Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

QUAN ĐIỂM VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC CỦA NỮ SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NÔNG SƠN HUYỆN NÔNG SƠN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.82 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


TRẦN THỊ DIỆU
KHÓA HỌC: 2007 – 2011

QUAN ĐIỂM VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC
CỦA NỮ SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG NÔNG SƠN
HUYỆN NÔNG SƠN TỈNH QUẢNG NAM
NĂM 2011

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG


Tp. Hồ Chí Minh, năm 2011
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


TRẦN THỊ DIỆU
KHÓA HỌC: 2007 – 2011

QUAN ĐIỂM VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC
CỦA NỮ SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG NÔNG SƠN
HUYỆN NÔNG SƠN TỈNH QUẢNG NAM
NĂM 2011



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.BS. TRƯƠNG PHI HÙNG
CN. TRẦN NHẬT QUANG


Tp. Hồ Chí Minh, năm 2011
T

LỜI CAM ĐOAN


ôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các dữ liệu nêu trong đề
tài này là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào
khác.
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Diệu
Xác nhận của người hướng dẫn 1

Xác nhận của người hướng dẫn 2

PGS. TS. BS. Trương Phi Hùng

CN. Trần Nhật Quang

MỤC LỤC




DANH MỤC BẢNG
Bảng 2: phân bố mẫu...............................................................................................16


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 TIẾNG VIỆT

GDGT

Giáo dục giới tính

GT

Giới tính

HMTD

Ham muốn tình dục

NXB

Nhà xuất bản

PTTH

Phổ thông trung học

PVS

Phỏng vấn sâu


QHTD

Quan hệ tình dục

SKSS

Sức khỏe sinh sản

SKSS/KHHGĐ

Sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình

TD

Tình dục

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TLN

Thảo luận nhóm

Tp


Thành phố

TTYT

Trung tâm y tế

VTN

Vị thành niên


 TIẾNG ANH

EU

European Union
(Liên minh Châu Âu)

UNFPA

United Nations Population Fund
(Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc)

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)



Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Trần Thị Diệu

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp của quá trình phát triển về thể chất và
tinh thần ở người từ tuổi trẻ thơ sang tuổi trưởng thành. Quá trình chuyển tiếp này
liên quan đến nhiều thay đổi về tâm sinh lý, xã hội . Nỗi bật trong giai đoạn này là
giai đoạn dậy thì với những thay đổi về nội tiết, dinh dưỡng và cơ thể nói chung.
Dậy thì hiện nay diễn ra ngày càng sớm, làm tăng khoảng thời gian sinh sản của
người phụ nữ. Khả năng có con về mặt sinh học diễn ra sớm hơn khi các em chưa
trưởng thành về mặt trí tuệ, tâm lý và xã hội để có thể làm mẹ, làm cha.
Nhiều vấn đề về sức khỏe ở người lớn xuất phát từ những thói quen dung
nhập trong giai đoạn vị thành niên, như hành vi tình dục, rượu chè, ma túy... Trong
thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay, ngày càng nhiều hình ảnh về sex, bạo lực,
hút thuốc, uống rượu, ma túy, thời trang và các buổi biểu diễn thời trang, thi hoa
hậu... trình bày những kiểu thời trang theo khuynh hướng khêu gợi về trang phục
cũng như cách biểu diễn đã làm thay đổi và ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và
hành vi của lứa tuổi vị thành niên.
Trẻ vị thành niên (từ 10-19 tuổi) ở nước ta có khoảng 23,8 triệu người, chiếm
31% dân số. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là một
trong ba nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2-1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó
20% thuộc lứa tuổi VTN, thậm chí có em mới 12 tuổi. Điều tra quốc gia về VTN và
thanh niên Việt Nam cho thấy 7,6% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn
nhân.[17]
Ở Mỹ hàng năm có hơn một triệu nữ vị thành niên mang thai, với 80% chưa
lập gia đình. Phân nửa muốn giữ con để nuôi, khoảng 450.000 người phá thai và số
còn lại muốn cho con để người khác làm con nuôi. Trong đó: 2/3 vị thành niên có
thai là người da trắng, sống ở đô thị và có thu nhập trên mức nghèo khổ. Chỉ có
50% những đối tượng này hoàn tất bậc trung học, trên 50% sống nhờ vào các khoản

trợ cấp. 82% con cái do họ sinh ra về sau sẽ có thai trong tuổi vị thành niên.[9]

8


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Trần Thị Diệu

Huyện Nông Sơn là một huyện miền núi mới thành lập vào ngày 08/04/2008,
được tách ra từ huyện Quế Sơn của tỉnh Quảng Nam. Trung tâm y tế huyện Nông
Sơn hiện nay được nâng cấp từ bệnh viện đa khoa Quế Trung và chỉ có 7 bác sĩ,
trước đây toàn huyện chỉ 3 trạm y tế trên 7 xã, gần đây đã xây dựng thêm 4 trạm y
tế với trang thiết bị và nguồn nhân lực còn nhiều thiếu thốn. Vì lẽ đó tất cả những
hoạt động chăm sóc y tế ở đây còn rất khó khăn, đặc biệt các vấn đề sức khỏe ở tuổi
vị thành niên càng ít được quan tâm hơn. Do đó những thông tin, số liệu thống kê về
tình hình bệnh tật là rất khan hiếm. Vì vậy những nghiên cứu sức khỏe mang tính
thăm dò và định hướng tại huyện là rất cần thiết cho hoạt động chăm sóc sức khỏe
của người dân trên toàn huyện nói chung và trẻ vị thành niên nói riêng mà nhất là
các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên.
Từ những lý do trên một nghiên cứu tìm hiểu quan điểm về quan hệ tình dục ở
tuổi vị thành niên là hết sức cần thiết, góp phần định hướng và xây dựng những
chương trình giáo dục sức khỏe phù hợp và hiệu quả cho vị thành niên nói chung
cũng như vị thành niên tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam nói riêng.
 Câu hỏi nghiên cứu:

Nữ sinh trường THPT Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam năm học
2010-2011 có quan điểm về quan hệ tình dục như thế nào và những yếu tố nào ảnh
hưởng đến quan điểm này?
 Mục tiêu nghiên cứu:

• Mục tiêu tổng quát:

Tìm hiểu quan điểm về quan hệ tình dục của nữ sinh trường THPT
Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam năm học 2010-2011 và
những yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm này.

-

Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu quan điểm về giới tính của nữ sinh trường THPT Nông Sơn,

-

huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam năm học 2010-2011.
Tìm hiểu quan điểm về quan hệ tình dục của nữ sinh trường THPT Nông



Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam năm học 2010-2011.
9


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng
-

Trần Thị Diệu

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng (từ gia đình, nhà trường, những hoạt động
y tế,….) đến quan điểm về quan hệ tình dục của nữ sinh trường THPT
Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam năm học 2010-2011.


10


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Trần Thị Diệu

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Ảnh hưởng từ gia đình

Ảnh hưởng từ nhà trường
-

Những môn học có đề cặp đến
giới tính,QHTD.
- Những hoạt động ngoại khóa có
đề cặp đến giới tính,QHTD.
- Quan điểm của giáo viên về việc
đưa những vấn đề giới tính,
QHTD vào giảng dạy cho học
sinh.
-

Trao đổi thông tin với người thân
Quan điểm của phụ huynh về sự
cần thiết giáo dục con những vấn
đề giới tính, QHTD.


Trao đổi thông tin
với bạn be

Quan điểm về QHTD của
học sinh nữ

-

Cùng xóm.
Cùng lớp.

Hoạt động y tế

Quan điểm của nữ sinh về
giới tính
-

-

-

Hiểu biết về giới tính
Quan điểm của nữ sinh về nữ
giới.
Quan điểm của nữ sinh về nam
giới.

-

11


Các chương trình GDGT đã tổ
chức.
Chất lượng các chương trình
GDGT.
Sự cần thiết của các chương
trình GDGT.


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Trần Thị Diệu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1.

TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NÔNG SƠN VÀ TRƯỜNG THPT NÔNG

SƠN:
1.1.1. Tổng quan về huyện Nông Sơn:
Huyện Nông Sơn được thành lập theo nghị định số 42/2008/NĐ-CP ngày 08
tháng 04 năm 2008 của chính phủ, có diện tích tự nhiên: 45.592 ha, với 7 xã, 35
thôn, dân số: 34.524 người. Là huyện miền núi, nông nghiệp là ngành sản xuất
chính chiếm 53% nhưng năng suất còn thấp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại – dịch vụ và du lịch phát triển chưa mạnh, cơ sở hạ tầng thấp kém, giao
thông đi lại khó khăn, thường xuyên bị chia cắt trong mùa lũ, thiên tai thường xuyên
đe dọa, nguồn lực tài chính thiếu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tỷ lệ hộ
nghèo còn khá cao: hơn 57%. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có được tăng cường
nhưng vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, kinh nghiệm. Hoạt động của
mặt trận và các đoàn thể chậm đổi mới, hiệu quả quản lý, điều hành của chính

quyền cơ sở chưa cao, xử lý một số việc còn chưa kịp thời.
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo đạt được những kết quả ban đầu. Xây dựng và
nâng cấp hệ thống trường lớp từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và
phù hợp với điều kiện, địa hình. Chất lượng dạy học được quan tâm và có nhiều tiến
bộ, công tác phổ cập giáo dục tiểu học, THCS được duy trì và từng bước được nâng
cao. Đội ngũ quản lý giáo dục và giáo viên được tăng cường, có trách nhiệm và
lương tâm nghề nghiệp, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa
bàn huyện.
Mạng lưới từ huyện đến cơ sở dần được củng cố. Lập dự án đầu tư và triển
khai xây dựng công trình Trung Tâm Y Tế huyện với quy mô 50 giường bệnh. Tỷ lệ
bác sĩ bình quân đạt 2,3 bác sĩ/vạn dân, tay nghề, y đức của người thầy thuốc đang
được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Công
tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường ngày càng được chú
trọng. Trẻ suy dinh dưỡng hiện nay còn 20,2%. Công tác SKSS/KHHGĐ được duy
trì thường xuyên và hoạt động có hiệu quả.[5]
12


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Trần Thị Diệu

1.1.2. Tổng quan về trường THPT Nông Sơn:

Trường THPT Nông Sơn được thành lập từ năm 1985 với tên gọi là Trường
Phổ thông trung học Nông Sơn theo Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam-Đà
Nẵng. Từ năm 1987 đến năm 1998, Trường đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3
Nông Sơn. Ngày 27 tháng 7 năm 1999, để phù hợp với tên gọi chung trong hệ thống
giáo dục quốc dân và cũng là để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, tại Quyết
định số 2290/QĐ-UB của UBND Tỉnh Quảng Nam, Trường Phổ thông cấp 2-3

Nông Sơn đổi tên thành Trường trung học phổ thông Nông Sơn.
Trường THPT Nông Sơn là 1 trong 5 trường THPT thuộc Huyện Quế Sơn
trước đây và nay là Trường THPT duy nhất của huyện miền núi Nông Sơn có nhiệm
vụ giáo dục và đào tạo, đảm bảo trình độ học vấn THPT cho học sinh 7 xã của
Huyện Nông Sơn. Qua 26 năm tồn tại và phát triển, đến nay nhà trường có 1117 học
sinh chia thành 25 lớp và học 2 buổi. Tổng số CB-GV-CNV là 56, trong đó: BGH:
03, Giáo viên: 48, Nhân viên: 05
Là một trường THPT thuộc huyện miền núi, được đóng trên địa bàn còn
nhiều khó khăn, cơ sở vật vật chất và đội ngũ giáo viên còn nhiều thiếu thốn nhưng
những năm gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường đã có những chuyển biến
tích cực. Tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm Tốt, Khá hằng năm luôn đạt trên 85 %, học
sinh có học lực từ Trung bình trở lên đạt trên 60%, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp
ngày càng tăng; học sinh thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ ngày càng nhiều (khoảng
30%).[13]
1.2.
1.2.1.

1)
2)
3)

1)
2)


KIẾN THỨC CHUNG:
Quan điểm:
Quan:
Xem, nhìn ( quan điểm, quan niệm, quan sát, khách quan, tổng quan).
Cảnh tượng được nhìn thấy (cảnh quan).

Cách xem xét, nhận thức đối với sự vật (nhãn quan, nhân sinh quan).
Điểm:
Chấm nhỏ mắt có thể nhìn thấy được (điểm sáng)
Vị trí là một chấm nhỏ đến mức như không có bề dài, bề rộng, bề dày.
Quan điểm:

13


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Trần Thị Diệu

1) Chỗ đứng để xem xét, nhìn nhận vấn đề (quan điểm giai cấp, quan điểm quần

chúng).
2) Ý kiến, cách nhìn nhận riêng (trình bày quan điểm của mình, mỗi người có một
quan điểm, thống nhất quan điểm với nhau)
Ví dụ về quan điểm lịch sử: quan điểm cho rằng phải đánh giá sự vật trong quá
trình phát triển lịch sử của nó.[14]
1.2.2. Vị thành niên:



Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên.
Thanh niên là từ tuổi 19 - 24 tuổi.



Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của

khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi
15 - 24 tuổi là độ tuổi vị thành niên.



Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Thanh niên là từ 19 - 24
tuổi.
-

Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi.

-

Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.

1.2.3. Giới tính (giới sinh học, sex): Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và

phụ nữ. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và
không thể thay đổi được.[10]
1.2.4. Giới (gender): Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam
giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và
nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có
thể thay đổi được.[10]
1.2.5. Ham muốn tình dục:
Ham muốn tình dục liên quan đến tình dục của một người hoặc mong muốn
hoạt động tình dục. Mong muốn quan hệ tình dục là một khía cạnh của một tình dục

14



Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Trần Thị Diệu

của người đó, nhưng thay đổi rất lớn từ người này sang người khác, và nó cũng thay
đổi tùy theo hoàn cảnh tại một thời điểm cụ thể.[22]
1.2.6. Tình dục:

Tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên, lành mạnh của con người, là sự tự
nguyện hòa hợp về tâm hôn và thể xác giữa hai người. Là nhu cầu cần thiết cho sự
tồn tại của giống nòi, là biểu hiện mãnh liệt của sự hòa hợp không thể thiếu được
trong một tình yêu trọn vẹn.
Tình dục là một hoạt động sống mạnh mẽ, đam mê đem lại những khoái cảm
mãnh liệt nhất, nhờ đó mà có sự sinh sản và duy trì nòi giống.[18]
Nó chịu ảnh hưởng bên trong bởi hệ thần kinh và nội tiết, bên ngoài bởi các
chuẩn mực đạo đức xã hội, các quan điểm về bản thể, giới tính, tình yêu, hôn nhân
và gia đình.
1.2.7. Quan hệ tình dục:

Quan hệ tình dục, còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành vi đưa
bộ phận sinh dục nam/đực vào trong bộ phận sinh dục nữ/cái. Quan hệ tình dục
cũng có thể là giữa những thực thể khác hoặc cùng giới tính hoặc lưỡng tính.
Những năm gần đây, việc thực hiện với những bộ phận không phải là bộ
phận sinh dục (quan hệ đường miệng, đường hậu môn, hoặc dùng ngón tay) cũng
được coi là quan hệ tình dục.
Có hành vi tình dục thâm nhập và hành vi tình dục không thâm nhập. Tình
dục đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn được coi là tình dục thâm nhập.
Những hành vi kích thích tình dục lẫn nhau mà không quan hệ tình dục đường âm
đạo, đường hậu môn hay đường miệng.và thủ dâm lẫn nhau được coi là tình dục
không thâm nhập.[2]


15


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Trần Thị Diệu

1.2.8. Những thay đổi ở tuổi dậy thì:
1.2.8.1.


Những thay đổi về thể chất:

Tuyến yên tiết ra những lượng lớn hormone FSH (follicle stimulating hormone) và
hormone LH (lutein hormone) có tác dụng kích thích hoạt động của buồng trứng,
tinh hoàn. Tuyến yên điều khiển buồng trứng tăng cường sản xuất hormone là

estrogen và progesteron; tinh hoàn sẽ sản xuất hoocmon testosterone.
− Biến đổi sinh học cả bên trong và bên ngoài: biến đổi nhanh về vóc dáng cơ thể, cơ
quan sinh dục phát triển, các đặc điểm giới tính khác như lông, râu, ngực trở nên rõ
rệt, các em gái bắt đầu có kinh nguyệt, em trai có hiện tượng xuất tinh.
− Sự đột biến về chiều cao và hình dáng là do sự phát triển nhanh của các xương dài ở
chân tay, khác nhau giữa nam và nữ
− Tỷ lệ của các bộ phận thân mình, chân, tay, vai cân đối hơn. Ở các em gái bắt đầu
có sự tiết mỡ ở ngực, chậu hông và đằng sau vai, ở các em trai có sự phát triển và
tiết mỡ ở các khối cơ.
− Trong thời kỳ ấu thơ, sự tăng trưởng xảy ra theo trình tự từ đầu đến chân. Nhưng ở
vị thành niên thì ngược lại, chân tay đạt được chiều dài đầy đủ trước thân mình và
đầu.[11]

1.2.8.2.



Những thay đổi sinh lý ở nữ giới:

• Hiện tượng kinh nguyệt:
Lần đầu tiên xảy ra khi một em gái bước vào tuổi dậy thì, đa số ở khoảng tuổi 12,

một số ít có kinh lần đầu có thể sớm hơn hoặc chậm hơn.
− Nguyên nhân là do bên trong thành tử cung có lớp niêm mạc đặc biệt, hàng tháng từ
từ dày lên với nhiều mạch máu. Nếu trứng rụng, gặp tinh trùng và thụ thai thì mầm
thai sẽ bám vào đó, được nuôi dưỡng và lớn lên. Nếu không thụ thai thì lớp niêm
mạc này sẽ bong ra, các mạch máu bị vỡ ra và một lượng máu chảy ra ngoài cơ thể
qua đường âm đạo. Sau đó, niêm mạc dạ con được tái tạo và hàn gắn, xung huyết




ngừng và chuẩn bị cho một vòng kinh mới lại bắt đầu.[11]
Các thay đổi ở buồng trứng: Buồng trứng có hai hoạt động: Ngoại tiết và nội tiết.
Ngoại tiết: Một nang noãn phát triển sau hai tuần thì trứng rụng, phần vỏ nang phát
triển thành hoàng thể.
Nội tiết: Nang noãn sản xuất ra Estrogen, hoàng thể sản xuất ra Progesteron.[11]
1.2.8.3.
Những thay đổi sinh lý ở nam giới:
16


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng


Trần Thị Diệu

Nam giới dậy thì sau nữ giới khoảng 2-3 năm, “nữ thập tam, nam thập lục”.



Hoạt động của tinh hoàn: tinh hoàn cũng có hai hoạt động: ngoại và nội tiết.
Ngoại tiết: Từ ống sinh tinh, các tinh bào được sản xuất. Ra khỏi ống sinh tinh, tinh
bào thành tiền tinh trùng và khi qua mào tinh hoàn đã thành tinh trùng trưởng thành

để đưa vào tập kết tại túi tinh, sau đó theo ống dẫn tinh ra ngoài.
− Nội tiết: Từ tinh hoàn, một hormone sinh dục nam là Testosterone được sản xuất.
Sự sinh tinh trùng ở nam giới sau tuổi dậy thì là liên tục và diễn ra suốt đời.
• Hoạt động của túi tinh và tuyến tiền liệt:
− 2/3 tinh dịch do túi tinh sản xuất và 1/3 do tuyến tiền liệt sản xuất. Tinh dịch có
Fructoza, kẽm, Phosphataza axít. Không có hạn chế về tuổi tác đối với khả năng
sinh sản của đàn ông.
− Hiện tượng cương dương vật và xuất tinh ban đêm (mộng tinh) cho thấy khả năng
sinh sản của nam giới đã bắt đầu.[11]
1.2.8.4.
Những thay đổi về tâm lý:
• Ý thức tự trọng, tính độc lập trong suy nghĩ và hành động:

Có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ.
− Khi bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng của gia đình, quan điểm của các em về bản thân,
về cha mẹ và về thế giới nói chung sẽ thay đổi rất nhiều.
• Những cảm giác đối với bản thân:
− Những biến đổi sinh học có tác động đến tâm lý trẻ vị thành niên. Các em có nhu
cầu khám phá cơ thể mình và bạn khác giới, các cảm giác mới lạ và nhu cầu điều

chỉnh những thay đổi đó.
− Do chưa hiểu biết đầy đủ nên các em thường không hài lòng với hình thể, nước da
của mình, sự xuất hiện của các mụn trứng cá trên mặt…nhất là các em gái.
• Những xúc cảm giới tính:
− Sự phát dục ở tuổi vị thành niên đã kích thích các em bắt đầu quan tâm đến bạn
khác giới, làm xuất hiện những cảm giác, cảm xúc giới tính mới lạ.
− Các em thường che dấu những rung cảm của mình bằng các biểu hiện khác nhau


như: bông đùa, ngượng ngùng, suồng sã, ồn ào…
Những rung cảm được dấu kín này chứa đựng biết bao tâm trạng: thiện cảm, buồn
rầu, nhớ nhung, phấn khởi, muốn được nghe một lời nói dịu dàng âu yếm, một cử
chỉ quan tâm, một nụ cười trìu mến…[11]
1.2.9. Tuổi sinh con tốt nhất ở nữ:
Để có thể sinh một đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh thì người mẹ phải ở tuổi
có năng lực sinh đẻ cao nhất. Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng 22 đến 25 tuổi là
tốt nhất. Thời kỳ này, noãn đã phát triển đầy đủ và hoàn thiện về chức năng, thể lực
17


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Trần Thị Diệu

đang vào thời kỳ sung mãn, tâm sinh lý đã ổn định. Trước 18 tuổi, người phụ nữ nói
chung chưa hoàn thiện về cơ quan sinh sản, chức năng sinh lý và tính dục chưa hoàn
thiện, tình cảm chưa ổn định, tính bền vững của gia đình thường chưa chắc chắn.
Do vậy sự sinh con lúc này chưa thích hợp. Trên tuổi 35, chức năng buồng trứng bắt
đầu suy giảm làm cho năng lực sinh đẻ cũng suy giảm theo. Sinh đẻ trong thời kì
này, thai nhi yếu, dễ bị dị tật bẩm sinh và dễ mắc chứng ngu đần [15].

1.2.10. Hôn nhân:

Hôn nhân có thể được xác định như một sự xếp đặt của mỗi một xã hội để
điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và đàn bà. Nó là một hình thức xã hội
luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó
xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ
của họ.
Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn
giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một
mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường
là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng
ký kết hôn.
Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và
một người đàn bà được gọi là vợ. Hôn nhân theo chế độ đa thê là một kiểu hôn nhân
trong đó một người đàn ông có nhiều vợ. Ở một số nước, hôn nhân đồng giới được
công nhận. Ở một số nước khác, việc đấu tranh hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
đang diễn ra. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, luật hôn nhân và gia đình cấm hôn
nhân giữa những người cùng giới tính.[1]
1.2.11. Tuổi kết hôn:

Theo khoản 1, điều 9, chương 2 luật hôn nhân và gia đình do Quốc Hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 28/06/2000 là: Nam từ 20
tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn [16].
18


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng
1.3.

Trần Thị Diệu


CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI TÌNH DỤC CỦA VỊ
THÀNH NIÊN:
Nguyễn Thúy Quỳnh đã thực hiện nghiên cứu " Mô tả hành vi tình dục và

kiến thức phòng tránh thai của nam nữ sinh viên tuổi 17-24 chưa lập gia đình tại
một Trường Đại học, Hà Nội - năm 2001" nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt
ngang có phân tích kết hợp nghiên cứu định tính. Qua nghiên cứu này cho thấy có
nhiều quan điểm khác nhau về tình dục trước hôn nhân cùng tồn tại song song. Một
số theo quan điểm truyền thống, một số theo quan điểm hiện đại được du nhập từ
các nước phương tây và một số khác đứng giữa 2 quan điểm truyền thống và hiện
đại.
Kiến thức về tình dục và phòng tránh thai thu được qua các phương tiện
thông tin đại chúng còn rất chung chung. Bạn bè là đối tượng đầu tiên để các bạn
trao đổi về chủ đề tình dục và phòng tránh thai nhưng nguồn thông tin nhận được
qua bạn bè chiếm tỷ lệ thấp 27,9%. Thông tin từ gia đình và nhà trường còn hạn
chế. Tuy nhiên có 76,3% sinh viên có nhu cầu nhận thêm thông tin về vấn đề này.
[7]
Trong nghiên cứu của Diệp Từ Mỹ về “KAP về SKSS của học sinh PTTH
Tp.HCM năm 2004” cho thấy đa số các học sinh tham gia nghiên cứu đều đồng ý
với việc bản thân không nên QHTD trước hôn nhân (95,5%), chỉ có 4,5% đồng ý
với việc QHTD trước hôn nhân của bản thân. Đa số các em trao đổi thông tin về
giới tính – tình yêu – tình dục với bạn bè (43,9%), kế đến là cha mẹ (23,9%), các
em nhận những thông tin về SKSS chủ yếu từ sách báo (37,16%) và truyền hình
(29,73%), còn nhận những thông tin này từ nhân viên y tế thì chiếm một tỷ lệ không
cao (5,18%).[6]
Nhu cầu GDSKSS của học sinh cấp 3 huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương
được nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng trong 633học sinh tham gia nghiên cứu có
619 học sinh chiếm 97,8% cho rằng GDSKSS cho học sinh cấp 3 là cần thiết và
98% học sinh tham gia nghiên cứu đồng ý với việc học thêm nhiều hơn về SKSS ở

tuồi VTN. Cách xử lý của học sinh khi người khác giới có hành vi không đúng đắn
19


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Trần Thị Diệu

đa số là cảnh báo đối tượng đó (59,0%), báo cho cha mẹ (26,9%), chỉ có một tỷ lệ
nhỏ (3,6%) là không làm gì cả khi người khác giới có những hành vi không đúng
đắn như vậy. Và có 86,3% học sinh tham gia nghiên cứu đồng ý với việc không nên
QHTD trước hôn nhân [12].
Viện nghiên cứu y tế Cananda, Viện thông tin y tế Canada và Bộ y tế Canada
đã phối hợp thực hiện một nghiên cứu cắt ngang về hành vi tình dục của người dân
Canada trong độ tuổi từ 15 đến 59. Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên
đương đại của Canada tham gia vào hoạt động tình dục ở lứa tuổi trẻ hơn so với các
thế hệ trước và không có sự chênh lệch về độ tuổi giữa nam và nữ thanh niên thực
hiện giao hợp đầu tiên. Tuổi trung bình lúc quan hệ lần đầu tiên trong nhóm tuổi từ
15 đến 24 là 16,7 ở nam giới và 16,8 ở nữ giới.Thanh thiếu niên ít nhận ra những rủi
ro quan trọng đối với sức khỏe tình dục của mình.[21]
Seter Siziya và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu tìm hiểu lối sống có hại,
phân nhóm trong số những hoạt động tình dục thanh thiếu niên trong trường học ở
Zambia. Theo nghiên cứu này những thanh thiếu niên có một người bạn thân đã có
nhiều khả năng có QHTD hơn so với những thanh thiếu niên không có bạn bè thân
thiết với OR=1,28 KTC 95% (1,24-1,32). So với thanh thiếu niên không được giám
sát bởi cha mẹ, thanh thiếu niên những người ít khi hoặc đôi khi được giám sát bởi
cha mẹ của họ đã có thể có quan hệ tình dục, và thanh thiếu niên hầu hết thời gian/
luôn luôn bị giám sát bởi cha mẹ thì ít có khả năng quan hệ tình dục với OR=1,26
KTC 95% (1,23-1,26) và OR=0,92 KTC 95% (0,90-0,95).[20]


20


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Trần Thị Diệu

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: nghiên cứu định tính.
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: trường THPT Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh
2.1.
2.2.

Quảng Nam.
2.3.
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: tháng 3/2011 - 5/2011.
2.4.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
2.4.1. Dân số mục tiêu:
Tất cả (610) học sinh nữ trường THPT Nông Sơn, huyện Nông Sơn, tỉnh
Quảng Nam năm học 2010-2011.
2.4.2. Dân số nghiên cứu:


Đối tượng đích: học sinh nữ được chọn, hiện đang học tại trường THPT Nông Sơn

huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam năm học 2010-2011.
• Đối tượng liên quan:

Giáo viên trường THPT Nông Sơn được chọn:

- Thầy (cô) quản lý các hoạt động giảng dạy hay ngoại khóa được tổ
-

chức tại trường.
Thầy (cô) phụ trách giảng dạy các môn hoc có đề cặp đến giới tính, QHTD.

Phụ huynh học sinh nữ được chọn.

Cán bộ y tế huyện phụ trách chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản
được chọn.

2.5.
TIÊU CHÍ CHỌN MẪU:
2.5.1. Tiêu chí chọn vào:


Tất cả học sinh nữ hiện đang học tại trường THPT Nông Sơn huyện Nông Sơn, tỉnh

Quảng Nam năm học 2010-2011.
• Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.5.2. Tiêu chí loại ra:
• Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu.
• Đối tượng bỏ ngang cuộc phỏng vấn khi trả lời không quá nữa số câu hỏi trong
bảng gợi ý.
2.6.
PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU:
Nghiên cứu tiến hành 14 phỏng vấn sâu, 03 thảo luận nhóm và 10 – 15 liệt kê
tự do.
ST
T

1

Loại

Đối tượng

Phỏng vấn sâu

Học sinh lớp 10
Học sinh lớp 11
Học sinh lớp 12
Giáo viên quản lý
phụ trách giảng dạy
21

Số
lượng
3
3
3
1
1


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Phụ huynh của học sinh nữ

2


Thảo luận nhóm

Cán bộ y tế phụ trách chương
trình chăm sóc SKSS
Học sinh lớp 10
Học sinh lớp 11
Học sinh lớp 12

Trần Thị Diệu

2
1
1
1
1

3

Liệt kê tự do
Học sinh
10 - 15
(viết)
Mỗi cuộc thảo luận nhóm gồm 06 - 08 người, phỏng vấn sâu là 01 người
Bảng 2: phân bố mẫu.
2.7.

TIẾN TRÌNH CHỌN MẪU:
• Phỏng vấn sâu:

Đối tượng đích: tháng 1/2011 liên hệ ban giám hiệu trường THPT Nông Sơn

xin thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh nữ của trường và được chấp nhận.
Cuối tháng 3/2011 quay lại trường THPT Nông Sơn, xuất trình giấy giới thiệu và
tiến hành lấy mẫu. Ở mỗi khối lớp chọn ngẫu nhiên từ danh sách 3 học sinh nữ.

Đối tượng liên quan:
-

Giáo viên: chọn 1 thầy (cô) quản lý và am hiểu về chương trình giảng dạy và các
chương trình ngoại khóa được tổ chức tại trường, chọn 1 giáo viên đang phụ trách
giảng dạy bộ môn có nội dung liên quan đến giới tính, QHTD (môn sinh học, môn

-

giáo dục công dân).
Cán bộ y tế: chọn 1 cán bộ y tế huyện am hiểu và đang phụ trách chương trình CS

-

SKSS vị thành niên.
Phụ huynh học sinh: nhờ cán bộ y tế giới thiệu 2 phụ huynh là mẹ của học sinh nữ



hiện đang học tại trường THPT Nông Sơn trong năm học 2010-2011.
Thảo luận nhóm: trong lớp học thêm của mỗi khối lớp chọn 6 – 8 học sinh nữ ngồi

đầu bàn phía bên trái của dãy bàn bên phải so với bục giảng.
• Liệt kê tự do: chọn ngẫu nhiên 10 – 15 học sinh nữ của cả 3 khối lớp đang đứng
trên hành lang trong giờ ra chơi .
2.8.

THU THẬP THÔNG TIN:
2.8.1. Người thu thập thông tin:
22


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Trần Thị Diệu

01 nghiên cứu viên chịu trách nhiệm chính: Trần Thị Diệu.
• 02 thư ký (được tập huấn trước về phương pháp và đồng ý tham gia trong suốt quá


trình thu thập số liệu): 02 sinh viên Khoa Y Tế Công Cộng, ĐH Y Dược tp.Hồ Chí
Minh.
2.8.2. Phương pháp thu thập thông tin:


Phỏng vấn sâu: phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt, 1 người phỏng vấn sử dụng bảng
gợi ý PVS soạn sẵn và ghi âm, 1 thư kí ghi chép nội dung phỏng vấn kết hợp quan
sát buổi phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn dự định diễn ra khoảng 30 – 90 phút. Địa điểm

-

phỏng vấn tại nhà người dân, trung tâm y tế và trường học.
• Thảo luận nhóm:
Chuẩn bị: các thành viên tham gia thảo luận nhóm đều được mời ít nhất trước 2
ngày thảo luận và đều được thông báo về mục đích chung của cuộc thảo luận. Cuộc

-


thảo luận dự định diễn ra khoảng 60 - 180 phút.
Mỗi thảo luận nhóm gồm 6 – 8 người không quen biết nhau, 1 người phỏng vấn sử
dụng bảng gợi ý TLN soạn sẵn và ghi âm, 2 thư kí ghi chép nội dung phỏng vấn, kết

hợp quan sát. Tiến hành thảo luận nhóm tại nhà dân và trường học.
• Liệt kê tự do : chọn ngẫu nhiên 10 – 15 học sinh nữ hiện đang học tại trường THPT
Nông Sơn năm học 2010 – 2011. Dựa vào bảng câu hỏi liệt kê tự do, đối tượng liệt
kê những ý kiến, suy nghĩ của mình về QHTD trước hôn nhân.
2.8.3. Quản lý thông tin:
• Danh sách đối tượng được đánh mã đối tượng.
• Danh sách nhóm được đánh mã nhóm.
• Các thông tin đối tượng nghiên cứu cung cấp được quản lý bằng phần mềm
Microsoft Word.
2.8.4. Công cụ thu thập thông tin:
• Bảng cam kết phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, liệt kê tự do. (phụ lục 1)
• Bảng gợi ý phỏng vấn sâu dành cho đối tượng đích (phụ lục 2).
• Bảng gợi ý thảo luận nhóm tiêu điểm dành cho đối tượng đích (phụ lục 3).
• Bảng liệt kê tự do (phụ lục 4).
• Bảng gợi ý phỏng vấn sâu dành cho cán bộ y tế (phụ lục 5).
• Bảng gợi ý phỏng vấn sâu dành cho giáo viên (phụ lục 6).
• Bảng gợi ý phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tiêu điểm dành cho phụ huynh học sinh
(phụ lục 7).
• Bảng ghi chú.
• Thiết bị hỗ trợ: máy ghi âm, bút, giấy.
2.9.
KIỂM SOÁT SAI LỆCH SỐ LIỆU:
2.9.1. Kiểm soát sai lệch lựa chọn:
• Chọn những đối tượng theo đúng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.


23


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng


Trần Thị Diệu

Trong quá trình nghiên cứu có thể xảy ra sai lệch lựa chọn do đối tượng từ chối
tham gia phỏng vấn. Để tránh sai lệnh này nghiên cứu viên sẽ thuyết phục đối tượng

tham gia phỏng vấn và chấp nhận mất mẫu nếu thuyết phục 3 lần không hiệu quả.
2.9.2. Kiểm soát sai lệch thông tin:
• Trích dẫn nguyên văn của đối tượng.
• Tạo điều kiện cho đối tượng tham gia một cách thoải mái.
• Không gợi ý câu trả lời.
• Không ngắt lời, nói ngược, phê phán, biểu lộ cảm xúc trên nét mặt.
• Giải thích cho đối tượng hiểu mục đích nghiên cứu.
• Sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin và kiểm tra chéo các thông tin với
nhau.
XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU:
− Nội dung các bảng ghi chú, bảng giải băng ghi âm từ các buổi PVS, TLN được đánh
2.10.

máy sang file word trong máy tính, các file word này được đánh mã để tránh nhầm
lẫm, lưu các file word và file ghi âm vào 1 folder cố định.
− Bôi đậm những biến xuất hiện trong bảng word với những màu khác nhau.
− Các dữ liệu sẽ được mã hóa theo các biến, phương pháp thu thập và mục tiêu nghiên
cứu càng sớm càng tốt bằng phầm mềm Microsoft excel.
− Sau đó phân tích dữ liệu trên từng biến, ở những phương pháp khác nhau và đối

tượng khác nhau, ghi nhận sự tương đồng và đối ngược, đưa ra ý kiến bàn luận.
2.11. VẤN ĐỀ Y ĐỨC:
• Luôn giải thích cho đối tượng hiểu rõ về mục đích, cách thực hiện và nội dung cuộc
phỏng vấn sâu hay thảo luận nhóm.
• Chỉ tiến hành phỏng vấn sâu hay thảo luận nhóm tiêu điểm với những người đồng ý
tham gia nghiên cứu sau khi đã được giải thích rõ về mục đích, cách thực hiện và
nội dung cuộc phỏng vấn sâu hay thảo luận nhóm.
• Đảm bảo tính khuyết danh của những người tham gia nghiên cứu.
• Đối tượng được quyền từ chối trả lời bất lỳ câu hỏi nào và có quyền dừng buổi
phỏng vấn bất kỳ lúc nào đối tượng muốn.
• Nghiên cứu không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và đời sống riêng của đối



tượng.
Các dữ liệu thu thập chỉ phụ vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
Các tài liệu ghi chép được bàn giao cho khoa Y Tế Công Cộng – ĐH Y Dược
Tp.HCM lưu trữ, đảm bảo tính bảo mật thông tin cá nhân.

24


Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân Y Tế Công Cộng

Trần Thị Diệu

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khi tiến hành thu thập và xử lý thông tin thu được khi phỏng vấn nữ sinh và các đối
tượng liên quan, nghiên cứu đã đạt được nhiều kết quả như sau
QUAN ĐIỂM CỦA NỮ SINH VỀ GIỚI TÍNH:

Sự hiểu biết của nữ sinh về giới tính:

3.1.

3.1.1.

Hầu hết các em nữ sinh đều nghĩ rằng giới tính là những đặc điểm giúp
chúng ta phân biệt được một người nam và một người nữ:
“Giới tính là sự khác biệt trong nam và nữ …”
(nữ, lớp 11)
“Giới tính là một cái đặc điểm gì đó để người ta phân biệt ra được giữa
người nam và người nữ, ….”
(nữ, lớp 12)
Theo các em nữ sinh người nam và người nữ khác nhau từ những đặc điểm
hình thái bên ngoài cơ thể cho đến những đặc điểm sinh lý bên trong:
“Em nghĩ giới tính là sự khác nhau về sinh lý, cấu trúc cơ thể của con
người…”
(nữ, lớp 12)
“… Người ta sẽ phân biệt dựa vào hình thái của cơ thể và những đặc điểm
riêng của cơ thể”
(nữ, lớp 12)
Những đặc điểm khác nhau này đã được hình thành ngay từ khi mỗi người
chúng ta còn nằm trong bụng mẹ:
“Theo em giới tính là khi con người được sinh ra thì hình thành trong bào
thai của mình rồi …”
(nữ, lớp 12)
3.1.2.

Quan điểm của nữ sinh về nữ giới:
25



×