Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tóm tắt một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.91 KB, 13 trang )

Lời nói đầu

Vốn là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa, một trong hai yếu tố quyết
định đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. Do đó bất kỳ doanh nghiệp nào
muốn tộn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý, và
sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất nhằm đạt tới mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận.
Việc quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp có tác động rất lớn đến việc
tăng hay giảm chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm, từ đó ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tăng hay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy,
vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh đang là vấn đề rất
được quan tâm ở tất cả các doanh nghiệp.
Những năm qua, nền kinh tế của nước ta đã có những sự phát triển vượt bậc,
tạo môi trường cho các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
cạnh tranh nhau một cách mạnh mẽ. Các doanh nghiệp được quyền tự chủ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó đã có nhiều doanh nghiệp có
những bước tiến vượt bậc trong quá trình phát triển hiệu quả hoạt động tăng
lên rõ rệt. Tuy nhiên cũng có không ít doanh nghiệp hoạt động kém hiệu
quả, thua lỗ liên tục, không bảo toàn được vốn, dẫn đến phá sản. Nguyên
nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh
doanh. Bởi vậy, vấn đề quan trọng đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải tổ
chức và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả để vừa bảo toàn, vừa phát triển
vốn, tiếp tục tái sản xuất mở rộng nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh
nghiệp trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc kinh tế tài chính và chấp hành
đúng pháp luật của Nhà nước.


Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mối quan tâm của bản
thân, sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần Thiết bị thương mại, em
đã chọn đề tài “ Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Thiết bị thương mại” làm chuyên đề tốt


nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của chuyên đề gồm ba
chương:
Chương I: Lý luận chung về vốn kinh doanh và sự cần thiết nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
tại công ty Cổ phần Thiết bị thương mại.
Chương III: Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại công ty Cổ phần Thiết bị thương mại.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo – Thạc sỹ
Nguyễn Thị Hà cùng các cô trong phòng Kế toán- Tài chính của công ty cổ
phần Thiết bị thương mại đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề
này.
Do trình độ lý luận và nhận thức còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên
chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của các cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày14 tháng 3 năm 2010
Đỗ Hương Giang


Chương 2:Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại công
ty cổ phần Thiết bị thương mại.
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Thiết bị thương mại:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
*Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty

: Công ty Cổ phần thiết bị thương mại.


- Tên giao dịch đối ngoại: Holding Commercial Equipment Company
(viết tắt là COMECO).
- Vốn điều lệ: 2.673.000.000 đồng( Hai tỷ, sáu trăm bảy ba triệu đồng
chẵn).
- Trụ sở chính: số 1- ngõ 120- phố Định Công -phường Phương Liệtquận Thanh Xuân- Hà Nội.
*Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty cổ phần thiết bị thương mại tiền thân là Nhà máy Cơ khí nội
thương được thành lập vào ngày 14/12/1971 trên cơ sở sáp nhập nhà máy cơ
khí nội thương và xí nghiệp sửa chữa ô tô theo quyết định số 74/NT-QĐ
Năm 1993,nhà máy đổi tên thành Công ty Thiết bị Thương mại theo giấy
phép số 802/TM-TCCB ngày 16/7/1993.
Năm 1988, theo Quyết định số 1673/1988/QĐ/BTM ngày 28 tháng 12
năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại chuyển doanh nghiệp nhà nước
Công ty cổ phần thiết bị thương mại thành công ty cổ phần căn cứ theo :
Nghị định số 95/CP ngày 04-12-1993 của Chính phủ, nghị định 44/CP ngày
29-06-1998 của thủ tướng chính phủ và nghị của Giám Đốc công ty cổ phần
thiết bị thương mại và vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ.


Công ty CP Thiết bị thương mại được Sở Kế Hoạch và Đầu tư thành
phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055946 lần đầu
ngày 05 tháng 02 năm 1999,thay đổi lần thứ 2 ngày 29 tháng 04 năm 2008;
Công ty được Cục thuế thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận mã số thuế
số 0100106641ngày 20 tháng 05 năm 2004.
Theo giấy đăng ký kinh doanh,lĩnh vực hoạt động kinh doanh của
Công ty là: Sản xuất,thương mại và dịch vụ.
Công ty Thiết bị Thương mại là đơn vị kinh tế vừa và nhỏ làm ăn có
hiệu quả, và không ngừng phát triển trong những năm vừa qua: công ty đã
đầu tư xây dựng nâng cấp lại nhà văn phòng, xưởng sản xuất và khuôn viên
công ty. Hoạt động sản xuất của Công ty đang ở thế ổn định, sản phẩm có

chất lượng và uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao và
sản phẩm có mặt trên thị trường các tỉnh phía Bắc và Trung Bộ.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Thiết bị Thương mại:
- Sản xuất cơ khí, lắp đặt thiết bị công trình
- Sản xuất kinh doanh các dụng cụ, thiết bị phục vụ lưu thông hàng hóa, nhà
hàng, khách sạn, phục vụ cho nông nghiệp, giáo dục, điện tử.
- Sản xuất và in ấn bao bì
- Sản xuất, lắp đặt thiết bị y tế, môi trường
- Dạy ngành nghề cơ khí điện tử
Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là:các sản phẩm két bạc nhiều kích cỡ,
tủ sắt văn phòng, các sản phẩm cân treo 5kg,10kg.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty:
Công ty CP thiết bị thương mại là doanh nghiệp sản xuất với quy trình công
nghệ khép kín, các công đoạn sản xuất được thực hiện riêng rẽ tại một phân
xưởng từ đột dập, tiện, sơn chống gỉ, sơn trang trí, đến hoàn thiện và dán


tem sản phẩm. Điều này ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất trong công ty, đó là
sản xuất phức tạp, liên tục và chu kì dài.
Việc tổ chức sản xuất được bố trí như sau: Xưởng sản xuất có 4 tổ đó là Tổ
Tiện, Tổ Đột Dập, Tổ Nguội, Tổ Sơn
2.1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ:
Quy trình công nghệ:


VẬT TƯ
ĐẦU
VÀO


KHO

TỔ SẢN
XUẤT KÉT
BẠC
TỔ ĐỘT DẬP

BÁN THÀNH
PHẨM ĐỘT DẬP

TỔ ĐIỆN

BÁN THÀNH
PHẦM TIỆN
KÉT BẠC MỘC

TỔ SƠN CHỐNG GỈ

TỔ SƠN TRANG TRÍ

TỔ KÉT BẠC HOÀN
THIỆN
KCS KIỂM TRA VÀ
DÁN TEM

NHẬP KHO

XUẤT BÁN SẢN
PHẨM



Các sản phẩm của công ty được sản xuất qua nhiều giai đoạn, chủ yếu
có các bước sau:
Chuẩn bị sản xuất  SX két bạc mộc  Sơn chống gỉ  Sơn trang trí
Hoàn thiện Nhập kho
-

Chuẩn bị sản xuất: Khi công ty nhận được đơn đặt hàng và nguyên

liệu do bên đặt hàng cung cấp cùng với các tài liệu và thông số kỹ thuật. Sau
khi bản vẽ sản phẩm được duyệt sẽ được đưa đến phân xưởng để làm.
-

Sản xuất két bạc mộc: Tiến hành đột dập và tiện tôn và sắt để thành

khung hình sản phẩm.
-

Sơn chống gỉ:

-

Sơn trang trí:

-

Hoàn thiện: Khi sản phẩm đã được hoàn thành, được kiểm tra chất

lượng sản phẩm, và dán tem lên sản phẩm nhằm đảm bảo uy tín công ty.
-


Nhập kho: Sản phẩm được hoàn thành đóng gói nhập kho bảo quản và

chờ xuất đi.
2.1.3.3. Đặc điểm bộ máy quản lí
Công ty CP Thiết Bị Thương Mại tổ chức quản lý theo phương pháp “trực
tuyến chức năng”, đây cũng là mô hình tổ chức hoạt động hiệu quả được
nhiều công ty trên thế giới áp dụng, tạo sự chuyên biệt hóa ở từng khối.
Theo cơ cấu này, các CBCNV trong công ty gắn với chức năng nhiệm vụ
của họ trong việc thực hiện mục tiêu chung của công ty. Tuy nhiên cách tổ
chức này cũng đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban.


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Phòng TC – Kế toán

Nghiệp vụ tổng
hợp

Tổ sản xuất
két

Tổ tiện

Xưởng sản xuất cơ khí

Xưởng sản xuất


Tổ đột dập

Phòng quản trị
nhân sự

Tiêu thụ sản
phẩm

Tổ nguội

Tổ sơn

Trong cơ cấu này, các phòng ban chức năng được bố trí một trưởng
phòng, các phó phòng phụ trách các chức năng chuyên môn nhỏ hơn, sau là
các thành viên. Các phân xưởng bao gồm: quản đốc, tổ trưởng và công nhân.
Chức năng cụ thể của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của công ty:
Hội đồng Quản trị:
Là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, nhân danh Công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề


thuộc Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng cổ đông có quyền quyết định chiến
lược phát triển của Công ty như quyết định phương án đầu tư và các giải
pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
Hội đồng quản trị có quyền miễn nhiệm, bổ nhiệm, cách chức giám đốc
và cán bộ quan trọng khác của công ty.
Giám đốc điều hành:
Do Hội đồng quản trị bầu ra và là người đại diện theo pháp luật của Công
ty. Giám đốc có quyền quyết định và có nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi

hoạt động hàng ngày của Công ty, thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng
quản trị. Bổ nhiệm, bãi miễn các chức năng quản lý trong Công ty thuộc
chức năng của giám đốc.
Phòng tài chính kế toán:
- Theo dõi cập nhật, tổng hợp các diễn biến tài chính trong quá trình hoạt
động của Xí nghiệp (đối nội, đối ngoại). Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kịp
thời khi có dấu hiệu thất thường về tình hình tài chính của đơn vị với Giám
đốc Xí nghiệp và kế toán trưởng công ty.
- Thực hiện và hướng dẫn các đơn vị, cá nhân có liên quan trong Xí nghiệp
thực hiện các trình tự, thủ tục thanh toán phù hợp với quy định của Công ty
và Xí nghiệp.
- Thực hiện các công tác nghiệp vụ về kế toán tại đơn vị theo yêu cầu, hướng
dẫn, quy định của Công ty.
- Tham mưu với Giám đốc Xí nghiệp để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp
nhằm tăng cường hoàn thiện hiệu quả quản lý tài sản hoặc tránh rườm rà thủ
tục.
Phòng nhân sự:


- Công tác nhân sự, chính sách: quản lý và định kỳ bổ sung lý lịch cập nhật
hồ sơ, thường xuyên bổ sung kịp thời các quy định liên quan đến quyền lợi
nghĩa vụ của người lao động. Nghiên cứu và trình các biện pháp triển khai.
- Thực hiện các giao dịch thông lệ với các cơ quan quản lý lao động, bảo
hiểm xã hội…
- Công tác hành chính tạp vụ, văn thư lưu trữ,…
Xưởng sản xuất:
Là đơn vị quản lý các tổ sản xuất: tổ tiện, tổ đột dập, tổ nguội, tổ sơn và
tổ sản xuất két. Làm nhiệm vụ :
- Tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất sản phẩm của Công ty.
- Quản lý và tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tài sản, dụng cụ.

- Tổ chức bảo quản, sửa chữa dụng cụ, thiết bị.
- Theo dõi đôn đốc quá trình sản xuất.
- Phối hợp với các cán bộ Kỹ thuật , thực hiện các nhiệm vụ sản xuất
chế thử, sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ và sửa chữa lớn thiết bị.
Bộ phận tiêu thụ sản phẩm:
a. Bán hàng:
- Thực hiện các thủ tục bán, giao hàng phù hợp cho các đối tượng,nắm chắc
lượng hàng tồn.
- Trực tiếp quan hệ quản lý thường xuyên đối với các đại lý, cửa hàng bao
gồm kiểm kê, kiểm tra, giao hàng…..
- Kiểm tra tính năng sử dụng và chất lượng cơ bản của hàng hóa trước khi
giao hàng.
b.Quản lý thu hồi công nợ bán hàng:
- Theo dõi, cập nhật chính xác, tổng hợp tình hình công nợ tại các điểm bán
- Đôn đốc khách hàng trả nợ định kỳ.
- Kiểm tra và báo cáo kịp thời khi có dấu hiệu nợ đông cứng khác thường.


c. Tiếp cận thị trường:
- Đề xuất các phương thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm,thu hút khách
hàng.
- Tìm kiếm, tiếp xúc giao dich để thiết lập thêm các điểm bán hàng.
d. Bảo hành sản phẩm:
- Thực hiện công tác sửa chữa bảo hành két bạc, tủ sắt theo cam kết cho
khách hàng.
- Quản lý và cấp Thẻ cán bộ đi bảo hành. Lập và quản lý Sổ nhật kí bảo
hành.
e. Công tác hành chính:
- Thực hiện trách nhiệm giao nhận văn thư, lưu trữ tài liệu quản lý nội bộ
hoặc thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ Xí nghiệp.

-

Tổ chức, đôn đốc thực hiện các công việc hành chính, tạp vụ, quản trị

trong phạm vi Xí nghiệp.
Bộ phận Nghiệp vụ tổng hợp:
a. Công tác kĩ thuật:
-

Công tác thiết kế: theo dõi, khảo sát, tác nghiệp thiết kế, cải tiến hoàn
thiện sản phẩm.

-

Công tác công nghệ : lập và cải tiến quy trình công nghệ chế tạo sản
phẩm để đáp ứng yêu cầu thiết kế.

-

Công tác định mức: định mức vật tư, lao động cần chi phí, thường
xuyên theo dõi, điều chỉnh để đạt tiến tới xây dựng các định mức chuẩn
cơ sở đối với các chi tiết, công đoạn thường dùng.

-

Công việc kỹ thuật khác: cơ điện, môi trường,…

b. Công tác kế hoạch :
- Xây dựng kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm, trình duyệt kế hoạch
vào ngày 22 tháng cuối kì trước.



-

Từ kế hoạch, căn cứ định mức vật tư thực tế tồn kho hàng tháng, trình

duyệt vào ngày 25 tháng trước.
- Xây dựng kế hoach sản xuất giao cho các bộ phận trực tiếp sản xuất.
c. Công tác điều độ:
- Triển khai kế hoạch sản xuất đến các bộ phận, điều tiết quá trình sản xuất
để đảm bảo tính nhịp nhàng, hợp lý.
- Báo việc các công việc xảy ra đột xuất.
- Kiểm tra, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết cho triển khai công việc để
chuyển cùng khi giao việc.
d.Công tác vật tư:
-

Căn cứ kế hoạch sản xuất được giao, kế hoạch cung ứng, giấy đề nghị

mua đã duyệt, các chứng từ chứng chỉ kèm theo để viết phiếu nhập, phiếu
xuất.
- Theo dõi, cập nhật ngay theo phiếu lượng vật tư tồn xuất, đối chiếu với
thủ kho để nắm sát thực tế tồn kho nguyên vật liệu,… Báo cáo ngay khi có
hiện tượng dự trữ xuống dưới mức quy định.
-

Quyết toán vật tư với các đơn vị sản xuất.

e. Công tác cung ứng :
- Tiến hành khảo sát, giao dịch đặt mua theo trình tự thủ tục hiện hành

- Kiểm tra quy cách chất lượng hàng hóa,vật liệu trước khi nhập kho.
- Kiểm tra năng lực nhà cung cấp để lập danh mục các nhà cung cấp đủ tin
cậy.
f. Thủ kho:
- Xuất nhập vật tư hàng hóa đúng số lượng, chủng loại ghi trong phiếu hoặc
lệnh. Sắp xếp bảo quản nguyên vật liệu, sản phẩm, tài sản được giao quản lý.
- Thường xuyên đối chiếu khớp số liệu tồn kho với các bộ môn quản lý liên
quan.




×