Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN HÓA HỌC 8 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 11 trang )

Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp
Phòng Giáo dục và Đào tạo Tháp Mười.
Trường THCS Thạnh Lợi.
Địa chỉ: Ấp 1, Thạnh Lợi, Tháp Mười, Đồng Tháp.
Điện thoại: 0673 952 210
Email:

BÀI DỰ THI
BÀI GIẢNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
MÔN HÓA HỌC LỚP 8

THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN
Họ và tên: Nguyễn Hữu Thiện
Ngày sinh: 29/01/1982
Môn: Hóa
Điện thoại: 0121 420 8398
Email:


PHỤ LỤC III

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học:

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 8
BÀI HỌC: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
TÌM HIỂU: "HÓA HỌC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG
CHÚNG TA?"
2. Mục tiêu dạy học:
a. Kiến thức: Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là :
+ Môn sinh học: Vai trò của các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đối với sản xuất


nông nghiệp; vai trò của các loại dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm đối với đời sống
sinh hoạt của con người.
+ Môn vật lí: Biết được nhiều sản phẩm hóa học phục vụ cho bộ môn vật lí cũng như
vận dụng kiến thức vật lí vào nghiên cứu lí tính của các chất hóa học.
+ Môn hóa học: Biết được một số hiện tượng hóa học trong cuộc sống cũng như sự tác
động của một số các chất hóa học đến môi trường, sức khỏe con người.
+ Môn địa lí: Vấn đề sử dụng các sản phẩm hóa học của các quốc gia trên thế giới.
+ Môn công nghệ: Biết được quy trình sản xuất một số sản phẩm hóa học.
+ Môn giáo dục công dân: Ý thức trách nhiệm công dân chung tay bảo vệ môi trường,
sử dụng các chất hay các sản phẩm hóa học có lợi cho sức khỏe cộng đồng.
b. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng sống cơ bản cho học sinh: kĩ năng thu thập thông tin và dữ liệu; kĩ năng
vận dụng; kĩ năng hợp tác; kĩ năng giải quyết vấn đề;...
- Vận dụng kiến thức liên môn vào tìm hiểu vấn đề "Hóa học có vai trò quan trọng như
thế nào trong cuộc sống chúng ta?" Hóa 8 - Bài 1: Mở đầu môn hóa học.
c. Thái độ:
- Quan sát tỉ mỉ, tận trọng các mẫu vật sản phẩm hóa học.
- Hợp tác trong trao đổi, thảo luận nhóm.
- Sáng tạo và nghiêm túc trong các hoạt động học tập.
- Có ý thức sử dụng hóa chất cũng như các sản phẩm hóa học có lợi cho sức khỏe của
mình và mọi người, thân thiện với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường.
- Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thông qua đó các em yêu thích hơn môn
hóa học, cũng như các môn sinh học, địa lí, công nghệ,...
d. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng anh và ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
3. Đối tượng dạy học của dự án.
- Học sinh khối 8 trường THCS Thạnh Lợi.

- Số lượng: 58 học sinh.
- Đặc điểm: học sinh khối 8 trường THCS Thạnh Lợi đa phần chăm ngoan, ham học.
Việc được tham gia sử dụng CNTT chủ yếu là máy vi tính kết nối mạng LAN nên rất
ham học hỏi, tìm tòi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.


4. Ý nghĩa của dự án:
- Đối với thực tiễn dạy học:
+ Gắn kết kiến thức, kĩ năng , thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã
hội , làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.
+ Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ đó tự xây
dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
+ Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ
môn mình dạy mà còn không ngừng trao dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức,
hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học một cách
nhanh và hiệu quả.
- Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
+ Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực, tư duy sáng
tạo. Cụ thể qua dự án này học sinh không chỉ nắm được tên hóa học, tính chất vật lí của
một số chất hóa học, hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống; ứng dụng các sản
phẩm hóa học cũng như thái độ sử dụng các sản phẩm hóa học phù hợp, đúng cách mà
còn thấy được vai trò quan trọng của hóa học, nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường do sử dụng các chất cũng như các sản phẩm hóa học không đúng cách và cũng
nêu được những biện pháp bảo vệ môi trường ở cấp độ vi mô và vĩ mô.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
a) Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học:
- Thiết bị: Máy chiếu, laptop, USB, bảng nhóm, bút dạ, giấy A4, bút lông, giấy A0.
- Đồ dùng dạy học:
+ Tranh ảnh:
* Vai trò của sắt, nhôm, đồng, chất dẻo trong sinh hoạt và trong sản xuất.


Nhôm:


Đồng

Chất dẻo


Thuốc bảo vệ nông nghiệp


Sản phẩm thủ công nghiệp

Sản phẩm hóa học phục vụ học tập

sản phẩm hóa học phục vụ sức khỏe.

- Bộ mẫu phân bón hóa học (có trong phòng thiết bị).


Các hình ảnh về sản xuất một số sản phẩm hóa chất: sản xuát muối, sản xuất axit sunfuric, rượu, thuốc

Một số ảnh sử dụng sản phẩm hóa học không đúng cách.


- Các hình ảnh chung tay bảo vệ môi trường:

b) Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của bài học:
- Wikipedia, Google, các trang Web hỗ trợ học tập như: hoahocngaynay.com;...

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
a) Phương pháp dạy học:
- Dạy học dự án.
- Thời lượng dự kiến: 2 tiết
b) Phương pháp kiểm tra đánh giá:
- Sản phẩm các nhóm thực hiện dự án.
- Khả năng giao tiếp (giới thiệu sản phẩm).


c) Các hoạt động học tập:
Hoạt động 1: Xây dựng ý tưởng dự án.
- Bước 1: Chia nhóm
+ Chia lớp thành 4 nhóm
- Bước 2: Giáo viên giới thiệu cho cả lớp biết về nội dung thực hiện dự án (tìm hiểu về
"Hóa học có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống chúng ta?"), các nhóm đề
xuất ý tưởng dựa án.
- Bước 3: Lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu của dự án.
Cụ thể:
Nhóm 1: Tìm hiểu những sản phẩm hóa học được sử dụng trong gia đình.
- Trình bày ra ba vật dụng được làm từ sắt, nhôm, đồng, chất dẻo.(Hướng dẫn: Học
sinh trình bày dưới dạng file ảnh, ít nhất 3 ảnh vật dụng làm từ mỗi chất là sắt, nhôm,
đồng, chất dẻo).
- Nêu đặc tính của sắt, nhôm, đồng, chất dẻo.(Hướng dẫn: Yêu cầu nêu tính chất vật lí:
màu sắc, độ cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt của sắt, nhôm, đồng, chất dẻo.Tính chất hóa
học: chất nào dễ bị ăn mòn do môi trường ẩm ướt, bụi bám của sắt, nhôm, đồng, chất
dẻo).
- Nguyên liệu và phương pháp sản xuất sắt, nhôm, đồng, chất dẻo trong cuộc
sống.(Hướng dẫn: học sinh vào trang Wikipedia tìm sẽ đầy đủ hơn. Nêu ngắn gọn
khoảng 10-15 dòng).
Nhóm 2: Tìm hiểu những sản phẩm hóa học sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

- Trình bày ra ba sản phẩm hóa học được sử dụng trong nông nghiệp.(Hướng dẫn: Học
sinh trình bày dưới dạng file ảnh, ít nhất 3 ảnh sản phẩm hóa học được sử dụng trong
nông nghiệp, ví dụ như: thuốc trừ sâu, bệnh; phân bón; chất bảo quản nông sản; các
loại máy phục vụ sản xuất nông nghiệp; bao bì,...).
- Nêu tác dụng của từng loại sản phẩm này trong nông nghiệp. (Hướng dẫn: nêu ứng
dụng chính của từng loại sản phẩm. Ngoài ra, nếu là thuốc trừ sâu, bệnh thì nêu rõ tên
sản phẩm, tên hóa chất dùng trong chai (túi) thuốc đó, mức độ độc hại; nếu là phân
bón thì phân đó có tên thường gọi là phân gì, phân đó cung cấp chất dinh dưỡng gì cho
cây trồng; nếu là chất bảo quản nông sản thì nêu rõ tên loại chất đó(tìm trong trang:
hoahocngaynay.com), chất đó dùng bảo quản gì cho nông sản (ví dụ như: chống thối,
chống lên mầm, chống khô héo,....); còn nếu nêu các loại máy phục vụ sản xuất nông
nghiệp; bao bì,... thì nêu một số chất hóa học dùng tạo ra máy, bao bì đo,...).
- Tác hại của việc sử dụng không đúng cách những sản phẩm hóa học trong nông
nghiệp. (Hướng dẫn: học sinh có thể trình bày dạng file ảnh về việc nông dân bón phân
quá liều lượng gây ảnh hưởng đến cây trồng, ảnh hưởng đến môi trường nước; hay ảnh
những chai, bao bì vứt bừa bãi ngoài đồng ruộng, thời gian phân hủy những chai, bao
bì trên đồng ruộng; tác hại của việc lạm dụng chất bảo quản nông sản làm ảnh hưởng
đến sức khỏe và uy tín chất lượng hàng nông sản trên thị trường).
- Kết luận: Yêu cầu học sinh rút ra kết luận qua trả lời những câu hỏi sau (Học sinh
trình bày bằng file văn bản)
+ Sản phẩm hóa học có phục vụ tốt cho việc sản xuất nông nghiệp như thế nào? Nếu
thiếu thì ảnh hưởng như thế nào đến việc sản xuất nông nghiệp?
+ Mỗi chúng ta cần làm gì để sử dụng tốt sản phẩm hóa học phục vụ nông nghiệp và
đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đồng ruộng?
Nhóm 3: Tìm hiểu những sản phẩm hóa học phục vụ cho việc học tập và cho việc bảo
vệ sức khỏe con người.


- Trình bày 3 sản phẩm hóa học phục vụ cho việc học tập.(Hướng dẫn: học sinh có thể
trình bày dưới dạng file ảnh hoặc mẫu vật thật của cá nhân các em và yêu cầu cho biết

mỗi sản phẩm đó được làm từ chất gì?)
- Trình bày 3 sản phẩm hóa học phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe con người..(Hướng
dẫn: học sinh có thể trình bày dưới dạng file ảnh hoặc mẫu vật thật do các em mang
theo và yêu cầu cho biết mỗi sản phẩm đó được làm từ chất gì?)
- Tác hại của việc sử dụng không đúng cách những sản phẩm hóa học phục vụ cho việc
học tập và cho việc bảo vệ sức khỏe con người.(Hướng dẫn: học sinh có thể trình bày
dưới dạng file ảnh hoặc file văn bản nói lên tác hại của việc vứt bỏ cặp, sách, giấy vụn,
bao bì tập, sách hay bút, thước không đúng nơi qui định gây ô nhiễm môi trường. Nêu
lên tác của việc sử dụng thuốc bảo vệ sức khỏe con người như uống quá liều, uống
không đúng cách, uống không đúng thuốc).
- Kết luận: Yêu cầu học sinh rút ra kết luận qua trả lời những câu hỏi sau (Học sinh
trình bày bằng file văn bản)
+ Sản phẩm hóa học phục vụ tốt cho việc học tập và cho việc bảo vệ sức khỏe con
người như thế nào? Nếu thiếu thì ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập và cho việc
bảo vệ sức khỏe con người ?
+ Mỗi chúng ta cần làm gì để sử dụng tốt sản phẩm hóa học cho việc học tập và cho
việc bảo vệ sức khỏe chúng ta?
Nhóm 4: Tìm hiểu những tác hại của việc sử dụng sản phẩm hóa học không đúng cách.
(Học sinh trình bày dạng file ảnh)
- Trình bày những hình ảnh của việc gây ô nhiễm môi trường do việc sử dụng sản phẩm
hóa học không đúng cách.
- Trình bày những hình ảnh của việc lạm dụng sản phẩm hóa học vào việc chế biến thức
ăn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Trình bày một số cách bảo vệ môi trường, bảo vệ an toàn thực phẩm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm tư liệu cho dự án. Ví dụ: hướng dẫn sử dụng
google, cách sao chép, cách tạo file để trình chiếu, cách tạo văn bản,....
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
- Bước 1: Học sinh lập kế hoạch làm việc
Thời gian
Tuần 1


Tìm kiếm và thu thập tài liệu
Phân tích và xử lí thông tin
Viết báo cáo
Trình bày sản phẩm
- Bước 2: Phân công công việc
Nhóm trưởng:............................
Thư kí:.......................................
Công việc
Tìm kiếm và thu thập tài liệu
Phân tích và xử lí thông tin
Viết báo cáo
Trình bày sản phẩm

Thứ
2
X

Thứ
3
X

Thứ
4

Thứ
5

X


X

Thứ
6

Thứ
7

X

X
X

Người phụ trách

Ghi chú


Hoạt động 4: Thực hiện dựa án
Học sinh làm việc theo nhóm và cá nhân theo kế hoạch để tạo ra sản phẩm.
Bước 1: Tìm kiếm và thu thập tài liệu (thư viện, ngoài thực tế, Internet,...)
Bước 2: Phân tích và xử lí thông tin.
Bước 3: Viết báo cáo.
Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm
- Sản phẩm dự án có thể công bố dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo bằng văn bản, trình
diễn PowerPoint,....
- Sản phẩm dự án có thể được trình bày giữa các nhóm học sinh trong lớp, có thể giới
thiệu trước khối lớp.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Hoạt động 6: Đánh giá sản phẩm

- Giáo viên và học sinh đánh giá kết quả và quá trình. Rút kinh nghiệm.
- Đánh giá có thể bằng hình thức như trao đổi bằng thư, đánh giá các nhóm, đánh giá
từng học sinh,...
8. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
- Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu cảm nghĩ về kết quả thu được khi thực hiện dự
án.
- Yêu cầu các nhóm hoàn thiện sản phẩm và nộp lại cho giáo viên làm tư liệu.



×