Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hai bà trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.75 KB, 93 trang )

Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

MỤC LỤC

1
SV: Hà Kiều Anh

1

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

DANH MỤC BẢNG BIỂU

2
SV: Hà Kiều Anh

2

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên



LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển khơng ngừng của đất nước thì các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh đang ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn cả nước cả về sồ
lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy mức tăng trưởng kinh tế của đất nước
ta diễn ra nhanh và mạnh hơn. Từ đó, chúng ta càng thấy rõ được tầm quan
trọng của thuế TNDN từ khu vực DN NQD đóng góp vào ngân sách nhà nước
một phần khơng nhỏ. Bên cạnh đó, trong cơ chế thị trường hiện nay, vẫn còn
tồn tại những đối tượng nộp thuế không tự giác chấp hành pháp luật thuế, cố
tình khai man, trốn thuế, dây dưa chậm nộp thuế, trình độ về thuế của người
nộp thuế chưa cao và chưa đồng đều, nhiều khoản thu nhập mới phát sinh có
khả năng đánh thuế nhưng chưa được luật thuế điều chỉnh … gây thất thoát
cho ngân sách Nhà nước.
Do vậy, cần phải có những biện pháp nhằm tăng cường quản lý thu
thuế thu nhập doanh nghiệp đối với loại hình này, qua đó đảm bảo tính cơng
bằng và hiệu quả của thuế cũng như vai trò của thuế tong nền kinh tế.
Trong quá trình thực tập tại Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng- Thành
phố Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ của PGS.TS. Nguyễn Thị Liên và các cô
chú, anh chị trong Chị cục thuế, em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp
tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên
địa bàn Quận Hai Bà Trưng “ làm luận văn tốt nghiệp.
Mục đích của luận văn là nghiên cứu tình hình, đặc điểm của cơng tác
quản lý thu thuế TNDN đối với loại hình doanh nghiệp ngồi quốc doanh, đồng
thời làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chưa phù hợp với thực tiễn.Từ đó, đề xuất
các giải pháp để khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý thu thuế TNDN.

3
SV: Hà Kiều Anh

3


Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

Ngoài phần mở đầu và kết luận của luận văn, luận văn được kết cấu
thành chương:
Chương 1: doanh nghiệp ngoài quốc doanh và công tác quản lý thu
thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh
Chương 2: thực trạng cơng tác quản lý thuế TNDN dối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Quận hai Bà trưng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng quản lý thuê TNDN đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng

4
SV: Hà Kiều Anh

4

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

Chương 1

DOANH NGHIỆP NGỒI QUỐC DOANH VÀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ
THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH
1.1.
1.1.1.

Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Khái niệm và các hình thức doanh nghiệp ngồi quốc doanh
“Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản , có trụ sở

giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. ( Trích điều 4- Luật
Doanh nghiệp năm 2005)
Theo Luât doanh nghiệp được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 5 thơng qua thì các doanh nghiệp NQD
hiện nay của nước ta bao gồm: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu
hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Các hình thức này có hoạt
động kinh doanh đa dạng, phong phú về mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề của
nền kinh tế quốc dân.
Mỗi hình thức của doanh nghiệp NQD lại có những đặc điểm khác
nhau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: là doanh nghiệp,
-

trong đó:
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá

-

50;

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của

-

doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
Phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo qui định của
pháp luậ;
5
SV: Hà Kiều Anh

5

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

-

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu;
Công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên là: Doanh nghiệp do một
tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu ( sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ
sở hữu công ty chịu thuế về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác cảu công ty
trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

-


Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phiếu;
Cổ đơng có thể coi là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và

-

không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác

-

của doanh nghiệp trong pham vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp Luật doanh nghệp 2005 có qui định khác ;
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

-

Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau
kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngồi

-

các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tái sản

-

của mình về các nghĩa vụ của cơng ty;
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong


-

phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty;
Cơng ty hợp doanh không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
Doanh nghiệp tư nhân là: Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.

6
SV: Hà Kiều Anh

6

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

Tóm lại, doanh nghiệp NQD là hình thức doanh nghiệp khơng thuộc sở
hữu của Nhà nước, trừ khối hợp tác; toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc
sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động, chủ doanh nghiệp hay chủ cơ sở
sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh
doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau đã hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quyết định của
Nhà nước hay cơ quan quản lý.
1.1.2.

Vai trị, vị trí của doanh nghiệp ngồi quốc doanh

Từ khi Luật Doanh Nghiệp ra đời đã tạo điều kiện cho sự phát triển

nhanh chóng của loại hình kinh tế ngồi quốc doanh. Doanh nghiệp NQD
phát triển đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất
nước và đang trở thành lực lượng kinh tế quan trọng. Vai trị của doanh
nghiệp NQD có thể được nhìn nhận qua một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp ngồi NQD góp phần tạo ra hiều sản phẩn
cho xã hội, đây là một nhân tố quan trọng làm tăng GDP của quốc gia. Nó góp
phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ hơn.
Thứ hai, xét trong mối quan hệ với nền kinh tế qc dân thì nền kinh tế
NQD là một thực thể tồn tại vừa cạnh tranh vừa hợp tác. Nó như là nhân tố
xúc tác quan trọng cho sự phát triển kinh tế nói chung và sự tồn tại, phát triển
của kinh tế quốc doanh nói riêng. Doanh nghiệp NQD với số lượng ngày càng
gia tăng đã trở thành đơn vị dịch vụ trung gian, xử lý tiêu thụ sản phẩn hoặc
tham gia vào sản xuất gia công một phần, một khâu trong quá trình kinh
doanh của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Các đơn vị kinh tế quốc
doanh có điều kiện và lợi thế cạnh tranh từ đó có điều kiện phát triển đồng
thời tác động tương hỗ trở lại vào thành phần kinh tế NQD cùng phát triển.
7
SV: Hà Kiều Anh

7

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên


Thứ ba, trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN, khu vực kinh tế NQD
đóng vai trị khá quan trọng. số thu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
vào nguồn thu của NSNN là một phần không nhỏ.
Thứ tư, doanh nghiệp NQD cũng góp phần tạo nên thêm cơng ăn việc
làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp giúp nền kinh tế phát triển ổn
định. Từ đó hỗ trợ cơng tác giữ gìn ổn định trật tự xã hội, đẩy lùi tệ nạn xã hội.
Tóm lại, doanh nghiệp NQD đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế,
tuy nhiên cũng cần thấy rằng sự phát triển của các doanh nghiệp này cũng cịn
có những hạn chế nhất định, điều này ít nhiêu cũng gây những khó khăn
khơng nhỏ trong cơng tác quản lý Nhà nước nói chung và cơng tác quản lý
thuế nói riêng. Mặt khác, hệ thống các văn bản pháp quy điều chỉnh khu vực
kinh tế này còn thiếu tính đồng bộ, chưa chặt chẽ, ban hành chưa kịp thời và
cịn có nhiều kẽ hở nên tình trạng trốn thuế, tránh thuế còn diễn ra nhiều.
1.2.
1.2.1.


Khái quát chung về thuế TNDN
Khái niệm, đặc điểm
Khái niệm
Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập

tính thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.


Đặc điểm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sắc thuế trong hệ thống thuế, nó

mạng lại đầy đủ các đặc điểm chung của thuế nhà nước, tuy nhiên ngoài
những đặc điểm chung của thuế ra thì thuế TNDN cịn có những đặc điểm

riêng như sau:
Thứ nhất, thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là
các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dich vụ có thu
8
SV: Hà Kiều Anh

8

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

nhập chịu thuế theo qui định của pháp luật thuế, “người” nộp thuế đồng thời
cũng là “người” chịu thuế.
Thứ hai, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp. Thuế GTGT, thuế TTĐB là một số tiền cộng thêm vào giá
bán của hàng hóa, dịch vụ, người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ là
người tập hợp thuế và nộp vào kho bạc, bởi vậy. nó chủ yếu phụ thuộc vào
mức độ tiêu dùng hàng hóa. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập
chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp
thuế TNDN.
Thứ ba, thuế TNDN là thuế khấu trừ trước cho thuế thu nhập cá nhân.
Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần,
lãi cho vay vốn, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết…là phần thu nhập
được chia sau khi doanh nghiệp nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng
có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân.
Thứ tư, tuy là thuế trực thu song thuế thu nhập doanh nghiệp không

gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế thu nhập cá nhân vì nó khá mơ hồ đối với
người chịu thuế.
1.2.2.

Nội dung chủ yếu của thuế thu nhập doanh nghiệp ở việt nam

Người nộp thuế
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế( sau đây gọi là doannh
nghiệp), bao gồm:
-

Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo qui định của Luật doanh
nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
9
SV: Hà Kiều Anh

9

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng
khốn, Luật dầu khí, Luật thương mai và các văn bản pháp luật khác dướ các
hình thức: Cơng ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh;
Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp Nhà nước; Văn phịng luật sư; Văn

phịng cơng chứng; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên
trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí,
-

Cơng ty điều hành chung.
Các đơn vị sự nghiệp cơng lập, ngồi cơng lập có sản xuất kinh doanh hàng

-

hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực;
Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật của hợp tác xã
Doanh nghiệp được thành lập theo qui định của pháp luật nước ngoài ( sau

-

đây gọi là doanh nghiệp nước ngồi) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Tổ chức khác hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ và có thu
nhập chịu thuế;
Đối tượng chịu thuế
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác ( tính theo năm
dương lịch hoặc năm tài chính).
Căn cứ tính thuế
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu
nhập tình thuế nhân với thuế suất.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN
Phải nộp


10
SV: Hà Kiều Anh

=

Thu nhập
Tình thuế

×

Thuế suất
Thuế TNDN

10

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và cơng nghệ
thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế
TNDN
phải nộp

=


Thu
nhập tính
thuế



Phần
trích lập
quỹ
KH&CN

×

Thuế suất
thuế
TNDN

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại
thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp
được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo qui định của Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế
trừ thu nhập được miễm thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm
trước theo qui địn.
Thu nhập tính thuế được xác đinh theo cơng thức sau:

11
SV: Hà Kiều Anh


11

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

Thu nhập
tính thuế

=

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

Thu nhập
chịu thuế



Thu nhập
được miễm
giảm

+

ác khoản lỗ
được kết
chuyển quy
định


Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập
chịu thuế

=

Doanh
Thu



Chi phí
được trừ

+

Các
khoản
thu nhập
khác

Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng
doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí
được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh
nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác
nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với

thuế suất tương ứng .
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hoạch toán
riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không được bù trừ với thu
nhập hoặc lỗ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
Doanh thu
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tồn bộ tiền bán hàng hóa,
tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm các khoản trợ giá, phụ thu, phụ
trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa
thu được tiền.
12
SV: Hà Kiều Anh

12

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

-

Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

-

thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế gí trị gia tăng.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá tri gia tăng theo phương pháp trực tiếp
trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Thời điểm xác định doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế được xác định
như sau:

-

Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu,

-

quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho

-

người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế



Chi phí được trừ là các khoản chi thực tế phát sinh oa liên quan đến hoạt đọng
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp
theo qui định của pháp luật; trừ một số khoản chi không được trừ theo qui



định của Luật thuế TNDN hiện hành.
Chi phí khơng được trừ là các khoản chi khơng thỏa mãn điều kiện được trừ
và một số các khoản chi khác theo qui định của thông tư 123/2012/TT-BTC

Thu nhập khác
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà
khoản thu nhập này khơng thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh có
trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp như là:

-

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
13
SV: Hà Kiều Anh

13

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

-

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

Thu nhập từ chuyển nhượng dự án (không gắn liền với chuyển quyền sử dụng
đất, chuyển quyền thuê đất); thu nhập từ chuyển nhượng quyền thực hiện dự
án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy

-

định của pháp luật.

Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản
quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu về
quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của

-

pháp luật. Cho thuê tài sản dưới mọi hình thức
Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các

-

loại giấy tờ có giá khác.
Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản

-

phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.
Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ
Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá
Hồn nhập các khoản dự phịng
Khoản nợ khó địi đã xố nay địi được.
Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót

-

phát hiện ra.
Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp
đồng kinh tế sau khi đã trừ khoản bị phạt, bị trả bồi thường do vi phạm hợp


-

đồng.
Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản
Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền,
bằng hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh tốn,

-

thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.
Tiền đền bù về tài sản cố định trên đất và tiền hỗ trợ di dời sau khi trừ các

-

khoản chi phí liên quan
Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ
khơng tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng
phục vụ trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi phí để
tạo ra khoản thu nhập đó.
14
SV: Hà Kiều Anh

14

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên


-

Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi

-

phí tiêu thụ
Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết
kinh tế trong nước được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập doanh

-

nghiệp.
Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở

-

nước ngoài.
Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Thu nhập được miễm thuế

-

Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành

-

lập theo Luật Hợp tác xã.
Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ; Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm
và thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên

-

áp dụng tại Việt Nam
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ của doanh
nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma tuý, người
nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động

-

bình quân trong năm của doanh nghiệp.
Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người
khuyết tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội,

-

người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS.
Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết
kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ
phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn,
phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được miễn thuế, giảm thuế.

15
SV: Hà Kiều Anh

15


Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

-

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa
học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
Xác định lỗ và chuyển lỗ
Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế.
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển tồn bộ
và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian
chuyển lỗ tính liên tục khơng q 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế của các quý của năm
sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ
khai quyết tốn thuế năm.
Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật
Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính
thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa
học cơng nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hàng
năm nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ thì
doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học cơng
nghệ và kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế thu
nhập doanh nghiệp. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học cơng nghệ

được nộp cùng tờ khai quyết tốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học
và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng
khơng đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần
thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà
16
SV: Hà Kiều Anh

16

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

không sử dụng hoặc sử dụng khơng đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số
thuế thu nhập doanh nghiệp đó.
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử
dụng cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh
nghiệp tại Việt Nam. Các khoản chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Thuế suất thuế TNDN
Thuế suất phổ thông của thuế TNDN là 22% (trước đây là 25%), trừ
trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được ưu đãi về thuế suất, từ này
1/1/2016 thuế suất với các đối tượng này giảm tiếp còn 20%. Đối với doanh
nghiệp được thành lập theo qui định của pháp luật VN, kể cả HTX, đơn vị sự
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dich vụ có tổng doanh thu
năm không quá 20 tỷ đồng được hưởng thuế suất 20%. Riêng nghiệp đối với

hoạt động tìm kiếm, thăm dị, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến
50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh
nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dị, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án
đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế
suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Tài nguyên quý hiếm tại khoản này bao gồm: bạch kim, vàng, bạc,
thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.
Kê khai, nộp thuế TNDN
Kê khai và quyết toán thuế TNDN
Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khai tạm tính theo q, khai quyết
tốn năm và khai quyết tốn đến thời điểm có quyết định về việc doanh
17
SV: Hà Kiều Anh

17

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu,
giải thể, chấm dứt hoạt động; trừ một số trường hợp cụ thể sau:
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh đối với hoạt
động chuyển nhượng bất động sản áp dụng đối với doanh nghiệp khơng có
chức năng kinh doanh bất động sản và doanh nghiệp có chức năng kinh doanh
bất động sản nếu có nhu cầu.
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh áp dụng đối

với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt
Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động
theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động chuyển
nhượng vốn.
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý tính theo tỷ lệ % trên doanh thu
bán hàng hoá, dịch vụ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp có phát sinh hoạt động
kinh doanh hàng hố, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng khơng hạch tốn
và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh (không bao gồm
trường hợp khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý dành cho người nộp
thuế khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu).
Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý là Tờ khai
thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý theo mẫu số 01A/TNDN ban
hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC
Trường hợp người nộp thuế khơng kê khai được chi phí thực tế phát
sinh của kỳ tính thuế thì áp dụng Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính
theo quý theo mẫu số 01B/TNDN ban hành kèm theo Thông tư C .
18
SV: Hà Kiều Anh

Căn

18

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

cứ để tính thu nhập doanh nghiệp trong quý là tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên
doanh thu của năm trước liền kề.
Trường hợp người nộp thuế đã được thanh tra, kiểm tra và tỷ lệ thu
nhập chịu thuế trên doanh thu theo kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan
thuế khác với tỷ lệ người nộp thuế đã kê khai thì áp dụng theo kết quả thanh
tra, kiểm tra của cơ quan thuế.
Trong năm tính thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ được
chọn một trong hai hình thức kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý ổn định
cả năm theo mẫu 01A/TNDN hoặc 01B/TNDN. Trường hợp doanh nghiệp
mới thành lập hoặc năm trước bị lỗ thì phải kê khai thuế thu nhập doanh
nghiệp tạm tính quý theo mẫu 01A/TNDN.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý
tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán
thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết tốn thuế thu nhập doanh nghiệp
đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất,
sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: Tờ khai
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành theo
TT 156/2013/TT-BTC; Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời
điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình
thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp; Một hoặc một số phụ lục
kèm theo tờ khai.
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90, kể
từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Thời hạn nộp hồ sơ
quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng
19
19

SV: Hà Kiều Anh
Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp chậm
nhất là ngày thứ 45, kể từ ngày phát sinh các trương hợp trên.
Nộp thuế TNDN
Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào Ngân
sách Nhà nước. trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm
nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hố sơ khai thuế. Trường hợp cơ quan
thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi thông báo
của cơ quan thuế.
Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào NSNN tại kho bạc nhà
nước; tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; thông qua tổ chức, cá
nhân, được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế; thông qua ngân hàng thương mại,
tỏ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo qui định của pháp luật.
Người nộp thuế có thể nọp thuế bằng tiền mặt, chuyến khoản hoặc bị
thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế. Trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ
khi nhận tiền thuế của người nộp thuế, cơ quan, tổ chức nhận tiền thuế phải
chuyển tiền vào NSNN. Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại miềm núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền thu thuế vào NSNN
chậm nhất không quá 5 ngày làm việ, kể từ ngày thu được tiền thu thuế.
Ưu đãi thuế TNDN
Các ưu đãi về thuế TNDN chỉ được áp dụng đối với DN thực hiện chế
độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ, theo qui định vá đăng ký, nộp thuế TNDN theo
kê khai theo nguyên tắc:

+ Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh
nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được
hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi,
mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được
hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
20
SV: Hà Kiều Anh

20

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

+ DN thành lập mới từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN là
DN dăng ký lần đầu.
+ DN được lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãi thuế TNDN
có lợi nhất.
+ Trong thời gian được ưu đãi thuế TNDN, nếu trong năm tình thuế
DN khơng đáp ứng được các điều kiện theo qui định của pháp luật thì sẽ
không được hưởng ưu đãi.
Ưu đãi thuế không áp dụng với các khoản thu nhập khác, thu nhập từ
tìm kiếm thăm dị, khai thác dầu khí và tài ngun q hiếm khác, thu nhập từ
kinh doanh trị chơi có thưởng, cá cược theo quy định của pháp luật , thu nhập
từ khai thác tài nguyên khoáng sản.
Mức thuế suất ưu đãi cuat thuế TNDN là 20% và 10%. Thời gian được

hưởng mức thuế ưu đãi là 10 năm và 15 năm tùy theo điều kiện ưu đãi.
Miễn thuế TNDN tùy theo điều kiện ưu đãi, thời gian được miễn từ 01 năm
đến 04 năm tùy theo hoạt động. Giảm 50% thuế TNDN phải nộp; thời gian
được giảm thuế từ 02 năm đến 09 năm. DN phải tự xác định các điều kiện ưu
1.3.

đãi thuế, số thuế TNDN còn phải nộp.
Quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh
1.3.1. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Quản lý thuế TNDN là một trong những hoạt động quản lý thu thuế
nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn những biểu hiển tiêu cực, xử lý
nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy chế, quy trình trong việc tổ chức
thu thuế. Vì vậy, tăng cường quản lý thuế TNDN là cần thiết, nhất là trong điều
kiện nước ta hiện nay, khi mà các thành phần kinh tế được chủ động trog kinh
doanh, tự do trong hợp tác. Sự cần thiết này xuất phát từ một số lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ tính phong phú đa dạng về số lượng và qui mô
của doanh nghiệp NQD.

21
SV: Hà Kiều Anh

21

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên


Kinh tế NQD nói chung và các doanh nghiệp NQD nói riêng được
Đảng, Nhà nước ta quan tâm, đầu tư phát triển; những năm gần đây doanh
nghiệp NQD càng bộc lộ vai trò to lớn của mình trong sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân. Song đây là loại hình diễn biến hết sức phức tạp, vì mục
tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận nên chỉ quan tâm đến lợi ích của doanh
nghiệp mình mà bỏ qua lợi ích chung, lợi ích xã hội. đó là vấn đề đặt ra cho
các ngành, các cấp quản lý để đảm bảo công bằng xã hội, phát triển kính tế.
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo nguồn thu cho NSNN.
Thu NSNN là vấn đề mà tất cả các quốc gia đều quan tâm, đặc biệt là
thu thuế. Hằng năm, số thu từ thuế chiếm trên 90% tổng thu NSNN, trong đó
thuế TNDN là sức thuế đem lại số thu lớn, ổn định, thường xun, chính vì
vậy tăng cường quản lý thuế TNDN là vấn đề cấp thiết. Doanh nghiệp NQN
với sự phát triển đa dạng về hình thức, qui mơ, tạo ra nguồn thu lớn cho
NSNN và ngày càng trở nên quan trọng.
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cân bằng xã hội.
Với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước theo hướng thị
trường thì việc khuyến khích đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, đa dạng hóa loại
hình kinh doanh là một tất yếu. Cùng với cơng cuộc đổi mới đó, Nhà nước đã có
những chính sách khuyến khích, ưu đãi đẻ những người có tiềm năng lực kinh tế
mạnh dạn đứng lên làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, một yêu cầu quan trọng là
khuyến khích phải dựa trên cơ sở công bằng xã hội. Công bằng xã hội không chỉ
được hiểu công bằng về mặt vật chất mà cịn phải tn thủ pháp luật. Mọi cơng
nhân đều phải tuân thủ pháp luật, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi
của mình, mọi vi phạm sẽ được xử lý nghiêm minh.
Chính vì vậy, những doanh nghiệp NQN nói riêng, doanh nghiệp nói
chung đều phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, trong đó có việc nghiêm
22
SV: Hà Kiều Anh


22

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

chỉnh chấp hành pháp luật về thuế. Tất cả những vi phạm như nợ đọng thuế,
khai khống, chứng từ giả … đều phải được xử lý, tránh thất thu thuế đồng
thời tạo niềm tin cho những doanh nghiệp làm ăn minh bạch, nghiêm chỉnh
chấp hành pháp luật.
Thứ tư, tăng cường quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD
góp phần thú đẩy cơng tác hạch toán kế toán ở các đơn vị.
Theo quy trình quản lý thuế TNDN,các đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ
tự khê khai, tính số thuế phải nộp, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về các
số liệu khê khai, tính tốn đó. Sự trung thực, chính xác của số liệu phụ thuộc
vào cơng tác kế tốn ở đơn vị, Để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế TNDN, cơ
quan thuế phải chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra ĐTNT; qua đó có thể
phát hiện những sai sót, gian lận trong q trình hạch tốn kế tốn của ĐTNN.
Tùy từng trường hợp sai phạm mà cán bộ thuế áp dụng các biện pháp xử phạt
như: hướng dẫn, góp ý hoặc xử phạt hành chính. Chính vì vậy, ý thức của
ĐTNN dần được nâng cao và công tác hạch tốn kế tốn cũng từng bước
được hồn thiện hơn.
Thứ năm, qua cơng tác quản lý thuế TNDN có thể đánh giá hoạt động
của các doanh nghiệp NQD.
Dựa vào số thuế TNDN mà doah nghiệp phải nộp, so sánh khái quát
với các doanh nghiệp cùn loại có thể đánh giá khái quát về hoạt động SXKD
của đơn vị. Sau khi loại trừ các yếu tố khách quan như giá cả, lạm phát … nếu

số thuế phải nộp tăng dần qua các năm chứng tỏ daonh nghiệp coa mức tăng
trưởng khá và ngược lại. Qua việc nắm được tình hình hoạt động của doanh
nghiệp có thể hỗ trợ phần nào cho cơng tác đánh giá tính trung thực, hợp lý
của báo cáo quyết tốn, từ đó đưa ra mức dự tốn thu chi phù hợp.
Do đó, có thể nói rằng sự tăng cương cơng tác quản lý đói với doanh
nghiệp NQD là hết sức cần thiết để góp phần tăng thu cho NSNN, tạo môi
23
SV: Hà Kiều Anh

23

Lớp CQ48/02.01


Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, phát huy
vai trò định hướng điều tiết của Nhà nước đối với các doanh nghiệp này,
nâng cao uy tín của Nhà nước trước nhân dân và cuối cùng là làm cho sắc
thuế TNDN phát huy được tác dụng của chúng, không chỉ là cộng cụ đắc lực
của Nhà nước tron việc quản lý nền kinh tế mà cịn góp phần thúc đẩy sản
xuất phát triển vững mạnh.
1.3.2.

Nội dung của công tác quản lý thu thuế doanh nghiệp đối với doanh

nghiệp ngoài quốc doanh.
1.3.2.1.

Quản lý đối tượng nộp thuế
Để quản lý tốt thu thuế thu nhập doanh nghiệp thì trước tiên phải quản
lý đối tượng nộp thuế (số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Xem xét
đối tượng nộp thuế hoạt động kinh doanh như thế nào; số doanh nghiệp ngừng
hoạt động; số doanh nghiệp sát nhập, chia tách; số doanh nghiệp bỏ trốn; số
doanh nghiệp đã dăng ký kinh doanh; số thuế mà doanh nghiệp vẫn nợ …
Muốn quản lý tốt đối tượng nộp thuế thì phải tuyên truyền, giáo dục và cung
cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế, thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, hệ thống giáo dục và nhiều hình thức phong phú để tuyên truyền giáo
dục các đối tượng nộp thuế hiểu biết đầy đủ các chính sách thuế, trách nhiệm
pháp luật để nâng cao ý thức tự giác, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế vào
ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cán bộ thuế
cịn phải hướng dẫn các đối tượng nộp thuế kê khai, tính thuế và lập hồ sơ
miễn, giảm, quyết toán thuế và nộp thuế vào NSNN để thực hiện tốt nghĩa vụ
thuế của mình.
1.3.2.2.

Quản lý doanh thu và chi phí
Trọng tâm của cơng tác quản lý thuế TNDN là thu nhập chịu thuế,

trong đó vấn đề được quan tâm hàng đầu là phải quản lý chặt chẽ doanh thu
tính thuế và chi phí được trừ. Trên thực tế, các ĐTNT ln tìm cách khai giảm
24
SV: Hà Kiều Anh

24

Lớp CQ48/02.01



Khoa Thuế- Hải Quan

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên

doanh thu tính thuế và khai tăng chi phí được trừ bằng cách hạch tốn lịng
vịng, sai chế độ quy định, bỏ sót nhiều hóa đơn, đưa nhiều khoản chi khoong
rõ ràng vào chi phí … Vì vậy, để nắm bắt đầy đủ các khoản doanh thu của
doanh nghiệp, quản lý chi phí được trừ tốt thì phải có sự nỗ lực rất lớn của cơ
quan thuế cũng như các cơ quan khác. Để làm được điều này cần phải giải
quyết những vấn đề sau:
-

Các doanh thu phải được qyu định rõ ràng. Các định mức chi phí phải được
quy định rõ ràng, chặt chẽ phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc
quy định các loại doanh thu, chi phí phải đảm bảo sự thống nhất với các văn
bản,chế độ kế tốn Nhà nước. Các khoản doanh thu, chi phí dù lớn hay nhỏ

-

đều phải có hóa đơn chứng từ đầy đủ.
Cán bộ thuế phải nắm vững các quy định hưỡng dẫn xác định doanh thu, chi

-

phí được trừ.
Cán bộ thuế phải chú trọng đến công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
chế độ hạch toán, kế toán tại các đơn vị.
1.3.2.3.
Quản lý miễn, giảm thuế
Miễn giảm thuế là một hành vi của Nhà nước đối với doanh nghiệp, là

chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Để công tác quản lý đúng mục địch,
đúng đối tượng và đảm bảo số thu cho ngân sách do đó cán bộ thuế cần kiểm
tra các điều kiện miễn giảm, số thuế được miễn giảm và thời gain được miễn
giảm được quy định cụ thể trong luật quản ký thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc quản lý tốt chính sách ưu đãi của Nhà nước mới thể hiện đúng bản chất
của người cán bộ thuế, tránh trường hợp doanh nghiệp được miễn giảm thuế
tràn lan gây tình trạnh thất thu cho ngân sách Nhà nước.
1.3.2.4.

Quản lý thu nộp tiền thuế
Quản lý thu nộp tiền thuế là việc kiểm tra theo dõi số tiền thuế mà

doanh nghiệp thu nộp vào ngân sách Nhà nước với số tiền thuế đã được ghi
trong thông báo hoặc số tiền thuế được quyết định truy thu. Với các doanh
25
SV: Hà Kiều Anh

25

Lớp CQ48/02.01


×