Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề cương chi tiết học phàn quản trị chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.22 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
1. Tên học phần: Quản trị chất lượng
2. Giảng viên: TS. NGÔ THỊ ÁNH

Số tín chỉ: 02
E-mail:

3. Mô tả học phần
Quản trị chất lượng đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với sự phát triển
của các tổ chức thông qua việc tập trung vào hiệu quả của hệ thống quản lý và sự thỏa
mãn của khách hàng. Môn học cung cấp cho học viên những kiến thức căn bản về quản
trị chất lượng và vai trò của nó đối với sự phát triển bền vững của các tổ chức. Học viên
có cơ hội tiếp cận các cách thức quản trị chất lượng hiệu quả tại các doanh nghiệp Việt
Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Thông qua khóa học, học viên có nhiều cơ hội để
thảo luận, nhận dạng những vấn đề về quản trị chất lượng tại tổ chức của mình, được chia
sẻ những kiến thức và kinh nghiệm về quản trị chất lượng, từ đó giúp học viên có khả
năng vận dụng các kiến thức của môn học để giải quyết các vấn đề quản trị chất lượng
cũng như định hướng triển khai hệ thống quản lý chất lượng thích hợp tại tổ chức mình.
4. Mục tiêu của học phần
Sau khi học xong học phần, học viên cần đạt được:
• Nhận thức đúng các vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng cũng như tác động của
nó đối với sự thành công của các tổ chức.
• Nhận biết và sử dụng được một số kỹ thuật để kiểm soát và cải tiến chất lượng sản
phẩm/ dịch vụ, chất lượng quá trình, chất lượng hệ thống quản lý.
• Lựa chọn và lập được kế hoạch triển khai một hệ thống quản lý chất lượng thích
hợp cho tổ chức mà học viên đang công tác.
• Có năng lực làm việc theo nhóm một cách hiệu quả, năng lực trình bày và phản
biện bằng lời nói, năng lực chuẩn bị và trình bày một bài viết về các chủ đề liên
quan đến quản trị chất lượng.
5. Chương trình chi tiết


Buổi
1

Nội dung

Bài đọc

Quản lý chất lượng

- Chương 2, 3 [6.1]

Khái niệm chất lượng

- Phụ lục 1 [6.1]

Khái niệm chi phí chất lượng
Khái niệm quản lý chất lượng
2

Quản lý chất lượng

- Chương 2, 3, 5 [6.1]
1


Quá trình hình thành chất lượng

- Phụ lục 1 [6.1]

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

Nguyên tắc quản lý chất lượng
3

Quản lý chất lượng

- Chương 7 [6.1]

Các chức năng/ hoạt động quản lý chất lượng
Kỹ thuật quản lý chất lượng
4

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9000

- TCVN ISO 9000:2007

Giới thiệu về ISO 9000

- ISO 9004:2009

Cấu trúc, yêu cầu của ISO 9000

- Chương 9 [6.1]

- TCVN ISO 9001:2008

Triết lý của ISO 9000
5

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn ISO 9000

- TCVN ISO 9000:2007

Xây dựng HTQLCL theo ISO 9000 trong một
tổ chức

- ISO 9004:2009

Phương pháp 6 sigma

- TCVN ISO 9001:2008
- Chương 9 [6.1]
- Chương 8 [6.1]

Khái niệm phương pháp 6 sigma
Triết lý cơ bản của phương pháp 6 sigma
Chu trình DMAIC: Define,
Analyze, Improve, Control
6

Học viên thuyết trình theo nhóm

7

Học viên thuyết trình theo nhóm

8

Học viên thuyết trình theo nhóm


Measure,

6. Tài liệu tham khảo của học phần
6.1. TẠ THỊ KIỀU AN và các tác giả (2010), Quản lý chất lượng, NXB Thống kê,
TP. HCM.
6.2. PHAN CHÍ ANH và các tác giả (2002), 6 sigma - Phương pháp tiếp cận mới về
quản lý, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
6.3. NGUYỄN MINH ĐÌNH, NGUYỄN TRUNG TÍN, PHẠM PHƯƠNG HOA
(1996), Quản lý có hiệu quả theo phương pháp Deming, NXB Thống kê, TP.
HCM.
6.4. BÙI NGUYÊN HÙNG, NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN (2004), Quản lý chất
lượng, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.
2


6.5. PHÓ ĐỨC TRÙ, PHẠM HỒNG (2002), ISO 9000:2000, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
6.6. Stephen GEORGE, Arnold WEIMERSKIRCH (2009), MBA trong tầm tay –
Quản lý chất lượng toàn diện, NXB Tổng hợp TP. HCM.
6.7. Jeffrey K. LIKER (2006), Phương thức Toyota, NXB Tri thức.
6.8. Ashok RAO, Lawrence P.CARR, Ismael DAMBOLENA, Robert J. KOPP, John
MARTIN, Farshad RAFII, Phyllis Fineman SCHLESINGER (1996), Total
Quality Management: A Cross Functional Perspective, John Wiley & Sons.
6.9. George ECKES (2003), Six sigma for everyone, John Wiley & Sons, Inc.
6.10. Peter S. PANDE, Robert P. NEUMAN, Roland R. CAVANAGH (2000), The
six sigma way, McGraw-Hill.
7. Phương pháp đánh giá học phần
• Điểm quá trình (30%): Bao gồm đánh giá theo cá nhân và đánh giá theo
nhóm. Đánh giá theo cá nhân (10%) dựa trên việc tham dự đầy đủ các buổi

học, tích cực tham gia các hoạt động trên lớp và hoàn thành bài tập cá nhân
của học viên. Đánh giá theo nhóm (20%) thông qua các bài tập nhóm, thảo
luận các tình huống và trình bày trước lớp. Đánh giá theo nhóm dựa trên mức
độ hợp tác nhóm, kỹ năng trình bày, nội dung trình bày bám sát yêu cầu của
chủ đề và dựa trên năng lực trả lời câu hỏi từ các thành viên của các nhóm
khác về các vấn đề có liên quan đến chủ đề.
• Thuyết trình và viết tiểu luận (20%): Mỗi nhóm chọn 1 trong nhiều đề tài
tiểu luận được giáo viên gợi ý ngay từ buổi học đầu tiên. Trong quá trình học,
học viên cùng làm việc nhóm để chuẩn bị bài thuyết trình. Theo lịch trình
định sẵn, các nhóm tiến hành thuyết trình và lắng nghe ý kiến đóng góp, phản
biện từ các nhóm khác. Dựa trên những đóng góp đó, nhóm tiến hành viết tiểu
luận và nộp tiểu luận sau 2 tuần kể từ buổi học cuối. Phần này được đánh giá
theo nhóm, cụ thể: 10% đánh giá việc chuẩn bị và tiến hành thuyết trình, 10%
đánh giá bài tiểu luận.
• Thi cuối khóa (50%): Thi viết, đề thi mở, đánh giá theo cá nhân.
8. Đề tài thuyết trình và viết tiểu luận
Mỗi nhóm chọn một trong các đề tài sau:
8.1 Phân tích chương trình hành động 14 điểm của Deming. Liên hệ chương trình này
với hoạt động quản lý chất lượng tại một tổ chức cụ thể (anh/chị đang công tác).
8.2 Sử dụng các công cụ SPC thích hợp để xác định và phân tích các vấn đề chất
lượng tại một tổ chức cụ thể (anh/chị đang công tác) và đề xuất các giải pháp giải
quyết các vấn đề đó.
3


8.3 Phân tích thực trạng các hoạt động (chương trình) cải tiến chất lượng tại một tổ
chức cụ thể (anh/chị đang công tác) và lập kế hoạch triển khai các hoạt động
(chương trình) cải tiến chất lượng thích hợp cho tổ chức.
8.4 Phân tích lợi ích áp dụng ISO 9000 tại một tổ chức cụ thể (anh/chị đang công tác).
Cho biết những khó khăn/ trở ngại đã gặp phải trong quá trình áp dụng và kinh

nghiệm vượt qua các khó khăn/ trở ngại đó.
8.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9000 tại một tổ chức cụ thể (anh/chị đang công tác).
8.6 Phân tích khả năng áp dụng 6 sigma tại một tổ chức cụ thể (anh/chị đang công
tác). Những khó khăn mà tổ chức có thể gặp phải trong quá trình áp dụng là gì? Tổ
chức cần làm gì để vượt qua những khó khăn đó.
8.7 Phân tích thực trạng áp dụng 6 sigma tại một tổ chức cụ thể (anh/chị đang công
tác). Cho biết những khó khăn/ trở ngại đã gặp phải trong quá trình áp dụng và
kinh nghiệm vượt qua các khó khăn/ trở ngại đó.
8.8 Phân tích một hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn đang được áp dụng tại một tổ
chức cụ thể (anh/chị đang công tác) và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
8.9 Lập kế hoạch triển khai một hệ thống quản lý chất lượng thích hợp tại một tổ
chức cụ thể (anh/chị đang công tác).
8.10 Lập kế hoạch triển khai một kỹ thuật quản lý chất lượng thích hợp tại một tổ
chức cụ thể (anh/chị đang công tác).
8.11 Lập một dự án cải tiến chất lượng theo phương pháp 6 sigma tại một tổ chức cụ
thể (anh/chị đang công tác).
8.12 Dịch sang tiếng Việt bài báo “Total Quality Management in SMEs” (xem file
đính kèm).
8.13 Dịch sang tiếng Việt bài báo “In support of the assumptions at the foundation
of Deming’s management theory” (xem file đính kèm).
8.14 Dịch sang tiếng Việt bài báo “The business value of quality management
systems certification – Evidence from Australia and New Zealand” (xem file
đính kèm).
4


8.15 Dịch sang tiếng Việt bài báo “A Critical Examination of the Ability of ISO
9000 Certification to Lead to a Competitive Advantage” (xem file đính kèm).
8.16 Dịch sang tiếng Việt bài báo “Simultaneous consideration of TQM and ISO

9000 on performance and motivation: An empirical study of Spanish
companies” (xem file đính kèm)

5



×