Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.58 KB, 54 trang )

Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa
CHƯƠNG 1

SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ QUẢN LÝ CHI NSNN CHO SỰ
NGHIỆP Y TẾ

1.1 Sự nghiệp y tế và vai trò của nó đối với quá trình phát triển kin
tế xã hội.
Bất cứ quốc gia nào, trong mọi điều kiện hoàn cảnh, nhân tố con
người luôn là trung tâm của mọi chiến lược phá triển kinh tế xã hội. Ở đó
con người là chủ thể thực hiện các chính sách mục tiêu chiến lược, đồng
thời cũng là đối tượng chịu sự tác động của chiến lược đó cũng như thụ
hưởng những thành quả mà chiến lược đó mang lại.
Con người luôn là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự
phát triển của đất nước, trong đó sức khỏe là vốn quý báu nhất của con
người, của toàn xã hội và cũng là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi gia
đình. Vì vậy đầu tư cho y tế để mọi người đều được chăm sóc cho sức
khỏe chính là sự đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng
cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và còn là minh
chứng cụ thể, sinh động cho sự tồn tại, phát triển của một xã hội trong hiện
tại và tương lai.
Đất nước ta đang trên đà phát triển đi lên XHCN, tiến lên trở thành
một nước công nghiệp. Tiến trình CNH – HĐH đất nước đang thực thi, cơ
cấu kinh tế đang chuyển dịch một cách mạnh mẽ và nhanh chóng diễn ra
trên nhiều vùng miền. Để thực hiện thành công và đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng ta luôn nhận định con người là nhân tố

SV: Ng« Long H¶i


4

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của
đất nước. Trong đó sức khỏe là cái gốc để con người phát triển. Con người
có khỏe mạnh thì mới lao động và học tập tốt. Vì vậy, một trong những
nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân là phải phát triển sự nghiệp
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc
bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, phát triển giống nòi, tạo ra lực lượng
lao động dồi dào, chất lượng cao, đủ năng lực để tiến hành công cuộc
CNH – HĐH. Trong sự nghiệp chung đó của đất nước thì sự nghiệp y tế
đóng vai trò hàng đầu.
1.2 Nguồn tài chính dành cho sự nghiệp y tế và sự cần thiết của chi
ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế.
1.1

Nguồn tài chính dành cho sự nghiệp y tế.

Sự nghiệp y tế muốn phát triển thì cần phải có sự đầu tư, mà trước
hết là sự đầu tư vốn bằng tiền. Vốn đầu tư bằng tiền ( nguồn tài chính)
dành cho sự nghiệp y tế bao gồm 4 nguồn chủ yếu là: NSNN; BHYT; viện
phí; viện trợ và vốn vay.
Mỗi nguồn kinh phí giữ một vai trò nhất định trong hoạt động của
ngành, trong đó NSNN giữ vai trò chủ đạo. Sở dĩ nói như vậy là vì:



NSNN có ưu điểm là đảm bảo cho sự duy trì nhân lực của

ngành y tế, dễ điều hòa (điều hòa từ vùng này sang vùng khác, điều hòa
khi có việc khẩn cấp như dịch bệnh, thiên tai …).


BHYT là sự tích lũy của cả cộng đồng, bao gồm cả người

khỏe mạnh lẫn người ốm đau để chi trả cho người khám chữa bệnh. Do đó,
bảo hiểm y tế mang tính cộng đồng rõ rệt. Tuy vậy so với NSNN, BHYT

SV: Ng« Long H¶i

5

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

vẫn bị giới hạn trong phân bổ sử dụng (tức là người chưa tham gia BHYT
thì không được quỹ này hỗ trợ trong chăm sóc sức khỏe).


Một phần viện phí là số tiền mà người bệnh phải bỏ ra khi ốm


đau. Thời gian qua, viện phí là một biện pháp tình thế góp phần giảm bớt
khó khăn do thiếu kinh phí cho công tác khám chữa bệnh. Nhưng xét về
lâu dài, viện phí sẽ không được coi là một nguồn lực chủ yếu cho chi phí y
tế, bởi vì chi phí đó sẽ làm cho người nghèo càng nghèo hơn.


Viện trợ và vốn vay là khoản kinh phí không ổn định vì phải

phụ thuộc vào thái độ chính trị của các nhà tài trợ. Việc sử dụng nguồn lực
này cho hoạt động y tế còn phụ thuộc vào ý muốn của các nhà tài trợ.
Như vậy, có thể khẳng định chỉ có NSNN là nguồn kinh phí tương
đối ổn định, dễ điều hòa thực hiện định hướng công bằng và hiệu quả
trong chăm sóc sức khỏe, phát huy bản chất ưu việt của nền y tế xã hội chủ
nghĩa (lấy y tế công cộng là chủ đạo). Để đảm bảo cho mục đích công
bằng được thực hiện một cách chắc chắn thì nguồn tài chính chủ yếu của y
tế là nguồn NSNN cấp. Nói như thế không có nghĩa là toàn bộ chi tiêu y tế
sẽ do NSNN đảm bảo, nhưng NSNN cấp phải chiếm phần chủ yếu trong
tổng chi tiêu y tế. Ngoài NSNN cấp thì phải coi trọng BHYT và phát triển
bảo hiểm y tế theo hướng thực hiện bắt buộ toàn dân. Còn viện trợ, viện
phí cũng là một nguồn tài chính nhưng không thể lấy làm chủ yếu nếu
chúng ta muốn thực hiện một nền y tế công bằng.
1.2

Sự cần thiết của chi NSNN cho sự nghiệp y tế

Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là một khoản chi gắn trực tiếp với chủ
thể nhà nước. Vai trò của chi NSNN không chỉ là cung cấp nguồn lực tài
chính để duy trì, củng cố hoạt động y tế mà còn có tác dụng định hướng

SV: Ng« Long H¶i


6

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

điều chỉnh các hoạt động y tế phát triển theo định hướng chủ trương của
Đảng và Nhà nước.
Gắn liền với chủ trương xã hội hóa y tế, Nhà nước ta đang thực hiện
mở rộng, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho y tế kể cả trong và ngoài
nước nhưng nguồn vốn đầu tư từ NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo và vai trò
của các khoản chi NSNN đó đượ thể hiện ở các khia cạnh sau:
Thứ nhất, NSNN luôn là nguồn chủ yếu cung cấp nguồn tài chính
duy trì sự tồn tại và phất triển của hoạt động sự nghiệp y tế.
Y tế là một hoạt động rộng lớn mà Nhà nước luôn phải quan tâm và
có sự đầu tư thích đáng. Trong mỗi thời kỳ khác nhau của nền kinh tế đều
đòi hỏi việc đầu tư cho sự nghiệp y tế khác nhau là khác nhau và nó không
ngừng tăng lên.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách
để huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài đầu tư cho sự nghiệp y tế,
tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện để mở
bệnh viện hoặc phòng khám chữa bệnh nhằm giảm “gánh nặng” cho nhà
nước nhưng số lượng vẫn chưa nhiều, còn rời rạc và chưa tạo thành hệ
thống.
Thứ hai, chi NSNN đảm bảo sự công bằng, giảm bớt sự phân hóa
giàu nghèo và bất bình đẳng trong xã hội.

Công bằng trong chăm sóc sức khỏe có những tiêu chí hoàn toàn
khác với công bằng trong kinh tế, do đó không thể áp dụng một cách máy
móc, không thể gắn khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ
bản với khả năng chi trả. Nếu trong kinh tế, công bằng là “phân phối theo

SV: Ng« Long H¶i

7

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

mức đóng góp và nguồn lực khac”, thì công bằng trong lĩnh vự y tế hoàn
toàn không như vậy, không có nghĩa là ai ốm nhiều thì trả tiền nhiều.
Chi NSNN ở một khía cạnh nào đó đã giải quyết được một vấn đề
đó là: những người nghèo, những gia đình chính sách, người dân các xã
vùng sâu, vùng xa … có nhu cầu khám chữa bệnh mà không đủ khả năng
tài chính để chi trả các dịch vụ y tế thì họ đã được hỗ trợ một phần từ
NSNN. Còn đối với những người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu cao hơn thì
phải trả thêm tiền và như vậy công bằng y tế trong điều kiện hiện nay đảm
bảo cho con người được tiếp cận và sử dụng những dịch vụ y tế cơ bản.
Thứ ba, chi NSNN cho sự nghiệp y tế giúp duy trì định hướng phát
triển của mạng lưới y tế theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước.
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định tăng trưởng kinh tế phải kèm
theo sự phát triển bền vững. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng không

nằm ngoài mục tiêu đó, với vai trò cụ thể hóa các chính sách của Đảng và
Nhà nước. Thông qua cơ cấu chi, định mức chi NSNN cho sự nghiệp y tế
có tác dụng nhằm thay đổi, điều chỉnh quy mô, mạng lưới hệ thống y tế
đảm bảo sự phát triển đồng đều, đúng đắn.
Thứ tư, chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc củng cố, tăng
cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ. Hai yếu
tố này lại ảnh hưởng có tính chất quyết định hoạt động y tế.
Trong sự nghiệp y tế thì y đức của người bác sỹ được đặt lên hàng
đầu. Vì người bệnh thì hoàn toàn phụ thuộc vào các quyết định của bác sỹ.
Do vậy, Nhà nước phải có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho họ
yên tâm công tác.

SV: Ng« Long H¶i

8

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

Ngân sách dành cho một phần rất lớn cho những chi phí liên quan
đến con người trong đó chi lương và phụ cấp cho đội ngũ y, bác sỹ luôn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên cho y tế. Thu nhập của
người bác sỹ là một vấn đề có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của họ.
Một chính sách lương hợp ly sẽ hạn chế các hiện tượng “thương mại”
trong nghành y tế.
Thứ năm, nguồn vốn NSNN đảm bảo chi phí thực hiện chương trình

mục tiêu quốc gia về y tế: tiêm chủng mở rộng, hoạt động khống chế bệnh
sốt rét, phòng chống lao, HIV … các chương trình đầu tư cho y tế vùng
cao.
Thứ sáu, chi NSNN có tác dụng khuyến khích và thu hút các nguồn
vốn khác đầu tư vào sự nghiệp y tế.
Nhà nước ta đang đẩy mạnh xã hội hóa trong y tế, điều đó có nghĩa
là sẽ có nhiều thành phần khác trong nền kinh tế tham gia vào khu vực y tế
- khu vực mà chủ yếu nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Để đầu tư vào khu vực
này thì phải có tiềm lực tài chính khá lớn để đầu tư các trang thiết bị y tế,
nghiên cứu khoa học … phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh. Trong
trường hợp các tổ chức cá nhân chưa có đủ tiềm lực tài chính thì sự đầu tư
của vốn NSNN có vai trò là số vốn đối ứng quan trọng thu hút các nguồn
lực khác đầu tư vào sự nghiệp y tế. Khi có nguồn vốn từ NSNN, các tổ
chức, cá nhân sẽ an tâm hơn một phần với số vồn mà mình bỏ ra.
Mặc dù trong những năm qua NSNN giành cho ngành y tế ngày
càng tăng nhưng thực tế đầu tư tài chính cho sự nghiệp y tế còn đối mặt
với nhiều thách thức. Đó là những thách thức chủ yếu sau:

SV: Ng« Long H¶i

9

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

Đầu tư cho y tế còn hạn hẹp, chỉ đáp ứng 50 đến 60% nhu cầu, trong

khi dân số tăng, nhiệm vụ tăng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn cho y tế.
Mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung
bình ngày càng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và đa
dạng, do đó cần phải huy động mọi nguồn lực trong và ngoài ngân sách để
đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi phát triển sự nghiệp này.
Trình độ cán bộ chuyên môn và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển của ngành trong tình hình mới, dẫn đến hiệu quả của công tác
cung cấp dịch vụ y tế chưa cao.
Về mặt quản lý nhà nước không đồng bộ trong chính sách cụ thể và
mất cân đối trong việc chỉ đạo đầu tư các nguồn lực giữa vùng giàu, vùng
nghèo, vùng y tế chuyên sâu và y tế cơ sở, giữa y tế dự phòng và khám
chữa bệnh …
Chính những thách thức trên, cộng với đặc điểm chi NSNN cho sự
nghiệp y tế diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp, nhu cầu chi
luôn gia tăng, trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn. Vì vậy, để
đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả trong việc quản lý các khoản chi
NSNN cho sự nghiệp y tế đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý chi
NSNN cho sự nghiệp y tế.
1.3 Khái niệm, nội dung của chi NSNN cho sự nghiệp y tế
1.3.1 Khái niệm chung về chi NSNN cho sự nghiệp y tế
Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là quá trình phân phối và sử dụng một
phần vốn từ quỹ NSNN để duy trì phát triển sự nghiệp y tế theo nguyên
tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.

SV: Ng« Long H¶i

10

Líp: CQ45/01.04



Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là một khoản chi thường xuyên thuộc
lĩnh vực văn xã, nhưng so với các khoản chi thường xuyên khác, chi
NSNN cho sự nghiệp y tế có những nét riêng biệt:
Thứ nhất, chi NSNN cho sự nghiệp y tế là khoản chi vừa có tính
chất tiêu dùng, vừa mang tính chất tích lũy đặc biệt
Nếu tính trong một năm ngân sách, đấy là một khoản chi mang tính
chất tiêu dùng, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất hoặc không gắn với
việc tạo ra của cải vật chất trong mỗi năm đó.
Nếu trong một giai đoạn lâu dài, đây là một khoản chi mang tích
tích lũy đặc biệt, là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế. Khoản
chi này tác động mạnh mẽ tới yếu tố con người, tác động đến sự sáng tạo
của cải vật chất và văn hóa tinh thần, là nhân tố tác động đến sự phát triển
và tăng trưởng của nền kinh tế – xã hội trong tương lai.
Thứ hai, chi NSNN cho sự nghiệp y tế là khoản chi chứa đựng nhiều
yếu tố xã hội. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế quyết định mức độ ưu đãi đối
với các tầng lớp giai cấp trong xã hội mà đặc biệt là những người có hoàn
cảnh khó khăn, những đối tượng thuộc diện ưu tiên, những gia đình chính
sách, những người có công với cách mạng, vùng sâu, vùng xa, và những
vùng thường xuyên xảy ra dịch bệnh, qua đó thực hiện công bằng xã hội
Mặt khác, chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố xã hội: phong tục tập quán, mức sống …. Chính những yếu tố
này sẽ quyết định tới quan điểm hoạt động của sự nghiệp y tế.
1.3.2 Nội dung của chi NSNN cho sự nghiệp y tế
Chi NSNN cho sự nghiệp y tế có nhiều nội dung chi tiết khác nhau
và được phân ra dưới một số tiêu thức chủ yếu sau:

SV: Ng« Long H¶i

11

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

 Theo chức năng ngành y tế:
Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế gồm: chi phòng bệnh, chi
đào tạo, chi nghiên cứu khoa học y dược, chi quản lý hành chính và chi
khác.
 Theo tính chất các khoản chi:
Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế gồm:
Chi đầu tư: chi mua sắm TSCĐ, chi sửa chữa TSCĐ và chi XDCB.
Chi thường xuyên: Phân loại theo nội dung chi thường xuyên bao
gồm các nhóm sau:
• Nhóm 1: Chi cho con người
Đây là nhóm chi đảm bảo bù đắp hao phí sức lao động, là điều kiện
đầu tiên để duy trì sự sống của con người, từ đó mới có thể thực hiện được
nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chi cho non người là các khoản chi thường xuyên bao gồm: Chi
lương, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, chi BHXH, BHYT và trợ
cấp khó khăn đột xuất cho cán bộ công nhân viên chức hoạt động trong
lĩnh vực y tế.
Khoản chi này chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong kế hoạch chi
thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp y tế.

• Nhóm 2: Chi cho nghiệp vụ chuyên môn.
Bao gồm các khoản chi phí về nghiên cứu sinh học, hội thảo khoa
học, chi phí thuê mướn chuyên gia nước ngoài, chi phí đào tạo trình độ
bác sỹ, các chi phí nghiệp vụ chuyên môn: chi mua vật tư hàng hóa như
dịch truyền, thuốc men, bông băng …, trang thiết bị chuyên dùng trong
SV: Ng« Long H¶i

12

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

ngành y tế, chi mua đồng phục, bảo hộ lao động, chi phí tham quan học
tập các ứng dụng tiên tiến về y tế.
• Nhóm 3: Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản.
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị được NSNN cấp kinh phí để
mua sắm tài sản hay sửa chữa các tài sản hiện có nhằm phục vụ kịp thời
nhu cầu khám chữa bệnh và nâng cao hiệu quả của các trang thiết bị y tế,
chất lượng phục vụ của tài sản không bị sút giảm.
• Nhóm 4: Các khoản chi thường xuyên khác.
Đây là các khoản chi nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ
máy quản lý ngành y tế. Bao gồm: thanh toán dịch vụ công cộng, thông
tin, truyền tin, liên lạc, hội nghị, chi các khoản phí và lệ phí của các đơn vị
dự toán …. Đây là các khoản chi mang tính chất ngạy cảm, do đó cần phải
tăng cường công tác quản lý không làm thất thoát NSNN.
Nguyên tắc quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế.

Khái niệm quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế
Theo nghĩa thông thường thuật ngữ “quản lý” được hiểu là quá trình
tổ chức, điểu khiển hoạt động của một đơn vị, một lĩnh vực.
Từ đó có thể hiểu quản lý chi thường xuyên của NSNN cho sự
nghiệp y tế là quá trình tổ chức, điều khiển các hoạt động chi thường
xuyên của các cơ quan nhà nước quản lý NSNN cũng như các cơ quan
trong nghành y tế.
Chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải tuân thủ các nguyên tắc:
• Thứ nhất, nguyên tắc quản lý theo dự toán

SV: Ng« Long H¶i

13

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

Số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết
của cơ quan chức năng về quản lý tài chính nhà nước đối với các đơn vị
thụ hưởng ngân sách.
Nguyên tắc này xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
Hoạt động của NSNN, đặc biệt là cơ cấu thu chi của NSNN phụ
thuộc vào quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước; đồng thời luôn phải
chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lực của nhà nước. Do
vậy, mọi khoản chi từ NSNN chỉ có thể trở thành hiện thực khi và chỉ khi
khoản chi đó nằm trong cơ cấu chi theo dự toán đã được cơ quan quyền

lực nhà nước xét duyệt và thông qua.
Phạm vi chi của NSNN rất đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực
khác nhau. Mức chi cho mỗi hoạt động được xác định theo đối tương
riêng, định mức riêng.
Có quản lý theo dự toán mới đảm bảo được yêu cầu cân đối của
NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành NSNN, hạn chế được
tính tùy tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các đơn vị thụ hưởng
kinh phí NSNN.
• Thứ hai, nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
Đây là một trong những nguyên tác quan trọng hàng đầu của quản
lý kinh tế, tài chính, bởi lẽ nguồn lực thì có hạn nhưng nhu cầu thì không
có mức giới hạn nào.
Đối với các cơ sở y tế, để đạt được nguyên tắc này thì trong quá
trình quản lý chi thường xuyên của NSNN phải làm tốt và làm đồng bộ
một số nội dung sau:

SV: Ng« Long H¶i

14

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

Xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối
tượng hay tính chất công việc; đồng thời lại phải có tính thực tiễn cao.
Thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chon hình thức

cấp phát cho mỗi đơn vị.
Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động hoặc theo các nhóm mục
chi sao cho với tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn
thành và đạt kết quả cao. Để đạt được điều này, đòi hỏi phải có được các
phương án phân phối và sử dụng khác nhau.
• Thứ ba, nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước
Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên
của NSNN, hiện nay nước ta đã và đang thực hiện “chi trực tiếp qua
KBNN” và coi đó như là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này.
1.4 Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế
1.4.1

Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế

Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế là hoạt động của các cơ quan
chức năng thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý
và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động chi NSNN cho
sự nghiệp y tế nhằm đạ được mục tiêu đã định.
Để quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế hiệu quả, phù hợp với các
nguyên tắc nêu trên thì cần có các biện pháp sau:
Thiết lập các định mức chi. Định mức chi vừa là cơ sở để xây dựng
kế hoạch chi, vừa là căn cứ để thực hiện việc kiểm soát các khoản chi của
NSNN. Nguyên tắc chung để thiết lập các định mức chi là vừa phải phù

SV: Ng« Long H¶i

15

Líp: CQ45/01.04



Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

hợp với yêu cầu thực tiễn khách quan của các đơn vị thụ hưởng nguồn
kinh phí của NSNN, vừa phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả.
Xác lập thứ tự ưu tiên các khoản chi của NSNN theo mức độ cần
thiết đối với từng khoản chi trong tình hình cụ thể về phát triển kinh tế, xã
hội, về thực hiện các chức năng của cơ quan công quyền.
Xây dựng quy trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằm
hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi của các cơ quan có thẩm quyền.
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nhằm ngăn chặn
những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước.
Đồng thời qua quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra và kiểm toán phát
hiện những bất hợp lý trong chính sách, chế độ nhằm hoàn thiện bổ sung
chính sách, chế độ.
1.4.2

Mô hình và chu trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế.

Chi NSNN cho sự nghiệp y tế được quản lý thông qua 3 khâu: lập
dự toán; chấp hành dự toán và quyết toán.
Mô hình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế.

SV: Ng« Long H¶i

16


Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

Sở tài chính
Sở y tế, bệnh
viện tuyến tỉnh
Kho bạc nhà
nước tỉnh

Phòng tài chính
kế hoạch huyện

Trung tâm y tế
tuyến huyện

Kho bạc nhà
nước huyện

Ban tài chính xã

SV: Ng« Long H¶i

Trạm xá
phường, xã

17


Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

Chú giải:

Xét duyệt dự toán

Rút dự toán

Lập dự toán

• Lập dự toán
Lập dự toán là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý NSNN nói
chung và ngân sách cho y tế nói riêng. Khâu này mang tính địn hướng, là
cơ sở nền tảng cho các khâu tiếp theo trong quá trình quản lý vốn ngân
sách. Quy trình lập dực toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế được thực hiện
như sau:
Căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư hướng dẫn và
số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài Chính. Căn cứ vào mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương, khả năng cân đối NSĐP,
Sở hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán cho các đơn vị sự
nghiệp y tế và UBND cấp dưới.
Trên cơ sở số kiểm tra về dự toán ngân sách và phương hướng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh dựa trên Nghị quyết Đảng bộ tỉnh và Nghị


SV: Ng« Long H¶i

18

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

quyết của HĐND tỉnh, thực tế hoạt động của ngành y tế, các đơn vị dự
toán tiến hành lập dự toán của đơn vị mình.
Cụ thể, tại cấp tỉnh:
Sở Y tế và các bệnh viện tuyến tỉnh lập dự toán gửi Sở Tài chính.
Sở Tài chính giao số kiểm tra cho Sở Y tế trên cơ sở dự toán sơ bộ
về chi ngân sách y tế kỳ kế hoạch. Sở Tài chính xác định các định mức chi
tổng hợp dự kiến sẽ phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dưới, trên cơ sở
đó hướng dẫn các đối tượng này tiến hành lập dự toán ngân sách y tế.
Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định phân
bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán thuộc tỉnh. Căn cứ vào nghị quyết của
HĐND tỉnh, UBND tỉnh tiến hành giao dự toán cho từng đơn vị.
• Chấp hành dự toán
Đây là khâu thứ hai và cũng là khâu quan trọng nhất trong chu trình
quản lý ngân sách, đó là quá trình thực hiện cấp phát NSNN cho sự nghiệp
y tế. Việc cấp phát cho các đơn vị được thực hiện theo hai phương pháp
chính: cấp phát theo dự toán và cấp phát theo lệnh chi tiền. Trong đó, cấp
phát theo dự toán là chủ yếu.
Các nguyên tắc cần quán triệt trong khâu chấp hành dự toán:
Cấp phát phải đảm bảo đúng nội dung, tập trung có trọng điểm trên

cơ sở được giao.
Cấp phát và sử dụng kịp thời, chặt chẽ tránh mọi lãng phí, thất
thoát, tham ô.
Cấp phát đảm bảo cân đối giữa khả năng và nhu cầu tiết kiệm, nâng
cao hiệu quả kinh tế xã hội.

SV: Ng« Long H¶i

19

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

Tại cấp tỉnh, Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế tổ chức thực hiện
chấp hành chi, cấp phát kinh phí cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Các đơn vị
thuộc ngành căn cứ vào dự toán mà các cấp có thẩm quyền phê duyệt, các
chế độ, chính sách chi tiêu của nhà nước quyết định, lập nhu câu chi tiêu
theo mục lục ngân sách gửi KBNN nơi giao dịch và gửi Sở Y tế.
• Quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế
Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của chu trình quản lý ngân
sách nói chung và quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp y tế nói riêng. Đây
là khâu được tiến hành trên cơ sở xem xét, phân tích những khoản chi đã
được nêu trong báo cáo quyết toán của đơn vị để đánh giá kết quả chấp
hành ngân sách. Từ đó rút ra ưu nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho
những năm tiếp theo. Chấp hành ngân sách tốt sẽ làm tăng kỷ cương pháp
luật tài chính, ngân sách, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ và

quy định của pháp luật.
Tại cấp tỉnh: Các đơn vị lập báo cáo quyết toán gửi Sở Y tế. Sở Y tế
tổ chức xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả quyết toán cho các đơn
vị trực thuộc, đồng thời gửi Sở Tài chính thẩm tra, phê duyệt. Sở Tài chính
tiến hành duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán gửi
cho Sở Y tế.
1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
Chi NSNN cho sự nghiệp y tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố,
sau đây là một số nhân tố chủ yếu:
 Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và quan hệ phân phối
NSNN.

SV: Ng« Long H¶i

20

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

Sự tăng trưởng của một quốc gia nhanh hay chậm thể hiện qua chỉ
tiêu thu nhập quốc dân cao hay thấp. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm,
thu nhập quốc dân thấp thì một điều tất yếu là mức độ động viên vào
NSNN sẽ thấp. Trong khi đó nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng mà
nguồn tài chính đảm bảo cho cho chi tiêu của NSNN bị hạn chế dẫn tới
nguồn tài chính cung cấp cho sự nghiệp y tế cũng bị hạnh chế. Ngược lại,
nếu nền kin tế có tốc độ tăng trưởng cao, mức động viên vào NSNN lớn và

thuận lợi thì nguồn kinh phí giành cho sự nghiệp y tế sẽ cao hơn là một
điều tất yếu.
Khi nguồn lực tài chính được tập trung vào trong tay Nhà nước hình
thành nên NSNN thì nguồn lực này sẽ phân phối cho các lĩnh vực. Tùy
vào từng thời kỳ mà khoản chi nào đó có thể chiếm tỷ trọng cao hay thấp
trong cơ cấu chi của NSNN. Thực tế cho thấy, với một lượng tài chính
(NSNN) nhất định, nếu ta tăng chi quá cho lĩnh vực này thì tất yếu phải
giảm chi của lĩnh vực khác. Như vậy, nếu tăng chi cho sự nghiệp y tế thì
tất yếu phải giảm chi của lĩnh vực khác. Ngược lại, nếu tăng chi cho các
lĩnh vực khác mà phần NSNN dành cho sự nghiệp y tế không đảm bảo nhu
cầu tối thiểu thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp y tế và chất lượng
của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân sẽ không được đảm
bảo. Vì vậy, tùy theo tình hình thực tế và thực trạng của từng ngành mà
Nhà nước sẽ xác định một phần NSNN hợp ly dành cho từng ngành, trong
đó có ngành y tế.
 Tốc độ tăng dân số và tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân
Tốc độ tăng dân số và tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân tăng sẽ ảnh
hưởng lớn đển chi NSNN cho sự nghiệp y tế.

SV: Ng« Long H¶i

21

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa


Nước ta hiện nay dân số tăng nhanh đã làm cho nhiều mục tiêu về
đời sống vật chất, văn hóa, dân trí và sức khỏe đã đề ra mà chưa thể thực
hiện được. Dân số tăng trong khi NSNN còn hạn hẹp gây sức ép lớn về
mặt xã hội, nhất là về y tế. Dân số tăng nhanh cùng với điều kiện vật chất
của người dân thiếu thốn, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, kèm theo đó là
sự xuất hiện tăng nhanh của dịch bệnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
con người. Để thanh toán và đẩy lùi dịch bệnh thì phải gia tăng các khoản
chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Mặt khác, tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân
còn cao đòi hỏi các hoạt động y tế phải đổi mới và chuyển đổi để giải
quyết các vấn đề bệnh tật. Điều này cũng ảnh hưởng tới nội dung và cơ
cấu chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
 Trang thiết bị cho hoạt động y tế
Tình hình trang thiết bị của ngành y tế cũng là nhân tố ảnh hưởng
lớn tới chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Nếu như cơ sở vật chất, trang thiết bị
ở các cơ sở y tế còn tốt, hiện đại, đảm bảo được nhu cầu khám chữa bệnh
thì khoản chi cho mua sắm trang thiết bi y tế giảm kéo theo chi NSNN cho
sự nghiệp y tế giảm và ngược lại.
Hiện nay trang thiết bị y tế của nước ta con thiếu và lạc hậu, chưa
đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển, phần lớn các bệnh viện tuyến huyện và
tuyến cơ sở thiếu thốn hoặc không có trang thiết bị hiện đại, do vậy đòi hỏi
NSNN phải chi nhiều hơn nữa để đầu tư máy móc, trang thiết bị chuyên
dụng.
Ngoài những nhân tố nêu trên, thì chi NSNN cho sự nghiệp y tế còn
chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác như: mạng lưới tổ chức của
ngành y tế, khả năng, trình độ của ngành y tế, sự biến động về kinh tế,
chính trị và của các nhân tố khác….
SV: Ng« Long H¶i

22


Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

Tất cả các nhân tố trên đêì tác động và gây ảnh hưởng tới chi NSNN
cho sự nghiệp y tế. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến chi
NSNN cho sự nghiệp y tế trong từng thời kỳ có sự khác nhau. Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung, cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp y tế
có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí nội dung và cơ cấu các khoản chi
của NSNN cho sự nghiệp y tế một cách khách quan, phù hợp với yêu cầu
của tình hình ngành y tế và tình hình kinh tế, chính trị trong từng giai
đoạn.
Tóm lại: Chương một của chuyên đề này đề cập đến những lý luận
chung về chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Xuất phát từ tầm quan trọng của
sự nghiệp y tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà cần thiết phải đầu
tư cho sự nghiệp này. Vốn đầu tư cho sự nghiệp y tế được lấy từ nhiều
nguồn, trong đó từ nguồn NSNN là chủ yếu, hình thành nên các khoản chi
NSNN cho sự nghiệp y tế.
Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
đối với sự phát triển của ngành y tế. Nó là một khoản chi thuộc lĩnh vực
văn xã nhưng lại có những nét riêng biệt và khác so với các khoản chi
thường xuyên khác. Với nội dung chi phong phú và đa dạng, chi NSNN
cho sự nghiệp y tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Nó là một khoản chi chịu tác động của
nhiều nhân tố, trong đó có cả những nhân tố chủ quan và khách quan.
Nghiên cứu lý luận chung về chi NSNN cho sự nghiệp y tế có ý
nghĩa rất lớn trong việc quản lý các khoản chi này trong thực tiễn cả ở tầm

vĩ mô (trên phạm vi cả nước) và trên tầm vi mô (trong phạm vi mỗi địa
phương) để sao cho việc quản lý mang lại hiệu quả cao, đảm bảo được các
mục tiêu vĩ mô của Nhà nước.
SV: Ng« Long H¶i

23

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

Trong giới hạn về lý luận và điều kiện nghiên cứu, em xin đi sâu
vào nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý chi NSNN cho các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái
Bình”. Các đơn vị nêu trên đó là : Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình;
Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Mắt; Bệnh viện Phụ sản.

SV: Ng« Long H¶i

24

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC
BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
2.1 Vài nét về các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
2.1.1

Vài nét về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái

Bình.
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, một mặt
giáp biển, ba mặt giáp sông, có địa hình tương đối bằng phẳng, có đặc
điểm thủy văn, khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Thái Bình là vùng lúa trọng điểm của phía Bắc và cả nước, tiếp
giáp với 5 tỉnh: phía Đông giáp với Vịnh Bắc bộ, phía Tây và Tây Nam
giáp với hai tỉnh Nam Định và Hà Nam, Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên,
Hải Dương và Hải Phòng. Tỉnh Thái Bình có diện tích tự nhiên là 1.574,2
km2, dân số 1.843.000 người, có mật độ dân số cao so với trong vùng và
cả nước (xấp xỉ 1.171 người/km2). Tỉnh được chia thành 07 huyện và 01
thành phổ trực thuộc tỉnh, bao gồm: huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh
Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư và Thành phố Thái Bình.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình đang trên đà phát triển:
Nông nghiệp phát triển theo hướng tích cực, các dự án chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi đã và đang được triển khai xuống cơ sở; thủy sản phát
triển mạnh với nhịp độ cao; sản xuất công nghiệp và các hoạt động dịch vụ
tăng mạnh cả về chất và lượng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010
là 16,1 triệu đồng, tổng giá trị sản xuất là 23.015 tỷ đồng, tăng 17,01% so
với năm 2009. Thái Bình đã khai thác và phát huy các nguồn lực trong và
SV: Ng« Long H¶i


25

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho những năm
tiếp theo. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội … có tiến triển tích cực, tình hình
nông thôn đi vào ổn định, vững chắc.
Chính sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã tạo tiền đề cho ngành
y tế phát triển và có khả năng huy động một phần nguồn lực trong tỉnh để
phát triển sự nghiệp y tế và xã hội hóa hoạt động y tế trong những năm tới
đây. Đồng thời đó là xu hướng đòi hỏi ngành y tế phải ngày càng củng cố
và hoàn thiện để thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe cho nhân dân.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu thì kinh tế - xã hội của tỉnh
vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Kinh tế phát triển nhưng không
đồng đều giữa các vùng, chủ yếu là khu vực thành phố và trung tâm các
huyện, kéo theo đó là sự mất cân đối về đời sống của nhân dân giữa các
vùng về kinh tế, văn hóa, xã hội … Hiện tại còn 4% lao động chưa có việc
làm. Việc phát triển các khu công nghiệp, làng nghề đóng góp rất lớn cho
nên kinh tề của tỉnh, nhưng bên cạnh đó là vấn đề về ô nhiễm môi trường,
trong khi tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và xử lý ô
nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và làng
nghề còn chậm, chưa đạt yêu cầu. Việc triển khai quy hoạch phat triển
giáo dục, y tế còn chậm, việc khắc phục tình trạng quá tải của các bệnh
viện công lập còn gặp khó khăn ….

Chính những khó khăn đó là bức rào chắn đối với sự phát triển của
nghành y tế, bởi kinh tế - xã hội của tỉnh tuy có phát triển nhưng chưa thể
nhảy vọt được, thu nhập của người dân tuy có tăng nhưng chưa cao, người
dân còn phải lo đến “ cơm, áo, gạo, tiền” thì họ chưa thể đặt tiêu chí chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe lên hàng đầu được mặc dù mọi người đều ý thức
SV: Ng« Long H¶i

26

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

được “sức khỏe là vốn quý nhất của con người”. Đó chính là những thách
thức cản trở chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động y tế của tỉnh và là
những khó khăn đòi hỏi ngành y tế và các ngành liên quan phải phấn đấu
vượt qua.
2.1.2

Thực trạng các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái

Bình những năm gần đây.
2.1.1

Tóm tắt hệ thống tổ chức, cán bộ y tế, cơ sở vật chất, trang
thiết bị của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh
Thái Bình.


Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình là bệnh viện hang I, là cơ sở
khám chữa bệnh trực thuộc UBND tỉnh có trách nhiệm khám bệnh, chữa
bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao.Với qui mô giường bệnh được giao 500 giường
bệnh theo kế hoạch,thực kê 738 giường. Bệnh viện có 09 phòng chức
năng, 19 khoa lâm sàng và 05 khoa cận lâm sàng.
Bệnh viện Mắt trước đây là trạm Mắt được thành lập từ năm 1965.
Năm 2000 được UBND Tỉnh Quyết định đổi tên thành Trung tâm Mắt;
Tháng 3 năm 2008 được tổ chức lại thành bệnh viện Mắt. Quy mô giường
bệnh là 150-200 giường bệnh. Bệnh viện có 09 phòng khoa chuyên môn,
có tổng số nhân viên là 65 người.
Bệnh viện Y học cổ truyền tiền thân là một tổ Đông y nằm trong
khoa Dược của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trước yêu cầu đòi hỏi của xã hội,
ngày 19/ 5/ 1971, UBND tỉnh có quyết định thành lập Bệnh viện với kế
hoạch 60 giường bệnh và 55 cán bộ nhân viên. Hiện nay, bệnh viện có 120
giường bệnh và 85 cán bộ , y bác sỹ.

SV: Ng« Long H¶i

27

Líp: CQ45/01.04


Häc ViÖn Tµi ChÝnh

Chuyªn §Ò Cuèi Khãa

Về đội ngũ cán bộ: Các bệnh viện đang từng bước sắp xếp và củng

cố đội ngũ cán bộ theo hướng tiêu chuẩn hóa, tăng cường công tác đào tạo,
nâng cao chất lượng hoạt động. Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ y tế
ngày càng được nâng cao về chất lượng và số lượng y, bác sỹ cũng ngày
càng tăng qua các năm. Thể hiện qua bảng số 1.
Bảng số 1: Tình hình đội ngũ y, bác sỹ qua 03 năm 2008 – 2009 –
2010.
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

944

996

1084

Số y sỹ (người)

797

856

906

Số bác sỹ/ vạn


5,1

5.4

5,8

Số bác sỹ và
trình độ cao hơn
(người)

dân.
(Nguồn số liệu: Hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yêu 2 năm
2009 – 2010 tỉnh Thái Bình).
Tuy độ ngũ cán bộ bác sỹ đủ về số lượng nhưng vẫn còn một số tồn
tại như: việc cơ cấu cán bộ chưa hợp lý (ví dụ: tỷ lệ bác sỹ/ y tá là 1/1,5,
trong khi quy định của nhà nước là 1/4), thiếu cán bộ chuyên sâu ở một số
bộ phận, còn nhiều bác sỹ chưa được đào tạo đúng chuyên khoa công tác

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Một số bộ phận ở các bệnh viện do
xây dựng đã lâu, nay đã xuống cấp, cần xây dựng mới hoặc nâng cấp. Một
số trang thiết bị sử dụng nhiều năm, lạc hậu, không đạt yêu cầu tiêu chuẩn

SV: Ng« Long H¶i

28

Líp: CQ45/01.04



×