Biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo
viên trường trung học phổ thông Bất Bạt
huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội
Phạm Văn Trung
Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 05
Người hướng dẫn : Nghd. : PGS.TS. Phó Đức Hòa
Năm bảo vệ: 2013
95 tr .
Abstract. Nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản
lý tại trường trung học phổ thông (THPT) Bất Bạt thuộc huyện Ba Vì thành phố Hà
Nội, đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo
viên của trường THPT Bất Bạt thuộc huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
Keywords.Quản lý giáo dục; Năng lực sư phạm; Biện pháp quản lý
Content.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, để phát triển
bền vững các quốc gia, dân tộc đều phải chú trọng đến công tác đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực bền vững cho đất nước.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong những năm qua, chất
lượng giáo dục ở nước ta có một số tiến bộ, đã xuất hiện một số nhân tố mới, song
nhìn chung vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục năng lực còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang
thiết bị được đầu tư nhưng năng lực của giáo viên cũng còn chưa theo kịp với sự đa
dạng và phức tạp của các hoạt động giáo dục.
Trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục, Người đánh giá rất cao
vai trò của người thầy giáo: "Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy giáo là
chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành những công dân tốt, người lao động tốt,
người cán bộ tốt của nước nhà". Việc xây dựng đội ngũ những người thầy giáo trong
nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng - thầy giáo là người trực tiếp thực hiện quan điểm
giáo dục của Đảng; người quyết định phương thức của việc giảng dạy; lực lượng nòng
cốt trong sự nghiệp đào tạo cán bộ. Vì vậy, rèn luyện nhân cách nói chung và năng lực
sư phạm nói riêng cho người thầy giáo trong các nhà trường là một yêu cầu, nhiệm vụ
cấp thiết của sự nghiệp giáo dục, đào tạo.
Trường THPT Bất Bạt là một ngôi trường được xây dựng tại xã Sơn Đà - huyện
Ba Vì - thành phố Hà Nội. Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, đến nay đội ngũ
giáo viên nhà trường có tới hơn 80% là giáo viên trẻ, có độ tuổi dưới 40. Đội ngũ trẻ,
nhiệt tình trong công việc nhưng năng lực sư phạm còn chưa đáp ứng được các yêu
cầu. Vì vậy, chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm gần đây còn hạn
chế.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp quản lý
năng lực sư phạm của giáo viên trường trung học phổ thông Bất Bạt huyện Ba Vì -
thành phố Hà Nội” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý của đội ngũ cán bộ
quản lý tại trường THPT Bất Bạt thuộc huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, đề xuất các
biện pháp quản lý để nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên của trường
THPT Bất Bạt thuộc huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
3. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên trường THPT Bất Bạt.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên của trường
THPT Bất Bạt.
4. Giả thuyết khoa học
Ngày 22 tháng 10 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số
30/2009/TT-BGD&ĐT, quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở,
giáo viên trung học phổ thông. Năng lực sư phạm của giáo viên sẽ được nâng cao, đáp
ứng với các quy định về chuẩn nghề nghiệp nếu được sự trợ giúp, tác động của một hệ
thống các biện pháp quản lý khoa học, hợp lý của cán bộ quản lý trong trường THPT
Bất Bạt huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5.1. Nghiên cứu vấn đề lý luận về biện pháp quản lý của cán bộ quản lý trường
THPT nhằm nâng cao năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên
5.2. Khảo sát, phân tích thực trạng các biện pháp quản lý năng lực sư phạm của
cán bộ quản lý tại trường THPT Bất Bạt thuộc huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao năng lực sư phạm của đội ngũ giáo
viên tại trường THPT Bất Bạt
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Giới hạn đề tài nghiên cứu
Biện pháp quản lý năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên của trường THPT
Bất Bạt.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Trường THPT Bất Bạt xã Sơn Đà huyện Ba Vì thành phố Hà Nội.
6.3. Giới hạn khách thể khảo sát
Đề tài tập trung nghiên cứu với 65 giáo viên, 5 tổ trưởng chuyên môn và 3 cán
bộ quản lý của trường THPT Bất Bạt - Ba Vì - Hà Nội.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT có nhiều tiêu chuẩn khác nhau: Phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống;
Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;
Năng lực dạy học;
Năng lực giáo dục;
Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;
Năng lực phát triển nghề nghiệp.
Trong đề tài này tôi đề xuất các biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo
viên.
Trong điều tra thu thập số liệu, tôi tập trung vào các biện pháp quản lý năng lực
sư phạm của đội ngũ giáo viên trường THPT Bất Bạt huyện Ba Vì thành phố Hà Nội
trong hai năm học 2010 - 2011, 2012 - 2013 và đầu năm học 2013 - 2014; đồng thời
tôi chọn các khách thể khác nhau để điều tra thực trạng về biện pháp quản lý năng lực
sư phạm, cụ thể là:
Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên đang trực tiếp giảng
dạy tại trường THPT Bất Bạt.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Bằng việc nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển giáo dục nói chung và các xu hướng quản lý giáo dục nói riêng trong giai đoạn
hiện nay; các tại liệu và công trình khoa học về giáo dục, quản lý giáo dục, quản lý
trường học. Phương pháp này được sử dụng với mục đích xác định cơ sở lý luận về
hoạt động quản lý năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên tại các Trường THPT.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế
7.2.1. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Bằng phương pháp xin ý kiến chuyên gia, trao đổi, thu nhập các số liệu thực
tiễn. Phương pháp này được sử dụng với mục đích đánh giá thực trạng quản lý năng
lực sư phạm của đội ngũ giáo viên trường THPT Bất Bạt - Ba Vì - Hà Nội, đồng thời
xem xét mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp mà tôi sẽ đề xuất trong luận
văn.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát
Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát là một phương pháp rất hiệu quả
nhằm nắm rõ những nhìn nhận về việc quản lý năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên
trường THPT Bất Bạt - Ba Vì - Hà Nội, đề từ đó có những điều chỉnh sát thực, kịp thời
trong luận văn.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thêm thông tin về thực trạng việc
Ban Giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn quản lý năng lực sư phạm của đội ngũ
giáo viên trường THPT Bất Bạt - Ba Vì - Hà Nội.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Bằng việc sử dụng phương pháp thống kê toán học, một số phần mềm tin học;
các phương pháp này nhằm xử lý các số liệu đã điều tra và ý kiến chuyên gia trong
luận văn.
8. Đóng góp mới của đề tài
Đưa ra các biện pháp quản lý năng lực sư phạm cho giáo viên trường THPT Bất
Bạt - Ba Vì - Hà Nội.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường
trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường trung
học phổ thông Bất Bạt huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
Chương 3: Các biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường
trung học phổ thông Bất Bạt huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tân An (2012), Biện pháp quản lý hoạt động giản dạy của phòng đào tạo
trường Cao đẳng dược Trung Ương - Hải Dương, Luận văn thạc sỹ Khoa học giáo
dục,trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2012), Phát triển nhân lực, phát triển con người -Tài liệu cho học
viên Cao học QLGD.
3. Nguyễn Ngọc Bảo (2006), Những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, Giáo trình
Cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 30/TT Quy định Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học phổ thông.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/TT Ban hành Điều lệ trường trung
học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
6. Phạm Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương -Giáo trình dùng
cho học viên cao học quản lý giáo dục.
7.
Nguyễn Bá Dương (1999),
Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo - NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Trần Khánh Đức (2011), Giáo trình phương luận nghiên cứu khoa học giáo dục,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
9. Đặng Xuân Hải (2006), Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân -
Chuyên đề cho cao học QLGD.
10.
Đặng Xuân Hải, Đào Phú Quảng (2009), Cơ sở pháp lý của giáo dục và quản lý
giáo dục - Chương trình dùng cho sinh viên khoa sư phạm, ĐHQG Hà Nội.
11. Harold Koontz (1994), Những vấn đề cốt yếu về quản lý, NXB khoa học và kỹ
thuật.
12. Nguyễn Trọng Hậu (2010), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục - Bài giảng.
13. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục quản lý nhà trường, Viện khoa học giáo dục,
Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
15. Mác. C - Angghen.Ph toàn tập (1993), tập 23, Bản tiếng Việt, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Minh Phương (2006), Tài liệu tập huấn chỉ đạo chuyên môn giáo
dục trường trung học phổ thông. (Lưu hành nội bộ).
17. Lưu Thị Kim Phượng (2009), Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao
năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên, trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên.
18. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, trường
CBQL TƯ I, Hà Nội.
19. Bùi Văn Quân (2007), Giáo trình quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Quốc Thành (2003), Khoa học quản lý đại cương, Giáo trình cao học quản
lý giáo dục, Hà Nội.
21. Nguyễn Năng Tuấn (2006), Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của Ban quản
lý trung tâm Hải Dương thuộc trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Luận văn
thạc sỹ Khoa học giáo dục,Trường Đại học Sư phạm.
22. Hồ Văn Vĩnh (2004), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.