Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BTL Tâm lý học tư pháp - Vai trò của hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.36 KB, 11 trang )

MỞ BÀI
Trong các dạng hoạt động của con người, hoạt động giáo dục luôn luôn được coi là bộ
phận hết sức quan trọng. Hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp với mục đích cơ bản
là giáo dục, cải tạo và cảm hóa người phạm tội đồng thời giáo dục ý thức pháp luật cho
công dân, qua đó thực hiện tốt công tác phòng ngừa là ngăn chặn tội phạm. Để hiểu rõ hơn
về vai trò của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp, em xin chọn đề tài “ Phân tích
vai trò của hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng (điều tra vụ án hình sự; xét xử
vụ án hình sự; giáo dục, cải tạo phạm nhân). Rút ra kết luận cần thiết.”
Do khả năng nghiên cứu còn có hạn và vốn kiến thức thực tế không nhiều nên bài
viết của em còn nhiều sai sót. Mong thầy cô đánh giá, bổ sung giúp em hoàn thiện bài viết
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. Hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp.
1. Khái niệm hoạt động giáo dục.
Hoạt động tâm lý là một chức năng tâm lý cơ bản của hoạt động tư pháp. “Hoạt động
giáo dục là quá trình tác động có hệ thống và có mục đích đến tâm lý người bị giáo dục,
để luyện tập cho họ những thói quen cũng như những phẩm chất tâm lý mà người giáo dục
họ mong muốn.”.
2. Mục đích của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp.
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời tăng cường ý thức pháp luật của mọi
công dân. Thông qua hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong các quá trình tố
tụng để giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của công dân.
Phòng ngừa hành vi phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế cho thấy có nhiều
người coi thường pháp luật, do kém hiểu biết pháp luật nên đã dẫn đến chỗ phạm tội. Vì
vậy giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người có thái độ đúng đắn đối với việc tuân thủ các
quy phạm pháp luật có tác dụng răn đe và phòng ngừa tội phạm.
Giáo dục, cải tạo và cảm hóa người pham tội. Đây là mục tiêu chủ yếu của hoạt động
giáo dục trong hoạt động tư pháp. Giáo dục phải hướng đến loại bỏ những phẩm chất tâm

1




lý tiêu cực ở người phạm tội, làm nảy sinh và phát triển các phẩm chất tâm lý tích để đưa
họ trở về với xã hội.
3. Đặc điểm của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
Hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng luôn luôn được thực hiện trong khuôn
khổ luật định;
Hoạt động giáo dục do các cán bộ tư pháp thực hiện nhằm tác động đến tâm lý của
những người tham gia tố tụng;
Hoạt động giáo dục được tiến hành thông qua các giai đoạn tố tụng;
Khi tiến hành hoạt động giáo dục, các cán bộ tư pháp thường sử dụng những phương
pháp tâm lý tư pháp.
II. Vai trò của hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng.
1. Vai trò của hoạt động giáo dục trong điều tra vụ án hình sự.
Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, vai trò của hoạt động giáo dục chủ yếu được thông
qua các điều tra viên. Trong giai đoạn này, điều tra viên cũng đã bắt đầu thực hiện chức
năng giáo dục của mình mặc dù đây không phải là hoạt động chính, chủ yếu của giai đoạn
này. Hoạt động giáo dục này được thể hiện cụ thể như sau:
Trong khi tiến hành điều tra, mỗi một cử chỉ, hành vi của điều tra viên cần được cân
nhắc và mang tính giáo dục nhất định. Có như vậy cuộc hỏi cung mới có kết quả tích cực.
Điều tra viên có thể cung cấp các tin tức bổ sung cho người làm chứng, người bị hại, hoặc
gợi ý, động viên họ để đánh giá, giải thích đúng nội dung sự kiện, cũng như các hiện tượng
xoay quanh sự kiện. Do đó trong giai đoạn điều tra cần phải xây dựng cơ sở cho hoạt động
giáo dục sau này. Sự hình thành cơ sở giáo dục cho các giai đoạn hoạt động tư pháp khác
có thể biểu hiện bằng sự thu thập thông tin cần thiết để tổ chức quá trình giáo dục tiếp theo
của Tòa án và các tổ chức khác được giao nhiệm vụ giáo dục người pham tội. Điều tra viên
cũng cần thu thập những thông tin cần thiết về: cá nhân bị can để cung cấp cho các cơ quan
sẽ tiếp tục giáo dục họ, đó là những thông tin về phẩm chất cá nhân của bị can, về các thói
quen, phẩm chất tiêu cực của nó, môi trường xung quanh tác động đến các phẩm chất tiêu
cực của bị can.

Hoạt động giáo dục điều tra viên nhằm loại bỏ những tổn thương ở tinh thần của người
bị hại và người làm chứng. Bởi vì hành vi của bị can có thể gây ra cho những người này
những trạng thái tâm lý tiêu cực. Bằng những hành động giáo dục và nhân văn điều tra viên
có thể giúp họ trấn an tinh thần, bình tĩnh nhớ lại những vấn đề của vụ án, loại bỏ những ý
2


nghĩ tiêu cực...
Chức năng giáo dục của điều tra viên thể hiện rõ nét trong hoạt động đấu tranh với bị
can buộc họ phải khai báo đúng sự thật, từ bỏ con đường phạm tội, khắc phục những hậu
quả đã gây ra....Ở đây sự đấu tranh của điều tra viên có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến bị
can. Sự tác động này theo hướng làm khơi dậy trong bị can cảm xúc về tội lỗi của mình. Sự
đối xử công bằng, lịch sự và nhân đạo của điều tra viên sẽ kích thích sự suy nghĩ của bị can
về lỗi của mình, vạch ra những phẩm chất tiêu cực mà mình mắc phải, đồng thời suy nghĩ
đúng về hình phạt mà Tòa án sẽ áp dụng đối với họ. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích
hành vi phạm tội của bị can, điều tra cần chú ý thận trọng khi rút ra kết luận về tính chất
nghiêm trọng của tội phạm, về nguyên nhân phạm tội, động cơ phạm tội của họ.
Giáo dục thông qua việc đấu tranh với bị can được thể hiện cụ thể ở việc điều tra viên
có thể công khai tranh luận về các tình tiết của vụ án, song cũng có thể bí mật nêu ra các
câu hỏi và giải đáp các câu hỏi của nhau. Thông thường là bị can tự đấu tranh với bản thân
họ, điều quan trọng là điều tra viên phải nắm bắt được các trạng thái này để tạo cho “ con
người chân chính” trong bị can chiến thắng. Để tác động giáo dục đối với bị can, điều tra
viên có thể thông qua những sự việc, hiện tượng và các nguồn thông tin khác. Bởi và nhiều
khi sự thuyết phục của điều tra viên lại không đem lại kết quả, song nếu điều tra viên biết
sử dụng những sự việc, thông tin có giá trị thuyết phục đối với bị can thì sẽ có những
chuyển biến tốt hết sức bất ngờ.
Nếu như không có quá trình cải tạo thì không thể đạt được mục đích giáo dục. Dưới sự
tác động tích cực của điều tra viên trong bị can dần dần trỗi dậy ý thức mong muốn tự giáo
dục. Biểu hiện rõ nét nhất là sự thành khẩn nhìn nhận tội lỗi và nghiêm khắc tự phê phán
hành vi của bản thân. Biểu hiện tích cực nhất là lòng mong muốn được tự giáo dục chính là

việc bị can trực tiếp trình bày với điều tra viên hoặc với tập thể của họ về nguyện vọng
được phấn đấu, rèn luyện để trở thành một con người tốt. Khi điều tra viên khơi dậy được
tính tích cực tự giáo dục của bị can thì hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra sẽ nhanh
chóng đạt hiệu quả. Mặt khác, sau khi kết thúc giai đoạn điều tra ở bị cáo đã hình thành
trạng thái tâm lý tích cực, sẵn sàng tiếp nhận các tác động giáo dục của Tòa án và cơ quan
cải tạo pham nhân sau này.
Trong quá trình điều tra, điều tra viên có thể khơi dậy tính tự giác của người phạm tội
thông qua việc cung cấp các quy định pháp luật về việc giảm hình phạt đối với người thành
khẩn khai báo, tự nguyện khắc phục hậu quả, giúp đỡ cơ quan điều tra làm sáng tỏ sự
3


việc.... Ví dụ như trường hợp phạm nhân Nguyễn Văn Hòa, sinh năm 1973, ở Kim Giang,
Thanh Xuân, Hà Nội. Hòa là mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán trái phép chất
ma túy tại TP Hải Phòng. Vì nhiều lý do, Hòa sau đó được Công an TP Hải Phòng chuyển
đến Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ giam giữ. Bên cạnh sự tác động về tâm lý, Thiếu
tá Minh đã vận dụng chính sách khoan hồng của Nhà nước đối với những người thành tâm
hối cải. Sau hơn 10 ngày giam giữ, Hòa đã thành khẩn khai báo đã mua bán trái phép 80
bánh heroin.
Như vậy, từ sự phân tích trên có thể khẳng định rằng hoạt động giáo dục có vai trò
quan trọng và không thể thiếu trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên, nó không
đóng vai trò chủ đạo. Sở dĩ như vật là xuất phát từ nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là thu
thập những tài liệu, thông tin nhằm xác định sự thật vụ án nên hoạt động nhận thức mới là
hoạt động chủ đạo của giai đoạn này. Tuy nhiên, sẽ không thực hiện được nếu thiếu đi hoạt
động giáo dục.
2. Vai trò của hoạt động giáo dục trong xét xử vụ án hình sự.
Hoạt động giáo dục trong xét xử cũng như trong điều tra đều hướng tới giáo dục bị can
và mọi công dân. Tòa án giáo dục mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói
quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin tưởng rằng bất cứ hành vi vi phạm
pháp luật nào cũng sẽ bị Tòa án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân có ý thức tham gia

vào hoạt động đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tòa án cần giáo dục cho mọi
người có mặt tại phòng xử án ý thức tôn trọng đối với hoạt động xét xử. Chính vì vậy, Tòa
án cần phải nên cân nhắc kĩ phản ứng, xử sự của mình đối với bất kỳ hành vi vi phạm nào
chống lại Tòa án, cản trở hoạt động xét xử của Tòa án. Tác động của Tòa án đối với bị cáo
không chỉ diễn ra trong thời gian xét xử tại phiên tòa mà còn được tiếp tục sau khi đã tuyên
án, tức là trong suốt thời gian cải tạo người phạm tội.
Tác động giáo dục của Tòa án là một hình thức hoạt động đặc biệt, đó là giáo dục
thông qua chính phiên tòa xét xử: qua việc nghiên cứu công khai, trực tiếp, đầy đủ, khách
quan, cụ thể các tình tiết của vụ án tại phiên tòa. Hiệu quả tác động của Tòa án thể hiện ở
tính chất cụ thể, trực tiếp khi xét xử, nó tác động vào nhận thức của những người tham dự
phiên tòa về các chứng cứ cho dù mỗi chứng cứ đó có thể gây xúc động tích cực hoặc tiêu
cực.
Phiên tòa có tính chất giáo dục đối với những người tham gia tố tụng và tiến hành tố

4


tụng nói riêng ma còn đối với mọi công dân. Hoạt động giáo dục của Tòa án thực hiện
trong phiên tòa và ngoài phiên tòa. Hoạt động giáo dục của Tòa án ngoài phiên tòa được
thể hiện bằng cách thẩm phán trò chuyện với bị cáo, với nhân thân của họ, với người đại
diện của cơ quan, tổ chức và đồng thời được thực hiện trong lời phát biểu công khai về kế
hoạch sắp tới. Hoạt động giáo dục trong phiên tòa được thực hiện bởi cá nhân thẩm phán,
bởi hội đồng xét xử và những người tham gia xét xử như kiểm sát viên, luật sư...Cụ thể:
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án không chỉ lập kế hoạch nhận thức trong giai
đoạn xét hỏi mà còn lập kế hoạch thực hiện tác động giáo dục. Vì vậy, có thể mới them
người làm chứng, đại diện đoàn thể xã hội, nghiên cứu điều kiện sống và điều kiện giáo
dục của bị cáo...để thực hiện mụ đích nói trên.
Trong giai đoạn xét xử, đặc điểm của những phương pháp tác động giáo dục là
cùng một lúc phải tác động đến cả bị cáo và tất cả những người có mặt tại phiên tòa. Thẩm
phán, kiểm sát viên, luật sư phải luôn ý thức được rằng mọi hoạt động của họ phải đảm bảo

cả chức năng giáo dục. Họ phải tác động đến cả bị cáo, thức tỉnh trong bị cáo cảm nhận
được lỗi lầm và mong muốn được sửa chữa lỗi lầm đó. Họ cần phải tác động đến tất cả
những người có mặt tại phiên tòa hình thành cho họ ý thức tôn trọng pháp luật, chỉ ra cho
họ biện pháp đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, củng cố tâm lý cần thiết cho họ.
Tác động giáo dục có ý nghĩa quan trọng của hội đồng xét xử là ở tính nghiêm minh, đúng
đắn, toàn diện của các phán quyết mà họ đưa ra phải dựa trên những tình tiết, chứng cứ, lời
khai đã được xác minh, kiểm tra một cách công khai, dân chủ tại phiên tòa.
Tác động giáo dục của Tòa án thể hiện cả khi tuyên án. Vì lẽ đó mà bản án của Tòa án
tuyên phải đúng, đáp ứng với những yêu cầu của pháp luật đó là hình phạt phải phù hợp
với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân cách của bị cáo, bản án
phải rõ ràng, sáng sủa, cụ thể và dễ hiểu. Bản án của Tòa án càng nhiều người biết càng tốt,
do đó Tòa án cần công bố rộng rãi nội dung của bản án. Điều này rất quan trọng vì nó giúp
Tòa án thực hiện tác động giáo dục chung đối với mọi công dân.
Tác động giáo dục của Tòa án có thể được tiếp tục sau khi Tòa án đã tuyên án. Nếu sau
khi kết án người bị kết án được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ thì Tòa
án cần kết hợp chặt chẽ với tập thể nơi cư trú hoặc làm việc, để giúp họ tổ chức quá trình
tự giáo dục và kiểm tra quá trình cải tạo của họ. Còn trong trường hợp người bị kết án bị
phạt tù, hoạt động giáo dục của Tòa án phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong giai đoạn

5


thi hành án vì đối tượng giáo dục đã thu hẹp. Vì vậy các phương pháp tác động giáo dục
cũng thay đổi. Tác động giáo dục đối với bị cáo với sự có mặt của tất cả mọi người tại
phiên tòa, tất nhiên không thể thực hiện bằng những phương pháp vẫn thường sử dụng
trong giai đoạn thi hành án. Trong giai đoạn thi hành án, phương pháp đàm thoại cá nhân,
phương pháp thực nghiệm sư phạm....có vị trí quan trọng.
Như vậy, từ những luận điểm trên có thể thấy rằng cũng như trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự thì hoạt động giáo dục chỉ có vai trò quan trọng, cần thiết mà thôi. Ở giai
đoạn xét xử, hoạt động thiết kế mới là hoạt động chính chủ đạo. Lý giải về điều này, chúng

ta có thể thấy rằng nhiệm vụ của xét xử chính là việc tổ chức, điều khiển việc xét xử người
phạm tội đảm bảo pháp chế nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp bị xâm hại nên chức
năng giáo dục không thể trở thành hoạt động chủ yếu, trung tâm. Điều đó là hoàn toàn hợp
lý.
3. Vai trò của hoạt động giáo dục trong giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Xuất phát từ nhiệm vụ của giai đoạn này nên trong giai đoạn giáo dục, cải tạo pham
nhân hoạt động giáo dục giữ vai trò chính, chủ đạo và có vị trí trung tâm. Trong quá trình
giáo dục, cải tạo pham nhân, hoạt động giáo dục cá nhân phạm nhân được thể hiện rõ ràng.
Đây là chức năng giáo dục đặc biệt. Chức năng giáo dục đặc biệt này được thể hiện qua
những nét đặc trưng cơ bản dưới đây của hoạt động giáo dục:
Thứ nhất, ở giai đoạn giáo dục, cải tạo phạm nhân phương pháp giáo dục đặc thù
được vạch ra rõ ràng. Đây chính là quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân có những thói
quen và những phẩm chất tiêu cực nhất định. Muốn giáo dục cho họ những phẩm chất tích
cực thì phải loại bỏ ở họ những phẩm chất tiêu cực đó.
Thứ hai, điều kiện giáo dục đặc biệt, có sự kiểm tra xã hội nghiêm khắc, ngặt nghèo,
đó là phạm nhân với sống cách ly khỏi xã hội và phải chấp hành chế độ của trại. Qúa trình
giáo dục phải luôn luôn kết hợp với thuyết phục và cưỡng chế. Trong điều kiện giáo dục
đặc biệt ở trại thì yếu tố cưỡng chế giữ vai trò quan trọng hơn cả. Chế độ của trại tạo điều
kiên làm thay đổi những nhu cầu, thói quen xấu và phẩm chất nhân cách tiêu cực của phạm
nhân...Xuất hiện mối quan hệ bất bình đẳng một cách rõ rệt giữa Ban giám thị trại và phạm
nhân. Quan hệ bất bình đẳng này do pháp luật quy định. Pháp luật quy định Ban giám thị
trại giam được quyền kiểm tra, giám sát các phạm nhân trong cuộc sống, lao động, dạy
nghề và giao tiếp; đối với các phạm nhân bị hạn chế thì hoạt động giáo dục được thể hiện

6


thông qua sự tác động của chính quền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi trước
đây phạm nhân cư trú hoặc làm việc.
Thứ ba, cải tạo trong trại được tiến hành trong nhóm các phạm nhân, trong nhóm luôn

luôn tồn tại những phẩm chất tâm lý tiêu cực nhất định vì họ là những người phạm tội. Do
đó, khi tiến hành hoạt động giáo dục, cải tạo, ban giám thị trại giam phải luôn luôn cân
nhắc những mâu thuẫn trong giao tiếp giữa các phạm nhân. Điều đó đòi hỏi ban giám thị
trại phải chuẩn bị và sử dụng các phương pháp tác động đặc thù với mục đích giáo dục, cải
tạo và các phương pháp phải được sử dụng thường xuyên trong các hoàn cảnh cuuj thể
được tạo ra trong nhóm phạm nhân. Muốn cải tạo phạm nhân thì phải đồng thời tiến hành
cải tạo cả nhóm các phạm nhân khác. Ở đây tác động giáo dục phải được tiến hành song
song đồng thời đến nhóm phạm nhân và cá nhân phạm nhân được đặt trong nhóm này.
Chính vì vậy hoạt động giáo dục trong trại cải tạo được phát triển theo hai hướng, đó là
giáo dục nhóm phạm nhân và giáo dục một pham nhân cụ thể. Giáo dục một phạm nhân cụ
thể chỉ có thể đạt hiệu quả nếu không chỉ nhà giáo dục tham gia vào hoạt động này, mà còn
đòi hỏi nhóm phạm nhân cũng tham gia vào. Mặt khác, mỗi phạm nhân cụ thể cũng ảnh
hưởng đến nhóm pham nhân. Trong hoạt động giáo dục, ban giám thị trại giam phải đặc
biệt chú ý đến quá trình thành lập, hình thành nhóm phạm nhân. Hoạt động giáo dục luôn
được thực hiện trên cơ sở cân nhắc những đặc điểm tâm lý của mỗi phạm nhân và sự phát
triển các phẩm chất nhân cách của họ.
Thiếu tá Nguyễn Văn Minh, Phó đội trưởng đội quản giáo, Trại tạm giam Công an
tỉnh Phú Thọ Với thâm niên gần 10 năm gắn bó với công tác quản giáo, chia sẻ về công
việc của người quản giáo: “Mỗi đối tượng vào trại là một số phận, một tính cách; có
trường hợp phạm tội do vô tình, hoặc vì một phút nông nổi, bồng bột, song cũng có không
ít đối tượng lưu manh chuyên nghiệp, hoặc hung hãn, xảo quyệt, tàn ác… Có người chưa
học hết tiểu học, có người là cử nhân, có đối tượng không công ăn việc làm, có người là
ông chủ, cán bộ công chức… Khi vào trại tạm giam, có người sợ hãi, có kẻ bất cần…, và
cùng với đó là những hành vi hết sức phức tạp, bất thường. Do vậy, cán bộ quản giáo phải
rất linh hoạt trong giáo dục, cải tạo can phạm phân, chủ động tìm hiểu nắm bắt tâm lý của
phạm nhân để có biện pháp giáo dục thích hợp. Điều quan trọng nhất là người quản giáo
phải thực sự tôn trọng phạm nhân, coi phạm nhân là những người thân của mình. Có như
vậy công việc giáo dục, cải tạo phạm nhân mới có hiệu quả”. Ở đây phạm nhân mà Thiếu
tá Minh nhớ nhất là Nguyễn Công Dụng, đối tượng từng gây ra vụ thảm sát 4 người tại xã
7



Bình Bộ, huyện Phù Ninh, bị Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tuyên án tử hình. Thời gian ở
trại tạm giam Công an tỉnh, biết không còn cơ hội để chuộc lại lỗi lầm, Dụng luôn tìm cách
quậy phá, bất cần, tìm cách chống đối cán bộ quản giáo, nhiều lúc vì quá bế tắc mà Dụng
còn tìm cách tự kết thúc đời mình. Với phạm nhân đặc biệt này, bên cạnh việc nắm chắc
diễn biến tâm lý, hành động của đối tượng, Thiếu tá Minh còn tận tình chăm sóc, thường
xuyên nói chuyện, tâm sự, khuyên nhủ. Bằng tình thương, sự bao dung, hiểu rõ và chia sẻ
với những tâm tư sâu kín trong lòng tử tù, Thiếu tá Minh đã là cho làm cho Nguyễn Công
Dụng nhận thức được tội ác của mình, dũng cảm đối mặt với hình phạt của pháp luật.
III. Một số kết luận cần thiết.
Một là, sự cần thiết của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp. Như chúng ta đã
biết, chủ thể và đối tượng tác động của các hoạt động tư pháp là con người. Mục đích cuối
cùng là đều nhằm tạo ra những con người có phẩm chất tâm lý tốt, phù hợp với yêu cầu của
xã hội. Do đó, giáo dục chính là biện pháp mà chúng ta buộc phải hướng đến để sử dụng
sao cho hiệu quả.
Trong giai đoan điều tra vụ án: hoạt động của các điều tra viên là thu thập các nguồn
tin, tài liệu cần thiết cho vụ án. Từ đó mà sẽ xây dựng lên được mô hình phạm tội, cũng
như hành vi phạm tội của người phạm tội. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở hoạt động nhận thứ
và thiết kế đơn thuần này thì có thể khẳng định rằng hoạt động điều tra chưa thể hoàn
thiện. Sự hiệu quả trong điều tra chỉ có khi điều tra viên tiến hành các hoạt đọng trên
hướng đến việc giáo dục bị can, khiến họ tranh đấu với chính bản thân mình và thành khẩn
khai báo, hướng đến việc giáo dục các chủ thể khác tham gia tố tụng giúp họ có được tâm
lý tốt, niềm tin vào sự công bằng, đúng đắn của pháp luật. Mỗi hoạt động của điều tra viên
trong cử chỉ, lời nói...đều phải hướng đến chức năng giáo dục ban đầu. Đây cũng là việc
giúp cho những người tham gia tố tụng và đặc biệt là bị can có được tâm lý ổn định cần
thiết đối diện với những hành vi mà mình gây ra, từ đó tích cực cải tạo trở thành con người
mới. Vì vậy trong giai đoạn này, giáo dục không phải là chức năng chính nên cũng không
phải là hoạt động chính, chủ đạo, trung tâm. Nó chỉ đóng vai trò quan trọng, cần thiết, là cơ
sở để thực hiện các hoạt động giáo dục tiếp theo.

Trong giai đoạn xét xử: để Tòa án có thể ra được những quyết định tố tụng khách quan
và đúng pháp luật, xử phạt đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không xét xử và
làm oan sai người vô tội. Đặc biệt khiến bj cáo tâm phục khẩu phục, nhận ra những sai lầm
trong hành vi lệch lạc của mình và chấp nhân thay đổi chính mình thì những người tiến
8


hành tố tụng cũng cần đặt hoạt động giáo dục là một chức năng hướng đến sau cùng và
không thể thiếu. Tuy không giữ vai trò chủ đạo thay cho hoạt động thiết kế được nhưng
hoạt động giáo dục vẫn đóng một vai trò quan trọng và rất cần thiết trong quá trình xét xử.
Xét cho cùng hoạt động xét xử của Tòa án chỉ mang lại hiệu quả khi giáo dục được một
phần đối với bị cáo cũng như các cá thể liên quan. Nếu xét xử không kèm theo giáo dục thì
đó chỉ thể hiện những chế tài hình sự cứng nhắc mà chưa thấy mục đích cao cả, nhân đạo
của nhà nước ta hướng đến.
Trong giai đoạn cải tạo và giáo dục phạm nhân: mục đích cuối cùng của giai đoạn này
là giáo dục họ thành những con người tốt và giúp họ hoàn lương tốt. Do đó ở giai đoạn này
chức năng giáo dục là chức năng trọng tâm, chủ yếu nên hoạt động giáo dục đóng vai trò
chủ đạo, trung tâm. Những phương án cải tạo, giáo dục phù hộ sẽ cảm hóa được con người
phạm nhân sẽ trở thành những con người tốt sau khi đã chấp hành xong hình phạt.
Hai là, hoạt động giáo dục là mục đích cao nhất và là phương tiện để tiến hành thực
hiện các hoạt động tư pháp có hiệu quả. Đúng như vậy, hoạt động nhận thức và hoạt động
thiết kế nếu chỉ dừng lại ở đó thì hoạt động cải tạo, giáo dục sau cùng sẽ không đạt được
hiệu quả cao. Muốn vậy, nhất thiết bất kể một giai đoạn tố tụng nào cũng cần phải hướng
đến chức năng giáo dục bởi sự giáo dục là cần thiết lâu dài. Do đó nó được tiến hành song
song bên cạnh các hoạt động khác trong các giai đoạn tố tụng cụ thể.
Ba là, hoạt động giáo dục, cải tạo và các hoạt động tư pháp khác ( hoạt động nhận
thức, hoạt động thiết kế ) có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bởi vì trong hoạt động tư
pháp, tuy các hoạt động có vị trí và vai trò khác nhau trong mỗ giai đoạn nhưng về mặt
tổng thể thì chúng đều có sự tsc động qua lại với nhau, hỗ trơc cho nhau và hướng tới mục
tiêu cuối cùng là làm cho hoạt tư pháp diễn ra thống nhất, khách quan và đúng pháp luật.

Đồng thời mang tính giáo dục chung đối với cộng đồng.
KẾT LUẬN
Hoạt động giáo dục tuy trong mỗi giai đoạn có một vị trí, vai trò khác nhau nhưng nó
là một hoạt động không thể thiếu. Các hoạt động tâm lý tư pháp khác chính là cơ sở cho
hoạt động giáo dục có hiêu quả nhất. Do đó, các chủ thể khi tiến hành các hoạt động tố
tụng cần phải quan tâm đến hoạt động giáo dục như là một hoạt động cần thiết, cần hướng
đến để giúp các giai đoạn tố tụng thực hiện một cách có hiệu quả nhất.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2011

2.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học tư pháp, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2006.

3.

Chu Liên Anh, Dương Thị Loan, Giáo trình tâm lí học tư pháp, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, 2010.

4.

Nguyễn Hồi Loan, Đặng Thanh Nga, Giáo trình tâm lí học pháp lí, Nxb. Đại học quốc

gia Hà Nội, 2004.

5.

Chu Liên Anh, Dương Thị Loan, Tâm lí học tư pháp - Hướng dẫn trả lời lí thuyết, giải
bài tập tình huống và trắc nghiệm, Nxb. Chính trị - hành chính, Hà Nội, 2010.

6.

/>option=com_content&view=article&catid=109:ctc20073&id=308:bcchtttths&Itemid=
110

7.

/>
8.

/>ItemID=11455

9.

/>ItemId=283.

10


10. />
11




×