Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ôn tập Ngữ Văn 11 Hai Đứa Trẻ, Chí Phèo, Chữ Người Tử Tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.42 KB, 7 trang )

Tác giả

- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra trong
một gia đình nhà nho, khi hán học đã tàn.
- Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá
tính độc đáo.
- Ông sáng tác ở nhiều thể loại, song đặc biệt
thành công ở thể loại tùy bút.

Tác phẩm

Chí Phèo
- Nam Cao (1917 – 1951) xuất thân trong một
gia đình nghèo khó, có một cuộc sống hiện thực
tàn nhẫn. Ông là người con duy nhất trong gia
đình được ăn học tử tế.
- Ông có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu
thương
- Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà
nhân đạo chủ nghĩa lớn.
- Chí phèo được viết năm 1941 thuộc đề tài
người nông dân nghèo trước cách mạng tháng 8.
- Ban đầu tác phẩm có tên là “Cái lò gạch cũ”
sau đó đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”. Đến 1946
được tác giả đặt lại tên là “Chí phèo”.

- Chữ người tử tù được rút từ tập truyện ngắn
“Vang bóng một thời” năm 1940 là một văn
phẩm đạt gần đến sự hoàn thiện, hoàn mĩ.

Nghệ thuật



Chữ Người Tử Tù

- Tạo dựng được tình huống truyện, độc đáo,
đặc sắc.
- Xây dựng thành công nhân vật “Huấn Cao”
con người hội tụ nhiều cái đẹp
- Ngôn ngữ góc cạch giàu hình ảnh có tính tạo
hình, vừa cổ kích, vừa hiện đại.
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương
phản.

- Xây dựng được nhân vật điển hình vừa có ý
nghĩa tiêu biểu, vừa sống động.
- Kết cấu truyện mới mẻ tưởng như tự do nhưng
lại rất chặt chẽ, lô gíc. Cốt truyện và các tính tiết
hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
- Ngôn ngữ sống động vừa điêu luyện, vừa gần
gũi tự nhiên, giọng điệu đan xen biến hóa.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc xảo.

Ý Nghĩa

Hai Đứa Trẻ

- Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh sự
chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và
nhân cách con người.
- Đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của
nhà văn. (thú chơi chữ và ca ngợi ông Cao Bá

Quát).

- Tác phẩm Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội
thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân
hình và nhân tính của người dân lương thiện.
- Đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định
phẩm chất tốt đẹp của con người ngay cả khi
tưởng như họ bị biến thành quỷ dữ.

- Thạch Lam (1910 – 1942) là người đôn
hậu và rất tinh tế.
- Ông rất thành công ở thể loại truyện
ngắn

- Hai đứa trẻ được in trong tập “Nắng
trong vườn” năm 1938 là một trong
những tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho
phong cách truyện ngắn của Thạch Lam.
- Truyện có sự hòa quyện giữa hai yếu tố
đó là: hiện thực và lãng mạn trữ tình.
- Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những
dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc,
cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm
hồn nhân vật.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng
trưng, giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất
thơ, chất trữ tình sâu lắng.
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế
của cảnh vật và tâm trạng con người.
- Bút pháp tương phản đối lập (Ánh sáng

và Bóng tối)
- Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương
chân thành của Thạch Lam, đối với
những kiếp sống nghèo khổ chìm khuất
trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi
phố huyện nghèo trước cách mạng.
- Tác giả trân trọng những ước mơ bé
nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ.


Dàn ý phân tích

* Phân tích nhân vật Liên:
+ Phố huyện lúc chiều muộn
+ Phố huyện lúc đêm về
+ Phố huyện lúc tàu đến
* Phân tích phố huyện
- Cảnh vật và con người ở 2 thời điểm:
+ Đêm
+ Chiều

* Phân tích cảnh cho chữ:
- Giới thiệu tình huống
- Giới thiệu cảnh cho chữ (không gian và thời
gian)
- Là cảnh xưa nay chưa từng có (những mẫu
thuẫn, nghịch lý)
- Nghệ thuật cảnh cho chữ
- Ý nghĩa cảnh cho chữ
* Phân tích nhân vật Huấn Cao

- Người có tài, tâm, khí phách
- Cảnh cho chữ
-------- Phạm Hoàng Hải -------

* Diễn biến tâm lý của Chí Phèo sau khi gặp Thị
Nở đến khi kết liễu đời mình.
- Giới thiệu hoàn cảnhChí Phèo
- Chí Phèo bị tha hóa khi ra tù
- Chí phèo thức tỉnh sau khi gặp Thị Nở
* Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người (ở
dưới)

Hai Đứa Trẻ

Chữ Người Tử Tù

* Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:
- Không gian tạo vật được hiện lên với
nhiều âm thanh, màu sắc, hình ảnh và
đường nét:
+ Âm thanh: Tiếng trống thu không, tiếng
ếch nhái kêu, muỗi vo ve.
+ Hình ảnh: Phương Tây đỏ rực, đám
mây ánh hồng , dãy tre làng đen lại
+ Khung cảnh ấy được nhà văn thể hiện
qua những câu văn êm dịu, uyển chuyển,
tinh tế. Một bức “họa đồng quê” quen
thuộc, gần gũi, bình dị và gợi cảm, không
kém phần thơ mộng, mang cốt cách của
hồn quê Việt Nam. Qua đó thể hiện được

tình cảm và gắn bó của nhà văn với một
vùng quê nghèo
+ Cảnh vật đẹp nhưng buồn (Do chị Liên
buồn): "Đôi mắt chị bong tối ngập đầy
dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm
thím vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên
không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn

* Giới thiệu tình huống truyện
- Tình huống truyện là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le
giữa người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao
tù. Xét về phương diện XH, họ ở thế đối lập nhau (một
bên là tử tù chờ ngày ra pháp trường; một bên là quản
ngục nằm trong tay sinh mệnh của tù nhân). Nhưng xét
về phương diện nghệ thuật, họ là những người có tâm
hồn đồng điệu vì họ cùng yêu quý cái đẹp. Lúc đầu Huấn
Cao khinh bạc nhưng sau khi hiểu ra “tấm lòng trong
thiên hạ”, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ viên quản ngục.
- Ý nghĩa:
+ Làm bộc lộ,thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác
thường của các nhân vật (Huấn Cao lặng nghĩ mỉm cười;
quản ngục, thầy thơ lại khúm núm, run rẩy; Huấn Cao
tỏa sáng uy nghi giữa chốn ngục tù); làm tỏa sáng vẻ đẹp
của cái tài,cái dũng,cái thiên lương.
+ Góp phần khắc họa tích cách của các nhân vật, tăng
kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.
* Hình tượng nhân vật Huấn Cao
- Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao
+ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm, ai có chữ của


Chí Phèo
- Chí Phèo là một nông dân lương thiện
+ Lại một thằng hiền lành như đất, tội
nghiệp cho hắn, “Bà ba” cái con quỷ cái
hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt bóp
lên trên, trên nữa. Hắn thấy nhục hơn là
thấy thích, huống hồ lại sợ, hắn vừa làm
vừa run. (Phân tích để thấy "hắn thấy
nhục hơn là thích").
+ "Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu
chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa
xôi. Hình như có một thời gian hắn đã ao
ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc
mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ
một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì
mua năm ba sào ruộng" (Phân tích để
thấy ước mơ hiền lành của Chí Phèo là
một ước mơ bình thường, trong sáng của
một nông dân chân chất, hiền hòa).
Lương thiện, đó là bản chất của Chí Phèo,
là chất người của nhân vật.
- Chí Phèo bị tha hóa.


man mác trước cái giờ khắc của ngày
tàn."
- Cuộc sống của người dân:
+ Cảnh chợ tàn: người về hết, tiếng ồn ào
không còn, chỉ còn rác rưởi…
+ Hình ảnh những kiếp người tàn tạ: mấy

đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt
nhạnh rác, "Liên động lòng thương nhưng
chính chị cũng không có tiền để mà cho
chúng". Mẹ con chị Tý nghèo khổ ngày
mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước nhỏ
trên cái chõng tre, nhưng chả kiếm được
bao nhiêu. Bà cụ Thi điên nghiện rượu có
tiếng cười ghê sợ mua rượu uống và lẩn
vào bóng tối, vợ chồng Bác Xẩm.
 Tất cả… đều thể hiện sự tàn lụi ( cảnh
chợ tàn và những kiếp người tàn tạ); sự
nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm
hại của người dân nơi phố huyện. Qua đó
cũng thể hiện niềm trắc ẩn thương cảm
cho những kiếp người khèo khổ (cảm
thông, hỏi hang chị Tí, rót rượu đầy cho
cụ Thi, đứng nhìn cụ lẫn vào bóng tối).
* Bức tranh phố huyện lúc về đêm:
- Không gian, tạo vật :
+ Ngập chìm trong bóng tối mênh mông
(đường phố và các ngõ con chứa đầy
bóng tối; tối hết cả, con đường thăm thẳm
ra sông, con đường qua chợ về nhà; các
ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn..) gợi
nỗi buồn đầy cảm thương về kiếp sống
chìm khuất trong cuộc sống của người
dân nghèo quẩn quanh, bế tắc.
+Một vài ánh sáng le lói , yếu ớt lóe lên
từ một vài cửa hàng (…với những quầng


ông mà treo là cả một báu vật trên đời
+ Sự biệt đãi của VQN đối với Huấn Cao, những băn
khoăn, tính toán chỉ để xin chữ.
- Vẻ đẹp khí phách
+ Ông giám chống lại triều đình, đấu tranh vì chính
nghĩa “Tài bẻ khóa vượt ngục tù, coi nhà tù như chốn
không người, ra vào như chơi”
+ Thản nhiên, hiên ngang, ung dung nhận rượu thịt,
đứng đầu gông, chút gông rũ rệp
+ Ngạo nghễ, kinh bạc khi trả lời viên quản ngục
“Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là
nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa.
+ Khi đứng trước án tử hình ông vẫn thản nhiên cho chữ
(trong cảnh cho chữ).
- Vẻ đẹp thiên lương
+ Không vì tiền bạc mà cho chữ "Ta nhất sinh ko vì vàng
ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ"
+ Ông là người có trái tim nhân hậu. Khi biết đc thiện ý
của quản ngục, Huấn cao đã rất cảm động
 Huấn cao là người có lòng bao dung độ lượng, chia sẻ
nỗi niềm cùng vs 2 người bạn mà suýt nữa ông đã đánh
mất "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các
người...Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong
thiên hạ"
 Tấm lòng bao dung độ lượng, trọng nghĩa khinh tài
 Qua đây thể hiện quan điểm thẩm mĩ tiến bộ của
Nguyễn Tuân: tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể
tách rời.
* Hình tượng nhân vật VQN
- Quản ngục là 1 người có sở nguyện cao quý

+ Trước khi làm quản ngục, ông cũng là người đèn sách
"biết đọc vỡ nghĩ sách thánh hiền"
+ Là người lương thiện, tử tế, lại có chữ thánh hiền bồi
đắp cho "thiên lương" tốt đẹp
+ Ông say mê cái đẹp "cái sở nguyện của viên quản ngục

+ Hắn về lần này trông khác hẳn, mới
đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc
như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc,
cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen
và rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông
gớm chết (Phân tích để thấy Chí Phèo đã
biến thành "người khác": một tay anh chị,
một kẻ lưu manh)
+ Cái mặt hắn không trẻ cũng không già;
nó không phải còn là mặt người; nó là
mặt một con vật lạ, nhìn mặt những con
vật đó có bao giờ biết tuổi? Cái mặt hắn
vàng vàng mà lại muốn xạm màu tro; nó
vằn dọc, vằn ngang, không thứ tự biết
bao nhiêu là vết sẹo". (Phân tích để thấy
Chí Phèo đã biến thành một con vật).
- Chí Phèo bừng tỉnh và đòi quyền làm
người.
+ Tình yêu của Chí Phèo "Hắn thấy lòng
thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị
như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền... " (Phân
tích chi tiết này để thấy chất con người
của Chí Phèo. Bởi vì sau bát cháo hành
ấy, thoáng một cái, hắn lại như hít hơi

cháo hành đó là cái hơi của tình yêu).
+ "Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn
muốn làm hòa với mọi người biết bao!
Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể
sống yên ổn với hắn thì sao người khác
không thể được". Và hắn nói: "Giá như cứ
thế này mãi thì thích nhỉ?" (Phân tích chi
tiết này để thấy nội tâm Chí Phèo đã bừng
tỉnh, cái bản chất con người, cái thật của
Chí Phèo đã trỗi dậy, đã thôi thúc tình
cảm Chí Phèo. Chí Phèo thật sự muốn


sáng từ ngọn đèn dầu của chị Tí, chấm
lửa nhỏ từ bếp lửa của Bác Siêu; hột sáng,
khe sáng lọt qua những phên nứa, vệt
sáng của những con đom đóm...) ánh sánh
không xua tan đi bóng đêm mà lại càng
làm cho đêm tôi càng mênh mông hơn.
 Thứ ánh sáng nhỏ bé, le lói như chính
cuộc đời , số phận của những người dân
phố huyện nghèo.
- Nhịp sống của người dân: với giọng
văn đều đều, chậm buồn và tha thiết,
Thạch Lam giúp người đọc cảm nhận
rất rõ về cuộc sống lặp đi lặp lại ngày
nào cũng như thế một cách đơn điệu,
buồn tẻ của người dân:
+ Vẫn những động tác quen thuộc của :
Chị Tí dọn hàng, bác Siêu thổi lửa, gia

đình bác xẩm xuất hiện với cái thau trước
mặt…
+ Vẫn “tiếng đàn bầu bần bật” của bác
xẩm ế khách
+ Vẫn những mong đợi như mọi ngày :
Chờ đợi tàu đi qua…
 Dẫu vậy, họ vẫn không mất hết hy
vọng và niềm tin vào cuộc sống: một cái
gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng
ngày .Điều đó chứng tỏ : trong hoàn cảnh
nào , con người vẫn không thôi mơ ước
những điều tốt đẹp. Bởi lẽ, sống là phải
biết ước mơ và hy vọng. Qua đó thể hiện
niềm xót thương da diết của nhà văn.
- Tâm trạng của Liên trong đêm khuya
phố huyện
+ Nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp của
Hà Nội (Hà Nội nhiều đèn sáng rực và lấp

này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng của mình
một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết."
- Là người biết quý trọng người tài
+ Ông thiét đãi Huấn Cao chu đáo, "Suốt nửa tháng ông
Huấn Cao lại thấy một người thơ lại gầy gò, đem rượu
đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù"
+ Ngục quan tự hạ mình xuống trước người tử tù, nhẫn
nhục chấp nhận sự "khinh bạc đén điều" của ông Huấn.
"Quản ngục mong mỏi một ngày gần đây ông Huấn sẽ
dịu bớt tính nết"
 Về bản chất, đó là sự ngưỡng mộ trước cái đẹp một

cách hoàn toàn tự nguyện
+ Ông khúm núm, sợ hãi và xúc động trc những lời
khuyên dạy của tù nhân "Viên quản ngục khúm núm cất
những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa
óng"
 Con người cứng cỏi, dám vượt quyền hạn, ko sợ chết,
có khí phách cao đẹp
- Quản ngục còn là một người có tấm lòng lương
thiện, biết hướng thiện
+ Câu nói nghẹn ngào trong nước mắt của viên quản
ngục đã nêu bạt lên sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện,
của thiên lương con người "kẻ mê muội này xin bái lĩnh"
 Quản ngục mang vẻ đẹp của con người biét phân biệt
tốt xấu, có tấm lòng "biệt nhỡn liên tài". Ông chính là
"thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc
lật đều hỗn loạn, xô bồ".
* Cảnh cho chữ (chủ yếu làm nổi bật đây là cảnh tượng
chưa từng có)
- Hoàn cảnh, địa điểm chưa từng có: việc cho chữ thông
thường diễn ra ở những nơi thư phòng trong sạch, thanh
cao, còn ở đây nó diễn ra trong nhà tù. Nơi ngự trị của
bóng tối, của cái ác những thứ thù địch với cái Đẹp.
(buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất
bừa bãi phân chuột, phân gián >< ánh sáng đỏ rực của bó

"thế này" mãi nghĩa là muốn sống như
một con người).
- Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm
người.
+ Từ nhỏ Chí Phèo đã không có quyền

làm người “Không cha, không mẹ, không
người thân thích, không được thừa nhận,
là vật đem cho, là vật đem bán.”
+ Chí Phèo vô cớ bị bắt vô tù
+ CP bị mọi người xa lánh, không được ai
thừa nhận CP là người (Hắn chửi trời,
chửi đời, chửi cả làng vũ đại, hắn chửi
cha đứa nào không chửi nhau với hắn thế
nhưng không ai thèm trả lời.)
+ Thị nở là một sản phẩm không hoàn
thiện của tạo hóa, thế nhưng thị nở lại là
"mơ ước" của Chí Phèo. Mơ ước nhỏ bé
ấy lại không trở thành hiện thực. (Thị
ngoay ngoáy cái mông đít đi ra về. Hắn
sửng sốt, đứng lên gọi lại. Hắn đuổi theo
chị, nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại giúi thêm
cho một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân).
- Chí Phèo tới nhà và giết bá Kiến rồi
tự sát.
+ Phân tích chi tiết CHÍ PHÈO định tới
nhà giết và cô Thị Nở, nhưng rồi lại đến
nhà bá kiến (ý thức và vô thức).
+ Phân tích câu nói của Chí Phèo “Tao
muốn làm người lương thiện”.
+ Hành động của CHÍ PHÈO khi giết Bá
Kiến với ý nghĩa “Không được! Ai cho
tao lương thiện? Làm thế nào cho mất
được những vết mảnh chai trên mặt này?
Tao không thể là người lương thiện nữa.
Biết không!” (Cái chết của Chí Phèo là sự



lánh, chị được hưởng những thức quà
ngon lạ)
+ (Quay trở về thực tại) Liên buồn bã,
yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc
nhằn những kiếp người tàn tạ và cảm
nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong
bóng tối của họ.
* Bức tranh phố huyện huyện khi tàu
đến và tàu đi:
- Lúc tàu đến : phố huyện bừng sáng, náo
nhiệt trong cái im lặng mênh mông của
đêm tối. Một phố huyện sáng rực, vui vẻ
và huyên náo.
- Khi tàu đi : bóng tối lại dày đặc và để lại
bao tiếc nuối của mọi người, đặc biệt là
hai chị em Liên.
-> Hình ảnh đoàn tàu là biểu tượng của
một thế giới thât đáng sống : sức sống
mạnh mẽ, giàu sang và rực rỡ ánh sáng.
Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo
khổ, tăm tối của người dân phố huyện.
Đồng thời, hình ảnh đoàn tàu (với riêng
Liên và An) còn là hình ảnh của Hà Nội,
của hạnh phúc, của những ký ức tuổi thơ
êm đềm. Qua tâm trạng của chị em Liên,
tác giả như muốn lay tỉnh những người
đang buồn chán, sống quẩn quanh lam lũ
và hướng họ tới một tương lai tốt đẹp

hơn.

đuốc, tấm lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn..)
- Về quyền uy: kẻ có quyền hành thì không có quyền uy
(quản ngục). Uy quyền thuộc về Huấn Cao một kẻ tử tù,
người đáng lẽ không còn một chút quyền uy nào hết.
- Về thái độ: Người nắm quyền sinh, quyền sát thì khúm
núm, sợ sệt trong khi kẻ tử tù thì ung dung đường bệ, uy
nghi.
- Về giáo dục: kẻ tử tù là người lên tiếng khuyên quản
ngục về lẽ sống còn quản ngục thì cúi đầu bái lĩnh.
- Ý nghĩa cảnh cho chữ
+ Làm nổi bật hình tượng nhân vật Huấn Cao, tô đậm sự
vươn lên thắng thế của ánh sáng với bóng tối, cái Đẹp
đối với cái xấu xa, nhơ bẩn của cái Thiện với cái Ác.
+ Dù trong hoàn cảnh nào thì cái Đẹp vẫn mang sức sống
tiềm tàng. Nó có thể hình thành và ra đời trong môi
trường cái Xấu, cái Ác. Nhưng không vì thế mà nó lụi
tàn.
+ Gốc của cái Đẹp chính là thiên lương. Muôn thưởng
thức cái Đẹp phải giữ cho thiên lương lành vững. (Lời
khuyên của HC với VQN)
+ Cái Đẹp, cái Thiện có sức mạnh cảm hóa con người.
Đó là sự khẳng định của nhà văn về sự chiến thắng của
cái Đẹp, cái Thiện
- Biện pháp nghệ thuật cảnh cho chữ:
+ đối lập, tương phản
+ nhịp điệu câu văn chậm, giàu hình ảnh gợi liên tưởng
tới một đoạn phim quay chậm ( thủ pháp điện ảnh)
Đặc biệt nhấn mạnh sự vận động từ bóng tối tới ánh

sáng, từ hôi hám, nhơ bẩn tới cái Đẹp. Có như vậy mới
khẳng định được niềm tin của tác giả vào cái Đẹp, cái
Thiện.

chiến thắng của lương tâm. Chí Phèo
gắng gượng để trở về với xh con ng, thế
nhưng cảnh cửa ấy vẫn đóng, Chí Phèo đã
chết trên ngưỡng cửa cuộc đời, chết như
một con người.)
* Tham khảo: (Nam Cao kêu gọi hãy cứu
lấy nhân phẩm, nhân tính và nhân cách
con người trước cái đói và miếng ăn chứ
không phải kêu gọi cứu lấy cái đói cho
con người như một số nhà văn khác cùng
thời.
ông viết “Miếng ăn là một thử thách ghê
gớm đã phân hóa tính cách theo hai thái
cực: hoặc mất cả nhân cách, nhân tính
như những nhân vật trong Một bữa no,
Trẻ con không biết ăn thịt chó, Chí phèo,
Quên điều độ hoặc trở thành những bậc
chí thiện như Lão Hạc…Cái đói và miếng
ăn là cái gông nặng nề đã đè dúi dụi anh
tiểu tư sản trí thức xuống sát đất để biến
tất cả những ước mơ, những triết lý của
anh thành hu huênh hoang, vớ vẩn, giả
đối và khôi hài…” )


Tóm tắt cốt truyện

Giá trị nhân đạo

Hai đứa trẻ là câu truyện về hai đứa
trẻ Liên và An . Liên và An đã từng
có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà
Nội. Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ
phải về sống nơi phố huyện - một
cuộc sống nghèo khổ, đơn diệu. Liên
cảm thấy nơi đây buồn tẻ trong một
buổi chiều tà nhìn thấy những đứa trẻ
con đi nhặt nhạnh những đồ thừa.
Chung quanh chúng là cuộc sống tàn
lụi của Chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm....
Thế nhưng chừng ấy người sống trong
bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi
sáng hơn. Mong ước ấy vẫn được thể
hiện qua thao tác chờ chuyến tàu đêm
chạy qua phố huyện.
Hai Đứa Trẻ
- Sự cảm thông, thương xót của nhà
văn trước những số phận nhỏ bé bất
hạnh. (Miền đất và miền đời bị quên
lãng).
- Nhà văn phát hiện những phẩm chất
tốt đẹp của họ.
- Nhà văn trân trọng những ước mơ,
bé nhỏ.
- Nhà văn hướng họ tới ánh sáng
tương lai.
* - Sự khẳng định những ước mơ chân

chính của con người. (Diễn biến tâm
trang của Liên khi đợi chờ tàu).

VQN nhận được phiến trát về 6 tên tử tù bị
án chém, trong đó người đứng đầu là HC.
HC là một bậc văn võ song toàn. Ngoài tài
thư pháp ông còn là 1 anh hùng bất khuất
hiên ngang. Có trong tay người tài, VQN
ước muốn có được chữ của HC "nhưng có
vật báu trong nhà". Ông biệt đãi và trân
trọng HC. Chính tấm lòng VQN đã làm
HC cảm động. Ông chịu cho chữ. Một
cảnh tượng chưa từng có xưa nay đã diễn
ra trong ngục tối: Cái đẹp nghệ thuật được
sản snh trong chốn lao tù. Sau khi cho
chữ, HC khuyên thầy Quản về quê sống để
giữ thiên lương cho lành vững rồi hãy
thưởng thức cái đẹp.

Truyện ngắn “Chí Phèo” là câu chuyện về nhân vật cùng
tên "Chí Phèo" - một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong 1 cái
lò gạch xa lạ. Hắn được người làng chuyền tay nhau
nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và
làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen, Lý Kiến đẩy Chí
Phèo vào tù, 7 năm sau Chí Phèo trở về làng trong một
bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến
lợi dụng và biến thành tay sai. Chí Phèo trở thành con
quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên vạch mặt ăn vạ và gây
tai họa cho người trong làng. Mối tình với Thị Nở đã
làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi

người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái
xã hội đương thời đã chặn đứng đường về "cõi người"
của Chí Phèo. Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự
sát. Nghe tin Chí chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm
nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không vắng người qua lại.

Chí Phèo
- Cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa.
- Lên án tố cáo một xã hội vô nhân đạo. (Chí Phèo không bao giờ tồn tại đầy đủ 2 phương diện của
một con người đó là nhân hình, nhân tính -> truyện ngắn Chí Phèo là một bản cáo trạng đanh thép lên
án tố cáo đến tận cùng xã hội nhân đạo.)
- Phát hiện và miêu tả những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi tưởng như họ biến
thành quỷ dữ. (Chí Phèo người nông dân hiền lành, lương thiện, có lòng tự trọng, khao khát…)
- Sự khẳng định và đề cao bản chất lương thiện. (của 2 nv Chí Phèo và TN)
+ Chí Phèo: Sống trong làng Vũ Đại, một xã hội khô héo tình người như thế nhưng bản chất lương
thiện của Cp vẫn còn đó, chưa cạn -> Chí Phèo khóc sau khi gặp TN
+ Thị nở xấu ma chê quỷ hờn, dở hơi thế nhưng trong con người ấy lại tồn tại một điều vô giá đó
chính là tình người. Chính tình người của TN đã làm thức tỉnh Chí Phèo
- Tác giả kêu gọi mọi người hãy quan tâm đến con người, muốn cứu lấy con người. (Muốn con người
tốt đẹp thì xã hội phải tốt đẹp)


Giá trị hiện thực

- Phản ánh chân thực cuộc sống của
những con người nhỏ bé, bất hạnh.
- Bức tranh hiện thực đậm chất trữ
tình
+ Hiện thực ấy được cảm nhận qua
tâm trạng của nhân vật (Liên).

+ Thạch Lam đã viết bằng chính
những ký ức tuổi thơ của mình (trang
đời hóa thành trang văn).

- Phản ánh những mâu thuẫn xung đột
+ Nội bộ trong giai cấp thống trị phong kiến, giữa các thế lực ác bá của địa phương (sau khi bá kiến
chết).
+ Giữa giai cấp thống trị và người dân lao động lương thiện. (Bá kiến: tàn bạo, quỷ quyệt “giọng
quát rất sang, điều cười tào tháo, có cả một vương sách để thống trị dân làng”. Chí phèo: lương thiện
-> tha hóa thành quỷ dữ -> thức tỉnh lương tâm -> chết thảm khốc.)
 Mâu thuẫn xung đột quyết liệt, bế tắc.
- Phản ảnh một hiện thực mang tính quy luật trong xã hội cũ (chừng nào còn xã hội vô nhân đạo thì
chừng ấy còn hiện tượng “Chí Phèo” -> đoạn cuối của chí phèo là một vòng luẩn quẩn.)

* Tác giả Nam Cao
Quan điểm nghệ thuật
- Văn chương phải vì con người,
phải trung thực, không nên viết
những điều giả dối, phù phiếm.
- Tác phẩm VH phải có ý nghĩa XH
rộng lớn sâu sắc, phải có nội dung
nhân đạo sâu sắc.
- Người viết văn phải không ngừng
sáng tạo, tìm tòi.
- Nhà văn phải có vốn sống phong
phú thì mới viết được tác phẩm có
giá trị.

Hai đề tài chính
Phong cách nghệ thuật

* Đề tài người trí thức nghèo:
- Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh
- Nội dung: miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của những thần – “con người bên trong” của nhân
người trí thức nghèo trong XH cũ. Họ có hoài bão, lí tưởng, tài vật.
năng nhưng bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH bóp nghẹt, - Có biệt tài phát hiện, miêu tả, phân
trở thành những người thừa, sống mòn.
tích tâm lí nhân vật với những diễn
- Các tác phẩm tiêu biểu: “ Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Mua biến phức tạp. Lời văn đối thoại và độc
nhà” …
thoại tinh tế, đặc sắc, đa thanh. Kết cấu
* Đề tài người nông dân nghèo:
tp linh hoạt mà nhất quán.
- Nội dung: Một bức tranh chân thực về nông thôn VN nghèo - Cốt truyện đơn giản đề tài gần gũi
đói, thê thảm những năm trước 1945.
nhưng đặt ra những vấn đề lớn lao, có
+ Nhà văn đặc biệt chú ý hai đối tượng : những người thấp cổ ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, quan điểm
bé họng bị chà đạp nhẫn nhục và những người bị đẩy vào tình nghệ thuật tiến bộ.
trạng bần cùng hóa bị tha hóa, lưu manh hóa.
- Giọng văn sắc lạnh mà nặng trĩu suy
+ Nhà văn đi sâu miêu tả tâm lí để khẳng định bản chất lương tư, buồn thương chua chát mà đằm
thiên của họ.
thắm yêu thương.
- Các tác phẩm tiêu biểu: “ Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Dì Hảo”...
* Dàn bài chung kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận, giới thiệu tác giả
- Thân bài: Giới thiệu chung: gi; Phân tích nhân vật; Đánh giá: thành công, hạn chế, ảnh hưởng, tác động của nhân vật đối với đời sống, xã hội.
- Kết luận: Khái quát lại về nhân vật. Nghệ thuật tác phẩm.
-------- Phạm Hoàng Hải -------




×