Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

slides: Chương 10 TỔNG HỢP LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ THƯ QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.26 KB, 40 trang )

MÔN HỌC KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chương 10
TỔNG HỢP LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ THƯ QUẢN LÝ


KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG
10.1 Các thủ tục kiểm toán đặc thù và các thủ tục chuẩn
bị cho việc lập Báo cáo kiểm toán
10.2 Tổng hợp kết quả kiểm toán và thảo luận với khách
hàng
10.3 Lập dự thảo báo cáo kiểm toán và thư quản lý
10.4 Soát xét dự thảo báo cáo kiểm toán và hồ sơ kiểm
toán
10.5 Thảo luận với khách hàng và phát hành báo cáo
kiểm toán


10.1 Các thủ tục kiểm toán đặc thù và
các thủ tục chuẩn bị cho việc lập
Báo cáo kiểm toán
(1) Soát xét các khoản nợ bất thường (nợ ngoài dự
kiến)
(2) Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán, lập
BCTC
(3) Xem xét giả định hoạt động liên tục và các vấn đề
khác


(1) Soát xét các khoản nợ bất thường


(nợ ngoài dự kiến)
Là các khoản nợ phải trả có thể xảy ra làm giảm giá trị tài sản
trên BCTC đã được kiểm toán.Tại đơn vị, trong năm đã có
những sự kiện phát sinh dẫn đến một khoản công nợ hay
thiệt hại nhưng vẫn chưa thể xác định chắc chắn.
Có thể là:
- Các vụ kiện tụng về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp,
HĐKT … đang được tòa án thụ lý nhưng chưa xét xử .
- Các tranh chấp về thuế với cơ quan thuế.
- Các bảo lãnh về SP (giá cả) mà DN đã cam kết .
- Các bảo lãnh về công nợ của người khác.
KTV cần xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ đúng qui
định của chuẩn mực kế toán (IAS37) : Công bố các khoản nợ
ngoài dự kiến trong thuyết minh BCTC hay không ?để đưa ra
ý kiến nhận xét cho phù hợp


(2) Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế
toán, lập BCTC (cho đến ngày lập, ký, phát
hành báo cáo).
KTV cần xem xét trên 2 khả năng :
+ Các sự kiện cần phải điều chỉnh BCTC
+ Các sự kiện không cần phải điều chỉnh BCTC nhưng
vẫn cần được công bố (giải trình, bổ sung)
Bao gồm 3 giai đoạn :
*Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập
BCTC đến ngày ký báo cáo kiểm toán
* Xem xét các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo
cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố BCTC
* Xem xét các sự kiện được phát hiện sau ngày công

bố BCTC
Trước khi lập BCKT, KTV phải có trách nhiệm xem xét
các sự kiện cho đến ngày lập, ký BCKT để có được ý
kiến nhận xét thích hợp về BCTC đơợc kiểm toán.


Các sự kiện cần phải điều chỉnh BCTC
Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán nhưng
có liên quan và ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trên BCTC.
Ví dụ như :
- Một khoản nợ phải thu có khả năng không thu hồi được do khách
hàng bị phá sản, nhưng đơn vị chưa lập dự phòng , cần lập dự
phòng bổ xung .
- Một vụ kiện đã được tòa án phán quyết là đơn vị phải bồi thường
nhưng đơn vị chưa lập dự phòng hoặc chưa ghi nhận nợ phải trả.
- Đã xác nhận được giá thực tế (giá gốc) của số tài sản đã mua trong
niên độ trước mà niên độ trước mới ghi theo giá tạm tính, cần phải
điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Có một lô hàng bán thấp hơn giá trị ghi sổ nhưng chưa được lập dự
phòng, cần lập dự phòng bổ xung.
KTV có trách nhiệm xem xét khả năng phát sinh các sự kiện này
có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC không, và có cần phải điều
chỉnh BCTC hay không?


Các sự kiện không cần phải điều chỉnh BCTC nhưng vẫn
cần được công bố (giải trình, bổ sung)
Đây là những sự kiện mới phát sinh nhưng có thể ảnh hưởng tới việc
ra quyết định của người sử dụng BCTC nên đơn vị cần giải trình ,
thuyết minh bổ xung thêm trong BCTC.

Ví dụ như:
-Thiên tai , hỏa hoạn gây tổn thất kho hàng, nhà xưởng, máy móc
thiết bị của đơn vị. Các tài sản này vẫn hiện hữu đến ngày lập
BCTC , nhưng đến thời điểm kiểm toán có thể không còn phù hợp
nữa nên cần giải trình đầy đủ thông tin trong thuyết minh BCTC
- Nghiệp vụ mua bán, thanh lý tài sản có giá trị lớn.
- Hợp nhất kinh doanh, thanh lý công ty con, cơ cấu lại sản xuất
kinh doanh chủ yếu’.
- Tham gia những cam kết hoặc thỏa thuận quan trọng.
- Phát sinh những vụ kiện tụng lớn có liên quan đến đơn vị.

Kiểm toán viên cần xem xét khả năng phát sinh và ảnh
hưởng của các sự kiện này và sự cần thiết phải giải
trình,thuyết minh bổ xung trưeen BCTC .


Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ
lập BCTC đến ngày ký báo cáo kiểm toán
Kiểm tóan viên cần áp dụng các thủ tục kiểm toán cần thiết sau:
-

-

-

Xem xét lại các thủ tục do đơn vị qui định và áp dụng để đảm bảo mọi
sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ đều đã được xem xét ,xử lý xem có
phù hợp và đúng đắn ko?
Xem xét lại các biên bản đại hội cổ đông, họp hội đồng quản trị, họp
BGĐ, họp Ban kiểm soát sau ngày khóa sổ lập BCTC, kể cả những vấn

đề đã thảo luận...
Xem xét BCTC kỳ gần nhất của đơn vị, kế hoạch tài chính…
Yêu cầu đơn vị, luật sư của đơn vị cung cấp thêm TT về các vụ kiện
tụng , tranh chấp đã và đang xảy ra để xem khả năng ảnh hưởng...
Trao đổi với GĐ về khả năng ảnh hưởng trọng yếu của những sự kiện
đã xảy ra sau ngày khóa sổ và những sự kiện ảnh hưởng đến sự phù
hợp của chính sách kế toán,ví dụ như khả năng HĐLT của DN .

Trường hợp cần thiết, KTV cần yêu cầu đơn vị điều chỉnh, bổ xung cho phù
hợp.


Xem xét các sự kiện được phát hiện sau
ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước
ngày công bố BCTC
Theo chuẩn mực kiểm toán 560, KTV kkông bắt
buộc phải áp dụng các thủ tục hoặc phải xem xét
những vấn đề có liên quan đến BCTC sau ngày ký
BCKT.Tuy nhiên, GĐ đơn vị được kiểm toán có
trách nhiệm phải thông báo cho KTV về những sự
kiện xảy ra trong thời gian này. Khi nhận được
thông báo, KTV phải kiểm tra xem các sự kiện đó
có thật không ? Thu thập bằng chứng và đánh
giá ảnh hưởng của sự kiện đó đến BCTC và BCKT.
Nếu có ảnh hưởng trọng yếu, KTV cần cân nhắc
và trao đổi với BGĐvề việc sửa đổi, bổ xung
BCTC hay BCKT cho phù hợp.
Các khả năng có thể xảy ra và cách xử lý của KTV?



Xem xét các sự kiện được phát hiện
sau ngày công bố BCTC
KTV không bắt buộc phải kiểm tra, xem xét bất cứ số
liệu hay sự kiện nào có liên quan đến BCTC đã được
kiểm toán.
Tuy nhiên, nếu KTV nhận thấy vẫn cần sửa đổi, thì KTV
cần cân nhắc xem có nên sửa BCTC và BCKT hay
không và phải thảo luận vấn đề này với GĐ đơn vị
được kiểm toán.
+ Trường hợp GĐ đơn vị chấp nhận sửa đổi thì KTV phải
kiểm tra việc sửa đổi và thông báo cho các bên nhận
BCTC và BCKT đã công bố , đồng thời KTV và công ty
KT phải công bố BCKT mới căn cứ trên BCTC đã sửa
đổi.? Dạng BCKT mới
+ Trường hợp đơn vị ko sửa đổi BCTC và cũng ko thông báo cho các bên liên
quan thì KTV sẽ thông báo cho GĐ đơn vị biết về những biện pháp mà KTV sẽ
aps dụng để ngăn chặn việc các bên có liên quan sử dụng BCKT …
+ Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán ( đoạn 10,11
chuẩn mực 560)


(3)Xem xét giả định hoạt động liên
tục và các vấn đề khác
Theo qui định của chuẩn mực kế toán VAS 21 về giả định HĐLT thì trách
nhiệm của đơn vị khách hàng khi lập BCTC ?
Trách nhiệm của KTV ?
* Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán? Nếu nghi vấn rằng giả định
HĐLT bị vi phạm KTV cần làm gì?
* Khi thực hiện kiểm toán có thể phải áp dụng các thủ tục kiểm toán?
-Kiểm tra kế hoạch của đơn vị về các biện pháp dự kiến thực hiện.

- Thảo luận với nhà quản lý đvvề những giải pháp, kiểm tra tài liệu cm
cho các giải pháp, yêu cầu giải trình về các giải pháp hoặc chính sách
của đv đối với việc tuân thủ yêu cầu của cm kế toán có liên quan.
- Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ có lq đến khả năng HĐLT
* Khi lập BCKT kiểm toán viên cần chú ý đến các khả năng nào ? KTV có
thể đưa ra các dạng BCKT cụ thể như thế nào?
Nếu KTV lập BCKT dạng “Chấp nhận toàn bộ” thì cần lưu ý gì ?


10.2 Tổng hợp kết quả kiểm toán và
thảo luận với khách hàng
*Kết quả kiểm toán của từng KM và Biên bản kiểm toán
ở các đơn vị phụ thuộc
*Các thủ tục kiểm toán chủ yếu được áp dụng trong
khâu công việc tổng hợp kết quả kiểm toán ( từ 10.2.1
đến 10.2.9)


Kết quả kiểm toán từng bộ phận
*Kết luận về mục tiêu kiểm toán : Đạt được mục tiêu hay chưa
- Đạt được mục tiêu: Có đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra kết luận về BCTC.Có
thủ tục thay thế chưa ( Ví dụ chưa nhận được thư xác nhận…)
- Chưa đạt được mục tiêu: KTV chưa thỏa mãn với KQ kiểm toán ở một khía cạnh
nào đó do hạn chế phạm vi kiểm toán…
*Kiến nghị : -Về bút toán điều chỉnh ,giải trình ,thuyết minh…
- Nhận xét về tồn tại và đề xuất cải tiến…
*Các vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau :
- Việc điều chỉnh số liệu kế toán theo đề xuất của KTV.
- Giải pháp của đơn vị đối với các tồn tại đã nêu.
- Việc xử lý các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ và mức độ ảnh

hưởng của nó đến BCTC cuối niên độ (nếu có).
- Thời gian, chi phí đã hợp lý chưa?
- Có nên tiếp tục thực hiện kiểm toán cho đơn vị không…


Biên bản kiểm toán và thảo luận với
khách hàng ở đơn vị phụ thuộc
Nội dung biên bản KT gồm :
* Tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phụ thuộc: Chức
năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ với đơn vị khách
hàng.
* Chế độ kế toán áp dụng ở đơn vị phụ thuộc.
* Số liệu kế toán: Có sai phạm không? Đồng ý điều chỉnh hoặc
chưa đồng ý điều chỉnh. Hạn chế phạm vi kiểm toán ?
* Các vấn đề tồn tại liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống
KSNB ở đơn vị .
* Ý kiến nhận xét của kiểm toán viên
* Những vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau
* Ý kiến của Ban Giám đốc đơn vị (nếu có ): Ghi rõ hai bên đã nhất
trí hoặc ý kiến không nhất trí của Ban giám đốc .


Các thủ tục kiểm toán khi tổng hợp kết
quả kiểm toán
10.2.1- Tiếp nhận và kiểm tra kết quả KT bộ phận
10.2.2-Tổng hợp thông tin, số liệu và ý kiến KL
10.2.3-Phân tích tính trọng yếu của sai sót đã PH
10.2.4-Tổ chức cuộc họp với đơn vị khách hàng
10.2.5-Thu thập báo cáo của BGĐ, thư xác nhận
của cơ quan pháp lý

10.2.6-Phân tích soát xét tổng thể
10.2.7-Xem xét lại tính trọng yếu và rủi ro
10.2.8-Đánh giá sự đầy đủ của chương trình và
thủ tục kiểm toán đã thực hiện
10.2.9-Lập bảng tổng hợp toàn bộ kết quả KT


Các thủ tục kiểm toán khi tổng hợp kết
quả kiểm toán
10.2.1- Tiếp nhận và kiểm tra kết quả kiểm toán
bộ phận
Người kiểm tra? Nôi dung kiểm tra?
Kết luận về bằng chứng kiểm toán:Đã đầy đủ,
thích hợp chưa? Còn thiếu thì đã thực hiện thủ tục
kiểm toán thay thế chưa? ( Ví dụ chưa nhận được
thư xác nhận…)
Khả năng thu thập bằng chứng ee


Các thủ tục kiểm toán khi tổng hợp kết
quả kiểm toán
10.2.2-Tổng hợp thông tin, số liệu và ý kiến kết
luận của KTV và trợ lý kiểm toán
-Kết luận của KTV: Các khả năng?
-Hạn chế phạm vi kiểm toán và các nguyên nhân
dẫn đến hạn chế phạm vi (nếu có ).
-Những vấn đề tồn tại và ý kiến đề xuất của KTV.
Những vấn đề nào?
-Những vấn đề lưu ý khác, ví dụ khả năng hoạt
động liên tục…



10.2.3-Phân tích tính trọng yếu
của sai sót đã phát hiện
KTV thực hiện phân tích tính trọng yếu của sai sót
đã được phát hiện theo qui định của CMKT và qui
định cụ thể về chính sách trọng yếu của từng công
ty kiểm toán.
Trường hợp nào sau đây kiểm toán viên cần phân tích
tính trọng yếu của sai sót đã được phát hiện ?
- Tất cả các SS được KTV phát hiện đều đã được đơn vị
chấp nhận điều chỉnh.
- Đơn vị chỉ chấp nhận điều chỉnh từng phần hoặc không
chấp nhận điều chỉnh những SS đã được phát hiện.
Ai là người xem xét ,phân tích?
Biện pháp xử lý của KTV:
-Đối với những SS không trọng yếu?
- Đối với những SS trọng yếu?


10.2.4-Tổ chức cuộc họp với
đơn vị khách hàng
Sau khi đã thống nhất ý kiến, KTV thường tổ chức cuộc họp với
ban lãnh đạo đơn vị khách hàng để thảo luận về kết quả kiểm
toán và những vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán.
Đơn vị khách hàng có thể đưa ra ý kiến giải trình giúp KTV hiểu
rõ hơn về những vấn đề thắc mắc nghi ngờ.
Đơn vị khách hàng có thể đồng ý sửa chữa hoặc đưa ra lý do
không sửa chữa số liệu kế toán theo yêu cầu của KTV. Và có thể
đưa ra những căn cứ, cơ sở khác .KTV có thể phải xem xét lại

hoặc thực hiện thêm thủ tục kiểm toán.
- KTV có thể tổ chức cuộc họp trong thời gian nào ?
- Chỉ tổ chức một cuộc họp với khách hàng?
- Ý nghĩa của cuộc họp với đơn vị khách háng và với KTV?
- Ai là người tổ chức cuộc họp với đơn vị khách hàng?


10.2.5-Thu thập báo cáo của BGĐ, thư
xác nhận của cơ quan pháp lý
+ Báo cáo của BGĐ thể hiện sự thừa nhận trách
nhiệm của BGĐ đối với BCTC. Ban giám đốc phải
lập báo cáo và đính kèm BCTC. KTV cần kiểm tra
xem xét về tính đầy đủ , hợp lý của báo cáo này
và cân nhắc về việc trợ giúp lập báo cáo này.
Trường hợp BGĐ không cung cấp báo cáo? (Liên
hệ thực tế Việt Nam)
+Trong quá trình kiểm toán, nếu KTV phát hiện có
những vấn đề liên quan đến việc tuân thủ qui định
pháp lý của đơn vị khách hàng, KTV có thể phải
thu thập thư xác nhận của cơ quan pháp lý có liên
quan để làm sáng tỏ những vấn đề mà KTV cho là
cần thiết.


10.2.6-Phân tích soát xét tổng thể
Khi tổng hợp kết quả kiểm toán kiểm toán viên cần áp
dụng thủ tục phân tích để xem xét tổng thể toàn bộ kết
quả của cuộc kiểm toán có phù hợp với hiểu biết của KTV
về hoạt động kinh doanh của DN hay không :So sánh
giữa kết quả kiểm toán đã tập hợp được với đánh giá ban

đầu để xem đã hợp lý chưa? Nhận xét cụ thể về đánh giá
của KTV xem có đúng hay sai? Đồng thời KTV cũng cần
tóm tắt những thay đổi về tình hình kinh doanh của
khách hàng để có thể có được sự nhìn nhận logic, sát
thực hơn, để xem nội dung cần trình bày bổ xung trong
BCTC và thư quản lý và cung cấp thông tin cần thiết cho
cuộc kiểm toán sau… Qua đó KTV quyết định về việc có
thực hiện thêm thủ tục kiểm toán bổ sung hay không.
Trường hợp cần thực hiện thêm thủ tục bổ sung, có
thể trưởng nhóm kiểm toán cần trao đổi thêm với người
quản lý cấp cao hơn…


Xem xét lại tính trọng yếu và rủi ro
Đánh giá sự đầy đủ của chương trình và thủ tục kiểm
toán đã thực hiện
10.2.7-Xem xét lại tính trọng yếu và rủi ro
Trong giai đoạn này, KTV cần xem xét lại kết quả
đánh giá tính trọng yếu và rủi ro xem có còn phù
hợp không ? Có cần thiết phải thực hiện thêm thủ
tục bổ xung nữa không?
10.2.8-Đánh giá sự đầy đủ của chương trình và
thủ tục kiểm toán đã thực hiện
KTV thường lập bản soát xét tổng hợp sau kiểm
toán để xem xét lại các thủ tục và chương trình
kiểm toán , qua đó quyết định dừng lại hay thực
hiện thêm thủ tục kiểm toán.


10.2.9 Tổng hợp toàn bộ kết quả

kiểm toán
a) Lập bảng tổng hợp các vấn đề
còn tồn tại
b) Lập bảng tổng hợp bút toán
điều chỉnh
c) Lập bảng tổng hợp hạn chế
phạm vi kiểm toán


a) Lập bảng tổng hợp các vấn đề còn
tồn tại
Bảng tổng hợp các vấn đề còn tồn tại nêu lên toàn bộ
những vấn đề còn tồn tại của đơn vị khách hàng mà
KTV cần lưu ý xem xét khi lập BCKT và soạn thảo thư
quản lý ( Sau khi đã thảo luận với khách hàng ).
Thường bao gồm :
* Các phát hiện của KTV
Có thể bao gồm những vấn đề nào ?
* Ý kiến của đơn vị Khách hàng
Các trường hợp có thể xảy ra ?


b) Lập bảng tổng hợp
bút toán điều chỉnh
Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh là ghi nhận toàn bộ
bút toán điều chỉnh theo ý kiến của KTV
Bao gồm hay không bao gồm cả bút toán đã được
đơn vị chấp nhận điều chỉnh ?
Các khả năng xảy ra?
Người tổng hợp soát xét ?

Qui trình lập và soát xét ?
Lưu ý: Nếu nhóm trưởng tổng hợp các bút toán điều
chỉnh,trao đổi với khách hàng, lập báo cáo dự thảo
xong mới trình các cấp có thẩm quyền soát xét, có thể
dẫn đến rủi ro gì?


×