BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ TRUNG
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
ĐÁP ỨNG HỆ THỐNG MỤC TIÊU MÔN CÔNG NGHỆ
Ở TRƯỜNG THCS
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
S K C0 0 1 7 6 0
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- -
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG HỆ
THỐNG MỤC TIÊU MÔN CÔNG NGHỆ Ở
TRƯỜNG THCS
Chuyên ngành : GIÁO DỤC HỌC
Mã số ngành : 601401
Họ và tên học viên : LÊ THỊ TRUNG
Người hướng dẫn : PGS. TS. THÁI BÁ CẦN
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10năm 2008
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. THÁI BÁ CẦN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 1:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 2:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngày ....... tháng ...... năm 2008
LỜI CẢM ƠN
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
PGS.TS. Thái Bá Cần – Giáo viên hướng dẫn
TS. Đỗ Mạnh Cường – GĐ Viện nghiên cứu PTGDCN – Trường
ĐHSP KT Tp.HCM
Quý Thầy cô Phòng Quản lý khoa học – Quan hệ quốc tế - Sau đại
học, khoa Sư Phạm Kỹ Thuật và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP. Hồ Chí Minh
Quý Thầy/ Cô giảng dạy lớp cao học Sư phạm kĩ thuật – K14
Các anh chị, các bạn lớp Cao học Giáo dục học – Khóa 14
Ban giám hiệu và các thầy cô ở các trường CĐSP, THCS có liên
hệ.
Đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học cũng như quá trình làm luận văn.
Xin cảm ơn Quý Thầy/Cô đã đọc và phản biện luận văn này giúp tôi.
Xin cảm ơn những nhận xét quý báu của quý Thầy Cô.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp Trường
Cao đẳng sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu đã luôn động viên và tạo điều kiện
tốt nhất để tôi học tập tốt và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây để thích ứng được với mục tiêu, chương trình giáo
dục, nội dung chương trình Công nghệ được triển khai ở Trung học cơ sở. Môn Công
nghệ là một trong những môn học trong kế hoạch học tập chính khóa của cấp học
THCS, có vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho
học sinh, giáo dục lao động, kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho thế hệ trẻ, đồng
thời tạo tiền đề phát triển năng lực lao động nghề nghiệp cho nguồn nhân lực tương
lai. Tuy nhiên, trên thực tế khi đưa môn Công nghệ vào trường THCS thì rơi vào tình
trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy cho môn học này chưa có, hoặc có với số lượng rất
ít. Thậm chí có những trường hoàn toàn không có giáo viên đúng chuyên ngành giảng
dạy mà đưa một số giáo viên không có giờ hoặc không đủ giờ đảm nhận. Bên cạnh đó
vì là một môn học mới, mang tính hướng nghiệp mà công tác hướng nghiệp hiện nay
hầu như chưa được quan tâm đúng mức, cho nên môn công nghệ ở trường THCS rơi
vào tình trạng dạy cho có dạy, chưa nhận được sự quan tâm thực sự của các cấp lãnh
đạo, cũng như của giáo viên đang đảm nhận giảng dạy môn này. Chính vì vậy tác giả
luận văn đã mạnh dạn vận dụng những kiến thức đã học và những kinh nghiệm thực
tiễn để thực hiện đề tài: “Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp
ứng hệ thống mục tiêu môn Công nghệ ở trường THCS”.
Đề tài gồm có 3 phần: Phần Mở đầu, Phần Nội dung và phần Kết luận
PHẦN MỞ ĐẦU:
Trong phần này người nghiên cứu nêu rõ lí do chọn đề tài, mục đích nghiên
cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu và giới hạn của đề tài.
PHẦN NỘI DUNG: Gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận
Trình bày sơ lược về Lý thuyết xây dựng chương trình, các yếu tố ảnh hưởng
đến xây dựng chương trình, các bước xây dựng chương trình.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn xây dựng chương trình
Trình bày kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên đang giảng dạy môn
Công nghệ ở trường trung học cơ sở. Chương trình đào tạo giáo viên công nghệ ở một
số trường CĐSP hiện đang thực hiện.
Chương 3: Xây dựng chương trình đào tạo/ Bồi dưỡng
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn từ đó người nghiên cứu đưa ra
chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ ở trường THCS dựa trên chương trình
khung của Bộ giáo dục – Đào tạo.
PHÀN KẾT LUẬN:
Trong phần này người nghiên cứu trình bày kêt quả đã làm được và đưa ra
những đề xuất cho việc thực hiện chương trình cũng như mở ra hướng nghiên cứu mới
của đề tài.
SUMMARY
During recent years, in order to suitthe educational aim and
programme,Technology subject has been taught at secondary school.
Technology is one of the main subjects of Secondary School Educational
curriculums. It plays an important role to develop students’ personalities,
educates the youth labour, technique and careers guidance at the same time it
helps supporting well – trained manpower in te future. In fact, however, there
are not enough qualified teachers for the new subject – technology. Even some
schools do not have the teachers who are trained about this subject, so it is
taught by the teachers of another subjects. Furthermore, it is a new subject
which relates to the careers guidance but it has’nt been cared by the authorities
and even the technology teachers. For all reasons above and from my own real
experiences and what I have studied I have confidently carried out my theme:
“Building a training and improving curriculum for the teachers qualifying
for system of aims of technology subject at secondary schools”.
The theme has three parts: Opening, Contents and Conclusion
OPENING
The opening contains reasons of the theme, purposes, object, and duties
of the studying and the approaches how to carry out the theme.
CONTENT : There are 3 chapters
Chapter 1: Basic theories
It is about the theories of building the curriculum, the factorsbadly affect
building the curriculum, and the steps of building the curriculum.
Chapter 2: Basic reality of building the curriculum
Showing the results of researching of technology teachers at secondary
schools, and the curriculum of training teaching technology in some colleges.
Chapter 3: Building a curriculum of training and improving
The curriculum of training teaching technology at secondary scholls
basing on the curriculum of Ministry of Education and Training.
CONCLUSION
They are results of the studying on this theme and some suggestion for
carrying out the curriculum and the theme upgrading.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 1
2. Mục đích nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 1
3. Đối tượng và khác thể nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------- 1
4. Giả thuyết khoa học ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 2
6. Giới hạn của đề tài --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2
7. Các phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------------------- 2
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO, BỒI DƢỠNG
1.1. Các khái niệm. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4
1.2. Các phương pháp tiếp cận khi xây dựng CTĐT ------------------------------------------------------- 7
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng CTĐT -------------------------------------------------------------- 9
1.4.Các mô hình xây dựng chương trình đào tạo ------------------------------------------------------------- 10
1.5.Các bước tiến hành xây dựng chương trình đào tạo ------------------------------------------------- 12
1.6. Cách đánh giá, kiểm định chương trình--------------------------------------------------------------------- 16
Chƣơng II:CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG
2.1. Chương trình môn công nghệ ở trường THCS ---------------------------------------------------------- 18
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Công nghệ trường
THCS. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 23
2.3. Một số nhận xét về chương trình đào tạo GV Công nghệ ở một số
trường CĐSP hiện nay -------------------------------------------------------------------------------------------------------- 37
2.4. Chuẩ n kiến thức, kĩ năng của giáo viên Công nghệ THCS. ------------------------------------ 38
Chƣơng III: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI
DƢỠNG GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ Ở TRƢỜNG THCS
3.1. Xây dựng chƣơng trình đào tạo giáo viên công nghệ ở trƣờng
THCS----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 40
3.1.1 Chọn lựa mô hình, cách tiếp cận---------------------------------------------------------------------------------- 40
3.1.2. Mục tiêu đào tạo
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 40
3.1.3. Nội dung chương trình
------------------------------------------------------------------------------------------------ 42
3.1.4. Kế hoạch giảng dạy ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 51
3.1.5. Mô tả vắn tắt nội dung các học phần giáo dục chuyên nghiệp
----------------------------- 53
3.1.6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp --------------------------------------------------------------------- 56
3.1.7. Thang điểm -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 57
3.2. Chƣơng trình bồi dƣỡng giáo viên công nghệ ở trƣờng THCS. ------------------------- 57
3.2.1. Mục tiêu chương trình. ------------------------------------------------------------------------------------------------- 57
3.2.2. Đối tượng bồi dưỡng.---------------------------------------------------------------------------------------------------- 57
3.2.3. Nội dung chương trình ------------------------------------------------------------------------------------------------- 57
3.3. Lấy ý kiến chuyên gia. --------------------------------------------------------------------------------------------------- 62
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận và kiến nghị ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 64
2. Hướng phát triển của đề tài ------------------------------------------------------------------------------------------- 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây để thích ứng được với mục tiêu, chương trình giáo
dục, nội dung chương trình Công nghệ được triển khai ở Trung học cơ sở. Môn Công
nghệ là một trong những môn học trong kế hoạch học tập chính khóa của cấp học
THCS, có vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho
học sinh, giáo dục lao động, kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho thế hệ trẻ, đồng
thời tạo tiền đề phát triển năng lực lao động nghề nghiệp cho nguồn nhân lực tương
lai.
Tuy nhiên trên thực tế, khi đưa môn Công nghệ vào trường THCS thì
rơi vào tình trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy cho môn học này chưa có, hoặc có với
số lượng rất ít. Thậm chí có những trường hoàn toàn không có giáo viên đúng chuyên
ngành giảng dạy mà đưa một số giáo viên không có giờ hoặc không đủ giờ đảm nhận.
Bên cạnh đó vì là một môn học mới, mang tính hướng nghiệp mà công tác hướng
nghiệp hiện nay hầu như chưa được quan tâm đúng mức, cho nên môn công nghệ ở
trường THCS rơi vào tình trạng dạy cho có dạy, chưa nhận được sự quan tâm thực sự
của các cấp lãnh đạo, cũng như của giáo viên đang đảm nhận giảng dạy môn này.
Chính vì thực trạng đó mà một số trường CĐSP cũng đã mở các khóa đào tạo GV
nhằm đáp ứng nhu cầu nhưng mới chỉ ở dạng đào tạo ghép hai môn VD: Sinh – Kĩ
thuật nông nghiệp, Lý – thuật công nghiệp, hoặc đào tạo ghép 3 ngành: Kỹ thuật công
nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp và Kinh tế gia đình …. Cho nên chương trình đào tạo
giáo viên công nghệ còn nhiều bất cập.
Xuất phát từ lý do trên nên người nghiên cứu chọn đề tài “Xây dựng chương
trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng hệ thống mục tiêu môn công nghệ ở
trường THCS” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu :
Xây dựng chương trình đào tạo/bồi dưỡng góp phần chuẩn hóa năng lực giáo
viên Công nghệ ở trường THCS.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
-
Chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy môn công nghệ ở trường
THCS.
-1-
-
Chương trình bồi dưỡng giáo viên môn Công nghệ ở trường THCS.
Khách thể nghiên cứu:
Chương trình môn công nghệ ở trường THCS .
Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn công nghệ ở trường THCS
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu xây dựng được chương trình đào tạo/ bồi dưỡng phù hợp với hệ thống mục
tiêu thì sẽ góp phần chuẩn hóa giáo viên công nghệ ở trường THCS, nâng cao chất
lượng giáo dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Khảo sát , đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Công nghệ ở
trường THCS và các chương trình đào tạo hiện có
- Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy môn công nghệ ở trường
THCS.
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên giảng dạy môn công nghệ ở
trường THCS.
6. Giới hạn của đề tài.
- Trong phạm vi của một luận văn nên chỉ nghiên cứu giới hạn trong sự tương thích
giữa chương trình đào tạo và hệ thống mục tiêu môn Công nghệ ở trường THCS. Ở
đây, người nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc xây dựng chương trình đào tạo giáo
viên Công nghệ - Phần Kinh tế gia đình.
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên cho Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
7. Các phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Mục đích : Hệ thống một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Cách tiến hành : Sưu tầm, đọc các tài liệu liên quan vấn đề nghiên cứu; phân
tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá theo mục đích nghiên cứu của đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra.
- Mục đích : Tìm hiểu thực trạng dạy - học, đội ngũ giáo viên đang đảm nhận
môn Công ghệ ở trường THCS.
- Cách tiến hành: Xác định đối tượng khảo sát; Soạn các phiếu hỏi ; Phát phiếu
hỏi và yêu cầu trả lời; thu phiếu, loại bỏ những phiếu không hợp lệ, xử lý phiếu hỏi.
7.3. Phương pháp đàm thoại.
-2-
- Mục đích : Thu thập thêm những thông tin cần thiết liên quan những vấn đề
nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn đề nảy sinh trong quá trình điều tra gặp phải.
- Cách tiến hành : Dự kiến các câu hỏi chính định hỏi khách thể điều tra; Gặp
gỡ các đối tượng liên quan để tìm hiểu, trao đổi về những vấn đề liên quan đi đến
thống nhất; Lập sổ ghi lại những vấn đề cơ bản; Phân tích kết quả thu được gắn với
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
7.3. Phương pháp thống kê toán học.
Dùng các kỹ thuật, công thức toán học liên quan để tính toán, so sánh, thống kê
các số liệu do các phương pháp khác đem lại.
7.4. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp Chuyên gia nhằm tranh thủ những ý kiến, những kinh
nghiệm bổ ích từ các nhà chuyên môn, đồng nghiệp có cùng tâm huyết với vấn đề
nghiên cứu.
-3-
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHƢƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG
1.1. Các khái niệm.
Chƣơng trình: Là các mục, các vấn đề, các nhiệm vụ đề ra và được sắp xếp
theo một trình tự để thực hiện trong một thời gian nhất định. Chương trình còn là nội
dung kiến thức, kĩ năng về môn học, được ấn định tương ứng cho từng quá trình giáo
dục – đào tạo nhất định. (Từ điển Tiếng Việt 1995, Trang 187)
Đào tạo: Quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho họ lĩnh hội và
nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống, chuẩn bị cho họ
thích nghi với cuộc sống, khả năng tiếp nhận sự phân công lao động nhất định, góp
phần vào phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người.
Về cơ bản, đào tạo là một quá trình dạy và học gắn với giáo dục đạo đức,
nhân cách. Kết quả và trình độ đào tạo của người được đào tạo phụ thuộc vào quá
trình tự đào tạo của người đó. Chỉ khi nào quá trình đào tạo biến thành quá trình tự
đào tạo một cách tích cực thì việc đào tạo mới đạt hiệu quả cao. Tùy theo tính chất
chuẩn bị cho cuộc sống và lao động, người ta phân biệt ra đào tạo chuyên môn và đào
tạo nghề nghiệp. Có rất nhiều dạng đào tạo: đào tạo cấp tốc, đào tạo lại, đào tạo cơ
bản, đào tạo ngắn hạn, đào tạo từ xa…
Chƣơng trình đào tạo :
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chương trình đào tạo ở nước ta và đây
cũng là điều phổ biến trong các văn bản tiếng Anh.:
“ Chương trình đào tạo là một bảng thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo
(đó có thể là một khóa học kéo dài vài giờ, một ngày, một tuần hoặc một vài năm).
Bảng thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì có
thể trông đợi ở người học sau khóa học, nó phác họa ra quy trình cần thiết để thực
hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho biết các phương pháp đào tạo và các cách thức
kiểm tra đánh giá kết quả học tập, và tất cả các cái đó được sắp xếp theo một thời gian
biểu chặt chẽ” (Wentling ,1993).
-4-
“Chương trình đào tạo (CTĐT) là một kế hoạch đào tạo phản ánh các mục tiêu
đào tạo mà nhà trường theo đuổi, nó cho ta biết nội dung và phương pháp dạy và học
cần thiết để đạt được mục tiêu.( White ,1995)
Về các bộ phận cấu thành của một CTĐT, phải bao gồm 4 thành tố cơ bản vì
vậy khi lập kế hoạch cho CTĐT cũng phải xem xét 4 khía cạnh của nó. Đó là:
(1) Mục tiêu đào tạo,
(2) Nội dung đào tạo,
(3) Phương pháp hay qui trình đào tạo và
(4) Đánh giá kết quả đào tạo.
(Tyler ,1949)
Vào đầu thế kỷ 20 các nhà giáo dục học cho rằng chương trình đào tạo là gồm
các môn học chủ yếu trong năm lĩnh vực lớn như: ngôn ngữ, toán học, khoa học, lịch
sử, ngoại ngữ v.v.. về sau các nhà giáo dục học bắt đầu phân loại ra các loại chương
trình đào tạo khác nhau, ví dụ như Bobbitt đã viết vào năm 1924:
“Chương trình đào tạo có thể được định nghĩa theo 2 hướng: 1) đó là một loạt
các hoạt động nhằm giúp phát hiện ra những khả năng của mỗi học sinh hoặc
2) đó là một loạt những hoạt động có chủ đích nhằm hoàn thiện người học”.
Nhiều tác giả lại cho rằng chương trình đào tạo không phải là một sản phẩm
hoàn thiện mà có tính phát triển liên tục
“Chương trình đào tạo là một chuỗi những kinh nghiệm được nhà trường phát
triển nhằm giúp học sinh tăng cường tính kỷ luật, phát triển năng lực tư duy và
hành động.” [17, p.3]
Về sau nhiều tác giả lại cho rằng đào tạo là một bản kế hoạch nhằm cung cấp
những cơ hội học tập để đạt được những mục đích và mục tiêu cụ thể cho một nhóm
đối tượng và ở một nhà trường nào đó. Vào thập niên 1950, định nghĩa về chương
trình đào tạo có phần mở rộng hơn, cụ thể là một số ý kiến sau:
“Chương trình đào tạo là tất cả các hoạt động của học sinh đã được kế hoạch
hóa và chỉ đạo bởi trường học nhằm đạt được những mục đích của giáo dục”
[19, p.11]
“Chương trình đào tạo là một kế hoạch nhằm cung cấp những cơ hội học tập
để đạt được những mục đích và mục tiêu cụ thể cho một nhóm đối tượng và ở
một nhà trường nào đó.” [20, p.25]
-5-
Từ những năm 1960 trở về sau, người ta quan tâm đến nhiều hơn kết quả mà
chương trình đào tạo mang lại, theo quan điểm này các tác giả đã bổ sung vào các
định nghĩa cũ các ý như sau: “Chương trình đào tạo không chỉ quan tâm đến những gì
học sinh phải làm trong quá trình học tập, mà còn là những gì họ sẽ học được từ
những việc làm đó, chương trình đào tạo quan tâm đến kết quả sau cùng” [18, p.67]
Các nhà giáo dục học hiện đại đều xem chương trình đào tạo là một tập hợp các
mục tiêu và giá trị có thể được hình thành ở người học thông qua các hoạt động được
vạch ra trong chương trình đào tạo. Tính hiệu quả của một chương trình đào tạo được
đo bằng mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra. Mục đích của việc xây dựng một
chương trình đào tạo phụ thuộc vào đối tượng người học của chương trình đó.
Các khái niệm trên chỉ là tương đối vì định nghĩa về chương trình đào tạo luôn
thay đổi do sự thay đổi của xã hội và sự phát triển của khoa học – kỹ thuật.
Xây dựng chƣơng trình đào tạo: Là việc tạo ra nội dung tổng thể các hoạt
động giáo dục của một khóa học thành một hệ thống hoàn chỉnh và tổ chức xây dựng,
thực hiện chương trình đào tạo nhằm đạt được mục tiêu và chất lượng đào tạo theo qui
định của Luật Giáo Dục.
Xây dựng CTĐT là một công việc sống còn và vô cùng cần thiết đối với các
cơ sở đào tạo trước khi quyết định mở thêm một ngành (nghề) đào tạo mới. Do đó, khi
xây dựng CTĐT phải đảm bảo được rằng, tất cả học sinh phải nhất thiết đạt được
những mục tiêu thích hợp mà ban giảng huấn đề ra và tiếp thu đầy đủ các kỹ năng,
thái độ và năng lực quy định trong chương trình.
Kiểm định chƣơng trình (program accreditation)
Hoạt động khảo sát, xem xét các lĩnh vực liên quan đến việc triển khai đào tạo
một ngành học để đánh giá thành quả học tập (kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp) và
rèn luyện (đạo đức và hành vi) của SV đồng thời đánh giá mực độ đáp ứng các yêu
cầu của các nhà tuyển dụng và các hiệp hội chuyên môn trong lĩnh vực sinh viên được
đào tạo. Hoạt động kiểm định này có mối liên hệ chặt chẽ với sứ mạng và mục tiêu đã
tuyên bố của đơn vị đào tạo.
Kiểm định chương trình còn được xem là hoạt động đánh giá chương trình đào
tạo. Đó là một quá trình xem xét một chương trình một cách toàn diện để có thể ra
quyết định là sinh viên theo học chương trình đó có xứng đáng được cấp bằng hay
không.
Tự đánh giá chƣơng trình đào tạo (self-study) :
-6-
Sự xem xét và đánh giá chất lượng và mức độ hiệu quả chương trình đào tạo,
cán bộ, cơ cấu do chính cơ quan đào tạo tổ chức thực hiện dựa vào tập hợp các chuẩn
mực đưa ra bởi một cơ quan đảm bảo chất lượng bên ngoài.
Tự đánh giá thường được thực hiện trước khi có sự đánh giá từ bên ngoài do
một nhóm các chuyên gia trực tiếp đến trường để đánh giá. Sau khi tự đánh giá, đơn vị
đào tạo thường phải làm báo cáo cho cơ quan bên ngoài này.
1. 2. Các phƣơng pháp tiếp cận khi xây dựng CTĐT
Để tiến hành xây dựng một CTĐT phù hợp với đối tượng học và có chiều
hướng phát triển tốt sau khi tốt nghiệp khóa học, người xây dựng chương trình phải có
phương pháp tiếp cận linh hoạt thông qua nhiều nguồn. Từ việc tham khảo các
chương trình hiện có, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình, những đặc
điểm của nghề mà mình muốn xây dựng … chỉ như vậy, nội dung chương trình mới
trả lời được câu hỏi: chương trình được xây dựng cho ai? Xây dựng theo cách nào? Ai
là người tiếp cận sản phẩm (người được đào tạo) của mình? … Đồng thời có thể dự
đoán trước các tình huống tác động của môi trường tới chương trình.
Trong lịch sử phát triển giáo dục có thể thấy có các cách tiếp cận CTĐT theo
ba nhóm như sau:
a. Cách tiếp cận theo nội dung (content-based approach):
Xuất phát từ quan niệm cho rằng "Giáo dục là quá trình truyền thụ các nội dung
kiến thức". Từ đó, dẫn đến cách định nghĩa chương trình: "Chương trình đào tạo là
bản phác thảo về nội dung đào tạo qua đó người dạy biết mình cần phải dạy những gì
và người học biết mình cần phải học những gì."
CTĐT theo cách này giúp người dạy biết mình dạy những gì, còn người học thì
có thể biết được mình sẽ học cái gì. Đây là một cách tiếp cận truyền thống hay cách
tiếp cận kinh điển trong xây dựng CTĐT. Theo quan điểm này, một CTĐT thường
được đánh giá ở khối lượng và chất lượng kiến thức mà nó định chuyển tải đến người
học. Vì xem giáo dục đơn thuần là quá trình truyền thụ nội dung kiến thức và khi xây
dựng CTĐT người ta chỉ nhấn mạnh chủ yếu đến nội dung nên khi lựa chọn phương
pháp giảng dạy người ta cũng chỉ tìm kiếm các phương pháp giảng dạy nào truyền thụ
kiến thức một cách tốt nhất mà thôi. Kết quả là, người học trở nên rất bị động và họ
hoàn toàn phụ thuộc vào người thầy. Chính vì thế nên cách tiếp cận theo nội dung ít còn
sử dụng trong việc xây dựng CTĐT.
-7-
b. Cách tiếp cận theo mục tiêu (objective-based approach):
Xuất phát từ quan niệm "Giáo dục là công cụ để đào tạo nên các sản phẩm với
các tiêu chuẩn đã được xác định trước." Một trong những định nghĩa về chương trình
đào tạo được hình thành từ quan niệm này là: "Chương trình đào tạo là một kế hoạch
đào tạo phản ánh các mục tiêu đào tạo mà nhà trường theo đuổi, nó cho biết nội dung
và phương pháp dạy và học cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra." (White, 1995).
Cách tiếp cận này cho rằng xuất phát điểm của việc xây dựng một CTĐT phải
là mục tiêu đào tạo. Theo cách tiếp cận này người ta quan tâm đến việc quá trình đào
tạo mang lại những thay đổi gì mà người thầy mong đợi ở người học sau khi kết thúc
khóa học về năng lực hành động trong các lĩnh vực nhận thức, kỹ năng và thái độ.
Những mục tiêu này bao gồm: mục tiêu nhận thức (cognitive objective), mục tiêu kỹ
năng (psychomotor and skills objective) và mục tiêu thái độ (attitude/behavuoral
objective). Dựa vào những mục tiêu này, sau đó người ta mới đưa ra các quyết định
trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá…
Cũng chính những mục tiêu này được dùng làm căn cứ để đánh giá chất lượng việc
xây dựng hoặc thực thi một CTĐT. Theo quan điểm này, giáo dục được xem là công cụ
đào tạo nên các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn đã được xác định trước nên
các khả năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân người học không được quan tâm phát huy, nhu
cầu và sở thích riêng của người học khó được đáp ứng.
c. Cách tiếp cận phát triển (development-based approach):
Dựa trên quan niệm "Chương trình đào tạo là quá trình, còn giáo dục là sự phát
triển". Quan niệm này dẫn đến một cách mô tả khác về chương trình đào tạo: "Chương
trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể kéo dài
một vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết
toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở người học sau
khóa học, nó phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng
cho ta biết các phương pháp đào tạo và các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào
tạo. Tất cả những cái đó được sắp xếp theo một trình tự thời gian biểu chặt chẽ." (Tim
Wentling, 1993).
Theo cách tiếp cận này, giáo dục được xem như một phương tiện để giúp con
người phát triển toàn diện và liên tục. Mục đích của cách tiếp cận này là CTĐT phải
được xây dựng sao cho sản phẩm do nó tạo ra có thể đương đầu với những đòi hỏi đa
dạng của nghề nghiệp, có thể vươn lên trong một thế giới không ngừng biến động. Nói
-8-
một cách khác, sản phẩm của quá trình đào tạo ở một mức độ nào đó, phải đa dạng
chứ không gò bó theo một khuôn mẫu đã được định trước như cách tiếp cận mục tiêu.
Đặc điểm nổi bật của cách tiếp cận này là sự quan tâm đối với những đặc thù riêng
của người học, giúp mỗi người học đều tìm được sự phù hợp của CTĐT đối với hoàn
cảnh, năng lực, sở thích riêng của mình. Để thực hiện được điều này, CTĐT thường được
xây dựng thành các mô đun kiến thức. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học có
thể lựa chọn cho mình một tổ hợp mô đun phù hợp nhất.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng CTĐT
Xây dựng CTĐT là một công việc khó khăn và phức tạp. Nếu như trước
đây, công việc này được làm chủ yếu dựa vào những chuyên gia trong ngành giáo dục
thì ngày nay, cách làm đó không còn phù hợp nữa. Cùng với sự phát triển của khoa
học và kỹ thuật, công nghệ dạy học đã có nhiều biến đổi. Quá trình xây dựng CTĐT là
sự kết hợp chặt chẽ giữa thực tiễn cuộc sống với lí luận dạy học, nó đòi hỏi nhiều
thành phần trong các lĩnh vực liên quan cùng tham gia. Do vậy, có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến việc xây dựng chương trình đào tạo, trong số đó có những yếu tố cơ bản ổn
định nhất bao gồm: 1. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
3. Đường lối chính sách kinh tế xã hội quốc gia.
4. Mục tiêu và chiến lược giáo dục.
5. Nhu cầu, ước muốn của thế hệ thanh niên.
Các yếu tố này liên hệ và chi phối việc xây dựng CTĐT như sơ đồ sau:
5
1
4
Chương
Trình
Đào tạo
2
3
Sơ đồ 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến CTĐT
-9-
1.4. Các mô hình xây dựng chƣơng trình đào tạo
Chương trình đào tạo đóng vai trò như là xương sống của một ngành trong
giáo dục nghề nghiệp. Một chương trình khi biên soạn cần quan tâm đến một số yếu tố
chung nhất đó là: quốc gia, khả năng tài chính và nội dung.
Khi xây dựng chương trình thông thường người xây dựng có thể chọn để áp
dụng những mô hình sau:
- Mô hình hệ thống (TTS: Traning Techoology System) do Richard Sivanson
phát triển năm 1987.
- Mô hình phân tích (FEA: Froat – End Analysis) do nhà giáo dục học Jbe
Harless phát triển năm 1977.
- Mô hình đánh giá sư phạm (CPA: Currriculum Pedagogy Assessment).
- Mô hình phát triển CTĐT (Curricilum a Development) do tiến sĩ J.Collum phát
triển năm 1995.
Mỗi mô hình có những ưu điểm và lợi thế riêng nhưng quy trình của nó thường
bắt đầu từ việc đánh giá nhu cầu và xác định mục tiêu (từ tổng quát đến cụ thể), kế
tiếp là giai đoạn biên soạn, thực hiện, đánh giá và hiệu chỉnh môn học hay chương
trình học. Quy trình này đảm bảo xây dựng hệ thống, mục tiêu, giảng dạy và đánh giá.
Xác định
nhu cầu
Xác định
mục đích
Sinh viên
Cộng đồng
Kiến thức
chuyên môn
Tổng quát
đến cụ thể
Thực hiện
và đánh giá
Biên soạn
Giảng dạy
Đánh giá
Hiệu chỉnh
(Nếu cần thiết)
Sơ đồ 2.2: Quy trình biên soạn cơ bản
Để đánh giá chất lượng cho CTĐT, dù bắt đầu từ đâu cần phải xác định nhu
cầu trước khi xây dựng mục tiêu mà việc đánh giá phải hướng đến (sơ đồ 2.3).
Hệ thống
đánh giá
Xác định
mục tiêu
Đòi
hỏi
Công tác biên soạn
Phân tích
nhu cầu
Trên
cơ sở
Mô hình đánh giá
Nhằm làm
dễ dàng
Sơ đồ 2.3: Quy trình đánh giá
- 10 -
Mỗi mô hình có những ưu điểm và những lợi thế riêng. Trong phạm vi đề tài
này, người nghiên cứu quan tâm đến mô hình mà ngườ i ta thường sử du ̣ng trong xây
dựng chương triǹ h đào ta ̣o: Mô hình hệ thống
Trong suốt những thập niên 60, 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, lý
thuyết hệ thống được áp dụng một cách rộng rãi. Các mô hình của Braggo (1970),
Gerlach và Ely (1980), Kemp (1985), Russel và Johanningsmeir (1981) là những mô
hình tiêu biểu mang yếu tố chung này. Những mô hình khác ít toàn diện hơn, như mô
hình của Kautman và English (1979) về đánh giá nhu cầu hay mô hình Wittich và
Schuller (1977) về trình độ học tập, của Kellre (1978) về động cơ giảng dạy, của
Poham và Barer (1970) về lựa chọn các hoạt động giảng dạy.
Mặc dù vậy, những mô hình này có một số hạn chế nhất định như:
- Ít chú ý đến nội dung giảng dạy mà tập trung chủ yếu về cải tiến phương pháp
và hiệu quả giảng dạy.
- Thường chỉ thích hợp với từng môn học riêng lẻ mà không phải hệ thống
chương trình học.
Mô hình hệ thống được trình bày dưới đây đã được áp dụng thành công ở Mỹ
trong suốt những thập kỉ 60, 70 và 80 của thế kỷ XX. Những người áp dụng mô hình
này cho rằng nó dễ hiểu và hiệu quả cao, ít phức tạp, chi phí thấp (sơ đồ 2.4).
Mô hình này gồm 2 giai đoạn cơ bản:
- Giai đoạn 1: Lựa chọn, phác thảo.
- Giai đoạn 2: Xây dựng, thực hiện và đánh giá.
Giống những mô hình khác, mô hình này đi theo trình tự, đòi hỏi hoàn thành
những bước này trước khi bắt đầu những bước khác ( Tuy nhiên trình tự đó nhiều khi
chỉ mang tính tương đối ).
- 11 -
Chọn lựa và
phác thảo dự án
Các thành tố trong
dự án biên soạn
Cơ sở hoạch định
Gai đoạn 1
Lĩnh vực chuyên môn
Kiến thức, thái độ
Nhu cầu xã hội
Nghiên cứu
Mục tiêu ưu tiên
Chọn lựa dự án
Xác định nhu cầu
Khả thi
Dự án xây dựng CTH
Tiêu chí kiểm nhận
Định mức nội dung
Giáo viên, kinh phí
Tính hiệu quả của các CTH
hiện có
Dự án xây dựng môn học
Mục tiêu
Thời gian
Nguồn lực
Yếu tố sinh viên
Công trình nghiên cứu có
liên quan
Cách xếp lịch học và chấm
điểm
Trình tự hoạt động
Trình tự lý tưởng
Gai đoạn 2
Xây dựng, thực hiện và đánh giá từng phần
Đánh giá việc biên soạn
công cụ và bước đi
Xác
định
mục
tiêu
Chọn
lựa
hình
thức
Đánh giá
và chọn
lựa các
tài liệu
hiện có
Xây dựng
thử nghiệm
tài liệu mới
và đánh giá
tài liệu
Phối hợp
các điều
kiện vật
chất để
thực hiện
Thực hiện
đánh giá và
hiệu chỉnh
Sơ đồ 2.4: Tiến trình xây dựng CTĐT theo mô hình hệ thống
1.5. Các bƣớc tiến hành xây dựng chƣơng trình đào tạo.
Để tiến hành xây dựng một CTĐT phù hợp với đối tượng học và có chiều
hướng phát triển tốt sau khi tốt nghiệp khóa học, người xây dựng chương trình phải có
phương pháp tiếp cận linh hoạt thông qua nhiều nguồn. Từ việc tham khảo các
chương trình hiện có, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình, những đặc
- 12 -
điểm của nghề mà mình muốn xây dựng … chỉ như vậy, nội dung chương trình mới
trả lời được câu hỏi: chương trình được xây dựng cho ai? Xây dựng theo cách nào? Ai
là người tiếp cận sản phẩm (người được đào tạo) của mình? … Đồng thời có thể dự
đoán trước các tình huống tác động của môi trường tới chương trình.
Chương trình học ở đây bao gồm môn học/ ngành học.
1. Xác định cơ sở lý luận về xây dựng một chương trình học: Cơ sở lí luận là kim chỉ
nam cho việc xây dựng chương trình như lí do vì sao phải xây dựng môn học/
ngành học, ý nghĩa về khoa học, về giáo dục, về phát triển về thực tế.
2. Phạm vi và giới hạn của chương trình học: Sự liên thông giữa các nội dung học
tập, mối quan hệ giữa các môn học trong ngành học.
3. Xác định mục tiêu của môn học/ ngành học: Sau khi hoàn thành môn học/ ngành
học, mục tiêu cần đạt là gì về kiến thức và kĩ năng.
4. Xác định nguyên tắc xây dựng môn học: Theo mục tiêu, nội dung hay theo quy
trình phát triển.
5. Trên cơ sở mục tiêu, xác định nội dung học tập chủ yếu của môn học/ngành học:
Các nội dung học tập là gì, nội dung nào học trước, nội dung nào sau.
6. Nguyên lí về dạy và học: đây chính là nói về phần phương pháp giảng dạy và
phương pháp học tập.
7. Nguyên tắc đánh giá môn học/ngành học: kết quả học tập có đạt hay không trên cơ
sở đối chiếu với mục tiêu học tập.
8. Môn học/ngành học được xây dựng phải đạt được những tiêu chí kiểm nhận đã đề
ra.
9. Dự báo nhu cầu phát triển trong tương lai của môn học/ ngành học.
Nói ngắn gọn hơn là khi đề cập đến chương trình học là nói đến 4 thành tố chủ
yếu: mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá.[11]
Chương trình đào tạo của trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam được xây
dựng trên chương trình khung của Bộ giáo dục – Đào tạo ban hành phù hợp với sứ
mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời gắn với
nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
- 13 -
S
K
L
0
0
2
1
5
4