Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành kiểm toán nội bộ trên toàn thế
giới, kiểm toán nội bộ ở Việt Nam cũng đang dần trở thành một hoạt động
quen thuộc và đóng vai trò nhất định tại các công ty, và cũng là một yêu cầu
thiết yếu mà các cơ quan Nhà nước đặt ra đối với các doanh nghiệp.
Từ quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28 tháng 10 năm 1997 hàng loạt các
công ty thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ, trong đó có công ty TNHH
SXTM-DV TOÀN THẮNG PLASTICS. Đây là yêu cầu khách quan cho
việc đảm bảo chất lượng thông tin kinh tế, tài chính của bản thân đơn vị.
Kiểm toán nội bộ là một công cụ giúp nhà quản lý đạt được các mục tiêu
kiểm soát nội bộ, trong đó có mục tiêu kiểm soát thông tin thông tin tài
chính “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” là một trong những mục
tiêu quan trọng . Do đó quá trình kiểm toán nội bộ khoản mục doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp luôn được bộ phận kiểm toán
nội bộ tập trung thời gian và chi phí để kiểm tra, đánh giá.
Nhận thức được tầm quan trọng của quy trình kiểm toán nội bộ khoản mục
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, và xuất phát từ mong muốn tìm
hiểu sâu sắc hơn nữa quy trình này trong quá trình thực tập tại công ty
TNHH SXTM DV TOÀN THẮNG PLASTICS em đã chọn đề tài
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do bộ phận kiểm toán nội bộ tại
công ty TNHH SXTM-DV TOÀN THẮNG PLASTICS thực hiện”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 phần chính:
SV: Đặng Văn Mạnh
1
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do bộ phận
kiểm toán nội bộ thực hiện.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do bộ phận Kiểm
toán nội bộ của công ty TNHH SXTM TOÀN THẮNG PLASTICS thực
hiện.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quá trình kiểm toán do
bộ phận kiểm toán nội bộ công ty TNHH SXTM TOÀN THẮNG
PLASTICS thực hiện.
SV: Đặng Văn Mạnh
2
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN
MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO BỘ PHẬN KIỂM TOÁN
NỘI BỘ THỰC HIỆN
1.1 Khái quát về kiểm toán nội bộ
1.1.1 Bản chất của kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là hoạt động kiểm tra giám sát của một bộ phận độc lập
với bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp nhằm đánh giá tính hiệu quả,
hiệu năng, tính kinh tế của các loại hình doanh nghiệp, đơn vị, bộ phận và
tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.
Là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá
thường xuyên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu
quả của việc thiết kế, vận hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát nội
bộ. Bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có được
những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trong doanh nghiệp,
chất lượng của hoạt động kiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh và bổ sung các
quy chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả.
Tại Việt Nam, sau Quyết định 832-TC/QĐ/CĐKT ngày 28 tháng 10 năm
1997 hàng loạt các công ty thành lập kiểm toán nội bộ, đồng thời quy chế
kiểm toán nội bộ cũng được ban hành kèm theo. Trong quy chế ghi rõ:
Doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá
chất lượng và độ tin cậy của thông tin kế toán, tài chính; về bảo vệ an toàn
tài sản của doanh nghiệp; về chấp hành pháp luật, chính sách chế độ của Nhà
nước cũng như các quyết định, nghị quyết của hội đồng quản trị, của giám
đốc doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp.
SV: Đặng Văn Mạnh
3
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
1.1.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ trong
doanh nghiệp
Chức năng của kiểm toán nội bộ
Kiểm toán có 3 chức năng:
Kiểm tra
Xác nhận
Đánh giá
Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm toán nội bộ
Theo điều 6 Quy chế Kiểm toán nội bộ, kiểm toán nội bộ có các nhiệm vụ
-
sau
Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế tài chính
-
của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt
Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, đặc biệt
là sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ kế toán tài chính, chính sách
-
nghị quyết của Hội đồng quản trị, của Ban giám đốc doanh nghiệp.
Phát hiện những sơ hở yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của
doanh nghiệp; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản
lý, điều hành kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ phận kiểm toán nội bộ chỉ phát huy tác dụng nếu thỏa mãn 2 điều kiện:
Về tổ chức: Kiểm toán nội bộ phải trực thuộc một cấp cao đủ để không giới
hạn phạm vi hoạt động của nó, hoạt động tương đối độc lập với phòng kế
toán và các bộ phận được kiểm tra.
Về nhân sự: Kiểm toán nội bộ phải tuyển chọn những nhân viên có năng lực
chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với quy định hiện hành.
1.1.3 Nội dung của kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ có 3 nội dung hoạt động:
Kiểm toán hoạt động
Là việc kiểm tra, xác nhận và đưa ra đánh giá về hoạt động của đơn vị, tính
hiệu quả của các hoạt động từ đó đưa ra kiến nghị nhằm cải tiến và hoàn
thiện hoạt động của mỗi đơn vị.
SV: Đặng Văn Mạnh
4
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Kiểm tra việc huy động phân phối sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật tư,
tài sản, nguồn vốn, lợi thế kinh doanh)
Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thu
thập kết quả bảo toàn vốn phát triển
Kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong
việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Kiểm toán tuân thủ
Là việc kiểm tra xác nhận và đưa ra những đánh giá về việc:
Tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ kế toán tài chính, chế độ quản lý
của nhà nước
Ban hành các chính sách, chế độ, nghị quyết, quyết định, quy chế của hội
đồng quản trị, Tổng giám đốc cũng như lãnh đạo các đơn vị thành viên có
phù hợp với pháp luật, chính sách chế độ đó của đơn vị thành viên và của
Tổng công ty.
Tuân thủ các quy định về nguyên tắc, chính sách, các chuẩn mực kế toán
từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, ghi sổ kế toán,
tổng hợp thông tin và trình bày Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị đến việc
lưu trữ tài liệu kế toán.
Kiểm toán BCTC và báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp
Đây là việc kiểm tra, xác nhận và đánh giá kịp thời đầy đủ và khách quan,
độ tin cậy của báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên, các đại diện, chi
nhánh của tổng công ty, Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn tổng công ty
trước khi Tổng giám đốc ký duyệt, đưa ra ý kiến kiến nghị và tư vấn cần
thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm bảo đảm sự hợp lý và hiệu
quả.
SV: Đặng Văn Mạnh
5
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Việc kiểm toán Báo cáo tài chính có thể được tiến hành theo quý, năm tùy
thuộc vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thành viên và
tổng công ty, yêu cầu của Tổng giám đốc hay Hội đồng quản trị.
1.2 Lý luận chung về quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ do kiểm toán nội bộ thực hiện
1.2.1 Đặc điểm khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ảnh
hưởng đến công tác kiểm toán nội bộ
Trong cuốn Lý thuyết kinh tế học của David Begg, doanh thu sẽ được hiểu là:
“Doanh thu của một hãng là số tiền mà nó kiếm được qua việc bán hàng hóa
hoặc cung cấp dịch vụ trong một giai đoạn nhất định ví dụ như trong một
năm”. Trong cuốn Tư bản của Mác: “Doanh thu là kết quả của quá trình tiêu
thụ, đó là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Qua tiêu
thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị”. Theo Chuẩn
mực Kế toán Việt Nam số 14 - Doanh thu và thu nhập khác thì: “Doanh thu là
tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát
sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.
Doanh thu BH&CCDV là toàn bộ lợi ích thu được hoặc sẽ thu được từ các
giao dịch hay nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, thành phẩm,
hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng gồm cả những khoản phụ thu và
phí thu thêm ngoài giá bán(nếu có).
•
Nếu doanh nghiệp áp dụng việc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp
khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu chưa có
thuế, đồng thời doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn GTGT”.
•
Nếu doanh nghiệp áp dụng việc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp
trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu có tính
thuế, đồng thời doanh nghiệp sử dụng “Hóa đơn bán hàng”.
SV: Đặng Văn Mạnh
6
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
•
Đối với sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc
thuế xuất nhập khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá
thanh toán.
Doanh thu tiêu thụ nội bộ(512): Tài khoản này phản ánh doanh thu của sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong một kỳ kế toán của số lượng sản phẩm hàng hóa
dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, Tổng
công ty…
Các khoản giảm trừ doanh thu:
Chiết khấu thương mại: là số tiền mà doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hóa đơn hay
hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm
chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong
hợp đồng…
Hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được tính là tiêu thụ nhưng bị người mua
trả lại, từ chối do làm không đúng quy cách, phẩm chất…như đã quy định
điều khoản ở trong hợp đồng hay như đã thỏa thuận.
Ngoài ra còn có những khoản được ghi nhận là các khoản giảm trừ doanh thu
như: thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất
nhập khẩu.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu xác định kết quả kinh
doanh của doanhh nghiệp, liên quan đến nợ phải thu và các chỉ tiêu khác trên
báo cáo tài chính nên dễ bị gian lận, sai sót trong quản lý, kiểm soát và trong
hạch toán kế toán, KTV nội bộ cần phải tư vấn cho nhà quản lý giúp nâng cao
hiệu quả của hệ thống kế toán, hoàn thiện quy trình ghi nhận, đánh giá, tổng
hợp DT, giảm thiểu các gian lận sai sót xảy ra đối với DTBH&CCDV
- Việc ghi nhận, phân loại doanh thu và giảm trừ doanh thu phụ thuộc vào
SV: Đặng Văn Mạnh
7
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
nhiều nguyên tắc kế toán nên ảnh hưởng tới việc đánh giá, ghi nhận doanh
thu, cũng dễ xảy ra các sai sót trong quá trình xử lý thông tin ( ảnh hưởng đến
CSDL: “ tính đúng kỳ”, “phân loại, hạch toán” ).
1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán nội bộ khoản mục doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ
1.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán nội bộ khoản mục doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện công việc kiểm toán theo yêu cầu của nhà
quản lý. Thông qua ý kiến của kiểm toán nội bộ, nhà quản lý có thể nâng cao
hiệu quả công việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. Khi kiểm toán khoản
mục DTBH&CCDV, kiểm toán nội bộ cũng phải thu thập đầy đủ bằng chứng
thích hợp để đưa ra ý kiến xác nhận về mức độ trung thực hợp lý của thông
tin về khoản mục DTBH&CCDV được trình bày trên BCTC
Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Mục tiêu kiểm toán
Mục tiêu kiểm toán DTBH&CCDV
Mục tiêu kiểm toán tài
chính
Mục tiêu hợp lý chung
Việc ghi nhận doanh thu là có căn cứ hợp lý.
Mục tiêu hiện hữu
Doanh thu được ghi nhận là doanh thu thực tế
có phát sinh và được ghi nhận tương ứng với số
tiền mà khách hàng đã thanh toán hoặc chấp
nhận thanh toán cho doanh nghiệp. Hàng hoá
được chấp nhận là tiêu thụ và chuyển giao cho
khách hàng là có thật, không tồn tại các khoản
doanh thu được ghi nhận trong khi hàng hoá
chưa được chuyển giao cho khách hàng.
SV: Đặng Văn Mạnh
8
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Mục tiêu trọn vẹn
Mọi nghiệp vụ doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ được ghi sổ đầy đủ, không bị bỏ sót khi
đủ điều kiện ghi nhận. Mục tiêu này chú trọng
tới việc ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ bán hàng
phát sinh trong kỳ kế toán.
Mục tiêu chính xác số học
Các khoản doanh thu và giảm trừ doanh thu
được tính toán chính xác dựa trên số lượng và
đơn giá của từng nghiệp vụ. Mục tiêu này nhằm
hướng các nghiệp vụ hạch toán doanh thu vào
việc ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp khớp đúng với
số tổng trên báo cáo kế toán cuối kỳ của doanh
nghiệp.
Mục tiêu quyền và nghĩa vụ Hàng hoá đã bán thuộc sở hữu của doanh
nghiệp và doanh thu ghi nhận tương ứng với số
hàng hoá đã bán trong kỳ thuộc sở hữu của
doanh nghiệp. Hàng hoá ở đây không là hàng
hoá nhận đại lý, ký gửi hay tài sản nhận giữ
hộ...
Mục tiêu tính giá
Các khoản doanh thu mà doanh nghiệp thu được
trong kỳ cần kèm theo hoá đơn ghi giá bán hay
bảng thông báo giá. Trường hợp với các khoản
giảm trừ doanh thu thì cần có chứng từ chứng
minh cho các khoản giảm trừ đó như hoá đơn...
Mục tiêu phân loại và trình
bày
Các nghiệp vụ doanh thu được ghi nhận đúng
vào các tài khoản và được phân loại rõ ràng
như: các khoản doanh thu từ bán hàng hoá và
cung cấp ra bên ngoài với doanh thu nội bộ
doanh nghiệp....
Mục tiêu kiểm toán nghiệp
vụ
SV: Đặng Văn Mạnh
9
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Mục tiêu cho phép
Mục tiêu kịp thời
Các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu, ghi giảm
doanh thu được phê chuẩn và tuân thủ theo
đúng chế độ kế toán hiện hành.
Doanh thu được ghi nhận đúng thời gian phát
sinh theo quy định của chuẩn mực, luật hiện
hành.
1.2.2.2 Căn cứ để kiểm toán nội bộ khoản mục Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính
- Các chính sách, quy chế về kiểm soát nội bộ: Quy định về chức năng, trách
nhiệm, quyền hạn của người hoặc bộ phận kiểm tra và phê duyệt đơn đặt
hàng; quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra, phê duyệt đơn đặt hàng…
- Các Báo cáo tài chính chủ yếu có liên quan: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các sổ hạch toán có liên quan bao gồm: Sổ hạch toán kế toán (Sổ kế toán
tổng hợp và sổ kế toán chi tiết các tài khoản 511, 512, 515…) và sổ hạch
toán nghiệp vụ (Thẻ kho, Nhật ký bảo vệ, Nhật ký vận chuyển hàng hóa…)
- Các chứng từ kế toán có liên quan: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, hóa
đơn vận chuyển, các chứng từ giảm giá, hàng bán bị trả lại…
- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan: hợp đồng bán hàng, đơn đặt hàng, kế
hoạch bán hàng…
- Các căn cứ pháp lý: Chuẩn mực kế toán về Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ (VAS 14); thông tư 89/2002/ TT- BTC...
1.2.3 Quy trình kiểm toán nội bộ khoản mục doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Quy trình kiểm toán nội bộ khoản mục DTBH&CCDV bao gồm 4 giai đoạn:
1.2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Việc lập kế hoạch kiểm toán cho khoản mục Doanh thu bán hàng và cung
•
cấp dịch vụ gồm các bước:
Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát:
SV: Đặng Văn Mạnh
10
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
- Các nhân tố kiểm soát chung như: Môi trường luật pháp quy định đối với tổ
chức được kiểm toán, các chính sách, quy chế, cơ chế quản lý kinh doanh,
quản lý tài chính- kế toán và tín dụng; các quy định về quy trình nghiệp vụ...
mà đơn vị đang thực hiện để kiểm soát doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ (Ngoài ra, cần thu thập các văn bản có liên quan và nghiên cứu kỹ từng
văn bản để xác định những nội dung cơ bản, đặc thù của mỗi văn bản).
- Bộ máy kiểm soát nội bộ:
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy và tổ chức kinh doanh, hoạt động, chức năng
nhiệm vụ của từng bộ phận kiểm soát doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nghiên cứu điều lệ tổ chức hoạt động và các văn bản phân cấp trong nội bộ
của đơn vị được kiểm toán để xác định được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của
từng bộ phận, từ đó có kế hoạch, phương pháp, biện pháp chỉ đạo đoàn kiểm
toán kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của từng bộ phận
đánh giá tính phù hợp, hiệu lực, hiệu quả của các quy chế nội bộ liên quan tới
doanh thu
+ Tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (cơ cấu
tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống công nghệ ứng dụng trong công tác kế toán)
+ Hệ thống chứng từ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chứng
từ bắt buộc, chứng từ do đơn vị tự quy định hoặc tự in)
+ Hệ thống tài khoản kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (theo
hệ thống tài khoản kế toán nào; việc quy định chi tiết về hệ thống tài khoản kế
toán có tính chất đặc thù...)
+ Hệ thống sổ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Theo hình
thức kế toán nào (Nhật ký chứng từ, Nhật ký chung, chứng từ ghi sổ....)
+ Hệ thống báo cáo tài chính
+ Việc chỉ đạo và kiểm tra công tác tài chính - kế toán
SV: Đặng Văn Mạnh
11
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
- Hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin, công nghệ ứng dụng trong việc xử lý,
quản lý các dịch vụ, hoạt động:
Tìm hiểu các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động và tạo lập BCTC bao
gồm: Quá trình tạo lập, kiểm soát, phê duyệt, chia sẻ, lưu trữ, … thông tin .
•
Xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Một là, Đánh giá tính trọng yếu:
Ở mức độ tổng thể của BCTC: KTV phải ước tính toàn bộ sai sót có thể chấp
nhận được để đảm bảo rằng BCTC không có sai lệch trọng yếu. Mức trọng
yếu tổng thể này thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên tài sản,
doanh thu hay lợi nhuận. Hay cũng có thể được tính bằng một tỷ lệ phần trăm
trên số lớn hơn giữa tài sản và doanh thu.
Đối với từng khoản mục: Mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa được phép
của khoản mục. Số tiền này được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể
của BCTC. Có rất nhiều cách để phân bổ mức trọng yếu như: phân bổ mức
trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục; sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để
xác lập mức trọng yếu ở khoản mục,ví dụ như nhân mức trọng yếu tổng thể
với một hệ số thường là 1.5 đến 2 trước khi phân bổ. Dù ở cách nào thì KTV
cũng luôn phải cân nhắc khi xác lập mức trọng yếu mà phần lớn họ dựa trên
kinh nghiệm của mình về đơn vị, cũng như đánh giá khả năng xảy ra sai sót,
chi phí thực hiện kiểm tra đối với khoản mục.
Mặc dù ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một xét đoán nghề nghiệp
mang tính chủ quan của KTV nhưng trên thực tế các Công ty thường đề ra
những đường lối chỉ đạo để hỗ trợ KTV. Ví dụ như người ta có thể quy định
về mức trọng yếu theo các giới hạn trong bảng sau:
Bảng 1.2: Bảng quy định về mức trọng yếu
SV: Đặng Văn Mạnh
12
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Vị trí của khoản Không trọng yếu Có thể trọng yếu
mục
Chắc chắn trọng
yếu
BCKQKD
< 5% lãi trước Từ 5%-10%
thuế
trước thuế
lãi Trên 10%
trước thuế
lãi
BCĐKT
Dưới 10% giá trị Từ 10%-15% giá Trên 15% giá trị
tài sản
trị tài sản
tài sản
Hai là, Đánh giá rủi ro kiểm toán: Ngay từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán,
KTV phải đánh giá rủi ro kiểm toán để điều chỉnh các thủ tục kiểm toán một
cách thích hợp sao cho rủi ro này có thể giảm xuống thấp đến mức chấp nhận
được.
Để trợ giúp cho việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa các loại rủi ro, chuẩn mực
kiểm toán đã thiết lập mô hình rủi ro kiểm toán và biểu thị bởi công thức sau:
AR = IR * CR * DR hoặc DR = AR/(IR * CR)
Với: AR: Rủi ro kiểm toán
IR: Rủi ro tiềm tàng
CR: Rủi ro kiểm soát
DR: Rủi ro phát hiện
Nói chung, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm toán nhằm xác định mức rủi ro phát
hiện phù hợp, từ đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản thích hợp để rủi ro kiểm
toán sau cùng sẽ chỉ nằm trong giới hạn được phép.
•
Lập chương trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Từng kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán sẽ xây dựng chương trình
kiểm toán cụ thể cho mỗi tài khoản hoặc mỗi thông tin tài chính trên cơ sở
kế hoạch kiểm toán tổng thể.Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi
tiết về nội dung và trình tự các bước công việc mà kiểm toán viên sẽ thực
hiện bao gồm: các thủ tục, sự phân công công việc, các kỹ thuật áp dụng; dự
kiến tư liệu và các thông tin liên quan cần thu thập. Mỗi khoản mục, bộ phận
SV: Đặng Văn Mạnh
13
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
có những đặc điểm và vị trí khác nhau nên chương trình kiểm toán cũng
khác nhau. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1 khoản mục trọng
yếu trên Báo cáo tài chính do vậy chương trình kiểm toán phải được xây
dựng bởi những những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm sau khi đã có sự
•
tìm hiểu tiếp xúc với khách hàng.
1.2.3.2
Thực hiện kiểm toán
Các thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng về sự thiết
kế phù hợp về sự thiết kế phù hợp và sự vân hành hữu hiệu của hệ thống
KSNB. Các thử nghiệm kiểm soát chỉ được sau khi trong giai đoạn lập kế
hoạch kiểm toán, KTV tìm hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm
toán và đánh giá là hệ thống có hiệu lực và có thể dựa vào đó để làm cơ sỏ
giảm bớt khối lượng các khảo sát cơ bản.
Bảng 1.3: Thủ tục kiểm soát về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Mục tiêu
Thủ tục kiểm soát tương ứng
Hiệu lực
Xem xét các hóa đơn bán hàng chứng minh cho vận đơn, đơn đặt
hàng.
Xem xét việc đánh số thứ tự trước các Hóa đơn và xác định mục
đích sử dụng
Xác minh việc thực hiện độc lập quá trình gửi bảng cân đối bán
hàng thu tiền và việc tiếp nhận ý kiến người mua được thực hiện
độc lập với kế toán.
Trọn vẹn
Kiểm tra dãy số xem có đánh số thứ tự đúng không của dãy hóa
đơn đã được đánh số thứ tự trước.
Kiểm tra việc gửi Bảng cân đối bán hàng thu tiền tới khách hàng.
Xem xét việc cách ly trách nhiệm và đối chiếu thường xuyên giữa
bộ phận bán hàng và bộ phận kế toán.
Xem xét dấu hiệu của quá trình kiểm soát nội bộ trên các nghiệp
SV: Đặng Văn Mạnh
14
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
vụ bán hàng.
Tính giá
Xem xét việc xây dựng các quy chế về giá bán.
Xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ về giá bán
Quyền và
nghĩa vụ
Phát hiện và xác minh thủ tục lập các chứng từ chưa được kiểm
tra nội bộ.
Kiểm tra việc sắp xếp và theo dõi riêng bằng cách quan sát, kiểm
tra vật chất đối với hàng hóa nhận đại lý.
Phân loại và Xem xét việc xây dựng và áp dụng sơ đồ tài khoản
trình bày
Xem xét dấu hiệu kiểm soát nội bộ trên các chứng từ.
Chính xác số Xem xét việc thực hiện các thủ tục phân cách trách nhiệm.
học
Kiểm tra việc thực hiện lập và gửi Bảng cân đối bán hàng thu tiền
cho người mua.
Xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ
Được phép
Kiểm tra quá trình phê chuẩn, xem xét chức trách của người phê
chuẩn, thời điểm phê chuẩn với thời điểm thực hiện nghiệp vụ
Tính kịp thời Kiểm tra việc qui định vận dụng các qui định về thời gian.
Xem xét dấu hiệu của việc đối chiếu giữa bộ phận bán hàng và bộ
phận kế toán.
Xem xét dấu hiệu của việc cách ly trách nhiệm, của đối chiếu nội
bộ trên các chứng từ chịu ảnh hưởng
•
Các thử nghiệm cơ bản: Thử nghiệm cơ bản là quá trình khảo sát đối với
quá trình kế toán và số liệu kế toán có liên quan nhằm thu thập các bằng
chứng làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến nhận xét đối với BCTC nói chung và
khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng. Thử nghiệm
cơ bản bao gồm:
- Thực hiện các thủ tục phân tích:
SV: Đặng Văn Mạnh
15
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Thủ tục phân tích, đánh giá tổng quát được sử dụng để phát hiện những biến
động bất thường của doanh thu, xu hướng biến động từ đó xác định trọng
(1)
tâm cần đi sâu kiểm toán.
Thủ tục phân tích xu hướng:
So sánh doanh thu năm nay với doanh thu năm trước; giữa doanh thu thực tế
so với doanh thu định mức, kế hoạch; xác định tỷ trọng của từng loại doanh
thu trong tổng doanh thu và xem xét các trường hợp doanh thu tăng giảm bất
(2)
thường.
Tính tỷ lệ lãi gộp những mặt hàng chủ yếu và so sánh với năm trước. Phát
(3)
hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng.
Phân tích nội dung kinh tế của các khoản doanh thu hoạt động tài chính và
thu nhập khác xem có phù hợp với các chuẩn mực và chính sách kế toán hay
không.
Một số thủ tục phân tích tỷ suất:
Xác định các tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu thuần; LNTT trên DTT; LNST trên
DTT; phân tích sự biến động, xác định nguyên nhân hợp lý và bất hợp lý;
thu thập các bằng chứng, tài liệu cần thiết để giải tỏa nghi ngờ đối với
nguyên nhân bất hợp lý.
Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ DTBH&CCDV
Bảng 1.4: Bảng thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ DTBH&CCDV
STT
1.
2.
Bảng kiểm tra chi tiết
Người thực
hiện
Tham
chiếu
Kiểm tra tính có thật của nghiệp vụ doanh thu: kiểm tra hóa đơn bán
hàng, kiểm tra , đối chiếu chứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển,
đối chiếu nghiệp vụ bán hàng được ghi chép trên sổ kế toán, nhật ký
bán hàng với các chứng từ gốc có liên quan như: đơn đặt hàng, hợp
đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, lệnh bán hàng, phiếu xuất, hóa đơn…
kết hợp xem xét và kiểm tra quá trình thanh toán.
Kiểm tra tính chính xác của nghiệp vụ doanh thu: kiểm tra sự rõ ràng,
đầy đủ, chính xác của nội dung trên trên chứng từ để bảo đảm không
lẫn lộn giữa các nghiệp vụ; tiến hành đối chiếu bút toán ghi sổ với hóa
đơn bán hàng về các chi tiết, kiểm tra việc hạch toán vào các tìa khoản
SV: Đặng Văn Mạnh
16
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
kế toán.
Kiểm tra tính đầy đủ của nghiệp vụ doanh thu: so sánh số lượng bút
toán ghi nhận doanh thu bán hàng với số lượng hóa đơn bán hàng,
kiểm tra sự liên tục của số thứ tự các hóa đơn bán hàng, chú ý các
trường hợp số thứ tự của hóa đơn bị lặp lại hoặc bị gián đoạn
Kiểm tra tính đúng kỳ của nghiệp vụ doanh thu: so sánh, đối chiếu
giữa ngày ghi nhận nghiệp vụ và ngày phát sinh nghiệp vụ tương
ứng
3.
4.
5.
Kiểm tra tính cộng dồn: kiểm tra lũy kế số phát sinh trên từng sổ kế
toán, kiểm tra bảng tổng hợp doanh thu bán hàng, kiểm tra việc trình
bày DTBH trên báo cáo tài chính
Đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ các KTV
thường tiến hành thủ tục chọn mẫu. Sau quá trình kiểm tra, tiến hành đánh
giá kết quả, các sai sót và đề nghị bút toán điều chỉnh (nếu có). Đồng thời
đánh giá độ tin cậy của các bằng chứng đã được kiểm tra chi tiết và thực
hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung nếu cần thiết.
Kiểm tra các nghiệp vụ giảm trừ doanh thu: Các nghiệp vụ này có ảnh
hưởng đến sự chính xác của doanh thu thuần và các chỉ tiêu khác phản ánh
trên BCTC. KTV cần kiểm tra sự hợp lý của các khoản giảm trừ doanh thu
thông qua việc xem xét chính sách giảm giá và chiết khấu thương mại, cũng
như các khoản hàng bán bị trả lại. KTV thường áp dụng thủ tục phân tích như
so sánh khoản giảm trừ doanh thu kỳ này với kỳ trước, tỷ lệ giảm trừ doanh
thu trên doanh thu...Thủ tục kiểm tra chi tiết được tiến hành như đối chiếu
chính sách giảm giá, chiết khấu, hàng trả lại với các khoản doanh thu có
khoản giảm trừ; kiểm tra các chứng từ liên quan đến lô hàng được hưởng
chiết khấu, giảm giá hàng bán hay bị trả lại...
1.2.3.3
Kết thúc kết toán
KTV sẽ tiến hành đánh giá tổng quát về kết quả thu được trước khi lập Báo
cáo kiểm toán.
Lập Báo cáo kiểm toán
SV: Đặng Văn Mạnh
17
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Báo cáo kiểm toán là báo cáo do KTV lập và công bố để nêu ý kiến của mình
về BCTC đã được kiểm toán (chuẩn mực số 700). KTV có thể lựa chọn một
trong bốn dạng ý kiến sau để thể hiện trên BCKT:
Ý kiến chấp nhận toàn phần
Ý kiến chấp nhận từng phần
Ý kiến từ chối (hay ý kiến không thể đưa ra ý kiến)
Ý kiến không chấp nhận (hay ý kiến trái ngược)
Trong một số trường hợp cần bổ sung thêm thông tin về kết qủa của cuộc
kiểm toán được trình bày trên BCKT. KTV có thể lập phần phụ lục đính kèm
BCKT.
Kiểm toán viên lập bảng tổng hợp các sai phạm xảy ra đối với khoản mục
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, và đề xuất các ý kiến nhằm chỉnh
đốn công tác quản lý tài chính kế toán đối với khoản mục doanh thu, hoàn
thiện hệ thống kế toán liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ...
1.2.3.4
Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị của kiểm toán nội bộ liên quan
đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Việc kiểm tra kiến nghị kiểm toán gồm các công việc :
Theo dõi ,đôn đốc việc thực hiện kiến nghị, kết luận kiểm toán
Mở sổ theo dõi tình hình báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm
toán của công ty trong năm
Kiểm tra việc thực hiện kết luận kiến nghị đối với đơn vị được kiểm toán
- Lập và phê duyệt, thông báo kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kiến nghị
kiểm toán liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Tiến hành kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán liên quan đến
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Kiểm tra thời hạn nộp báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán liên
quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ so với quy định tạo biên
bản, báo cáo kiểm toán
SV: Đặng Văn Mạnh
18
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Kiểm tra việc điều chỉnh sổ kế toán, báo cáo tài chính, việc xử lý số liệu có
liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo ý kiến kiểm
toán; việc khắc phục sai sót yếu kém trong công tác quản lý tài chính kế toán
Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán về thời gian, nội dung, kết quả
những công việc mà công ty đã thực hiện
Thu thập bằng chứng về việc đơn vị đã thực hiện các kiến nghị kiểm toán
-
liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lập biên bản xác nhấn số liệu, biên bản kiểm tra kết quả thực hiện kiến nghị
kiểm toán liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lập báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán liên quan đến
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nội dung báo cáo:
Tổng hợp kết quả về số liệu, tình hình thực hiện kiến nghị của kiểm toán liên
quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đánh giá việc thực hiện kiến nghị kiểm toán của đơn vị
Phân tích những tồn tại mà đơn vị chưa thực hiện được, phân tích nguyên
nhân và kiến nghị với ban lãnh đạo.
CHUƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG
VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DO BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA
CÔNG TY TNHH SX-TM TOÀN THẮNG PLASTICS THỰC HIỆN
2.1 Tổng quan về công ty TNHH SXTM TOÀN THẮNG PLASTICS
SV: Đặng Văn Mạnh
19
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
2.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH SXTM TOÀN THẮNG PLASTICS
Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại TOÀN THẮNG PLASTICS chính
thức thành lập ngày 03/03/2001 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số
5001000165, với chức năng chuyên sản xuất, kinh doanh các loại bao PP, PE
đựng nông sản, phân bón, đường kết tinh, gạo, thực phẩm gia súc, gia cầm,
thủy sản ; bao bì, sách vở...
Nguồn nhân lực:
Tổng số cán bộ, công nhân viên của DN hiện nay (đến cuối Tháng 12 năm
2012) là: 488 người, trong đó:
•
Lao động gián tiếp: 41 người
•
Lao động trực tiếp: 447 người, chủ yếu làm việc bằng máy móc
Mức lương bình quân: 4.416.000 đồng/người/tháng
Năng lực sản xuất: (bình quân 01/01/2012 đến 31/12/2012)
•
Tổng sản lượng mỗi tháng bình quân đạt: 8.752.000 cái bao.
•
Năng suất lao động đạt: 976 tấn/tháng.
Năng lực sản xuất:
1. Xuất xứ nước sản xuất máy móc thiết bị chính: Taiwan, China, Korea.
2. Công suất thiết kế: 140 triệu bao/năm. Trong đó riêng công suất sản xuất
bao PP loại 50kg: 90 triệu bao/năm
3. Chủng loại sản phẩm
•
Sản phẩm Bao bì PP, PE, bao ghép màng bên trong hoặc bên ngoài.
•
Sản phẩm Sợi Polypropylene Multifilament.
•
Sản phẩm Vải không dệt.
•
Sách vở, giấy
SV: Đặng Văn Mạnh
20
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
2.1.2 Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý
SƠ ĐỒ 2.1: TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
SV: Đặng Văn Mạnh
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
21
PHÒNG KIỂM
Lớp: CQ47/22.03
TOÁN NỘI BỘ
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ CHỨC
PHÂN XƯỞNG
HÀNH CHÍNH
BAO BÌ
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÂN XƯỞNG
TÀI CHÍNH
GIẤY
PHÒNG KẾ
PHÂN XƯỞNG
HOẠCH KINH
IN OFFSET
PHÒNG KIỂM
TOÁN NỘI BỘ
DOANH
PHÒNG KỸ
THUẬT CƠ ĐIỆN
•
Phòng kiểm toán nội bộ
Phòng kiểm toán nội bộ bao gồm các kiểm toán trưởng, chủ nhiệm kiểm
toán, trợ lý kiểm toán và các kiểm toán viên có năng lực chuyên môn, tính
thận trọng, độc lập, chính trực và khách quan; có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp
lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của
SV: Đặng Văn Mạnh
22
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Công ty. Phòng kiểm toán nội bộ hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám
đốc.
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Kiểm toán trưởng
Chủ nhiệm kiểm toán
Trợ lý kiểm toán
KTV
KTV
KTV...
SV: Đặng Văn Mạnh
23
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Quy trình kiểm toán nội bộ khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ bao gồm các bước:
Bước 1: Lập kế hoạch
Phân bổ nguồn lực, nhân lực
Cho công việc kiểm toán
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến DTBH&CCDV
Lập mức trọng yếu &
Đánh giá rủi ro
Thiết kế chương trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Sơ đồ 2.3: Lập kế hoạch
SV: Đặng Văn Mạnh
24
Lớp: CQ47/22.03
Học Viện Tài Chính Luận Văn Tốt Nghiệp
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Sơ đồ 2.4: Thực hiện kiểm toán
Thực hiện khảo sát kiểm soát đối với doanh thu BH&CCDV
Thực hiện khảo sát cơ bản đối với DTBH&CCDV
Bước 3: Kết thúc kiểm toán
Sơ đồ 2.5: Kết thúc kiểm toán
Tổng hợp kết quả kiểm toán,
tổng hợp các sai phạm và đưa ra
kiến nghị
Soát xét các sự kiện liên quan
đến DT sau ngày lập BCTC
Lập báo cáo kiểm toán
Bước 4: Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán
Sơ đồ 2.6: Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán
Kiểm tra việc thực hiện ý kiến,
kiến nghị của kiểm toán viên
liên quan đến DTBH
SV: Đặng Văn Mạnh
25
Lớp: CQ47/22.03