Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN NGỮ VĂN THCS HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.39 KB, 6 trang )

Phiếu thông tin về nhóm giáo viên dự thi
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Tháp Mười
- Trường: THCS Thạnh Lợi
- Địa chỉ: Ấp 1 xã Thạnh Lợi huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp.
- Điện thoại: 0673952210; Email:
- Họ và tên nhóm giáo viên:
1. Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Điện thoại: 01239305040
Email:
2. Nguyễn Thị Điệp
Điện thoại: 0984962139
Email:


Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên
1. Tên dự án dạy học: Chuyện người con gái Nam Xương
2. Mục tiêu dạy học:
a. Kiến thức:
- Hiểu thời đại, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Dữ (tích hợp
môn Lịch sử)
- Hiểu cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong tác phẩm qua tranh ảnh minh họa.
(tích hợp môn Mĩ thuật)
- Hiểu nét độc đáo trong di sản văn hóa Việt Nam qua tranh ảnh minh họa Lễ
Hội đền Bà Vũ. (tích hợp môn Giáo dục công dân và phân môn Tập làm văn “ Thuyết minh
di tích lịch sử”)
- Hiểu vị trí địa lý di tích lịch sử Đền Bà Vũ, vị trí của vùng đất Hải Dương và
truyền thống lịch sử của nơi đây. (tích hợp môn Địa lý, Lịch sử)
- Hiểu số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền
thống của họ.(tích hợp giáo dục đạo đức và kĩ năng sống)
b. Kĩ năng:


- Biết đọc- hiểu tác phẩm truyện viết theo thể loại truyền kì.
- Biết tóm tắt truyện.
- Biết giới thiệu tác giả, tác phẩm và giới thiệu một di tích lịch sử trong bài văn
thuyết minh.
c. Thái độ:
- Biết trân trọng những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc.
- Biết cảm thương cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Biết rút ra bài học về cách giữ gìn hạnh phúc gia đình.
3. Đối tượng dạy học của dự án:
- Đối tượng học sinh: số lượng: học sinh, lớp 9/7, khối lớp 9
- Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án.
4. Ý nghĩa của dự án:
- Dự án (tiết dạy “ Chuyện người con gái Nam Xương”) này giúp học sinh hiểu
sâu sắc về thể loại truyện truyền kì trong nền văn học Trung đại Việt Nam. Đây là tác phẩm
khá xa lạ đối với học sinh lớp 9 thời nay. Để giúp các em hiểu rõ tác phẩm và tạo hứng thú
trong giờ học giáo viên cần phải tích hợp nhiều kiến thức thuộc các lĩnh vực: lịch sử, địa lí,
mĩ thuật, giáo dục công dân, Tập làm văn và kĩ năng sống cho học sinh.


- Dự án này nhằm giúp học sinh hiểu rõ nỗi vất vả của người mẹ nuôi con trong
thời chinh chiến, trách nhiệm của nàng dâu, người vợ trong gia đình. Từ đó giúp các em
biết đồng cảm, xót thương cho số phận của người phụ nữ thời xưa và biết cảm thông, chia
sẻ, thấu hiểu tình cảm của mẹ dành cho mình và gia đình ngày nay.
- Qua cách hành xử của nhân vật Trương Sinh, các em biết nhận xét đúng sai và
rút ra bài học cho mình về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.
- Từ sự cảm nhận sâu sắc về nhân vật Vữ Nương, học sinh có những kiến giải
riêng , biết so sánh, nhận xét về hình ảnh người phụ nữ xưa và nay để có thể tạo tập văn bản
nghị luận về tác phẩm truyện hoặc viết đoạn văn cảm nhận về một nhân vật văn học.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
- Mô tả thiết bị: máy chiếu, bản đồ địa lý có di tích lịch sử đền Bà Vũ.

- Đồ dùng dạy học: phấn màu, thước kẻ, phiếu học tập của học sinh.
- Học liệu sử dụng trong dạy học: tranh minh họa truyện, tranh minh họa lễ hội đền
Bà Vũ, truyện cổ tích” Vợ chàng Trương”,
- Mô tả các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của dự án:
+ Sử dụng phần mền Power point để giới thiệu tác giả và tác phẩm.
+ Sử dụng kĩ thuật video trong tiết dạy
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Bài dạy: Chuyện người con gái Nam Xương ( tiết 1)
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu thời đại, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Dữ.
- Hiểu cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
- Biết tóm tắt truyện.
- Cảm nhận tấm lòng người mẹ thương con trong tác phẩm, cảm nhận số phận bi thảm
của người phụ nữ trong chế độ cũ.
3.Thái độ:
- Biết trân trọng những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc.
- Biết cảm thương cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Biết rút ra bài học về cách giữ gìn hạnh phúc gia đình.
B. CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện, thiết bị:
- GV: máy chiếu
- HS: phấn màu, thước
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: gợi mở- vấn đáp, đọc tích cực, động não, trực quan,
trình bày 1 phút
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:



1. Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (3’)
+ Kể tên những tổ chức và hoạt động vì trẻ em trên thế giới và ở Việt Nam.
+ Nêu những suy nghĩ của em khi được sự quan tâm của các cấp, các ngành ở địa
phương em về trẻ em.
3. Bài mới: (2’)
* Mở bài: Cho HS xem 1 đoạn clip về chuyện cổ tích “Vợ chàng Trương”
* Phát triển bài
TG
HOẠT ĐỘNG GV
15’ HĐ1:Tìm hiểu chung:
Hỏi: +Em hãy giới thiệu
sơ lược vài nét về tác giả.
GV: cho HS xem bảng đồ
tỉnh Hải Dương. (tích hợp
kiến thức Địa lí và Lịch sử
giới thiệu về vùng đất Hải
Dương và truyền thống
Lịch sử ở đây)
GV: tích hợp Nguyễn
Bỉnh Khiêm trong bài
trước “Phong cách Hồ Chí
Minh”.
GV giới thiệu xuất xứ,
nguồn gốc truyện và cho
HS xem trang bìa tác
phẩm.
+Em hiểu ý nghĩa nhan
đề Truyền kì mạn lục là

gì?
GV: tích hợp các yếu tố
Hán Việt trong cách giải
nghĩa từ.
+Em hiểu thế nào là
truyện truyền kỳ?

HOẠT ĐỘNG HS

NỘI DUNG
I.Tìm hiểu chung:
* Đọc chú thích và trả lời 1.Tác giả:
- Sống vào XVI, quê ở huyện Trường
* Xem bảng đồ, xác định Tân (Thanh Miện), Hải Dương.
vị trí.
- Là người học rộng, tài cao, không
* Nghe và nhớ lại kiến
màng danh lợi.
thức cũ.
- Sáng tác của ông thể hiện cái nhìn tích
cực của đối với VHDG.
* Nghe và xem hình ảnh

*TL:Ghi chép tản mạn
những điều kỳ lạ được
lưu truyền.

2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: là truyện thứ 16 trong
Truyền Kỳ Mạn Lục, có nguồn gốc từ

truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”.
b. Thể loại: truyện truyền kì.

*TL:Nhân vật chính
thường là phụ nữ bất
hạnh và trí thức;là loại
văn xuôi tự sự viết bằng
chữ Hán, có nguồn gốc
từ văn học TQ, đời
Đường.

15’
HĐ2:Đọc- hiểu vb:
GV cho HS xem tranh và
kể tóm tắt văn bản.
Hỏi: Truyện có mấy nhân
vật? Ai là nhân vật chính?

*Nghe và xem tranh.
*TL: Có 4 nhân vật, Vũ
Nương là nhân vật chính.
* 3 HS đọc phần 1.

GV: cho HS đọc phần 1,
nhận xét cách đọc và hỏi:
+Vũ Nương được giới
thiệu trong những hoàn
cảnh nào?
+Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ
Nương bộc lộ những đức


-TL: Khi sống với
chồng, khi vắng chồng,
khi chồng trở về, khi bị
vu oan.

II.Đọc- hiểu văn bản:
1.Nội dung:
a) Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương:
- Với chồng: nàng luôn trọn đạo vợ
hiền, thủy chung chờ chồng, luôn bao
dung, vị tha.
- Với mẹ chồng: nàng là một nàng dâu
hiếu thảo.
- Với con: nàng luôn yêu thương, chăm
sóc, nuôi dạy chu đáo.


tính gì?
Gợi ý:
- Khi sống với chồng
nàng cư xử ra sao?Lời nói
của nàng lúc tiễn chồng có
ý nghĩa gì?
- Khi xa chồng nàng sống
và xử sự ra sao? (với bản
thân, với mẹ chồng và
con)
- Khi bị chồng nghi oan
nàng đã làm gì?


-Lúc ở thủy cung nàng đã
nghĩ gì, làm gì ?

- Giữ gìn khuôn phép,
chưa để thất hòa; không
mong vinh hiển cầu cho
chồng được bình an trở
về.
- Làm mẹ hiền, dâu
thảo, thuỷ chung
- Phân trần; giải bày nỗi
đau đớn thất vọng; thất
vọng tột cùng, quyết liệt
bảo vệ danh dự bằng
cách chọn cái chết.
* Khao khát hạnh phúc,
tha thứ cho chồng.
* Đẹp người, đẹp nết.

- Qua đó em thấy Vũ
Nương là người như thế
nào?
*GDKNS:Nhân vật Vũ
Nương là hình ảnh điển
hình cho số phận của
người phụ nữ trong xã
hội phong kiến dù phải
chịu nhiều vất vả trong
cuộc sống gia đình

nhưng lại phải chịu sự
chèn ép của chế độ nam
quyền, là nạn nhân của
chiến tranh phong kiến.
4.Củng cố, kiểm tra đánh giá:( 9')
Câu 1: Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Truyền kì mạn lục”.
Câu 2: Tên gọi bằng chữ Hán của Chuyện người con giá Nam Xương là gì? (Nam Xương
nữ tử truyện)
Câu 3: Nhân vật Vũ Nương mang những vẻ đẹp nào về phẩm chất?
Câu 4: Em có suy nghĩ gì về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ?
5. Hướng dẫn tự học: (1’)
- Nhớ một số từ Hán Việt trong vb.
- Chuẩn bị bài Xưng hô trong hội thoại
Mô tả các hoạt động dạy học (mục tiêu, nội dung, cách tổ chức dạy học, phương
pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo
viên) theo tiến trình dạy học đã thực hiện với học sinh trong thực tiễn.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập


Mô tả cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh.
8. Các sản phẩm của học sinh
Mô tả các sản phẩm của học sinh, minh chứng kết quả học tập của học sinh qua dự
án dạy học./.



×