Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

xuất khẩu lao động việt nam sang hàn quốc, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.77 KB, 34 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI I
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC
ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Hương
Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Thu Hằng (nhóm trưởng)
Trần Thị Khuyên
Trần Thị Thu Phương
Nguyễn Thị Trang
Dương Thị Việt Hà
Chuka
Lớp chuyên ngành: Kinh tế quốc tế 52A
HÀ NỘI - 2012
2
3
Contents
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Ngày nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế phát triển theo hướng toàn
cầu hóa, việc đưa người lao động ra nước ngoài là hiện tượng phổ biến. Giải quyết
việc làm thông qua xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực hoạt động đem lại
lợi ích kinh tế - xã hội quan trọng cho nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay khi giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiết lập các mối quan hệ ngoại
giao là vô cung quan trọng.
Việt Nam là quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, hàng năm cung cấp một lượng lớn số
người dân bước vào tuổi lao động, đây là một lợi thế lớn của nước ta trên thị


trường thế giới. Đồng thời, quá trình hội nhập kinh tế và vận động theo xu thế toàn
cầu hóalàm cho hoạt động xuất khẩu lao động được coi là một giải pháp quan trọng
và mang tính chiến lược.
Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, nhu cầu tuyển dụng lao động
ngày càng tăng để đáp ứng được quá trình sản xuất. Thị trường lao động Hàn Quốc
được coi là thị trường thu hút nhiều lao động với mức thu nhập tương đối cao và
một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đây là một trong những lí do chính Hàn
Quốc trở thành thị trường trọng điểm của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đang gia
tăng nhanh, thu được nhiều lợi ích kinh tế-xã hội, góp phần đáng kể vào việc giải
quyết tình trạng thất nghiệp. Đồng thời xuất khẩu lao động còn là biện pháp
chuyển giao công nghệ tiên tiến giúp đào tạo cán bộ, lao động có chất lượng cao,
tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện
nay, đã xuất hiện tình trạng tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến quan hệ xuất
nhập khẩu lao động giữa hai quốc gia. Do xuất phát từ nhận thức về xuất khẩu lao
động ở nước ta còn chưa đầy đủ, thống nhất, việc quản lí còn nhiều hạn chế.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
5
Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị
trường lao động Hàn Quốc trong điều kiện hội nhập kinh tế thông qua nghiên cứu
thực trạng, đánh giá những thành công và hạn chế rồi từ đó đưa ra giải pháp khắc
phục.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc trong thời
gian qua.
- Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu quá trình xuất khẩu lao động sang
Hàn Quốc trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê thông qua nguồn thông tin:
báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, internet

5. Kết cấu nội dung
Tên đề tài: “Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Hàn
Quốc – Đặt vấn đề và giải pháp”:
Chương I: Đặc điểm thị trường lao động Việt Nam – Hàn Quốc
Chương II: Thực trạng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc
Chương III: Định hướng và giải pháp tình trạng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc
6
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số khái niệm liên quan
- Nguồn lao động: Là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ
tuổi lao động và có khả năng lao động. Người lao động bao gồm những người
từ độ tuối lao động trở lên (từ 15 tuổi trở lên).
- Lao động: Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi
các vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình, là sự vận dụng sức lao động
trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất, là quá trình kết hợp giữa sức lao
động và tư liệu sản xuất.
- Xuất khẩu lao động: Là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện cung ứng
lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những Hiệp định hoặc hợp đồng có
tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động.
- Thị trường lao động quốc tế: Là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường
thế giới, trong đó lao động từ nước này có thể di chuyển từ nước này sang nước
khác thông qua Hiệp định, các Thỏa thuận giữa hai hay nhiều nước trên thế
giới.
1.2. Đặc điểm xuất khẩu lao động
- Là một hoạt động kinh tế đồng thời mang tính xã hội cao.
- Là một hoạt động mang tính cạnh tranh cao.
- Không có sự giới hạn về không gian.
- Thực chất là một hoạt động mua bán một loại hàng hóa đặc biệt vượt qua biên
giới quốc gia.
1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động

- Đưa lao động ra nước ngoài nhằm thu hút ngoại tệ về nước.
- Sống ngay tại nước sở tại nhưng cung cấp sức lao động tạo ra giá trị cho nước
ngoài, còn gọi là xuất khẩu tại chỗ.
1.4. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.4.1. Lợi ích về mặt kinh tế
- Đối với người lao động: tạo ra thu nhập bằng 10-15 lần so với thu nhập trong
nước, đồng thời với số tiền tích lũy được có thể đem đầu tư sản xuất kinh
doanh.
7
- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu: nhận được khoản chi phí dịch vụ từ tiền lương
cơ bản của người lao động.
- Đối với nhà nước: giải quyết được tình trạng thiếu việc làm và thu được một
khoản ngoại tệ lớn cho đất nước.
1.4.2. Lợi ích về mặt xã hội
- Giải quyết được một phần tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cho toàn xã
hội, đặc biệt là lực lượng lao động là thanh niên, từ đó giảm các tệ nạn xã hội
do người lao động không có việc làm gây nên.
- Người lao động đi làm nước ngoài nâng cao được trình độ chuyên môn, kĩ
thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong công
nghiệp, từ đó, hình thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và kĩ thuật
cao.
8
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM- HÀN
QUỐC
1.1. Đặc điểm thị trường lao động Việt Nam – Hàn Quốc
1.1.1. Tình hình thị trường lao động Việt Nam
1.1.1.1. Lợi thế so sánh về số lượng và chất lượng của lao động Việt Nam
1.1.1.1.1. Lợi thế so sánh về số lượng
Nguồn: Tổng cục thống kê
a. Quy mô dân số

Số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam đã và đang ở trong thời kỳ dân số vàng, tỷ
số phụ thuộc (tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi và người già 65 tuổi trở lên trên dân số
trong độ tuổi từ 15 đến 64) đã giảm xuống dưới 50%. Nói cách khác cứ 100 người
trong độ tuổi lao động thì chỉ có dưới 50 người phụ thuộc (năm 2008, tỷ lệ này đã
là 48%). Cơ cấu dân số vàng của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong
giai đoạn 2010-2030.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2011 dân số việt nam gần đạt ngưỡng
88 triệu người (khoảng 87,84 triệu người). Với lượng dân số này, hiện nay Việt
Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới về dân số và thứ 2 trong khu vực Đông Nam
Á, năm 2012, đã đạt 88,78 triệu người.
Biểu đồ: Xu hướng dân số Việt Nam, 1970-2040
Nguồn: World Population Prospects, 2010
9
Tỷ số phụ thuộc dân số đạt mức 48,5% vào năm 2010 và tăng trở lại ở mức 50,8
vào năm 2040. Có thể nhận thấy rõ sự xuất hiện của thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”
bắt đầu khi tỷ số phụ thuộc trẻ em giảm mạnh và thời kỳ này kết thúc khi tỷ số phụ
thuộc người cao tuổi tăng mạnh.
b. Lực lượng lao động
Năm 2011, cả nước có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao
động, chiếm 58,5% tổng dân số và năm 2012, đạt 52,58 triệu người.Trong giai
đoạn 1979-2009, tỷ lệ dân số trong tuổi lao động tăng 15,2% (từ 51,3% năm 1979
lên 66,5% năm 2009), lực lượng lao động tăng thêm này đã đóng góp cho tăng
trưởng kinh tế khoảng 42%. Giai đoạn 2000 – 2010, lực lượng lao động của nước
ta đã tăng từ 39,3 triệu người lên 50,5 triệu người, tốc độ tăng bình quân là
2,6%/năm, bằng 2 lần tốc độ tăng dân số. Dự báo thời kỳ 2011-2020 lực lượng lao
động Việt Nam tăng sẽ tăng khoảng 1,43%/năm và đạt mức 58,2 triệu lao động vào
năm 2020. Đây là cơ hội vàng cho Việt Nam để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Tuy nhiên, cơ hội này cần phải được hiện thực hóa bằng các chiến lược, chính
sách cụ thể, hợp lý và kịp thời.
1.1.1.1.2. Lợi thế về chất lượng

a. Sức khỏe, thể lực
Nhìn chung, thể lực của lao động nước ta trong những năm vừa qua đã được cải
thiện, nhưng vẫn còn thấp so với các nước: thấp, bé, nhẹ cân … Do đó, khó khăn
trong sử dụng và vận hành các máy móc, thiết bị hiện đại, kích cỡ lớn, làm việc
trong môi trường không thuận lợi (trên cao, dưới sâu…) với cường độ lao động
cao, điều kiện lao động nặng nhọc, gánh nặng thần kinh tâm lý lớn…
b. Trình độ học vấn
Nguồn: Tổng cục thống kê
So với thế giới, trình độ học vấn của nước ta khá cao, xếp vào hạng trên trung
bình, 94% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (2009), về cơ bản đã phổ cập cấp giáo
10
dục tiểu học và đang trong giai đoạn kết thúc phổ cập THCS vào năm 2010. Năm
2008 đạt khoảng 96 % lực lương lao động biết chữ, trong đó, 32,08 % tốt nghiệp
THCS và 23,58% tốt nghiệp THPT. Mặc dù vậy, tỷ lệ lao động không biết chữ vẫn
chiếm tới 4%, và có tới 40,36% lao động mới có trình độ giáo dục tiểu học.
c. Năng lực chuyên môn kĩ thuật và nghề nghiệp
Phẩm chất về năng lực chuyên môn kỹ thuật, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp
của người lao động Việt Nam trong những năm qua được nâng cao rõ rệt. Năm
2009, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 38% và qua đào tạo nghề khoảng 28%,
ước tính năm 2010 tỷ lệ này tương ứng là 40% và 30%. Tuy nhiên, yếu điểm cơ
bản của lao động nước ta là tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề còn
thấp, chỉ bằng 1/3 các nước và các nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore…; Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79
điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong 12 nước ở châu Á được tham gia xếp hạng;
thiếu nhiều chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề; Chỉ số Kinh tế Tri
thức ( KEI) của nước ta còn thấp, chỉ đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia
được phân loại.
1.1.1.2. Hạn chế
- Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, ít hiểu biết về pháp luật, khả năng thích
nghi với văn hóa nước bạn.

- Việc một số lao động tìm cách trốn ở lại sau khi hết hợp đồng, vi phạm pháp
luật, tác phong làm việc chưa tốt cũng là một điều mà làm nhiều người bản địa
và người sử dụng lao động mất thiện cảm với lao động Việt Nam.
- Đối với những ngành nghề có thu nhập cao mà thị trường đang cần như các
ngành công nghệ cao, khách sạn, nhà hàng, với yêu cầu về chuyên môn cũng
như ngoại ngữ khá cao thì lao động của Việt Nam chỉ đáp ứng được rất ít.
- Ngoài ra, lao động Việt Nam còn bộc lộ những nhược điểm làm giảm tính cạnh
của chính mình, đó là, thể lực yếu, ý thức cộng đồng chưa cao, tính tự giác còn
yếu, thiếu tác phong làm việc công nghiệp do ảnh hưởng của nền nông nghiệp
lúa nước. Nhiều người lao động tự bỏ hợp đồng trốn ra nước ngoài sống bất hợp
11
pháp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín lao động của Việt Nam. Tình trạng lao động
bỏ trốn trước hạn cũng xảy ra phổ biến, dẫn đến việc doanh nghiệp mất nguồn
thu phí dịch vụ, phát sinh tăng chi phí để giải quyết các vẫn đề phát sinh và làm
giảm đáng kể hiệu qur của dịch vụ xuất khẩu lao động của doanh nghiệp.
1.1.1.3. Mối quan hệ cung cầu lao động ở Việt Nam
Nhìn tổng thể thị trường LĐ Việt Nam vẫn là thị trường dư thừa LĐ, phát triển
không đồng đều, luôn trong tình trạng mất cân đối lớn giữa cung và cầu lao động
cả về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu theo khu vực thành thị, nông
thôn,vùng lãnh thổ, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng, ngành nghề đào tạo.
Mất cân đối cung, cầu lao động đang là trở ngại lớn trong sự phát triển kinh tế -xã
hội đất nước gây nên tình trạng thất nghiệp.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua biểu đồ, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tuy đã giảm qua các năm nhưng
vẫn là một vấn để rất nan giải. Số liệu thống kê vừa công bố cũng cho thấy, tỷ lệ
thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực
thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động phi
chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010, tăng lên
35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012.
 Một trong những giải pháp khắc phục được tình trạng xóa đói giảm nghèo,

đồng thời hạn chế được thất nghiệp và thiếu việc làm mà Nhà Nước Việt
Nam hiện nay đang áp dụng: xuất khẩu lao động, trong đó có Hàn Quốc
luôn là thị trường hấp dẫn với lao động VN nhờ chi phí thấp (dưới 1.000
USD/người) nhưng thu nhập cao, bình quân khoảng 1.000 USD/tháng.
BẢNG: THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG SANG HÀN QUỐC THEO
NGÀNH GIAI ĐOẠN 2006- 2008
12
1.1.2. Thị trường lao động Hàn Quốc
- Hàn Quốc là quốc gia công nghiệp, đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ,
nhu cầu và áp lực về lao động và công việc rất lớn.
- Dân số của Hàn Quốc đang lão hóa dần và nguồn lao động trẻ không còn đủ
cung ứng cho các doanh nghiệp. Bài toán tìm nhân lực từ nhiều nước trên giới
thế giới đã được tính đến và xu thế này sẽ còn phát triển mạnh hơn.
- Với dân số đang lão hóa nhanh chóng, Hàn Quốc đã qua cái thời từ một quốc
gia có lực lượng lao động hùng hậu, giờ đây doanh nghiệp nước này đang lo tìm
kiếm lao động ngoài làm việc tại các nhà máy và nông trại.
- Chủ sử dụng Hàn Quốc đánh giá cao trình độ tay nghề, cũng như tính chăm chỉ,
cần cù, sáng tạo của lao động Việt Nam. …
- Nhu cầu lao động của Hàn quốc là rất lớn, ngành nghề sản xuất chế tạo vẫn
luôn có nhu cầu sử dụng và tiếp nhận lao động nhập cư với số lượng lớn nhất.
Bên cạnh nhu cầu lao động bình thường mà người Hàn Quốc không muốn làm
13
thì Hàn Quốc đang cần nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe, y tá, hộ lý chăm
sóc người già và các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tin học điện tử. Cần nhiều
lao động có nghề. Những lao động có nghề thực thụ để được tuyển chọn hơn
trong chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn quốc. Đặc biệt,
Hàn Quốc đều có chương trình tuyển chọn lao động kỹ thuật cao, chuyên gia
cho một số nghề với chế độ cấp visa dài hạn ưu tiên đặc biệt
1.2. Chính sách mà hai quốc gia đã áp dụng trong giai đoạn hiện nay
1.2.1. Về phía Việt Nam

1.2.1.1. Luật xuất khẩu lao động
Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của của doanh nghiệp, tổ chức đưa người đi làm
việc ở nước ngoài, của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài; trách nhiệm quản lý
nhà nước của các cấp; quy định chế tài xử lý các vi phạm.
1.2.1.2. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luật này quy định về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các tổ chức, cá nhân có liên
quan.
1.2.1.3. Luật Xuất cảnh Việt Nam sang Hàn Quốc theo Luật việc làm cho lao
động nước ngoài của Hàn Quốc
Khi có kế hoạch xuất cảnh, người lao động được thông báo đến địa điểm tập
trung để hoàn thành các thủ tục chuẩn bị xuất cảnh. Khi làm thủ tục xuất cảnh tại
cửa khẩu người lao động phải xuất trình hộ chiếu còn giá trị sử dụng và có visa
hợp lệ (visa E9).
Người lao động không được phép xuất cảnh trong những trường hợp sau:
Sử dụng hộ chiếu không có giá trị sử dụng để xuất cảnh (hộ chiếu đã báo mất hoặc
hết hạn sử dụng).
Bị cấm xuất cảnh (do đang thụ lý án hoặc bị quản thúc tại địa phương, )
1.2.2. Về phía Hàn Quốc
14
1.2.2.1. Luật xuất nhập cảnh
- Pháp luật Hàn Quốc bảo vệ người lao động nước ngoài như đối với người lao
động trong nước và được hưởng những quyền lợi cơ bản bình đẳng như người
lao động Hàn Quốc.
- Thủ tục nhập cảnh tại Hàn Quốc:
+ Người lao động khi nhập cảnh phải tuân thủ các quy định của Luật kiểm soát

xuất nhập cảnh Hàn Quốc, có hộ chiếu và visa phù hợp.
+ Trường hợp người lao động không được nhập cảnh: người mắc bệnh truyền
nhiễm gồm HIV, Gan, Lao phổi…, nghiện ma túy hoặc bị coi là nguy hiểm cho sức
khỏe cộng đồng, vận chuyển trái phép vũ khí hoặc chất nổ, người bị coi là có nguy
cơ gây nguy hiểm cho trật tự kinh tế xã hội.
+ Thời gian Hàn Quốc nhận nhập cảnh từ tháng 1 năm nay cho đến hết tháng 12
trong năm.
1.2.2.2. Luật việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc
Theo quy định của Luật này, các doanh nghiệp Hàn Quốc khi không tuyển dụng
được lao động trong nước sẽ được phép tuyển dụng lao động nước ngoài với số
lượng nhất định. Chế độ cho phép các doanh nghiệp thiếu nhân lực trong nước có
thể tuyển dụng lao động nước ngoài một cách hợp pháp tuy nhiên việc giới thiệu,
quản lí lao động nước ngoài do Chính phủ hoặc cơ quan quản lí . Cho phép các
ngành sản xuất vừa và nhỏ có ít hơn 300 lao động thường xuyên và các ngành
thiếu nhân lực như nông nghiệp và chăn nuôi, ngư nghiệp, xây dựng…tuyển dụng
thêm lao động nước ngoài.
Người lao động khi nhập cảnh vào Hàn Quốc phải tuân thủ theo các quy định
của Luật kiểm soát xuất nhập cảnh Hàn Quốc, có hộ chiếu và visa phù hợp (E9).
Pháp luật Hàn Quốc bảo vệ người lao động nước ngoài như đối với người lao
động trong nước và được hưởng những quyền lợi cơ bản bình đẳng như người lao
động Hàn Quốc. Áp dụng các Luật lao động liên quan như Luật lao động tiêu
chuẩn, Luật mức lương tối thiểu, Luật an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với lao
động nước ngoài một cách bình đẳng như lao động trong nước.
15
1.2.2.3. Luật lao động
- Người sử dụng lao động không được sa thải lao động khi không có lý do chính
đáng
- Thời gian làm việc không quá 8 tiếng một ngày và 44 tiếng một tuần, nếu người
lao động có thể làm thêm giờ thì không quá 4 tiếng một ngày.
- Người sử dụng lao động phải trả ít nhất là 50% lương cơ bản cho thời gian

người lao động làm thêm giờ
1.2.2.4. Các quy định khác
Chế độ bảo hiểm
- Bảo hiểm hồi hương: là bảo hiểm nhằm mục đích đảm bảo chi phí mua vé máy
bay cho người lao động xuất cảnh Hàn Quốc khi kết thúc thời hạn lưu trú hoặc
trước thời hạn lưu trú
- Bảo hiểm rủi ro: là bảo hiểm ngoài lao động cho người lao động trong trường
hợp chết hoặc thương tật do tai nạn.
Lưu trú
- Đăng ký cấp chứng minh thư người nước ngoài
- Thay đổi nơi lưu trú
- Gia hạn thời gian lưu trú
16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG HÀN
QUỐC
2.1. Tổng quan chung về tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam
2.1.1. Giai đoạn 1980-1990
Việt Nam bắt đầu thưc hiện xuất khẩu lao động ra nước ngoài từ năm
1980. Lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước thông qua việc Nhà
Nước ký kết các Hiệp định lao động và trực tiếp thực hiện, chủ yếu là các nước
xã hội chủ nghĩa Đông Âu, gồm Liên Xô (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (cũ)
Một bộ phận lao động với số lượng lao động nhỏ được đưa đi làm việc ở Iraq,
Liby và đưa chuyên gia trong lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp sang làm việc
một số nước ở châu Phi. Trong 10 năm (1980-1990) Việt Nam đã đưa được
244.186 người loa đông, 7.200 chuyên gia đi alfm ciệc và 27.713 thực tập sinh vừa
học, vừa làm ở nước ngoài.
2.1.2. Giai đoạn 1991 đến nay
Cuối những năm 1980 đầu những năm 1990 các nước tiếp nhận lao động của
Việt Nam là Đông Âu, Liên Xô đều xảy ra những biến động về chính trị, kinh tế
nên không còn nhu cầu tiếp nhận lao động. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ

ban hành Nghị định 370/HĐBT về đưa người lao động ra nước ngoài làm việc có
thời hạn thông qua các hợp đồng do các tổ chức kinh tế được cấp giấy phép hoạt
động cung ứng lao động. Thi trường xuất khẩu lao động Việt Nam được mở rộng
sang các nước Đông Á, Đông Nam Á, Trung Đông và một số thị trường khác.
Nguồn: Cục quản lí lao động ngoàinước
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam luôn
biến động từ năm 2002 đến năm 2012. Lượng lao động xuất khẩu từ năm 2002 đến
17
năm 2003 tăng mạnh do có sự tăng đột biến của các thị trường lao động. Đến năm
2004 số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu lại giảm mạnh do sự sụt giảm của thị
trường lao động ở Malaysia. Nhưng sau đó lại lấy đà tăng trở lại và một lần nữa lại
giảm mạnh trong năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng suy thoái kinh tế thế
giới khiến nhu cầu tiếp nhận ở các thị trường sụt giảm.
Cũng từ biểu đồ ta thấy sự thay đổi trong thứ bậc xếp hạng số lao động của Việt
nam ở các thị trường. Nhìn chung Đài Loan luôn là thị trường hấp dẫn đối với lao
động Việt nam nhất trong những năm gần đây tuy trước kia đã có những thời điểm
thị trường Malaysia đứng đầu trong danh sách. Số lao động Việt nam ở Hàn quốc
cũng xếp thứ ba và gần đây có thời điểm vượt qua thị trường Malaysia.
Năm 2012 cả nước đưa được 80.320 người đi làm việc ở nước ngoài (đạt
105%). Trong đó, một số thị trường đưa được nhiều lao động như: Đài Loan
30.533, Hàn Quốc 9.228, Nhật Bản 8.775, Lào 6.195, Malaysia 9.298 lao động,
Campuchia 5.215 lao động Số lao động này đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho
đất nước, ước tính từ 1,7-2 tỷ USD.
Ta có thể thấy thị trường Đài Loan có lượng xuât khẩu lao động sang nhiều
nhất. Sau đó đến hai thị trường là Hàn Quốc và Malaysia. Như vậy có thể nói Hàn
quốc là một thị trường khá tiềm năng trong xuất khâu lao động của Việt Nam.
Lượng ngoại tệ của lao động xuất khẩu Việt Nam gửi về nước
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo báo cáo tổng kết xuất khẩu lao động năm 2008 và năm 2009 của Cục Quản
lý Lao động ngoài nước, với gần 50 vạn lao động đang làm việc ở nước ngoài

hiện nay vàmức tích lũy hàng tháng bình quân là dao động từ 100 đến 2.000
USD tùy từng thị trường, hàng năm người lao động làm việc ở nước ngoài gởi
18
về nước một lượng ngoại tệ không nhỏ. Kim ngạch XKLĐ năm 2000 là 1,30 tỷ
USD, năm 2003 là 1,43 tỷ USD,năm 2005 là 1,55 tỷ USD, năm 2008 là 1,7 tỷ
USD và năm 2009 do ảnh hưởng suygiảm kinh tế toàn cầu nên chỉ đạt 1,6 tỷ
USD, chiếm 2 đến 3% GDP cả nước, tương ứng khoảng 25 đến 30 % lượng kiều
hối hàng năm . Một phần số tiền này đượcngười LĐ và gia đình họ tiêu xài cho
đời sống hàng ngày, một phần được để dành để đầu tư, sản xuất kinh doanh, từ
đó tạo thêm việc làm cho bản thân, gia đình và xã hội.
2.2. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc
Việt Nam chính thức đặt quan hệ hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực xuất khẩu
lao động từ năm 1993. Trước đây, nước ta đưa lao động sang Hàn Quốc theo hình
thức tu nghiệp sinh thông qua một số hiệp hội doanh nghiệp .Đây là chương trình
vừa học vừa làm học 1 năm làm việc 2 năm với mức trợ cấp 750-900 USD/tháng.
Từ năm 2004, theo Luật cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài cảu Hàn
Quốc, hai bên kí kết thỏa thuận về việc đưa lao động sang làm việc tại nước này
theo hình thức phi lợi nhuận hay còn gọi là chương trình EPS, người lao động chỉ
phải chịu chi phí 700USD trước khi đi.Từ đó, xuất khẩu lao động Việt Nam sang
Hàn Quốc được đẩy mạnh đem lại lợi ích to lớn cho Việt Nam cũng như Hàn Quốc.
2.2.1. Quy mô – tỉ trọng trong thị trường Việt Nam xuất khâu lao động
2.2.1.1. Quy mô
Nguồn: Cục quản lí lao động ngoài nước
+Năm 2002-2005 tăng mạnh từ 1190 người lao động đến 12.102 người lao động.
Nguyên nhân: Đây có thể nói là kết quả của Chương trình cấp phép việc làm
cho lao động nước ngoài (gọi tắt là EPS) và có hiệu lực từ tháng 8/2004. Theo quy
định của Luật này, các doanh nghiệp Hàn Quốc khi không tuyển dụng được lao
19
động trong nước sẽ được phép tuyển dụng lao động nước ngoài với số lượng nhất
định Bộ Lao động Hàn Quốc đã lựa chọn và ký Bản ghi nhớ với 15 quốc gia, trong

đó có Việt Nam.
+ Từ năm 2006-2008 số lao động Việt Nam sang Hàn Quốc liên tục tăng
+Tuy nhiên năm 2009 có biến động lớn: năm 2008 cả nước có 12.398 người lao
động sang Hàn Quốc làm việc thì năm 2009 con số chỉ dừng lại ở 4.837 người.
 Nguyên nhân: do ảnh hưởng khách quan từ khó khăn chung của công tác xuất
khẩu lao động năm 2009 mà khủng hoảng kinh tế mang lại. Cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu đã khiến kinh tế của các nước suy thoái trầm trọng dẫn đến
giảm nhu cầu tuyển dụng lao động. Và Hàn Quốc cũng là nước chịu ảnh hưởng
từ đợt suy thoái kinh tế này.Tuy nhiên dù có suy giảm nhưng chủ sử dụng nước
sở tại vẫn rất "chuộng" lao động Việt Nam. Bằng chứng là Việt Nam vẫn dẫn
đầu về số lượng lao động nhập cảnh Hàn Quốc trong số 15 quốc gia tham gia
chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài làm việc ở Hàn Quốc (EPS).
- Bước sang năm 2010: kinh tế đã được hồi phục lượng lao động Việt Nam sang
Hàn Quốc đã trở lại đà tăng trưởng như trước đây đạt con số 8628 lao động.Đặc
biệt đến năm 2011 số lao động Việt nam sang Hàn Quốc đạt hơn 15000 người
cao nhất từ trước đến nay. Kết quả này là do hạn ngạch lao động của Hàn Quốc
dành cho lao động Việt Nam tăng lên.Trung tâm Lao động ngoài nước ch o biết
từ đầu năm đến 31-8-2011 có 14.134 lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm
việc, chiếm 29.4% trong tổng số hạn ngạch tiếp nhận 48000 lao động nước
ngoài vào Hàn Quốc năm 2011, dẫn đầu 15 quốc gia phái cử lao động theo
chương trình EPS. Do phần lớn hạn ngạch đã được sử dụng nên số lượng lao
động Việt nam không nhiều vào quí IV năm 2011.
20
- Năm 2012 là năm mà việc xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc gặp khó khăn lớn
mà nguyên nhân xuất phát từ chính những người lao động. Lượng lao động xuất
khẩu chỉ còn 9228 người.
 Nguyên nhân: Do đến năm 2012 số lao động Việt Nam bỏ trốn cư trú bất hợp
pháp tại Hàn quốc đã lên đến hơn 50% lượng lao động xuất khẩu sang Hàn
Quốc và Việt nam cũng là nước có tỉ lệ lao động bỏ trốn cao nhất trong số các
nước phái cử. Và vào tháng 10/2012 Bộ trưởng Bộ Lao động Hàn Quốc đã có

văn bản gửi Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH VN thông báo “tạm dừng tiến trình thỏa
thuận giữa hai bên về chương trình cấp phép việc làm cho lao động Việt Nam”.
Đây là một tổn thất lớn đối với Việt Nam.
2.2.1.2. Tỉ trọng
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy số lao động Việt Nam sang Hàn Quốc ngày càng
chiếm một tỉ trọng cao trong số các thị trường khác. Kể từ năm 2008 Hàn Quốc đã
đứng thứ hai về số lao động Việt Nam sang làm việc. Điều đó thể hiện sức hấp dẫn
của thị trường lao động Hàn Quốc đối với lao động Việt Nam
Nguồn: Cục quản lí lao động ngoài nước
2.2.2. Cơ cấu lao động
Lao động Việt Nam tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp.Vì Hàn Quốc là
một quốc gia có nền công nghiệp phát triển nên nhu cầu tuyển dụng công nhân
những ngành công nghiệp, chế tạo cao. Hơn nữa, lao động Việt Nam vốn cần cù
trong lao động, ham học hỏi, sáng tạo, dễ thích nghi với môi trường nên các công
ty Hàn Quốc ưa thích tuyển dụng. Mặt khác , mức lương từ 25 triệu đên 35 triệu
mà các Công ty Hàn Quốc trả cho lao động cũng là một sức hút lớn đối với lao
động Việt Nam.
21

Nguồn: Cục quản lí lao động ngoài nước
Thuyền viên đánh cá cũng là nghề chiếm số đông lao động Việt Nam. Nước ta bắt
đầu xuất khẩu thuyền viên tàu cá từ năm1992. Tính đến năm 2011, cả nước có
khoảng 40 doanh nghiệp đã và đang cung ứng thuyền viên đánh cá cho các đội tàu
của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, với tổng số khoảng 20 nghìn lượt người.
Nhiều công ty có số lượng thuyền viên đưa đi hàng năm cao như: LOD,
INMASCO, TTLC, SERVICO HANOI, TSC, Vạn Hoa…Tuy nhiên,nguồn cung
hạn hẹp: giới hạn ở 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Các doanh nghiệp có
hợp đồng cung ứng đều đổ xô về 3 tỉnh này để tuyển người. Khi được tuyển dụng,
các ứng viên sẽ được đào tạo hai tháng về giáo dục định hướng và sau đó sẽ xuất
cảnh sang Hàn Quốc làm việc trong thời hạn ba năm, thu nhập cơ bản khoảng

900.000 won/tháng (tương đương 830 USD). Sở dĩ, thuyền viên đánh cá có số
lượng lao động Việt Nam đông vì Việt Nam vốn là nước có truyền thống đánh bắt
thủy sản. Hơn nữa, đại bộ phận những ngư dân ở Việt Nam có đời sống rất khó
khăn, nên khi có cơ hội để đổi đời họ sẵn sàng đi đăng kí xuất khẩu lao động.
Như vậy, có thể thấy cơ cấu ngành nghề lao động Việt Nam xuất khẩu sang Hàn
Quốc tương đối là đa dạng tuy nhiên chất lượng lao động còn một số hạn chế như
tác phong công nghiệp thấp, ngoại ngữ kém, tính kỉ luật chưa cao.
2.2.3. Thu nhập của người lao động xuất khẩu tại Việt Nam
Dưới đây là bảng thu nhập trung bình của người lao động tại một số quốc gia và
vùng lãnh thổ
22
Hàng năm, ngoại hối do xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc gửi về qua đường
chính thức là 760 triệu USD. Nhìn vào bảng, ta có thể thấy mức lương của Hàn
Quốc trả cho lao động Việt Nam là khá cao so với các thị trường khác mà không
phải đóng góp thêm khoản nào. Đây chính là lợi thế của thị trường này.
2.2.4. Một số chương trình Việt Nam kí kết với Hàn Quốc Về xuất khẩu lao
động
Việc hợp tác cung ứng và sử dụng lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc được bắt
đầu từ năm 1993. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện 3 chương trình đưa lao động
sang làm việc tại Hàn Quốc. Đó là chương trình “thẻ vàng”, chương trình “thuyền
viên tàu cá gần bờ” và chương trình EPS.
2.2.4.1. Chương trình “thẻ vàng”
23
Chương trình “thẻ vàng” về hợp tác lao động kỹ thuật cao, do tổ chức Công nghệ-
Công nghiệp Hàn Quốc (KOTEF) quản lí.
Đây là chương trình chỉ dành cho người có trình độ cử nhân trở lên. Chương trình
“thẻ vàng” là một hình thức quản lý lao động của Hàn Quốc cấp riêng cho những
lao động kỹ thuật ở 7 lĩnh vực nghề điện tử số; công nghệ nano; công nghệ sinh
học; công nghệ môi trường; công nghệ năng lượng; công nghệ vật liệu mới (sứ,
hóa học, kim loại) và thiết bị giao thông vận tải, thương mại điện tử.

Lao động kỹ thuật cao sẽ được cấp visa màu, có thời gian làm việc tại Hàn Quốc
dài hơn (Thời hạn hợp đồng là 1 năm. Sau đó gia hạn tiếp theo từng năm và nếu
làm việc tốt, thời gian làm việc tại đây sẽ được kéo dài hơn, người lao động sẽ
được gia hạn đến 5 năm). Nhưng yêu cầu lao động phải có ít nhất 5 năm kinh
nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao; có trình độ tương đương hoặc cao
hơn cử nhân trong lĩnh vực liên quan, có thời gian làm việc trên 2 năm trong lĩnh
vực chuyên môn yêu cầu.
Từ năm 2005, Bộ LĐ-TBXH đã phối hợp với tổ chức KOTEF của HQ thực hiện
thí điểm chương trình thẻ vàng.
2.2.4.2. Chương trình “thuyền viên tàu cá gần bờ”
Hiệp hội Thương mại Thủy sản Hàn Quốc (KFTA) cũng đang tiếp nhận lao động
là thuyền viên làm việc trên các tàu đánh cá gần bờ của Hàn Quốc thông qua một
số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.
Yêu cầu: người lao động phải có khả năng đi biển và kinh nghiệm đánh bắt thủy
hải sản, có đủ sức khỏe để đi làm việc tại nước ngoài, không có tiền án tiền sự,
không bị cấm xuất cảnh Việt Nam hoặc cấm nhập cảnh Hàn Quốc.
Thời hạn hợp đồng là 3 năm và có thể gia hạn thêm 2 năm nữa.
Được sự chấp thuận của Cục Quản lí lao động nước ngoài, một số doanh nghiệp
được phép cung ứng tu nghiệp sinh thuyền viên tàu cá gần bờ bao gồm: Công ty
24
Xuất nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư Giao thông vận tải (TRACIMEXCO), Công ty
Cổ phần Xuất khẩu lao động-Thương mại và Du lịch (TTLC), Công ty TNHH một
thành viên cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA), Công ty TNHH một
thành viên xuất khẩu lao động-Thương mại và Du lịch (SOVILACO), Công ty cổ
phần phát triển nguồn nhân lực Hoàng Long (HOANGLONG HURESU.,CORP),
Công ty TNHH cung ứng nhân lực và Thương mại quốc tế Sao Việt, Công ty
TNHH Một thành viên đào tạo cà cung ứng nhân lực- Haui
2.2.4.3. Chương trình EPS
Chương trình này chỉ duy nhất Trung tâm Lao động ngoài nước, trực thuộc Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội được phép đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc.

Không có doanh nghiệp xuất khẩu lao động nào được thực hiện. Lao động phổ
thông muốn đi làm việc ở Hàn Quốc chỉ có thể xuất cảnh theo chương trình EPS.
Bắt đầu triển khai thực hiện từ tháng 8/2004 sau khi Luật việc làm cho lao động
nước ngoài của Hàn Quốc có hiệu lực.
Năm 2004-2005 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình EPS, Bộ LĐTBXH tổ
chức tuyển lao động là quân nhân xuất ngũ để đảm bảo tính kỷ luật, sau đó mở
rộng tuyển học sinh các trường nghề. Giờ số lượng tăng lên, đối tượng tuyển là bất
cứ ai biết tiếng Hàn và có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.
2.2.5. Đánh giá thành công và những tồn tại trong thực trạng xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang Hàn Quốc
2.2.5.1. Thành công
- Thị trường Hàn Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu lao động Việt
Nam lớn hiện tại đứng thứ hai chỉ sau Đài Loan, Việt Nam cũng đứng đầu
trong 15 quốc gia theo chương trình EPS xuất khẩu lao động sang thị trường
Hàn Quốc.
- Cơ cấu ngành nghề có sự dịch chuyển sang các ngành nghề chứa hàm lượng
chuyên môn cao, kĩ thuật cao, 85% lao động Việt Nam làm lĩnh vực chế tạo.
25

×