Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.14 KB, 93 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Hồng Đức, TS. Nguyễn
Văn Phượng - người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong tổ Văn
học Việt Nam, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Phòng Sau đại học Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, Ban lãnh đạo
Hệ thống Trung tâm Học Mãi đã hết sức tạo điều kiện, ủng hộ và giúp đỡ tôi
trong quá trình học.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014
Học viên

Trần Thị Ngọc Hà


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học và cuộc sống là vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là
con người. Bởi vậy mà những gì văn học phản ánh luôn là sự hướng về cuộc
sống con người với muôn mặt trắng đen, phải trái, tốt xấu, đúng sai để rồi từ
đó độc giả nhận ra chính mình trên từng trang viết. Bức tường ngăn cách giữa
con người trong trang sách với con người ngoài thực tại dường như ngày càng
mỏng hơn, điều đó cho thấy văn học đã chạm đến rất gần, rất thật với cuộc
đời rộng lớn, bao la chứa đựng nhiều điều sâu kín, khó nắm bắt.
Văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 là bản nhạc mà mọi giai điệu của nó
vang lên đều có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị hiếu, nhận thức của con


người. Bước vào một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc, khi mà cả thế giới
đang đổi thay từng ngày, người nghệ sĩ không thể bằng lòng với lối mòn xưa
cũ. Văn học thời kì này đã có sự lột xác cả về tư tưởng và nghệ thuật. Đó
chính là sự đổi mới về quan niệm hiện thực, quan niệm về con người, quan
niệm trần thuật… Một loạt các tên tuổi đình đám xuất hiện như Bảo Ninh,
Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương… đã tạo nên một bức tranh sinh hoạt văn
nghệ phong phú, đa dạng.
Nguyễn Huy Thiệp là cái tên mà mỗi khi nhắc đến chắc hẳn sẽ có
người tung hô ngợi ca và cũng có người lắc đầu mà quay lưng lại. Tháng 1
năm 1987, Những chuyện kể bất tận của thung lũng Hua Tát – tác phẩm đầu
tay của Nguyễn Huy Thiệp được ra mắt bạn đọc nhưng chưa gây được sự chú
ý của đông đảo độc giả. Phải chờ đến khi Tướng về hưu trình làng trên báo
Văn nghệ số 24 ra ngày 20 tháng 6 năm 1987 và đặc biệt là chùm truyện
Vàng lửa, Phẩm tiết, Kiếm sắc liên tiếp xuất hiện từ tháng 4 năm 1988 thì
Nguyễn Huy Thiệp mới thực sự tạo được dấu ấn khó phai trên văn đàn.
Nguyễn Huy Thiệp đã một thời làm cho văn giới tốn không ít giấy mực, thời

1


gian để mà khen, chê, bình phẩm. Suy cho cùng, cái mới bao giờ cũng phải
“dũng cảm” mà đương đầu với những dư luận xã hội bởi đó là môi trường tất
yếu để nó tồn tại và phát triển. Trong luận án tiến sĩ Những đổi mới của văn
xuôi Việt Nam sau 1975, Nguyễn Thị Bình đã khẳng định “ Sự xuất hiện của
Nguyễn Huy Thiệp như một hiện tượng lạ: Lối nói cộc lốc, sắc bén, câu văn
ngắn gọn, dồn dập, hạn chế tối đa liên từ… nén một năng lượng bùng nổ dữ
dội và trước hết làm rung chuyển lối văn mực thước trang trọng hoặc rào đón
đưa đẩy, ngòi bút tác giả này như không hề biết đến những thưa gửi kiểu
cách, những nghi thức nhiều khi khách sáo, mặc nhiên khẳng định tư thế bình

đẳng dân chủ giữa những con người với nhau. Lối văn đó phù hợp với cái
hiện thực đời thường mà anh mô tả”.
Dường như sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra “dòng xoáy
dư luận” (Nguyễn Thái Hòa) mạnh mẽ để rồi khi gấp trang văn của ông lại
người đọc vẫn thấy ám ảnh khôn nguôi bởi những gì nhà văn phản ánh ở
đời. Tranh cãi là có, khen chê là có, thậm chí là rất nhiều nhưng nói như
Nguyễn Kiên thì “ những người chê anh dữ dội cũng công nhận anh có
tài”. Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng, chính cách viết văn rất
đời, rất thật, rất thô tục ấy của Nguyễn Huy Thiệp mà giới văn nghệ sĩ đã
nung nấu trong mình nhiều “dự án lớn lao” để thay đổi chính mình, để
“không thể viết như cũ được nữa”.
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là những trang viết đầy suy tư, lo
lắng, đầy trăn trở về số phận con người trong thời kì mở cửa; về những giá trị
mong manh, dễ bị phá vỡ, dễ bị bôi bẩn trong đạo đức, lối sống của con người;
về vai trò của mỗi một nhà văn “ người chiến sĩ trở về từ lịch sử hào hùng để
viết những điều giản đơn của cuộc sống” trong một xã hội mà mọi thứ dường
như dễ bị xáo trộn, dễ bị đảo lộn nếu chúng ta không cố gắng để giữ gìn.

2


Xuyên suốt hành trình sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp, ta nhận thấy
nhà văn khai thác mọi đề tài trong đời sống xã hội, lịch sử, từ những vấn đề
về tình yêu, hôn nhân, gia đình đến những câu chuyện thầm kín, tận sâu trong
ngõ ngách tâm hồn mỗi con người giữa cuộc đời rộng lớn đa sự đa đoan. Tuy
một số câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp có “khơi gợi, động chạm” đến lịch
sử nhưng tất cả những gì nhà văn hướng tới là số phận và tính cách của con
người chứ không phải là sự nhìn nhận, đánh giá hay phán xét lịch sử. Những
vấn đề về đời tư, những phần chìm, góc khuất trong đời sống con người ở mọi
phương diện, mọi khía cạnh đã được nhà văn khai thác một cách triệt để nhất

bằng cảm hứng thế sự rất đời mà cũng rất nhân văn.Cảm hứng thế sự có thể
coi là đặc điểm nổi bật của văn xuôi sau 1975 và cũng là điểm nhấn trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp đã thực sự gây được tiếng vang
mạnh mẽ, đánh dấu sự tìm tòi, đổi mới không ngừng của nhà văn để tạo được
chỗ đứng cho mình. Sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chính là
ở cách viết hoàn toàn mới mẻ, dường như không lẫn với bất cứ nhà văn nào.
Ông vừa có sự đổi mới tìm tòi, song lại luôn tìm về “những giá trị truyền
thống”. Khó có nhà văn nào trong thời kì đổi mới lại được dư luận đánh giá
và quan tâm nhiều như Nguyễn Huy Thiệp. Ông liên tục ra mắt công chúng
với những tác phẩm gây tiếng vang như Tướng về hưu, Không có Vua, Kiếm
Sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết, Huyền thoại phố phường, Chảy đi sông ơi…
Năm 2001, trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Xuân Nguyên
cũng đã khẳng định “ … một hướng kết tinh đầy ấn tượng của thời kì đổi mới
văn học là sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp –
đó là thành quả của đổi mới”. [4,tr.5]. Nguyễn Huy Thiệp đã tạo được chỗ
đứng vững vàng cho mình trong làng văn bởi dù khen hay chê thì những câu

3


chuyện của ông, người ta vẫn nghiền ngẫm, vẫn đọc và chiêm nghiệm nó như
chiêm nghiệm về chính cuộc đời này. Những trang văn của Nguyễn Huy
Thiệp tràn đầy cảm hứng thế sự đời tư, ông nhìn nhận con người từ những
bản thể tự nhiên nhất, chân thật nhất dù người đó là ai trong cuộc đời này.
Như chính Nguyễn Huy Thiệp đã từng chia sẻ về viết văn: “ ... văn chương
chỉ là một bộ phận của đời sống mà thôi. Mà đã là đời sống thì phải đối xử
như đời thường. Huyễn hoặc chính mình,coi mình là thiên chức, nâng cái
nghiệp lên thành thần bí thì ắt sinh ra chứng coi thường bạn đọc. Nhân vật,

sự kiện trong câu chuyện của tôi chỉ là những mảng, những khối của cuộc
sống. Tôi cho chúng tiềm nhập một cách tự nhiên. Truyện của tôi kết thúc
thường không có hậu.” [5, tr.26] Trước những sự xấu xa, đồi bại, tha hóa của
con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Đông La đã có những nhìn
nhận, đánh giá một cách thẳng thắn: “ Nguyễn Huy Thiệp đã xé toạc cái
khách sáo của con người ở chốn đông đúc ấy để viết về cái lõi tâm lí, cái tâm
lí thật, cái tôi của con người. Từ cái cao cả đến cái thấp hèn, từ phù du ảo
huyền đến thông tục. Đó là những ao ước, khát khao, những toan tính mưu
mô, kể cả những ham muốn bản năng… Nhiều khi anh đẩy đến tận cùng
khiến người đọc phải e ngại.” [4, tr.132] Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến
cũng đã bày tỏ sự đồng tình và thấu hiểu với Nguyễn Huy Thiệp khi ông phơi
ra ánh sáng những phần chìm, góc khuất trong đời sống con người: “Nói về
sự đốn mạt, hèn kém của con người, câu văn của Nguyễn Huy Thiệp thường
man mác cảm giác tê tái. Đằng sau cảm giác này là nỗi đau nhân tình. Một
nỗi đau âm thầm, lặng lẽ nhưng sâu sắc… Ngòi bút trào phúng của Nguyễn
Huy Thiệp vừa trào phúng vừa xót xa.” [4, tr.14] Hiện lên trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp là cuộc sống từ thành thị đến nông thôn, miền núi với bao
cảnh đời, bao số phận, bao kiếp người, bao gia đình… với những cách nghĩ,
cách sống khác nhau, muôn hình muôn vẻ.

4


Tuy cảm hứng thế sự - đời tư là cảm hứng chủ đạo trong văn xuôi sau
1975 và đó cũng là cảm hứng thể hiện rõ trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp nhưng chưa có một đề tài cụ thể nào đề cập đến vấn đề này. Có thể kể
đến một số công trình quan trọng khi nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp như Tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp – Châu
Hồng Thủy (1989), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – Nguyễn Thị
Thu Hiền (2001), Con người tự nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp –

Lê Thị Hằng (2009), Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp qua ngôn ngữ hội thoại của Đoàn Văn Hân (2012)…
Nhận thấy sự hấp dẫn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất phát
từ cảm hứng thế sự, lấy chất liệu từ hiện thực đời sống hàng ngày, chúng tôi
đã mạnh dạn đi tìm những cái mới cho một cánh cửa vốn đã được mở từ lâu,
vốn đã nhiều người quan tâm và tìm hiểu trong văn xuôi Việt Nam sau 1975.
Lựa chọn đề tài Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
chúng tôi muốn đưa đến người đọc tất cả những gì chân thật nhất, sâu kín nhất
trong thế giới nhân vật của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Từ những sáng tác
về đề tài lịch sử đến những sáng tác về đề tài cuộc sống hôn nhân, gia đình, mối
quan hệ bạn bè, tình yêu… Nguyễn Huy Thiệp đều đưa đến cho độc giả cái nhìn
đầu lo âu, bất trắc về “muôn sự ở đời” mà đặc biệt là những đổi thay chóng mặt
của đời sống xã hội trong thời kì mở cửa, hội nhập với thế giới.
3. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
Triển khai đề tài trên, chúng tôi tập trung vào khai thác hầu hết các
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ở các mảng:
- Những truyện ngắn viết về đề tài hôn nhân, gia đình, xã hội, tình
yêu… tiêu biểu như Tướng về hưu, Không có vua, Muối của rừng, Tâm hồn
mẹ, Chảy đi sông ơi, Cún, Huyền thoại phố phường, Những người thợ xẻ,
Con gái thủy thần, Những ngọn gió Hua Tát, Trương Chi…

5


- Những truyện ngắn viết về đề tài văn hóa, lịch sử như Phẩm tiết,
Vàng lửa, Kiếm Sắc, Nguyễn Thị Lộ, Chút thoáng Xuân Hương, Thương cho
cả đời bạc…
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ đặt truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp trong tương quan so sánh với một số truyện ngắn của các nhà văn khác
để từ đó có thể đi sâu hơn vào cảm hứng thế sự đời tư trong truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó,
những phương pháp sau đây có chức năng quan trọng hơn cả:
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Ngoài ra, các thao tác phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp... cũng
thường xuyên được vận dụng trong quá trình nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
Cảm hứng thế sự là xu hướng sáng tác chủ đạo của văn học Việt Nam
sau 1975, bởi thế mà đây là vấn đề đã được khai thác khá nhiều. Tuy nhiên, ở
luận văn Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi hi
vọng sẽ khai thác được những vấn đề mới mẻ, sâu sắc và thật sự có ý nghĩa để
những người yêu thích văn học hiểu hơn về Nguyễn Huy Thiệp cũng như yêu
hơn văn học nước mình.
Nhận thấy việc khám phá, tìm hiểu những điều đã được soi đi chiếu lại
từ nhiều góc độ khác nhau là một công việc khó khăn, song, chúng tôi rất hy
vọng mình sẽ tìm được cái mới trong những điều không hề mới. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương
Chương I: Khái quát về cảm hứng thế sự
Chương II: Các phương diện biểu hiện cảm hứng thế sự trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp
6


Chương III: Phương thức nghệ thuật thể hiện cảm hứng thế sự trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp


7


NỘI DUNG

Chương I: Khái quát về cảm hứng thế sự
1.1 Khái niệm cảm hứng, cảm hứng chủ đạo, cảm hứng thế sự
1.1.1 Khái niệm cảm hứng
Cảm hứng chính là yếu tố mang lại cảm xúc cho tác phẩm văn học.
Theo giáo trình Lí luận văn học tập 1 Văn học – Nhà văn – Bạn đọc thì cảm
hứng chính là trạng thái tâm lí then chốt và bao trùm trong sáng tác văn học.
Nhu cầu bộc lộ, giải thoát tình cảm cộng với năng lực tưởng tượng dẫn đến
trạng thái sẵn sàng sáng tạo của nhà văn được gọi là cảm hứng.
Cảm hứng, theo tiếng Hy Lạp là pathos, thể hiện một tình cảm sâu sắc,
nồng nàn, một trạng thái hưng phấn cao độ về tư duy. Cảm hứng sáng tạo của
văn nghệ sĩ phải mãnh liệt, dồi dào với những giây phút thăng hoa về cảm xúc
để rồi cho ra những tác phẩm văn học để đời. Nói như Nguyễn Quýnh: “
Người làm thơ không thể không có hứng, cũng giống như tạo hóa không thể
không có gió vậy… Tâm người ta như chuông như trống, hứng như chày và
dùi. Hai thứ đó gõ, đánh vào chuông trống khiến chúng phát ra tiếng; hứng
đến khiến người ta bật ra thơ, cũng tương tự như vậy.” [22, tr.103]
Cảm hứng là một trạng thái tâm lí căng thẳng nhưng say mê khác thường.
Sự căng thẳng của ý chí và trí tuệ, sự dồi dào về cảm xúc, khi đạt đến sự hài hòa,
kết tinh, sẽ cháy bùng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt họ đến
những mục tiêu da diết bằng con đường gần như trực giác, bản năng. Chính cảm
hứng trong quá trình sáng tác đã khiến cho các nhà văn “hạ bút như thần”, mang
đến hiệu quả vượt bậc trong quá trình lao động nghệ thuật.
Có nhiều cách lí giải khác nhau về cảm hứng. Theo duy tâm thì đó là
giây phút thần trợ, trợ giúp của thần linh. Theo duy vật thì đó là sản phẩm

của một quá trình tích lũy, dồn nén về cảm xúc, về ý tưởng. Trong tác phẩm tự
sự thì cảm hứng được toát lên từ chính quá trình miêu tả tính cách, số phận
nhân vật của nhà văn còn trong tác phẩm kịch, cảm hứng được thể hiện thông
8


qua những xung đột kịch. Cảm hứng là sản phẩm chủ quan của nhà văn
nhưng nhiều lúc nó cũng cần những hoàn cảnh khách quan, những tác động
không nhỏ của cuộc sống xung quanh mỗi nhà văn, nhà thơ.
Nhà phê bình Nga Belinski nói: “Tư tưởng thơ, đó không phải là phép
tam đoạn thức , không phải là giáo điều, không phải là quy tắc, mà là một
ham mê sống động, đó là cảm hứng”. Cảm hứng được hiểu là một tình cảm
mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động. Điều
đó cho thấy cảm hứng chính là một phần quan trọng trong tư tưởng của mỗi
tác phẩm văn học.
Cảm hứng trong tác phẩm văn học là niềm say mê khẳng định chân lí,
lí tưởng, phủ định mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca, đồng
tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối,
các hiện tượng tầm thường. Và đó chính là trạng thái then chốt, bao trùm
trong các sáng tác văn học.
1.1.2 Cảm hứng chủ đạo
Theo Từ điển thuật ngữ văn học [21, tr.44] cảm hứng chủ đạo là trạng
thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với
một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc
của những người tiếp nhận tác phẩm. Bê-lin-xki coi cảm hứng chủ đạo là
điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó
“biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư
tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành.
Lí luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội
dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được

mô tả. Cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm.
Cảm hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần
nhất định, thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm.
Với Hegel, cảm hứng chủ đạo là tinh thần thời đại xuất hiện trong một
cá nhân. Cảm hứng chủ đạo cần được hiểu là tình cảm xã hội của thời đại

9


xuất hiện trong tác phẩm. Người ta thường nói tới cảm hứng yêu nước, cảm
hứng công dân, cảm hứng nhân loại, cảm hứng anh hùng, chính là nói đến
những tình cảm mang lí tưởng lớn chi phối sự đánh giá trong tác phẩm văn
học. Những cảm hứng đó phải mang nội dung của lịch sử, giai cấp cụ thể và
không phải mọi tình cảm nào cũng có thể dấy lên được cảm hứng. Cảm hứng
chính là những rung động trong tâm hồn của mỗi người nghệ sĩ và chỉ có
những tư tưởng lành mạnh, tiến bộ, nhân văn của thời đại mới dấy lên được
những cảm hứng nghệ thuật đích thực.
Đến với mỗi một sáng tác văn học, người đọc không thể “sơ ý” mà bỏ
qua cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Bởi đó chính là yếu tố đang chi phối
sự thống nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống nghệ thuật biểu
cảm của tác phẩm.Với mỗi một dạng cảm hứng khác nhau, người đọc cần
nhìn nhận từ nhiều góc độ: hiện thực cuộc sống, phong cách của mỗi nhà
văn... Đây là điểm quan trọng và cần được quan tâm thấu đáo trong mỗi
tác phẩm văn học.
1.1.3 Cảm hứng thế sự
Trong cuộc đời mỗi người nghệ sĩ, cảm hứng sáng tác luôn được coi là
một phần quan trọng, tất yếu để tạo nên điểm nhấn của mỗi tác phẩm văn học.
Cảm hứng ấy một phần xuất phát từ thời đại mà tác giả đang sống, đang gắn
bó và phản ánh nó.Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng rất lớn đến hành trình sáng
tạo của mỗi nhà văn, và đó cũng là cơ sở để độc giả hiểu hơn về tác phẩm.

Cùng mang một cảm hứng, cùng trong một thời đại văn học nhưng ở mỗi nhà
văn lại có hướng khai thác khác nhau. Chính điều đó đã tạo nên bức tranh văn
học muôn hình vạn trạng, thật đa dạng và phong phú.
Cảm hứng thế sự là sự xúc động, ám ảnh, những cảm nghĩ về con
người, thế thái nhân tình, về cuộc đời và sự đổi thay của cuộc đời. Đó còn là
cảm hứng về cuộc sống đời thường, về con người của thực tại, về những gì
đang diễn ra xung quanh con người. Những tác phẩm mang cảm hứng thế sự
10


thường hướng đến sinh hoạt hàng ngày của con người; chú ý khẳng định giá
trị thẩm mĩ của cái đời thường; khám phá mọi phức tạp, éo le, cái cao quý,
thấp hèn trên hành trình đi tìm sự sống và hạnh phúc của con người.
Cảm hứng thế sự tìm đến hiện thực con người, quy chiếu về số phận
con người với những quan hệ xung quanh sự tồn tại của nó, phát hiện “những
vấn đề tự nó”. Với cái nhìn thế sự, đời sống riêng của cá nhân, kinh nghiệm
cá nhân mới được coi là đối tượng khám phá chủ yếu của tác phẩm văn học.
Cuộc sống con người khi được soi chiếu từ góc nhìn thế sự - đời tư sẽ
trở nên rõ nét hơn, chân thực hơn, sống động hơn. Qua đó, độc giả sẽ được
hòa mình vào những điều rất thật của cuộc đời.
1.2 Cảm hứng thế sự trong văn xuôi Việt Nam sau 1975
1.2.1 Đôi nét về cảm hứng thế sự trong văn học Việt Nam
Trong văn học trung đại, cái tôi trữ tình thường không được thể hiện
mạnh mẽ, cá tính mà thường ẩn nấp, hòa vào cái ta rộng lớn. Xã hội phong
kiến hà khắc với nhiều phép tắc, lễ nghi với những tam cương ngũ thường đã
khiến cho con người ta không được sống là chính mình, không được bộc lộ
những điều riêng tư.
Tuy nhiên, vẫn có không ít những bài thơ bộc lộ nỗi lòng thầm kín về
cuộc đời, về con người. Cảm hứng thế sự trong văn học Việt Nam biểu hiện
khá rõ nét từ văn học cuối thời Trần. Khi triều đại nhà Trần có những biểu

hiện suy thoái là lúc văn học hướng tới phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh
cuộc sống đau khổ của nhân dân lam lũ, lầm than. Cảm hứng thế sự lúc này là
nỗi buồn về nhân tình, thế thái, về thói đời đen bạc. Những tác phẩm thể hiện
cảm hứng thế sự ở giai đoạn này không thật rõ nét, tuy nhiên nó cũng đã góp
phần mang lại cho văn học trung đại một phong thái mới. Đó là tâm trạng cá
nhân cô đơn, buồn bã, trống vắng và thất vọng trước cuộc đời đầy biến động.
Tiêu biểu cho cảm hứng thế sự trong văn học trung đại phải kể đến các tác giả
như Đặng Dung, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Tú

11


Xương… với những vần thơ đầy tâm sự về đời, về người. Trong Cảm hoài,
Đặng Dung viết:
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhậm hàm ca.
Đó là những dòng thơ thể hiện tâm trạng day dứt, băn khoăn của nhà
thơ trước cuộc đời. Tâm trạng ấy được bộc lộ qua sự hữu hạn của đời người
với cái vô hạn của cuộc đời đa sự, đa đoan: cuộc đời này thật rộng lớn, bao la,
cái nợ công danh còn chưa trả được mà cái già đã đến đầu.
Cảm hứng thế sự cũng đã trở thành nội dung lớn trong sáng tác của
Nguyễn Bỉnh Khiêm qua những bài thơ viết về nhân tình thế thái. Lê Hữu
Trác viết Thượng kinh kí sự, Phạm Đình Hổ viết Vũ trung tùy bút… Hay bức
tranh về đời sống nông thôn qua thơ Nguyễn Khuyến, bức tranh về xã hội
thành thị trong thơ Tú Xương... cảm hứng thế sự trong văn học trung đại đã
góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực giai đoạn sau. Cuộc
sống qua góc nhìn của các nhà thơ trung đại là một xã hội thật giả, tốt xấu,
trắng đen lẫn lộn mà giá trị của con người dường như quá bé nhỏ trước cuộc
đời. Nói về thế sự nhưng không quá gay gắt mà nhẹ nhàng, thâm thúy, sâu
cay bởi thời thế không cho người ta thể hiện mình quá với những “quy định

khắt khe” của thời đại.
Cảm hứng thế sự trong văn học trung đại mang một đặc trưng riêng.
Con người trung đại là cái ta phi ngã, là đối tượng khách thể chứ không phải
là đối tượng chủ thể, con người được đặt trong thế đối sánh với tự nhiên, con
người thường day dứt trước sự vĩnh hằng của thời gian và sự hữu hạn của
cuộc đời, để từ đó suy nghĩ về mình, về con người, về thời thế. Cái tôi cá
nhân không được bộc lộ một cách mạnh mẽ, quyết liệt mà âm thầm, bền bỉ
cháy giữa dòng đời chảy trôi.
Trong văn học hiện đại Việt Nam, cảm hứng thế sự cũng được thể hiện
khá rõ nét trên cả thể loại tự sự và trữ tình. Đầu thế kỉ XX, hoàn cảnh xã hội
có nhiều thay đổi, sự ra đời của chữ quốc ngữ, những ảnh hưởng của lối sống

12


mới buổi giao thời đã khiến cho những người cầm bút lúc bấy giờ có nhìn
nhận khác về vấn đề sáng tác. Văn học không gò bó theo quan niệm “văn dĩ
tải đạo, thi dĩ ngôn chí” mà đã đến gần hơn với cuộc sống con người. Các nhà
văn, nhà thơ đã nhìn thẳng vào cuộc sống hiện tại để cảm nhận những cái rất
đời, rất người và cũng là để họ hiểu hơn về nhân tình, thế sự. Cảm hứng thế
sự trở thành xu hướng khá phổ biến trong tiểu thuyết đầu thế kỉ XX. Các nhà
văn tập trung phản ánh về vấn đề đạo đức, lối sống buổi giao thời, về sự thống
trị của giai cấp phong kiến,về cuộc sống kinh tế còn nghèo nàn, khó khăn và
đầy thiếu thốn của dân tộc. Hoàn cảnh sống dẫn đến con người ta bế tắc và
bất lực, những cái xấu xa, bỉ ổi tràn lan trong xã hội như nạn dịch không dễ gì
“tiêu diệt” được.Thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
hầu hết đều hướng tới thực trạng xã hội, tới những vấn đề “nổi cộm” đó trong
cuộc sống con người.
Cảm hứng thế sự không phải chỉ xuất hiện trong văn học thời bình, khi
con người ta có thời gian để chiêm nghiệm, để kiếm tìm mọi ngóc ngách của

đời sống. Văn học của những năm 1945 – 1975 vẫn mang hơi hướng của cảm
hứng thế sự, tuy không phải là cảm hứng chủ đạo. Trong chiến tranh, văn học
mang một nhiệm vụ lớn lao là phản ánh con người với mọi hoạt động, mọi tư
tưởng đều hướng về phục vụ cuộc đấu tranh, góp sức mình vào sứ mệnh thực
hiện những nhiệm vụ cao cả của toàn dân tộc. Những vấn đề thế sự có một
chỗ đứng nhất định nhằm để phản ánh những quan hệ đấu tranh trong nội bộ
xã hội, những tình thế phức tạp trong quan hệ đời sống. Con người ta dù sống
trong hoàn cảnh nào thì cũng vẫn bị chi phối bởi sự đa diện của cuộc đời, bởi
những mâu thuẫn, những va chạm, những sai lầm khó tránh khỏi. Nhìn ra
được điều đó để điều chỉnh và khắc phục tức là đã góp một phần không nhỏ
cho cuộc chiến lâu dài của toàn dân tộc. Văn học thời chiến vẫn có không ít
những sáng tác phản ánh hiện thực nghiệt ngã của chiến tranh, thân phận con

13


người trong chiến tranh, về cuộc sống của cả người ra trận lẫn người ở hậu
phương. Vì vậy, có thể nói yếu tố thế sự có một sự liên hệ nhất định với chủ
đề chính trị thuộc phạm vi lịch sử - dân tộc.
Điều đó cho ta thấy, những câu chuyện về thế sự - đời tư luôn luôn
được văn học quan tâm sâu sắc bởi suy cho cùng, điều mà văn học thời đại
nào cũng quan tâm, cũng phản ánh không có gì vượt xa đời sống con người.
1.2.2 Cảm hứng thế sự đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong văn
học Việt Nam từ sau năm 1975
Hai cuộc chiến tranh vệ quốc qua đi với bao mất mát, hi sinh và những
nỗi đau vẫn còn ở lại. Văn học thời kì kháng chiến đã làm tốt vai trò của mình
với chủ trương mỗi nhà văn là một chiến sĩ trên mặt trận giải phóng dân tộc.
Dường như cái tôi cá nhân của mỗi con người chỉ còn là một chấm nhỏ trên
trang giấy cuộc đời, nhường chỗ cho hai chữ cộng đồng, cho cảm hứng sử thi.
Những vấn đề thường nhật trong cuộc sống con người giờ không phải là điều

quan trọng và “chủ chốt” của văn học nữa. Văn học tập trung cho nhiệm vụ
của quốc gia, dân tộc để thực hiện sứ mệnh cao cả là mang lại độc lập, tự do
cho đất nước, cho nhân dân. Người ta sống là vì lí tưởng chung cao đẹp ấy
chứ không phải vì những lợi ích “nhỏ nhoi, riêng lẻ” của mỗi người.
Văn học kháng chiến đã xây dựng những “gương mặt điển hình”,
những “khuôn vàng thước ngọc” tiêu biểu cho lớp người dám hi sinh tất cả
cho sự nghiệp chung, những con người sống hòa mình vào khí thế khẩn
trương, sôi nổi trên khắp các mặt trận. Những số phận riêng tư, cá nhân được
“đào sâu chôn chặt”, ít ai quan tâm, ít ai nhắc đến. Đó có lẽ không phải là
điều đáng buồn bởi hiện thực kháng chiến cần sự hưởng ứng toàn dân, toàn
quân và mỗi người cần phải hi sinh cái tôi cá nhân của mình vì mục đích cao
cả của dân tộc. Xu hướng sáng tác trong giai đoạn 1945 – 1975 là cảm hứng
sử thi xuyên suốt trên từng trang viết. Các nhà văn tập trung cho việc “đi tìm
những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người” để xây dựng những hình

14


tượng cao đẹp và tiêu biểu. Mỗi nhà văn lúc này hướng cây bút của mình tới
mặt trận chiến đấu đầy khói lửa, bom đạn và khốc liệt ngoài kia để ai ai cũng
cảm thấy hào hứng, thấy phấn chấn khi mình là người chiến sĩ trên mặt trận
gian khổ ấy của toàn dân tộc.
Văn học Việt Nam đã có nhiều thay đổi từ sau 1975 khi quan niệm về
nhà văn, về hiện thực, về con người … đã thay đổi. Tuy nhiên, “trượt theo
quán tính cũ”, văn học hậu kháng chiến ở giai đoạn từ 1975 đến trước 1986
vẫn gắn với truyền thống cũ, lấy lịch sử làm hệ quy chiếu với đề tài những
người lính trở về từ mặt trận để hòa nhập vào cuộc sống đời thường. Những
sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn này như Lửa từ những ngôi
nhà, Miền cháy, kí sự Miền đất lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kỳ Lân, Năm 75
họ đã sống như thế của Nguyễn Trí Huân… mặc dù đã có sự quan tâm đến số

phận con người nhưng vẫn không tránh khỏi “mô hình” của văn học kháng
chiến. Tuy nhiên đây cũng là điều dễ hiểu bởi “bước ra khỏi cuộc chiến tranh
cũng đòi hỏi con người ta phải có bản lĩnh như bước vào một cuộc chiến
tranh”, những thói quen cũ (dù tốt hay xấu, dù tích cực hay tiêu cực) cũng
phần còn tồn tại khi anh đang ngấp nghé bên bờ thay đổi và làm mới mình.
Mọi sự thay đổi phải chờ một thời cơ thích hợp, “một phát súng lệnh có sức
công phá dữ dội” nhất.
Đại hội Đảng VI là “lời thúc giục mạnh mẽ” đối với các nhà văn đương
thời để thay đổi nền văn học nước nhà, để chệch ra khỏi quỹ đạo của nền văn
học sử thi vốn đã tồn tại bao lâu nay. Khi đất nước bước vào thời kì đổi mới
thì sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi chúng ta phải nhìn
nhận lại nhiều điều.
Nguyễn Minh Châu cũng đã mạnh dạn kêu gọi “ hãy đọc lời ai điếu
cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” để mỗi trang văn của anh được gần
hơn với cuộc đời để người đọc không nghĩ rằng anh vẫn đang cố tình “cài
hoa, kết lá” cho hiện thực cuộc sống đầy phũ phàng, nghiệt ngã. Nguyễn

15


Minh Châu từng tâm sự “ Bây giờ ta phải chiến đấu cho quyền sống toàn dân
tộc, sau này ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người, làm sao
cho con người ngày càng tốt đẹp. Chính cuộc chiến đầu ấy mới lâu dài”.
Quan tâm đến số phận con người và chú trọng xây dựng nhân tố con người đã
là kim chỉ nam cho sáng tác văn học thời kì đổi mới. Một thời kì mới đã mở
ra cho văn học nước nhà, và mỗi nhà văn sẽ là một người chiến sĩ trên mặt
trận đổi mới, đổi mới chính mình để tồn tại được trong lòng độc giả. Sẽ không
còn tư tưởng “bơi cùng đồng đội thì cảm thấy an toàn và vui vẻ” (Nguyễn
Khải) nữa, mỗi cá nhân phải tự bứt phá để “vượt lên chính mình”, để đi tìm
một chỗ đứng giữa cuộc đời nhiều xô bồ, bon chen.

Khuynh hướng sử thi nhạt dần và cảm hứng thế sự - đời tư chính là
lăng kính rõ nét nhất để soi chiếu muôn mặt của đời sống con người. Đó cũng
chính là cảm hứng chủ đạo của văn học thời đổi mới, là quy luật tất yếu của
sự vận động và phát triển của văn học.
Từ sau 1975, vấn đề đổi mới trở thành yêu cầu bắt buộc phải có đối với
mỗi người nghệ sĩ. Nếu anh không làm mới mình, nếu anh chỉ bằng lòng với
những gì anh đang có, văn học nước anh đang có thì chắc hẳn bạn đọc sẽ
quay lưng lại với anh để đi tìm những cái mới mẻ và hấp dẫn họ. Bởi thế mà
chúng ta đã được chứng kiến bước thay đổi ngoạn mục của văn học nước nhà
khi hàng loạt các nhà văn ra mắt bạn đọc những tác phẩm ấn tượng, để lại
nhiều dấu ấn của sự mới lạ. Văn học mà đặc biệt là lĩnh vực văn xuôi đã có
nhiều thành tựu đặc sắc. Người ta không ngừng nhắc đến tên những Lê Minh
Khuê, Lê Lựu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Khắc Trường khi họ đã tự biết
làm mới mình so với trước đây. Nhưng có lẽ nhắc đến nhiều hơn cả phải là
lớp nhà văn mới với những Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp,
Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Bình Phương...
những người trẻ về tuổi nghề nhưng lại tạo được ấn tượng rõ rệt về một quan
niệm thẩm mĩ mới trong văn chương. Cái mới ấy xuất phát từ cái nhìn trực
16


diện vào cuộc sống hàng ngày để phản ánh nó theo đúng những gì nó đang có
và đang diễn ra. Cái hiện thực ấy không hề được tô vẽ mà nó trần trụi đến
đáng sợ và đáng phải suy ngẫm. Bức tranh cuộc sống hiện ra với muôn mảng
màu để người đọc nhận ra rằng cuộc sống chẳng hề dễ dãi, đơn giản như
chúng ta nghĩ, ở đó luôn ẩn chứa cái tốt lẫn với cái xấu xa, cái trung thực lẫn
với cái giả dối mà sống là con người phải biết chấp nhận nó.
1.2.3 Sự xuất hiện của cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp là một tất yếu logic – lịch sử
Xuất hiện trong dòng chảy văn học sau 1975, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo

được một vị trí khá vững chãi trên văn đàn khi đem đến cho người đọc những
câu chuyện mới mẻ và ý nghĩa. Cái mới mẻ và ý nghĩa ấy tuy đã từng có
nhiều tranh luận trái chiều nhưng chúng ta không thể không công nhận sức
hút của Nguyễn Huy Thiệp khi người ta liên tục bình luận, khen chê, đánh giá
truyện ngắn của ông trên nhiều phương diện khác nhau. Xuyên suốt trong
hành trình sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp là những câu chuyện về cuộc sống
con người ở nơi thành thị, chốn nông thôn, miền sơn cước. Ở đâu trong cuộc
sống từ miền xuôi đến miền ngược ấy đều ẩn chứa những khát khao, những
tham vọng và cả những thấp hèn, những lừa lọc, dối trá trong mỗi con người.
Cuộc đời không phải lúc nào cũng “hài hòa, đẹp và đáng yêu” mà đầy rẫy
những bất công, những cạm bẫy mà con người ta dù vô tình hay cố ý thì cũng
đã đẩy mình vào vòng xoáy đó mà không tìm được lối ra. Đã từng đi đến
nhiều mảnh đất khác nhau trên khắp mọi miền đất nước, từng được tiếp xúc
với nhiều loại người nên ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp trở nên nhạy bén, có
sức ám ảnh lớn đối với độc giả.
Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi các
nhân vật của ông là những “con người thật với những ham mê và dục vọng
tầm thường tình, những nỗi khắc khoải về số phận và những tình cảm yêu
ghét, tức giận thông thường”. Nằm trong tiến trình vận động của văn học thời

17


kì đổi mới, các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp được soi chiếu dưới góc nhìn
của cảm hứng thế sự - đời tư để mỗi cuộc đời, mỗi số phận được hiện lên với
những gì chân thật nhất, sống động nhất. Đó là những con người trở về từ hào
quang rực rỡ của chiến tranh trở nên lạc lõng giữa cuộc sống đời thường xô
bồ, giả tạo (Tướng về hưu), những con người đầy tham vọng, lừa đôi và tàn ác
như Thủy, như Đoài…, đó còn là những ước mơ, những khát khao hết sức đời
thường của mỗi người trong cuộc sống (Muối của rừng, Những người thợ xẻ,

Con thú lớn nhất...), hay những vĩ nhân của lịch sử dưới ánh nhìn của cuộc
sống đời thường (Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Mưa Nhã Nam, Nguyễn Thị
Lộ)... Con người trở nên nhỏ bé trước cuộc sống rộng lớn, bao la nhiều lừa
lọc, dối trá. Người ta cứ mải mê kiếm tìm những điều huyễn hoặc của cuộc
sống mà quên đi những giá trị căn bản của đời người. Và rồi cuộc sống đã dạy
cho họ biết bao bài học quý giá mà không sách vở nào thay thế được (Những
bài học nông thôn, Con gái thủy thần, Chảy đi sông ơi...). Nguyễn Huy Thiệp
đã đem đến cho người đọc biết bao cảm nhận mới mẻ và sâu sắc về đời, về
người để rồi chúng ta nhận thấy những giá trị đạo đức bị đảo lộn, sự gắn kết
giữa những con người dưới một mái nhà là con số không tròn trĩnh và đáng sợ
(Không có vua), người ta có thể làm những điều ti tiện và hèn hạ nhất để thỏa
mãn những đòi hỏi rất “con” trong mỗi người (Những người thợ xẻ, Huyền
thoại phố phường, Giọt máu...) Cuộc sống chưa bao giờ là đơn giản và xuôi
chiều khi ẩn chứa trong nó là bao xô bồ, bụi bặm. Nguyễn Huy Thiệp đã
vạch trần những toan tính đó của mỗi nhân vật và để cho họ bộc lộ mình
một cách tự nhiên mà không cần phải che đậy bằng bất cứ vỏ bọc nào.
Mỗi chúng ta không khỏi chua xót trước thực trạng cuộc sống mà nhà văn
đưa lên trang viết. Điều đó không hẳn là xa lạ đối với mỗi người nhưng
giữa cuộc sống xô bồ hối hả, chúng ta dường như không có thời gian quan
tâm đến cuộc sống xung quanh hoặc đôi khi chưa đủ trải nghiệm để nhận

18


thấy những điều tồi tệ của cuộc đời. Để rồi, khi đọc những trang văn rất
đời ấy, mỗi người không khỏi ngạc nhiên, thảng thốt về sự tha hóa, biến
chất đến đáng sợ của con người.

19



Chương II: Các phương diện biểu hiện cảm hứng thế sự
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Hiện thực cuộc sống dưới góc nhìn đầy gai góc và khốc liệt
2.1.1 Niềm tin mong manh của con người trước cuộc đời đầy dối
2.1

trá, lừa lọc
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh đầy khốc liệt và những mất mát hi sinh,
con người ta trở về với cuộc sống đời thường với bao lo toan cơm áo gạo tiền.
Mỗi thời đại là mỗi khác nhau nhưng suy cho cùng cuộc sống con người với
những hỉ nộ ái ố, với những lo toan, tính toán, với chuyện tình yêu, hôn nhân,
gia đình, danh vọng, sự nghiệp... luôn là đề tài được văn học phản ánh, quan
tâm. Ba mươi năm chiến tranh, con người ta sống trong mưa bom, bão đạn,
trong sự hi sinh cao cả mà chẳng hề nghĩ đến bản thân mình. Con người của
thời chiến dường như vô tư mà sống với niềm tin do chính họ xây dựng. Mối
quan hệ giữa con người với con người là tình đồng đội, đồng chí nhiều nghĩa
cử cao đẹp. Nhưng trở về với đời thường, khi ánh hào quang của chiến thắng
rực rỡ đã tạm lắng xuống, con người ta mới trở nên bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc
đời. Hiện thực cuộc sống có quá nhiều những điều không đơn giản như người
ta vẫn nghĩ. Nói như Nguyễn Minh Châu thì trong mỗi con người luôn có cả
“thiên thần lẫn ác quỷ, rồng phượng lẫn rắn rết” và trong cuộc sống có biết
bao điều là dối trá, lừa lọc, phản trắc, vô ơn. Những năm đầu sau chiến tranh,
khi đất nước còn nghèo đói và nhiều hệ lụy, mỗi con người dường như đang
“vật lộn” trong vòng xoáy cuộc đời để tìm cho mình con đường tồn tại. Chiến
tranh đã để lại vô vàn những vết thương trong lòng người, để lại sự “đổ nát”
đầy đau đớn và sợ hãi. Cuộc sống thời hậu chiến là bức tranh hỗn độn mà
nhìn vào đó người ta không khỏi lo lắng, hoang mang. Viết về cuộc sống con
người sau chiến tranh, các nhà văn đã đi sâu vào những cay cực, khốn khó


20


trong từng nếp nhà, từng con người để lột tả tất cả những gì chân thật nhất và
đời nhất. Ba mươi năm đấu tranh không mệt mỏi, con người ta luôn mơ về
một cuộc sống bình yên và hạnh phúc thời bình. Nhưng điều đó là khó khi đất
nước còn chưa kịp hồi sinh, những vết thương sâu vẫn chưa kịp lành.
Cũng như các nhà văn khác cùng thời, Nguyễn Huy Thiệp đã nói lên
bao khát vọng, bao ước mơ của mỗi con người giữa cuộc đời rộng lớn, đa sự
đa đoan. Họ tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống nhưng niềm tin đó
dường như mong manh, dễ vỡ khi cứ đi tìm cái đẹp thì họ chỉ bắt gặp những
điều xấu xa, lừa lọc, dối trá của cuộc đời. Người ta cứ tin vào một sức mạnh
thần thánh nào đó sẽ cứu rỗi tâm hồn và cuộc sống của chính mình nhưng họ
có biết đâu đó chỉ là một giấc mơ thoáng qua và để lại muôn vàn những niềm
đau trong mỗi người. Huyền thoại về con trâu đen mang lại sức mạnh và may
mắn cho con người đã khiến cho nhân vật tôi trong Chảy đi sông ơi bao lần
tìm kiếm với niềm tin thiêng liêng, kiên định của tuổi trẻ. Con trâu đen là điều
kì diệu của cuộc sống, giúp con người ta “có sức mạnh phi thường, bơi lặn
dưới nước giỏi như tôm cá”. Nhưng rồi cậu bé ở bến Cốc ấy đã cảm thấy thất
vọng ê chề khi “ở bến Cốc này thì chuyện giết người ăn cướp có thực, ngoại
tình có thực, cờ bạc có thực, còn chuyện trâu đen là giả” . Càng xót xa hơn
khi hành trình đi tìm những điều tốt đẹp ấy được đáp lại bằng sự đối xử quá
tàn nhẫn, lạnh lùng của người đời. “Một nỗi hoảng hốt lạnh buốt lướt trong
tim óc. Tôi gào thất thanh kêu cứu. Chân tôi cứng đờ, đau buốt lạ lùng. Tôi
chìm xuống nước. Tôi bỗng hoảng sợ điên cuồng vì nhớ những người đánh cá
có lệ không cứu những ai chết đuối…” Sự tàn nhẫn ấy của đồng loại đủ sức
giết chết niềm tin trong nhân vật tôi về cuộc đời này nếu như không có lời nói
đầy dịu dàng, thương cảm của chị Thắm: “ Đừng trách họ thế. Có ai yêu
thương họ đâu. Họ đói mà ngu muội lắm.” Phải chăng cái đói, cái khát của
cuộc sống đầy vất vả, nhọc nhằn đã giết chết những điều tốt đẹp ẩn chứa


21


trong tâm hồn mỗi con người. Để rồi tận sâu trong đáy lòng họ không có một
chút gì là mảy may thương xót khi cái chết đã cận kề. Đời là thế nên ai rồi
cũng phải sống, như con sông kia vẫn đang mải miết chảy về đâu mà quên đi
những phiền muộn, những khổ đau, bất hạnh của đời:
Chảy đi sông ơi
Băn khoăn làm gì?
Rồi sông đãi hết
Anh hùng còn chi?...
Cuộc sống thời bình đầy khốn khó và cơ cực đã hủy hoại những điều
tốt đẹp trong cõi người để rồi niềm tin của con người ta vào cuộc đời còn lại
chẳng là bao. Nhân vật Chương trong Con gái thủy thần đã bị ám ảnh về
chuyện Mẹ Cả suốt thời niên thiếu. Mẹ Cả - người phụ nữ cứu nhân độ thế
giống như Đức Mẹ trong Thiên chúa giáo hay Phật Bà Quan Âm trong Phật
giáo biểu trưng cho những điều tốt đẹp, ý nghĩa của cuộc đời này. Bởi thế mà
Chương đã phiêu bạt về phía biển để tìm cái đẹp, cái cao cả và đáng ngưỡng
vọng ấy. Từ một chàng trai nông thôn quanh năm chỉ biết làm ruộng, đào đá
ong, lột giang đan mũ, Chương đã quyết chí ra đi, chấp nhận dấn thân vào
cuộc đời rộng lớn để tìm hạnh phúc đích thực của đời mình. Anh phải tìm
bằng được Mẹ Cả, tìm được Giana Đoàn Thị Phượng. Nhưng trên hành trình
dài rộng để đến với biển, Chương chỉ nhận thấy “ những ngộ nhận giới tính
và thói đạo đức giả giết chết vẻ diễm lệ trên các khuôn mặt thiếu nữ”. Con
người vẫn mãi cô đơn, lạc lõng giữa thói đời bội bạc, ích kỉ mà không biết cái
đẹp ở đâu, ở phương nào. Kết thúc cuộc tìm kiếm, Chương vẫn chưa tìm thấy
mục đích của đời mình. Nguyễn Huy Thiệp chắc hẳn đã để cho nhân vật của
mình cứ mải miết trên hành trình tìm kiếm rồi tự nhận thấy những thất vọng ê
chề, tự mình nghiệm ra chân lí của cuộc đời. Giữa cái bao la, vô hạn của kiếp

người, của cuộc đời là con người bé nhỏ, cô đơn, lạc lõng với niềm tin bị
những va đập trên đường đời làm cho “sứt mẻ”, “vỡ tan”. “ Trước mắt tôi

22


dòng sông đang thao thiết chảy. Sông chảy ra biển. Biển rộng vô cùng.
Tôi chưa biết biển mà tôi đã sống nửa cuộc đời rồi đấy… Tôi đứng lên đi
về nhà. Ngày mai tôi đi ra biển. Ngoài biển không có thủy thần. ” Hành
trình của nhân vật tôi (Chảy đi sông ơi), của Chương (Con gái thủy thần)
cũng chính là niềm khao khát cháy bỏng của con người để vươn tới sự
hoàn mĩ, vươn tới cái đẹp ở đời. Đó là khát vọng chính đáng của con
người khi muốn được hòa nhập với thế giới rộng lớn dù cho phải chịu
nhiều cay đắng, gian nan, khắc nghiệt của cuộc đời.
Nhân vật Nhâm (Thương nhớ đồng quê) – chàng trai nông thôn “mơ
mộng và hay nghĩ” mặc dù còn bộc lộ nhiều những “hạn chế” của con người
thôn quê song cũng đã rất tiến bộ trong tư tưởng: Cậu luôn suy nghĩ về kiếp
người cay đắng, mong muốn được thay đổi cuộc sống của quê hương, mơ ước
làm giàu trên chính đồng ruộng quê mình. Nhưng rồi Nhâm nhận ra sự thực
phũ phàng: những mơ mộng đổi đời, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn được
đáp trả lại bằng sự tiều tụy và chai sạn trong nhân cách, tâm hồn con người.
Điều đó được thể hiện rõ nét qua nhân vật chú Phụng. Bằng kinh nghiệm của
những tháng ngày lăn lộn nơi đất khách quê người, trải qua bao đắng cay, tủi
cực, Phụng đã nhận ra rằng: “Trong thiên hạ không phải chỉ có người đâu, có
các thánh nhân, có yêu quái”.
Qua những nhân vật như Chương (Con gái thủy thần), tôi (Chảy đi
sông ơi), Phụng (Thương nhớ đồng quê)... Nguyễn Huy Thiệp lên án xã
hội thực dụng, đầy toan tính, dối trá, lừa lọc đã khiến cho niềm tin của
con người vào cuộc đời bị tổn thương. Cái xấu xa luôn hiện hữu, tồn tại
một cách ngang nhiên, vững chãi trong khi điều tốt đẹp, sự cao cả luôn

mong manh, khó kiếm tìm.
2.1.2 Mối quan hệ hôn nhân, gia đình lỏng lẻo và đầy toan tính
23


×