Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Triết lí nhân sinh trong truyện cổ Phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.5 KB, 96 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được du nhập
vào Việt Nam vào những năm đầu công nguyên. Mặc dù là một tôn giáo
ngoại sinh, nhưng Phật giáo đã sớm khẳng định mình và tìm được chỗ
đứng vững chắc trong đời sống tinh thần cũng như trong nhiều hoạt động
văn hóa xã hội khác của người Việt Nam.
Khác với Thiên Chúa giáo, Phật giáo đi vào đời sống tinh thần của
người Việt Nam một cách hòa bình, tự nguyện hơn. Lúc đầu, nó được các
thương nhân Ấn Độ chứ không phải các nhà truyền giáo mang tới. Với tinh
thần từ, bi, hỉ, xả, Phật giáo đã tạo nên sự khác biệt với những hệ tư tưởng
cùng thời được người Hán truyền bá vào Việt Nam. Nếu như Nho giáo phải
mất một thời gian khá dài khi mà xã hội Việt Nam đã tương đối phát triển
mới được trọng dụng thì Phật giáo ngay từ khi du nhập vào Việt Nam đã
nhanh chóng hòa mình vào nền văn hóa bản địa bằng những triết lí nhân
sinh thâm trầm, sâu sắc, thể hiện chủ yếu qua những câu truyện cổ Phật
giáo sinh động, hấp dẫn.
Truyện cổ Phật giáo là một loại truyện tôn giáo khá phổ biến ở
Việt Nam và nhiều nước châu Á. Nằm trong hệ thống truyện cổ tôn giáo,
truyện cổ Phật giáo cũng là những truyện kể được xây dựng bằng trí tưởng
tượng và hư cấu, ít nhiều liên quan tới lịch sử hoặc triết lí của đạo Phật và
thường được sử dụng để truyền bá tư tưởng, giáo lý của tôn giáo này.
Chúng ta biết rằng Phật giáo không đơn thuần chỉ là một tôn giáo với
hệ thống thần linh và nghi lễ thờ cúng mà nó còn là một hệ thống tư tưởng
triết học sâu sắc. Trong những tư tưởng triết học đó, ngoài sự lí giải về thế
giới (thế giới quan), Phật giáo đã dành phần lớn nội dung cho những vấn đề
1


liên quan đến con người, đến cuộc đời con người, tình yêu, lối sống (nhân
sinh quan). Những nội dung này thể hiện chủ yếu qua hệ thống kinh sách


đồ sộ của nhà Phật. Bên cạnh đó, những tư tưởng này còn thể hiện qua các
câu truyện cổ Phật giáo. Những tư tưởng này cùng với thời gian đã không
ngừng thấm sâu vào hành vi, lời nói, sinh hoạt hàng ngày của người Việt.
Những quan niệm về thiện ác, về nhân quả và nghiệp báo luân hồi khuyên
bảo con người làm lành lánh dữ... đã ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống của
người Việt, tới những chuẩn mực xã hội được cộng đồng thừa nhận, thậm
chí ảnh hưởng cả đến pháp luật của nhà nước...
Trong Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Chăm lo xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách; xây dựng và phát huy
lối sống “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” kết hợp hài
hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội, đề cao trách nhiệm cá
nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội; khẳng định tôn vinh cái đúng,
cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng, nhân rộng các giá trị nhân văn cao đẹp
và đạo đức con người” [19, tr.31].
Trong bối cảnh xã hội có chiều hướng suy thoái về đạo đức, lối sống,
việc phân tích, vận dụng tư tưởng triết lí nhân sinh trong Phật giáo nói
chung và trong truyện cổ Phật giáo nói riêng để khuyến khích con người
làm việc thiện, tránh xa việc ác, tự chịu trách nhiệm với những hành vi cá
nhân của bản thân... từ đó góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, lành
mạnh hơn trong sáng hơn, hướng con người đến những giá trị chân – thiện
– mỹ là việc làm hết sức cần thiết.
2


Với tính cấp thiết về mặt lí luận và thực tiễn như vậy, học viên đã
chọn đề tài: “Triết lí nhân sinh trong truyện cổ Phật giáo” làm đề tài luận
văn thạc sĩ triết học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phật giáo là một tôn giáo – triết học lớn trên thế giới. Bởi vậy, có rất
nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về tôn giáo –
triết học này ở nhiều góc độ khác nhau.
Về triết lí nhân sinh trong Phật giáo: Đây là vấn đề đã và đang
được nhiều tác giả nghiên cứu ở những mức độ và góc độ khác nhau. Có
thể kể đến một số các công trình nghiên cứu về triết lí nhân sinh Phật giáo
như sau:
Trong tác phẩm “Việt Nam Phật giáo sử lược” của Thích Mật Thể
(Nxb Tôn giáo, Hà Nội), tác giả đã nghiên cứu khá nhiều nội dung quan
trọng như: quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, sự phát triển của
Phật giáo Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử và các nội dung cơ bản của
Phật giáo như thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo.
Tác phẩm “Phật giáo, những vấn đề triết học” (Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội) của tác giả Nguyễn Hùng Hậu và Ngô Văn Doanh đã
chỉ ra những nội dung cơ bản của Phật giáo trên bình diện triết học, từ
đó có sự đánh giá quá trình phát triển của Phật giáo và quan hệ của Phật
giáo với các hệ thống khác.
Tác phẩm “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con
người Việt Nam hiện nay” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997) do tác
giả Nguyễn Tài Thư chủ biên đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trên một
số lĩnh vực, chủ yếu là ảnh hưởng của Phật giáo đối với sự hình thành nhân
cách con người Việt Nam hiện nay.
3


Tác phẩm “Phật giáo với văn hóa Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy
(Nxb Hà Nội, 1999) đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trong đời sống văn
hóa, đạo đức của người dân Việt Nam.
Tác phẩm “Đại cương lịch sử triết học Việt Nam” của tác giả

Nguyễn Hùng Hậu (Nxb Chính trị Quốc gia, 2010) đã hệ thống hóa về sự
hình thành và phát triển tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam.
Tác phẩm “Giải thoát luận Phật giáo” của tác giả Nguyễn Thị Toan
(Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010) đã phân tích quan niệm giải thoát
– hạt nhân của Phật giáo và ảnh hưởng của quan niệm này tới đời sống
người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.
Trong tác phẩm “Cơ duyên tồn tại và phát triển của Phật giáo
Việt Nam hiện nay” của Vũ Minh Tuyên (Nxb Chính trị Quốc gia,
2010), tác giả đã nghiên cứu về 6 tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Bộ, từ đó
làm sáng tỏ những cơ sở quy định sự tồn tại và phát triển của Phật giáo
ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra còn có cuốn giáo trình “Tôn giáo học” của tác giả Trần
Đăng Sinh và Đào Đức Doãn. Trong cuốn này, các tác giả không những
làm rõ nguồn gốc, bản chất của tôn giáo nói chung mà còn cung cấp cho
người đọc cái nhìn khái quát nhất về sự ra đời và phát triển của các tôn
giáo lớn trên thế giới, trong đó có Phật giáo, cũng như sự ảnh hưởng của
chúng tới đời sống chính trị, văn hóa ở Việt Nam.
Trong luận văn thạc sĩ triết học của Mai Thị Dung với đề tài “Ảnh
hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người
Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay” (Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003), tác giả tập trung nghiên cứu
sự biến đổi của ảnh hưởng triết lí nhân sinh Phật giáo trong quá trình đổi
4


mới ở Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sĩ triết học của Lưu Quảng Bá với
đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh
thần của người dân vùng Đồng bằng Bắc bộ hiện nay” (Học viện Chính trị
- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2013) đã phân tích nội dung cơ bản
trong nhân sinh quan Phật giáo và những ảnh hưởng hai mặt tới đời sống

tinh thần của nhân dân vùng Đồng bằng Bắc bộ Luận văn thạc sĩ triết học
của tác giả Nguyễn Thị Hảo với đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo và sự
ảnh hưởng của nó đến một số tín đồ đạo Phật” (Viện triết học, Hà Nội) lại
đề cập tới ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo tới một số tín đồ của
đạo Phật. Luận văn thạc sĩ triết học của tác giả Nguyễn Thị Bích Oanh với đề
tài “Triết lí nhân sinh Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tinh thần người
dân Tuyên Quang hiện nay” (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm
2014) đề cập tới ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo tới đời sống người
dân một tỉnh miền núi phía Bắc là Tuyên Quang.
Bên cạnh đó, còn một số công trình khác của Thích Thiện Siêu với
Chữ nghiệp trong đạo Phật, Nxb Tôn giáo, 2002; Diệu Thanh Đỗ Thị Bình
với Đôi điều luận về nhân quả nghiệp báo, 2009, Tạp chí nghiên cứu Phật
học, số 4, tr.40-41; Thích Chân Quang với Luận về nhân quả, Nxb Tôn
giáo, 2005; Nguyễn Hùng Hậu với Đại cương triết học Phật giáo Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội…
Thông qua những công trình này, tác giả đề tài đã bước đầu nhận
diện được khái niệm, nội dung các quan niệm về nhân quả, nghiệp báo,
luân hồi… trong nhân sinh quan của Phật giáo. Đó chính là cơ sở để tác giả
khai thác và triển khai vào đề tài của mình trong chương 1: Triết lí nhân
sinh Phật giáo và truyện cổ Phật giáo.

5


Thứ hai, về truyện cổ Phật giáo và triết lí nhân sinh trong truyện
cổ Phật giáo. Truyện cổ Phật giáo có nhiều bản dịch khác nhau ví dụ như
của Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tập, Pháp siêu Nguyễn Thanh Dương sưu
tập, hay truyện thơ lục bát về truyện cổ Phật giáo của Tâm Minh Ngô Tằng
Giao, nhưng tác giả lựa chọn truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu
sưu tầm, vì nó là bản dịch chính thống, đã được xuất bản và in thành sách

do Nhà xuất bản Tôn giáo in ấn. Truyện cổ Phật giáo được tác giả lựa chọn
để làm luận văn có nguồn gốc từ Ấn Độ được dịch ra tiếng Việt, chứ không
phải là truyện cổ tích Việt Nam.
Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu chuyên sâu về truyện cổ Phật giáo. Để góp một phần vào việc san lấp
khoảng trống này, tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Triết lí nhân sinh trong
truyện cổ Phật giáo”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Đề tài tìm hiểu về triết lí nhân sinh trong truyện cổ Phật giáo nhằm
kế thừa những giá trị tích cực trong triết lí đó, góp phần giữ gìn và phát huy
một giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại trong thời đại toàn cầu hóa.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ các
nội dung sau:
- Những vấn đề lí luận về triết lí nhân sinh của Phật giáo và truyện
cổ Phật giáo;
- Nội dung cơ bản của triết lí nhân sinh trong truyện cổ Phật giáo.

6


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là triết lí nhân sinh trong truyện cổ
Phật giáo
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ phân tích triết lí nhân sinh Phật giáo qua 4 tập “Truyện cổ
Phật giáo” của Thích Minh Chiếu sưu tập do Thành hội Phật giáo thành
phố Hồ Chí Minh xuất bản.

5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Cơ sở lí luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước về tôn giáo, về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm bản sắc dân
tộc trên cơ sở kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại và những giá
trị truyền thống của dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử cùng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Logic – lịch sử,
khái quát hóa - trừu tượng hóa, phân tích - tổng hợp, so sánh – đối chiếu,
thống kê, văn bản học... Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp
nghiên cứu liên ngành triết học – tôn giáo học – văn hóa học…
6. Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài góp phần kế thừa và phát huy những giá trị nhân văn của
tư tưởng Phật giáo nói chung và triết lí nhân sinh trong truyện cổ Phật
giáo nói riêng.

7


-

Sản phẩm nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo cho việc

nghiên cứu, học tập và giảng dạy về Phật giáo, tôn giáo học, lịch sử triết
học Ấn Độ…
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 6 tiết.


8


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÍ
NHÂN SINH PHẬT GIÁO VÀ TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
1.1. Triết lí nhân sinh và triết lí nhân sinh Phật giáo
1.1.1 Triết lí và triết lí nhân sinh
Trước hết, “triết lí” là thuật ngữ thường được đề cập đến trong triết
học phương Đông, thể hiện nét đặc thù của văn hóa phương Đông. Trong
từ điển từ và ngữ Việt Nam (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm
1998) có giải nghĩa “triết lí” là sáng suốt, lí lẽ. Theo Phạm Khiêm Ích:
“Triết lí” để chỉ những quan niệm và thái độ của một cá nhân, hoặc một
nhóm người. Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, triết lí là
“quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh, xã hội”.
Trong cuốn: “Triết lí phát triển ở Việt Nam – Mấy vấn đề cốt
yếu”, tác giả Phạm Xuân Nam định nghĩa: “Triết lí là kết quả của sự
suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thành những quan điểm, luận điểm,
phương châm cơ bản và cốt lõi nhất về cuộc sống cũng như về hoạt
động thực tiễn rất đa dạng của con người trong xã hội. Chúng có vai trò
định hướng trực tiếp ngược trở lại đối với cuộc sống và những hoạt
động thực tiễn rất đa dạng ấy” [39, tr.31].
Tác giả cuốn sách “Triết lí phát triển C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
và Hồ Chí Minh” viết: “Triết lí có thể thể hiện bằng một mệnh đề hàm súc
những ý nghĩa về nhân tình thế thái, về tự nhiên, về xã hội, nó cũng có thể
là một hệ mệnh đề tạo thành một quan niệm, một luận thuyết... Triết lí
đúng vào khoa học thì nó sẽ trở thành cơ sở lí luận khoa học cho một hệ
thống quan điểm, học thuyết, nó làm công cụ lí thuyết cho hành động hiệu
quả của con người” [36, tr.9]
9



Một số nhà nghiên cứu cho rằng, so với triết học, triết lí có thể được
hiểu ở trình độ thấp hơn, chỉ là cơ sở cho một hệ thống quan điểm, một học
thuyết. Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, triết lí là những quan niệm, tư
tưởng sâu sắc nhất của con người về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nhưng dù hiểu theo cách nào, cũng có thể thấy rằng, triết lí là kết quả của
những kinh nghiệm và lẽ sống của nhiều thế hệ đi trước đúc kết lại, vừa có
tính giai cấp vừa có tính lịch sử.
Về khái niệm nhân sinh, trong “Từ và ngữ Việt Nam” giải nghĩa:
“nhân” là người, “sinh” là sự sống; theo nghĩa đó: Nhân sinh là sự sống
của con người. Từ điển Lạc Việt cũng giải nghĩa tương tự. Nhân sinh quan
là quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích sống của
con người.
Trong cuốn “Triết lí nhân sinh”, tác giả Lê Kiến Cầu (Đại học
Phụ Nhân, Trung Quốc) đã đề cập đến khái niệm nhân sinh và xem xét
khái niệm này theo ba ý nghĩa: Sinh mệnh, cuộc sống và phương hướng
của con người.
Về sinh mệnh của con người: Xét theo khía cạnh nhân tố tự nhiên,
sinh mệnh chính là yếu tố cơ bản duy trì sự sinh tồn của con người, nhưng
sinh mệnh của con người không chỉ giới hạn ở sự sinh tồn của cá nhân
hoặc chủng tộc, mà phải xét đến cả ý nghĩa nội tại của sinh mệnh đó là sinh
mệnh của con người do tinh thần và vật chất tạo thành, con người phải là
sự sống tổng hợp của tinh thần và vật chất. Trong sinh mệnh vật chất của
mình, con người phải nhờ vào nguồn tài nguyên của vạn vật để duy trì sự
phát triển của sinh mệnh. Sinh mệnh con người được nuôi dưỡng bởi lý
tưởng, tri thức và phẩm hạnh. Muốn cho sinh mệnh được phát triển hoàn
thiện thì phải làm cho hai mặt vật chất và tinh thần có một cơ sở tốt.
1



Về cuộc sống của con người: Tùy vào quan niệm sống, hoàn cảnh sống
của từng người mà mỗi người có mục đích sống khác nhau, có những người
sống chỉ để cống hiến, sống để yêu thương, nhưng có người sung sướng sống
chỉ quen hưởng thụ, mong muốn mọi thứ tốt đẹp sẽ đến với mình. Mục đích
sống khác nhau dẫn đến động cơ làm việc, lối sống cũng khác nhau, động cơ
làm việc hay lối sống của con người chính là cái “nhân” quyết định con người
sẽ sướng hay khổ, đó là thành quả của quá trình sống của con người.
Phương hướng của con người: Chính là hướng đi của mỗi người,
cách thức mà họ chọn trên con đường họ đang đi, có mục tiêu, mục đích
nhất định. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh
phúc, lòng khao khát đó thúc giục con người đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn
thế nữa, tự đáy lòng mỗi người luôn ước ao có được một cuộc sống bình
an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an
hưởng sự an lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. Để đạt được
khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một hướng đi cho cuộc đời,
hướng đi đó được thể hiện ở lí tưởng sống của mỗi người. Lí tưởng này sẽ
hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai, can đảm chấp nhận mọi nghịch
cảnh và cho họ sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn thử thách.
Từ những phân tích trên có thể thấy nhân sinh là sinh mệnh của
con người, cuộc sống của con người và phương hướng của con người
trong cuộc sống.
Tuy còn có những quan niệm khác nhau, nhưng về cơ bản “triết lí”
được hiểu là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thành
những quan điểm, quan niệm, luận điểm, phương châm cơ bản và cốt lõi
nhất. Triết lý nhân sinh nhìn nhận con người là một hiện hữu, chấp nhận
đời sống của con người là một thực tại sinh tồn. Triết lí nhân sinh tự vấn
11



con người sống để làm gì? Đời sống con người có giá trị và có ý nghĩa gì
không? Đời sống có đáng sống hay không? Tự giải thoát ra khỏi cuộc đời
hay dấn thân vào cuộc đời, đó là hai thái độ căn bản của con người trước
đời sống. Dầu muốn dầu không con người phải sống trong xã hội nhân
quần, không thể sống tách biệt khỏi cộng đồng vốn dĩ có liên hệ mật thiết
nhau. Mặc dầu trong xã hội có nhiều điều xấu, bất công và vô lí nhưng đã
là một thành viên phải chấp nhận sự sống giữa các cá nhân trong cộng
đồng xã hội liên hệ mật thiết nhau từ những lối ăn, mặc, ở, giao tế, di
chuyển… Đã trót nhập cuộc vào đời, không thể sống riêng rẽ cô lập, thì tốt
hơn hết hãy mưu cầu hạnh phúc chung cho tập thể xã hội cộng đồng. Theo
đó, có thể hiểu “triết lí nhân sinh” là những quan điểm, quan niệm về con
người về cuộc sống, sinh mệnh, phương hướng sống của con người, mục
đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống mà con người hướng tới, có vai trò
định hướng đối với cuộc sống con người.
1.1.2 Khái quát về Phật giáo
Phật giáo là một trào lưu triết học - tôn giáo xuất hiện vào cuối thế kỉ
VI trước công nguyên, ở miền Bắc Ấn Độ (phía Nam dãy Himalaya, vùng
biên giới giữa Ấn Độ và Nêpan bây giờ). Phật giáo ra đời trong làn sóng
phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ phân biệt đẳng cấp khắc
nghiệt trong xã hội. Có thể nói, ngay từ khi mới ra đời, Phật giáo trở thành
một trong những ngọn cờ của phong trào đòi tự do tư tưởng và bình đẳng ở
xã hội Ấn Độ cổ đại.
Phật giáo được truyền bá rộng rãi và ảnh hưởng tới nhiều nước trên
thế giới, trở thành tôn giáo mang tính thế giới. Trong quá trình du nhập, trải
qua các thời kì lịch sử và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi
quốc gia mà Phật giáo có sự biến đổi ít nhiều. Sự ảnh hưởng của Phật giáo
12


n cỏc quc gia dõn tc din ra rt sm v nhanh chúng. n nay, trờn

phm vi quc t, Pht giỏo l mt trong ba tụn giỏo ln, cú nh hng sõu
rng trong i sng trong i sng tinh thn ca nhiu dõn tc, trong ú cú
Vit Nam.
Phật giáo ra đời vào thời kỳ của chế độ nô lệ kiểu phơng Đông với sự
phân biệt đẳng cấp khắt khe cùng sự thống trị của những t tởng duy tâm,
tôn giáo trong thánh kinh Veda và đạo Bàlamôn. Phật giáo là tiếng nói phản
kháng sự bất công trong xã hội, là khát vọng về tự do t tởng của nhân dân
ấn Độ. Ngời sáng lập ra Phật giáo là thái tử Siddhartha (Tất Đạt Đa), con
vua Suddhodama (Tịnh Phạn) trị vì Sakya - một bộ tộc nhỏ ven sông Ganga
(sông Hằng), thuộc Nepal ngày nay. Ông sinh ngày 8 tháng 4, khoảng năm
563 tr.CN. Năm 19 tuổi, Siddhartha cới vợ và có một con trai. Tuy nhiên,
khi tiếp xúc với cảnh đời với sự biến thiên vô thờng của sinh, lão, bệnh, tử,
năm 29 tuổi ông quyết định từ bỏ cuộc sống trần tục để ra đi tìm phơng
thuốc chữa khổ đau cho nhân thế. Sau 6 năm đi tìm chân lý, năm 35 tuổi
ông thành đạo với pháp hiệu Budhi (Phật, Bụt)- bậc giác ngộ. Ông còn đợc
gọi là Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni)- nhà hiền triết xứ Sakya hay ngời a
thích sự vắng lặng. Sau 45 năm truyền đạo không biết mệt mỏi, năm 80 tuổi
Ngời mất. Thích Ca đã kế thừa các t tởng truyền thống của ấn Độ cổ đại
(kinh Veda, kinh Upanishad, đạo Bàlamôn...) để sáng lập ra một trờng phái
tôn giáo - triết học mới, trờng phái vô thần, vô ngã, nhìn thẳng vào nỗi khổ
đau nhân thế và tìm con đờng giải thoát từ sự nỗ lực của bản thân con ngời.
T tởng của ông mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa nhân văn và phơng pháp t
duy biện chứng ở trình độ sâu sắc đáng kinh ngạc. Cốt lõi t tởng của Thích
Ca là bàn về nỗi khổ, giải thích nguyên nhân nỗi khổ và tìm con đờng thoát
khổ. Những nội dung đó tập trung trong thuyết Tứ diệu đế (Cattari
13


ariyasaccani): 1- Khổ đế (Dukkha ariyasacca): Chân lý về nỗi khổ của nhân
sinh; 2- Tập đế (Samudaya ariyasacca): Chân lý về nguyên nhân nỗi khổ; 3Diệt đế (Nirodha ariyasacca): Chân lý về sự diệt trừ nỗi khổ; 4- Đạo đế

(Magga ariyasacca): Chân lý về con đờng diệt trừ nỗi khổ.
Những nội dung căn bản của Phật giáo nguyên thuỷ (gồm những lời
Thích Ca thuyết pháp lúc còn sống) đợc học trò của ông tập hợp lại trong
cuộc kết tập lần thứ nhất, sau này đợc ghi lại trong các bộ kinh A hàm bằng
tiếng Sankrit: 1- Trờng A hàm (Dighagama); 2- Trung A hàm
(Madhyamagama); 3- Tăng nhất A hàm (Ekottaragama); 4- Tạp A hàm
(Samyuktagama)
Những bộ kinh này tơng đơng với Ngũ bộ kinh ghi bằng tiếng Pali:1Trờng bộ kinh (Digha Nikaya); 2- Trung bộ kinh (Majhima Nikaya); 3Tăng chi bộ kinh (Angttara Nikaya); 4- Tơng ng bộ kinh (Samyutta
Nikaya); 5- Tiểu bộ kinh (Khuddaka Nikaya)
Khoảng 100 năm sau khi Thích Ca mất, cuộc kết tập lần thứ hai
diễn ra ở Vaisali với nhiều mâu thuẫn. Một số ngời đòi hỏi phải tuyệt đối
trung thành với kinh điển Phật giáo, số đông lại đòi hỏi phải sửa chữa, bổ
sung, biên soạn lại. Mâu thuẫn này đã dẫn tới sự phân hoá giáo đoàn Phật
giáo thành hai phái: Thợng tọa bộ (Sthaviravada) và Đại chúng bộ
(Mahasanghika). Nhìn chung, Thợng toạ bộ có khuynh hớng bảo thủ,
trung thành tuyệt đối với Phật giáo nguyên thuỷ, lấy đó làm phơng châm
luận cứu tất cả. Trái lại, Đại chúng bộ có khuynh hớng cấp tiến với cách
hiểu sáng tạo và sự vận dụng linh hoạt Phật giáo nguyên thuỷ. Vào đầu
công nguyên, Phật giáo Đại thừa (Mahayana) ra đời mà mầm mống là từ
Đại chúng bộ. Đại biểu xuất sắc của trờng phái này là Long Thọ và sau
này là Vô Trớc, Thế Thân. Chủ trơng của Đại thừa là tự giác giác tha, tự
14


độ độ tha (giác ngộ cho chính mình đồng thời giác ngộ cho ngời khác,
độ cho mình đồng thời độ cho ngời). Họ gọi những ngời còn lại trong các
bộ phái là Tiểu thừa (Hinayana - cỗ xe nhỏ chỉ chở đợc một ngời tới Niết
Bàn). Một số kinh điển tiêu biểu của Đại thừa là kinh Bát Nhã, Hoa
Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma, Lăng Già...
Vào thế kỷ XII- XIII, Phật giáo suy tàn trên đất ấn song lại lan

truyền mạnh mẽ ở các nớc châu á theo hai dòng: dòng Phật giáo Đại thừa,
hay còn gọi là Phật giáo Bắc tông, truyền tới các nớc phía Bắc nh Việt
Nam, Trung Quốc, Tây Tạng, Triều Tiên... với trung tâm là Trung Quốc,
dòng Phật giáo Tiểu thừa, hay còn gọi là Phật giáo Nam tông, truyền tới các
nớc phía Nam nh Srilanka, Mianmar, Thái Lan, Lào, Campuchia,
Inđônêxia... với trung tâm là Srilanka.
Kinh điển Phật giáo rất đồ sộ, gồm ba bộ phận (Tripitaka- Tam tạng
hay ba cái giỏ): 1. Kinh (Sutra pitaka): Ghi lời Phật Thích Ca thuyết pháp;
2. Luật (Vinaya pitaka): Các giới luật mà giáo đoàn Phật giáo phải tuân
theo; 3. Luận (Abhidhamma pitaka): Các tác phẩm luận giải về Phật giáo
của các cao tăng, học giả. Việc phân chia kinh điển Phật giáo ở từng giai
đoạn khá phức tạp nên chỉ mang tính chất tơng đối. Cho tới nay cũng khó
xác định đâu là ý Phật Thích Ca thuyết pháp (Phật giáo nguyên thuỷ), đâu
là ý mà các thế hệ sau thêm vào (Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa), bởi vì
Thích Ca chỉ khẩu truyền giáo lý, sau khi ông mất, học trò mới tập hợp để
ghi lại trong các bộ kinh.
Mặc dù có sự phân chia thành các tông phái khác nhau song Phật
giáo vẫn dựa trên một nền tảng chung vi i tng phn ỏnh l th gii
v con ngi. Quan nim v th gii v con ngi cú h thng cht ch
v mang tớnh trit hc sõu sc, trờn c s tip thu nhiu yu t c o B
15


la môn và các trào lưu triết học Ấn độ cổ đại. Quan niệm về thế giới của
Phật giáo thể hiện tập trung ở các phạm trù: Vô ngã, vô thường và
duyên… Quan niệm về con người và cuộc đời thể hiện tập trung ở học
thuyết Tứ diệu đế.
Mục đích chủ yếu của Phật giáo là cứu khổ cho con người, do đó
triết lý nhân sinh là cơ bản và xuyên suốt trong hệ thống giáo lí của tôn
giáo – triết học này. Đức Phật đã nhìn thấy rõ sự đau khổ ở đời sống con

người mà sáng lập ra Phật giáo để nhằm giải thoát con người khỏi sự đau
khổ. Nhân sinh quan của Phật giáo tập trung vào hai vấn đề chính, một là
sự khổ não, hai là sự giải thoát khỏi sự khổ não ấy. Khổ não là sự luân hồi,
thoát khỏi vòng luân hồi thì khỏi khổ, mà muốn thoát khỏi luân hồi phải từ
bỏ dục vọng trên trần thế. Khi thoát khỏi vòng luân hồi, con người mới
nhập được vào cõi Niết bàn cực lạc.
Như vậy, về mặt triết học, Phật giáo nguyên thủy có tư tưởng vô
thần, phủ nhận đấng sáng tạo (vô ngã, vô tạo giả), có yếu tố duy vật và tư
tưởng biện chứng (vô thường, vô ngã, lý thuyết duyên khởi). Tuy nhiên,
Phật giáo cũng thể hiện tính duy tâm chủ quan, khi coi thế giới hiện tượng
là ảo, giả và do cái tâm vô minh của con người tạo ra. Con đường giải
thoát, cứu khổ vẫn mang tính chất không tưởng và duy tâm.
1.1.3. Tiền đề hình thành triết lí nhân sinh trong Phật giáo
Sự hình thành triết lý nhân sinh Phật giáo gắn liền với qúa trình
hình thành, phát triển của Phật giáo, trên cơ sở những điều kiện kinh tế
-chính trị - xã hội và tiền đề tư tưởng Ấn Độ cổ đại, đồng thời xuất phát
từ tấm lòng từ bi, thương xót con người, muốn giải thoát con người khỏi
khổ đau của đức Phật.

16


Thứ nhất: Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội:
Đặc điểm nổi bật của kinh tế xã hội Ấn Độ cổ - trung đại là sự tồn tại
sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình “công xã nông
thôn”. Mô hình này có đặc trưng là ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà
nước, gắn liền với nó là sự bần cùng hóa của người dân trong công xã và
quan hệ giữa gia đình thân tộc được coi là quan hệ cơ bản, cùng với xã hội
được phân chia thành các đẳng cấp.
Thế kỉ VI trước công nguyên, Ấn Độ đang trong thời kì chiếm hữu

nô lệ. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho kinh tế, thương mại có
bước phát triển nhất định, con người sống bon chen, khổ sở vì dục vọng
tham lam. Đạo Bà la môn ngự trị đã làm phân hóa đẳng cấp và mâu thuẫn
đẳng cấp ngày càng gay gắt. Xã hội có sự phân chia thành bốn đẳng cấp
với quyền lợi, địa vị và nghĩa vụ khác nhau: Đẳng cấp Bàlamôn (địa vị cao
nhất) bao gồm tăng lữ là những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp,
đẳng cấp Sátđếlị gồm vua, quan cai trị thế quyền và tầng lớp võ sĩ; đẳng
cấp Vệ xá bao gồm dân tự do làm nông nghiệp, buôn bán, thợ thủ công;
đẳng cấp Thủ đà la gồm những người không có tư liệu sản xuất như chiến
binh bại trận, người bị phá sản, người nô lệ. Sự phân biệt đẳng cấp không
chỉ về quyền lợi kinh tế, địa vị xã hội, mà cả trong quan hệ giao tiếp, đi lại,
ăn mặc, sinh hoạt tôn giáo. Bà la môn và Sát đế lị là hai đẳng cấp thống trị
và bóc lột trong xã hội. Đẳng cấp Bà la môn được coi là đẳng cấp cao quý
và trong sạch nhất, được hưởng mọi quyền, đặc lợi; trong khi đó đẳng cấp
Thủ đà la chiếm số đông nhưng họ ở vị trí tận cùng của xã hội, làm nô lệ
cho các đẳng cấp trên. Sự phân chia đẳng cấp khắt khe được luật pháp
Manu và đạo Bà la môn bảo vệ đã làm cho những người Thủ đà la căm
ghét, đấu tranh lại chế độ bóc lột, dẫn đến mâu thuẫn và đấu tranh giữa các
17


đẳng cấp trong xã hội. Đồng thời trong xã hội lúc này cũng xuất hiện trào
nhiều trào lưu tư tưởng chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp và đạo Bà la
môn, trong đó có trào lưu triết học Phật giáo. Sự phân biệt đẳng cấp khắc
nghiệt đã tạo thành nỗi khổ cùng cực cho người dân Ấn Độ. Đây là cơ sở
để giải thích tại sao trong triết lí nhân sinh của Phật giáo lại bàn nhiều về
nỗi khổ và con đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ của cuộc đời.
Thứ hai, tiền đề tư tưởng
Văn hóa Ấn Độ cổ - trung đại được chia làm ba giai đoạn. Khoảng
thế kỉ XXV - XV trước công nguyên gọi là nền văn minh sống Ấn, từ thế

XV – VII trước công nguyên gọi là nền văn minh Vê đa và từ thế kỉ VI – I
trước công nguyên là thời kì cổ điển (thời kì Phật giáo, Bà la môn giáo),
thời kì hình thành các trường phải triết học tôn giáo lớn, gồm hai hệ thống
đối lập nhau là chính thống và không chính thống. Tiêu chuẩn của chính
thống và không chính thống là có thừa nhận chế độ phân biệt đẳng cấp,
thừa nhận uy quyền của đạo Bà la môn và kinh Vê đa không, có lấy Vê đa
làm gốc hay không.
Xã hội Ấn Độ cổ đại có nhiều trào lưu tư tưởng: Bà la môn giáo
chính thống, trào lưu tín ngưỡng tập tục, trào lưu triết học, trào lưu phản
Phệ-đà. Theo đạo Bà la môn, mỗi người thuộc một đẳng cấp nhất định: Bà
la môn, quý tộc, bình dân gồm người buôn bán, thợ thủ công, nông dân và
nô lệ...tức là có bốn đẳng cấp là Tăng lữ - đẳng cấp cao quý nhất là Bà la
mônsinh ra từ miệng của đấng Tối cao là thần Sáng Tạo Brahma và thấp
hèn nhất là tiện dân – nô lệ. Người thuộc đẳng cấp nào sẽ mãi thuộc đẳng
cấp ấy, không thể thay đổi. Đạo Bà la môn chủ trương sát sinh và hiến tế
nên gia súc bị giết chết rất nhiều để hiến tế, thậm chí tế cả người. Đối với
phụ nữ chồng chết bị hỏa thiêu và vợ cũng bị hỏa thiêu theo...
1


Phật giáo bác bỏ sự tồn tại của Brahman (Đấng sáng tạo - Đại ngã)
và Atman (Tiểu ngã) của Veda - Upanishad, nhưng tiếp thu tư tưởng luân
hồi và nghiệp của Veda - Upanishad. Phật giáo xuất hiện trên cơ sở phê
phán đạo Bàlamôn về chế độ đẳng cấp khắt khe, về học thuyết linh hồn bất
tử và thần tạo và thần tạo vật. Phật giáo ra đời trong phong trào đấu tranh
gay gắt giữa các giai cấp, đấu tranh giữa thần quyền và thế quyền, giữa
những người nắm kinh tế của xã hội và những người nắm tư tưởng của xã
hội. Cuộc đấu tranh ấy đã lôi kéo đông đảo quần chúng nghèo khổ tham gia
giành bình đẳng thật sự nơi trần gian. Trong điều kiện đó, triết lí nhân sinh
Phật giáo ra đời nhằm xoa dịu nỗi khổ của con người giúp con người nhận

được sự bình đẳng trong tư tưởng, nơi gọi là cõi Niết bàn của nhà Phật
Thứ ba, triết lý nhân sinh Phật giáo được hình thành từ chính tấm
lòng từ bi hỉ xả, thương xót con người, và giải thoát con người khỏi khổ
đau của Đức Phật.Mục đích chủ yếu của Đức Phật là cứu khổ, là giải
thoát con người khỏi khổ, do vậy các triết lý thuyết giảng của Đức Phật
đều mang tính nhân sinh sâu sắc. Trong kinh Uđàna, Đức Phật đã khẳng
định: “Cũng như nước của đại dương hùng dũng chỉ có một vị mặn là
muối, giáo pháp của ta chỉ có một vị là vị giải thoát”. Đức Phật là một
con người cụ thể dám từ bỏ cuộc sống vương giả để đi tìm con đường
giải thoát cứu khổ cho chúng sinh. Là người có trí tuệ học rộng hiểu sâu,
có tấm lòng từ bi, thương người, chứng kiến đời sống khổ cực và chứng
kiến sự bất lực của con người trong xã hội Ấn Độ phân chia đẳng cấp
khắc nghiệt, thái tử Tất Đạt Đa đã quyết định từ bỏ cuộc sống giàu sang
để đi tìm đạo lý cứu đời. Qua một thời gian học đạo, Tất Đạt Đa quyết
định từ bỏ cuộc sống tu hành khổ hạnh để đi theo con đường trung đạo,
tập trung suy nghĩ để nhận thức chân lý. Sau nhiều lần tu tập, sau 49
19


ngày ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề, với những suy tư sâu thẳm,
Người đã giác ngộ được chân lý, đã lý giải được nguồn gốc khổ đau của
con người, cũng như phương pháp giải thoát diệt khổ.
Như vậy, từ chứng kiến nỗi khổ của con người trong xã hội mà Tất
Đạt Đa đã quyết tâm tu tập để giác ngộ thành đạo, nhằm giải thoát con
người khỏi khổ đau, như chính lời Đức Phật thuyết giảng: Việc cấp bách là
cứu khổ giống như việc lấy mũi tên thuốc độc ra khỏi thân thể con người
để cứu người. Đức Phật đã xây dựng nên một mẫu người lý tưởng, đó là
con người có đức, từ, bi, hỉ xả vô ngã và vị tha... là con người hoàn toàn đã
vứt bỏ được những dục vọng cá nhân, có trí tuệ “Bát nhã”. Triết lí nhân
sinh Phật giáo xuất phát từ quan niệm của Đức Phật cho rằng đời là bể khổ

và nguyên nhân là sinh, lão, bệnh, tử, là những ham muốn dục vọng, xuất
phát từ sự che lấp trí tuệ bởi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức), làm cho
ta cố chấp trong việc phân biệt cái ta và cái khác ta, dẫn đến thái độ “ngã
chấp”, trọng cái ta, là do vô minh che lấp. Muốn thoát khỏi bể khổ thì phải
diệt dục, nhẫn nhục, từ, bi, hỉ, xả, hi sinh đi theo con đường bát chính đạo:
Chính kiến, chính tư duy, chính nghiệp, chính ngữ, chính mệnh, chính tinh
tiến, chính niệm, chính định. Từ đây, Đức Phật đi khắp nơi thuyết pháp,
giáo hóa chúng sinh. Những lời Người thuyết giảng chính là những triết lí
nhân sinh sâu sắc đã được các học trò của Người ghi chép lại.
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ, với sự thống trị của tư tưởng
duy tâm tôn giáo Bà la môn và chế độ phân biệt đẳng cấp khắt khe, Phật
giáo ra đời là tiếng nói trong làn sóng phủ nhận uy thế của kinh Vê-đa và
đạo Bà la môn, tố cáo chế độ xã hội bất công, đòi tự do tư tưởng và sự bình
đẳng xã hội, xóa bỏ nỗi khổ trong đời sống của người dân Ấn Độ. Đây là
sự thể hiện tinh thần phản kháng của quần chúng nhân dân đối với chế độ
xã hội lúc bấy giờ. Đức Phật tuyên bố: “Không có đẳng cấp trong dòng
2


máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”
[45, tr21]. Do vậy, nguyện vọng cứu khổ của Đức Phật mang tính nhân văn
sâu sắc, tất cả vì sự giải thoát của con người.
Phật giáo chủ yếu quan tâm đến cứu khổ chúng sinh, đặc biệt là cứu
khổ con người, lấy con người làm trung tâm, do vậy vấn đề nhân sinh là là
cốt lõi xuyên suốt. Triết lí nhân sinh phật giáo là triết lí về con người và
cuộc đời con người, là sự hội tụ, kết tinh những yếu tố nhân bản, thể hiện
sự thông cảm, thương xót yêu thương của chúng sinh vô hạn của Đức Phật
và đặc biệt là khơi dậy nguồn sức mạnh trong chính con người.
1.1.4. Những nội dung cơ bản trong triết lí nhân sinh của Phật giáo
1.1.4.1. Triết lí về con người

Triết lý của Phật giáo về con người chủ yếu thể hiện tập trung ở tư
tưởng về cấu tạo con người, về sự xuất hiện và tái sinh (nghiệp, luân hồi)
- Về cấu tạo con người hay các yếu tố cấu thành con người:
Phật giáo cho rằng không có đấng sáng tạo ra con người, mà con
người là một pháp đặc biệt của thế giới. Về cấu tạo con người, trong Phật
giáo có nhiều thuyết: Thuyết Danh – Sắc, thuyết Lục đại và thuyết Ngũ
uẩn, nhưng phổ biến hơn cả là thuyết Ngũ uẩn.
Thuyết Danh – Sắc cho rằng con người được cấu tạo bởi hai yếu tố là
vật chất và tinh thần, trong đó “Danh” là yếu tố tinh thần, “Sắc” là yếu tố
vật chất. Sự hình thành con người là do “Danh – Sắc” kết hợp.
Theo thuyết Lục đại, con người được cấu tạo bởi sáu yếu tố, gồm:
1. Địa (đất, xương thịt)
2. Thủy (nước, máu, chất lỏng)
3. Hỏa (lửa, nhiệt khí)
4. Phong (gió, hô hấp)
21


5. Không (các lỗ trống trong cơ thể)
6. Thức (Ý thức, tinh thần)
Trong sáu yếu tố trên thì năm yếu tố đầu thuộc về vật chất, chỉ có
yếu tố thứ sáu thuộc về tinh thần.
Theo thuyết Ngũ uẩn, con người là sự tích tụ của năm yếu tố (Ngũ
uẩn) là sắc, thụ, tưởng, hành, thức:
1. Sắc: vật chất bao gồm tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong);
2. Thụ: Những cái chỉ cảm tính, tình cảm, cảm giác, biết do cảm mà
biết. Thụ hơi nghiêng về tình.
3. Tưởng: đó là biểu tưởng, tưởng tượng, trí giác, kí ức.
4. Hành: Đó là ý chí, những yếu tố khiến cho tâm hoạt động.
5. Thức: Là ý thức, cái biết phân biệt.

Con người gồm hai phần: Phần sinh lí và phần tâm lí. Phần sinh lí
“sắc uẩn” là thân sắc, hình tướng, được thể hiện thành xương, thịt và da.
Phần sinh lí của con người là sự kết hợp của bốn yếu tố vật chất hay tứ đại,
gồm: Địa (đất), thủy (nước), hỏa (lửa), phong (gió). Tứ đại tạo nên thân,
tướng, hình, sắc. Cụ thể: Đất tạo ra phần cứng như xương, lông, tóc, lục
phủ, ngũ tạng , nước tạo ra chất lỏng như máu, mỡ, mồ hôi; lửa tạo nên
thân nhiệt; gió tạo thành hơi thở, khí trong cơ thể con người. Phần tâm lí
hay ý thức, tinh thần gồm: Thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn; biểu
hiện bảy trạng thái tinh thần, tình cảm của con người: ái (yêu), ố (ghét), nộ
(giận), hỷ (vui), lạc (sướng), ai (thương), dục (muốn). Phần tâm lí bao giờ
cũng gắn chặt với phần sinh lí, mọi biểu hiện dựa trên phần sinh lí. Nói
cách khác sự hình thành của con người là do “Danh – Sắc” hợp tác, con
người mất đi chẳng qua là sự tan rã của Ngũ uẩn.

22


- Về thân thể con người;
Quan niệm vô thường của Phật giáo cho rằng mọi sự vật, hiện tượng
luôn vận động, biến đổi, không có gì là thường hằng. Thân thể con người
cũng nằm trong quy luật đó, nên nó cũng vô thường. Con người là sự kết
hợp động của những yếu tố động (ngũ uẩn) nên không có gì định hình có
thể gọi nó là nó được, và suy cho cùng nó là vô ngã. Với cách nhìn như
vây, mọi sự vật hiện tượng chỉ là giả danh, không có thực. Con người chỉ là
giả hợp của Ngũ uẩn mà thành, nên nó hư vọng, huyễn hóa. Đủ nhân duyên
hợp lại thì gọi là sống, hết duyên tan ra thì gọi là chết. Sống chết của con
người chỉ là hợp, tan của Ngũ uẩn. Vô thường mà tưởng là thường, vô ngã
mà tưởng là có ngã, đó là cái mê lầm lớn nhất của con người.
Phật giáo cho rằng thân là gốc của khổ (thân vi khổ bản), nếu không có
thân thì không có chỗ cho sợ sệt, nóng giận, dâm dục... Mọi đau khổ của con

người như đói khát, nóng lạnh, mệt mỏi, sinh, lão, bệnh, tử đều tồn tại trong
thân thể.
- Về sự xuất hiện con người:
Phật giáo giải thích sự xuất hiện, mất đi của con người bằng các
thuyết nghiệp, nhân quả, luân hồi. Theo Phật giáo, con người xuất hiện là
do nghiệp (Karma) – Luật vô hình. Tất cả những hành động, cử chỉ, hành
vi, suy nghĩ của con người, mỗi ngày tích lũy một ít, dần dần thành luật vô
hình – Nghiệp. Nhưng trong từng Satna, các yếu tố đều biến đổi, bởi vậy
nghiệp còn có chức năng kết dính, kết hợp sắp xếp các yếu tố mới lại, hình
thành một sinh linh mới trong khoảnh khắc đó, thay thế cho các yếu tố cũ
bị giải thể.
Nghiệp báo nói đầy đủ là nghiệp quả báo ứng, trước tiên chúng ta
phải biết đến chữ nghiệp. Nghiệp là dịch nghĩa chữ Karma tiếng Phạn, chỉ
23


hành động tạo tác theo thói quen mỗi người, nghiệp có nghiệp thiện,
nghiệp ác, định nghiệp, bất định nghiệp... Nghiệp thiện là hành động lành
đem lại sự an lạc cho chúng sinh. Nghiệp ác là hành động dữ làm đau khổ
chúng sinh. Định nghiệp là hành động hoặc lành hoặc dữ có cộng tác với ý
thức tạo thành nghiệp quyết định. Bất định nghiệp là hành động hoặc lành
hoặc dữ không cộng tác với ý thức nên thành nghiệp không quyết định.
Báo là đền trả một cách công bằng, không sai lệch, không tiêu mất, chúng
ta có hành động lành hay dữ, kết quả của hành động ấy sẽ đến, sớm hoặc
muộn. Luân hồi là một cơ cấu trọng tâm trong Phật pháp. Luân hồi là sự
đảo lên lộn xuống xoay vần trong vòng tròn khép kín. Mọi sự đổi thay biến
chuyển không đứng yên ở một vị trí nào (vô thường). Mọi sự vật xê dịch
biến thiên từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ hình tướng này sang
hình tướng khác, tất cả sự biến thiên đều tùy điều kiện thăng trầm trong
kiếp luân hồi.

Mọi tạo tác của thân, khẩu, nghiệp, ý đều gây nghiệp. Nghiệp tích tụ
càng lâu ngày càng nặng. Nghiệp có khả năng biến đổi dần dần ngũ uẩn (cơ
thể) cũ đồng thời cũng hình thành ngũ uẩn mới để thay thế ngũ uẩn cũ đang
bị giải thể. Tái sinh là sự kế thừa ngũ uẩn biến hóa của tiền kiếp, lấy giao
hợp làm nơi nương tựa để hiện thực hóa sinh mệnh trong không gian và
thời gian. Khi người chết, ngũ uẩn tan ra, nhưng nghiệp vẫn tiếp tục hoạt
động, nhằm hoàn tất quá trình hình thành ngũ uẩn mới và kết hợp chúng lại
theo một trình tự nhất định, kể cả ở trong trạng thái trung gian để hình
thành một sinh linh mới. Sinh linh mới này lại chịu quả ở kiếp trước và tạo
nhân cho kiếp sau. Cứ như thế vòng luân hồi tiếp tục quay chừng nào
nghiệp tiếp tục còn tồn tại, con người lại phải quay trở về với kiếp sống

24


mới để trả giá cho những hành động, cử chỉ, suy nghĩ ở kiếp trước, tức lại
phải theo luân hồi, gieo nhân nào gặt quả ấy, ác giả ác báo xoay vần. Tự
mình gây nghiệp, tự mình gánh hậu quả. Chủ thể của luân hồi là nghiệp.
Đức Phật chỉ ra: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo
tác. Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp dẫn đến
bánh xe lăn theo xe con vật kéo”; “Đời chỗ này khổ, chết chỗ khác khổ, kẻ
gây điều ác nghiệp, cả hai nơi đều khổ, buồn rằng “ta đã tạo ác” phải đọa
vào ác thú khổ hơn” [37]. Nghiệp thực ra chỉ là sự tích tụ kinh nghiệm, tuy
vô thức nhưng là cơ sở của tính cách con người hiện tại và đến lượt mình
tính cách hiện tại lại quy định những hành vi tương lai. Sinh mệnh không
phải là nghiệp nhưng cũng không rời nghiệp trong quá trình sống. Phương
hướng của sinh mệnh là nghiêp quy định, đồng thời nghiệp lại vào nội
dung hoạt động của sinh mệnh để tạo nghiệp mới.
Như vậy, sống chết của con người chỉ là sự hợp tan của ngũ uẩn, của
các yếu tố. Khi sống tất cả mọi hành động, cử chỉ, suy nghĩ ... đều ghi lại

dấu ấn trong tàng thức, dần dần trải qua thời gian, hình thành nên luật vô
hình, đó là nghiệp. Khi chết các yếu tố này tan ra nhưng luật vô hình vẫn
tiếp tục quay, gặp nhân duyên và điều kiện thuận lợi, luật vô hình lại nhóm
các yếu tố để tạo một sinh linh mới. Sinh linh này phải trả giá cho kiếp
trước và đồng thời lại tạo nhân cho kiếp sau. Cứ như thế, cuộc đời con
người chỉ là một mắt xích trong một chuỗi dài hầu như vô tận nếu không
bước trên đường đạo để diệt trừ nghiệp chướng và luân hồi. Cũng xuất phát
từ những quan điểm trên mà Phật giáo phủ nhận linh hồn bất tử và thấy
được vị trí, vai trò của con người trong vũ trụ. Kinh Phật cho rằng bản chất
con người là giống nhau, khác nhau là do nghiệp. Không có cách nào phán

25


×