Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật việt nam( bản đầy đủ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.12 KB, 231 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
LÊ TRƯỜNG SƠN
GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG TRONG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế - Mã số : 62.38.01.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. ĐỖ VĂN ĐẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Lê Trường Sơn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt


Bộ nguyên tắc
Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng
PICC
Unidroit
thương mại quốc tế
Công ướ
Công ước Viên 1980 về hợp đồng
c Viên
CISG


mua bán hàng hóa quốc tế
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CTQG
Chính trị quốc gia
Nxb
Nhà xuất bản
BLDS
Bộ luật dân sự
£
Đồng Bảng Anh (Đơn vị tiền tệ của
nước Anh)
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................................. 1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................................................ 6
6. Tính mới của luận án ................................................................................................................. 7
7. Kết cấu của luận án .................................................................................................................... 7
PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................... 8
1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu ............................................................................................. 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................................... 8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................................................... 12
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 18
2. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu. .................................................................................... 20
2.1. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................................................ 20

2.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 20
2.3. Các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................................... 21
2.4. Về hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 22
2.5. Dự kiến kết quả nghiên cứu .................................................................................................. 22
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................................... 23
Chương 1. Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng. ................................................ 23
1.1. Khái quát về hợp đồng và giai đoạn tiền hợp đồng. ............................................................. 23
1.1.1. Khái quát về hợp đồng ....................................................................................................... 23
1.1.2. Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng ................................................................................ 25
1.1.3. Đặc điểm của giai đoạn tiền hợp đồng ............................................................................... 29
1.2. Khái niệm và nội dung các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng ...................... 30


1.2.1. Khái niệm về nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng ........................................... 30
1.2.2. Nguyên tắc tự do hợp đồng ................................................................................................ 32
1.2.3. Nguyên tắc thiện chí, trung thực ........................................................................................ 37
Chương 2. Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng ................ 50
2.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng ................................................ 50
2.1.1. Sự cần thiết của việc cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng ........................... 50
2.1.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong các hệ thống pháp luật ........................ 51
2.1.3. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam ......... 62
2.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng ................................................. 72
2.2.1. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chuyên biệt ................................................... 73
2.2.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chung ............................................................ 75
Chương 3. Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ..................................................... 79
3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng ....................................................................................................... 79
3.1.1. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng ................................................................................ 79
3.1.2. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng ............................................................................ 92
3.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ................................................................................. 108
3.2.1. Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ............................................................. 108

3.2.2. Hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ......................................................... 119
Chương 4. Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng ....................... 130
4.1. Vô hiệu hợp đồng ................................................................................................................... 131
4.1.1. Kinh nghiệm nước ngoài .................................................................................................. 131
4.1.2. Theo pháp luật Việt Nam ................................................................................................. 136
4.2. Bồi thường thiệt hại ............................................................................................................... 137
4.2.1. Bản chất pháp lý của bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng ....................... 138


4.2.2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp
đồng ........................................................................................................................................... 141
4.2.3. Thiệt hại được bồi thường ................................................................................................ 146
4.3. Chế tài khác ............................................................................................................................ 150
4.3.1. Buộc tiếp tục thực hiện .................................................................................................... 150
4.3.2. Chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng ............................................................................................. 151
KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 155
PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 165
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hợp đồng là sự thỏa thuận, là kết quả của sự thống nhất ý chí. Để tạo lập ra hợp đồng,
các chủ thể phải trải qua một quá trình mà trong đó các bên bày tỏ ý chí với nhau bằng cách
trao đổi ý kiến rồi đi đến thoả thuận trong việc cùng nhau xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự
đối với nhau, xác định từng nội dung cụ thể của hợp đồng. Căn cứ vào tính chất thời gian xảy
ra trước khi có hợp đồng, giai đoạn này được gọi là giai đoạn “tiền hợp đồng” 1 (hay giai đoạn trước
hợp đồng). Đây là “giai đoạn ban đầu của việc đàm phán trong đó các bên xem xét khả
năng giao kết của hợp đồng, thương lượng những điều khoản nhất định và tạo những điều
kiện cần thiết cho việc giao kết” (precontractual phase). 2 Giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn bắt
đầu từ việc một bên thể hiện mong muốn xác lập một hợp đồng đến khi hợp đồng
được giao kết. Giai đoạn này dài hay ngắn còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, phụ thuộc vào

việc các bên có dành nhiều thời gian vào việc thương lượng hay không.
Trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên chưa chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng mà các
bên muốn xác lập nhưng giữa họ đã có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Đôi khi, tiến
trình đàm phán đòi hỏi phải có những chi phí nhất định nên việc không giao kết hợp đồng có


thể gây ra thiệt hại cho một bên. Việc trao đổi những thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng
cũng có tác động nhất định, nhất là những thông tin mang tính bảo mật của một bên… Do đó,
pháp luật cần điều chỉnh để cân bằng lợi ích của các bên. Tuy nhiên, mối quan hệ pháp lý
giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng được xác định như thế nào vẫn đang là vấn đề
chưa có sự thống nhất.
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với các quan hệ tiền hợp đồng, nhưng
nhìn chung các cách tiếp cận đều cho thấy quan hệ tiền hợp đồng bao gồm chủ yếu các vấn
đề sau đây: các nguyên tắc trong giai đoạn tiền hợp đồng; nghĩa vụ của các bên, nhất là nghĩa
vụ thông tin (bao gồm nghĩa vụ cung cấp thông tin và nghĩa vụ bảo mật thông tin) trong giai
1 Đào Duy Anh 1996), Hán – Việt từ điển, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.267 : “tiền” có nghĩa là
trước, mặt trước.
2 Rodrigo Novoa (2005), Culpa in contrahendo : a comparative law study : Chilean law and the
united nation
convention on contracts for the international sales of goods (CISG), Arizona journal of internation
and comparative law, (Vol.22), tr.586.
1
đoạn tiền hợp đồng; đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; hậu quả pháp lý đối với
hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.
Ở các nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện, ổn
định như Anh, Pháp, Mỹ, Đức,… thì giai đoạn tiền hợp đồng và việc điều chỉnh pháp luật đối
với giai đoạn tiền hợp đồng không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì đây là
một vấn đề còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm nhiều trong khoa học pháp lý. Các
nguyên tắc nào điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng? Các bên có nghĩa vụ cung cấp thông tin
trong giai đoạn tiền hợp đồng không? Bên có được các thông tin mang tính bảo mật được

trao đổi trong giai đoạn tiền hợp đồng có trách nhiệm bảo mật không? Nếu một bên gây thiệt
hại cho bên kia trong giai đoạn tiền hợp đồng thì xử lý theo cơ chế nào? Đây là những vấn đề


vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, một số vấn đề về đề nghị
giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong pháp luật hiện hành Việt
Nam cũng thể hiện bất cập. Do vậy, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam kết hợp
với tham khảo pháp luật nước ngoài để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho việc
hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng là cần thiết cả
về lý luận và thực tiễn. Đấy là lý do để tác giả chọn chủ đề “Giai đoạn tiền hợp đồng trong
pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực
tiễn, các quy định của pháp luật Việt Nam về tiền hợp đồng, kết hợp so sánh với pháp luật nước
ngoài và văn bản quốc tế, luận án đề xuất định hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện các
quy định của Bộ luật dân sự 2005 về các vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng.
Thực ra, giai đoạn tiền hợp đồng được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự năm 2005 và
trong một số quy định chuyên biệt như quy định trong Luật thương mại, Luật cạnh tranh,
Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ… nhưng các quy định chuyên biệt này có
phạm vi hẹp (chỉ điều chỉnh một số hợp đồng) và chưa thể hiện bất cập liên quan đến giai
đoạn tiền hợp đồng. Về phía mình, các quy định về giai đoạn tiền hợp đồng (đang có hay sẽ
kiến nghị bổ sung) trong Bộ luật dân sự có phạm vi điều chỉnh chung cho các loại hợp đồng
nên cũng điều chỉnh hợp đồng thuộc phạm trù kinh tế. Bởi lẽ, điều đầu tiên của Bộ luật dân
2
sự quy định “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của
cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản
trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”.



Vì thế, mục đích chính của luận án là nghiên cứu để đưa ra đề xuất định hướng và các
giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về các vấn đề liên
quan đến giai đoạn tiền hợp đồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận về những vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng. Trong
đó bao gồm các vấn đề chính như khái niệm về tiền hợp đồng, tính chất pháp lý của giai đoạn
tiền hợp đồng, các nội dung của giai đoạn tiền hợp đồng,…
- Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam kết hợp với thực tiễn áp dụng để làm
rõ những thành công và hạn chế của pháp luật điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng.
- Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước điển hình
trong hệ thống Civil law và Common law và các văn bản pháp lý quốc tế về giai đoạn tiền
hợp đồng. Từ nghiên cứu so sánh, luận án sẽ chọn lọc những kinh nghiệm hay, phù hợp với
điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam để đề xuất tiếp thu trong việc bổ sung, sửa
đổi Bộ luật dân sự năm 2005.
- Đề xuất định hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của BLDS
2005 điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung :
Hợp đồng là sự thỏa thuận, là kết quả của sự thống nhất ý chí giữa các bên. Hợp đồng
sinh ra là để thực hiện nhằm đem lại lợi ích mà các bên mong đợi và kết thúc. Căn cứ vào
tính chất thời gian, chúng ta có thể phân quan hệ giữa các bên thành 03 giai đoạn: Giai đoạn
thứ nhất xảy ra trước khi hợp đồng được giao kết (tồn tại), giai đoạn thứ hai xảy ra từ khi hợp


đồng được hình thành (giao kết) đến khi hợp đồng chấm dứt và giai đoạn thứ ba là giai đoạn
sau khi hợp đồng kết thúc (hậu hợp đồng). Trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu giai đoạn thứ nhất, tức giai đoạn “tiền hợp đồng”.
3

Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với các quan hệ tiền hợp
đồng, nhưng nhìn chung các cách tiếp cận đều cho thấy quan hệ tiền hợp đồng bao gồm chủ
yếu các nội dung sau đây: Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng; Nghĩa vụ cung
cấp và bảo mật thông tin; Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; Hậu quả pháp lý
đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu giai
đoạn tiền hợp đồng, luận án sẽ chỉ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề vừa nêu.
- Về mặt không gian: Bám sát chủ đề của luận án là vấn đề tiền hợp đồng trong pháp
luật Việt Nam nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận án sẽ là các vấn đề liên quan đến
giai đoạn tiền hợp đồng trong khoa học pháp lý của Việt Nam. Bên cạnh đó, trong nghiên
cứu so sánh, luận án có tham khảo pháp luật của các nước trong hệ thống Civil law, Common
law và các văn bản pháp luật quốc tế điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng. Tuy vậy, việc
nghiên cứu pháp luật nước ngoài chủ yếu cũng chỉ giới hạn trong pháp luật của một số nước
tiêu biểu cho mỗi hệ thống pháp luật. Cụ thể, đối với pháp luật theo hệ thống Civil law,
chúng tôi sẽ nghiên cứu pháp luật của Đức, Pháp và trong một số trường hợp cả pháp luật
của Thụy Sỹ, Ý… và đối với pháp luật theo hệ thống Common law, chúng tôi sẽ tập trung
nghiên cứu pháp luật của Anh và trong một số trường hợp cả pháp luật của Mỹ. Đối với các
văn bản pháp lý quốc tế, chúng tôi sẽ tham khảo Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương
mại quốc tế3 (sau đây gọi tắt là Bộ nguyên tắc Unidroit), Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu
Âu4, Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế5 (sau đây gọi tắt là Công ước
Viên), Dự thảo khung tham chiếu chung châu Âu.
3 Ra đời lần đầu tiên vào năm 1994, Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế


(PICC) bao gồm
những nguyên tắc chung về ký kết, giải thích, thực hiện và không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
hợp đồng,…
Bộ nguyên tắc không được xem như một văn bản pháp luật vì không được các chính phủ ký kết, nó chỉ
có giá trị tham
khảo chứ không có giá trị bắt buộc thi hành. Tuy nhiên, Bộ nguyên tắc này được đánh giá cao, là tài
liệu tham khảo để

soạn thảo pháp luật về giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng quốc tế ở nhiều nước.
4 Được soạn thảo bởi Ủy ban về luật hợp đồng châu Âu, Bộ nguyên tắc luật hợp đồng châu Âu (PECL)
gồm 3 phần,
được xuất bản lần lượt vào các năm 1995, 1999 và 2002. Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu bao
gồm các quy tắc
cốt lõi của hợp đồng, hình thành, thẩm quyền đại diện, hiệu lực, giải thích, nội dung, không thực hiện
(vi phạm) và
biện pháp khắc phục… Giống như Bộ nguyên tắc của UNIDROIT, Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu
Âu không phải
là một văn bản pháp luật, đây là tài liệu tham khảo để soạn thảo pháp luật về giải quyết các tranh chấp
liên quan đến
hợp đồng quốc tế ở nhiều nước.
5 Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG) được Ủy ban của Liên Hợp
Quốc về Luật
thương mại quốc tế (UNCITRAL) soạn thảo, có hiệu lực từ ngày 01/01/1988. Đối tượng điều chỉnh
chủ yếu của Công
ước Viên là các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Công ước Viên đang ngày càng thể hiện vai trò to
lớn của mình
trong thống nhất pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
4
- Về mặt thời gian : Luận án có nghiên cứu một số quy định chuyên biệt của chuyên
ngành kinh tế như Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu


trí tuệ nhưng nghiên cứu những quy định của BLDS 2005 và các vấn đề thực tiễn phát sinh
từ việc áp dụng Bộ luật này sẽ là nội dung chủ yếu của luận án như đã nêu trong phần mục
đích nghiên cứu. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ tập trung hướng tới đóng
góp cho việc sửa đổi, bổ sung BLDS 2005 trong thời gian tới. Các đóng góp này có ý nghĩa
cho các loại hợp đồng trong đó có hợp đồng thuộc phạm trù kinh tế.
Trong giai đoạn giao kết hợp đồng (tức giai đoạn tiền hợp đồng), chúng ta có thể

gặp trường hợp các bên thỏa thuận biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng như đặt
cọc. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về giai đoạn tiền hợp đồng
mà không nghiên cứu về đặt cọc vì đặt cọc để đảm bảo việc giao kết hợp đồng là một chế
định rất đặc thù thuộc phạm trù của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (tại Điều 358
BLDS hiện hành).
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các quy định của BLDS 2005 và các văn bản
pháp luật liên quan điều chỉnh quan hệ phát sinh ở giai đoạn tiền hợp đồng như Luật thương
mại, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, một số
bản án của Tòa án Việt Nam cũng sẽ được sử dụng, nghiên cứu trong luận án nhằm minh
họa, tăng thêm tính thuyết phục cho các kết quả nghiên cứu.
Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của luận án cũng bao gồm pháp luật của một số
nước tiêu biểu cho các hệ thống Civil law, Common law và một số văn bản pháp luật
quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp sau đây cũng
được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận án như: Phương pháp kết hợp lý luận với thực


tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa và phương pháp so sánh
luật học. Cụ thể :
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn : Phương pháp này được sử dụng trong tất
cả các chương của luận án. Tác giả xuất phát từ việc tìm hiểu những quan điểm pháp luật là
5
cơ sở lý luận để hình thành nên các quy định pháp luật, kết hợp với phân tích thực trạng pháp
luật, các án lệ cũng như là kèm theo các ví dụ minh họa cụ thể trong quá trình nghiên cứu về
giai đoạn tiền hợp đồng trong các hệ thống pháp luật.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các
chương của luận án. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm hiểu, phân tích các quan điểm

và các quy định pháp luật về giai đoạn tiền hợp đồng (các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ phát
sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng, nghĩa vụ thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, đề nghị
và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng)
trong pháp luật của các nước; phân tích làm rõ thực trạng các quy định của pháp luật Việt
Nam về giai đoạn tiền hợp đồng, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế để từ đó có hướng đề
xuất những giải pháp hoàn thiện.
- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này cũng được sử dụng xuyên suốt trong
việc nghiên cứu toàn bộ luận án nhằm trình bày các nội dung của luận án theo một trình tự,
bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các nội dung để đạt được mục đích
và yêu cầu đã được xác định cho luận án.
- Phương pháp so sánh pháp luật: Phương pháp này được sử dụng trong việc so sánh
các quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật nước ngoài và các văn bản pháp lý quốc
tế để từ đó tìm ra những điểm tương đồng, sự khác biệt cũng như xu hướng phát triển của
pháp luật trên thế giới về giai đoạn tiền hợp đồng. Phương pháp này cũng được kết hợp sử


dụng trong tất cả các chương của luận án và, từ sự so sánh này, tác giả đề xuất một số kiến
nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về phương diện lý luận, thông qua việc làm rõ một số vấn đề về giai đoạn tiền hợp
đồng, luận án góp phần vào việc củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về hợp đồng trong khoa
học pháp lý Việt Nam.
Về phương diện thực tiễn, những quan điểm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt
Nam liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng được đề xuất trong luận án sẽ là tài liệu tham
khảo có giá trị cho các nhà lập pháp, các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoàn thiện các
quy định của pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng. Luận án cũng là tài liệu
tham khảo cho các cơ quan toà án, trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan
6
đến giai đoạn tiền hợp đồng. Bên cạnh đó, luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu
ích cho các cá nhân và doanh nghiệp Việt nam trong quá trình tham gia đàm phán, ký kết

các hợp đồng.
6. Tính mới của luận án
Thứ nhất, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống và
toàn diện dưới góc độ lý luận và thực tiễn về giai đoạn tiền hợp đồng và pháp luật điều chỉnh
giai đoạn tiền hợp đồng.
Thứ hai, dưới góc độ lý luận, luận án góp phần làm rõ vai trò quan trọng của giai đoạn
tiền hợp đồng, đồng thời luận án cũng làm rõ những nội dung quan trọng của giai đoạn tiền
hợp đồng.
Thứ ba, luận án phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh các
quan hệ phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng kết hợp so sánh với kinh nghiệm trong pháp


luật các nước từ đó chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của pháp luật Việt Nam và đề xuất
những kiến nghị hoàn thiện.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 3 phần: Phần mở đầu; Phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu; Phần nội
dung; Kết luận; Phụ lục và Tài liệu tham khảo. Riêng phần nội dung của luận án được xây
dựng thành 4 chương :
Chương 1. Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng
Chương 2. Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng
Chương 3. Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chương 4. Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.
7
PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tính đến nay, chưa có công trình hay sách chuyên khảo nào nghiên cứu
một cách hệ thống, cụ thể, đầy đủ về giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam. Mặc
dù vậy, các nghiên cứu đơn lẻ về từng nội dung thuộc giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp
luật Việt Nam cũng đã có. Dưới đây là một số công trình điển hình.

* Cuốn sách Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam của tác giả Nguyễn
Ngọc Khánh do Nhà xuất bản (Viết tắt là Nxb) Tư pháp xuất bản năm 2007.
Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Ngọc Khánh tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ
về mặt lý luận và thực tiễn một số vấn đề cơ bản nhất về chế định hợp đồng, từ đó đưa ra
những đề xuất, kiến nghị có căn cứ khoa học và khả thi để hoàn thiện chế định hợp đồng
trong BLDS. Bên cạnh đó, cuốn sách có đề cập đến một số nội dung liên quan đến giai đoạn


tiền hợp đồng như đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Trên cơ sở thực tiễn Việt
Nam và tham khảo kinh nghiệm các nước, tác giả cuốn sách đã có những đề xuất đáng chú ý
liên quan đến việc ghi nhận chế định đề nghị giao kết hợp đồng công cộng và nguyên tắc im
lặng là đồng ý trong việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong BLDS Việt Nam. Đây là
những thông tin sẽ được khai thác trong luận án khi bàn về đề nghị và chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng.
Cuốn sách trên đã có nội dung liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng nhưng chưa
có tính hệ thống, nhiều vấn đề của giai đoạn tiền hợp đồng chưa được khai thác. Chẳng
hạn, vấn đề điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng theo nguyên tắc nào, nghĩa vụ thông tin
tiền hợp đồng được điều chỉnh ra sao hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong
giai đoạn tiền hợp đồng được điều chỉnh theo cơ chế nào cũng chưa được tác giả nghiên
cứu chuyên sâu.
* Cuốn sách “Luật hợp đồng Việt Nam –Bản án và bình luận bản án, tập 1” của tác
giả Đỗ Văn Đại, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật năm 2013.
Thông qua việc bình luận các bản án dân sự của Tòa án Việt Nam, tác giả Đỗ văn
Đại đã phân tích làm rõ những điểm bất cập trong các quy định của BLDS Việt Nam liên
8
quan đến chế định hợp đồng. Đặc biệt, một số bản án liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng
cũng đã được tác giả phân tích, bình luận rất chi tiết trong cuốn sách. Cụ thể, đó là các vấn
đề như: việc áp dụng nguyên tắc thiện chí, trung thực trong giai đoạn xác lập hợp đồng;
Nghĩa vụ cung cấp thông tin, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng. Các nội dung vừa nêu sẽ được khai thác trong luận án khi bàn về thiện chí, trung

thực, im lặng trong chấp nhận giao kết hợp đồng cũng như nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền
hợp đồng.


Tuy nhiên, cuốn sách vẫn chưa giải quyết triệt để và toàn diện những vấn đề liên quan
đến giai đoạn tiền hợp đồng. Chẳng hạn, những vấn đề như thông tin thu được từ giai đoạn
tiền hợp đồng được xử lý như thế nào hay việc bồi thường thiệt hại phát sinh từ giai đoạn tiền
hợp đồng được xử lý theo cơ chế nào vẫn chưa được tác giả đề cập sâu. Ngay cả đối với vấn
đề liên quan đến đề nghị giao kết cũng như chấp nhận giao kết hợp đồng thì cuốn sách này
vẫn chưa phân tích một cách toàn diện.
* Cuốn sách Bình luận khoa học BLDS năm 2005 (tập III), Nxb. CTQG 2013 do tác
giả Hoàng Thế Liên làm chủ biên.
Cuốn sách tập trung bình luận các điều luật trong BLDS năm 2005 về nghĩa vụ dân sự
và hợp đồng dân sự. Công trình này không có một mục riêng về giai đoạn tiền hợp đồng
nhưng có một số thông tin về giai đoạn này như về đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng và những thông tin này sẽ được khai thác trong luận án đối với các
vấn đề tương ứng như đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Thực ra, cuốn sách trên có phạm vi nghiên cứu rất rộng nhưng chưa tập trung nhiều
vào giai đoạn tiền hợp đồng. Nhiều vấn đề liên quan đến giai đoạn này vẫn chưa được khai
thác triệt để. Chẳng hạn, những vấn đề như giai đoạn tiền hợp đồng được điều chỉnh theo các
nguyên tắc nào, thông tin thu được từ giai đoạn tiền hợp đồng được xử lý như thế nào hay
việc bồi thường thiệt hại phát sinh từ giai đoạn tiền hợp đồng được xử lý theo cơ chế nào vẫn
chưa được đề cập sâu.
* Bài viết Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam của tác giả Ngô Huy
Cương đăng trong trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 2) năm 2010.
Trong bài viết này, tác giả Ngô Huy Cương cho rằng khi nghiên cứu về đề nghị giao
kết hợp đồng sẽ tập trung vào 2 vấn đề pháp lý cơ bản: Khái niệm về đề nghị giao kết hợp
9



đồng (trong đó bao gồm cả hình thức của đề nghị và các điều kiện cụ thể của nó) và hiệu lực
của đề nghị (bao gồm giá trị pháp lý của đề nghị và thời điểm có hiệu lực của nó). Hai vấn đề
cơ bản nêu trên của đề nghị giao kết hợp đồng đã được tác giả phân tích, so sánh giữa các
quy định của BLDS Việt Nam và pháp luật các nước cũng như với các văn bản pháp lý quốc
tế, từ đó đưa ra các gợi ý cho việc sửa đổi, bổ sung BLDS Việt Nam.
Bài viết này, như tiêu đề của nó đã thể hiện, chỉ đề cập tới một khía cạnh nhỏ của giai
đoạn tiền hợp đồng và sẽ được khai thác trong luận án khi chúng tôi đề cập tới vấn đề liên
quan đến đề nghị giao kết hợp đồng.
* Bài viết Bàn về khái niệm và các điều kiện của chấp nhận giao kết hợp đồng theo
Bộ luật dân sự năm 2005 của tác giả Ngô Huy Cương trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số
1/2010.
Tác giả bài viết đã tập trung nghiên cứu sâu về khái niệm và các điều kiện của chấp
nhận giao kết hợp đồng theo BLDS 2005. Đáng chú ý là tác giả đã phân tích chỉ ra những
điểm chưa hợp lý trong BLDS 2005 liên quan đến các quy định về chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng. Cụ thể như là bất hợp lý liên quan đến định nghĩa về chấp nhận tại Điều 396
BLDS 2005 khi đã không nhắc tới các cách thức hay hình thức của sự chấp nhận và dường
như chỉ cho rằng chấp nhận là “sự trả lời” mà trong khi đó cụm từ “sự trả lời” không rõ
nghĩa, đôi khi làm người ta lầm tưởng rằng sự chấp nhận phải bằng văn bản hoặc lời nói. Bên
cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra hạn chế của BLDS 2005 khi không dự liệu trường hợp cách thức
chấp nhận hay hình thức chấp nhận được quy định cụ thể trong đề nghị, có nghĩa là đề nghị
đòi hỏi chấp nhận phải theo một cách thức hay hình thức nào đó, do vậy gây khó khăn thêm
cho việc xác định chấp nhận có hiệu lực hay không nếu chấp nhận đó được đưa tới người đề
nghị mà không tuân thủ đúng với hình thức hoặc cách thức chấp nhận đã được đề nghị quy
định rõ. Kết hợp với tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài, tác giả bài viết đã gợi ý


một số nội dung liên quan đến việc hoàn thiện các quy định này trong BLDS 2005.
Bài viết này liên quan trực tiếp đến giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam
và sẽ được khai thác khi chúng tôi đề cập tới chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy
nhiên, như tiêu đề của bài viết đã cho thấy, bài viết này chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ

của giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.
10
* Bài viết Một số vấn đề về giao kết hợp đồng trong pháp luật của Cộng hòa Pháp và
kinh nghiệm cho Việt Nam của tác giả Lê Minh Hùng và Trần Lê Đăng Phương trên Đặc san
Khoa học pháp lý số 02/2013 về Góp ý sửa đổi Bộ luật dân sự Việt Nam trong bối cảnh bảo
vệ quyền con người.
Trong bài viết này, các tác giả bài viết tập trung bàn về trình tự giao kết hợp đồng theo
các quy định của Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp. Trong nội dung bài viết, chúng ta thấy có
nội dung liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng như đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng trong pháp luật của Pháp. Đồng thời, tác giả cũng đã liên hệ, so
sánh với các quy định của BLDS Việt Nam, từ đó rút ra những nội dung có thể tiếp thu đưa
vào quy định của pháp luật Việt Nam như các quy định về dấu hiệu pháp lý của đề nghị, việc
trả lời chấp nhận trong trường hợp đề nghị không nêu thời hạn trả lời cụ thể….
Bài viết có nội dung liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng và cung cấp những thông
tin hữu ích về pháp luật Pháp cũng như về pháp luật Việt Nam liên quan đến giai đoạn mà
luận án quan tâm nên sẽ được khai thác trong phần liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, phạm vi của bài viết rất hẹp so với đề tài luận án tiến sỹ đang được triển khai. Ở
đây, chúng ta chỉ có thông tin về một số khía cạnh của giai đoạn tiền hợp đồng.
* Bài viết Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng – nhìn từ góc độ so sánh
của tác giả Lê Thị Diễm Phương trên Đặc san Khoa học pháp lý số 02/2013 về Góp ý sửa đổi


Bộ luật dân sự Việt Nam trong bối cảnh bảo vệ quyền con người.
Dưới góc độ so sánh, tác giả bài viết đã phân tích một số điểm bất cập của các quy
định liên quan đến quá trình giao kết hợp đồng theo BLDS 2005 trên cơ sở đối chiếu, so sánh
với các quy định của Công ước Viên, Bộ nguyên tắc Unidroit năm 2004 để đưa ra những
kiến nghị hoàn thiện BLDS 2005.
Bài viết cũng chỉ đề cập đến một nội dung của giai đoạn tiền hợp đồng đó là đề nghị
và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Khi đề cập tới vấn đề đề nghị và chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng, chúng tôi cũng khai thác công trình này.

* Bài viết Nguyên tắc thiện chí và vấn đề hoàn thiện Bộ luật dân sự Việt Nam của tác
giả Nguyễn Anh Thư đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10(318) năm 2014.
Trong nội dung bài viết này, tác giả tập trung phân tích sự khác biệt giữa các hệ thống
pháp luật, các văn bản pháp lý quốc tế với BLDS 2005 về: kết cấu xây dựng nguyên tắc thiện
11
chí; nội hàm của nguyên tắc thiện chí; cách tiếp cận nguyên tắc thiện chí và việc sử dụng
thuật ngữ; mối quan hệ giữa việc ghi nhận vài trò của tòa án và nguyên tắc thiện chí. Thông
qua so sánh luật, tác giả làm rõ những hạn chế của BLDS 2005 đồng thời rút ra được những
nội dung có thể tiếp thu được từ pháp luật nước ngoài để hoàn thiện Bộ luật này.
Nội dung của bài viết đã đề cập đến một khía cạnh của giai đoạn tiền hợp đồng đó là :
thiện chí là một trong những nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong giai đoạn tiền hợp đồng
và nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quá trình giao kết hợp đồng cần phải được xem xét trên
cơ sở nguyên tắc thiện chí. Nội dung này sẽ được chúng tôi khai thác trong luận án khi đề
cập đến các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng và nghĩa vụ thông tin trong giai
đoạn tiền hợp đồng.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài


Ở nước ngoài, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến giai đoạn tiền hợp
đồng đã được công bố và sau đây là một số công trình tiêu biểu.
* Cuốn sách Droit européen comparé des contrats (dịch sang tiếng Việt là Luật so
sánh Châu Âu về hợp đồng) của tác giả Rémy Cabrillac Nxb. LGDJ 2012.
Trong cuốn sách, tác giả đã dành một mục riêng về “những quan hệ tiền hợp đồng”
từ trang 46 và tiếp theo. Ở đây, tác giả không đưa ra định nghĩa “quan hệ tiền hợp đồng”
và cũng không cho biết quan hệ này bắt đầu từ khi nào và chấm dứt từ khi nào. Tuy
nhiên, tác giả luận án nhận thấy ở đây một số thông tin quan trọng về các hệ thống pháp
luật châu Âu liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng như tự do trong giai đoạn tiền hợp
đồng, thiện chí trong giai đoạn tiền hợp đồng, nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng, trách
nhiệm tiền hợp đồng, mức bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng cũng như bản chất pháp lý
của trách nhiệm tiền hợp đồng.

Những thông tin nêu trên không liên quan đến pháp luật Việt Nam nhưng sẽ được khai
thác trong từng phần tương ứng của luận án để làm cơ sở cho những đề xuất hoàn thiện pháp
luật Việt Nam. Nghiên cứu sinh sẽ khai thác công trình này để làm rõ nội hàm tự do hợp
đồng, thiện chí, bảo mật thông tin cũng như về trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ trong giai
đoạn tiền hợp đồng.
12
* Cuốn sách Principes européens du contrat (dịch sang tiếng Việt là Bộ nguyên tắc
luật hợp đồng Châu Âu) của tác giả Georges Rouhette, Nxb. Société de législation
comparée 2003.
Cuốn sách này phân tích, bình luận Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu. Đồng thời
sau từng vấn đề của Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu, tác giả này còn phân tích so sánh
với các pháp luật của các nước châu Âu. Ở đây, cuốn sách không có một chương mục riêng


về giai đoạn tiền hợp đồng nhưng những thông tin về giai đoạn tiền hợp đồng (như yêu cầu
thiện chí, nghĩa vụ thông tin, trách nhiệm tiền hợp đồng…) được trình bày đan xen với việc
phân tích, đánh giá Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu cũng như so sánh Bộ nguyên tắc
này với pháp luật của các nước châu Âu.
Nội dung về giai đoạn tiền hợp đồng trong cuốn sách này không liên quan trực tiếp tới
pháp luật Việt Nam nhưng rất bổ ích cho việc làm sáng tỏ và hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về giai đoạn tiền hợp đồng. Nghiên cứu sinh sẽ khai thác công trình này để làm rõ nội hàm tự
do hợp đồng, trung thực, bảo mật thông tin, đề nghị gửi tới công chúng hay bản chất trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng.
* Cuốn sách Projet de cadre commun de référence-Principes contractuels communs
(dịch sang tiếng Việt là Dự thảo khung tham chiếu chung-Bộ nguyên tắc chung về hợp đồng)
do Bénédicte Fauvarque-Cosson và Denis Mazeaud làm chủ biên, Nxb. Société de législation
comparée 2008.
Cuốn sách tập thể này phân tích, bình luận Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu
dưới góc độ so sánh với Dự thảo tham chiếu chung của châu Âu cũng như với các văn bản
pháp lý quốc tế về hợp đồng (như Bộ nguyên tắc Unidroit, Công ước Viên) và với các Dự

thảo về pháp luật Hợp đồng (như Tiền Dự thảo sửa đổi Bộ luật dân sự Pháp, Tiền Dự thảo Bộ
luật châu Âu về hợp đồng).
Ở cuốn sách này, người đọc thấy những thông tin về giai đoạn tiền hợp đồng (như yêu
cầu thiện chí, nghĩa vụ thông tin, trách nhiệm tiền hợp đồng…) được trình bày đan xen với
việc phân tích, đánh giá Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu cũng như so sánh với các văn
bản quốc tế, Dự thảo luật nêu trên.
Nội dung về giai đoạn tiền hợp đồng trong cuốn sách này không liên quan trực tiếp tới
pháp luật Việt Nam nhưng rất bổ ích cho việc xác định được xu hướng của pháp luật đương


13
đại và làm sáng tỏ, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng. Các nội dung
của cuốn sách về giai đoạn tiền hợp đồng sẽ được khai thác trong các phần tương ứng của
luận án. Nghiên cứu sinh sẽ khai thác công trình này để làm rõ khái niệm đề nghị giao kết
hợp đồng, tự do hợp đồng trong giai đoạn tiền hợp đồng.
* Cuốn sách Formation du contrat (dịch sang tiếng Việt là Hình thành hợp đồng) của
các tác giả J. Ghestin, G. Loiseau và Y-M Seriet, Tome 1, Nxb. LGDJ 2013.
Công trình này tập trung vào vấn đề xác lập hợp đồng và cụ thể là tập trung vào sự
ưng thuận của các bên trong việc xác lập hợp đồng theo pháp luật Pháp có đối chiếu với một
số hệ thống pháp luật châu Âu. Liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng, công trình này có rất
nhiều thông tin về nghĩa vụ tiền hợp đồng (từ tr. 1251 đến 1307).
Công trình có những nội dung liên quan đến nghĩa vụ thông tin trong giai đoạn tiền
hợp đồng. Ở đây, người đọc thấy sự hình thành và phát triển nghĩa vụ cung cấp thông tin
trong giai đoạn tiền hợp đồng, phân biệt nghĩa vụ này với nghĩa vụ cung cấp thông tin hợp
đồng, xu hướng ghi nhận nghĩa vụ cung cấp thông tin độc lập với các khái niệm truyền thống
(như thiện chí, lừa dối, nhầm lẫn…). Công trình này không liên quan trực tiếp tới pháp luật
Việt Nam nhưng những phân tích, đánh giá trong công trình này sẽ được khai thác trong
phần liên quan đến nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng.
* Bài viết Le droit commun de la rupture des négociations précontractuelles, in Le
processus de formation du contrat (dịch sang tiếng Việt là Pháp luật chung về chấm dứt đàm

phán tiền hợp đồng, trong cuốn sách Tiến trình hình thành hợp đồng) của tác giả Bertrand De
Coninck, Nxb. Bruylant và LGDJ 2002 (tr. 17 đến 134).
Bài viết có nhiều thông tin về giai đoạn tiền hợp đồng mặc dù chưa định nghĩa “giai
đoạn tiền hợp đồng” là gì và cũng không cho biết giai đoạn này bắt đầu từ khi nào, kết thúc


khi nào. Trong nội dung bài viết, tác giả này có trình bày pháp luật của các nước theo hệ
thống Civil law như Bỉ, Đức, Pháp và của các nước theo hệ thống Common law như Anh,
Mỹ về việc chấm dứt thương lượng tiền hợp đồng. Ngoài ra, bài viết còn đề cập tới các quy
định trong văn bản pháp lý quốc tế như Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu, Bộ nguyên
tắc Unidroit, Công ước Viên về chấm dứt thương lượng trong giai đoạn tiền hợp đồng.
Ở đây, người đọc thấy tác giả đề cập đến những ràng buộc của các bên cũng như trách
nhiệm của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng.
14
Các nội dung của bài viết này không liên quan trực tiếp tới pháp luật Việt Nam nhưng
những thông tin vừa nêu sẽ được khai thác trong các phần tương ứng của luận án để làm rõ một
số vấn đề liên quan đến thương lượng tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam. Nghiên cứu
sinh sẽ khai thác công trình này để làm rõ khái niệm giai đoạn tiền hợp đồng, tự do hợp đồng,
thiện chí cũng như bản chất của trách nhiệm dân sự trong giai đoạn tiền hợp đồng.
* Bài viết Rupture des négociations: Liberté et devoirs précontractuels-Droit Suisse,
Droit francais et travaux d’harmonisation européenne et internationale in Regards
comparatistes sur le phénomène contractual (dịch tiếng Việt là Chấm dứt đàm phán: Tự do
và trách nhiệm tiền hợp đồng – Luật Thụy Sỹ, luật Pháp và việc hài hòa hóa trong khuôn khổ
Châu Âu và quốc tế, trong cuốn sách Những góc nhìn so sánh về hiện tượng hợp đồng) của
tác giả Nicolas Rouiller, Nxb. PUAM 2009 (tr. 39 đến 58).
Bài viết tập trung vào tự do và trách nhiệm của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng
khi tiến hành thương lượng nhưng bài viết cũng không cho biết thế nào là giai đoạn tiền hợp
đồng, thời điểm bắt đầu cũng như thời điểm kết thúc giai đoạn tiền hợp đồng. Bài viết có
phân tích pháp luật của Pháp, Thụy Sỹ và một số văn bản pháp lý quốc tế như Bộ nguyên tắc
Unidroit về tự do và trách nhiệm của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng.



Chúng ta thấy ở đây những nội dung chính về nghĩa vụ của các bên trong giai đoạn
tiền hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp
đồng không được thực hiện đầy đủ cũng như những thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng
được bồi thường…. Các thông tin này không liên quan trực tiếp tới pháp luật của Việt Nam
nhưng sẽ được khai thác để làm rõ những vấn đề tương ứng trong pháp luật Việt Nam.
Nghiên cứu sinh sẽ khai thác công trình này để làm rõ khái niệm tự do hợp đồng, trách nhiệm
dân sự trong giai đoạn tiền hợp đồng.
* Bài viết Liberté, loyauté et convergence: La responsabilité précontractuelle en droit
comparé, in Regards comparatistes sur le phénomène contractual (dịch sang tiếng Việt là Tự
do, tính trung thực và điểm chung: Trách nhiệm tiền hợp đồng trong luật so sánh, trong cuốn
sách Những góc nhìn so sánh về hiện tượng hợp đồng) của tác giả Eva Lein và Bart Volders,
Nxb. PUAM 2009 (tr. 17 đến 38).
Bài viết tập trung vào trách nhiệm trong giai đoạn tiền hợp đồng trong các hệ thống
pháp luật của châu Âu nhưng không đưa ra khái niệm về giai đoạn tiền hợp đồng. Tuy nhiên,
15
bài viết có những ví dụ cho phép làm rõ một số khía cạnh về giai đoạn tiền hợp đồng thông
qua các thông tin liên quan đến pháp luật của Đức.
Trong bài viết này, người đọc có được những nội dung về tự do hợp đồng trong giai
đoạn tiền hợp đồng, thời điểm bắt đầu giai đoạn tiền hợp đồng ở Đức, xu hướng áp đặt nghĩa
vụ thiện chí cũng như bản chất và mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn
tiền hợp đồng. Nghiên cứu sinh sẽ khai thác công trình này để làm rõ khái niệm về giai đoạn
tiền hợp đồng, trách nhiệm dân sự trong giai đoạn tiền hợp đồng.
* Bài viết, La formation des contrats sous un angle dynamique-Réflexions
comparatives, in Le processus de formation du contrat (dịch sang tiếng Việt là Hình thành


×