Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Hình thành kỹ năng xây dựng môi trường vui chơi cho giáo sinh trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo Nhà trẻ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 101 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Tổ chức môi trường vui chơi của trẻ trong trường, lớp mẫu giáo có ý
nghĩa rất lớn đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm kỹ.
năng - xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy, các trường mầm
non luôn quan tâm sắp xếp, trang trí môi trường học tập trong và ngoài lớp
học sinh động, hấp dẫn theo chủ đề và phù hợp lứa tuổi của trẻ. Xây dựng môi
trường giáo dục theo chủ đề ở các trường mầm non là một biện pháp hữu hiệu
nhằm xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, giúp trẻ háo hức
khi đến trường, có tác dụng hỗ trợ giáo dục, kích thích trẻ chủ động tích cực
tham gia vào các bài học theo chương trình giáo dục mầm non mới và nó
cũng phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục trẻ theo hướng tích
cực là chuyển từ hoạt động thụ động sang việc tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt
động chủ động, độc lập, tự giác, phát triển nặng lực của mỗi cá nhân trẻ. Cô
giáo giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của trẻ, cô là cố vấn khuyến
khích động viên, có thể cùng tham gia với trẻ tạo ra quá trình hoạt động tích
cực của trẻ.
Chính vì vậy tạo môi trường hoạt động tốt là nhằm tạo cơ hội cho trẻ
tìm tòi khám phá trải nghiệm củng cố những kiến thức đã lĩnh hội được qua
hoạt động học, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Nó còn giúp trẻ
giảm bớt căng thẳng mệt mỏi trong quá trình học tập và cung cấp nhiều hơn
kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.
Tạo môi trường hoạt động cho trẻ vui chơi còn hình thành ở trẻ tình
cảm tốt đẹp với trường lớp, cô giáo, bạn bè, ông bà, bố mẹ và những kỹ năng
cần thiết trong quá trình ứng xử giao tiếp với mọi người.
Môi trường vui chơi cho trẻ được thể hiện rõ nét nhất khi trẻ tham gia
vào trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trò chơi có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ và đặc biệt trẻ được trải nghiệm và thể
hiện bản thân mình. Vì vậy, xây dựng môi trường vui chơi qua trò chơi đóng
vai theo chủ đề là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển toàn diện trẻ.


1


Thực tế ở các trường hiện nay vẫn còn ít các hoạt động chuyên biệt
hướng vào việc xây dựng môi trường vui chơi cho trẻ, còn tồn tại một số hạn
chế như diện tích phòng lớp hẹp, nặng về trang trí, đồ dùng đồ chơi đóng trẻ
không có cơ hội khám phá trải nghiệm, giá đồ chơi lộn xộn…Mặt khác, trò
chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi giữ vị trí trung tâm trong hoạt động vui
chơi của trẻ mẫu giáo, là phương tiện, là con đường giúp trẻ hình thành và
phát triển các kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở các trường mầm
non nhiều giáo viên còn hạn chế trong việc đưa ra các biện pháp để tổ chức
hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề phù hợp trẻ vì thế đã làm giảm đi sự
linh hoạt, tích cực, sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hình thành kỹ
năng xây dựng môi trường vui chơi cho giáo sinh trường Trung cấp Sư phạm
Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sơ nghiên cứu lí luận và thực trạng môi trường vui chơi qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề để đề xuất các biện pháp qua đó hình thành kỹ năng
xây dựng môi trường vui chơi cho giáo sinh trường Trung cấp Sư phạm Mẫu
giáo - Nhà trẻ Hà Nội
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình hình thành kỹ năng xây dựng môi trường vui chơi cho giáo
sinh trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp hình thành kỹ năng xây dựng môi trường vui chơi qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề cho giáo sinh trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo
- Nhà trẻ Hà Nội
4. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được hệ thống các biện pháp xây dựng môi trường qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề 1 cách hợp lí thì sẽ đạt hiệu quả cao trong việc tổ
chức hoạt động vui chơi của trẻ cho giáo sinh.
2


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc hình thành kỹ năng xây dựng
môi trường vui chơi qua trò chơi đóng vai theo chủ cho giáo sinh.
5.2. Khảo sát thực trạng việc xây dựng môi trường vui chơi của giáo
sinh và giáo viên trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội.
5.3. Đề xuất các biện pháp hình thành kỹ năng xây dựng môi trường
vui chơi cho giáo sinh trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Hình thành kỹ năng xây dựng môi trường vui chơi qua các loại trò
chơi khác nhau, trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi cơ bản
hình thành kỹ năng xây dựng môi trường tốt nhất thông qua tổ chức cho giáo
sinh tập dạy ở trên lớp, tập dạy ở trường mầm non và thực tập sư phạm.
- Nghiên cứu đối tượng giáo sinh năm thứ hai (120 giáo sinh) của
trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2013 đến hết tháng 5 năm 2014.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập thông tin, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các tư
liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm.

7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ.
- Phương pháp thống kê toán học

3


8. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục.
Nội dung cơ bản của luận văn thể hiện ở 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc hình thành kỹ năng xây dựng môi
trường vui chơi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề cho giáo sinh trường TCSP
Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội
Chương 2: Thực trạng tổ chức môi trường vui chơi qua trò chơi đóng
vai theo chủ đề của giáo sinh trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp hình thành kỹ năng xây dựng môi trường vui
chơi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề cho giáo sinh trường TCSP Mẫu giáo –
Nhà trẻ Hà Nội.

4


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG XÂY DỰNG
MÔI TRƯỜNG VUI CHƠI QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO
CHỦ ĐỀ CHO GIÁO SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM
MẪU GIÁO – NHÀ TRẺ HÀ NỘI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Ở nước ngoài
- Có nhiều công trình nghiên cứu về môi trường hoạt động, ở nước
ngoài các công trình nghiên cứu được thực hiện theo các hướng sau:

Các nhà Tâm lý học và Giáo dục học như Vưgôtxki, A.N.Lêônchiev,
A.P Uxova, Ph.I.Rucopxkaia, Đ.V Menzerkaia, A.X. Makarencô…đều nói
đến vai trò quan trọng của việc xây dựng môi trường vui chơi cho trẻ. Các
nhà giáo dục đã khẳng định môi trường vật chất trong trường, lớp mẫu giáo
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể lưc, trí lực, và tình cảm của
trẻ thơ và có ảnh hưởng đến hành vi của cả người lớn và trẻ em. Thông qua
chơi cùng với môi trường chơi được chuẩn bị đã giúp trẻ lĩnh hội được kinh
nghiệm lịch sử - xã hội và nó chỉ trở thành phương tiện giáo dục khi có sự
hướng dẫn sư phạm đúng đắn. Các tác giả đã nghiên cứu dưới nhiều khía
cạnh
- Về phát triển xã hội: Giúp trẻ phát triển khả năng tự kiểm soát vi
,ứng xử của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh và khả năng giải quyết tình
huống thông qua vai chơi hoàn cảnh chơi,qua đó cung cấp và phát triển ở trẻ
những kiến thức chức năng về môi trường xung quanh đặc biệt hình thành ở trẻ
tình cảm thân thiết với mọi người, tin cậy ở người lớn, bạn bè và tin cậy vào bản
thân, biết sử dụng hợp lí đồ dùng sinh hoạt phù hợp với từng hoạt động.
- Phát triển cá nhân: tăng cường sự phát triển những suy nghĩ về bản
thân như là một con người co đầy đủ khả năng,tự tin vào bản thân và biết giải
quyết vấn đề thông qua tình huống nảy sinh qua môi trường vui chơi, trẻ học
5


cách giải quyết nhiệm vụ, tìm kiếm phương tiện thích hợp nhất để thực hiện
dự định đưa ra, trẻ huy động tất cả tri thức của mình và biểu lộ ra bằng lời
nói. Vì vậy, giáo viên phải chuẩn bị môi trường chơi tốt cho trẻ để thông qua
đó giúp trẻ biết luôn phải tự tạo ra hoàn cảnh chơi, sử dụng vật thay thế, sử
dụng các kí hiệu tượng trưng… giúp cho trẻ hứng thú nhận thức về thế giới
xung quanh, giúp trẻ hoạt động tích cực tìm kiếm để hoàn thành nhiệm vụ
được giao trong nhóm chơi.
- Phát triển thể lực: thông qua môi trường vật chất được chuẩn bị cùng

với đồ dùng đồ chơi, học cụ phù hợp với trẻ đã kích thích trẻ tự do vận động,
mang lại niềm vui cho trẻ. Đây chính là yếu tố quan trọng đẩy mạnh sự phát
triển chung của thể chất. Khi trẻ chơi trong môi trường được chuẩn bị thì giáo
viên phải có sự hướng dẫn trẻ chơi, chọn trò chơi, đồ dùng học cụ, tư thế
ngồi…. để có sự phát triển thể chất đúng hướng.
Khi nghiên cứu về sư phát triển tâm lí của trẻ em LX. Vưgôtxki đã
nhấn mạnh ý nghĩa của các trò chơi có luật, ông cho rằng việc chấp hành đúng
luật chơi là điều kiện để duy trì buổi chơi của trẻ em và nhà giáo dục dựa vào
luật chơi để điều chỉnh hành vi của các vai chơi và dự đoán được tình huống
sẽ xảy ra để giáo dục trẻ. Qua trò chơi, đồ dùng đồ chơi và môi trường vật
chất phù hợp với trò chơi ấy mà trẻ nhận thức được năng lực mình, trẻ hiểu
được cần phải thoả thuận trước khi chơi và tuân thủ theo luật chơi, giúp trẻ
tích luỹ kinh nghiệm, phát triển kỹ năng xã hội, nhanh chóng củng lĩnh hội
sống, cách giao tiếp, cách lao động ... giống người lớn thông qua đó trẻ học
cách làm người.
Theo N.K Crupxkaia thông qua trò chơi có tác dụng phát triển nhân
cách toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Theo bà, trẻ em có nhu cầu được chơi, được
bắt chước người lớn, khi chơi trẻ sử dụng đồ dùng học cụ được mô phỏng
theo cuộc sống sinh hoạt của người lớn, được thỏa mãn nhu cầu làm người
lớn. Qua vui chơi trẻ bộc lộ niềm vui sướng, tính tích cực, được vân động,
đồng thời làm sinh động thêm óc tưởng tượng, tính tò mò, tính ham hiểu biết,
khi tham gia trò chơi trẻ hiểu được sự cần thiết phải thực hiện những quy định

6


của luật chơi, qua đó sẽ hình thành ở trẻ ý thức tổ chức, tình cảm tập thể, cách
sử dụng đồ dùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Theo tác giả Xôrôkina trong cuốn “Giáo dục học mẫu giáo” cho rằng: “tổ
chức môi trường vật chất tốt là điều kiện quan trọng để thực hiện chế độ sinh

hoạt hằng ngày” [ 37;Tr.137]. Ở trường mẫu giáo, hết thảy mọi thứ đều phải
thích hợp với việc phát triển tính độc lập của trẻ, sử dụng tính tích cực của các
em và dạy cho các em tinh thần tự phục vụ ngay từ nhỏ, trong đó môi trường vui
chơi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ.
Trong cuốn ''Đồ chơi - trò chơi và kỷ luật '' của các tác giả Bearit,
Tudor, Gard đã khẳng định trò chơi có chức năng giáo dục cho trẻ nếp sống
văn hoá, thói quen ngăn nắp, tính kỷ luật, tình bạn bè, sự chia sẻ, tình cảm,
giúp trẻ tích luỹ những khái niệm về các mối quan hệ xã hội, từ đó giúp trẻ dễ
dàng bước vào cuộc sống.
Nhà sư phạm người Séc J.A. Kômenxki đã khẳng định chơi là phương
tiện, là con đường giúp trẻ xích lại gần nhau, tạo ra niềm vui sướng chung
cùng bạn bè. Từ đó ông khuyên các bậc cha mẹ và cô giáo cần có thái độ
đúng mức trong việc hướng dẫn trẻ chơi nhằm phát huy vai trò tích cực của
hoạt động chơi đối với sự phát triển của trẻ.
Trong cuốn “ Tâm lí học trẻ em” Đ.V Encônhin lại cho rằng khi có sự
phân công lao động theo lứa tuổi, vị trí của đứa trẻ trong xã hội cũng có sự
thay đổi, lúc này người lớn nghĩ ra và làm cho trẻ những đồ chơi - tạo dáng
bên ngoài của đồ chơi giống như công cụ lao động nhưng trẻ không thể luyện
tập như công cụ lao động mà chỉ có thể miêu tả được của lao động mà thôi.
Đặc biệt khi nghiên cứu về môi trường vui chơi của trẻ, không thể
không nhắc đến tác giả Maria Montessori. Maria Montessori sinh ra ở
Chiaravelle nước Ý. Bà là phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp y khoa đại học Rome
(1894). Năm 1899, Bà bắt đầu nghiên cứu và các vấn đề giáo dục trẻ và bà
đặc biệt nhất mạnh đến tầm quan trọng của môi trường vui chơi đối với sự
phát triển của trẻ. Theo phương pháp giáo dục Montessori thì xây dựng môi

7


trường, thiết kế môi trường là đáp ứng nhu cầu của trẻ. Trong môi trường đó

trẻ cần được tự do, thoả mái vận động và hoạt động trẻ cần có không gian
riêng dành cho mình, trẻ phải nhận thức đầy đủ là không gian của tôi. Bà cho
rằng, khi trẻ có thể vận động, chúng ta có thể đặt những món đồ chơi được
chọn lọc phù hợp với nhu cầu của trẻ. Trong ngôi nhà của Montessori, dành
một khoảng không gian nhất định để đồ chơi qua đó tạo cho trẻ thói quan cất
dọn đồ chơi đúng vị trí sau khi chơi. Sắp xếp để trẻ dễ tiếp cận đến đồ chơi
mà trẻ cần.
Theo bà M.Montessori thì những đặc trưng của môi trường được chuẩn
bị: kích thước, kích cỡ đồ chơi phù hợp với trẻ, tất cả mọi vật sắp xếp theo
một trật tự, tự phụ. Mỗi một học cụ có vị trí riêng của chính nó và sắp xếp từ
đơn giản đến phức tạp, cho trẻ nhiều thử thách hơn, tạo cho trẻ cảm giác an
toàn khi tìm thấy món đồ quen thuộc ở vị trí quen thuộc.
Những gì đặt trong môi trường mầm non đều mời gọi đứa trẻ thực hiện
một hoạt động nào đó, những hoạt động, sinh hoạt trong môi trường mầm non
là hoạt động, sinh hoạt có mục đích.
Học cụ trong môi trường mầm non có đặc tính là “tự chỉnh sửa”: Trẻ
không cần phải làm đúng hay sai, tốt hay chưa tốt mà từ những bộ học cụ đó
giúp trẻ biết làm đúng hay sai… qua đó giúp trẻ biết phán đoán… phát triển độc
lập về mặt tư tưởng (không cần người lớn hoặc bạn nhắc nhở đúng hay sai).
Bà Maria Montessori cho rằng môi trường phải đẹp hấp dẫn, học cụ
phải đẹp, thẩm mĩ. Bà nói nếu cho trẻ một dụng cụ đẹp các em vẫn thích dùng
nó để hoạt động hơn là cho đồ vật chất lượng xấu. Các học cụ được giữ trong
trạng thái hoàn hảo từ vẻ đẹp bên ngoài đến thuộc tính, chức năng công dụng
của học cụ phải chuẩn xác phù hợp với trẻ. Những học cụ đó có thể mua trong
đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ đẹp mắt mà phải có chức năng, phải
được sử dụng đúng mục đích.
Về chất liệu đưa đồ dùng, học cụ thì Bà cho rằng nên giao cho trẻ món
đồ làm từ vật liệu tự nhiên không phải là chất liệu nhựa (như đồ gồm thủy
tinh; gỗ…), Bởi vì những vật liệu mong manh dễ vỡ giúp cho trẻ khi sử dụng
chúng thì phải cẩn thận nếu không thì sẽ dễ vỡ và trẻ không có cơ hội để sử

8


dụng chúng trong hoạt động của mình, qua đó giúp trẻ có ý thức thận trọng,
cẩn thận trong sử dụng đồ dùng học cụ.
Khi nói về “Môi trường được chuẩn bị” Bà cũng đặc biệt nhấn mạnh
đến sự phân chia khu vực dành riêng cho sinh hoạt mà các em thường thấy ở
nhà (sinh hoạt thực tiễn)  Khi thiết kế khu vực này cần sát sao văn hoá gia
đình để qua đó trẻ thấy quen thuộc như là ở nhà các em. Tất cả sinh hoạt đó
cho trẻ cơ hội làm có mục đích, có ý nghĩa bởi vì “thông qua sinh hoạt đó trẻ
phát triển vận động có phối hợp, tính tự lập và sự tập trung tư tưởng, qua đó
phát triển nhân cách của đứa trẻ”[38;T51]. Khu vực hoạt động thực tiễn chia
3 khu vực: Thứ nhất chăm sóc cho bản thân. Thứ hai chăm sóc môi trường:
môi trường trong lớp và ngoài sâu: Bao gồm chăm sóc cây, hoa, thú vật, rửa
li, rửa cốc. Thứ ba là khu vực để thực hành bài tập phong cách tác phong
thanh lịch. Những bài tập này bao gồm sự tập luyện vận động có phối hợp và
đưa yếu tố sinh hoạt tập thể vào trong môi trường đó.
Trong môi trường Montessori, Bà cũng chú ý đặc biệt đến đồ dùng học
cụ. Bác sĩ Maria Montessori thiết kế ra một số học cụ giác quan. Bà đề ra
những bài tập, học cụ riêng cho giác quan. Trong ngôi nhà của Montessori
không thiết ra học cụ mới vì học cụ trong môi trường Montessori đã được
thiết kế, thử nghiệm một cách rất khoa học. Bà đã loại ra nhiều đồ chơi không
đáp ứng được nhu cầu của đứa trẻ, bà cho rằng thông qua sinh hoả học cụ đó
trao cho trẻ chìa khoá để trẻ tự khám phá ra điều mới. Học cụ giác quan tạo ra
ấn tượng vì môi trường một cách thông suốt giúp trẻ tính luyện giác quan một
cách tinh tế hơn. Bà nhấn mạnh việc tinh luyện các giác quan làm nền tảng cơ
bản phát triển trí khôn của trẻ.
Các bộ học cụ được thiết kế khoa học về kích cơ, màu sắc chất liệu, các
bộ học cụ không phải là “món đồ chơi” mà các bộ học cụ này “đáp ứng được
nhu cầu phát triển”.

Ở mỗi khu vực khác nhau thì cũng có những bộ học cụ tương ứng với
từng khu vực đó. Chẳng hạn như trong khu vực giác quan, bà đưa vào một số
9


học cụ cần thiết cho sinh hoạt âm nhạc, một trong những học cụ đó là hộp âm
thanh với những kích thước khác nhau, âm lượng khác nhau giúp trẻ so sánh.
Trong môi trường mầm non, từ 3-6 tuổi không phải là tập hợp ngẫu
nhiên, trong ngôi nhà Montessori trẻ hoàn toàn được an toàn và thoả mái vì
trẻ làm việc và sống với nhau trong một thời gian (3 năm) nêu trẻ biết nhau
rất rõ. Trong môi trường đó trẻ hợp tác, cộng tác hơn là cạnh tranh với nhau,
trẻ rất khoan dung về sự khác biệt với mình và khi nào trẻ thực hiện công việc
trẻ thu dọn học cụ trả về vị trí cũ để bạn khác có thể dùng. Trong môi trường
Montessori hoạt động chỉ chấm dứt khi học cụ về vị trí cũ ở trên trẻ.
Mỗi một khu vực sinh hoạt tương ứng với một học cụ và chỉ có một bộ
học cụ tương ứng với sinh hoạt đó giúp cho trẻ lựa chọn sinh hoạt phù hợp với
mình, Khu vực sinh hoạt trong ngôi nhà của Montessori là sinh hoạt đặc biệt vì
chỉ duy nhất có một học cụ. Việc thiết kế, xây dựng mỗi một khu sinh hoạt có 1
bộ học cụ đã dạy trẻ bài học cho sự kiên nhẫn khi mà bạn khác đang dùng thì trẻ
đó phải chờ khi nào bạn sử dụng xong thì mời đến lượt mình sử dụng.
Trong môi trường Montessori ít có sự tranh dành học cụ. Nếu trẻ nào
đó sử dụng học cụ thì trẻ khác đi tiêm học cụ khác tương ứng, trong môi
trường Montessori có sự tranh dành học cụ. Nếu trẻ nào đó sử dụng học cụ thì
trẻ khác đi tìm học cụ khác tương ứng, trong môi trường Montessori không có
sự canh tranh, trẻ biết tôn trọng người khác không xen vào khi người khác
đang hoạt động.
Đứa trẻ trong môi trường Montessori có sự tự do lựa chọn trẻ 3, 4 tuổi
lấy học cụ của trẻ 5, 6 tuổi và vai trò của người lớn nhìn theo và đánh giá mức
độ phát triển của trẻ, định hướng trẻ lấy học cụ phù hợp. Có trường hợp trẻ
nhỏ quan sát trẻ lớn làm hoặc trẻ lớn hướng dẫn, trẻ được tự do làm việc với

bạn khác vì trẻ đang tự kiến tạo bản thân.
Trong ngôi nhà Montessori trẻ có tự do về thời gian, trẻ có tất cả thời
gian mà nó cần để hoàn thành công việc. Trẻ có tự do vận động, di chuyển
nhưng không tự do không có nghĩa là trẻ muốn làm gì thì làm. Theo quan
10


điểm của bà sự tự do của trẻ phải hài hoà với sự tự do của nhóm an toàn cho
cá nhân cũng là an toàn cho nhóm, ở đây thể hiện rất rõ vai trò của người lớn.
Vậy vai trò của người lớn là gì? Người lớn phải chuẩn bị môi trường
đáp ứng của trẻ, đảm bảo sự tự do trong bối cảnh của môi trường đó. Người
lớn phải sắp xếp, duy trì môi trường, nếu học cụ vỡ, hỏng phải lấy ra khôi môi
trường, những học cụ không đáp ứng được hoạt động của trẻ cũng phải loại
bỏ khỏi môi trường Montessori . Người lớn giúp trẻ nhận ra rằng: Người lớn
trong môi trường đó là người hiểu và đáp ứng được nhu cầu của trẻ, qua đó
cũng thể hiện sự tôn trọng của người lớn đối với sự phát triển của trẻ, sắp xếp
môi trường với sự thận trọng lòng yêu thương.
Theo bác sĩ Montessori, loại bỏ những học cụ không phù hợp là rất
quan trọng, tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ, bà cho rằng nhiều học cụ
tốt nhưng môi trường hỗn độn thì cũng không thể tạo ra sự phát triển và điều
đó chứng tỏ người lớn không hiểu được môi trường hoạt động dành cho trẻ.
Ngay cả khi trong môi trường đó mà không có đầy đủ học cụ nhưng biết áp
dụng những học cụ đó một cách đúng đắn, có nguyên tắc vào trong đời sống
của trẻ thì có thể tạo ra kết quả to lớn và rất có ý nghĩa. Bà quan niệm đứa trẻ
có tâm thức khác tâm thức của người lớn. Đứa trẻ có trí tuệ thấm hút. Với trí
tuệ thấm hút đó, trẻ hấp thụ tất cả ấn tượng trong môi trường nó sống, nó tiếp
thu và điều ấy trở thành một phần của bản thân đứa trẻ. Vì vậy, người lớn cho
trẻ cơ hội để trẻ trải nghiệm thực, trật tự trong môi trường, hỗ trợ cho trí tuệ
thấm hút, khi trẻ được thực nghiệm, trải nghiệm cũng là lúc trẻ thấm hút
tương tác về mặt xã hội trong môi trường đó, trải nghiệm tích cực trong giao

tiếp về xã hội, điều đó đặt nền tảng cho sự phát triển của trẻ.
Bà nói rằng trong giai đoạn phát triển đầu tiên, cái quan trọng, trách
nhiệm nhiệm vụ của đứa trẻ là thích ứng môi trường. Đứa trẻ phải được sinh
sống tập thể môi trường của người lớn trong môi trường của người lớn trẻ
luyện tập thực hành, được trải nghiệm, hợp tác theo một trật tự nhất định.
Trong môi trường ngôi nhà trẻ Montessori trẻ không phân nhóm theo lứa tuổi,
11


khi các em cùng sống, cùng sinh hoạt trong ngôi nhà Montessori thì đó như là
1 tiểu xã hội, một xã hội nhỏ vận hành trong môi trường đó. Trong xã hội
chúng ta có các thành phần khác nhau, lứa tuổi khác nhau, giới tính khác
nhau, học vị khác nhau, thì trong môi trường Montessori trẻ có môi trường
sinh hoạt với người khác như là một thành phần của xã hội, được cơ hội sinh
hoạt với các bạn, cùng sống với nhau… điều đó đã tạo ra nền tảng phát triển
kĩ năng, đặc tính xã hội của con người về sau như sự tự giác sự tự tin, tính kỹ
luật, sự kiên trì, sự kìm chế… Trong ngôi nhà Montessori trẻ hình thành bản
ngã, cá tính, nhân cách của mình, cho trí trẻ thấm hút mà trẻ thấm hút sẽ lưu
lại mãi trong bản thân đưa trẻ: “Bất về sự thay đổi trong thế giới hoặc trong
xã hội thì sự thay đổi đó phải bắt đầu bằng đứa trẻ, thông qua đứa trẻ mới đạt
được hoà bình, mới thay đổi thế giới”, chúng ta ở trong vị thế đặc biệt, làm
việc với trẻ để thay đổi xã hội.
Vào thời điểm bà Montessori những ngôi nhà trẻ mà bà sáng lập thì
trong lớp trẻ còn làm việc rất bình thản, tập trung công việc, ổn định. Trong
môi trường Montessori trẻ tự do làm việc có cơ hội thể hiện, bộc lộ nội tâm
bên trong. Và đứa trẻ cần biết giới hạn nào là an toàn đối với sự vận hành của
nó trẻ có quyền tự do hành động, tự do lựa chọn. Trong môi trường
Montessori vai trò của người lớn là hướng dẫn để đảm bảo sự phát triển của
trẻ với sự đa dạng của các sinh hoạt trong lớp. Người lớn phải thực sự quan
sát để nhận ra được sở thích hay sự quan tâm của đứa trẻ là ở đâu. Trẻ có sự

tự do làm việc, tự do sinh hoạt, mỗi bài tập trong ngôi nhà trẻ mời gọi trẻ để
có sự lựa chọn sinh hoạt phù hợp với mình.
Cùng với sự tự do vận động là sự tự do về thời gian. Đứa trẻ có toàn
thời gian để thực hiện công việc, muốn làm bao lâu tuỳ thích, không có quyền
“dẹp hoạt động”, cất dụng cụ sinh hoạt của đứa trẻ.
Trẻ trong môi trường Montessori có sự tự do quan sát, cũng có khi trẻ
ngồi ở một chỗ không làm gì chỉ ăn uống, nói chuyện với bạn.
Một giới hạn trong môi trường Montessori, mỗi sinh hoạt chỉ có 1 bộ
học cụ tương ứng mà thôi, nó giúp trẻ dễ dàng lựa chọn hoạt động sinh hoạt
12


cụ thể, điều này không làm chờ đợi, khi bạn dùng xong thì mới đến lượt mình
sử dụng, qua đó các em còn học được tính tôn trọng người khác. Một giới hạn
khác trong môi trường Montessori sau khi dùng xong trẻ phải dọn dẹp trả về
vị trí cũ, bởi vì khi trẻ làm như vậy nó mới cảm thấy đã hoàn thành công việc
của mình. Ở khía cạnh khác mang tính xã hội của hành động này đó là một
người bạn khác khi cần bộ học cụ này thì đã có sẵn sàng. Bà Montessori có
nhận xét nhóm trẻ trong ngôi nhà trẻ đã trưởng thành hợp tác với nhau hơn,
thích nghi tốt, có kỉ luật nội tại từ bên trong vì trong ngôi nhà trẻ đó có tự do
và giới hạn được đưa ra.
1.1.2. Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu của Nguyễn Ánh Tuyết, Đào Thanh Âm,
Đinh Văn Vang, Chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và Đào
tạo, của Vụ giáo dục mầm non, Viện giáo dục…cũng đều nêu bật vai trò của
môi trường hoạt động đối với sự phát triển của trẻ. Việc xây dựng và tổ chức
tốt môi trường hoạt động giúp trẻ phát triển hài hòa cả về thể chất lẫn tâm lý,
qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn sách ''Giáo dục trẻ mẫu giáo
trong nhóm bạn bè '' phân tích vai trò chủ đạo của vui chơi trong phát triển

nhân cách. Tác giả đã khẳng định vui chơi là con đường cơ bản để hình thành,
phát triển tình cảm của trẻ em, đặc biệt trò chơi ĐVCCĐ là một hoạt động đòi
hỏi phải có sự phối hợp giữa các thành viên trong trò chơi với nhau. Bởi vậy
để tiến hành một trò chơi mô phỏng lại đời sống xã hội, buộc phải có nhiều
trẻ tham gia, cùng hoạt động với nhau, nghĩa là phải có bạn bè để chơi trong
một môi trường đã được chuẩn bị phù hợp với chủ đề chơi của trẻ. Trong
cuốn “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non”, “Tâm lý học trẻ em” bà đã phân
tích vai trò chủ đạo của trò chơi ĐVTCĐ đối với việc hình thành và phát triển
các phẩm chất nhân cách như tính chủ động, phẩm chất ý chí, ngôn ngữ, trí
tưởng tượng, phát triển những phẩm chất hành vi phù hợp với những chuẩn
mực đạo đức xã hội. Chính thông qua trò chơi đó trẻ được học làm người,

13


thao tác với đồ vật trong môi trường vui chơi là một nét phát triển mới, một
nét tiêu biểu trong hoạt động vui chơi của trẻ MG.
Theo tác giả Hoàng Thị Nho trong cuốn “giáo dục hòa nhập”: “phải
tạo ra môi trường an toàn cho trẻ, vấn đề môi trường an toàn cho trẻ có liên
quan đến nhiều yếu tố khác nhau trong lớp học như: sàn nhà, đồ dùng đồ
chơi…” [14; Tr.34]. Một vấn đề không nhỏ trong môi trường vui chơi của trẻ
theo tác giả là việc tổ chức sắp xếp lớp học. Để tạo được môi trường an toàn
thì chúng ta cần làm tăng tính quen thuộc cho trẻ trong môi trường đó, những
sắp xếp không gian không quen thuộc làm hạn chế rất nhiều hoạt động vui
chơi của trẻ.
Theo tác giả Đinh Văn Vang trong “Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
mầm non” trong môi trường chơi của trẻ giáo viên cần phải xác định được đồ
chơi,vật liệu chơi, địa điểm chơi cần thiết cho mỗi trò chơi, góc chơi. Đồ chơi,
vật liệu chơi, địa điểm chơi phải được sắp xếp như thế nào để tạo được môi
trường hấp dẫn, cuốn hút trẻ tham gia chơi một cách hào hứng, tích cực và sáng

tạo. Theo tác giả thì giáo viên có vai trò quan trọng trong hoạt động vui chơi của
trẻ, bởi chính cô là người tổ chức, định hướng dẫn dắt trẻ trong quá trình chơi, vì
vậy cô phải tạo ra môi trường chơi phù hợp với chủ đề giáo dục,với nội dung
chơi,với độ tuổi của trẻ nhằm kích thích hứng thú chơi của trẻ.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, trong cuốn “Phát triển và tổ chức thực
hiện chương trình giáo dục mầm non”: Việc xây dựng môi trường trong giáo
dục trong mầm non thực sự cần thiết và quan trọng. “Nó được ví như người
giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa
mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ
được hình thành và phát triển toàn diện” [11; Tr.107]. Tác giả cho rằng một
môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí các khu vực trong lớp thuận tiện có ý
nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn
nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực
sáng tạo. Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh đến cách sử dụng môi trường vui
14


chơi. Cần khai thác triệt để tác dụng của tranh ảnh,đồ dùng đồ chơi, tránh tình
trạng xây dựng môi trường chỉ mới mục đích trang trí. Muốn vậy, giáo viên
phải xác định rõ mục đích sử dụng của mỗi loại đồ dùng, đồ chơi là để cung
cấp, củng cố kiến thức cho trẻ hay để giúp trẻ thiết lập các mối quan hệ trong
khi chơi, thỏa mãn nhu cầu vui chơi.
Tác giả Trần Thị Lan Hương trong tài liệu “Tổ chức môi trường giáo
dục trong trường mầm non” cho rằng: “tất cả những giáo viên nào nhận thức
được sức mạnh của môi trường sẽ đủ khả năng sắp xếp môi trường trong và
ngoài nhóm chuyển đến trẻ thông điệp mà họ mong muốn” [13; Tr.13]. Đối
với trẻ mọi yếu tố của môi trường đều quan trọng. Diện tích phòng nhóm, sân
chơi, màu tường, loại bàn ghế, sân nhà, độ chiếu sáng, đồ dùng…đều có tác
dụng ảnh hưởng đến hoạt động học tập và sinh hoạt của trẻ. Cô giáo có thể
đạt được rất nhiều điều thông qua việc sắp xếp bố trí phòng nhóm và sân chơi,

từ việc chia diện tích chơi trong phòng, chọn đồ dùng, bảo quản đồ dùng,
quản lí trẻ trong các góc hoạt động, đánh giá hiệu quả của các góc hoạt động
…đều có ý nghĩa rất lớn đối với sư hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
Tác giả Nguyễn Thị Thường – Hoàng Ngọc Lan trong cuốn “Giáo dục
học mầm non tập 2”: Thông qua môi trường vui chơi: “trẻ học cách chơi
cùng nhau, hợp tác với nhau, cùng làm việc với nhau để cùng thực hiện hoạt
động chơi. Khi trẻ chơi làm cân bằng hệ thần kinh của trẻ, bớt cảm giác căng
thẳng làm thay đổi cách thức hoạt động của trẻ”. [22; Tr.108]. Các tác giả đều
cho rằng ngoài nguyên vật liệu nên sưu tầm từ thiên nhiên và thường xuyên
thay đổi, luân chuyển để tạo môi trường đa dạng, phong phú, gây hứng thú,
phát huy tính tích cực ở trẻ và đồng thời khai thác hết giá trị sử dụng thì cách
lựa chọn đồ dùng đồ chơi là vô cùng qua trọng. Trước hết cô giáo phải biết
lựa chọn đồ chơi với chủ đề, lứa tuổi trẻ. Cô giáo dùng đồ chơi để khêu gợi và
duy trì hứng thú chơi. Đặc biệt chú ý đến đồ chơi từ tạo, có thể người lớn làm
ra cho trẻ hoặc hướng dẫn cho trẻ tập làm thông qua đó phát triển được các kỹ
năng xã hội .
15


Tóm lại, tất cả những nghiên cứu này đều khẳng định môi trường là rất
cần thiết trong hoạt động vui chơi trong nhà có các góc hoạt động – nơi thực
hiện công việc được trình bày theo chủ đề. Từ địa điểm chơi,không gian chơi,
đồ dùng, học cụ,cách sắp xếp bố trí đồ dùng học cụ, vai trò tổ chức hướng dẫn
của cô giáo…đều có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển hài hòa toàn
diện nhân cách của trẻ.
1.2. Khái niệm cộng cụ của đề tài nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm trò chơi
Hoạt động chủ đạo của trẻ em ở tuổi mẫu giáo là vui chơi, qua vui chơi
trẻ em thoả mãn nhu cầu được chơi, được học, được sống, được giống như
người lớn. Do vậy, những điều người lớn muốn dạy trẻ và những điều trẻ

muốn được học cần được tổ chức dưới hình thức vui chơi “học mà chơi, chơi
mà học”.
Trong vui chơi con người sử dụng rất nhiều chơi, tuỳ vào góc độ tiếp
cận mà có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về trò chơi:
- Theo Từ điển tiếng Việt, chữ “trò” được hiểu là một hình thức mua vui,
được bày ra trước mắt mọi người, chữ “chơi” để chỉ những hoạt động lúc nhàn
rỗi, ngoài giờ làm việc, có mục đích giải trí. Từ đó “trò chơi” được hiểu là những
hình thức hoạt động nhằm thỏa mãn các nhu cầu giải trí của con người.
- G.V Plêkhanốp cho rằng: trò chơi là một hình thức hoạt động, gắn
liền với lao động của xã hội loài người, ông đã lý giải mối quan hệ giữa vui
chơi của trẻ em và lao động của con người như là nguồn gốc xã hội nảy sinh
trò chơi.
Các nhà Giáo dục học, Tâm lí học theo trường phái sinh học như
K.Groos, CKoll …cho rằng chơi là do bản năng là sự giải tỏa năng lượng dư
thừa và trò chơi của trẻ em giống như trò chơi của động vật nhỏ.
Những quan điểm về chơi như thế, ở phương Tây đã xuất hiện và phát
triển thuyết “Giáo dục tự do” theo nguyên tắc: cứ để cho trẻ được hành động
theo ý muốn của nó,người lớn không được can thiệp vào công việc của trẻ.
- Một số nhà khoa học khác như: Tăng Bồi Viêm (Trung Quốc),
Nguyễn Toán, Lê Anh Thơ (Việt Nam ) thì cho rằng: trò chơi là một bộ phận
16


của nền văn hoá xã hội, là một phương tiện để giáo dục con người, trước hết
là giáo dục thanh, thiếu niên, nhi đồng.
- Theo quan điểm của giáo dục học, thì trò chơi là hình thức thể hiện
cuộc sống, là phương tiện phát triển nhân cách cho con ngươi. Đối với trẻ em
trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hoạt động của người lớn, qua vui
chơi, thể lực, trí tuệ, đạo đức được hình thành.
- Theo tác giả Ngô Ngọc Thanh trò chơi là hoạt động trình diễn bằng

các tín hiệu và thông qua luật lệ của một nhóm người làm giải toả sự bức xúc
về tinh thần và thể chất, để tái tạo sức lao động và năng lượng. Ở đây tín hiệu
chơi được hiểu là những phương tiện dùng để chơi, còn “lệ chơi” là những
quy định cho việc chơi, là yếu tố quyết định đến việc chơi mà thiếu nó thì
không thể thành trò chơi.
Tóm lại, trò chơi là một kiểu chơi, một dạng hoạt động giải trí, một hình
thức phản ánh hoạt động sản xuất, sinh hoạt văn hoá, được thực hiện theo quy
ước nhằm thoả mãn những nhu cầu về thể chất và tinh thần của con người.
Trò chơi có những đặc điểm:
- Trò chơi luôn đem đến cho cá nhân sự thích thú, thỏa mãn.
- Sự thỏa mãn mục đích giải trí nằm trong hành động chơi. Người chơi
quan tâm đến hành động chơi hơn là quan tâm đến kết quả chơi, hành động
chơi mang mục đích tự nó.
- Trò chơi có thể diễn ra một mình hoặc dưới hình thức nhóm.
Những dấu hiệu đặc trưng để nhận diện trò chơi của trẻ, góp phần giúp giáo
viên phát hiện năng lực của trẻ trong tiến trình tác động sư phạm đến với trẻ.
Theo J. Piaget và Henriot vui chơi gắn liền với đời sống xã hội của trẻ,
trong khi chơi trẻ em lĩnh hội cái mới, thông qua đó mà phát triển nhận thức,
tình cảm và thể chất... J.Piaget đã mô tả trò chơi của trẻ như là sự đồng hóa và
thích nghi là hai quá trình kiến tạo trí tuệ. Sự phát triển trí tuệ, tình cảm của
trẻ em diễn ra trong khi chơi đó là sự đồng hóa những thông tin mới làm cho

17


nó phù hợp với những vốn thông tin đã có, J.Piaget khẳng định “vui chơi là
thước đo trình độ phát triển của trẻ”
Như vậy, trò chơi là hình thức hoạt động đặc thù, độc đáo của trẻ thực
hiện tác động tương hỗ giữa chủ thể với môi trường. Trò chơi của trẻ mô
phỏng lại cuộc sống của người lớn, tái tạo các hành động, các mối quan hệ,

qua đó trẻ bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình. Khi chơi, trẻ sống một cuộc sống
thực chính trong hoạt động chơi, trẻ thực sự là một chủ thể tích cực hoạt
động, giao tiếp và chủ động vận dụng các kinh nghiệm đã có để củng cố, khái
quát thành kiến thức để hình thành nhân cách. Vì vậy, trò chơi là một hoạt
động tự lực và sáng tạo của trẻ cần được người lớn tổ chức hướng dẫn. Trò
chơi là một hình thức đặc thù độc đáo của trẻ em để thực hiện tác động tương
hỗ giữa chủ thể với môi trường xung quanh.
1.2.2 Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề
Bước vào tuổi mẫu giáo, trẻ có thể tham gia vào nhiều trò chơi khác
nhau như: trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi học tập, trò chơi đóng
vai..., trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề (TCĐVTCĐ) giữ vị trí trung
tâm. TCĐVTCĐ sẽ tạo ra cái mới, những nét đặc trưng trong tâm lí trẻ, giúp
trẻ tập luyện các hành vi nhân cách như người lớn.
- TCĐVTCĐ là loại trò chơi mô phỏng các hoạt động trong cuộc sống
sinh hoạt của người lớn, trẻ đóng vai một nhân vật nào đó để thực hiện chức
năng xã hội của nhân vật đó, bằng những hành động mang tính tượng trưng.
Trong TCĐVTCĐ trẻ em tái tạo lại những ấn tượng, những xúc cảm
mà trẻ thu nhận được từ cuộc sống, từ môi trường xã hội nhờ sự tham gia tích
cực của trí tưởng tượng.
Khi trẻ chơi TCĐVTCĐ, điều hấp dẫn nhất đối với trẻ là chúng được
thoả mãn nguyện vọng được chơi, được sống và hoạt động giống như người
lớn. Ví dụ: Trò chơi “Gia đình” - trẻ đóng vai là bố, mẹ, con... bố, mẹ yêu
thương con, chăm sóc con, lo lắng khi con ốm đau. Con ngoan biết nghe lời bố
mẹ, lễ phép, kính trọng bố mẹ... Trò chơi “Bệnh viện” trẻ đóng vai bác sĩ, y tá,
18


bệnh nhân...Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, y tá phụ giúp và làm theo chỉ
dẫn của bác sĩ; bệnh nhân phục tùng ý kiến của y tá, bác sĩ... nghĩa là trẻ mô
phỏng lại các hành động, lời nói, mối quan hệ của các vai trong trò chơi, đây là

lần đầu tiên các mối quan hệ xã hội giữa người với người được thể hiện một
cách khách quan và tự nhiên trước mắt trẻ. Qua đó, trẻ có thể hiểu được trong
xã hội mỗi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi người xung quanh.
TCĐVTCĐ là một hình thức độc đáo, hấp dẫn trẻ em, vì nó mang đầy
đủ ý nghĩa của sự chơi: tính tự do, tự chủ, tự nguyện, tính hợp tác,tính tượng
trưng mà trò chơi cần có. Qua TCĐVTCĐ trẻ được trải nghiệm các mối quan
hệ xã hội của người lớn, là cơ sở để trẻ được học làm người.
Đối với trẻ mẫu giáo TCĐVTCĐ là loại trò chơi hấp dẫn vì nó phù hợp
với tâm lý trẻ em muốn tự mình làm lấy mọi việc như người lớn, muốn được
khẳng định mình, khẳng định cái tôi của bản thân mình. Tâm lý trẻ em rất
thích làm người lớn, muốn làm mọi việc như người lớn, tuy nhiên trẻ chưa thể
tự mình làm được các việc đó, nên xuất hiện mâu thuẫn giữa một bên là nhu
cầu muốn làm rất nhiều việc như người lớn của trẻ với một bên là khả năng
còn hạn chế không thể làm được và người lớn không cho trẻ làm, như vậy đã
xuất hiện mâu thuẫn. Để giải quyết mâu thuẫn đó trẻ tìm đến một hoạt động
mới đó là TCĐVTCĐ, ở đây trẻ đóng những vai người lớn mà trẻ thích, trong
khi chơi trẻ thoả thích làm những công việc của người lớn bằng trẻ đặt mình
vào vị trí của người lớn “người mẹ”, “bác sỹ”, “người bán hàng”... Thông qua
trò chơi ĐVTCĐ đã giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu làm người lớn mà đời thực trẻ
không thể tự làm được.
Khi chơi, trẻ hoà mình vào vai chơi, thể hiện vai chơi - phản ánh
một mảng cuộc sống thực của người lớn, đồng thời thiết lập mối quan hệ
giữa các vai chơi, từ đó hình thành một “xã hội trẻ em”. Qua đây, ta thấy
TCĐVTCĐ giữ vị trí trung tâm tạo ra những biến đổi trong đời sống tâm
lý của trẻ mẫu giáo.

19


Tóm lại, trò chơi đóng vai theo chủ đề là một loại trò chơi trong đó trẻ

em đóng vai các nhân vật, tái tạo lại những hành động và cảm xúc của nhân
vật để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của mình.
Đặc trưng của TCĐVTCĐ:
- Trò chơi ĐVTCĐ là một dạng hoạt động mang tính tự do, tự nguyện.
Vui chơi của trẻ là hoạt động giúp trẻ thoả mãn nhu cầu được chơi, được làm
giống người lớn, là hoạt động không tạo ra sản phẩm và hành động chơi
không nhất thiết phải theo một phương thức nhất định. Khác với hoạt động
lao động và hoạt động học tập, động cơ của hoạt động này là kết quả của hoạt
động. Song với TCĐVTCĐ, động cơ chơi nằm ngay trong hành động chơi.
Khi chơi trẻ không quan tâm tới bất kỳ lợi ích nào mà trẻ chơi chỉ để cho vui,
thích thì trẻ chơi, chơi thì phải vui và ngược lại nếu không vui, không thích
thì không chơi. Chính vì vậy, trò chơi mang tính tự nguyện rất cao.
- TCĐVTCĐ là một dạng hoạt động mang tính tự lập. Trong khi trẻ
chơi, trẻ thể hiện rõ ý thức là chủ hành vi, trẻ tích cực, hoạt động hết mình
không phụ thuộc vào cô giáo hay các bạn. Khi tham gia chơi trẻ tự chọn chủ
đề chơi, tự nghĩ ra nội dung chơi, tự phân vai và nhận vai chơi không có sự áp
đặt của cô hay của các bạn, trẻ tự biết thoả thuận đưa ra những quy định khi
chơi. Đặc biệt trong quá trình chơi tuỳ vào vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết đã
có của trẻ mà trẻ tự biết đánh giá để điều chỉnh hành vi của mình, nhắc nhở
điều chỉnh hành vi của bạn cho phù hợp với vai chơi. Lúc này người lớn chỉ
giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình chơi của trẻ, là
điểm tựa cho trẻ chơi sao cho vừa thoả mãn nhu cầu muốn được làm giống
như người lớn, vừa đảm bảo được yêu cầu giáo dục đề ra. Qua đây cho thấy,
trò chơi càng mang tính chất tự nguyện cao bao nhiêu thì càng phát huy ở trẻ
tính độc lập, tự lực, tự chủ, chủ động của trẻ bấy nhiêu.
- Trò chơi ĐVTCĐ cần có nhiều trẻ tham gia chơi (là loại trò chơi
mang tính tập thể), có nhiều bạn cùng chơi, cùng hoạt động với nhau. Đây là
một nét tiêu biểu trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo, một nét đặc trưng
20



riêng của lứa tuổi mẫu giáo đó là tính hợp tác trong nhóm chơi. Trò chơi
ĐVTCĐ là trò chơi theo nhóm, khi chơi các thành viên trong nhóm cùng hoạt
động với nhau, phối hợp chơi cùng nhau. Mặt khác trong một trò chơi có
nhiều vai chơi vì trò chơi mô phỏng cuộc sống xã hội của người lớn, mà hoạt
động trong xã hội lại có mối quan hệ chịu tác động, ảnh hưởng qua lại với
nhau, không có hoạt động nào trong xã hội mang tính chất đơn độc, riêng lẻ.
Hoạt động của người này liên quan đến hoạt động của người khác và để thực
hiện tốt vai chơi trẻ phải có sự hợp tác và ứng xử phù hợp. Vì vậy, để trò chơi
ĐVTCĐ được tiến hành cần phải có nhiều trẻ tham gia chơi. Từ đó “một xã
hội trẻ em” được hình thành, nhân cách của trẻ cũng được lớn lên từ đó.
- Trò chơi là yếu tố hấp dẫn, là nội dung cơ bản để trẻ tập hợp với nhau
thành nhóm, là loại hoạt động chung đầu tiên của trẻ, trong đó nhiều mối quan
hệ muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống và của trẻ được thiết lập một cách tự
nhiên. Và để hình thành được mối quan hệ xã hội muôn mầu muôn vẻ ấy thì
trẻ phải có một không gian chơi, đồ dùng thích hợp với từng vai chơi, trò chơi
để giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc nhập vai của mình. Có thể nói, qua trò chơi
cùng với môi trường xã hội đã được chuẩn bị cho trẻ, giúp trẻ thiết lập mối
quan hệ qua lại muôn mầu muôn vẻ như mối quan hệ xã hội của người lớn, là
một nét phát triển mới qua trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo.
- TCĐVTCĐ mang tính biểu trưng cao, đó là chức năng ký hiệu –
tượng trưng. Khi chơi TCĐVTCĐ mỗi trẻ sẽ có một vai chơi và thực hiện
hành động của vai, trẻ mô phỏng những hành động và mối quan hệ của người
lớn, trẻ dùng những đồ vật thay thế để thay thế những đồ vật thật mang tính
ký hiệu tượng trưng. Ví dụ: Trong trò chơi “Khám bệnh” trẻ đóng vai làm bác
sĩ thì chúng ta thấy từ trẻ đóng vai làm bác sĩ đến đồ dùng, dụng cụ của bác sĩ
đều không phải là thật mà chỉ là những vật mô phỏng giống với vật thật và
hành động tượng trưng cho người thật, việc thật. Tuy nhiên có một số đò dùng
trông hao hao giống thật: ống nghe, cặp nhiệt độ... thì đó cũng chỉ là một sự
mô phỏng giả vờ chứ không phải là hành động thật, với đặc tính này đã làm

nảy sinh hoàn cảnh chơi. Từ vai chơi, hành động chơi đến đồ chơi đều là giả
21


vờ song lại rất thực đối trẻ vì nó phản ánh hoàn cảnh thực của cuộc sống, nó
giúp trẻ thỏa mãn nguyện vọng sống, giao tiếp và làm việc theo kiểu của
người lớn. Qua môi trường vui chơi, không gian chơi, đồ dùng đồ chơi được
sắp xếp bố trí phù hợp với trò chơi, vai chơi đã giúp trẻ say mê chơi hết mình.
Khi chơi, trẻ đắm mình trong hoàn cảnh chơi, bộc lộ và trải nghiệm xúc cảm
tình cảm của minh trong vai chơi. Đồng thời, qua vai chơi cùng với sự tương
tác của trẻ với bạn cùng chơi, tương tác với môi trường chơi đã giúp trẻ phát
triển kỹ năng của cá nhân cũng như kỹ năng xã hội, trẻ thể hiện tình cảm
muôn mầu muôn vẻ của mình với thế giới xung quanh. Trong trò chơi, từ đồ
dùng, hoàn cảnh chơi đều là mô phỏng, giả vờ, nhưng chính tính ước lệ tượng
trưng đó đã giúp trẻ lớn hơn, trưởng thành hơn, hành vi quan hệ xã hội cũng
được chuẩn mực hơn
1.2.3. Khái niệm kỹ năng:
Theo từ điển Tiếng Việt kỹ năng là “khả năng vận dụng những kiến
thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [35; Tr.236]
Theo tài liệu của tổ chức UNICEF thì cho rằng: “Kỹ năng sống là các
kỹ năng thiết thực mà người ta cần để có cuộc sống an toàn khỏe mạng và
hiệu quả ”[40; Tr.1]
Ta có thể hiểu kỹ năng có hai mức độ. Thứ nhất là kỹ năng sơ đẳng ban
đầu: là cách thức thực hiện các thao tác cơ bản trên cơ sở những tri thức nhằm
đạt kết quả hành động. Thứ hai là kỹ năng thành thạo: được hình thành trên
cơ sở lĩnh hội các tri thức và kinh nghiệm thực hiện các thao tác – là cách
thức thực hiện các thao tác một cách chuẩn xác và thành thạo.
Như vậy ở mức độ thứ hai kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của
hành động mà còn biểu hiện năng lực của con người. Theo quan niệm này thì kỹ
năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mục đích.

Như vậy có thể hiểu: Kỹ năng là khả năng sử dụng tri thức và các kinh
nghiệm hành vi thao tác của mình một cách có mục đích và sáng tạo trong
quá trình hoạt động thực tiễn.
1.2.4. Khái niệm môi trường vui chơi:

22


Môi trường vui chơi của trẻ được thể hiện rất phong phú và đa dạng, nó
bao gồm cả môi trường vật chất, môi trường tâm lí. Để tiến hành trò chơi
ĐVTCĐ thì xây dựng môi trường vật chất là điều kiện, phương tiên quan
trọng giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu vui chơi.
Môi trường vui chơi được hiểu là phạm vi, không gian với những điều kiện
vật chất cụ thể mà trẻ có thể chơi và hoạt động một mình hoặc trong nhóm nhỏ
với các bạn có cùng sở thích
1.3. Cấu trúc của TCĐVTCĐ:
TCĐVTCĐ là trò chơi giữ vị trí trung tâm, chi phối các trò chơi khác vì
vậy cấu trúc của TCĐVTCĐ tương đối phức tạp, có nhiều yếu tố cấu thành và
cũng nhờ đó đã làm cho TCĐVTCĐ có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển
các quá trình tâm lý nãi riªng và hình thành, phát triển nhân cách nói chung.
- Yếu tố thứ nhất là nội dung chơi:
TCĐVTCĐ bao giờ cũng có chủ đề chơi, đó là mảng hiện thực của
cuộc sống xung quanh được phản ánh vào các trò chơi của trẻ em. Bất kỳ một
TCĐVTCĐ nào bao giờ cũng thực hiện xoay quanh một chủ đề, nó phản ánh
các mối quan hệ đặc trưng giữa người với người về các mảng hiện thực khác
nhau như: nghề nghiệp, quan hệ người - người, quan hệ người - đồ vật...
Chủ đề rất đa dạng, phong phú, từ đơn giản đến phức tạp, phạm vi trẻ
tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì chủ đề của trò chơi càng đa dạng bấy nhiêu.
Chủ đề chơi qui định nội dung chơi, xong cùng một chủ đề chơi nhưng ở mỗi
độ tuổi khác nhau, hoàn cảnh khác nhau trẻ lại phản ánh các mặt của chủ đề

khác nhau đó là sự khác nhau về nội dung chơi.
Mỗi chủ đề có nội dung chơi khác nhau, cùng một chủ đề chơi nhưng
nội dung phản ánh cũng khác nhau. Nội dung chơi chính là những hành động,
hành vi ứng xử, các quan hệ xã hội mà trẻ nhận thức được và phản ánh vào
trò chơi. Nội dung chơi được trẻ thể hiện bằng những thao tác, hành vi với đồ
vật theo đặc trưng của chủ đề. Chủ đề nào sẽ có nội dung ấy. Ví dụ: Chủ đề
23


“B¸c sÜ” thì phải có nội dung là khám bệnh, phải có bác sĩ, bệnh nhân... tương
ứng với nội dung là hành động chơi, bác sĩ phải có kim tiêm, biết tiêm, có
thuốc, áo blue trắng, ®eo tai nghe kh¸m bÖnh cho bÖnh nh©n...
- Yếu tố thứ hai là vai chơi và hành động chơi.
Vai chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên TCĐVTCĐ. Không có vai
chơi thì không thể có trò chơi. Trò chơi có thành công hay không phụ thuộc
phần lớn vào vai chơi. Trẻ nhập vai càng giống với đời thực bao nhiêu thì trò
chơi càng thành công bấy nhiêu. Khi chơi TCĐVTCĐ trẻ sẽ nhận một vai
chơi, ướm mình vào một nhân vật nào đó để bắt chước thực hiện hành động
của vai chơi. Khi đóng vai trẻ phải bộc lộ hết khả năng của mình, trẻ phải
nhập vai, thể hiện vai đúng thật cả về hành động, xúc cảm tình cảm của vai,
hành vi và ứng xử của vai chơi, c¸ch sö dông ®å dïng, ®å ch¬i. Qua việc
đóng vai tạo cho trẻ con đường nhập vào cuộc sống thực của người lớn và
cũng là cuộc sống thực trong tương lai đang chờ đón trẻ. Việc nhập vai thành
công hay không trong khi chơi tạo cơ sở, tiền đề để hình thành và phát triển
các quá trình tâm lí nói chung và xúc cảm tình cảm nói riêng của người, đồng
thời qua đó hình thành ở trẻ những phẩm chất nhân cách của người như trung
thực, thật thà.... và giúp trẻ có cơ hội được rèn luyện, lĩnh hội và trải nghiệm
khả năng ứng xử trong xã hội, có cơ hội được thể hiện, bộc lộ mình, nhận biết
mình trong nhóm bạn bè cùng hoạt động, cùng chơi. Và đặc biệt trẻ được tiếp
xúc làm quen với hoạt động lao động của người lớn thông những đồ dùng mô

phỏng công cụ lao động của người lớn trong môi trường vui chơi.
Vai chơi được nảy sinh, xuất hiện từ nội dung chơi, nội dung chơi nào
sẽ qui định các vai chơi ấy.
Hành động chơi là yếu tố quan trọng, sinh động nhất của trò chơi, đó là
cách thức để trẻ tái tạo lại hiện thực trong khi chơi. Khi chơi TCĐVTCĐ trẻ
nhận vai và tái tạo lại hoạt động của vai chơi – hoạt động của người lớn qua
hành động chơi. Song trẻ em không phải là người lớn mà là đứa trẻ có vốn
sống và kinh nghiệm riêng, trẻ tái tạo lại hoạt động của người lớn dưới con
24


mt phn ỏnh ca tr, m mi tr khỏc nhau cú vn sng, kinh nghim sng
khỏc nhau vỡ vy cựng mt vai chi nhng mi tr li cú cỏch thc thc
hin hnh ng chi khỏc nhau. Vớ d: khi tr úng vai ngi bỏn hng, tr t
ra rt nh nhng, chu ỏo vi ngi mua hng. Song cú tr li lnh lựng, gt
gng vi ngi mua hng... Vỡ vy khi tham gia chi TCVTC, tr thc
hin hnh ng ca vai, vi s giỳp hng dn ca cụ giỏo m tr hc hi
nhau nhng hnh vi ng x, nhng biu hin của hành vi giao tiếp phự hp
vi tỡnh hung v phù hợp chun mc hnh vi vn hoỏ xó hi. ng thi qua
đó giỳp tr hn ch c nhng phn ng hnh vi tiờu cc không phù hợp với
môi trờng xã hội trong giao tiếp ứng xử.
- Yu t th ba l mi quan h qua li ca tr trong trũ chi.
Tr chi TCVTC tr nhp vai vo cỏc mi quan h qua li trong xó
hi, thụng qua trũ chi cỏc mi quan h thc trong xó hi ca ngi ln c
bc l ra rt rừ rt, to ra mi quan h qua li gia cỏc vai, khi nhp vai tr
c th hin, tri nghim cỏc quan h xó hi ca ngi ln di con mt ca
tr th. Tr thc hin cỏc chc nng xó hi v t bin mỡnh thnh mt nhõn
cỏch ca xó hi. Tr úng vai no s th hin hnh ng ca vai, quan h ng
x ca vai ú trong xó hi.
TCVTC giỳp tr hiu v nm c, thc hin c nhng qui tc ca

cuc sng xó hi nh hc sinh phi nghe li ca cụ giỏo; cha m bit quan tõm n
con cỏi; mua hng thỡ phi tr tin... Nh úng vai tr t ch, t nguyn thc hin
tt cỏc chun mc ca i sng xó hi v dn chuyn nhng chun mc ú vo bờn
trong i sng tõm lớ ca mỡnh qua ú to ra cu trỳc tõm lớ mi trong nhõn cỏch
ca tr - mt nhõn cỏch xó hi.
TCVTC luụn tn ti hai mi quan h qua li, ú l quan h thc v quan
h chi. Quan h thc l quan h gia cỏc tr nh tham gia vo trũ chi, nhng
ngi bn cựng thc hin nhng cụng vic chung. chi tr phi trao i vi
nhau v ch chi, ni dung chi, phõn vai chi, nhng qui nh chi v gii
quyt nhng tỡnh hung ny sinh trong quỏ trỡnh chi. Quan h chi l mi quan h

25


×