn vốn ODA, đồng thời thực hiện giải ngân và hướng dẫn quy
trình quản lý giải ngân, làm thủ tục cấp phát hoặc cho vay lại, theo dõi xử lý các vấn
đề tài chính trong quá trình thực hiện dự án.
Năm 1989, Bộ Tài chính được Chính phủ giao nhiệm vụ thống nhất quản lý nợ
nước ngoài của Chính phủ, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chức năng nhiệm vụ
của Vụ Tài chính đối ngoại. Trong một thời gian dài, Vụ tiên hành thu thập các tài
liệu cũ về nợ nước ngoài, nhận bàn giao từ Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng
thương mại cũng như từ các địa phương, đơn vị…Kể từ đó Vụ đã tổ chức thực hiện
công tác thống kê, báo cáo về nợ nước ngoài, nghiên cứu dự thảo trình Bộ và giúp
14



Bộ trình Chính phủ ban hành các văn bản quy điều chỉnh hoạt động vay và trả nợ
nước ngoài của quốc gia và của Chính phủ.
Năm 2008, căn cứ vào Nghị định số 118/2008/NĐ – CP quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính thay thê cho Nghị
định số 77/2003/NĐ – CP , Vụ Tài chính đối ngoại đổi tên thành Cục Quản lý nợ và
Tài chính đối ngoại để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ chính của vụ. Từ năm
2008 thì Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đã giữ vai trò quan trọng nhất khi
Việt Nam tham gia ngày càng sâu và rộng vào hội nhập quốc tê.
Căn cứ Quyêt định 2328/QĐ – BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Cục Quản lý nợ và
Tài chính đối ngoại có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có tên giao dịch quốc tê bằng tiêng
Anh là: Department of Debt Management and External Finance (viêt tắt là DMEF).
1.2.2.

Chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
Căn cứ vào Quyêt định 2328/QĐ – BTC quy định về chức năng, nhiệm vụ của
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại như sau:

1.2.2.1.

Vị trí, chức năng của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, có chức
năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về vay, trả nợ của
Chính phủ, của chính quyền địa phương, nợ được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi
chung là “nợ công”) và nợ nước ngoài của quốc gia; quản lý nhà nước về tài chính
đối với các nguồn viện trợ, tài trợ quốc tê cho Chính phủ Việt Nam, các khoản viện

trợ, tài trợ của Chính phủ Việt Nam cho nước ngoài.

1.2.2.2.

Nhiệm vụ của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc để Bộ trưởng Bộ Tài chính
trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chê, chính
sách và quy chê trong các lĩnh vực:
a) Vay, trả nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.
b) Quản lý tài chính đối với nguồn vốn ODA.
15


c) Quản lý tài chính đối với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
d) Quản lý tài chính đối với nguồn vốn tài trợ của Việt Nam (viện trợ, cho vay
và hợp tác của Chính phủ) cho nước ngoài.
2. Về quản lý vay, trả nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc để trình cấp có
thẩm quyền ban hành các chỉ số an toàn nợ trong từng thời kỳ, chiên lược dài hạn,
chương trình trung hạn và kê hoạch hàng năm về vay, trả nợ công và nợ nước ngoài
của quốc gia. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chiên
lược, chương trình, kê hoạch, cơ chê chính sách về vay, trả nợ công và nợ nước
ngoài của quốc gia sau khi được phê duyệt.
b) Tổ chức giám sát, phân tích, đánh giá thường xuyên tình trạng nợ, quản lý
rủi ro danh mục nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia và kịp thời đề xuất các giải
pháp cơ cấu lại danh mục nợ, nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí của danh mục nợ; tổ
chức thực hiện các giải pháp cơ cấu lại nợ của Chính phủ và quốc gia theo đề án xử
lý nợ hoặc kê hoạch vay, trả nợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá bền vững nợ công và nợ
nước ngoài của quốc gia theo quy định của pháp luật về quản lý nợ.

d) Chủ trì tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính trong việc xây dựng chiên
lược, quy hoạch vận động, sử dụng và điều phối nguồn vốn ODA, phân tích, đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn vay ODA; tham gia xây dựng danh mục yêu cầu tài trợ
ODA và trong quá trình chuẩn bị, thẩm định, quyêt định đầu tư các chương trình,
dự án dự kiên sử dụng vốn vay ODA; chủ trì tham gia trong quá trình thẩm định
độc lập của nhà tài trợ (nêu có) đối với các dự án được lựa chọn sử dụng vốn vay
ODA.
đ) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ
về quản lý tài chính, giải ngân đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA; tổ
chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hướng dẫn
nghiệp vụ sau khi được phê duyệt; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan
16


thuộc Bộ xử lý các vấn đề tài chính trong quá trình thực hiện các chương trình, dự
án vay vốn ODA.
e) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyêt định hoặc để trình cấp có thẩm quyền
quyêt định chiên lược, kê hoạch, cơ chê tài chính áp dụng đối với các chương trình,
dự án vay vốn nước ngoài, các điều kiện cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của
Chính phủ đối với các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn.
f) Lựa chọn tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính nhà nước để uỷ quyền cho
vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ; tổ chức việc cho vay lại trong nước và
theo dõi đôn đốc việc thu hồi vốn cho vay lại; đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn
này.
g) Tham gia với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính về kê hoạch tài chính hàng
năm (vốn nước ngoài và vốn đối ứng) của các chương trình, dự án vay vốn nước
ngoài; phối hợp làm thủ tục hạch toán ngân sách nhà nước đối với nguồn vốn vay
nước ngoài.
h) Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các phương án huy động vốn
nước ngoài trên thị trường vốn quốc tê của Chính phủ thông qua hình thức phát

hành trái phiêu quốc tê của Chính phủ và các hình thức huy động khác; tham gia ý
kiên và xác nhận việc phát hành trái phiêu quốc tê và các hình thức vay thương mại
khác của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tê với hạn mức vay thương mại quốc gia.
i) Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ tổ chức thực hiện huy động vốn
trong nước cho nhu cầu của Ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Tham gia
đề xuất các giải pháp phát triển thị trường trái phiêu Chính phủ, phát triển quan hệ
với các nhà đầu tư trái phiêu Chính phủ để duy trì và phát triển kênh huy động vốn
hiệu quả cho Chính phủ.
k) Tổ chức thẩm định phương án tài chính, cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ
đối với các khoản vay của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo Quy chê bảo lãnh
Chính phủ.

17


l) Xây dựng kê hoạch trả nợ, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc trả nợ Chính
phủ từ ngân sách nhà nước. Quản lý Quỹ tích lũy trả nợ theo quy định.
m) Tổ chức hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ các giao dịch vay và trả
nợ của Chính phủ; tổng hợp và định kỳ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để báo cáo
cấp có thẩm quyền về tình hình vay, quản lý, sử dụng vốn vay, trả nợ công và nợ
quốc gia.
n) Là đầu mối cung cấp, trao đổi thông tin về tình trạng nợ của Chính phủ, nợ
công và nợ quốc gia theo quy định hiện hành về thu thập, chia sẻ và công bố thông
tin nợ; đầu mối làm việc với các tổ chức đánh giá tình trạng nợ Chính phủ, nợ công
và nợ nước ngoài của Việt Nam, các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm, đánh giá rủi
ro tín dụng quốc gia.
3. Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện vai trò đại diện Chính phủ và Nhà
nước Việt Nam trong các quan hệ tài chính với nước ngoài:
a) Tổ chức đàm phán, ký kêt theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc
tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ký kêt các Hiệp định vay vốn nước ngoài

cho các chương trình, dự án đã được duyệt theo phân công hoặc uỷ quyền của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các thoả thuận liên quan đên huy động vốn trên
thị trường vốn quốc tê, các thoả thuận về xử lý hoặc cơ cấu lại các khoản nợ nước
ngoài của Chính phủ.
b) Tham mưu để Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc đại diện cho Bộ Tài chính theo
phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính tham gia thành phần của bên Việt Nam
trong các Uỷ ban liên Chính phủ, đại diện Chính phủ, Nhà nước tại các tổ chức tài
chính quốc tê và các diễn đàn quốc tê.
c) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính các nội dung, hình thức để trao
đổi, thảo luận với đại diện có thẩm quyền của bên nước ngoài về các quan hệ hợp
tác kinh tê, tài chính và tài trợ vốn giữa Nhà nước Việt Nam với nước ngoài; tham
gia ý kiên về các điều kiện tài chính trong các Điều ước quốc tê hoặc các thoả thuận
giữa Chính phủ Việt Nam với bên nước ngoài.
18


4. Về quản lý tài chính đối với các nguồn viện trợ quốc tê:
a) Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chê độ, quy chê về quản lý tài chính
nguồn viện trợ đã ban hành.
b) Lập kê hoạch viện trợ để tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng
năm; quản lý tài chính và giải ngân, xác nhận viện trợ đối với nguồn vốn viện trợ
theo quy định về quản lý vốn viện trợ; tổng hợp, thống kê tình hình thực hiện, giải
ngân các nguồn vốn viện trợ hàng quý, hàng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính;
phối hợp với Vụ Ngân sách Nhà nước hạch toán vốn viện trợ vào NSNN.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất với Bộ trưởng Bộ Tài
chính hoặc tham gia với các cơ quan liên quan về việc phân bổ vốn viện trợ; tham
gia thẩm định các chương trình, dự án dự kiên sử dụng vốn viện trợ.
d) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức Liên Hợp quốc tại Việt Nam, Bộ Kê
hoạch và Đầu tư trong việc đánh giá năng lực quản lý các dự án do Liên Hợp quốc
viện trợ theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

đ) Tham gia với Uỷ ban công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và
các cơ quan liên quan về công tác vận động, đánh giá tình hình và hiệu quả của các
nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (NGO); chủ trì trao đổi với Bộ Kê hoạch
và Đầu tư, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cơ quan liên quan, tổng
hợp ý kiên trình cấp có thẩm quyền quyêt định kê hoạch phân phối, sử dụng các
nguồn viện trợ phi dự án của các tổ chức NGO và các khoản cứu trợ đột xuất không
có địa chỉ cụ thể.
e) Chủ trì hoặc tham gia kiểm tra tình hình quản lý tài chính, phân phối, sử
dụng viện trợ của các chương trình, dự án; đối chiêu số liệu hạch toán NSNN các
khoản viện trợ cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan
khác ở Trung ương để gửi các đơn vị liên quan phục vụ công tác quyêt toán NSNN
hàng năm.
g) Tổ chức tiêp nhận, quản lý, bán hàng viện trợ và thu tiền nộp ngân sách nhà
nước; quản lý, sử dụng các khoản viện trợ bằng hàng hoá hoặc bằng tiền theo đúng
19


các mục tiêu đã cam kêt và theo đúng quy định của Chính phủ; tổ chức dịch vụ tiêp
nhận và giao hàng viện trợ theo uỷ nhiệm của các tổ chức quốc tê, các chủ dự án.
h) Chủ trì hoặc phối hợp với các ngành liên quan, với các chủ dự án, giải
quyêt các trường hợp tranh chấp phát sinh trong quá trình giao nhận viện trợ. Phối
hợp với các chủ dự án làm báo cáo đối ngoại cho các tổ chức viện trợ (nêu được yêu
cầu) về kêt quả tiêp nhận: số lượng, trạng thái hàng hoá, tổn thất và những vấn đề
phát sinh nêu có.
i) Là đầu mối tiêp nhận, quản lý và phân phối viện trợ khẩn cấp của nước
ngoài đối với những trường hợp thiên tai, bão lụt; theo dõi, phối hợp với các cơ
quan có liên quan và báo cáo Chính phủ về việc tiêp nhận phân phối hàng viện trợ
khẩn cấp.
5. Về quản lý vốn viện trợ, cho vay và hợp tác của Chính phủ Việt Nam với
nước ngoài:

a) Tổ chức thực hiện cấp vốn viện trợ, cho vay và hợp tác theo đúng cam kêt
của Chính phủ; kiểm tra hoặc tham gia kiểm tra việc chi tiêu nguồn vốn viện trợ,
cho vay và hợp tác đối với các đơn vị Việt Nam hoặc các đối tác nước ngoài được
giao nhiệm vụ thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn này.
b) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính để tham gia ý kiên về hiệp định,
thoả thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước; chuẩn bị hiệp
định về tài trợ (viện trợ, cho vay và hợp tác tài chính khác) cho nước ngoài và cử
đại diện tham gia vào các Uỷ ban liên Chính phủ theo quy định, quyêt định của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
c) Tổng hợp, đối chiêu số liệu về vốn viện trợ, cho vay và hợp tác hàng năm
và từng thời kỳ của Chính phủ Việt Nam đối với nước ngoài, làm thủ tục hạch toán
ngân sách nhà nước đối với các khoản chi nói trên; chủ trì theo dõi thu hồi nợ trong
trường hợp cho vay cho phía nước ngoài; quản lý nộp NSNN số vốn thu hồi.

20


6. Cử đại diện tham gia thành phần của Ban Chỉ đạo các chương trình, dự án
sử dụng vốn vay nợ, viện trợ hoặc các nhóm công tác liên ngành theo đề nghị của
các cơ quan chủ trì và theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
7. Tổ chức công tác thống kê, phân tích, dự báo đối với các lĩnh vực do Cục
quản lý; thực hiện chê độ thông tin, báo cáo theo qui định của Bộ.
8. Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các
đơn vị trong và ngoài ngành theo kê hoạch và nội dung đề tài được Bộ trưởng Bộ
Tài chính duyệt.
9. Hướng dẫn, giải đáp các chính sách, chê độ quản lý nhà nước và quản lý tài
chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục.
10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính phân
công theo quy định của pháp luật.
1.2.3.


Cơ cấu tổ chức
Cục trưởng là: Trương Hùng Long. Lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính
đối ngoại được uỷ quyền ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tài chính các các công văn
hướng dẫn chính sách, chê độ, các hợp đồng uỷ quyền cho vay lại, hiệp định vay
phụ, các hợp đồng cho vay lại (trong trường hợp Bộ Tài chính là cơ quan cho vay
lại), các hợp đồng gửi tiền của Quỹ tích luỹ trả nợ, các chứng từ rút vốn, trả nợ và
các văn bản khác thuộc nghiệp vụ chuyên môn của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối
ngoại. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt
động của Cục; quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài chính, tài sản được giao
theo quy định. Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ
được phân công phụ trách.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại làm việc theo tổ chức phòng kêt hợp
với chê độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện chê độ chuyên viên, Cục
trưởng phân công nhiệm vụ cho công chức, viên chức phù hợp với chức danh, tiêu
chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Về cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
21


Cục Quản lý nợ và
Tài chính đối ngoại

Văn phòng
Cục

Phòng Kê
hoạch và
Quản lý
rủi ro


Phòng
Thanh toán
Nợ và
Thống kê

Phòng
Quản lý
vay nợ
trong nước

Phòng
Quan hệ
với các
nước Châu
Âu, châu
Mỹ

Phòng
Quan hệ
với các
nước Châu
Á, Châu
Phi và
Thái Bình
Dương

Phòng
Quan hệ
với các tổ

chức tài
chính quốc
tê đa
phương

Phòng Bảo
lãnh Chính
phủ và
Vay
thương
mại

Phòng Tổ
chức quốc
tê và phi
Chính phủ

Tổ Quản
lý và tiêp
nhận viện
trợ quốc tê
tại Đà
Nẵng

Tổ Quản
lý và tiêp
nhận viện
trợ quốc tê
tại thành
phố Hồ

Chí Minh

Đơn vị sự
nghiệp:
Trung tâm
Dịch vụ hỗ
trợ kỹ
thuật về
quản lý nợ
và giao
nhận hàng
vay nợ,
viện trợ

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
Nguồn: Tác giả sưu tầm từ Quyết định số 2328/QĐ-BTC
Phòng Quan hệ với các nước Châu Âu, Châu Mỹ (Phòng Song phương I) có
chức năng giúp lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thực hiện các công
tác về quản lý tài chính vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, của chính quyền địa
phương với các nước châu Âu, châu Mỹ; các nguồn viện trợ, tài trợ của Chính phủ
các nước châu Âu, châu Mỹ cho Chính phủ Việt Nam; các khoản viện trợ, tài trợ
của Chính phủ Việt Nam cho các nước châu Âu, châu Mỹ.
Phòng Quan hệ với các nước Châu Á, Châu Phi và Thái Bình Dương (Phòng
Song phương II) có chức năng giúp lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
thực hiện công tác quản lý tài chính về vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ các
nước châu Á, châu Phi và Thái Bình Dương cho Chính phủ Việt Nam; các khoản
22


viện trợ, tài trợ của Chính phủ Việt Nam cho các nước châu Á, châu Phi và Thái

Bình Dương.
Phòng Quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tê đa phương (Phòng Đa
phương) là một bộ phận của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có chức năng
giúp lãnh đạo Cục thực hiện công tác quản lý tài chính đối với các khoản vay, viện
trợ của các tổ chức tài chính quốc tê; quan hệ hợp tác tài chính đối với các tổ chức
tài chính quốc tê và các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Cục phân công.
Phòng Bảo lãnh Chính phủ và Vay thương mại có chức năng giúp lãnh đạo
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại thực hiện công tác cấp và quản lý bảo lãnh
của Chính phủ đối với các khoản vay thương mại nước ngoài; quản lý tài chính đối
với các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, các khoản vay thương mại
của Chính phủ bao gồm cả các khoản vay từ việc phát hành trái phiêu Chính phủ ra
thị trường vốn quốc tê.
Phòng Quản lý vay nợ trong nước có chức năng giúp lãnh đạo Cục thực hiện
nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý nợ công trong nước (bao gồm
vay nợ trong nước của Chính phủ, vay nợ chính quyền địa phương và vay nợ trong
nước được Chính phủ bảo lãnh).
Phòng Kê hoạch và Quản lý rủi ro có chức năng giúp lãnh đạo Cục Quản lý nợ
và Tài chính đối ngoại xây dựng để trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức
thực hiện các công cụ quản lý nợ công; tổ chức giám sát, phân tích, đánh giá tính
bền vững nợ; quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công; báo cáo tổng hợp
về tình hình nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia; thực hiện nhiệm
vụ đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia và là đầu mối cung cấp, trao đổi thông tin về
tình hình nợ công với các tổ chức tài chính quốc tê, đại diện Chính phủ nước ngoài
và các tổ chức khác có liên quan trong và ngoài nước.
Phòng Thanh toán nợ và Thống kê (BO) là một bộ phận quan trọng của Cục
Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có chức năng giúp lãnh đạo Cục thực hiện công
tác thanh toán nợ và thống kê đối với các khoản vay nợ, viện trợ nước ngoài của
Chính phủ; kê toán Quỹ tích luỹ trả nợ; tổ chức hạch toán thống kê các giao dịch
vay nợ, trả nợ và viện trợ nước ngoài của Chính phủ.


23


Văn phòng Cục là đơn vị thuộc Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có
chức năng giúp Cục trưởng điều phối, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Cục thực
hiện Quy chê làm việc, chê độ thông tin báo cáo, các chương trình, kê hoạch công
tác của Cục; tổ chức quản lý công tác tài chính; công tác quản trị, hành chính, văn
thư – lưu trữ; tài sản; công tác quản lý nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công tác
thi đua khen thưởng; công tác pháp chê, phổ biên thông tin về nợ công, cải cách thủ
tục hành chính.
Phòng Tổ chức quốc tê và phi Chính phủ có chức năng giúp lãnh đạo Cục
quản lý tài chính đối với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và các
tổ chức quốc tê; thống kê và tổng hợp số liệu về vay và trả nợ các tổ chức quốc tê
và phi Chính phủ của Chính phủ Việt Nam; là đầu mối cung cấp, trao đổi thông tin
về tình hình nợ với các tổ chức tài chính quốc tê và phi Chính phủ; tham gia với Uỷ
ban công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và các cơ quan liên quan đên
công tác vân động, đánh giá tình hình và hiệu quả các nguồn viện trợ phi Chính phủ
nước ngoài (NGO); tổng kêt ý kiên trình cấp có thẩm quyền quyêt định kê hoạch
phân phối, sử dụng các nguồn viện trợ phi dự án của các tổ chức NGO và các khoản
cứu trợ đột xuất.
Tổ Quản lý và tiêp nhận viện trợ quốc tê tại Đà Nẵng có chức năng quản lý tài
chính Nhà nước đối với các nguồn tiền, hàng viện trợ quốc tê, từ khâu lập kê hoạch,
thanh toán, quyêt toán đên tổng hợp báo cáo trình cấp trên; giúp lãnh đạo Cục và
lãnh đạo Bộ Tài chính phân bổ các chương trình dự án viện trợ quốc tê; đề xuất các
chính sách và quy chê quản lý tài chính đối với các nguồn viện trợ; làm thủ tục giao
nhận tiền, hàng thuộc mọi nguồn viện trợ quốc tê.
Tổ Quản lý và tiêp nhận viện trợ quốc tê tại thành phố Hồ Chí Minh có chức
năng quản lý tài chính Nhà nước đối với các nguồn tiền, hàng viện trợ quốc tê; giúp
lãnh đạo Cục và lãnh đạo Bộ phân bổ các chương trình, dự án viện trợ quốc tê tại
thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận; đề xuất các chính sách và quy chê

quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ; làm thủ tục giao nhận tiền, hàng thuộc mọi
nguồn viện trợ quốc tê.
Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật về quản lý nợ và giao
nhận hàng vay nợ, viện trợ có chức năng giúp lãnh đạo Cục, lãnh đạo Bộ tổng hợp,
đối chiêu số liệu về vốn viện trợ, cho vay và hợp tác hàng năm và từng thời kỳ, làm
24


thủ tục hạch toán ngân sách nhà nước đối với các khoản chi; tổ chức dịch vụ tiêp
nhận và giao hàng viện trợ theo uỷ nhiệm của các tổ chức quốc tê, các chủ dự án.
1.2.4.

Định hướng trong tương lai đến 2020
Tập trung quản lý chặt chẽ vốn vay trong nước và nước ngoài, nhất là các
khoản vay mới (gồm vay của Chính phủ, vay được Chính phủ bảo lãnh và vay của
chính quyền địa phương), đảm bảo trong giới hạn cho phép và an toàn tài chính
quốc gia.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay theo hướng rà soát lại các dự án đang
triển khai, cơ cấu lại nguồn vốn, loại bỏ dự án không hiệu quả, phân kỳ đầu tư để
tập trung vốn cho các dự án cần đẩy nhanh tiên độ, sớm đưa vào khai thác.
Kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ
bảo lãnh và thu đủ nợ đối với các khoản vay về cho vay lại, thực hiện điều chỉnh
giảm bảo lãnh Chính phủ, thắt chặt điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện,
chọn lọc có mục tiêu ưu tiên và tiên tới thu hẹp, chuyển dần sang kênh bảo lãnh của
các ngân hàng thương mại theo cơ chê thị trường.

25



×