Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại tại công ty cổ phần intimex việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.23 KB, 47 trang )

Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
2.Mục đích nghiên cứu đề tài
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.Kết cấu của chuyên đề

4
5
5
5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI
VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm về hàng hoá nhập khẩu thương
mại
1.1.2.Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương
mại
1.1.2.1.Khái niệm, tính chất thủ tục hải quan
1.1.2.2.Quản lý nhà nước về hải quan với hàng hoá nhập
khẩu thương mại
1.2.QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI



7
7

8
8
9
10

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM

Hoàng Thị Phương Châm

1

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

2.1.VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần
Intimex Việt Nam
2.1.2.Cơ cấu tổ chức
2.1.3.Chức năng nhiệm vụ chủ yếu
2.2.TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI

VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
2.2.1.Thực trạng hoạt động kinh doanh XNK của Công ty cổ
phần Intimex Việt Nam trong những năm gần đây
2.2.2.Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Intimex Việt Nam
2.2.3. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện thủ
tục hải quan
2.2.4.Những khó khăn gặp phải khi thực hiện thủ tục hải
quan trong nhập khẩu hàng hoá thương mại của Công ty cổ
phần intimex Việt Nam
2.2.5.Nguyên nhân của những khó khăn doanh nghiệp gặp
phải khi thực hiện thủ tục hải quan đối với việc nhập khẩu
hàng hoá thương mại

18
18
20
22
24
24
28
33
37

38

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
3.1.NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TY CỔ PHẦN
INTIMEX ĐỀ RA TRONG VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC
HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG
MẠI
3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
Hoàng Thị Phương Châm

2

40
40

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

INTIMEX VIỆT NAM
3.2.1.Doanh nghiệp sát cánh cùng cơ quan hải quan trong
việc nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan đối với
việc nhập khẩu hàng hóa thương mại
3.2.1.1.Thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi
tiến hành nhập khẩu hàng hóa
3.2.1.2.Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của các
cán bộ, công nhân viên trong công ty

3.2.2.Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước nhằm tạo môi
trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục
hải quan trong nhập khẩu hàng hóa thương mại
3.2.2.1. Áp dụng quản lý rủi ro nhằm thông quan nhanh
hàng hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp buôn bán, giảm
chi phí
3.2.2.2.Hoàn thiện hơn nữa hệ thông văn bản pháp lý về quy
trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa NK thương mại,
nhằm tiến tới xây dựng hệ thống văn bản pháp lý đơn giản,
công khai, minh bạch
3.2.2.3.Công chức hải quan tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp thực hiện thủ tục hải quan khi nhập khẩu hàng hóa
3.2.2.4.Tăng cường công tác tuyên truyền các chế độ chính
sách áp dụng vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng
hóa thương mại nhập khẩu tại doanh nghiệp
3.2.2.5.Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc
thực hiện quy trình thủ tục hải quan
PHẦN KẾT LUẬN

Hoàng Thị Phương Châm

40
40
43
44
44

45
45
46

46
47

3

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, xu thế hội nhập của các quốc
gia là tất yếu. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) chính
là bước đi tất yếu khách quan tạo tiền đề để nước ta chính thức tham gia hội
nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, mang lại nhiều cơ hội phát triển
cho nền kinh tế. Đồng thời chúng ta có điều kiện để đẩy nhanh hơn nữa sự
phát triển của các hoạt động thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ…
giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Sự mở rộng hoạt động thương mại
thế giới, mở cửa nền kinh tê kéo theo sự gia tăng về khối lượng hàng hóa
xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK) ra vào lãnh thổ nước ta. Từ đó đặt ra yêu
cầu đòi hỏi sự quản lý ngày càng có hiệu quả của cơ quan hải quan- cơ quan
quản lý của nhà nước. Ngành hải quan phải có biện pháp quản lý phù hợp
khi mà lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) ngày càng tăng, mặt hàng
đa dạng, phong phú, ngày càng xuất hiện nhiều thủ đoạn buôn lậu tinh vi với
số lượng lớn, mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng. Việc thiết kế một
quy trình thủ tục hải quan với các bước chặt chẽ, hợp lý thể hiện được vai

trò quản lý của ngành hải quan đối với hàng hóa qua lãnh thổ nước ta. Trong
những năm gần đây, ngành hải quan đã có rất nhiều biện pháp để quản lý
thật có hiệu quả đối với đối tượng này, ngày càng hoàn thiện hơn quy trình
thủ tục hải quan, áp dụng quản lý rủi ro để thông quan nhanh hàng hóa, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan, sử dụng thí điểm hải
quan điện tử…
Vấn đề được đặt ra là: hải quan không ngừng cải tiến quy trình thủ tục
hải quan cũng như các văn bản pháp luật khác, tạo hành lang pháp lý thuận
lợi nhưng làm thế nào để nhà nước vừa quản lý tốt các hoạt động XNK hàng
hóa, hạn chế tối đa gian lận thương mại, lại vừa có thể tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này, đặc biệt là trong quá trình thực
hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK.

Hoàng Thị Phương Châm

4

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

Vấn đề này phải được trả lời khách quan từ chính phía các doanh
nghiệp.
Điều đó đòi hỏi không những phải cải tiến quy trình thủ tục hải quan
ngày càng hoàn thiện hơn mà còn phải tìm hiểu xem việc áp dụng quy trình
này như thế nào để có thể mang lại hiệu quả lớn nhất cho các doanh nghiệp
khi tiến hành làm thủ tục thông quan cho hàng hóa.

Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Intimex Việt Nam, em
nhận thấy việc áp dụng các quy trình vẫn còn rất mới và có nhiều bất cập.
Tạo ra nhiều khó khăn cho chính các doanh nghiệp và cả cơ quan hải quan.
Vì vậy việc áp dụng các quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK có
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các doanh nghiệp, tác động đến mức độ
chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. Do đó em đã mạnh dạn
chọn nghiên cứu đề tài: “Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá
nhập khẩu thương mại tại Công ty cổ phần Intimex Việt Nam” làm báo
cáo thực tập cuối khóa của mình.
2.Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu thương mại của công ty, đưa ra những khó khăn của doanh nghiệp
cũng như những vướng mắc còn tồn đọng trong quy trình làm thủ tục hải
quan cho hàng hóa nhập khẩu thương mại. Từ đó góp ý đưa ra những biện
pháp cho cơ quan hải quan để khắc phục những tồn tại khó khăn đó, nâng
cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương
mại tại các doanh nghiệp.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với
hàng hóa nhập khẩu thương mại tại doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu thương mại tại Công ty cổ phần Intimex Việt Nam. Tập trung
chủ yếu tại công ty mẹ, không tính đến các công ty con và công ty liên kết từ
năm 2009 cho đến nay.
4.Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phô lôc chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thủ tục hải quan đối với hàng hoá
nhập khẩu thương mại.
Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập
khẩu thương mại tại Công ty cổ phần Intimex Việt Nam.


Hoàng Thị Phương Châm

5

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục
hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại tại Công ty cổ phần
Intimex Việt Nam.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sĩ. Thái Bùi Hải An –
cô đã trực tiếp hướng dẫn em, các thầy cô trong khoa Thuế-Hải Quantrường Học viện tài chính, tập thể cán bộ nhân viên của công ty, đặc biệt là
phòng kinh doanh 2- Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã nhiệt tình giúp
đỡ em hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
và học hỏi, nhưng do những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm
thực tiễn, nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự
góp ý kiến của thầy cô và các bạn để chuyên đề cuối khóa này của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hoàng Thị Phương Châm

6

CQ 45/05.01



Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI

1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI
VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm về hàng hoá nhập khẩu thương mại
Hàng hóa XK, NK thương mại là hàng hóa thuộc tất cả các loại hình
kinh doanh XNK nhằm thu lợi nhuận, thể hiện bằng hợp đồng mua bán giữa
bên mua hàng và bên bán hàng hoặc hợp đồng ký kết giữa bên giao hàng và
bên nhận hàng.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại quy định tại mục 1 Chương
II Nghị định số 154/2005/NĐ-CP bao gồm:
1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá;
2. Hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;
3. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu;
4. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để
sản xuất hàng xuất khẩu;
5. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với
thương nhân nước ngoài;
6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư;
7. Hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có
chung biên giới;

8. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của tổ
chức, cá nhân không phải là thương nhân;
9. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;
Hoàng Thị Phương Châm

7

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

10. Hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế;
11. Hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển
lãm;
12. Hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập là máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình, phục vụ các dự án đầu tư, là
tài sản đi thuê, cho thuê.
Hàng hóa nhập khẩu thương mại có đặc điểm là các hàng hóa được
nhập khẩu với mục đích thương mại, nhằm thu lợi nhuận. Được thực hiện
bằng các hợp đồng thương mại quốc tế giữa bên mua và bên bán, hoặc hợp
đồng ký kết giữa bên giao hàng và bên nhận hàng. Các hàng hóa này được
nhập khẩu vào thuộc danh mục hàng hóa cấm XK, NK theo quy định của
pháp luật thì phải có giấy phép XK,NK của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền. Chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan hải quan và các cơ quan
có thẩm quyền khác. Đều nộp thuế NK, thuế giá trị gia tăng và thuế khác
(nếu có), trừ các trường hợp do nhà nước quy định.
Theo thuyết tương đối của David Ricardo (1772-1823), trong nền kinh

tế thị trường một quốc gia sản xuất ra những sản phẩm mà sản xuất hiệu quả
hơn nước nhập khẩu sản phẩm đó. Và nhập khẩu những sản phẩm mà sản
xuất kém hiệu quả hơn từ những nước khác. Vì vậy việc sử dụng hiệu quả
những lợi thế của mình sẽ đem lại nguồn lợi ích lớn cho nền kinh tế quốc
gia, tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng GDP. Và việc nhập khẩu
những mặt hàng kém lợi thế hơn sẽ giúp làm phong phú và đa dạng hơn các
loại mặt hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Giúp người
tiêu dùng dễ dàng lựa chọn với nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng cả về
chủng loại, số lượng và mẫu mã, từ mặt hàng thông thường đến mặt hàng xa
xỉ.
Việc nhập khẩu hàng hóa sẽ tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các
doanh nghiệp kinh doanh XNK, với khối lượng lớn và hàng hóa phong phú,
đa dạng. Mang lại cho các doanh nghiệp nguồn thu lợi nhuận lớn từ các hợp
đồng thương mại quốc tế. Tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người
lao động.
Nhập khẩu hàng hóa vào trong nước với khối lượng lớn làm tăng thu
cho ngân sách nhà nước từ các khoản thuế doanh nghiệp nộp khi nhập khẩu
hàng hóa đồng thời thực hiện chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế. Với tiến
trình hội nhập kinh tế thế giới, vai trò của thuế quan đối với nguồn thu ngân
sách ngày càng giảm, nhưng đối với các nước đang phát triển như nước ta
thì thuế XK, NK đặc biệt là thuế nhập khẩu vẫn là nguồn thu quan trọng cho
ngân sách quốc gia.
Hoàng Thị Phương Châm

8

CQ 45/05.01


Học viện tài chính


Chuyên đề cuối khóa

1.1.2.Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại
1.1.2.1.Khái niệm, tính chất thủ tục hải quan
Theo công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan
(công ước Kyoto sửa đổi và bổ sung tháng 6 năm 1999): “Thủ tục hải quan
là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên hữu quan và bên hải quan phải
thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ Luật Hải quan”
Theo Luật hải quan Việt Nam: “Thủ tục hải quan là các công việc mà
người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của
pháp luật đối với hàng hóa phương tiện vận tải”
Như vậy thủ tục hải quan có thể hiểu là trình tự các bước công việc mà
người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của
pháp luật khi thực hiện hoạt động XK, NK.
Thủ tục hải quan mang một số tính chất cơ bản như sau:
- Tính hành chính bắt buộc thể hiện ở chỗ đây là một quy định cứng bắt
buộc tất cả các đối tượng liên quan như các tổ chức, cá nhân thực hiện xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
phương tiện vận tải phải làm thủ tục hải quan và cơ quan hải quan, công
chức hải quan có trách nhiệm quản lý Nhà nước về hải quan, các cơ quan
khác của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong việc quản lý Nhà nước về
hải quan.
- Tính trình tự thể hiện ở chỗ quy định việc gì, khâu nào phải làm trước,
việc gì, khâu nào phải làm sau, cái nào là tiền đề, là kết quả của cái kia v.v…
- Tính liên tục thể hiện thủ tục hải quan phải được thực hiện liên tục,
không ngắt quãng, cái trước phải là tiền đề cho cái sau, cái sau là kết quả của
cái trước, nó có tác dụng hỗ trợ, bổ trợ cho nhau đảm bảo thời gian thông
quan hàng hóa một cách nhanh nhất, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu.
- Tính thông nhất thể hiện ở chỗ thủ tục hải quan phải thống nhất từ hệ

thống văn bản, phải thống nhất từ quy định bộ hồ sơ phải nộp, phải xuất
trình, phải thống nhất trong cách xử lý, thống nhất trong các chi cục, các
cục, trong toàn quốc, thống nhất về các nghiệp vụ trong suốt dây truyền làm
thủ tục Hải quan, thống nhất ở tất cả các địa điểm làm thủ tục hải quan trong
phạm vi cả nước, không cho phép thủ tục hải quan ở địa điểm này khác thủ
tục hải quan ở địa điểm khác.
- Tính công khai minh bạch và quốc tế hoá : Để đảm bảo được tính
thống nhất của thủ tục hải quan, tất yếu thủ tục hải quan phải được công khai
hoá và minh bạch hoá , vì đây là thủ tục hành chính bắt buộc. Tính chất này
được thể hiện ở chỗ thủ tục hải quan được quy định cụ thể trong các văn bản
pháp luật và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng cụ thể
Hoàng Thị Phương Châm

9

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

phải được đăng tải tại Công báo của Chính phủ, được niêm yết tại địa điểm
làm thủ tục Hải Quan.
1.1.2.2.Quản lý nhà nước về hải quan với hàng hoá nhập khẩu
thương mại
Xuất phát từ lợi ích của việc nhập khẩu hàng hóa thương mại, việc làm
thủ tục hải quan cho hàng hóa NK đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho các
hoạt động kinh tế đối ngoại, giao lưu thương mại giữa các quốc gia, thể hiện
vai trò quản lý của nhà nước đối với các hoạt động XNK.

Nhà nước quản lý hàng hóa nhập khẩu thông qua cơ quan hải quan
nhằm kiểm soát việc NK hàng hóa qua biên giới. Sự khiểm soát này là cần
thiết để phòng chống lại các hành vi lợi dụng thương mại quốc tế phục vụ
các mục tiêu không có lợi cho quốc gia như buôn lậu, XNK hàng hóa thuộc
danh mục cấm, nguy hiểm và không an toàn đối với xã hội (các chất gây
nghiện, heroin, văn hóa phẩm đồ trụy…), kiểm soát gian lận thương mại,
trốn thuế…
Quản lý hải quan là cần thiết để thực thi các chính sách của nhà nước
nhằm định hướng hoạt động XNK hàng hóa phục vụ lợi ích quốc gia. Góp
phần điều tiết kiểm soát hoạt động ngoại thương, ngăn chặn hàng hóa không
khuyến khích nhập khẩu, cân bằng kim ngạch XNK, khắc phục hiện tượng
mất cân bằng cán cân thương mại.
Thông qua chính sách thuế từng thời kỳ, tổ chức thực hiện thu thuế XK,
NK nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các chính sách thuế còn
đóng vai trò điều tiết cơ chế XNK nhằm hạn chế hoặc khuyến khích việc
XNK đối với từng loại hàng hóa trong những giai đoạn nhất định nhằm mục
đích quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Tạo môi trường thương mại và đầu tư lành mạnh, bình đẳng nhằm thúc
đẩy hoạt động sản xuất trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Thông qua
việc cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa hài hòa hóa thủ tục hải quan,
giảm thiểu sự can thiệp không cần thiết vào các hoạt động thương mại hợp
pháp, giảm chi phí cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thuận lợi
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát
triển đất nước.
Bảo đảm thu thập số liệu thống kê thương mại chính xác và kịp thời từ
đó góp phần tích cực cho Đảng, nhà nước, chính phủ hoạch định chính sách
và giải pháp phát triển kinh tế, xã hội qua từng thời kỳ.
Vì vậy việc kiểm soát hoạt động nhập khẩu hàng hóa thương mại của cơ
quan hải quan là tất yếu.
Hoàng Thị Phương Châm


10

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

1.2.QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
Nhà nước kiểm soát hoạt động XNK hàng hóa thông qua các văn bản
pháp luật, các quy trình thủ tục khi hàng hóa ra vào lãnh thổ quốc gia. Trong
đó quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại được
thực hiện theo thông tư số 194/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK,NK và quản lý
thuế đối với hàng hóa XK, NK.
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa NK gồm các bước:
- Đối với cá nhân, tổ chức:
+ Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa NK, người khai hải quan
nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan gồm các chứng từ theo
qui định tại Điều 11 Thông tư số 194/2010/TT-BTC.
Bộ hồ sơ gồm:
Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;
Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản
hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo,
telex, fax, thông điệp dữ liệu): nộp 01 bản sao (trừ hàng hoá nêu tại khoản 5,
khoản 7, khoản 8, khoản 11 Điều 6 Thông tư này); hợp đồng uỷ thác nhập
khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao;

Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh,
nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng
Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản chính.
Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo
quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nêu tại khoản 7 Điều 6 Thông tư này,
hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): nộp 01 bản sao.
Đối với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận
đơn thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai
hải quan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác
dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại)
thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận đơn.
Hoàng Thị Phương Châm

11

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm,
xuất trình các chứng từ sau:
* Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc
đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính hoặc bản có giá trị tương
đương như điện báo, bản fax, telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác
theo quy định của pháp luật;

* Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy
thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất
lượng, của cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm dịch (sau đây
gọi tắt là cơ quan kiểm tra) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản
phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về an toàn thực phẩm; về kiểm
dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính;
*Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết
quả giám định: nộp 01 bản chính;
* Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai
tờ khai trị giá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21
tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị
giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn khai báo và
Thông tư 163/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
tài chính sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quyết định số 30/2008/QĐBTC: nộp 02 bản chính;
* Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu
theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc
bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu,
lập phiếu theo dõi trừ lùi;
* Nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong các
trường hợp:
** Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước nước có thoả thuận
về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu
có trị giá FOB không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt
Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu
Hoàng Thị Phương Châm

12

CQ 45/05.01



Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
** Hàng hoá nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông
báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ
của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
** Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo
đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp,
thuế chống phần biệt đối xử, các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn
ngạch thuế quan;
** Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu
theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song
phương hoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên;
C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được sửa chữa nội dung
hoặc thay thế, trừ trường hợp do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền
cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật.
* Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nêu
tại Điều 101 Thông tư này phải có:
**Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã
được đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký
danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 102 Thông tư này: nộp 01 bản
sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi;
**Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng
thầu hoặc chỉ định thầu) kèm theo hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp
theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy
định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập
khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng

uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, hợp đồng cung cấp dịch vụ trong đó có quy
định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác, hợp đồng dịch vụ không bao gồm
thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu hoặc cung cấp dịch
vụ): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại
Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu;

Hoàng Thị Phương Châm

13

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

** Giấy tờ chuyển nhượng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế đối với
trường hợp hàng hoá của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng
miễn thuế khác: nộp 01 bản sao;
** Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng miễn thuế đối
với hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế: nộp 01 bản sao;
** Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn
thuế.
** Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế.
*Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo
quy định tại Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2007 của
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ
không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước, đối với
hàng hoá là hàng viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế

nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản chính;
Trường hợp chủ dự án ODA không hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện
dự án ODA không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của
pháp luật về thuế thì phải có thêm giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định
thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó quy định giá trúng
thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với
trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập
khẩu hàng hoá, trong đó quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không
bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản
sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.
* Giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan
quản lý nhà nước cấp đối với giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối
tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính
để đối chiếu.
* Hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là m áy móc,
thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng
trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết
bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong
nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm

Hoàng Thị Phương Châm

14

CQ 45/05.01


Học viện tài chính


Chuyên đề cuối khóa

dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước
chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của
nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê, phải có:

**Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu
hoặc chỉ định thầu) và hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo k ết qu ả
đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá hoặc hợp đồng cung cấp d ịch v ụ
(ghi rõ giá hàng hoá phải thanh toán không bao gồm thuế giá tr ị gia t ăng) đối
với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá tr ị gia tăng do c ơ s ở trúng
thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu: nộp 01
bản sao, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục H ải
quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu;

** Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cung cấp
theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng (đối với trường
hợp nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu;
** Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ chức
thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên
nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ kèm theo bản xác
nhận của đại diện doanh nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan nghiên cứu khoa
học và cam kết sử dụng trực tiếp hàng hoá nhập khẩu cho hoạt động nghiên
cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ: nộp 01 bản chính;
** Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng máy
móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư
thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt
động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt: nộp 01 bản chính;

** Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng tàu
bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập
khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng
cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: nộp 01 bản chính;
** Hợp đồng thuê ký với nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay,
giàn khoan, tàu thuỷ; loại trong nước chưa sản xuất được của nước ngoài
dùng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: xuất trình 01 bản chính;
** Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc
phòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công
an đối với hàng hoá nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực

Hoàng Thị Phương Châm

15

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

tiếp cho quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá
tăng: nộp 01 bản chính;
* Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng
hoá xuất khẩu của doanh nghiệp.
* Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng
hoá tiêu thụ trong nước đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh
mục hàng tiêu dùng do Bộ Công thương công bố nhưng sử dụng làm vật tư,
nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước.

* Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật đối với
từng mặt hàng cụ thể: nộp 01 bản chính.
+ Người khai hải quan phải tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các
tiêu chí trên tờ khai, các yếu tố làm căn cứ tính thuế hoặc miễn thuế, xét
miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. Tự xác định, chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền
thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế, không thu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng
theo đúng quy định của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên một
giấy nộp tiền cho toàn bộ số thuế của tờ khai hải quan.
- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
Bước 1: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng
ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm
tra thực tế hàng hoá (theo điều 10, 11, 12, 13, 14, thông tư số 194/2010/TTBTC).
+ Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan.
+ Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi
phạm, chính sách mặt hàng).
+ Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ
thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ.
+ Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai).
+ In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan .
+ Kiểm tra hồ sơ hải quan.
+ Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá
theo khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải
quan.
+ Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau
khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo.

Hoàng Thị Phương Châm


16

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ
sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra
thực tế hàng hoá sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải
kiểm tra thực tế (theo điều 14, 15, 16, thông tư số 194/2010/TT-BTC):
+ Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu
trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá. Sửa chữa, khai bổ sung hồ sơ hải
quan (theo điều 12, thông tư số 194/2010/TT-BTC) hoặc thay tờ khai (theo
điều 13, thông tư số 194/2010/TT-BTC).
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa.
+ Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra.
+ Xử lý kết quả kiểm tra.
+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan.
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”;
trả tờ khai cho người khai hải quan.
Việc nộp thuế, thời hạn, địa điểm, hình thức nộp thuế, ấn định thuế, sử
lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa theo quy định tại điều 17, 18, 19, 20, 21, 22,
23, 24 thông tư số 194/2010/TT-BTC.
Bước 4: Phúc tập hồ sơ (theo điều 28, thông tư số 194/2010/TT-BTC)
Việc phúc tập hồ sơ hải quan được thực hiện sau khi lô hàng đã được

thông quan và hoàn thành phúc tập trong vòng sáu mươi ngày kể từ ngày ký
thông quan lô hàng.
Bước 5: Kiểm tra sau thông quan
Việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo qui định từ điều 139
đến 150, thông tư số 194/2010/TT-BTC.

Hoàng Thị Phương Châm

17

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
INTIMEX VIỆT NAM

2.1.VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Intimex
Việt Nam
Công ty cổ phần Intimex Việt Nam có trụ sở hoạt động tại số 96 Trần
Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Thành lập vào năm 1979, công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã trải qua
32 năm hoạt động với nhiều thăng trầm cùng sự đi lên của nền kinh tế Việt
Nam và các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều, sức cạnh tranh

gay gắt. Đến hôm nay công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị
trường trong nước cũng như thị trường thế giới với nhiều thành tựu trong
quá trình xây dựng và phát triển, công ty đã trở thành một trong những đơn
vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh XNK, kinh doanh siêu thị và sản xuất
của ngành công thương Việt Nam.
Khi bắt đầu thành lập, Intimex nhận nhiệm vụ kinh doanh XNK dưới
hình thức trao đổi hàng hóa nội thương và hợp tác xã với các nước XHCN
và một số nước khác. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề song lại bó hẹp
trong hàng rào quy định hết sức ngặt nghèo. Trong khi đó, Intimex chịu sự
quản lý chặt chẽ cuả cả hai bộ nội thương, ngoại thương. Điều đó làm cho
Hoàng Thị Phương Châm

18

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

công ty thiếu chỗ dựa, phải tự mò mẫm lần hướng đi cho mình. Trong thời
kỳ này, công ty đã đề xuất với bộ nội thương và nhà nước cho Intimex dược
thực hiện cơ chế tự cân đối, tự trang trải trong kinh doanh thay cho cơ chế
thu bù chênh lệch ngoại thương là cơ chế thống lĩnh các hoạt động XNK khi
đó. Chọn phương thức này là một cuộc cách mạng, một bước ngoặt đối với
Intimex.
Intimex đã tìm ra một hướng đi đầy sáng tạo, đứng đắn,vững chắc trong
chặng đường đầu lập nghiệp. Đó chính là vận dụng tinh thần Nghị định
40CP, đi vào khai thác khu vực kinh tế tập thể để khơi dậy tiềm năng tiềm

ẩn, dồi dào, bị hạn chế và kìm hãm trong cơ chế quan liêu bao cấp để tạo ra
được một nguồn hàng XK trao đổi phong phú đa dạng các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ, mây tre lá, tăm nhang, sơn mài, gốm sứ… Hướng đi này tạo
ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động. Từ đó kim ngạch XNK
hàng năm tăng trưởng với một nhịp độ nhanh, mạnh, vững chắc, bình quân
kim ngạch năm sau tăng so với năm trước gần 12% đặc biệt có những năm
tăng trên 47%. Hàng năm Intimex đều đóng góp cho ngân sách nhà nước
vượt kế hoạch được giao, năm sau cao hơn năm trước, ngoài ra đã tự tích
lũy, tự hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ kinh doanh. Intimex đã
trở thành một đơn vị kinh doanh XNK mạnh.
Sự thành công này đã được nhà nước khẳng định. Năm 1986 Chính phủ
đã xếp Intimex vào hàng các tổng công ty lớn của Bộ nội thương, Intimex
đứng ngang hàng với các tổng công ty lớn và lâu năm trong ngành. Năm
1988 công ty đã vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động
hạng ba.
Bước vào những năm đầu thập niên 90 cơ chế quản lý kinh tế quan liêu
bao cấp bị xóa bỏ, Intimex cũng như các công ty khác mạnh dạn bước vào
nền kinh tế thị trường. Song sự biến động xã hội vô cùng khó khăn phức tạp,
các chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước đang trong giai đoạn thử
nghiệm. Thời kỳ này các doanh nghiệp đều lâm vào tình trạng thiếu việc
làm, không có nguồn thu, công nhân thất nghiệp biên chế dôi thừa, không
ngoại trừ Intimex.
Trước khó khăn này lãnh đạo công ty đưa ra cơ chế khoán, các quy chế
cởi mở tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc phát huy được quyền chủ
động sáng tạo trong kinh doanh thu lợi nhuận.
Trong những năm tiếp theo, công ty tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán
cho các đơn vị phòng ban đã góp phần phát huy được tính chủ động sáng tạo
năng động, sáng tạo trong kinh doanh, phá vỡ thế bế tắc trì trệ, đưa hoạt

Hoàng Thị Phương Châm


19

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

động của công ty gần sát với thị trường đã đem lại những kết quả nhất định,
duy trì sự phát triển của công ty.
Trong những năm trở lại đây, công ty đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn, có sự phát triển vượt bậc trong hoạt động kinh doanh XNK. Với những
thành tựu đã đạt được, công ty đã nhận được nhiều giải thưởng do nhà nước
và các cơ quan tổ chức trao tặng, nằm trong tốp 50 doanh nghiệp lớn nhất
Việt Nam các năm 2008, 2009, 2010. Đặc biệt trong năm 2009, vào dịp kỷ
niệm 30 năm thành lập công ty đã vinh dự được nhà nước trao tặng Huân
chương lao động hạng nhì.
Từ năm 2009, công ty bắt đầu chuyển đổi mô hình hoạt động từ doanh
nghiệp nhà nước sang cơ chế công ty cổ phần theo Quyết định số 1574/QĐ BTM ngày 29 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Công ty
hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103038680 ngày
01 tháng 07 năm 2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là: 250.000.000.000
VNĐ.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, những tồn tại cần giải quyết, nhưng
trước thời cơ mới, vận hội và thách thức mới, công ty sẽ tiếp tục phát huy
những thế mạnh sẵn có, khai thác tiềm năng để tiếp tục khẳng định vị trí
hàng đầu của mình trong lĩnh vực kinh doanh XNK và kinh doanh nội địa,
đẩy mạnh sản xuất, mở thêm hướng kinh doanh khai thác vật chất, đó chính

là mục tiêu, định hướng của công ty cổ phần Intimex Việt Nam hôm nay.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam bao gồm:
+ 19 Phòng ban, đơn vị trực thuộc Văn phòng Công ty.
+ 16 đơn vị trực thuộc Công ty.
+ 03 Công ty con và công ty liên kết.

Hoàng Thị Phương Châm

20

CQ 45/05.01


Khối các ban
quản lý

Ban kiểm soát

Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

Ban kinh tế tổng hợp
Ban tài chính kế toán

Khối các đơn
vị trực thuộc
Khối các ban
kinh doanh

Khối các công ty
liên kết

Khối các công ty
con

Ban tổng giám đốc

Hội đồng quản trị

đông

Đại hội đồng cổ

Ban tổ chức nhân sự
Ban đào tạo và xây
dựng cơ bản

Xí nghiệp CBNSTP
Intimex Quảng Ninh
Xí nghiệp dịch vụ và
thương mại Intimex
Chi nhánh Intimex Quảng
Ninh
Chi nhánh Intimex Hải
phòng

Ban quản lý siêu thị

Chi nhánh Intimex Thanh

Hóa

Văn phòng công ty

Chi nhánh Intimex Nghệ
An

Ban kho vận và bán
buôn

Chi nhánh Intimex Đà
Nẵng

Ban kinh doanh 1

Chi nhánh Intimex Đồng
Nai

Ban kinh doanh 2

Siêu thị Intimex Bờ Hồ

Ban kinh doanh 3

Siêu thị Intimex Hào Nam
Siêu thị Intimex Lạc
Trung

Công ty cổ phần sản
xuất và thương mại

Intimex Hà Nội

Siêu thị Intimex Huỳnh
Thúc Kháng
Siêu thị Intimex Định
Công

Công ty cổ phần
Intimex Sài Gòn

Siêu thị Intimex Hòa Bình
Siêu thị Intimex Hưng
Yên

Công ty cổ phần xuất

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chứcnhập
côngkhẩu
ty cổ
phần Intimex ViệtSiêu
Nam
Intimex
thị Intimex Hải
Dương

Hoàng Thị Phương Châm

21

CQ 45/05.01



Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

2.1.3.Chức năng nhiệm vụ chủ yếu
Công ty cổ phần Intimex Việt Nam hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa.
Về XK: Intimex xuất khẩu rất nhiều mặt hàng trong đó: mặt hàng nông
sản như cà phê, hạt tiêu, cao su, gạo, lạc nhân…với khối lượng lớn. trong
năm 2006 công ty XK cà phê với khối lượng 108000 tấn trong năm 2006.
Đưa Intimex từ vị trí thứ hai lên vị trí thứ nhất trên toàn quốc được xem là
nhà XK hàng đầu trong lĩnh vực XK cà phê. Song song với vị trí đứng đầu
trong lĩnh vực XK hạt tiêu đen với tổng khối lượng 9858 tấn cùng năm. Năm
2007 công ty XK 33719 tấn cà phê, kim ngạch đạt 51 triệu USD.
Ngoài những mặt hàng trên, hàng năm công ty luôn tìm tòi thêm nhiều
mặt hàng XK mới như cơm dừa…. năm 2007, công ty XK được 1855 tấn đạt
hơn 1,8 triệu USD.
Về NK: Intimex nhập khẩu các loại hàng chủ yếu sau:
Máy móc thiết bị: công ty đã cho nhập khẩu máy một số hàng hóa, thiết
bị từ nước ngoài chiếm 30% tổng sản lượng XNK của công ty. Trong đó
máy móc thiết bị được công ty ưu tiên nhập khẩu là mặt hàng nhập khẩu chủ
đạo chiếm 24% tổng sản lượng NK.
Một số thiết bị như công tơ điện, ác quy điện; các thiết bị điện trong
dây truyền sản xuất chế biến nông sản, dây truyền đồng bộ sản xuất đá lát,
gạch ngói…
Nhập khẩu linh kiện xe máy, ô tô tải và phụ tùng cho một số các loại xe
khác như xe phục vụ xây dựng (đào, ủi, lu…).
Linh kiện điện tử cho điện thoại các loại của các hãng như Samsung,

LG…linh kiện máy vi tính (nhập uỷ thác hoặc nhập bán trực tiếp), đồ điện
tử, điện lạnh…
Thực phẩm, gia vị, đồ hộp, đồ uống, bánh kẹo các loại.
Đồ gia dụng, đồ điện gia đình (máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt,
máy hút bụi, bình tắm nước nóng, bếp ga…), dụng cụ nhà bếp bằng sắt thép,
inox, nhựa, thủy tinh, pha lê…
Hóa mỹ phẩm, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân, đồ dùng trẻ em… của rất nhiều
hãng danh tiếng trên thế giới.
Hàng may mặc, quần áo, giày, dép, túi sách, tạp phẩm…
Nguyên liệu sản xuất được công ty chú trọng NK với số lượng lớn để
làm nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy xí nghiệp trong dây truyền sản
xuất của Intimex, đồng thời phân phối sản phẩm cho các khách hàng có nhu
cầu. Sản lượng NK nguyên liệu sản xuất năm 2002 đạt 50% đến năm 2003
tăng lên 53,2% trong tổng sản lượng NK toàn công ty: vật tư công nghiệp
Hoàng Thị Phương Châm

22

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

chủ yếu NK phôi sắt, thép, nhôm thỏi, đồng, thép không gỉ, nhôm, vòng bi,
bông vải sợi, hạt bông, màng nhựa công nghiệp…
Các nhóm sản phẩm chủ yếu:
Thủ công mỹ nghệ: là một trong những nhà sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ lớn ở Việt Nam. Hàng năm Intimex đều có cải tiến các sản phẩm với

chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà công ty cổ phần Intimex Việt Nam kinh
doanh bao gồm: gốm sứ, hàng mây tre đan, hàng sơn mài, hàng thêu ren, hoa
khô, hoa gỗ, và các hàng trang trí thủ công khác.
Tất cả các sản phẩm của Intimex đều được làm từ những nguyên liệu tự
nhiên, dưới các bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Việt Nam. Với mẫu mã
đa dạng, hàng gốm sứ và sơn mài của công ty được sử dụng phổ biến trong
mọi gia đình và các khách sạn sang trọng. Những chất liệu tự nhiên của Việt
Nam như mây tre, cói, tơ tằm, gỗ và hoa tươi cộng thêm bàn tay khéo léo
của những nghệ nhân đã tạo nên thương hiệu Intimex nổi tiếng trên thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đạt mức
2000000 USD/năm. Theo thống kê năm 2004 XK của công ty đạt 486458
tấn, tương đương $261,420. Hàng thủ công mỹ nghệ đã được XK vào các thị
trường chính như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc… Công ty
cố gắng để mởi rộng hoạt động kinh doanh ra toàn thế giới.
Thủy sản: công ty cổ phần Intimex Việt Nam là một trong các công ty
XK thủy sản hàng đầu tại miền Bắc và gần đây là ngành kinh doanh quan
trọng hiện nay cũng như trong tương lai của công ty. Công ty có thể cung
cấp với số lượng lớn, chất lượng cao theo thời gian thỏa thuận.
Intimex có đội ngũ chuyên gia và cán bộ được đào tạo cơ bản, có kinh
nghiệm trong lĩnh vực thủy sản. Ngoài các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất
khẩu tại Hải Phòng và Thanh Hóa, Intimex còn có mối quan hệ gần gũi với
các công ty trong cả nước tạo thành hệ thống khép kín từ khâu đánh bắt,
nuôi trồng, chế biến, làm lạnh tới đóng gói. Các sản phẩm đều áp dụng các
quy trình quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới như HAPP, EEC, GMS…
năm 2003-2010, công ty đã đầu tư xây dựng trại sản xuất giống điệp, giống
các loài nhuyễn thể và xây dựng khu nuôi điệp thương phẩm trên biển với
quy mô diện tích 200 ha mặt nước tại Quảng Ninh cho sản lượng cao ổn
định. Khu nuôi tôm ở Nghệ An với diện tích lên đến 15 ha chủ yếu nuôi
trồng tôm che chân trắng, hàng năm đạt sản lượng 500 tấn/năm. Doanh thu

đạt 30 tỷ/năm.
May mặc: cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội ngành may mặc nói
chung và ngành thời trang nói riêng đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam,
Hoàng Thị Phương Châm

23

CQ 45/05.01


Học viện tài chính

Chuyên đề cuối khóa

nhu cầu thị yếu của khách hàng ngày càng phong phú và đa dạng. Nắm bắt
được nhu cầu đó, công ty đã phát triển hệ thống máy móc cùng đội ngũ nhà
thiết kế chuyên nghiệp và cho ra đời những sản phẩm đa dạng về mẫu mã và
chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Sản phẩm may mặc của công ty đã có mặt
trên các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc… đây thật sự đã
trở thành một trong những đơn vị có chỗ đứng vững chắc trong ngành dệt
may Việt Nam.
2.2.TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
INTIMEX VIỆT NAM
2.2.1.Thực trạng hoạt động kinh doanh XNK của Công ty cổ phần
Intimex Việt Nam trong những năm gần đây
Việt Nam gia nhập WTO, thúc đẩy kinh tế phát triển, mở rộng hoạt
động ngoại thương với khối lượng XNK tăng ngày càng nhanh cùng nhiều
cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong nước thúc đẩy phát triển
các hoạt động kinh tế. Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã và đang hòa

nhập mình vào nền kinh tế mới và đạt được nhiều kết quả, thuận lợi nhưng
khó khăn cũng không ít.
Công ty đã có sự phát triển vượt bậc trong hoạt động kinh doanh XNK,
đặc biệt là kim ngạch XK. Nếu như năm 1999, kim ngạch XK là 23 triệu thì
đến năm 2007 Intimex đã đạt 227 triệu USD. XK của công ty luôn chiếm
70% kim ngạch XNK với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, đặc biệt
là cà phê và hạt tiêu. Nhiều năm liền Intimex là doanh nghiệp đạt vị trí số
hai về XK cà phê và giữ vị trí số một về XK hạt tiêu trên toàn quốc. Thông
qua Intimex, những mặt hàng truyền thống vốn được coi là thế mạnh của
Việt Nam như: cà phê, hạt tiêu, nông thủy sản… đã khẳng định được vị thế
của mình trên các thị trường lớn trên thế giới.
Để đạt được thành công lớn như vậy, Intimex đã tập trung chú trọng
phát triển kinh doanh XNK, lấy việc tăng trưởng XK làm nhiệm vụ chính
trong kinh doanh. Chủ động nâng cao giá trị hàng hóa thông qua việc chế
biến hàng hóa XK, phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng một số nhà máy xí
nghiệp sản xuất và chế biến nông sản. Những dự án này đang và sẽ góp phần
đảm bảo chất lượng cũng như ổn định nguồn hàng phục vụ cho kinh doanh
và XK nội địa. Bên cạnh đó công ty luôn chú trọng nâng cao hiệu quả các
hoạt động kinh doanh XK nhằm góp phần nâng cao thêm uy tín trên thị
trường trong nước và quốc tế.
Không chỉ có thế mạnh trong kinh doanh XK, công ty đã đạt được
nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh nội địa. đến nay công ty đã có
Hoàng Thị Phương Châm

24

CQ 45/05.01


Học viện tài chính


Chuyên đề cuối khóa

14 siêu thị tại các thành phố lớn trong cả nước và ngày càng được mở rộng
hơn nữa.
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng cuối năm 2009 tại
đại hội cổ đông và kết quả kinh doanh năm 2010:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
Intimex Việt Nam năm 2009, 2010

TT

Chỉ tiêu

VT

Kim ngạch xuất
USD
nhập khẩu
- Kim ngạch xuất
1.1
USD
khẩu
- Kim ngạch nhập
1.2
USD
khẩu
Tr
2
Tổng doanh thu

đồng
Lợi nhuận trước Tr
3
thuế
đồng
1

Đ Thực hiện

Thực hiện
6 tháng
6 tháng
đầu năm
cuối năm
2009
2009
17.692.00
13.669.000
0
16.500.00
13.223.000
0

Thực hiện
6 tháng
đầu năm
2010
21.189.000
19.695.000


446.000

1.192.000

583.581

601.318

892.362

(24.027)

8.700

10.853

1.494.000

Ghi chú:Số liệu trên chỉ tính riêng cho kết quả kinh doanh của Công ty mẹ
chưa bao gồm kết quả tính gộp của Công ty CP SXTM Intimex Hà Nội,
Công ty Cp XNK Intimex và Công ty CP Sài gòn Intimex.
Kim ngạch XNK 6 tháng cuối năm 2009 là 17.692.000 USD, tăng
4.023.000 USD so với 6 tháng đầu năm (13.669.000 USD). Trong đó kim
ngạch xuất khẩu tăng 3.277.000 USD (từ 13.223.000 USD vào 6 tháng đầu
năm lên 16.500.000 USD vào 6 tháng cuối năm 2009), kim ngạch nhập khẩu
tăng 746.000 USD (từ 446.000 USD vào 6 tháng đầu năm lên 1.192.000
USD vào 6 tháng cuối năm 2009). Tổng doanh thu 6 tháng cuối năm là
601.318 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế là 8.700 triệu đồng.
Kim ngạch XNK của công ty 6 tháng đầu năm năm 2010 là 21.189.000
USD, tăng 3.497.000 USD so với 6 tháng cuối năm 2009. Trong đó, kim

ngạch XK tăng 3.195.000 USD (từ 16.500.000 USD vào 6 tháng cuối năm
Hoàng Thị Phương Châm

25

CQ 45/05.01


×