Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN LỊCH SỬ 9 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.8 KB, 13 trang )

PHỤ LỤC II
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp Mười
- Trường THCS Thạnh Lợi
- Địa chỉ: Ấp 1, Thạnh Lợi, Tháp Mười, Đồng Tháp.
- Điện thoại: 0673.952210. Email:
- Họ và tên giáo viên:
+ Họ và tên: Võ Nhật Bình.
+ Ngày sinh : 23/05/1985
Môn: Lịch sử
+ Điện thoại: 0988445590
Email:

1


PHỤ LỤC III
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học
Tích hợp kiến thức các môn học: Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân
vào bài 14: “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất”, Lịch sử 9.
2. Mục tiêu dạy học
a. Về kiến thức:
- Môn Lịch sử:
Giúp học sinh nắm được:
- Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai
của Pháp ở Việt Nam.
- Những thủ đoạn của Pháp về chính trị văn hóa, giáo dục phục vụ cho chương trình
khai thác. Sự phân hóa giai cấp trong xã hội nước ta ngày càng sâu sắc. Khả năng cách mạng
của các giai cấp trong cuộc khai thác lần hai.



- Môn Ngữ văn:
Giúp các em hồi ức lại:
+ Những tác phẩm văn học, những câu ca dao nói lên bản chất của thực dân
Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai.
+ Các tác giả, tác phẩm tiểu biểu của nền Văn học phê phán như: Tắt đèn của
Ngô tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, …
- Môn Địa lý:
+ Học sinh biết được tầm quan trọng của than và cao su thời kì sau chiến tranh
thế giới thứ nhất.
+ Biết đọc lược đồ các loại khoáng sản, các loại cây, các nghành công nghiệp.
+ Biết được sự ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
hai của thực dân Pháp.
- Môn Giáo dục công dân:
+ Thái độ biết bảo vệ môi trường sống.
+ Biết khai thác, sử dụng tài nguyên, tài sản một cách có hiệu quả.
+ Biết yêu thương con người thuộc các tầng lớp, giai cấp cực khổ.
+ Biết lên án, loại bỏ hành vi bóc lột.
b. Về thái độ:
- Giáo dục lòng căm thù đối với bọn thực dân Pháp bóc lột nhân dân Việt Nam.
- Có sự đồng cảm với nổi vất vả cực nhọc của nhân dân lao động.

- Cảm thông với nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội thực dân nửa
phong kiến, sẵn lòng giúp đỡ người có hoàn cảnh bất hạnh.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống.
c. Về kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát lược đồ trình bày một số vấn đề về lịch sử
bằng lược đồ, nhận định đánh giá sự kiện lịch sử.

- Hình thành khả năng tư duy, phân tích kênh hình, xử lí thông tin, liên hệ thực

tế.
2


- Vẽ biểu đồ sản lượng khai thác than của thực dân Pháp trong cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai.
3. Đối tượng dạy học của dự án
- Số lượng: 59
- Lớp: 9A1, 9A2
- Khối lớp: 9
4. Ý nghĩa của dự án
Nâng cao hiệu quả giờ dạy của giáo viên, giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn
trong giờ học. Làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp được nhiều phương
pháp, nhiều môn học khác nhau.
Học sinh biết sử dụng kiến thức mà mình đã học vào tình huống cụ thể trong
thực tiễn đời sống. Qua đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh, phù hợp với yêu
cầu hiện nay.
Giúp giáo viên hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng
dẫn học sinh một cách linh hoạt, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú, tìm tòi, khám
phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức
vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học nhằm
góp phần giải quyết các câu hỏi đặt ra và hỗ trợ hình ảnh làm bài giảng sinh động, hấp
dẫn người học.
- Lược đồ Việt Nam: dùng để giúp học sinh xác định được vị trí địa lí, nguồn lợi
của Pháp ở một số nơi trên đất nước ta.
- Phiếu bài tập, bảng phụ thảo luận nhóm.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học của hồ sơ dạy học này được mô tả thông

qua giáo án bài 14: “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất”.
Phần hai:
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Chương I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919-1930
Tiết 16 Bài 14. VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được:
- Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần hai của
Pháp ở Việt Nam.
- Những thủ đoạn của Pháp về chính trị văn hóa, giáo dục phục vụ cho chương trình
khai thác. Sự phân hóa giai cấp trong xã hội nước ta ngày càng sâu sắc. Khả năng cách mạng
của các giai cấp trong cuộc khai thác lần hai.
2. Tư tưởng:
Giáo dục lòng căm thù đối với bọn thực dân Pháp bóc lột nhân dân Việt Nam.
Có sự đồng cảm với nổi vất vả cực nhọc của nhân dân lao động.
3. Kỹ năng:

3


Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát lược đồ trình bày một số vấn đề về lịch sử
bằng lược đồ, nhận định đánh giá sự kiện lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Máy tính, máy chiếu.
- Tranh ảnh:
+ Lược đồ về nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần
thứ hai. (Hình 27 sách giáo khoa trang 56)
+ Tranh ảnh về đời sống các giai cấp, tầng lớp của xã hội Việt Nam sau chiến

tranh thế giới thứ nhất.
+ Bảng biểu về cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp trực quan sinh động.
- Phương pháp vấn đáp, miêu tả.
- Phương pháp thảo luận nhóm, tạo biểu tượng.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
GV hệ thống lại lịch sử Việt Nam qua các giai đoạn lớn và hỏi học sinh ở một
vài sự kiện tiêu biểu để chuyển tiếp sang lịch sử Việt Nam lớp 9.
3. Bài mới: 38’
* GV giới thiệu bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến
hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, tấn công quy mô toàn diện vào nước
ta, biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa thừa và là nơi đầu tư có lợi cho
chúng. Để hiểu rõ hơn ta vào bài học hôm nay. 1’
* Bài mới
HOẠT ĐỘNG
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
CỦA HS
16’ Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm
I. Chương trình
hiểu chương trình khai thác thuộc
khai thác thuộc
địa lần thứ hai.
địa lần thứ hai của

thực dân Pháp
?Em hãy cho biết tình hình nước - Thực dân Pháp bị - Nguyên nhân: Sau
Pháp ngay sau chiến tranh thế giới thiệt hại nặng nề sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất?
chiến tranh Đẩy thứ nhất, Pháp bị thiệt
mạnh chương trình hại nặng nề, kinh tế
khai thác thuộc đại kiệt quệ. Thực dân
lần thứ hai tại Việt Pháp đẩy mạnh khai
thác thuộc địa để bù
Nam
bắp những thiệt hại do
? Như vậy thực dân Pháp tiến hành - Bù đắp những thiệt chiến tranh gây ra.
khai thác thuộc địa lần thứ hai tại hại do chiến tranh gây
ra
Việt Nam với mục đích gì ?
GV tích hợp với môn GDCD để giáo
4


dục tinh thần hòa bình không gây
chiến tranh. Dù thắng hay thua nhưng
tất cả các nước tham gia chiến tranh
đều chịu tổn thất nặng nề về mọi mặt.
?Tại sao thực dân Pháp lại đẩy mạnh -Việt Nam là vùng
chương trình khai thác Việt Nam đất đông dân, tài
ngay sau chiến tranh?
nguyên phong phú,
trình độ dân trí thấp.
?Thực dân Pháp đã tiến hành khai -Tất cả các ngành:
thác thuộc địa trong những lĩnh vực + Nông nghiệp.

nào về kinh tế?
+ Công nghiệp.
? Trong nông nghiệp thực dân Pháp
+ Thương nghiệp.
đã làm gì để bóc lột nhân dân ta?
+ Ngân hàng.
GV trình chiếu hình ảnh khai thác
+ Giao thông vận
cao su
tải, thuế…

GV tích hợp với môn Ngữ văn
Câu hỏi thảo luận nhóm đôi:
? Sưu tầm những câu ca dao, những
tác phẩm văn học phản ánh số phận
người dân Việt Nam trong những
năm thực dân Pháp đẩy mạnh tăng
cường khai thác cao su ?
GV mở rộng: Ở lớp 8 các em đã được
học về truyện ngắn Lão Hạc của Nam
Cao. Vì nhà quá nghèo không đủ tiền
cưới vợ nên con trai lão Hạc đã bỏ đi
vào làm cho đồn điền cao su với hi
vọng có tiền trở về để cưới vợ nhưng
lại bặt vô âm tín.
? Trong công nghiệp Pháp dùng
chính sách nào?
GV: Liên hệ đến giáo dục bảo vệ môi
trường.
GV trình chiếu hình ảnh công ty khai

thác than thời Pháp

- Chính sách khai thác
của Pháp :
+ Nông nghiệp: tăng
cường đầu tư vốn vào
đồn điền cao su

- 2 học sinh ngồi
gần nhau thảo luận.
+ Cao su xanh tốt lạ
thường. Mỗi cây
bón một xác người
công nhân.
+ Cao su đi dễ khó
về. Khi đi trai tráng
khi về bủng beo.

+ Công nghiệp: đầu tư
vốn vào khai mỏ và
- Pháp tăng cường mở thêm một số cơ sở
khai thác thiếc, chì, công nghiệp chế biến.

kẽm, than, vàng
nhưng đặc biệt là
than.
5


- Không quy hoạch

? Nhìn vào bức tranh trên, em có
làm cạn kiệt tài
nhận xét gì về tác động của việc khai
nguyên, ô nhiễm
thác than đến môi trường ?
môi trường.
Tích hợp với môn Địa lý:
GV trình chiếu biểu đồ về Tổng sản
lượng khai thác than từ năm 1903 1913 từ 285.915 tấn lên 415.000 tấn
và đạt 500.000 tấn năm 1913.

Tổng sản lượng khai thác than (đơn
vị: tấn)
- Thực dân Pháp đã
?Em có nhận xét và suy nghĩ gì qua vơ vét cạn kiệt
những con số trên?
nguồn tài nguyên
của nước ta.
- Đó là hai mặt hàng
? Tại sao Pháp lại chú ý đầu tư khai thị trường Pháp và
thác cao su và than?
thế giới có nhu cầu
lớn.
- Độc chiếm thị
?Về thương nghiệp, chúng sử dụng trường, đánh thuế
thủ đoạn nào?
nặng vào hàng hóa
các nước nhập vào
Việt Nam.
-Thuế là nguồn lợi

?Nguồn lợi không thể thiếu của thực nhuận vô tận của
dân Pháp là gì?
thực dân Pháp.
GV trình chiếu hình ảnh thẻ thuế thân

+ Về thương nghiệp:
Pháp độc quyền, đánh
thuế nặng hàng hoá
các nước nhập vào Việt
Nam.

6


và trụ sở cơ quan thuế Sài Gòn.
?Em hãy giải thích thuật ngữ thuế
thân ?
GV chốt: Thuế thân (thuế đinh): thế
đánh vào đầu người dưới chế độ
phong kiến thực dân. Theo quy định,
mỗi người đàn ông từ 18 tuổi đến 60
tuổi được chia ruộng khẩu phần và
hàng năm phải nộp một số tiền cho
nhà nước với mức khá nặng.
Tích hợp với môn Ngữ văn:
?Tác phẩm nào nói rõ nỗi khổ của
nhân dân về thứ thuế thân vô lí này?
GV trình chiếu hình ảnh về cảnh chị
Dậu và tác giả Ngô Tất Tố. GV bình
luận.


- Học sinh giải thích
theo sự hiểu biết của
bản thân.

- Tắt đèn.

+ Giao thông vận tải:
đầu tư phát triển thêm,
?Trong giao thông vận tải, thực dân - Đầu tư phát triển đường sắt xuyên
Pháp đã làm gì?
Đông Dương được nối
đường sắt.
GV trình chiếu hình ảnh về đường sắt
liền nhiều đoạn.

thời Pháp và bình luận.

+ Về tài chính: ngân
hàng Đông Dương
nắm quyền chỉ huy
Chỉ
huy
các
ngành
các ngành kinh tế
?Trong lĩnh vực ngân hàng, Pháp đã
Đông Dương.
kinh
tế

Đông
làm gì?

Dương.

?Quan sát hình 27 SGK trang 57, xác - Xác định trên lược
định các nguồn lợi của tư bản Pháp ở đồ.
Việt Nam trong cuộc khai thác lần
thứ hai trên lược đồ?
7


5’

Hình 27. Nguồn lợi của tư bản Pháp ở
Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ hai.
GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và
thảo luận cặp đôi (thời gian 2 phút).
- Hãy cho biết những địa điểm và
những nguồn lợi mà tư bản Pháp tiến
hành khai thác lần thứ hai.
- Nhận xét về chương trình khai thác
lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Tác động của cuộc khai thác lần thứ
hai đối với tình hình kinh tế, xã hội
Việt Nam.
Sau khi HS trao đổi, trả lời, GV phân
tích, chốt lại theo nôi dung đã tìm
hiểu.

Hoạt động 2: GV hướng dẫn tìm
hiểu các chính sách chính trị, văn
hóa, giáo dục.
? Thực dân Pháp đã thi hành chính - Thực hiện chính
sách ''chia để trị'', thâu
sách cai trị nào về chính trị ?

II. Các chính sách
chính trị, văn hóa,
giáo dục

- Về chính trị: thực
hiện chính sách ''chia
tóm mọi quyền hành, để trị'', thâu tóm mọi
cấm mọi quyền tự do quyền hành, cấm mọi
dân chủ.
quyền tự do dân chủ,
thẳng tay đàn áp,
khủng bố,...
?Về văn hóa, giáo dục Pháp thi hành - Khuyến khích các - Về văn hoá giáo dục:
hoạt động mê tín dị Pháp khuyến khích
những chính sách gì?
GV trình chiếu hình ảnh và bình luận, đoan, các tệ nạn xã các hoạt động mê tín
hội, hạn chế mở dị đoan, các tệ nạn xã
giải thích, minh họa.
trường học.
hội, hạn chế mở

8



trường học,...

16’

Hình ảnh phụ nữ đánh xệp, tứ sắc …
trong sòng bạc.
?Pháp tiến hành những thủ đoạn đó
nhằm mục đích gì?
Hoạt động 3: GV hướng dẫn tìm
hiểu về sự phân hóa của xã hội Việt
Nam
GV nêu câu hỏi để HS thảo luận
nhóm.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã
hội Việt Nam phân hóa như thế nào ?
Trước khi HS trả lời, GV có thể gợi
ý:
- Những giai cấp nào là giai cấp cũ
vốn có của xã hội ?
- Địa chủ >< Nông dân
Gv: Khi thực dân Pháp tiến hành khai
thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt nam
còn xuất hiện thêm những giai cấp
tầng lớp mới đó là giai cấp tư sản,
tầng lớp tiểu tư sản và giai cấp công
nhân.
- Các giai cấp được phân hóa như thế
nào ? Nêu thái độ chính trị và khả
năng cách mạng của từng giai cấp ?

GV chia lớp làm 2 nhóm (thời gian: 3
phút)
GV cho HS nhận xét, bổ sung cho
nhau và cuối cùng GV kết luận qua
các câu hỏi, các đoạn tư liệu, hình ảnh
minh họa
GV giảng: Giai cấp địa chủ phong

- Học sinh trả lời
theo hiểu biết.
III. Xã hội Việt Nam
phân hóa

- 2 nhóm tiến hành
thảo luận trong 3
phút
+ Nhóm 1: Tìm hiểu
về giai cấp cũ vốn
có (Giai cấp địa chủ
và giai cấp nông - Giai cấp địa chủ
9


kiến trong phong trào Cần Vương
hăng hái nhưng sau đó đã dần đầu
hang và làm tay sai cho thực dân
Pháp.
Gv tổ chức cho HS diễn lại đoạn trích
Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố
trong 3 phút.

GV giải thích 2 thuật ngữ
-Tư sản mại bản: một bộ phận trong
giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa,
phụ thuộc làm đại lí cho công ty tư
bản độc quyền hoặc tham gia bỏ vốn
vào công ty của đế quốc. Họ có quyền
lợi gắn chặt với đế quốc.
- Tư sản dân tộc: một bộ phận trong
giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa,
phụ thuộc, bị đế quốc chèn ép về kinh
tế, hạn chế về chính trị. Trong một
chừng mực nhất định, họ có tinh thần
cách mạng nhưng không triệt để.
Gv trình chiếu hình ảnh

dân).
+ Nhóm 2: Tìm hiểu
về giai cấp và tầng
lớp mới. (Giai cấp
tư sản, tầng lớp tiểu
tư sản và giai cấp
công nhân)
HS dựa vào nội
dung SGK và vốn
kiến thức của mình
để trình bày kết quả
thảo luận.

phong kiến: làm tay
sai cho Pháp, một bộ

phận nhỏ có tinh thần
yêu nước.

- Giai cấp tư sản (mới
ra đời): tư sản mại bản
làm tay sai cho Pháp,
tư sản dân tộc ít nhiều
có tinh thần dân tộc
- Tầng lớp tiểu tư sản
thành thị: bộ phận trí
thức có tinh thần hăng
hái cách mạng và là
một lực lượng của
cách mạng.

Bạch Thái Bưởi (1874-1932) –
Doanh nhân người Việt nổi tiếng.
Một trong bốn người giàu nhất Việt
Nam vào đầu những năm đầu của thế
kỷ XX.
Gv trình chiếu và bình hình ảnh
người nông dân thời Pháp thuộc:

10


- Giai cấp nông dân:
Sau đó GV đặt câu hỏi
? Qua hình ảnh trên, em có nhận xét - Cực khổ và đáng là lực lượng hăng hái
và đông đảo của cách

gì về tình cảnh người nông dân Việt thương.
mạng.
Nam?
GV trình chiếu tư liệu và hình ảnh về
tình cảnh của người công nhân.

? Em có nhận xét gì về đời sống của
những người công nhân qua những tư
liệu và hình ảnh trên ?
GV chốt
? Với sự phân hóa trên, xã hội Việt
Nam có những mâu thuẫn cơ bản
nào?
GV:- Hai mâu thuẫn này vừa là
nguồn gốc vừa là động lực làm nảy
sinh và thúc đẩy các phong trào yêu
nước chống Pháp và phong kiến ở
nước ta.
- Do đó, cách mạng VN có hai nhiệm
vụ là chống đế quốc và chống phong
kiến, nhưng nhiệm vụ chủ yếu hàng
đầu là đánh đuổi thực dân Pháp và tay
sai phản động để giành độc lập, tự do.
? Nhiệm vụ đặt ra cho nhân dân ta là
gì?

- Cực khổ, hiểm - Giai cấp công nhân:
nguy, nghèo đói, có tinh thần cách
đáng thương.
mạng triệt để, là lực

lượng lãnh đạo cách

- 2 mâu thuẫn cơ mạng
bản:
+ Mâu thuẫn giữa
nhân dân VN với
thực dân Pháp ( mâu
thuẫn các dân tộc).
+ Mâu thuẫn giữa
nông dân với địa
chủ, phong kiến
(mâu thuẫn giai
cấp).
- Giải quyết hai
nhiệm vụ dân tộc và
dân chủ.

4. Củng cố: 3’
Câu 1. Sau chiến tranh, Pháp tăng cường khai thác thuộc địa ở đâu ?
Câu 2. Pháp dùng các chính sách nào để cai trị về chính trị, văn hoá -giáo dục?
Câu 3. Nối cột A với nội dung ở cột B để có câu trả lời đúng về thái độ chính
trị xã hội của các giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

11


Cột A

Cột B


1. Công nhân

a. Hăng hái và đông đảo tham gia cách mạng

2. Nông dân

b. Có tư tưởng tiến bộ, hăng hái tham gia cách mạng

3. Tư sản

c. Một bộ phận cấu kết với Pháp, đàn áp phong trào
nhân dân.

4. Tiểu tư sản

d. Có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp.

5. ĐịaĐáp
chủán:
phong kiến

e. Kiên quyết đấu tranh và là lực lượng lãnh đạo

1. Vơ vét ở chính quốc và thuộc địa. Cụ thể ở Đông Dương; trong đó có Việt
Nam.
2. Đó là chính sách “nô dịch về văn hoá” và “chia để trị”.
3. 1 - e, 2 - a, 3 - d, 4 - b, 5 – c
- GV sơ kết bài học bằng sơ đồ
Việt Nam sau chiến
tranh thế giới thứ nhất

Các chính sách về
kinh tế

Các chính sách về chính trị,
văn hóa, giáo dục
Xã hội Việt Nam phân hóa

Giai
cấp
Các
địa
chủ
phong
kiến

Giai
cấp
nông
dân

Giai
cấp tư
sản

Tầng lớp
tiểu tư
sản

Giai cấp
công

nhân

12


5. Dặn dò: 1’
- Nắm được nội dung cơ bản của chương trình khai thác lần của thực dân Pháp
tại Việt Nam; sự phân hoá sâu sắc của xã hội.
- Chuẩn bị bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ
nhất (1919- 1925)
7 . Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
* Cách kiểm tra:
- Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua phiếu học
tập.
- Học sinh tự đánh giá lẫn nhau.
- Đánh giá học sinh qua các hoạt động nhóm.
- Làm bài kiểm tra viết khi kết thúc tiết học.
* Đánh giá:
- Về kiến thức: Đánh giá ở ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ
thấp và mức độ cao.
- Về kĩ năng: Đánh giá kĩ năng quan sát hình ảnh, lược đồ, biểu đồ, kỹ năng
phân tích, so sánh và liên hệ thực tế.
- Về thái độ: Đánh giá thái độ, ý thức tham gia học tập.
8. Các sản phẩm của học sinh
- Kết quả thảo luận của các nhóm.
- Kết quả học tập ghi trong các phiếu học tập của học sinh.
- Các kết luận được rút ra trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới.
- Các câu trả lời của học sinh.
Trên đây là bài dự thi của tôi, rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các quý
thầy, cô để bài dạy được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Thạnh Lợi, ngày 8 tháng 01 năm 2016
Giáo viên bộ môn

Võ Nhật Bình

13



×