Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương môn học Sau đại học: LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.1 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Đề cương môn học Sau đại học:

LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM

Hà Nội – 2015


Thông tin về giảng viên

1. Họ và tên
Chức danh khoa học, học vị
Địa điểm làm việc
Địa chỉ liên hệ
Điện thoại
Email

:
:
:
:
:
:

Trịnh Quốc Toản
Giảng viên chính, Phó giáo sư, Tiến sĩ
P.208 nhà E1, ĐHQGHN
Bộmôn Tư pháp hình sự, Khoa Luật, ĐHQGHN


CQ: 043.7547512; DĐ: 0904164106


2. Họ và tên
Chức danh khoa học, học vị
Địa điểm làm việc
Địa chỉ liên hệ
Điện thoại
Email

:
:
:
:
:
:

Lê Văn Cảm
Giáo sư, tiến sỹ khoa học
P.208 nhà E1, ĐHQGHN
Bộ môn Tư pháp hình sự, Khoa Luật, ĐHQGHN
CQ: 043.7547512; DĐ: 0919814589


3. Họ và tên
Chức danh khoa học, học vị
Địa điểm làm việc
Địa chỉ liên hệ
Điện thoại
Email


:
:
:
:
:
:

Trịnh Tiến Việt
Giảng viên, tiến sỹ
P.208 nhà E1, ĐHQGHN
Bộ môn Tư pháp hình sự, Khoa Luật, ĐHQGHN
CQ: 043.7547512; DĐ: 0945586999


4. Họ và tên
Chức danh khoa học, học vị
Địa điểm làm việc
Địa chỉ liên hệ
Điện thoại
Email

:
:
:
:
:
:

Nguyễn Ngọc Chí

Giảng viên cao cấp, Phó giáo sư, Tiến sĩ
P.208 nhà E1, ĐHQGHN
Bộ môn Tư pháp hình sự, Khoa Luật, ĐHQGHN
CQ: 043.7547512; DĐ: 0903408336


I. KHÁI QUÁT MÔN HỌC
1. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học
:
- Môn học
:

Lý luận về tội phạm
Bắt buộc


- Mã môn học
:
CRL6022
- Số tín chỉ
:
02
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết
:
18
+ Thực hành
:
06

+ Tự học
:
06
2. Đối tượng học và điều kiện tiên quyết
- Đối tượng: + Học viên cao học chuyên ngành Luật Hình sự
+ Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật Hình sự chưa có bằng Thạc sĩ
3. Chuẩn đầu ra của môn học
- Nắm vững được một cách có hệ thống và toàn diện về mặt lý luận về tội phạm được giải
quyết trong môn học này.
- Có óc tư duy và phương pháp nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khả năng phát hiện vấn đề
và nghiên cứu so sánh trong khoa học pháp lý hình sự.
- Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề đặt ra trong
hoạt động thực tiễn cũng như trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong việc viết luận văn tốt
nghiệp của mình.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Trang bị cho người học các kiến thức lý luận và chuyên sâu về tội phạm, trên cơ sở đó
người học được tiếp cận vấn đề mối quan hệ giữa tội phạm với các chế định khác liên quan đến
tội phạm trong Luật hình sự như: Phân loại tội phạm, đa (nhiều) tội phạm, lỗi, các giai đoạn thực
hiện tội phạm, đồng phạm, v.v..
5. Nội dung cơ bản của môn học
I. Khái niệm tội phạm và chế định phân loại tội phạm
§1. Bản chất xã hội-pháp lý của tội phạm
§2. Khái niệm, các đặc điểm (dấu hiệu) của tội phạm và nội hàm của từng đặc điểm
§3. Tính quyết định xã hội của các đặc điểm của tội phạm
§4. Tội phạm, vi phạm pháp luật khác và hành vi trái đạo đức
§5. Ý nghĩa của chế định phân loại tội phạm (PLTP) và khái niệm PLTP
§6. Những tiêu PLTP và tính quyết định xã hội của chúng
§7. Chế định PLTP trong pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam
§8. Định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm trong BLHS Việt Nam năm 1999. Mô hình
lý luận (MHLL) của khái niệm tội phạm và của chế định PLTP trong PLHS Việt Nam

II. Lý luận về cấu thành tội phạm
§1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu và khái niệm cấu thành tội phạm (CTTP)
§2. Khách thể của tội phạm


§3. Chủ thể của tội phạm
§4. Mặt khách quan của tội phạm
§5. Mặt chủ quan của tội phạm
III. Chế định nhiều (đa) tội phạm
§1. Ý nghĩa khoa học-thực tiễn của việc nghiên cứu, khái niệm và sự khác nhau giữa nhiều
tội phạm với tội đơn nhất phức tạp
§2. Các dạng nhiều tội phạm theo luật hình sự Việt Nam
§3. MHLL của chế định nhiều tội phạm trong PLHS Việt Nam
§4. Ý nghĩa của việc điều chỉnh về mặt lập pháp chế định nhiều tội phạm trong PLHS Việt
Nam
IV. Chế định lỗi trong luật hình sự
§1. Ý nghĩa của chế định lỗi trong luật hình sự
§2. Khái niệm lỗi hình sự và khái niệm người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm
§3. Các hình thức lỗi và các dạng lỗi trong luật hình sự
§4. Chế định lỗi trong PLHS Việt Nam hiện hành và MHLL của nó
V. Chế định về các giai đoạn thực hiện tội phạm
§1. Ý nghĩa, khái niệm và các dạng của các giai đoạn thực hiện tội phạm
§2. Chuẩn bị phạm tội
§3. Phạm tội chưa đạt
§4. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự (TNHS) trong hai giai đoạn đầu của tội phạm
chưa hoàn thành – hoạt động phạm tội sơ bộ
§5. Tội phạm hoàn thành
§6. Tự ý nửa chừng chất dứt tội phạm
§7. Chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong PLHS Việt Nam hiện hành và MHLL
của nó

VI. Chế định đồng phạm
§1. Những dấu hiệu đặc trưng chung và khái niệm khoa học về đồng phạm
§2. Các hình thức đồng phạm và những dấu hiệu đặc trưng riêng của từng hình thức đồng
phạm
§3. Một số khái niệm có có liên quan đến từ “tổ chức” trong đồng phạm
§4. Các loại người đồng phạm và vấn đề TNHS trong đồng phạm
§5. Chế định đồng phạm trong PLHS Việt Nam hiện hành và MHLL của nó
VII. MHLL chung của các quy phạm và các chế định liên quan đến tội phạm trong Phần chung
PLHS Việt Nam

6.Nội dung chi tiết của môn học6.1.


STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung
Nhập môn, khái niệm tội phạm và chế định phân loại tội phạm
Lý luận về cấu thành tội phạm
Chế định nhiều (đa) tội phạm
Chế định lỗi trong luật hình sự
Chế định về các giai đoạn thực hiện tội phạm
Chế định đồng phạm


MHLL chung của các quy phạm và các chế định liên quan đến
tội phạm trong Phần chung PLHS Việt Nam
Ôn tập các nội dung từ 1-7
Tổng cộng giờ tín chỉ


thuyết
03
04
03
03
03
03
0
02
18

Thực
hành
02

06

Tự học
0
02
0
02
0

0
02
0
06

7. Kiểm tra đánh giá
Môn học áp dụng phương thức đánh giá liên tục. Kết quả đánh giá được quy vào 02 đầu
điểm như sau:
- Điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên (chuyên cần) và định kỳ (bài tập cá nhân hoặc bài
tập lớn) có tỉ lệ = 40% (tương ứng với các nhóm vấn đề được nêu trong Đề cương môn học Sau
ĐH này).
- Điểm trả thi vấn đáp môn học cuối kỳ có tỉ lệ = 60%.
Trong quá trình kiểm tra-đánh giá người học, giảng viên Sau ĐH có tính đến tinh thần-thái
độ của việc học tập, sự tham gia thảo luận trao đổi ở trên lớp, cũng như của việc triển khai-tính
trung thực và nội dung khoa học của các bài tập các nhân, bài tập lớn của học viên.
8. Danh mục các tài liệu tham khảo
1. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1985.
2. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1999.
3. Hệ thống hóa luật lệ về hình sự. TANDTC xuất bản. Tập I (1945-1974). Hà Nội, 1975.
4. Hệ thống hóa luật lệ về hình sự. TANDTC xuất bản. Tập II (1975-1978). Hà N ội, 1979.
5. Lê Văn Cảm. Sách chuyên khảo sau đại học:Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình
sự (Phần chung). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
6. Lê Văn Cảm. Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây
dựng Nhà nước pháp quyền (Sách chuyên khảo). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.
7. Trịnh Tiến Việt. Bình luận khoa học-thực tiễn về một số vấn đề của pháp luật hình sự.
NXB T pháp. Hà Nội, 2004.
8. Trịnh Tiến Việt. Hoàn thiện các quy định của Phần chung Bộ luật hình sự trước yêu cầu
mới của đất nước. NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật. Hà Nội, 2012.
9. Trịnh Tiến Việt. Tội phạm và trách nhiệm hình sự. NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật. Hà
Nội, 2012.



10. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
2005.



×