Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

SỰ TRỞ VỀ CỦA NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC KINH NGHIỆM ĐA QUỐC GIA, NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ SỰ HỢP TÁC KHU VỰC ĐÔNG Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.78 KB, 21 trang )

SỰ TRỞ VỀ CỦA NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC

KINH NGHIỆM ĐA QUỐC GIA, NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ SỰ
HỢP TÁC KHU VỰC ĐÔNG Á

1. DẪN NHẬP
Sự phân chia vốn và phân công lao động quốc tế là một xu thế tất yếu đang diễn ra
ngày càng mạnh mẽ, mà do đó các vấn đề chính trị xã hội xoay xung quanh vốn và lao động
đang trở thành chủ đề nóng hổi chủ yếu của các nước trên thế giới. Đặc biệt, gần đây ở các
nước Đông Á 1, cùng với sự phát triển rầm rộ của ‘phân công lao động quốc tế (international
division of labor)’ (Frobel, Heinrichs, and Kreye 1980), người ta cũng bắt đầu quan tâm
nhiều đến lao động xuất khẩu từ các nước đang phát triển như Việt Nam, Indonesia,
Philippin sang các nước tương đối mạnh hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng
Kông, Singapore (Smith 1996).
Mối quan tâm đối về vấn đề lao động xuất khẩu ở Đông Á, trên một phương diện nào
đó, có liên quan mật thiết đến việc hợp tác trong khu vực Đông Á, mà điển hình là việc thúc
đẩy cộng đồng chung Đông Á (East Asian community: EAC) giống như công đồng Châu Âu.
Những quốc gia Đông Á theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế độc lập dựa trên quan điểm
Nhà nước Phát triển bắt đầu nhận ra sự cần thiết của khối kinh tế vùng và hợp tác trong khu
vực sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào những năm cuối của thập kỷ 90s (Hwang In
Won 2006:9-24). Khủng hoảng tài chính đã gây ảnh hưởng hàng loạt đến các nước như Hàn
Quốc, Thái Lan, Malaysia, và Indonesia. Điều này đã khẳng định sự phụ thuộc vào lẫn nhau
của các nước ở trong khu vực và sự cần thiết của việc phải cùng nhau đối phó với trật tự
mang tính chủ nghĩa tự do mới đang tái lập lại nền kinh tế thế giới. Kết quả là có nhiều các
cuộc gặp gỡ các cấp và các dự án nhằm thúc đẩy hợp tác chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa
trong khu vực từ năm 1997. Trong bối cảnh đó, người ta cũng rất quan tâm đến vấn đề lao
động xuất khẩu – vốn có mối quan hệ mật thiết với các lợi ích kinh tế, an ninh, và văn hóa
chính trị trong khu vực.
Mặc dù người ta ngày một quan tâm đến lao động di cư trong Đông Á, những nghiên
cứu chủ chốt trong vấn đề này lại tập trung vào khía cạnh kinh tế chính trị hơn là văn hóa xã
hội, mang quan điểm vĩ mô, xa rời thực tế, có tính chức năng, thực dụng và lấy nhà nước và


các nhà lãnh đạo làm trung tâm. Nói một cách khác, nhiều nghiên cứu trong chuyên nghành
kinh tế và chính tri học phân tích các số liệu vĩ mô và đề xuất những cách sử dụng lao động
di cư vì lợi ích của khu vực. Trên quan điểm nhân học những cách tiếp cận như vậy cản trở
chúng ta khám phá những trải nghiệm, ý nghĩa và nhận thức của công nhân di cư. Những
điều này cũng quan trọng chẳng kém gì sơ đồ về tổ chức và chức năng của lao động di cư
nhằm phụ vụ cho những hợp tác khu vực trong tương lai.
Bài viết này cố gắng giải thích ý nghĩa của lao động di cư đối với hợp tác trong khu
vực Đông Á trên quan điểm nhân học. Nói một cách khác, bài viết này nghiên cứu các trải
nghiệm văn hóa xã hội của công nhân di cư ở cả nơi quê nhà lẫn đất nước di cư tới và tiếp đó
tìm hiểu nhận thức của họ về nhà nước, chủ nghĩa tư bản và con người với các quốc tịch
khác nhau. Tôi hy vọng rằng việc giải thích về mặt văn hóa xã hội các kinh nghiệm xuyên
quốc gia của công nhân di cư và nhận thức chính trị của họ giúp ta biết được ý nghĩa và
tương lai hợp tác trong Đông Á.

1

Ở bài luận này, Đông Á chỉ khu vực gồm các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản v.v..) và
các nước Đông Nam Á (chủ yếu là các nước Asean). Trước đây, khi nói đến Đông Á, thường là chỉ mang ý
nghĩa là các nước Đông Bắc Á. Tuy nhiên, ngày nay, giới học giả và các nhà ngoại giao của Đông Á đã xác
định gọi chung khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á là Đông Á, và chủ yếu là nói đến 3 nước Đông Bắc Á
(Nhật, Hàn, Trung) thêm vào các nước Asean (Asean+3)

1


Với mục đích như vậy, bài viết này nghiên cứu trường hợp của những người lao động
Việt Nam đã từng ở Hàn Quốc và hiện tại đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh. 2 Cụ thể, bài
viết này đầu tiên sẽ tìm hiểu cuộc sống của những người lao động Việt Nam trên đất Hàn.
Đặc biệt bài viết cũng sẽ thể hiện rõ điều kiện kinh tế chính trị khiến họ lưu trú bất hợp pháp,
và đời sống văn hoá xã hội của họ khi lưu trú bất hợp pháp như thế. Thứ hai, bài viết sẽ tìm

hiểu cuộc sống của những người trở về tại Việt Nam. Cụ thể, những người trở về kiếm sống
trong điều kinh tế chính trị như thế nào,.những trải nghiệm về mặt văn hóa xã hội của họ và
những hoạt động của họ. Cuối cùng, trong phần kết luận, bài viết thảo luận về nhận thức
chính trị của những người trở về được rút ra từ những trải nghiệm xuyên quốc gia của họ và
ảnh hưởng của những nhận thức này đối với hợp tác trong khu vực
2. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
Hè năm 2006, nhờ một người bạn thân là du học sinh Việt Nam giới thiệu, tôi có cơ
hội được gặp một người công nhân Việt Nam đang sống tại một khu vực nhỏ có phần đông
người Việt Nam ở Seoul. Là một nhà nhân học quan tâm đến công nhân nhà máy và nghiên
cứu chuyên sâu về Việt Nam, tôi vui mừng khi có được cơ hội hỏi về cuộc sống của người
lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Qua câu chuyện, tôi mới nhận thấy rằng những hiểu biết
của mình về cuộc sống của họ còn hời hợt và tôi gần như không biết gì cụ thể về đời sống
văn hóa xã hội của họ trên đất Hàn. Từ đó, tôi đến thăm và quan sát nhiều lần một số khu
công nghiệp và nhà ở có nhiều công nhân Việt Nam sống và làm việc tập trung ở đó. Và tôi
bắt đầu tò mò về cuộc sống của họ sẽ thay đổi như thế nào sau khi về nước, và họ sẽ miêu tả
cuộc sống của họ ở Hàn Quốc như thế nào.
Để thỏa mãn trí tò mò của mình, tôi đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ ban đầu vào tháng
10/2006 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi giảng dạy theo đúng lịch trình, tôi đã dành 4-5
ngày đi thăm các tổ chức tư nhân và chính phủ Việt Nam có liên quan đến chính sách và
triển khai vấn đề xuất khẩu lao động. Ba tháng sau vào tháng 1, 2007, tôi đã tiến hành
chuyến điền dã dài khoảng 1 tháng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong chuyến điền dã, hoạt động chính của tôi là tập trung phỏng vấn những người
trở về. Với sự giúp đỡ của một người bạn Việt Nam, người đã từng làm phiên dịch giúp đỡ
các công nhân Việt Nam ở Hàn Quốc, tôi đã tiến hành 4 cuộc thảo luận nhóm với từ 3 đến 8
nguời trở về trong vòng 2-3 tiếng. Dựa trên các thông tin thu thập được từ các cuôc thảo luận
này, tôi tiếp tục phỏng vấn từ 2-3 người trong khoảng từ 2-4 tiếng hàng ngày. Kết quả là tôi
đã phỏng vấn toàn bộ trên 30 người trở về. Tôi không lựa chọn những người được phỏng
vấn theo giới tính, độ tuổi hay khoảng thời gian đi lao động xuất khẩu. Tuy nhiên, phần lớn
những người được phỏng vấn thường ở trong khoảng 30-40 tuổi và sống ở Hàn Quốc từ 3
đến 11 năm và thường 7 năm là khoảng thời gian trung bình. Trong trường hợp họ đã kết hôn,

tôi cũng cố gắng có được thông tin về công việc của vợ hoặc chồng họ càng cụ thể càng tốt.
Thông tin này là cần thiết để hiểu được về điều kiện kinh tế của người trở về.
(Xem bảng 1-1 và 1-2)
<Bảng 1-1: Giới tính, tuổi tác và tình trạng hôn nhân của những người được phỏng vấn>

Giới tính
Nam
Nữ

Trên 40
10
3

Tuổi
Trên 30
7
9

Trên 20
0
3

Tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn
Độc thân
14
3
10
5


<Bảng 1-2: Nghề nghiệp của những người lao động trở về nước và vợ (chồng) của họ>
2

Từ bây giờ tôi sẽ gọi những lao động Việt Nam từng làm việc ở Hàn Quốc là những người trở về.

2


Giới
tính

Số năm ở HQ

Nam

Thấp nhấp: 3
năm
Cao nhất:
11 năm
Trung bình:
7,7 năm

Nữ

Thấp nhất:
3 năm
Cao nhất:
11 năm
Trung bình:
7,3 năm


Nghề nghiệp khi về
nước
Công nhân (7)*
Làm tư nhân(3)
Làm ở công ty
thương mại (2)*
Buôn bán (1)*
Hướng dẫn viên du
lịch(1)*
Bồi bàn (1)*
Nhân viên siêu
thị(1)*

Công nhân (8)*
Làm tư nhân(1)
Giúp việc cho người
Hàn (1)*
Thông dịch (1)*
Thất nghiệp (liên
tục) (4)

Nghề nghiệp hiện tại

Nghề nghiệp hiện tại
của vợ (chồng)

Thất nghiệp(8)
Quản lý nhà máy (2)
Công nhân (2)*

Quản lý/hướng dẫn công
ty du lịch(2)*
Nhân viên văn phòng(1)
Làm tư nhân(1)
Làm ở trường ngoại ngữ
(1)*

Bán hàng rong(2)
Văn phòng (2)
Làm tư nhân (2)
Beauty shop (1)
Tiệm sửa xe máy (1)
Công nhân (1) *
Thất nghiệp (1)
Nhập cư (1)
Không xác định (3)

Thất nghiệp (7)
Công nhân (4)*
Làm tư nhân (1)
Hướng dẫn du lịch (1)
Cho vay (1)
Bồi bàn (1)*

Công nhân (3)*
Làm tư nhân (3)
Thất nghiệp (2)
Thợ hồ (2)

Dấu * nghĩa là bao gồm các công việc có liên quan đến người Hàn hay công ty Hàn Quốc


3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CHÍNH TRỊ DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG LƯU TRÚ BẤT HỢP
PHÁP
Hầu hết những người được phỏng vấn đều trở thành người cư trú bất hợp pháp trong
khi họ đang ở Hàn Quốc. Đây là trường hợp của phần lớn những người trở về mà tôi đã
phỏng vấn tại thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ trừ có 2 trường hợp trong số những người được
phỏng vấn là đặc biệt . Một anh còn độc thân, đã xong một nửa chương trình đại học và được
hứa hẹn vị trí thư ký cho một quản lý với một mức lương cao tại một nhà máy của Hàn Quốc
sau khi trở về. Và trường hợp kia là của một chị cũng chưa kết hôn, trở về nước trong thời
hạn hợp đồng vì sợ phải lưu trú bất hợp pháp..Chị bày tỏ sự hối hận về quyết định của mình
vì vẫn muốn tìm lại một cơ hội làm việc ở Hàn Quốc nữa nhưng đã không được.
Tham khảo thêm các số liệu thống kê thì thấy phần đông những người lao động Việt
Nam lựa chọn cách lưu trú bất hợp pháp ngay trong thời gian còn hợp đồng. Đến tháng 3
năm 2006, số lượng người nước ngoài đang lưu trú tại Hàn Quốc là 800 ngàn người, trong đó
có 530 ngàn người nước ngoài có đăng kí lưu trú trên 90 ngày, số người nước ngoài không
đăng kí là 100 ngàn người (Vietnamnews.com/31.3/2006). Xem như là chiếm đến 16% trong
số những người lưu trú dài hạn (630 ngàn người)
<Bảng 2: sự thay đổi theo từng thời kỳ về số lượng người lao động nước ngoài không đăng kí>
Năm
3.2002 2.2003 12.2003 1.2004 12.2004 6.2005
Số người (ngàn người)
266
288
97
137
188
197
Nguồn: Tổ chức lao động quốc tế Hàn Quốc 2005, trang 16

Tỉ lệ lưu trú bất hợp pháp đối trong số người Đông Nam Á là tương đối cao vì phần

lớn là công nhân nhập cư. Trường hợp lao động Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Tháng 3 năm 2006, có 43 ngàn người Việt Nam đang lưu trú ở Hàn Quốc (kể cả người Việt

3


Nam không phải là lao động xuất khẩu) và trong đó có 12 ngàn người, tức chiếm 27% là
người lưu trú bất hợp pháp., Lao động Việt Nam sang Hàn Quốc lao động dưới dạng thực tập
sinh công nghiệp có xu hướng ở lại bất hợp pháp nhiều hơn, với 2500 người lưu trú bất hợp
pháp trên tổng 7600 người (chiếm 32%) (theo Vietnamnews.com/ 31/3/2006) tại thời điểm
đó. Tức là có đến 1/3 nhân viên thực tập chọn con đường lưu trú bất hợp pháp.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đang đau đầu với vấn đề này. Mặc dù họ coi việc ngày
một gia tăng công nhân cư trú bất hợp pháp là một vấn đề nghiêm trọng, chưa có một giải
pháp triệt để nào để ngừng tệ nạn này vì việc lưu trú bất hợp pháp là một vấn đề phức hợp
liên quan đến nhân quyền, sự cân bằng giữa cung và cầu của lao động rẻ, an ninh quốc gia và
ngoại giao. Chính phủ Hàn Quốc lý luận rằng họ đã đảm bảo được 3 nguyên tắc cơ bản cho
công nhân nhập cư đó là đảm bảo về nhân quyền, quản lý mềm dẻo thị trường lao động và và
cấm nhập quốc tịch. Đây là những điều hiển nhiên là không chỉ trừu tượng mà còn không
phù hợp với nhau về mặt logic nữa. Trong hoàn cảnh này, các biện pháp đối ứng hợp lý có
thể duy nhất là sự thay đổi thường xuyên và ngay tức thì của hệ thống nhập khẩu lao động
(Tổ chức lao động Hàn Quốc 2006: 16-21; Up Korea 16.8.2006).
Bước ngoặt đáng chú ý nhất trong chính sách của Chính phủ Hàn Quốc là sự thay thế
Chế độ thực tập sinh công nghiệp (ITS) được đưa vào vào 1993 bằng Chế độ Giấy phép lao
động (cho công nhân nước ngoài) (WPS) từ 2004. Theo chế độ ITS, các tổ chức tư nhân chui
trách nhiệm xuất nhập khẩu lao động. Về phía Hàn Quốc, một tổ chức tư nhân gọi là “Hiệp
hội Hàn Quốc các doanh nghiệp vừa và nhỏ” độc quyền việc kinh doanh nhập khẩu công
nhân nước ngoài và sau đó phân bộ lao động cho các công ty tư nhân. Đối tác của Hiệp hội
này là các công ty săn đầu người ở nước ngoài lựa chọn và xuất khẩu lao động sang Hàn
Quốc. Kết quả của các giao dịch giữa các tổ chức tư nhân là nhiều các vấn đề như là tham
nhũng, công nhân bỏ chốn, vi phạm điều luật lao động và vân vân. Theo chế độ giấy phép

lao động, việc xuất nhập khẩu lao động được trực tiếp quản lý bởi các cơ quan chính phủ có
liên quan. Khi công nhân nước ngoài đến Hàn Quốc, Cục lao động Hàn Quốc phân bổ họ đến
các nhà máy đã đệ đơn xin. Chính phủ Hàn Quốc cũng chụi trách nhiệm về việc kiểm soát
các tình trạng visa của công nhân di cư và điều kiện làm việc của họ. Nhiều nhóm nhân
quyền ở Hàn Quốc, những người đã kêu gọi việc áp dụng Chế độ WPS hy vọng là tham
nhũng và các vấn đề lao động sẽ giảm nhanh chóng cùng với việc quản lý lao động nước
ngoài một cách hệ thống hơn. (Tham khảo Bảng 3)
<Bảng 3: So sánh chế độ cho phép tuyển dụng và Chế độ nhân viên tập sự>
Thời hạn lưu trú cho phép
Chủ thể tiếp nhận – quản lí
Chọn nhân sự
Đảm bảo quyền lao động
Đảm bảo cơ hội tuyển lao
động trong nước

Chế độ cho phép tuyển dụng
Làm việc 3 năm
Chính phủ
Chủ doanh nghiệp chọn dựa trên
hồ sơ của nguồn nhân lực
Bảo đảm quyền lao động bình
đẳng với những người lao động
trong nước
Trong 1 tháng cố gắng nhận ưu
tiên lao động trong nước trước

Chế độ nhân viên tập sự
Thực tập 1năm + làm việc 2năm
Cơ quan quần chúng
Cơ quan tiếp nhận đưa nhân sự

đến các doanh nghiệp
Chỉ áp dụng một số điều khoản
theo luật tiêu chuẩn lao động
Không có

Nguồn: Bộ lao động (Nhật báo Trung ương 13/12/2004 – dẫn lại)

Các nhóm nhân quyền ở Hàn Quốc cho rằng WPS thực sự là tiến bộ trên nhiều
phương diện. Theo chế độ WPS, người lao động nước ngoài trở nên ít bị tổn thương hơn
trước sự kiểm soát của các nhân viên tham nhũng, ít nhất là ở phía Hàn Quốc. Người lao
động nước ngoài hiện có thể đòi các quyền lợi đề ra trong Đạo luật tiêu chuẩn Lao động Hàn
Quốc. Các thủ tục có liên quan đến lao động nhập cư cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên còn chưa
rõ là liệu WPS có thể cải thiện triệt để vấn đề nhân quyền và giảm được con số công nhân
bất hợp pháp như chính quyền Hàn Quốc và các nhóm nhân quyền mong đợi. Vấn đề cốt lõi
4


của WPS là làm cho các thủ tục nhập khẩu lao động trở nên minh bạch và cùng một lúc đó
củng cố lai sự kiểm soát về mặt luật pháp cũng như các biện pháp sử lý các công nhân vi
phạm hợp đồng. Kết quả là WPS cho phép cả nhà nước và quản lý giám sát công nhân di cư
dễ dàng hơn và chặt chẽ hơn.
Trên hết, thật ngây thơ khi hy vọng là WPS làm giảm lượng người lưu trú bất hợp
pháp, ít nhất là trong trường hợp của công nhân di cư Việt Nam ở Hàn Quốc. Lý do là việc
củng cố tính minh bạch và tăng cường sự kiểm soát không thể là một cách giải quyết cơ bản
đối với vấn đề cư trú bất hợp pháp của công nhân Việt nam. Nguyên nhân sâu sa của vấn đề
này là công việc hợp pháp ở Hàn Quốc không tạo ra thu nhập lớn. Thật là không thực tế khi
trông đợi người công nhân Việt Nam ra về với một số tiền nhỏ sau nhiều năm lao động vất
vả ở nước ngoài.
<Bảng 4: Số lượng và thu nhập của người lao động Việt Nam theo chế độ trả lương lao động nước ngoài>


Chế độ nhân viên tập sự Chế độ cho phép tuyển dụng
Thời gian
1993~2006
10/2004~ nay
Tổng số người
25.000-27.000 người
15.000 người
Thu nhập bình quân
Dưới 700$/tháng
700~1000$
Nguồn: Tổng hợp tư liệu trên các nhật báo Việt Nam

Lao động Việt Nam muốn đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc theo chế độ ITS đến
cuối năm 2006 phải mất từ 4500$ đến 6000$. Mặc dù tiền đặt cọc là 2000$ trong đó, ít người
đắn đo khi trở thành công nhân bất hợp pháp với lý do là sẽ mất khoản tiền này. Nếu người
công nhân phải làm giả một số giấy tờ, họ cũng phải tiêu tốn thêm một khoản từ 1000-2000
USD.
Sau khi chế độ WPS được áp dụng, chi phí mà công nhân di cư Việt Nam phải chi
cho các thủ tục chính thức giảm xuống còn 3000-4000$. Dĩ nhiên, không còn là một điều bí
mật khi mà số tiền phải chi trả trên thực tế lớn hơn nhiều con số này. Các công nhân thú
nhận là họ phải trả thêm tiền cho phí gửi thư nhanh, vượt qua các rào cản về mặt hành chính
và qua được cuộc sát hạch tiếng Hàn. Ngoài ra, những khoản chi phí cứ phát sinh từ chỗ này
chỗ khác mà không thể nào lường trước được. Chẳng hạn, một số công nhân nói là khi đi
phỏng vấn xin visa ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hàn Quốc họ cũng bị buộc phải trả tiền
cho nhân viện bảo vệ. Các công nhân di cư Việt Nam thường bắt đầu với mức lương tối thiểu
và dần dần có một mức lương hàng tháng từ 700-1000 $ nên phải mất một khoản thời gian
khá dài mới có thể trả hết được khoản nợ 6000-7000 $. Đại đa số những người đã trở về nói
là phải đến 6 tháng trước khi kết thúc hợp đồng chính thức thì họ mới trả xong nợ. Dĩ nhiên,
nếu làm việc một ngày 12 tiếng, liên tục từ thứ hai đến Chủ nhật thì mỗi tháng cũng có thể
kiếm được 1000$, và có thể trả hết nợ trong 1 năm. Tuy nhiên, làm cách này thì rất tốn sức

và sẽ không thể cầm cự lâu dài. Trong tình hình đó, để,kiếm được một số tiền như dự định
ban đầu người lao động phải “bỏ trốn” khỏi nơi làm việc hợp pháp trước khi hợp đồng kết
thúc. Những người công nhân tin rằng họ sẽ có khoảng vài chục ngàn dola sau hai hoặc ba
năm làm việc vất vả và không thể về nhà với vài ngàn đô.
Người lao động nào “khôn ngoan” hơn thì bỏ công ty ngay khi đến Hàn Quốc. Nếu
đã không thể tránh khỏi việc lưu trú bất hợp pháp thì thà “bỏ trốn” ngay từ đầu. Họ càng bỏ
trốn sớm thì họ lại càng dành dụm nhiều tiền hơn. Lý do là tiền lương của thị trường lao
động bất hợp pháp có thể thoả thuạn được nên tương đối cao hơn. Những trường hợp tôi gặp
đa số đều nói có thể kiếm được 1000~1600$ mỗi tháng trong các nhà máy lao động bất hợp
pháp sau khi “trốn thoát”. 3 Trong thị trường lao động bất hợp pháp, họ phải chụi rủi ro cao
3

Những người chủ Hàn Quốc, đặc biệt những người chủ của các nhà máy nhỏ đều thích thuê mướn các người
lao động bất hợp pháp cho dù phải đóng phạt vì sử dụng người lao động bất hợp pháp. Ở đây có vài lý do.

5


hơn như trả lương chậm, ông chủ đối xử thậm tê v.v . Tuy nhiên, may mắn là họ có một cách
để vượt qua những vấn đề này: họ có thể tự do lựa chọn và chuyển nơi làm viêc trong thị
trường lao động bất hợp pháp cho đến khi tìm thấy một công việc thích hợp trên thị trường
này. Đa số những người lao động sau vài lần chuyển chỗ làm thì thường dừng chân ở một
doanh nghiệp quy mô nhỏ, quản lý theo kiểu gia đình và bắt đầu dành dụm tiền ở đây.
Các điều kiện kinh tế chính trị nói trên đã kết hợp lại để dẫn tới tình trạng cư trú bất
hợp pháp của các công nhân Việt Nam ở Hàn Quốc. Họ là sản phẩm của các yếu tố phức tạp
như chí phí cao cho các thủ tục cùng với nạn tham nhũng ở nước họ, mức lương thấp trên thị
trường lao động nhập khẩu hợp pháp ở Hàn Quốc, hợp đồng chỉ có giới hạn trong 3 năm,
mức lương tương đối cao trên thị trường bất hợp pháp và vân vân. Rõ ràng là WPS nâng cao
tính minh bạch trong các thủ tục lao động nhập khẩu và vì vậy giảm được ít nhất là một phần
số chi phí đè nặng lên vai người công nhân di cư. Tuy nhiên một mặt ở Việt Nam thì người

lao động vẫn phải chịu chi phí lớn ngoài lề, một mặt khác các ngành công nghiệp sử dụng
nhiều lao đông không dễ dàng trả thêm lương cho họ. Trong hoàn cảnh như vậy, công nhân
Việt Nam đành phải quyết định trở thành lao động bất hợp pháp để trả nợ và bù đắp cho
công việc lao động vất vả và đời sống ở Hàn Quốc.
Lý do mà phần lớn người công nhân Việt Nam trở về đều đã từng ở Hàn Quôc bất
hợp pháp là không có gì khó hiểu cả. Tuy nhiên, không phải dễ dàng mà tìm được một giải
pháp cho vấn đề này. Lao động di cư không chỉ là một sản phẩm của các chế độ xuất nhập
khẩu lao động mà còn là một sản phẩm của hệ thống tư bản toàn cầu không đồng đều và có
những đặc điểm phức tạp của một sự giao lưu về con người giữa các nước có thể chế và văn
hóa khác nhau.
4. SỰ HÌNH THÀNH LƯU TRÚ BẤT HỢP PHÁP MANG TÍNH VĂN HOÁ XÃ HỘI
Phần lớn người lao động nhập cư Việt Nam sống ở thủ đô Seoul, “thành phố tập
trung trên 65% người lao động nước ngoài”(nhật báo Dong-A 30.1.2007). Họ hình thành
nên các cộng đồng sắc tộc nhỏ, một điều còn khá là mới mẻ ở Hàn Quốc, đất nước mới chỉ
nhập khẩu lao động từ giữa những năm 1990s. Ở Seoul, những khu dân cư nổi bật nhất dành
cho công nhân Việt Nam nằm ở gần khu liên hợp công nghiệp phía Đông Bắc, bao gồm
nhiều nhà máy vừa và nhỏ. Các nhóm nhỏ công nhân Việt nam sống ở những khu rẻ tiền và
tiện lợi cho việc đi lại đến khu công nghiệp liên hợp. Những người lao động về nước cho biết
gần tuyến xe lửa số 7, được gọi là “ga bảy” có rất nhiều người Việt tập trung sinh sống, và
họ cũng thường xuyên tụ họp với nhau. Ở khu ngoại ô của Seoul, hơn 2000 công nhân Việt
Nam cũng hình thành nên các cộng đồng dân cư nhỏ ở các thành phố và các khu như Maseok,
Bucheon, Ahsan, và Koyang (Park Bae Kyun 2004)
Người lao động Việt Nam đang hình thành nên một dạng “Ghetto”(khu cư trú biệt
lập) tại Hàn Quốc. Cũng giống như các cộng đồng thiểu số trên thế giới, họ cần phải liên kết
với nhau và duy trì các mối quan hệ xã hội khăng khít với nhau để vượt qua các điều kiện
sống không thuân lợi. Nằm trong “chiến lược để tồn tại” (R.Rapp 1987; D.Wolf, 1992), các
công nhân di cư Việt Nam, đặc biệt là những công nhân bất hợp pháp đã xây dựng các mạng
lưới xã hội trong số bạn bè, họ hàng và đồng nghiệp. Họ thường xuyên có các buổi hội họp
không chính thức để trao đổi thông tin về công việc, nơi ở và một loạt các vấn đề khác nảy
sinh ở một nước lạ lẫm. Dựa vào các mối quan hệ thân cận và các mạng lưới xã hội, họ đã có

một số cơ hội hiếm hoi đi thăm các thành phố khác của Hàn Quốc mặc dù điều kiện sống còn
vất vả o ép. Những người sống bất hợp pháp một thời gian dài ở Hàn Quốc không chỉ giúp
đỡ những người mới tới hòa nhập vào cuộc sống ở Hàn Quốc mà còn thỉnh thoảng cho họ
Những người chủ doanh nghiệp không muốn vướng vào chuyện khai báo rườm rà cho người lao động như thuế,
bảo hiểm và các khỏan khác. Và những người chủ doanh nghiệp biết chắc rằng một khi những người lao động
hợp pháp ‘trở chứng’ thì họ không dễ gì sa thải được.

6


vay tiền (đặc biệt là đối với họ hàng) để sang Hàn Quốc. Có một người lao động hồi hương
còn tự hào khoe với tôi rằng hồi ở Hàn Quốc, anh đã quen và giúp đỡ khoảng 100 công nhân
Việt Nam (phần lớn là bất hợp pháp) đến từ Củ Chi quê anh.
hàng>
Dì tôi (42 tuổi) qua Hàn Quốc 11 năm trước. Dì góp tiền trong 3 năm và cho tôi (32 tuổi) và
chị tôi (34 tuổi) mượn để sang Hàn Quốc. Tôi sang 8 năm trước và 1 năm sau đó thì chị tôi cũng qua
Hàn Quốc. Lúc bấy giờ chị tôi đã kết hôn còn tôi đang độc thân. Anh rể đã chăm sóc cháu tôi và 5
năm trước cũng đã sang Hàn Quốc. Hiện tại, đứa bé được bà nội chăm sóc tại TPHCM. Anh rể làm
trong một xưởng máy cắt cơ khí còn chị tôi và dì làm việc ở xưởng may và sống ở tỉnh Gyeonggi.
Tôi cũng làm trong một xưởng may ở Seoul và đã chuyển đến sống gần nơi vợ chồng chị tôi và dì
đang ở. Sau khi chuyển đến Gyeonggi, cuộc sống trở nên khá dễ dàng hơn vì cô tôi đã ở đó lâu rồi.
Nếu có khó khăn gì thì vẫn còn khoảng 20 người Việt quen biết mà thông qua họ có thể giải quyết
được hầu hết mọi việc. Tôi gặp một người Hàn Quốc ở xưởng tôi làm việc và chúng tôi lấy nhau đã
được hơn một năm. Cưới nhau được 6 tháng thì tôi về Việt Nam và dù là kết hôn với người Hàn
Quốc nhưng do vẫn là lưu trú bất hợp pháp nên tôi không thể trở về Hàn Quốc được nữa. Một người
bạn cũng có trường hợp tương tự như tôi cũng đã nhận được visa còn tôi thì vẫn không thể nhận được.
Chồng tôi đã tìm hỏi đủ mọi cách nhưng vẫn chưa được.

Những người lưu trú bất hợp pháp có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết thông qua

các mạng lưới trong cộng đồng của họ. Họ cần có thông tin và sự hợp tác của họ hàng và bạn
bè để giải quyết những khó khăn và các vấn đề trong đời sống hàng ngày như tìm việc, gửi
tiền về nhà, vay mượn, liên lạc với người ở Việt Nam, chăm sóc gia đình ở nhà. Sự tương trợ
lẫn nhau này cũng là cần thiết để thích nghi về mặt văn hóa với xã hội Hàn Quốc. Phần lớn
người lao động về nước đều nói rằng họ có thể giải quyết được mọi khó khăn trong sinh hoạt
đời thường dễ dàng hơn là họ đã nghĩ nhờ có những mạng lưới phát triển trong cộng đồng
người Việt. Ví dụ, một đại lý người Việt ăn 10 USD trên 1000 USD tiền gửi đến nơi làm
việc vào ngày lĩnh lương, thu tiền và gửi về cho gia đình của người công nhân ở Việt Nam..
Công nhân cũng có thể đến mua rau và thực phẩm Việt Nam kể cả “bánh chưng” từ nhà một
người Việt chuyên nhập thực phẩm không chính thức. Cũng không có gì là khó cả khi cần tư
vấn về mặt luật pháp từ những người bạn Việt Nam về tai nạn hay xung đột trong nhà máy,
và nếu cần thiết yêu cầu họ giúp đỡ tìm việc mới. Khi cô đơn cũng có thể nhờ giới thiệu bạn
trai hay bạn giá với nhau.
Khi người lao động xuất khẩu Việt Nam không thể giải quyết được vấn đề thông qua
mạng lưới của họ, sẽ có những người công nhân có liên hệ hoặc có thông tin về những nhóm
nhân quyền hay các tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc. Đặc biệt là những công nhân bất
hợp pháp không thể nhờ sự giúp đỡ của các nhóm nhân quyền Hàn Quốc để tư vấn, kiện tụng
hay đấu tranh cho họ khi họ có những ý kiến khác hay có những mâu thuẫn nghiêm trọng với
quản lý người Hàn về những vấn đề như lương, điều kiện lao động, nghỉ phép, mất việc, bảo
hiểm và tai nạn công nghiệp. Bên cạnh đó có những rắc rối hàng ngày mà họ không thể tự
giải quyết. Ví dụ, môt số công nhân Việt Nam sử dụng quá đà internet bằng điện thoại di
độngmà không biết, hoặc là bị người Hàn Quốc sử dụng tên. Tuy nhiên những vấn đề phức
tạp như vậy chỉ xảy ra thỉnh thoảng chứ không thường xuyên. Người lao động Việt Nam có
thể giải quyết được phần lớn những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của họ bằng
cách sử dụng các mối quan hệ xã hội trong những mạng lưới riêng của họ.
Bởi vì các mối quan hệ nội bộ có tầm quan trọng sống còn đối với cuộc sống của
người Việt Nam ở Hàn Quốc, họ thường có các mâu thuẫn hàng ngày với người đồng hương
Việt Nam hơn là với người hàn Quốc. Trong cộng đồng người Việt di cư, người đưa những
7



thông tin không chính xác cho những đồng hương Việt Nam khác thường bị phê phán gay
gắt. Những tin đồn khác nhau nổi lên gây ra những hiềm khích giữa họ. Ví dụ như, tin đồn
về chuyện quan hệ tình cảm giữa những người công nhân đã có người yêu hoặc vợ, chồng ở
Việt Nam đôi khi dẫn đến những vụ xô xát nghiêm trọng.
Đôi khi, những mâu thuẫn hàng ngày giữa các lao động Việt Nam trở thành một vấn
đề mang tính xã hội vượt ra khỏi cộng đồng của họ. Mặc dù sự đối xử không công bằng của
người Hàn Quốc đối với công nhân bất hợp pháp Việt Nam quả thực là có vấn đề hơn, báo
chí Hàn Quốc thường thể hiện mâu thuẫn giữa những người nước ngoài với nhau là như là
một mối đa dọa nghiêm trọng lớn hơn đối với xã hội thuần nhất về chủng tộc Hàn Quốc. Có
nhiều vụ tiếng tăm xảy ra trong cộng đồng công nhân Việt nam được các phương tiện truyền
thông của Hàn Quốc tường thuật. Ví dụ, một phụ nữ Việt Nam đã từng kết hôn với người
Hàn Quốc đã lừa gạt một số công nhân Việt Nam bằng cách hứa hẹn rằng bà ta có thể mời
thân nhân sang bằng quốc tịch Hàn Quốc của mình. Tương tự, những kẻ lừa gạt người Việt
Nam ở Hàn Quốc thường để ý đến những nữ công nhân di cư Việt Nam, những người muốn
có một “cuộc hôn nhân theo hợp đồng” để có được quốc tịch Hàn Quốc. Những người trở về
từ Hàn Quốc cũng khẳng đinh rằng có một số nhóm côn đồ Việt Nam ở thành phố Ânsan gần
Seoul, những kẻ chuyên gây tội ác với những người công nhân di cư Việt Nam. Các công
nhân Việt Nam không còn lạ gì chuyện những tên tội phạm này ăn trộm của những người
Việt bán thẻ điện thoại, đánh đập nhau tàn nhẫn và hoạt động như những tên maphia ở Hàn
Quốc. 4.
Mâu thuẫn và tội phạm trong các cộng đồng người lao động di cư Việt Nam đã gây ra
sự mất lòng tin và thù ghét trong nội bộ. Điều này được phản ánh thông qua diễn ngôn của
công nhân di cư Việt Nam như là “Muốn sống được ở đây phải cẩn thận với người Việt”. Sự
nghi ngời và thù ghét trong nội bộ trở nên cụ thể hơn khi nó kết hợp với sự phân hoá mang
tính văn hoá xã hội của đất nước Việt Nam. Ví dụ, người niềm Nam tin rằng phần lớn những
kẻ gangster đều xuất thân từ phía Bắc còn người miền Bắc lại nói rằng phần lớn những kẻ
lừa đảo là người miền Nam. Người ta thường nói đến đặc tính chung của công nhân từ một
vùng nào đó ở Việt Nam. Nam và nữ công nhân phê phán nhau về những hành vi tình dục
dựa trên những lời đồn đại xung quanh. Kiểu mất long tin và thù hằn nội bộ như thế này để

lại hậu quả ở chỗ chúng khiến cho người công nhân di cư Việt Nam không còn nhận thức
được các vấn đề khác nhau và sự kỳ thị nằm sâu trong văn hóa và xã hội Hàn Quốc.
Càng đông công nhân Việt nam trú ngụ bất hợp pháp và phát triển các mạng lưới nội
bộ của họ thì những mối quan hệ và trải nghiệm họ trong văn hóa và xã hội Hàn Quốc càng
trở nên hời hợt. Theo lời kể của những người lao động đã về nước, công nhân di cư Việt
Nam đặc biệt là người cư trú bất hợp pháp, không có nhiều cơ hội tiếp xúc mật thiết với
người Hàn Quốc ở ngoài chỗ làm việc. Giống với người lao động lưu trú bất hợp pháp của
các quốc gia khác (ví dụ, P. Kwong 1996), người lao động bất hợp pháp Việt Nam cũng
không kết thân với người Hàn Quốc ở ngoài chỗ làm việc. Thậm chí, nếu có bị người Hàn
Quốc đối xử không tốt ở trên đường phố, họ luôn luôn tránh không xô xát. Khỏi cần phải nói
là họ không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với người Hàn Quốc khi họ cần hỏi đường hay khi
họ mua bán ở cửa hàng. Tuy nhiên, theo những người trở về kể lại, hiếm khi họ bị kỳ thị vào
những lúc này
Không đủ thời gian và tiền bạc khiến cho các quan hệ với người Hàn Quốc trở nên hời
hợt. Họ không chỉ không có thời gian để tiêu tiền trong kế hoạch làm việc dày đặc mà còn
không tiêu tiền để tiết kiệm tiền. Họ dậy vào trước 7h sáng và thường xuyên làm việc tới tận
đêm khuya. Khi không làm ngoài giờ, họ nấu các món ăn Việt Nam, giặt quần áo, và ngủ bù.
4

Trên thực tế, việc các nhóm tội phạm Việt Nam dẫn gái mại dâm đến các nam công nhân Việt Nam đã được
truyền hình trên đài SBS, một trong những kênh truyền hình toàn quốc của Hàn Quốc, trong một chương trình
gọi là “SOS”.

8


Phần lớn các hoạt động giải trí đối với công nhân bất hợp pháp là đi chợ và thăm bạn bè Việt
Nam vào cuối tuần. Hiếm khi họ có quan hệ gần gũi với người Hàn Quốc trong đời sống
hàng ngày. Thỉnh thoảng có một số công nhân Việt Nam, cải đạo sang Thiên Chúa Giáo và
đi lễ vào cuối tuần. Họ có thể có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc gần gũi với người Hàn Quốc ở

nhà thờ nhưng cũng khó mà có xung đột với người Hàn Quốc ở cái nơi mà người Hàn Quốc
cố gắng chiếm được tình cảm cũng như cải đạo họ.
Chính chỗ làm việc là nơi mà các công nhân di cư Việt Nam tiếp xúc gần gũi và có
xung đột với người Hàn Quốc trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày. Họ đã thực sự có những
trải nghiệm về người Hàn Quốc và văn hóa Hàn Quốc tại nơi làm việc. Theo như lời kể lại
của các công nhân trở về, các công nhân di cư Việt Nam ngạc nhiên về thị trường lao động
cạnh tranh, cường độ làm việc cao và nhiều cách khác nhau để kiểm soát công việc ở trong
các nhà máy nhỏ nơi mà không chỉ ông chủ Hàn Quốc mà cả các thành viên trong gia đình
cũng phải làm việc. Họ va chạm với những đặc tính dân tộc của người Hàn mà họ không
quen với, khi mà các quản lý Hàn Quốc nổi giận trong giờ làm việc và đột nhiên lại tỏ thái
độ thông cảm đối với công nhân di cư sau giờ làm việc. Đôi khi, họ có những trải nghiệm rất
tiêu cực ở nơi làm việc khi mà quản lý Hàn Quốc sử dụng bạo lực và cố tình trả lương muộn.
Thậm chí những công nhân chưa từng bị như vậy cũng thường xuyên sợ quản lý người Hàn
Quốc và thận trọng để không phải là nạn nhân của bạo lực bởi vì họ thường nghe những
trường hợp không hay từ những người bạn của họ. Dựa trên những kinh nghiệm trực tiếp và
gián tiếp các công nhân Việt Nam tạo ra một hình ảnh tiêu cực về tính cách dân tộc Hàn
Quốc phần lớn tại nơi làm việc (Chae Su Hong 2003: 93-101).
Theo cách này, những hình ảnh phức tạp về người Hàn Quốc và xã hội Hàn Quốc
được truyền lại trong các cộng đồng công nhân Việt Nam di cư. Họ tin là người Hàn Quốc
hiền lành và không kỳ thị trong cuộc sống hàng ngày và đồng thời hung dữ và o ép ở nơi làm
việc. Tuy nhiên những người lao động đã về nước nói rằng đa số sống ở Hàn Quốc đã không
cảm thấy khó khăn đặc biệt do người Hàn Quốc hay văn hóa Hàn Quốc gây ra. Câu trả lời
này trái ngược với những chỉ trích mà các tổ chức nhân quyền Hàn Quốc thường đưa ra công
chúng với những trường hợp và số liệu cụ thể. Những hình ảnh được đưa ra bởi các NGOs
Hàn Quốc thường có tính khai sáng và giáo dục, trái ngược với những hình ảnh đưa ra bởi
các công nhân Việt Nam, thường giải thích văn hóa và xã hội Hàn Quốc dựa theo cuộc sống
và công việc hàng ngày của họ. Những lý giải của công nhân lao động Việt nam thường gắn
liền với những kinh nghiệm phức tạp không chỉ về những tai nạn xấu đã xảy ra và quá trinh
lao động o ép mà còn về giờ giấc chặt chẽ, cuộc sống xã hội trong các cộng đồng của họ
những mối quan hệ hời hợt với người Hàn Quốc ở ngoài đường và vân vân

Mặc dù mang trong đầu những hình ảnh khá là phức tạp về xã hội và văn hóa Hàn
Quốc, các công nhân di cư Việt Nam thường sợ và chỉ trích những vấn đề phát sinh mang
tính cấu trúc, và thể chế. Những người lao động đã về nước nói rằng thời gian vất vả nhất là
khi công ty nơi họ làm việc phá sản. Trên thực tế, phần lớn các công nhân di cư ở Hàn Quốc
gặp khó khăn trong vấn đề tìm việc trong thời kỳ khủng hoảng tiền tệ châu Á vào cuối những
năm 90s khi mà nhiều các công ty vừa và nhỏ bị phá sản. Thêm vào đó, họ cũng sợ những
biến đổi chính sách quản lý xuất nhập cảnh lao động theo từng thời kỳ và tỏ ra thái độ bất
mãn mạnh mẽ đối với cả chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam. Tóm lại, người lao động Việt
Nam ở Hàn Quốc tỏ ra rất phê phán các vấn đề mang tính cấu trúc, thể chế và chính sách mà
hệ thống tư bản và các nhà nước phải chụi trách nhiệm, thậm chí còn hơn cả những hành vi
phân biệt đối xử dựa trên các đặc điểm sắc tộc và quốc gia.
5. Điều kiện kinh tế chính trị của cuộc sống người lao động trở về

9


Người lao động nhập cư Việt Nam ở Hàn Quốc để dành tiền được ít nhất khoảng 3–4
ngàn đô la, nhiều nhất khoảng 7–8 ngàn đô la trong một năm. Sự khác biệt về số tiền tiết
kiệm được thường phụ thuộc vào tình trang cư trú, nghành nghề và mức chi tiêu. Trong số
trên 30 người lao động trở về mà tôi đã gặp vào đầu năm 2007, người kiếm được số tiền ít
nhất chỉ làm việc như một thực tập sinh hợp pháp trong 3 năm nên và để dành được 12 ngàn
đô la. Người kiếm được số tiền nhiều nhất đã để dành được 70 ngàn đô la trong 11 năm sống
bất hợp pháp. Người lao động trở về này đã hồi trưởng lại nếu không bị lừa gạt 30 ngàn đô la
trong năm cuối lưu trú bất hợp pháp thì đã để dành được gần 100 ngàn đô la. So sánh với
mức lương ở Việt Nam, chúng ta có thể nói rằng những người trở về có thể tiết kiệm được
một khoản tiền tương đối lớn.
Mức lương tối thiểu ở thành phố Hồ Chí Minh gần đây được nâng lên thành 55 đô la
một tháng. Nếu làm việc ở nhà máy, công nhân bắt đầu từ mức lương thấp nhất và mỗi năm
có thể được tăng lương khoảng 7–8%. Nếu làm việc ở khu vực dịch vụ như nhà hàng hoặc
quán cà phê thì thu nhập là vào khoảng 60–100 đô la mỗi tháng. Nếu bạn là lao động nhập cư

hợp pháp ở Hàn Quốc trong vòng 3 năm bạn đã kiếm được số tiền lương trong 10 năm làm
việc trong các nhà máy ở Việt Nam. Nếu bạn cư trú và làm việc bất hợp pháp ở Hàn Quốc
trên 10 năm vừa để dành tiền một cách đều đặn thì có thể kiếm được số tiền lương cả đời của
một người lao động bình thường.
Những người lao động trở về đánh giá tài sản mà họ kiếm được dựa trên việc sở hữu
bất động sản. Cái mà quyết định sự giàu có của họ là liệu họ có khôn ngoan đầu tư số tiền mà
họ kiếm được ở Hàn Quốc vào bất động sản. Giá cả bất động sản ở thành phố Hồ Chí Minh
liên tục tăng cao sau Đổi Mới, và người trở về nào đầu tư số tiền kiếm được ở Hàn Quốc vào
bất động sản thì có thể trở nên giàu có ở một mức độ nào đó. Căn nhà ở vùng ven thành phố
Hồ Chí Minh do một người lao động trở về dùng 12 ngàn đô la kiếm được trong 3 năm mua
với giá 7 ngàn đô la vào năm 1997 được rao với giá 50 ngàn đô la. Mảnh đất do một người
lao động trở về khác mua với giá 40 ngàn đô la vào năm 2000 đã tăng giá lên gấp 2 lần.
Trong số những người lao động trở về cũng có người sở hữu 2 căn nhà trị giá hơn 100 ngàn
đô la.
So sánh với mức thu nhập của tầng lớp lao động ở thành phố Hồ Chí Minh, giá trị mà
người lao động trở về thu lại được từ đầu tư bất động sản là đáng kể. Tuy nhiên, điều này
không có nghĩa là họ đã kiếm đủ tiền để vươn lên tầng lớp cao hơn hay trở nên giàu có ở
thành phố Hồ Chí Minh nhơ đi lao động xuất khẩu. Bởi vì phải cân nhắc đến giá cả bất động
sản ở thành phố Hồ Chí Minh đang tăng nhanh ở mức chóng mặt. Các căn nhà ở trung tâm
thành phố có giá tới vài ngàn đô tùy thuộc vào diện tích và vị trí. Bây giờ không dễ gì mà
mua được một căn nhà trị giá 50 ngàn đô ở trong thành phố. Thêm vào đó, có nhiều người đi
Hàn Quốc muộn và đầu tư tiền vào bất động sản khi mà giá đất đã tăng cao rồi. Cũng có
nhiều người lao động trở về giành tất cả số tiền kiếm được để lo cho gia đình của mình và
không có tiền thừa ra để đầu tư vào bất động sản. Nói tóm lại, người lao động trở về đã dành
được một số tiền lớn mà người lao động bình thường làm trong nhà máy ở quê nhà không thể
có được trong một thời gian ngắn, nhưng số tiền này cũng chỉ đủ để mua một ngôi nhà hay
mở một công việc kinh doanh trong thành phố.
Kinh tế thị trường sau Đổi mới đã tạo nên sự phân tầng xã hội nhanh chóng ở Việt
Nam. Sở hữu tư nhân trong kinh doanh và bất động sản không chỉ góp phần vào sự tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng mà còn nới ngày một rộng ra khoảng cách giữa người giàu và

nghèo. Trong các điều kiện kinh tế chính trị này, những người lao động trở về sau khi đi xuất
khẩu lao động mười năm, gần như không có thể kiếm được một gia sản đủ sống cả đời và
10


vươn sang một tầng lớp xã hội cao hơn. Trong thực tế, phần lớn người lao động trở về có tài
sản hay không có tài sản thì sau khi trở về nước vẫn phải tiếp tục làm việc kiếm tiền để sống.
Mặc dù là như vậy, nhưng một sự thật đáng chú ý là nhưng có nhiều người lao động
trở về thất nghiệp tạm thời hay thỉnh thoảng. Đặc biệt, có nhiều người đàn ông lao động trở
về có vợ là người kiếm tiền chính trong gia đình. Vọ họ đi làm công ty hoặc kinh doanh quy
mô nhỏ như là mở tiệm làm đẹp đa phần bằng tiền do chồng kiếm được từ việc đi lao động
xuất khẩu (tham khảo bảng 1). Những người đàn ông này nói rằng họ đã quá già để làm việc
trong các nhà máy và họ không có mối liên hệ nào để tìm việc cả. Tuy nhiên, có nhiều nhà
máy, kể cả Việt Nam và nước ngoài trong các nghành công nghiệp cần nhiều lao động đang
thiếu nhân lực. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), đầu tư trực tiếp
nước ngoài ngày một tăng lên và nhiều nhà máy nước ngoài mọc lên ở thành phố Hồ Chí
Minh mà còn những vùng khác ở Nam Bộ . Vì vậy, việc tìm một chỗ làm tại các nhà máy ở
thành phố Hồ Chí Minh không phải là một việc khó.
Có vẻ như nhiều người lao động trở về không muốn làm việc là do tiền lương ở Việt
Nam quá thấp so với Hàn Quốc Họ không thích ứng được với thực tại là phải làm việc trong
suốt một năm thì mới có thể nhận được tiền lương tương đương một tháng lương đã từng
nhận được ở Hàn Quốc. Dĩ nhiên, không phải người nào trở về cũng thất nghiệp. Cũng có
một số người làm quản lý trong nhà máy hoặc là một công nhân lành nghề và nhận được một
số lương tương đối tốt so với các công nhân nà máy khác. Thêm vào đó, họ cũng phải làm
việc để hỗ trợ gia đình. Ví dụ như các nữ công nhân trở về mà chưa lập gia đình thường có
trách nhiệm hỗ trợ cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Họ thường tiếp tục đi làm ở
một nhà máy nào đó. Tuy nhiên, những người này thú nhận rằng rất khó khăn để chấp nhận
một thực tế là tiền lương quá thấp. Người ta có thể nói là những người trở về kén cá chọn
canh khi thấy những người này không chụi chấp nhận thực tế này và lang thang hết từ nghề
này sang nghề khác.

Tuy nhiên, cũng không được công bằng cho lắm khi ta chỉ phê phán những người trở
về do tâm lý không ổn định và tình trạng thất nghiệp tự nguyện của họ. Cơ cấu kinh tế của
Việt Nam làm cho người trở về bực bội và mất hết cả ý chí làm việc. Kinh tế Việt Nam đã
duy trì và phụ thuộc vào chính sách lương thấp cho thị trường lao động trong nước trong một
thời gian quá lâu. Mặc dù mức lương tối thiểu ở các thành phố lớn như Hà nội và thành phố
Hồ Chí Minh chỉ được điều chỉnh từ 40 đô la đến 55 đô la trong 6 năm gần đây, nhưng tiền
lương bình quân của người lao động Việt Nam vẫn thấp hơn so với Indonesia và Trung Quốc
( Tổ chức lao động quốc tế Hàn Quốc, 2006:28-30). Bên cạnh đó mặc dù tăng lương tối thiểu,
thu nhập bình quân ở các nhà máy cần nhiều nhân công tại thành phố Hồ Chí Minh trong 4–5
năm gần đây hầu như không có gì thay đổi. Mặc dù người ta hy vọng là việc tăng lương tối
thiểu sẽ khiến cho lương trung bình tăng lên đến 70–100 đô la, chính sách lương thấp dài hạn
ở Việt Nam đã không khuyến khích người lao động tham gia vào các công việc đòi hỏi nhiều
sức lao động. Trên thực tế việc người lao động quyết định thất nghiệp và có tâm lý không ổn
định có liên quan mật thiết với tình hình kinh tế chính trị ở quê nhà của họ. 5
<Trường hợp 2: Người trở về lang thang đi tìm kiếm việc làm>

Tôi muốn gải thích thêm một số điểm để tránh gây ra hiểu nhầm. Thứ nhất, mức lương trong ngành dịch vụ ở thành phố
Hồ Chí Minh đã tương đối tăng cao. Không quá 4–5 năm trước (tiêu chuẩn tỉ giá 1 đô la là 15000 đồng), nếu trả lương một
tháng là 500 ngàn – 1 triệu đồng (33–66 đô la) thì có thể tìm được nhân công, nhưng bây giờ ít nhất cũng phải trả lương 1
triệu – 2 triệu đồng (66–132 đô la). Bởi vì lĩnh vực dịch vụ gia tăng nhanh chóng nên phát sinh ra vấn đề nhân lực. Ở những
nơi thuê nhân lực cao cấp như ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm thì mức độ tăng lương rất cao. Không quá 4–5 năm trước,
người nhân viên Việt Nam tại các ngân hàng nước ngoài đã nhận được tiền lương khoảng 300–500 đô la, bây giờ bình quân
họ đang nhận được gần 800–1000 đô la. Thứ hai, ngày càng trở nên khó khăn hơn cho các nghành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân
lực duy trì hệ thống lương thấp do vấn đề thiếu nguồn cung cấp nhân lực.

5

11



Tôi đã làm việc được 9 năm ở Hàn Quốc. Lúc còn ở Hàn Quốc, vì còn độc thân
nên tôi đã chuyển tiền gửi về cho chị gái và tiêu xài rất nhiều tiền cho cô bạn gái
người Việt Nam quen được ở Hàn Quốc. Tôi đã tiêu xài là chủ yếu. Tôi trở về Việt
Nam cách đây 5 năm. Sau khi trở về nước, tôi mua một căn nhà nhỏ và tiêu tốn
nhiều tiền cho việc tổ chức đám cưới nên sau đó hầu như tôi không còn tiền
dư..Tuy nhiên, tôi không còn muốn làm việc ở trong nhà máy nữa. Chỉ 10 năm
trước đây, người ta tranh giành nhau để được làm việc ở EPZ (Khu chế xuất) hay
IZ (Khu công nghiệp) nhưng bây giờ (lương trong khu công nghiệp) không bằng
mức lương ở ngoài. Vì vậy tôi đã quyết định làm ở ngoài khu công nghiệp. Dù gì
đi chăng nữa, tôi cần một công việc để hỗ trợ gia đình và mà để cảm thấy không
mệt mỏi như khi ở nhà. Tôi sợ rằng tôi sẽ không tiếp tục đi làm và tiêu tất cả số
tiền dành dụm còn lại. Tôi đã làm nhiều công việc khác nhau như chuyên chở
thùng gas, làm dây túi xách, đại lý mỹ phẩm, nhà hàng, nhập khẩu thịt bò, nhà máy
may mặc, và làm quản lý một nhà hàng Hàn Quốc…Lương của tôi từ 1.6 đến 3.2
triệu (khoảng 100 -200 USD) một tháng. Tôi đổi nhiều việc bởi vì có nơi thì nơi
làm việc xa xôi, có nơi thì lương quá thấp. Ở Việt Nam, người ta nói rằng mức
lương như thế không phải là thấp, nhưng tôi tin tằng tôi xứng đáng nhận được hơn
thế vì tôi biết nói tiếng Hàn (trên thực tế là anh ta đã được trả cao hơn vì anh ta nói
được tiếng Hàn nhưng vốn tiếng Hàn Quốc của anh ta không được tốt cho lắm).
Tôi ốm và mệt vì công việc nặng nhọc mà tiền lương thì thấp. Hiện giờ, vợ tôi
đang bán rau ngoài chợ. Cô ấy hiền và không kêu ca phàn nàn gì về việc tôi không
đi làm (Vợ anh đã phàn nàn rất nhiều với tôi). Tôi luôn luôn muốn quay trở lại hàn
Quốc nhưng thật là khó ở tuổi tôi (40)..
Trong hoàn cảnh như vậy, phần lớn những người trở về khó khăm lắm mới tìm một công
việc thích hợp, cảm thấy bực bội và thỉnh thoảng lại thất nghiệp. Trong quá trình đó, họ thực
sự đã cố gắng để thích nghi với hoàn cảnh mới ở nhà. Một số người mở cửa hàng nhỏ kinh
doanh theo kiểu gia đình và tự làm chủ với số tiền họ đã tiết kiệm ở Hàn Quốc. Một số khác
cố gắng sử dụng kinh nghiệm và các mối liên hệ ở Hàn Quốc làm ăn buôn bán liên quan đến
Hàn Quốc. Những cố gắng này thường không được thành công cho lắm vì những người trở
về là những người có học vấn thấp và không có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh cũng

như có ít các mối quan hệ sau một thời dài vắng mặt ở nhà. Sau thất bail, họ cũng lấy hết
lòng nhẫn nại thử đi làmở một nhà máy nào đó hay làm trong ngành dịch vụ nhưng cũng
không thành công. Khi mọi cố gắng đều không được thỏa mãn , họ sẽ hăm hở quay trở lại
Hàn Quốc. Tuy nhiên, phần lớn họ đã quá già để có thể chụi được công việc cực khổ ở Hàn
Quốc. Thậm chí nếu họ có một ý chí mạnh mẽ đển lấn át vấn đề tuổi tác thì tiểu sử lưu trú
bất hợp pháp lại trở thành một chướng ngại. Hơn cả những điều này, họ sợ phải trải qua tất
cả các thủ tục hành chính ở quê nhà một lần nữa.
6. Những đặc điểm mang tính văn hóa xã hội của cuộc sống người lao động trở về
Những người trở về sống “giữa các khoảng không gian” (Bhabha 1994). Suy nghĩ và hành
vi của người lao động trở về khác với suy nghĩ và hành vi của chính họ trước khi đi lao động
ở Hàn Quốc và cũng khác với những người Việt Nam khác. Mặc dù họ sống ở Hàn Quốc
khoảng 10 năm, cũng khó mà nói rằng họ là một phần của xã hội và văn hóa Hàn Quốc. Phần
lớn họ không thích ứng thành công với văn hóa và xã hội Việt Nam sau 10 năm vắng mặt.
Nhiều bài báo viết về hôn nhân quốc tế và những cô dâu người nước ngoài sống tại Hàn
Quốc miêu tả những người trở về xây dựng chủ thể của họ dựa trên những trải nghiệm về sự
pha trộn văn hóa và “trở nên những người Khác” ở quê nhà lẫn ở Hàn Quốc (Sooja Lee
12


2004: H. Y. Lee 2005; H. K. Jeon 2005). Chủ thể của họ được xây dựng không chỉ dựa trên
các trải nghiệm đa quốc gia mà còn trong những mối quan hệ xã hội và các tập quán văn hóa
mới được hình thành.
Những người trở về duy trì những mạng lưới xã hội với nhau. Họ gọi điện thoại thường
xuyên cho nhau và tổ chức hợp mặt mỗi khi cần thiết. Với sự giúp đỡ của các mạng lưới xã
hội khá là phát triển như vậy mà tôi đã có thể gặp gỡ khá nhiều người lao động trở về trong
thời gian ngắn ngủi ở Việt Nam. Trong những lần gặp gỡ, những người lao động trở về, hồi
tưởng lại cuộc sống ở Hàn Quốc, cố gắng nhớ và sử dụng tiếng Hàn Quốc. Ví dụ như trong
buổi họp mặt mà tôi cùng tham dự, một người trở về nói “ở Hàn Quốc thì thấy gạo Hàn
Quốc không ngon, nhưng bây giờ thì thấy ngon hơn gạo Việt Nam” một người khác thì nói
là “ tôi nhớ các thức ăn được bán tại các chợ truyền thống của Hàn Quốc như kim chi, thịt gà,

món chiên bột”. Họ cũng cố gắng trả lời các câu hỏi của tôi bằng tiếng Hàn Quốc và cố gắng
sử dụng vốn tiếng Hàn Quốc càng nhiều càng tốt. Tôi có cảm tưởng là họ đang cố gắng xây
dựng lại những hồi ức của họ về cuộc sống ở Hàn Quốc. Họ cố gắng không nhớ đến các kỷ
niệm xấu hoặc là bị phân biệt đối xử ở Hàn Quốc và thay vào đó là hồi nhớ về những kỷ
niệm tốt đẹp và đầy luyến tiếc mà có thể bù đắp cho những bực bội và sự lạc lõng ở quê nhà.
Tôi có nghi ngờ là họ có thể chủ ý loại bỏ những kỷ niệm xấu vì tôi là người Hàn Quốc. Lo
lắng về vấn đề này, tôi thường xuyên bắt đầu cuộc phỏng vấn của mình với những câu hỏi
như là họ có thể kể về những kỷ niệm không hay ở Hàn Quốc. Ví dụ tôi hỏi những nguời trở
về là “Kỷ niệm nào mà bạn cảm thấy là tê nhất ở Hàn Quốc?” hay là “Khi nào bạn cảm thấy
người Hàn Quốc rất tệ?”. Kết quả là đã nghe được nhiều câu chuyện không hay về người
Hàn Quốc hay văn hóa Hàn Quốc cũng như về cuộc sống hàng ngày đầy căng thẳng của họ
do có sự khác nhau về văn hóa. Tuy nhiên, cũng thú vị là bất cứ khi nào họ nói về những
điều không hay trong cuộc sống của họ ở Hàn Quốc, họ cũng sẽ đi kem thèo sự ngụy biện
hay những lời giải thích về những lý do tại sao sự việc lại có thể xảy ra như vậy: Đó chính là
cái mà Dora (2006) đã gọi là “nỗi luyến tiếc quá khứ có tính phản chiếu (reflective
nostalgia)”. Ví dụ như khi họ tâm sự về những trải nghiệm không tốt thì họ thường kèm theo
những lời như “thời gian trôi qua nên mọi việc cũng đâu vào đấy” hoặc “đã hiểu và thích ứng
được”. (Xem trường hợp thứ 3)
và văn hóa Hàn Quốc của người lao động trở về>
A: Người lao động Hàn Quốc cùng làm việc chung đã trêu chọc gọi tôi là Việt cộng,
nhưng tôi hiểu được đó chỉ là lời nói đùa nhẹ nhàng không hề có ác ý gì. Sau này, chúng tôi
đã trở thành bạn thân với nhau.
B: Ông chủ người Hàn Quốc rất nóng tính, nhưng khi xong công việc thì rất tình cảm và tử
tế. Chúng tôi bây giờ vẫn còn liên lạc qua lại.
C: Người Hàn Quốc uống rượu quá nhiều. Có nhiều khi chúng tôi thấy khó xử vì họ cố ép
chúng tôi uống rượu. Tuy nhiên, tôi suy nghĩ rằng điều đó cũng giống như việc người Việt
Nam uống quá nhiều trà.
D: Cũng có nhiều người Hàn Quốc không tốt giống như lời anh nói. Tuy nhiên, một số ít
người không tốt thì ở đâu mà chẳng có.

Như là hai mặt của một vấn đề, khi họ nhắc đến những kỷ niệm tốt đẹp ở Hàn Quốc,
họ cố gắng sử dụng vốn từ vựng tiếng Hàn, như một cách để nhấn mạnh lập luận ủa họ và
cũng để so sánh với những trường hợp tương đương ở Việt nam. Theo ký ức của họ thì Hàn
Quốc là một nước phát triển với mạng lưới giao thông công cộng sạch sẽ tiện lợi, con người
tốt bụng và cử xử tốt, phụ nữ xinh đẹp còn đàn ông thì lãng mạng và cuộc sống hàng ngày thì
đáng yêu và vui vẻ.
13


Những hồi ức được xây dựng lại, được chắt lọc và cắt xén của những người trở về
khiến cho không chỉ người Việt Nam mà còn cả những nhà nghiên cứu người Hàn Quốc như
tôi đây cảm thấy bối rối và ngỡ ngàng . Ở Hàn Quốc, trên các phương tiện truyền thông đại
chúng và trong giới học thuật, các cô dâu người nước ngoài và công nhân di cư phần lớn hiện
ra như những nạn nhân bị áp bức của văn hóa Hàn Quốc và là những người chống đối tiềm
ẩn (Lee Hae Yong 2005:5-6). Sự khen quá lời đầy luyến tiếc về Hàn Quốc của người lao
động di cư trở về khiến cho những nhà nghiên cứu người Hàn Quốc như tôi đặt ra những câu
hỏi như sau: Có phải đây là câu trả lời xã giao đối với một nhà nghiên cứu là người Hàn
Quốc? Có phải Hàn Quốc thật sự là một đất nước phát triển hơn về mặt kinh tế và có cơ sở
hạ tầng cũng như thể chế phát triển hơn ở Việt Nam? Có phải sự hiểu biết của người Hàn
Quốc về cuộc sống người lao động nhập cư ở hàn Quốc là quá hời hợt và bi quan?
Với tôi câu trả lời là vừa có và vừa không tùy theo từng trường hợp cụ thể. Cuối cùng
thì không có những sự khác biệt lớn giữa đất nước hàn Quốc mà họ thật sự trải nghiệm và
đất nước Hàn Quốc trong hồi ức của họ sau khi trở về nhà. Cuộc sống của những trở về là
những người “sống giữa các không gian” đã tạo ra những sự khác biệt như vậy. Đây có thể
goi là “chính trị của sự luyến tiếc quá khứ (politics of nostalgia)” (Lavine 2001) - ở trường
hợp này là luyến tiếc cuộc sống ở xứ người như là một cách để vượt qua những khó khăn mà
họ đang trải qua mỗi ngày ở quê nhà. 6.
Tuy nhiên “chính trị của nỗi luyến tiếc và kỷ niệm” không phải là cách duy nhất mà
những người trở về dùng để đối mặt với điều kiện kinh tế chính và văn hóa xã hội không
mấy thuận lợi của họ. Như tôi đã nói ở trên, ho kiếm cách quay trở lại Hàn Quốc một lần nữa

sau khi nỗ lực tìm kiếm các giải pháp khác nhau. Có một số người lao động trở về không
nghĩ đến khả năng quay trở lại Hàn Quốc. Tuy nhiên, khả năng mà họ có thể làm lao động
nhập cư lại ở Hàn Quốc một cách hợp pháp thì rất thấp do tiền sử lưu trú bất hợp pháp và trở
ngại về hành chính ở Việt Nam . Một số người đã lớn hơn 40 tuổi, là tuổi giới hạn của lao
động di cư ở Hàn Quốc. Một số người khác thì không đủ tiền để làm thủ tục đi xuất khẩu lao
động sang Hàn Quốc.
Một số phụ nữ lao động trở về tìm cách kết hôn với đàn ông Hàn Quốc. Trong số
những người phụ nữ lao động trở về mà tôi gặp được, có nhiều phụ nữ đã có chồng hoặc
hoặc đã đính hôn hôn với đàn ông Hàn ở Hàn Quốc. Thú vị là một số ông chồng đã hứa mồm
hay viết giấy cam đoan là sẽ cho họ đi làm và hỗ trợ gia đình của họ ở Việt Nam. Đối với
một số phụ nữ trở về, việc kết hôn với người Hàn Quốc là để tiếp tục lao động nhập cư ở
Hàn Quốc (Kim Hyeon Jae 2007; Wand and Chang 2002).
Do không dễ dàng để có thể quay trở lại Hàn Quốc, một số người trở về đôi khi cố
gắng làm việc cho người hàn Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh. Ước tính rằng có khoảng
10,000-12,000 người hàn Quốc sống ở thành phố Hồ Chí Minh (Chae, 2005;120). Có người
nói rằng người hàn Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh hiện tại lên tới trên 20,000 người. Bởi vì
nhiều người trở về có thể nói được tiếng Hàn cơ bản, có một số nhà kinh doanh người Hàn
Quốc, phần lớn là chủ cửa hàng nhỏ, hy vọng họ có thể trao đổi với cả khách Hàn Quốc và
khách Việt Nam cũng như với chính các ông chủ. Một số những người lao động trở về mà tôi
đã gặp, có nhiều người có nhiều kinh nghiệm làm việc cho người chủ Hàn Quốc trong nhiều
ngành nghề đa dạng như nhà hàng, công ty thương mại, công ty phân phối, nhà máy cần
nhiều nhân công...
6

Nếu so sánh với những luận cứ cho thấy những xúc cảm về đất nước và con người Hàn Quốc của người lao
động Việt Nam ở Hàn Quốc hiện tại với những “sự luyến tiếc phản thân” của những người lao động quay về từ
Hàn Quốc thì có thể sáng tỏ đựoc. Và người viết cũng cần nghiên cứu thêm, so sánh các mặt đời sống văn hóa,
xã hội mà người viết đã ngầm đề cập giữa người đang lao động tại Hàn Quốc và người lao động trở về.

14



Thật không may là phần lớn người trở về hoặc là bị sa thải hoăc là tự ý bỏ việc sau nhiều
tháng làm việc cho người Hàn Quốc bởi vì họ thường không có đủ kinh nghiệm, kiến thức và
khả năng về ngôn ngữ để làm tròn nhiệm vụ. Theo ý kiến của quản lý người Hàn Quốc,
nhiều người lao động trở về học vấn thấp và chỉ có “năng lực tiếng Hàn Quốc có thể dùng
được trong phạm vi nhà máy và những sinh hoạt cần thiết tại Hàn Quốc”. Vì vậy, mặc dù có
trả thêm nhiều tiền lương đi chăng nữa thì các chủ cừa hàng Hàn Quốc và quản lý các công
ty vẫn thất vọng về họ và rốt cuộc thà “việc thuê người tốt nghiệp đại học chuyên ngành
tiếng Hàn vẫn hơn.”
Khi người chủ Hàn Quốc và người lao động trở về không làm nhau hài lòng thì mối quan
hệ hai bên trở nên xấu đi ngay.Cụ thể, người lao động trở về thường nhận xét là người Hàn
Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh không tốt bằng “người Hàn Quốc ở Hàn Quốc” trong ký ức
của họ. Họ nghi ngờ rằng người Hàn Quốc ở Hồ Chí Minh giả vờ không hiểu tiếng Hàn của
họ và rằng người Hàn Quốc ở Hàn Quốc hiểu họ dễ dàng. Họ phàn nàn rằng người Hàn
Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh miệt thị họ, đối xử thô lỗ với họ và trả họ lương thấp hơn
nhiều so với ở đồng lương ở Hàn Quốc.
Hơn nữa, việc các phương tiên truyền thông Việt Nam đưa tin những hành vi lừa đảo và tội
phạm của người Hàn Quốc ở Việt nam lại càng củng cố hình ảnh tiêu cực của họ về người
Hàn Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh. Các tin tức như là các đại lý người Hàn Quốc ở thành
phố Hồ Chí Minh lừa đảo những người Việt nam muốn kết hôn với người Hàn Quốc hoặc
những người Việt Nam muốn đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc làm họ phẫn nỗ hơn bao giờ
hết. Theo cách đó, những người Hàn Quốc mà họ tiếp xúc và có xung đột trong bối cảnh
hàng ngày ở Việt Nam được coi là xấu hơn những người Hàn Quốc mà họ xây dựng trong trí
nhớ của họ.
Những người Việt nam ở gần những người trở về theo dõi toàn bộ quá trình được gắn liền
với cả “chính trị quyền lợi’ và “chính trị bản sắc” này (Lee C. K 1998) một cách không thoải
mái. Họ lo lắng là những người lao động trở về cứ lang thang hết từ công việc này sang công
việc khác và tỏ thái độ bất mãn với xã hội Việt Nam. Họ không hài lòng với việc những
người trở về tiếp tục cố gắng liên hệ với người Hàn Quốc và chỉ gây ra những xung đột

không cần thiết với người Hàn Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh. Hơn hết, họ ghét những
người trở về hạ thấp giá trị của văn hóa và xã hội Việt nam và đề cao văn hóa và xã hội Hàn
Quốc cứ như thể họ là người hàn Quốc chứ không phải là người Việt Nam vậy.
<Trường hợp 4: Sự phê phán của gia đình về người lao động trở về>
Tôi đã chịu đựng mấy năm trời khi nhìn thấy cảnh chồng mình không chịu đi làm
việc. Tôi đã cố gắng kiên nhẫn trong những năm đầu chồng thất nghiệp. Tôi hoàn
toàn công nhận là chồng tôi làm việc cực khổ ở Hàn Quốc một thời gian dài và
chúng tôi có thể cưới nhau được nhờ có số tiền anh ấy đã tiết kiệm. Tôi cũng biết
rằng chúng tôi không thể mua được nhà nếu như không có tiền của anh ấy (căn nhà 3
tầng nằm ở quận Phú Nhuận của thành phố Hồ Chí Minh). Chúng tôi mở một tiệm
tóc ở tầng một của căn nhà này nhờ vào mồ hôi của anh ấy. Mặc dù vậy, tôi rất bực
mình mỗi khi anh ấy phung phí thời gian ở nhà, gọi điện cho bạn bè đặc biệt là
những người trở về. Chỉ cách đây vài ngày, anh ấy có mời một người Hàn Quốc
trông có vẻ như không có một công việc tử tế ở thành phố Hồ Chí Minh và một cô
bồ người Việt Nam của anh ta đang làm việc tại một công ty Hàn Quốc. Họ nói
chuyện rì rầm và rất lâu. Tôi giận quá nên giả vờ buồn ngủ và mặc kệ họ. Tôi không
thể hiểu làm sao mà chồng tôi đối xử tốt như thế với người Hàn Quốc mà không cố
gắng chăm lo cho gia đình. Anh ấy lý luận rằng anh ấy thỉnh thoảng làm việc cho
người Hàn Quốc, và đang tìm kiếm một đối tác người Hàn Quốc cho một kinh
doanh mới. Tôi biết rằng chồng tôi đang cố gắng vô vọng. Tiệm tóc của tôi dạo này
15


ít khách. Chúng tôi có thể sử dụng tất cả tiền chúng tôi tiết kiệm một cách nhanh
chóng. Tôi không thể không mất bình tĩnh và thỉnh thoảng cãi vã với chồng.
Xã hội Việt Nam thường có nhiều điều tiếng về các cô gái Việt nam kết hôn với người
nước ngoài. Nhưng lại có ít những bàn luận phê phán hành vi văn hóa xã hội của người lao
động trở về. Tuy nhiên, như ở trong trường hợp thứ 4, bạn bè và những người thân của họ
thường chỉ trích những hành vi văn hóa xã hội của họ. Lúc đầu, khi những người lao động
trở đánh giá tốt về nước Hàn Quốc và người Hàn Quốc, thì bạn bè và người thân của họ công

nhận đó sản phẩm của những trải nghiệm ở nước ngoài. Đôi khi họ cũng ghen tỵ với những
người trở về do có những trải nghiệm mới lạ và mối quan hệ mật thiết với người hàn Quốc. .
Tuy nhiên, không phải mất nhiều thời gian mới nhận ra rằng những đánh giá đầy lưu luyến
của người trở về đối với con người và cuộc sống ở Hàn Quốc là không thật. Đồng thời họ
cũng nhanh chóng nhận ra rằng những cố gắng của người trở về để giữ quan hệ thân mật với
người Hàn Quốc là không mang lại kết quả gì mà còn đáng ghét. Trong quá trình này,
khoảng cách “văn hóa xã hội” giữa những người trở về và những người thân của họ ngày
một rộng ra.
Để thoát khỏi những khó khăn về kinh tế xã hội, những người trở về cố gắng tham
gia vào đời sống văn hóa chính trị của người Hàn Quốc để thu ngắn khoảng cách xã hội với
người Hàn Quốc. Tuy nhiên, ngược lại với những mong muốn của họ, điều này không chỉ
khiến họ trở nên lạ lẫm không chỉ đối với người Hàn Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh mà bạn
thân và gia đình của họ. Tất cả các quá trình này gắn liền với kinh nghiệm đa quốc gia, các
tập quán xã hội đa quốc gia (transnational social practices’(Smith, M. P. 2001:3) và vị trí văn
hóa xã hội trong “những khoảng không gian ở giữa” (Walter, Bourgois, and Loinaz, 2004).
7. Kết luận
Những người trở về tham gia vào các hoạt động văn hóa trong các mối quan hệ xã
hội đang thay đổi của họ như một phản ứng lai với các điều kiện kinh tế chính trị cụ thể của
họ ở cả Việt Nam và Hàn Quốc. Nhờ vào các tập quán văn hóa, chúng ta có thể lý giải được
các nguyên nhân tại sao người lao động lại có những tình cảm và những quan điểm như vậy
đối với chủ nghĩa tư bản, nhà nước và con người ở mỗi nước. Tình cảm và quan điểm mà
người ta có được trong quá trình trao đổi về con người giữa hai nước là then chốt để đánh giá
hợp tác khu vực Đông Á trên thực tế và trong tương lai.
Trường hợp của người lao động trở về trong bài viết này cho thấy lao động nhập cư
không phải là hoạt động kinh tế đơn thuần mà là một quá trình tạo ra những con người với
những kinh nghiệm đa quốc gia và sống trong những “khoảng không gian ở giữa”. Những
người trở về là một chủ thể đa quốc gia lý giải cuộc sống của chính họ và hình thành nhận
thức chính trị của họ trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày. Nói một cách khác, chúng ta có
thể hiểu được những đặc điểm quan trọng về nhận thức chính trị của họ nếu nhìn vào cách
người trở về lý giải và phản ứng lại với cuộc sống hàng ngày của họ trong các điều kiện kinh

tế chính trị và quan hệ xã hội cụ thể.
Khi người lao động trở về nhà, họ nhận thấy rằng họ ở trong những điều kiện sống rất
khác biệt và điều này khiến họ chuyển từ việc này sang việc khác. Có hai điều đáng chú ý
trong cách mà họ phản ứng lai để vượt qua hoàn cảnh khó khăn.Một mặt, những người lao
động trở xây dựng những hình ảnh tích cực trong hồi ức của họ về cuộc sống ở Hàn Quốc để
lý giải những thay đổi trong điều kiện sống và để an ủi bản thân. Một mặt khác, họ cố gắng
16


tìm lối thoát để vượt qua những khó khăn bằng cách sử dụng các mối quan hệ xã hội và kinh
nghiệm có được từ việc đi xuất khẩu lao động. Họ cố gắng duy trì mối quan hệ gần gũi với
các bạn bè cùng trở về, người Hàn Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh và bạn bè ở Hàn Quốc
những người có thể thấy những kinh nghiệm đa quốc gia của họ là đáng quí và giúp họ một
lối thoát khỏi khó khăn hiện tại ở Việt Nam.
Tuy nhiên, những nỗ lực của họ không phải lúc nào cũng thành công. Cả chính phủ
Hàn Quốc và Việt Nam đều làm ngơ trước hoàn cảnh khó khăn của người trở về. Cả hai
chính phủ đều không quan tâm đến việc sử dụng những kinh nghiêm đa quốc gia quí báu của
người trở về. Họ chỉ quan tâm đến quản lý và kiểm soát lao động xuất nhập khẩu. Trong
những hoàn cảnh này, nhận thức chống đối của người trở về chỉ nhằm vào các vấn đề quan
liêu gây rắc rối cho cuộc sống của họ. Đôi khi, những người trở về trở nên thù ghét hơn với
các nhà nước đã đẩy họ trở thành những công nhân lưu trú bất hợp pháp ở nước ngoài và
khiến họ không thể thích ứng được với môi trường ở nhà hơn là những nhà tư bản đã vắt kiệt
sức lao động của họ.
Đồng thời, những người lao động trở về tỏ ra phê phán chủ nghĩa dân tộc mà các nhà
nước, đôi khi là cả các nhóm nhân quyền nữa, sử dụng để kiểm soát công nhân di cư. Ví dụ
như, những người trở về biết chính xác là chế độ giấy phép lao động được chính phủ Hàn
Quốc áp dụng gần đây cũng như các chính sách kiểm soát nạn quan liêu tham nhũng của
chính phủ Việt Nam sẽ không đạt được những mục tiêu mà họ mong đợi. Họ cũng có lý do
để nghi ngờ là bài kiểm tra tiếng Hàn Quốc trong chế độ giấy phép lao động dựa trên ý tưởng
về chủ nghĩa dân tộc của người Hàn Quốc và chỉ làm cho các thủ tục xin lao động di cư trở

nên rắc rối hơn chứ không giúp gì cho việc trao đổi giữa quản lý người hàn Quốc và công
nhân nước ngoài. Nếu chính phủ hàn Quốc thực lòng muốn giúp đỡ công nhân nước ngoài,
tốt hơn hết là như một số người trở về lý luận là mở các lớp dạy tiếng hàn Quốc cho công
nhân di cư ở hàn Quốc và sau đó tạo ra những cơ hội để có thể sử dụng khả năng tiếng Hàn
của họ ở quê nhà.
Tôi có cảm tưởng là nhận thức chính trị chống đối không chỉ xuất phát từ những lý
giải tiêu cực về lao đông nhập cư và những kinh nghiệm đa quốc gia của họ mà còn là đòi
hỏi của những công nhân nhập cư về quyền được lao động tự do vượt ra khỏi phạm vi biên
giới quốc gia. Không chỉ tư bản mà người lao động cũng bất bình với những rào cản sự tự do
đi lại như chính sách kiểm soát hành chính của nhà nước, chủ nghĩa dân tộc và những kỳ thị
về mặt văn hóa
Nhận thức về mặt chính trị của những người trở về đặt ra các vấn đề của hợp tác khu
vực mà các nước Đông Á đang theo đuổi. Nó có hàm ý rằng những trao đổi về mặt con
người mà các nhà nước và các lãnh đạo Đông Á đang chủ trương không phải là luôn luôn
nhất quán với những nguyện vọng và đòi hỏi của giai cấp lao động. Các tập quán văn hóa và
nhận thức chính trị của những người trở về cho thấy rằng họ phê phán những trao đổi về mặt
con người và hợp tác vùng lấy nhà nước làm trung tâm, không dân chủ và dựa trên những
diễn ngôn độc tài về phát triển. Chỉ trích của những người trở về gắn liền với yều cầu của họ
về “chủ nghĩa khu vực có khuôn mặt nhân tính” (Archarya 2003) mà công nhận những ý
nghĩa tích cực của kinh nghiệm đa quốc gia của họ.

Các từ vựng chính
(Vietnamese returnees)
(immigrant work)
(East Asian community)

:người lao động Việt Nam trở về
:lao động nhập cư
:cộng đồng chung Đông Á
17



(cultural politics)
(transnational experience)
(reflexive nostalgia)
(illegal immigrant workers)
(illegal market)
(Industrial Trainees System)
(work permit system)
(ghetto)
(internal antagonism)
(social network)
(voluntary unemployment)
(socio-cultural distance)

:chính trị văn hóa
:kinh nghiệm xuyên quốc gia
:sự luyến tiếc phản thân
:người lao động bất hợp pháp
:thị trường lao động bất hợp pháp
:Chế độ nhân viên tập sự
: Chế độ cho phép tuyển dụng
: khu cư trú biệt lập
: sự đối lập nội bộ
:mạng liên kết xã hội
:thất nghiệp tình nguyện
: khỏang cách về văn hóa-xã hội

Người dịch: Thạc sĩ Trần Hữu Yến Loan
References

Acharya, Amitav
2003 Democratization and the Prospects for Participatory Regionalism in Southeast
Asia. Third World Quarterly. 24(2) (Dân chủ hóa và những triển vọng về Chủ nghĩa
khu vực có tính tham gia ở Đông Nam Á. Tạp chí theo quí Thế giới thứ 3. 24 (2)).
Bhabah, homi k.
1994 The Location of Culture (Vị trí của văn hóa). New York: Routledge.
Bourgois, Philippe
1995 In Search of Respect: Selling Crack in El Barrio. (Tìm kiếm sự Tôn trọng: bán
thuốc phiện ở El Barrio) Cambridge: Cambridge University Press.
Chae, Suhong
2003 Spinning Work and Weaving Life: The politics of production in a capitalistic
multinational textile factory in Vietnam. Doctoral Dissertation, Department of
Anthropology, CUNY (Nghề dệt tơ và cuộc đời xe tơ: Quan điểm chính trị về sản xuất
trong một nhà máy dệt của một tập đoàn tư bản đa quốc gia ở Việt Nam. Luân văn tiến
sĩ, Khoa Nhân học, CUNY).
2004 The Socio-economic Differentiation and the Politics of Identity in the Korean
Community of the Ho Chi Minh city. Cross –Cultural Studies 9(1):103-142. (Phân
tầng kinh tế xã hội và quan điểm chính trị về bản sắc trong cộng đồng người Hàn Quốc
ở thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí nghiên cứu giữa các nền văn hóa 9 (1): 103 – 142.
Dora, Veronica Della
2006 Rhetoric of Nostalgia: Postcolonial Alexandria between Uncanny Memories and
Global Geographies. Cultural Geographies 23:207-238. (Sự khoa trương về niềm
luyến tiếc quá khứ: Alexandria hâu thuộc địa giữa những hồi ức huyền bí và địa lý thế
giới. Địa lý văn hóa 23: 207-238)

18


Frobel, Foler, Jurgen Heinrichs and Otto Kreye
1980

The New International Division of Labor: Structural Unemployment in
Industrialized Countries and Industrialization in Developing Countries (Sự phân chia
lao động mới trên thế giới: Thất nghiệp theo cấu trúc ở các nước công nghiệp và công
nghiệp hóa ở các nước đang phát triển). Cambridge University Press.
Jeon, Hyeong-Kwon
2005 Myths of Motherland, Transnational Labor Migrants, and Exit: A Diasporatic
Perspectives on the Chinese Koreans. Korean Journal of Northeast Asia 38:135-160.
(Huyền thoại về Đất mẹ, những lao động di cư đa quốc gia và Lối thoát: Các quan điểm
về cộng đồng hải ngoại Hàn Trung. Tạp chí Hàn Quốc về Đông Bắc Á 38:135 – 160)
Kim, Hyun Jae
2007 Cross-border marriage between Vietnamese women and Korean men: the
Reality and Problems. Korean Journal of East Asian Studies 52:219-252 (Hôn nhân
quốc tế giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Hàn Quốc: Thực tế và vấn đề. Tạp chí Hàn
Quốc nghiên cứu về Đông Á 52:219-252).
Korea International Labor Foundation (Quĩ Lao động Quốc tế Hàn Quốc)
2005 One Year after Work-Permit System: Policy of Immigrant Labor and Strategies.
(Một năm sau khi Hệ thống giấy phép lao động ra đời: Chính sách Lao động nhập cư và
các Chiến lược.) Seoul: Korea International Labor Foundation Press
2006 Labor Management for Korean Companies in Vietnam. (Quản lý lao động cho
các công ty Hàn Quốc ở Việt Nam) Seoul: Korea International Labor Foundation
Press.
Kwong, Peter
1996 The New Chinatown. (Chinatown mới) New York: Hill and Wang.
Lavine, Amy
2001 The Politics of Nostalgia: Social Memory and National Identity among Diaspora
Tibetans in New York City (Quan điểm chính trị về sự luyến tiếc quá khứ: Kỷ niệm xã
hội và bản sắc dân tộc trong những Tibet hải ngoại ở thành phố New York). Illinois:
The University of Chicago Press.

Lee, Ching Kwan

1998 Gender and the South China Miracle: Two Worlds of Factory Women. (Giới và
Sự kỳ diệu ở niềm Nam Trung: Hai thế giới của nữ công nhân nhà máy) California:
University of California Press.
Lee, Hye-Young
2005 Transformation of Married Chosun-Zok (Korean Chinese) Women’s Identity in
the Experiences of Korean Migration. M.A. Thesis. (Sự biến đổi về bản sắc của

19


những phụ nữ Chosun-Zok (Trung Hàn) đã kết hôn trong những trải nghiệm về di cư
của Hàn Quốc) Ewha Womans University.
Lee, Sooja
2004 Female Migrant Diaspora: International Gender of Labour, Cultural Hybridity,
Otherness, and Sexuality. Korean Sociology 38(2):189-219. (Cộng đồng di cư nữ ở
nước ngoài: Sự phân công lao động về giới trên thế giới, sự pha trộn về mặt văn hóa, sự
khác biệt và tính dục. Xã hội học Hàn Quốc 38 (2): 189-219.)
Park, Bae Kyoon and Jung Keun Hwa
2004 Globalization and the Politics of “Forgetting”: A Study on a Foreign Immigrant
Community in Wongok-dong, Ansan. Korean Geography of History 10(4):800-823.
(Tòan cầu hóa và quan điểm chính trị về “Lãng quên”: Một nghiên cứu về Cộng đồng
nhập cư người nước ngoài ở Wongok-dong, Ansan. Địa lý về Lịch sử 10 (4): 800 – 823.
Rapp, Rayna
1987 Urban Kinship in Cotemporary America: Families, Classes, and Ideology. In
L.Mullings, ed. Cities of the United States (Họ hàng ở đô thị ở nước Mỹ hiện tại: Gia
đình, Giai cấp và Lý tưởng). Pp. 219-242. New York: Columbia University Press.
Smith, David A.
1996 Going South: Global Restructuring and Garment Production in Three East Asian
Cases. Asian Perspectives 20:2 (Đi về phía Nam: Chuyển dịch cơ cấu thế giới và sản
xuất may mặc ở ba nước Đông Á, Quan điểm châu Á 20:2).

Smith, Michael Peter
2001 Transnational Urbanism: Locating Globalization. (Chủ nghĩa đô thị đa quốc gia:
xác định vị trí toàn cầu hóa) Malden: Blackwell Publishers
Walter, Bourgois, and Loinaz
2004 Masculinity and Undocumented Labor Migration: Injured Latino Day Laborers
in San Francisco. Social Science and Medicine 59: 1159-1168. (Nam tính và di cư lao
động bất hợp pháp: lao động bị thương trong ngày Latino ở San Francisco. Khoa học xã
hội và y học 59:1159-1168)
Wand, Hong-zen and Chang Shu-Ming
2002 The Commodification of International Marriage: Cross-border Marriage in
Taiwan and Viet Nam.” International Migration Vol. 40. (Hàng hóa hóa hôn nhân
quốc tế: Hôn nhân xuyên quốc gia giữa Đài Loan và Việt Nam. Di cư Quốc tế số 40)
Wolf, Diane L.
1992 Factory Daughters: Gender, Household Dynamics and Rural Industrialization in
Java. (Các cô gái nhà máy: Giới, Tính năng động của hộ gia đình và công nghiệp hóa
nông thôn) ãBerkeley: University of California Press.

20


Whang, In-Won
2006 Expansion of regionalism in Southeast Asia and the perspectives and s
strategies of ASEAN. A paper presented at a conference co-hosted by the Korean
Institute of Southeast Studies and Jaeju University. Pp. 29-45. (Sự mở rộng chủ
nghĩa vùng ở Đông Nam Á và các quan điểm và các chiển lược của ASEAN. Bài viết
được trình bày tại một hội thảo được đồng tổ chức bởi Viện Đông Nam Á học Hàn
Quốc và Đại học Jaeju. Pp.29-45)
<Newspapers and Internet sourced data> Nguồn thông tin lấy từ Báo chí và Internet.
Dong-A Daily News 2007. 1. 30.
Joongang Daily News 2004. 10. 13.

Vietnamesenews.com 2006. 3. 31.

21



×