Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

THỰC TRẠNG VỀ ĐỘNG LỰC VÀ CÔNG TÁC THÚC ĐẨY ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN TẠI TẬP ĐOÀN VẬN TẢI PHƯỢNG HOÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.28 KB, 10 trang )

THỰC TRẠNG VỀ ĐỘNG LỰC VÀ CÔNG TÁC THÚC ĐẨY
ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN TẠI TẬP ĐOÀN VẬN TẢI
PHƯỢNG HOÀNG
I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VẬN TẢI PHƯỢNG HOÀNG
1. Sự ra đời, chức năng và nhiệm vụ của công ty
Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Vận Tải Phượng Hoàng.
Viết tắt: Tập Đoàn Vận Tải Phượng Hoàng.
Địa chỉ: Thôn Ninh Phúc, xã Hùng An, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Trụ sở làm việc hiện nay: Số 1 Đường Hoàng Hoa Thám, Phường An Tảo, TP.
Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên.
1.1- Thành lập và phát triển:
Công ty cổ phần tập đoàn vận tải Phượng Hoàng tiền thân là Công ty TNHH
TM & DV Phượng Hoàng, được thành lập tháng 12/2004. Hoạt động trong lĩnh
vực dịch vụ vận tải. Khi mới thành lập, Công ty chỉ có 07 xe và 15 CBCNV, tham
gia khai thác vận chuyển 2 tuyến: Hưng Yên- Hà Nội, Hưng Yên- Quảng Ninh.
Ngày 19/8/2005 công ty chính thức mở tuyến buýt kế cận 205 ( Hưng YênHà Nội). Năm 2006, triển khai thêm 02 tuyến buýt nội tỉnh: 01 (HY- Như Quỳnh);
02 (HY- La Tiến), và tuyến bus kế cận 208 (HY- Giáp Bát). Đầu năm 2010 Công
ty đã đầu tư thêm 08 xe Giường nằm cao cấp và 15 xe Samco 46 chỗ ngồi với
trang thiết bị nội thất hiện đại.
Qua hơn 6 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ CBCNV của Công ty đã gần
450 người và trên 150 đầu xe. Tập Đoàn Phượng Hoàng ngày càng khẳng định
đẳng cấp của mình trong lĩnh vực kinh doanh vận tải.
1.2- Nhiệm vụ và chức năng
Sau gần 6 năm thành lập, hiện công ty đã làm việc và hoạt động trong rất
nhiều lĩnh vực:
Vận chuyển hành khách (Xe Bus, Taxi, tuyến cố định, hợp đồng Du lịch):
Tuyến buýt 205(HY-HN), 216(HY-HD), 02 (nội tỉnh), tuyến cố định HY- GL, xe


khách HY-QN; tuyến xe chất lượng cao TP.HY-TP.HCM và tuyến xe khách HYTN.
Vận tải hàng hoá bằng đường bộ; cho thuê xe du lịch và tổ chức du lịch;


cung cấp rất nhiều loại xe từ 4 - 45 chỗ với đa dạng các hình thức thuê: theo ngày
và dài hạn; tự lái và có lái xe; thuê xe theo tuyến điểm du lịch, theo số km sử
dụng…
Kinh doanh bến xe, bốc xếp hàng hoá, hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho
vận tải đường bộ, cải tạo bảo dưỡng sửa chữa các phương tiện giao thông đường
bộ, dịch vụ lưu trú ngắn ngày, kinh doanh nhà hàng, và các dịch vụ ăn uống, xây
dựng dân dụng, công nghiệp, kinh doanh xăng dầu…
Thành lập các Công ty, chi nhánh trực thuộc Tập đoàn quản lý: Bến xe Triều
Dương, Chi nhánh vận chuyển khách, kinh doanh XNK ô tô và thiết bị cơ khí tại
HN, Công ty cổ phần TPXK Hưng Yên, Công ty TNHH TM Thiết Bị Cơ khí Hưng
Yên, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương Mại Hưng Yên, Công ty nắp ráp
ô tô HuynDai loại 1 tấn.
II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
1. Đặc điểm trang thiết bị.
Là một doanh nghiệp vận tải, Phượng Hoàng đã trang bị lượng ô tô lên đến
gần 150 đủ các thể loại: 20 chiếc xe DAEWOO loại 46 ghế chất lượng cao; 18 xe
Giường nằm cao cấp và 35 xe Samco 46 chỗ ngồi với trang thiết bị nội thất hiện
đại; 24 xe taxi loại 4 chỗ; 7 xe taxi 12 chỗ.
Ngoài ra công ty cũng sở hữu 02 xưởng phục vụ: Sửa chữa, gò hàn, sơn bả
được trang bị thiết bị máy móc đầy đủ; 01 bến xe, 02 khách sạn; 01 nhà hàng; 01
xưởng lắp ráp Ô tô; 02 trạm xăng tư nhân…
2. Lao động của Công ty.
Lái xe: là nhân viên trực tiếp tham gia điều khiển hoạt động của xe. Nên cần
phải có những yêu cầu nhất định như: trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm
với công việc; phải có một sức khỏe tốt, chịu đựng được áp lực công việc… Mặt
khác hoạt động vận tải diễn ra bên ngoài phạm vi doanh nghiệp đòi hỏi người lái


xe phải có phẩm chất như: ý thức tự giác cao, có tính sáng tạo để xử lý linh hoạt
các tình huống nảy sinh, trình độ hiểu biết rộng...

- (Theo số liệu 2009) trong 172 lái xe: 3 người có bằng lái xe loại F; 69
người bằng E; 57 người có bằng lái xe loại D và 43 người có bằng lái xe loại C.
Với mức độ chuyên môn cao, các lái xe này đều đáp ứng được yêu cầu an toàn,
chính xác, kịp thời...
Phụ xe: Mặc dù không trực tiếp lái xe nhưng phụ xe lại không thể thiếu
được trên mỗi chuyến xe. Công việc chủ yếu của họ là thu vé, quản lý, giúp đỡ
khách hàng lên xuống xe (chỉ đường, nhấc đồ, quản lý đồ của khách, đề phòng kẻ
gian gây rối…), tham gia cùng tài xế giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi hoạt
động, quan trọng là báo cáo kết quả (chốt vé) sau mỗi tuyến xe, mỗi ngày. Yêu cầu
với phụ xe: có thái độ hòa nhã, vui tính, sức khỏe, sẵn sàng giúp đỡ người khác…
Nhân viên kỹ thuật: trực tiếp làm việc với máy móc nên yêu cầu đầu tiên
với những người này là trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm, ngoài ra cũng rất
cần: sức khỏe, tinh thần tự giác, tố chất nhanh nhẹn…
Cán bộ quản lý: với cấp bậc cao, được đào tạo qua các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đặc biệt là những cán bộ chủ chốt, hầu hết là có
năng lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các nhân viên kế toán, tài chính
đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và được lựa chọn rất kỹ càng.
Hiện nay Công ty có 468 nhân viên đang tham gia làm việc. Trong đó:
Lao động thường xuyên: 399 người. Gồm 51 quản lý, 46 thợ, 172 lái xe, 92
phụ xe chính thức 18 kỹ thuật viên; 3 kế toán; 2 thủ quỹ và 5 bảo vệ; 10 người
trong lĩnh vực giới thiệu, marketing, hỗ trợ khách hàng…
Lao động không thường xuyên: 67 người. Gồm 15 thợ sửa chữa bổ xung,
18 lái xe bổ xung, 22 lao động phổ thông phục vụ… 12 người làm việc trong các
lĩnh vực khác


Nhận xét: Chất lượng lao động của công ty càng cao thì công việc của nhà
quản lý lại càng cần yêu cầu ở trình độ cao. Con người có chuyên môn và tri thức
thì việc giáo dục tư tưởng là hoàn toàn có thể. Việc tạo động lực làm việc cho
những nhân viên như thế thì cần rất nhiều khả năng khéo léo, kinh nghiệm của các

nhà quản lý nhân lực nói riêng và giám đốc công ty nói chung. Tổ chức có sự phân
chia lao động rộng về trình độ cũng như tâm lý: Công nhân kỹ thuật có nhu cầu, áp
lực công việc, khác với nhân viên hành chính, thợ sửa chữa… Vì vậy các nhà quản
lý cần phải linh hoạt các biện pháp để đạt hiệu quả như mong muốn.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
3.1- Bảng số liệu được trích từ báo cáo kqkd các năm của công ty

1. Vốn kinh doanh
2. Lao động:
Lao động đang LV
Lao động nghỉ việc
3. Thu nhập bình quân
4. Doanh thu thuần trước thuế
5. Nộp ngân sách nhà nước
3.2- Cơ cấu tổ chức
(1) Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Nguyễn văn Thắng là người đại diện
trên pháp luật của công ty; đồng thời kiêm luôn chức giám đốc công ty.
Nhiệm vụ chính: Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động
khác của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc còn có Phó Giám đốc kinh doanh và
Phó Giám đốc kỹ thuật.
(2) Phòng nhân sự: Có nhiệm vụ


- Xây dựng bộ máy quản lý, đơn vị sản xuất, sắp xếp bố trí nhân viên phù
hợp, xây dựng qui chế để áp dụng vào Công ty và phổ biến cho CNVC biết.
- Làm thủ tục ký hợp đồng lao động, cho thôi việc, giải quyết hưu trí, thuyên
chuyển công tác... cho nhân viên. Quản lý hồ sơ, kịp thời bổ xung vào hồ sơ thay
đổi về bản thân, gia đình CNVC, lập báo cáo về LĐ-TL.
- Lập kế hoạch LĐ-TL theo kỳ sản xuất kinh doanh , tính chi trả tiền lương,
hàng tháng xây dựng qui chế trả lương, thưởng, phạt, duyệt công, nghiên cứu các

chế độ chính sách, luật lao động.
- Tham mưu cho lãnh đạo việc bố trí nơi ăn ở, sinh hoạt làm việc trong toàn
bộ Công ty.
(3) Phòng kế toán - tài chính: Trên cơ sở các định hướng chiến lược xây
dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của Công ty.
- Tổ chức sắp xếp thật hợp lý, khoa học, tập trung các bộ phận kế toán,
thống kê trong phòng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao về công tác kế
toán - tài chính, thống kê.
- Ghi chép phản ánh được các số liệu hiện có về tình hình vận động toàn bộ
tài sản của Công ty. Giám sát việc sử dụng bảo quản tài sản của các đơn vị, đặc
biệt là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, nhà xưởng.
- Xác định hiệu quả sử dụng đồng vốn, lợi nhuận đem lại cho Công ty. Tham
gia lập các dự toán phương án kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn và
các dịch vụ kinh doanh khác. Quyết toán bóc tách các nguồn thu và tổng chi phí
của tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán định kỳ việc
thực hiện kế hoạch chỉ tiêu của các bộ phận.
- Tham mưu đắc lực cho lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực quản lý kinh
doanh, vật tư, tiền vốn, tập hợp các số liệu thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo
Công ty điều hành chỉ đạo sản xuất .
(4) Phòng kỹ thuật:


- Soạn thảo các qui chế quản lý xe, máy của Công ty và đôn đốc thực hiện
các qui trình, qui phạm kỹ thuật của ngành đã ban hành. Tổng hợp các kiến nghị kỹ
thuật ở đội xe, xưởng và các hội nghị để báo cáo, đề xuất lãnh đạo Công ty có
hướng giải quyết.
- Quản lý kỹ thuật các xưởng sửa chữa, kiểm tu hướng dẫn công nghệ và
nghiệm thu sản phẩm, lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị. Trực tiếp giải
quyết các vướng mắc về đăng kiểm, lưu hành. Xây dựng nội dung, đào tạo thi nâng
bậc cho lái xe, thợ sửa chữa. Tổ chức thi xe tốt theo chủ trương của lãnh đạo Công

ty.
(5) Xưởng bảo dưỡng sửa chữa:
- Lập lịch trình cho xe vào bảo dưỡng, sửa chữa. Tạo công ăn việc làm cho
nhân viên, quản lý, giám sát lao động trong lúc làm việc, trách các sai sót, vô trách
nhiệm gây ảnh hưởng đến công ty.
- Mở sổ sách theo dõi các hoạt động mua bán vật tư nhiên liệu và các báo
cáo quyết toán với Công ty kịp thời và chính xác.
(6) Đội xe: Nắm và quản lý chắc tình hình lao động, phương tiện, hàng ngày,
hàng tháng. Đôn đốc công nhân lái xe thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch vận tải, kế
hoạch bảo dưỡng, nộp đúng, đủ, mức khoán hàng tháng.
III. THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC VÀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC
CỦA TẬP ĐOÀN PHƯỢNG HOÀNG
1. Với lao động của Công ty
Trình độ, ý thức trách nhiệm của công nhân có một ý nghĩa rất quan trọng
không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là vấn đề an toàn trong sản
xuất. Cho nên nhận thức rõ vấn đề này Công ty rất chú ý đến chất lượng lao động
của công nhân đặc biệt là đội ngũ lái xe và thợ sửa chữa.
Với lao động vận tải: Công ty tổ chức lao động cho lái xe theo hình thức
mỗi xe một lái. Lái xe nhận nhiệm vụ với Giám đốc, phó giám đốc và phòng kỹ


thuật. Người trực tiếp quản lý theo dõi hoạt động của lái xe và phương tiện vận tải
là các đội trưởng đội xe. Trên xe có các phụ xe và lái xe. Ngoài ra các trạm thường
xuyên có các thanh tra quản lý, giám sát lái xe, không chạy ẩu, vượt ẩu, không gian
lận vé… Tùy thuộc vào độ dài của quãng đường mà có thể có từ 2 đến 3 lái xe trên
một xe. Công ty trực tiếp theo dõi quá trình hoạt động của xe theo biểu đồ chỉ huy
bằng vô tuyến và quản lý trực tiếp thông qua hệ thống nhân viên trên các điểm trốt.
Các tuyến phải chạy đúng giờ đúng tuyến, nếu có bất kỳ hỏng hóc, trục trặc gì sẽ
phải thông báo ngay cho công ty để có hướng điều chỉnh.
Theo điều tra bảng hỏi thu được:

Chỉ tiêu hài lòng
Lương
Áp lực công việc
Quan tâm của lãnh đạo
Yêu cầu về công việc.
Lao động bảo dưỡng. Công nhân sửa chữa - bảo dưỡng được tổ chức theo
chuyên môn hoá nghề nghiệp dưới sự lãnh đạo của các chủ phân xưởng. Công ty
thường xuyên cử giám sát tới các xưởng theo dõi tiến trình làm việc, kiểm tra kỹ
thuật của nhân viên đồng thời khích lệ tinh thần làm việc của họ.
Lao động gián tiếp: được tổ chức theo các phòng ban nghiệp vụ và phòng
ban chức năng. Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về hoạt động của phòng mình. Căn cứ vào quyết định về chức năng nhiệm vụ
từng phòng mà mà trưởng phòng phân công việc cho từng nhân viên dưới quyền.
2. Quản lý tiền lương của nhân viên.
Tùy từng nhân viên, và đặc thù, tính chất công việc mà ta có các cách trả
lương khác nhau:

5

1
6

2
1
7


(1) Trả lương theo thời gian: Áp dụng chủ yếu với lao động gián tiếp (cán
bộ, nhân viên quản lý) và một số bộ phận lao động trực tiếp (Các thợ sửa chữa,
giám sát, bảo vệ…).

(2) Trả lương theo sản phẩm: Trả lương theo sản phẩm là một hình thức trả
lương kích thích lao động. Tuy nhiên do đặc điểm của công việc, Công ty chỉ áp
dụng cho một khối lao động bảo dưỡng sửa chữa, lái xe phụ xe và một số nhân
viên quản lý khác.
Công ty cũng kết hợp cả 2 cách trong trả lương nhằm tạo ra hiệu quả tối đa.
Nhân viên quản lý sẽ được nhận lương gồm: lương cơ bản và lương theo doanh thu
vé bán được. Nhân viên kỹ thuật cũng như thợ sửa sẽ được trả lương cao theo
nhiệm công việc. Ngoài ra, các nhân viên còn được trợ cấp ăn uống, trang phục…
Kết quả điều tra trực tiếp từ nhân viên của công ty:
Lương (được khoán theo chuyến và theo chiều dài của mỗi chuyến).

Tuyến

Lái xe

Phụ xe

(nđ/ng/l

(nđ/ng/lư

ượt)

ợt)

38

25

42


33

420/2

180/1

73
15

55
10

205,208, Triều DươngGia Lâm
216 (HY-HD)
HY-HCM (đi trong 2
ngày)
Hưng yên- Thái nguyên
02 (Nội tỉnh)

Cơ chế trả lương này sẽ khuyến khích nhân viên tích cực làm việc… Ngoài
ra, Lái xe còn được thêm thu nhập trách nhiệm từ việc thường xuyên kiểm tra xe
trước khi chuyển bánh để tránh sự cố bất ngời.
3. Chế độ thưởng, phạt


Đưa ra bảng quy định rõ chế độ thưởng phạt cho nhân viên để họ có mục
tiêu phấn đấu. Tùy vào doanh thu hàng tháng của tập đoàn mà sẽ trích từ 5-10%
doanh số vé bán được cho các lái xe. Ngoài ra cũng sẽ khen thưởng đặc biệt với
những lái xe có trách nhiệm công việc, thái độ tích cực, giải quyết sự cố hợp lý…

Theo dõi sự hoàn thành công việc của nhân viên, qua đó các nhà quản lý sẽ
có biện pháp hợp lý: sử phạt bằng tài chính, công khai, sa thải, chuyển công tác…
với những nhân viên vi phạm. Mọi nhân viên chính thức của công ty đề được đóng
bảo hiểm và hưởng các chế độ đãi ngộ lao động…
Số liệu được điều tra trực tiếp từ nhân viên soát vé: công ty đề ra cách cho
điểm thi đua và bình bầu từng tháng, quý…
Lỗi, vi phạm của nhân viên

Phạt của công ty

Vượt ẩu, ái quá nhanh, uống rượu, Ngoài các sử phạt hành chính; công ty cũng
ẩu đả, vi phạm pháp luật…

sẽ sử phạt 1-2 tháng thưởng… tùy mức độ

Về trễ không lý do, đỗ quá lâu vì
lý do cá nhân, đỗ không đúng Phê bình, trừ 5-10đ với cả lái xe và phụ xe
bến…
Đối xử bất lịch sự với khách hàng;
có những hành động không đẹp…
Quên không thu vé (phụ xe); chốt
vé khi về bến…

Phê bình, trừ 10-15 đ
Phê bình, lâu sẽ trừ 5đ

Khai man hành lý, gian lận tiền vé
vận chuyển, bắt khách ngang Phê bình, phạt 5-15đ với cả lái xe và phụ xe
đường không có vé… (đường dài)
Nhân viên giám sát không có mặt

tại điểm chốt, lơ là nhiệm vụ…

Phê bình, phạt 5-10đ


Nhận xét: Đây là cách rất hiệu quả mà công ty đang áp dụng gần 2 năm trở
lại đây. Sau mỗi lần bình bầu, nhân viên sẽ có động lực phấn đấu hơn. Thưởng đi
cùng với phạt là cách tốt để cổ vũ cả những người chăm chỉ và những người còn có
thái độ chưa đúng.



×