Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Luận văn Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 161 trang )

Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

LỜI CAM ĐOAN
Comment [U1]: BỎ

Tên tôi là:

Phạm Thị Nhinh

Sinh ngày:

18/5/1985

Học viên lớp: Cao học khoá 23, năm học 2013 – 2015
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học môn Địa lí – Trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội.
Hiện đang công tác tại trƣờng THPT Quang Trung – Đống Đa.
Tôi xin cam đoan những gì tôi viết trong luận văn này là do sự tổng hợp và
nghiên cứu của bản thân cũng nhƣ định hƣớng của giảng viên hƣớng dẫn, luận văn
không sao chép của ngƣời khác.
Luận văn có sử dụng một số nội dung trong các tài liệu và đã đƣợc chỉ ra tại
mục tài liệu tham khảo.
Hà Nội, tháng 9 – 2015
Tác giả luận văn

Phạm Thị Nhinh

i


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT



LỜI CẢM ƠN
Sự thành công của đề tài nhắc tôi lòng biết ơn sâu sắc đến đấng sinh thành
luôn tạo điều kiện để tôi vƣơn lên phía trƣớc, những thầy cô, đồng nghiệp và bạn
bè đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Ngô Thị Hải Yến,
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài đồng thời cũng là ngƣời thƣờng xuyên
động viên, khích lệ tôi vƣợt qua khó khăn để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Tôi vô cùng biết ơn Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Phòng Đào tạo sau Đại học,
Ban Chủ nhiệm khoa, quý thầy cô khoa Địa lí, thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội đã giúp đỡ đồng thời đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài .
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, các đồng nghiệp, các thầy cô
giảng dạy địa lí tại trƣờng THPT Quang Trung – Đống Đa, trƣờng THPT Lý Thái
Tổ – Hà Nội, các học viên lớp cao học Địa lí K23 cùng các bạn sinh viên chuyên
ngành Địa lí của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
Tôi cũng xin cảm ơn các tác giả của những tài liệu tham khảo đã cung cấp cho
tôi nhiều kiến thức hết sức quý giá trong đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 – 2015
Tác giả

Phạm Thị Nhinh

ii


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
5. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 7
7. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 8
8. Quan điểm nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................... 8
9. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 11
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 1
Chƣơng : 1CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP
GIÁO DỤC BIỂN ĐẢO QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 – THPT...................... 1
1.1. Một số vấn đề về giáo dục biển đảo trong trƣờng phổ thông .................... 1
1.1.1. Sự cần thiết phải giáo dục biển đảo ........................................................ 1
1.1.2. Tính hợp lí của giáo dục biển đảo trong nhà trƣờng phổ thông ................. 2
1.1.3 Nội dung giáo dục biển đảo trong nhà trƣờng phổ thông ........................ 4
1.1.3.2. Vấn đề phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.............................. 9
1.1.3.3. Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng biển đảo tại các vùng KT
– XH của nƣớc ta............................................................................................. 13
1.1.4. Phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp giáo dục biển đảo ......18
1.2. Mục tiêu, nội dung chƣơng trình Địa lí lớp 12 – THPT .......................... 20
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................. 20
1.2.2. Về nội dung chƣơng trình Địa lí lớp 12 THPT ..................................... 21

iii


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

1.3. Hiện trạng tổ chức dạy học tích hợp biển đảo trong môn Địa lí 12 –

THPT ............................................................................................................... 23
1.4. Đặc điểm tâm sinh lí và phát triển nhận thức của học sinh THPT .......... 28
1.4.1. Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý của HS lớp 12 .............. 28
1.4.2. Đặc điểm cơ thể..................................................................................... 28
1.4.3. Đặc điểm trí tuệ và học tập ................................................................... 28
Tiểu kết ........................................................................................................... 29
Chƣơng 2: KHẢ NĂNG VÀ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIỂN
ĐẢO QUA MÔN ĐỊA LÍ 12 – THPT.......................................................... 31
2.1. Nguyên tắc và yêu cầu của việc tích hợp giáo dục biển đảo trong chƣơng
trình Địa lí 12 – THPT .................................................................................... 31
2.2. Xác định các địa chỉ và chủ đề tích hợp giáo dục biển đảo trong chƣơng
trình Địa lí 12 – THPT .................................................................................... 33
2.2.1. Xác định địa chỉ tích hợp giáo dục biển đảo qua các bài học trong
chƣơng trình Địa lí 12 – THPT ....................................................................... 34
2.2.2. Xác định các chủ đề tích hợp biển đảo ................................................. 37
2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp giáo dục biển đảo
trong chƣơng trình Địa lí 12 – THPT.............................................................. 41
2.3.1. Sử dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học theo hƣớng tích cực hoá
hoạt động của HS ............................................................................................ 41
2.3.2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học tích hợp giáo dục biển đảo ........... 58
2.3.2.1. Các hình thức tổ chức dạy học nội khoá ........................................... 58
2.3.2. Các hình thức tổ chức dạy học ngoại khoá ......................................... 61
2.3.3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp nội dung giáo dục
biển đảo trong môn Địa lí 12 THPT ............................................................... 64
2.4. Thiết kế giáo án tích hợp giáo dục biển đảo trong môn Địa lí 12 – THPT .....69
Tiểu kết ........................................................................................................... 70

iv



Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................... 71
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................ 71
3.2. Nguyên tắc thực nghiệm .......................................................................... 71
3.3.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 73
3.3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................... 73
3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 73
3.4.1. Về định tính ........................................................................................... 73
Tiểu kết ........................................................................................................... 79
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC

v


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

CNTT

Công nghệ thông tin

GV


Giáo viên

GD – ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDPT

Giáo dục phổ thông

HS

Học sinh

KT – XH

Kinh tế, xã hội

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


vi


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Nội dung chƣơng trình Địa lí 12 – THPT ...................................... 22
Bảng 2.1. Các địa chỉ tích hợp giáo dục biển đảo trong chƣơng trình Địa lí 12
– THPT .............................................................................................. 34
Bảng 2.2. Xác định các chủ đề tích hợp nội dung giáo dục biển đảo trong
chƣơng trình Địa lí 12 – THPT ......................................................... 38
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS hai trƣờng sau
khi học xong bài thực nghiệm số 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng ................................................................................................. 75
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS hai trƣờng sau
khi học xong bài thực nghiệm số 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng ................................................................................................. 75
Bảng 3.3. Bảng kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS từng trƣờng sau khi học
xong 2 bài thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ...... 76
Bảng 3. 4. Bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS sau khi học
xong 2 bài thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ...... 77

vii


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Kĩ thuật “Các mảnh ghép” .............................................................. 55
Hình 2.3. Hội thi trực tuyến “Biển đảo quê hƣơng” do Thành đoàn TP.HCM,
báo Tuổi Trẻ và Đài Truyền hình TP.HCM phối hợp tổ chức ...... 63
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra kiến thức HS hai lớp Thực
nghiệm và Đối chứng ...................................................................... 77

viii

Comment [U2]:


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XXI đƣợc các nhà chiến lƣợc xem là “thế kỉ đại dƣơng” bởi cùng với
tốc độ tăng trƣởng kinh tế và dân số hiện nay, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài
nguyên không tái tạo đƣợc trên đất liền sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỉ tới, biển có
thể mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc nguyên, nhiên liệu cho sự phát triển. Chính vì
thế mà ngày nay tất cả các quốc gia có biển (kể cả các quốc gia không có biển) cũng
đều chú ý tới việc nghiên cứu, khai thác nguồn lợi từ biển, đều vƣơn ra biển, xây
dựng chiến lƣợc biển trong quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc.
Việt Nam là một quốc gia biển, biển Đông là một biển lớn trên thế giới và giữ
vị trí quan trọng nhất của khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng cũng nhƣ của thế
giới. Từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với mọi
hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam. Biển không chỉ chứa đựng
tiềm năng kinh tế to lớn, là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ với quốc tế mà
biển còn đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn chiến lƣợc quan
trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, nhƣng sự hiểu biết của chúng ta về biển còn
rất hạn chế, đặc biệt là thanh thiếu niên. Để thế hệ trẻ hiểu đƣợc vấn đề biển, đảo

của nƣớc ta, không có cách nào tốt hơn là đƣa chƣơng trình biển, đảo vào giáo dục
ở các cấp học. Nhiệm vụ của chúng ta là phải trang bị kiến thức và giáo dục ý thức
bảo vệ biển đảo cho HS – những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc, nhằm nâng cao
nhận thức, xây dựng ý thức và hành vi đúng đắn cho thế hệ trẻ ở các trƣờng học. Ở
nhiều nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta, việc giáo dục biển đảo cho HS ở các
trƣờng phổ thông đƣợc thực hiện theo phƣơng thức tích hợp vào các môn học, trong
đó có môn Địa lí.
Trong chƣơng trình THPT, môn Địa lí lớp 12 có nhiều khả năng tích hợp vì
môn này trang bị cho HS những kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên, dân cƣ và
Địa lí KT – XH, Địa lí các vùng, địa phƣơng. Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ
quan trọng của chƣơng trình Địa lí lớp 12 – THPT là giúp HS hình thành và rèn
luyện những năng lực cần thiết để trở thành một ngƣời công dân, ngƣời lao động có
khả năng đƣa ra những lựa chọn, quyết định trong một xã hội hết sức đa dạng; có

1


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT
thể kiểm soát và làm chủ bản thân; có khả năng thu nhận và xử lí thông tin trong
một thế giới đang bùng nổ về CNTT và truyền thông. Qua nội dung SGK Địa lí 12
– THPT, nhận thấy nhiều bài có khả năng tích hợp nội dung giáo dục biển đảo, giúp
cho HS có khả năng nhận thức đƣợc các vấn đề về chủ quyền biển đảo, ảnh hƣởng
của biển, vấn đề phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển,... Tuy nhiên trong quá
trình giảng dạy, việc giáo dục các kiến thức, kĩ năng, thái độ cho HS liên quan đến
vấn đề này còn nhiều hạn chế nên hiệu quả giáo dục chƣa cao do một số nguyên
nhân chủ quan và khách quan. Việc tích hợp thông qua các bài học này hầu hết mới
đƣợc thể hiện ở mức độ liên hệ.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục biển đảo qua môn Địa lí 12 THPT, chúng
tôi đã chọn đề tài: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT để
nghiên cứu các nội dung có khả năng tích hợp giáo dục biển đảo, đƣa ra các biện pháp

và hình thức tích hợp nội dung này trong chƣơng trình Địa lí lớp 12 – THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đƣa ra khả năng và biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp giáo dục biển đảo trong chƣơng trình Địa lí
lớp 12 – THPT.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy
học tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học tích hợp
giáo dục biển đảo trong môn Địa lí lớp 12 – THPT.
- Xác định địa chỉ và các biện pháp tổ chức dạy học tích hợp giáo dục biển
đảo trong môn Địa lí lớp 12 – THPT.
- Thiết kế giáo án và thực nghiệm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề
tài nghiên cứu.
- Đƣa ra kết luận và kiến nghị về việc tích hợp giáo dục biển đảo qua môn
Địa lí lớp 12 – THPT.

2


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT
5. Tổng quan nghiên cứu
Việt Nam giáp biển ở ba phía Đông, Đông Nam và Tây Nam và biển đóng vai
trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Biển Đông tạo điều
kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ của các vùng, miền của Việt Nam
có điều kiện thuận lợi quan hệ trực tiếp, giao thƣơng với thị trƣờng khu vực và quốc
tế, trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá. Theo tài liệu cho rằng: “Trong vùng
“biển bạc”, mỗi hòn đảo không chỉ nhƣ những thỏi “vàng xanh”, mà còn là một “cột

mốc chủ quyền” tự nhiên của quốc gia. Biển thiêng liêng là vậy, nên bảo vệ và phát
triển vì sự trƣờng tồn của biển, đảo quê hƣơng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn
Quân và toàn dân ta”

[3]

. Trong cuốn Biển và hải đảo Việt Nam đã khẳng định:

“Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh đối với các nƣớc có
biển nói riêng và của Thế giới nói chung”

[1]

. Vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi biển là

vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc đối với việc giữ gìn toàn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ
vững ổn định chính trị, phát triển KT – XH của đất nƣớc trong thời kì mở rộng quan
hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. Nên giáo dục biển đảo đang là vấn đề có ý nghĩa
chiến lƣợc, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ hôm nay sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết
nối trong toàn xã hội, thúc đẩy những hành động thiết thực vào trong cộng đồng vì
biển, đảo quê hƣơng.
Đại dƣơng và biển là di sản của tƣơng lai, cho nên không phải ngẫu nhiên
Thông điệp Ngày đại dƣơng thế giới năm 2011 – 2012 đƣợc Liên Hợp quốc chọn là
“Tuổi trẻ – nguồn sức mạnh để bảo vệ đại dƣơng!” Nhận thức đƣợc sứ mệnh và tính
tiên phong của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hội nhập
và phát triển đất nƣớc. Cuốn 100 câu Hỏi – Đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt
Nam [5] là cuốn cẩm nang cần thiết, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, HS nói
riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bƣớc nâng cao nhận thức
về vị trí, vai trò của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm
thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nƣớc,

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nƣớc”.
Để mọi ngƣời dân hiểu đƣợc sự cần thiết phải giáo dục biển đảo, thì không có
giải pháp nào tốt hơn là đƣa vào chƣơng trình Giáo dục phổ thông. Tài liệu tập
huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng – an ninh

3

[71]

đƣợc ban hành để xây


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT
dựng và bồi dƣỡng mạng lƣới đội ngũ các nhà giáo làm nòng cốt, đảm bảo có năng
lực về giáo dục, tuyên truyền về biển, đảo và tài nguyên biển, đảo tại các trƣờng
phổ thông.
Cuốn Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường
biển, đảo cho HS Trung học phổ thông [14] nhằm bổ sung thêm thông tin và giáo dục
cho HS những hiểu biết về tiềm năng, sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng biển, đảo; bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Tài liệu cũng đƣa ra những cách thức tổ chức hoạt động ngoại khoá để giáo dục cho
HS ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong nhà trƣờng phổ thông mang
tính chiến lƣợc lâu dài.
Tài liệu tuyên truyền chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên biển Đông

[2]

đã

nhấn mạnh vị trí chiến lƣợc của biển, đảo, các văn bản pháp lí, tình hình biển, đảo

gần đây, đặc biệt là khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trƣờng Sa.
Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về biên giới, biển, đảo Việt Nam

[4]

nhằm không ngừng nâng cao nhận thức đúng đắn của GV và HS trong các trƣờng
THPT về tầm quan trọng của biển đảo và hoàn thiện nội dung giáo dục biển đảo để
hỗ trợ cho chƣơng trình môn học Lịch sử, Địa lí cấp THPT.
Đề tài mà Phan Minh Nhựt thực hiện có tên Giáo dục kiến thức biển - đảo cho
học sinh tiểu học qua môn Tự nhiên - Xã hội

[50]

gồm 3 chƣơng, dài gần 80 trang,

gồm tiểu luận và tranh, ảnh minh hoạ. Chƣơng một nói về những vấn đề chung về
tình hình biển đảo Việt Nam; chƣơng hai khái quát tình hình thực tế tranh chấp trên
biển Đông hiện nay; chƣơng ba là đƣa giáo dục kiến thức biển đảo vào chƣơng trình
cho học sinh tiểu học qua bộ môn Tự nhiên – Xã hội.
Gần đây nhất có cuốn Giáo dục chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia dùng
trong Nhà trường phổ thông

[36]

đƣợc viết nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản,

có tính chọn lọc, chính thống về chủ quyền biển đảo giúp chúng ta nâng cao tình
yêu nƣớc và ý thức trách nhiệm công dân đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và
thái độ biết trân trọng từng tấc đất, tấc biển của Tổ quốc.


4


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT
Giáo dục về biển đảo Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trƣờng.
Vì vậy, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng và Bộ GD – ĐT,
NXB Giáo dục Việt Nam đã tổ chức biên soạn bộ sách Tủ sách Biển Đảo Việt
Nam. Đây là tủ sách vừa có tính khoa học, vừa có tính sƣ phạm đƣợc tổ chức biên
soạn công phu và thẩm định rất chặt chẽ; nhằm cung cấp tƣ liệu, thông tin có hệ
thống, chính xác và hàm súc về biển đảo Việt Nam, vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu giáo
dục về biển đảo trong nhà trƣờng vừa phục vụ công tác tuyên truyền về biển đảo
trong xã hội. Bộ sách Giáo dục về biển – đảo Việt Nam [70] nằm trong Tủ sách Biển
đảo Việt Nam gồm ba cuốn do PGS Nguyễn Đức Vũ biên soạn dành cho GV và HS
Tiểu học, THCS, THPT. Bộ sách cung cấp những kiến thức chung về giáo dục
biển, đảo, các phƣơng pháp giáo dục trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp phù hợp
với công tác dạy – học về biển đảo Việt Nam ở từng cấp lớp.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài viết trong các tạp chí nhƣ tạp chí nghiên
cứu giáo dục, các tạp chí nghiên cứu lịch sử đã đề cập đến các vấn đề này. Một số
luận văn, luận án của học viên, nghiên cứu sinh của các trƣờng Đại học trên địa bàn
Hà Nội đã đề cập đến nội dung giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức tình cảm cho HS trong
dạy học Địa lí. Tiêu biểu là đề tài Vấn đề giáo dục về chủ quyền biển đảo cho thế hệ
trẻ hiện nay [32] – đoạt giải đặc biệt của chƣơng trình Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông
do Học viện Ngoại giao tổ chức. Cao Huy Hiệp, Nguyễn Bá Phúc cho biết họ chọn
đề tài nghiên cứu này vì tình yêu với biển đảo quê hƣơng. Thế hệ trẻ là những chủ
nhân tƣơng lai của đất nƣớc, hơn ai hết họ phải biết, phải hiểu về lịch sử của dân tộc
nói chung và lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo nói riêng để từ đó khơi dậy,
củng cố tình yêu Tổ quốc, nâng cao ý thức học tập, phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc,... Hay Giáo dục chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ Việt Nam


[46]

đã đề cập

đến sự cần thiết của giáo dục chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ Việt Nam, thực
trạng giáo dục chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ từ góc nhìn giáo dục phổ thông và
chủ quyền biển, đảo từ góc nhìn luật pháp quốc tế. Quyển sách không chỉ cung cấp
thông tin cho thế hệ trẻ mà còn góp phần tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu
nƣớc, nâng cao ý thức trách nhiệm bào vệ chủ quyền biển, đảo đất nƣớc.

5


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu những nét tổng quan về biển
đảo, vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục biển đảo. Việc tích hợp giáo dục
biển đảo đã đƣợc xác định là một trong những nội dung cần thiết cần phải tích hợp
trong môn Địa lí. Tuy nhiên, vấn đề tích hợp đó còn ở mức liên hệ, mang tính khái
quát, chƣa có những biện pháp và hình thức tổ chức cụ thể trong chƣơng trình Địa lí
và đặc biệt là lớp 12 – THPT. Vì thế, theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT
ngày 5/5/2006 của Bộ trƣởng Bộ GD – ĐT, nội dung kiến thức về biển đảo và tài
nguyên biển đảo đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình và SGK cấp THPT. Nội dung này
đƣợc đề cập khá hệ thống trong một số bài học và môn học, trong đó có môn Địa lí.
Trong chƣơng trình SGK Địa lí từ tiểu học đến THCS và THPT, thì nội dung giáo
dục biển đảo đều đƣợc đề cập tƣơng đối chi tiết trong các cấp học với các nội dung
nhƣ biển đảo Việt Nam, thiên nhiên chịu ảnh hƣởng sâu sắc của biển, phát triển các
ngành kinh tế biển, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo,... để giáo dục cho HS những
hiểu biết về tiềm năng, mức độ khai thác và sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng biển, đảo; bảo vệ chủ quyền biển, đảo của
Tổ quốc, hình thành và rèn luyện cho HS những kĩ năng thích hợp nhằm góp phần

khai thác hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng biển đảo. Nên giáo dục về biển, đảo
cho HS cần tiến hành theo những lộ trình nhất định, qua từng cấp học cần tăng dần
khối lƣợng kiến thức. Cụ thể, đối với bậc học mầm non và tiểu học, THCS có thể
duy trì cách thức tuyên truyền giáo dục nhƣ lồng ghép nội dung về biển, đảo thông
qua hình thức kể chuyện lịch sử, vẽ tranh, dã ngoại hay xem phim ảnh,... Tuy nhiên,
từ HS cấp THPT trở lên, ngoài việc cung cấp căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định
chủ quyền biển, đảo, phải mở rộng, gợi mở những giá trị to lớn của biển, đảo;
những hành động, biện pháp khai thác tiềm năng, thế mạnh và nhiệm vụ bảo vệ
biển, đảo một cách hiệu quả. Thực hiện Quyết định số 373/QĐ – TTg của Thủ
tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng Bộ GD – ĐT đã ban hành Quyết định số 1461/QĐ –
BGDĐT về việc giao nhiệm vụ “Xây dựng và thực hiện đề án tăng cƣờng công
tác giáo dục về tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình giáo dục
các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2010 - 2015” [8]. Góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, từ năm 2010 đến nay, Bộ GD –
ĐT đã chỉ đạo các Vụ bậc học, Trƣờng Đại học và Viện Khoa học Giáo dục Việt

6


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT
Nam nghiên cứu triển khai tập huấn cho GV về tài nguyên và môi trƣờng biển đảo
để giảng dạy trong nhà trƣờng phổ thông ngay từ cấp tiểu học. Năm học 2011 –
2012, Bộ đã tổ chức tập huấn cho hơn 400 giáo viên cốt cán về các nội dung: Biển
Đông và vùng biển nƣớc ta; Tài nguyên thiên nhiên biển, đảo đa dạng, phong phú;
Bảo vệ môi trƣờng biển, đảo. Năm học 2012 – 2013, Bộ GD – ĐT đã chỉ đạo các
nhà trƣờng tổ chức các hoạt động giáo dục về nội dung bảo vệ môi trƣờng; đa dạng
sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trƣờng biển đảo theo
hƣớng dẫn của Bộ GD – ĐT. Hiện nay, Bộ GD – ĐT đang dự thảo xây dựng Đề án
“Đổi mới chƣơng trình SGK GDPT sau năm 2015”. Các kết quả nghiên cứu về
biên giới, hải đảo và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo sẽ đƣợc xem xét và vận dụng

để biên soạn chƣơng trình và SGK cho các cấp học trong thời gian tới, nhằm giáo
dục cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nƣớc, lòng tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ chủ
quyền đất nƣớc nói chung, chủ quyền biển đảo Việt Nam nói riêng. Nhƣ vậy, rõ
ràng ngành giáo dục đã bắt đầu có chuyển biến tích cực nhằm giúp các em HS nâng
cao ý thức về biển, đảo quê hƣơng.
Kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học cũng nhƣ chỉ thị,
nhiệm vụ của Bộ GD – ĐT, tác giả nhận thấy cần phải nghiên cứu khả năng và biện
pháp tổ chức dạy học tích hợp vấn đề biển đảo nhƣ thế nào qua môn học Địa lí lớp
12 – THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và một số điều kiện nên đề tài đƣợc giới hạn trong
phạm vi sau:
- Thời gian: Từ tháng 8/2014 đến tháng 10/2015.
- Nội dung: Đề tài tập trung vào khả năng và biện pháp tổ chức dạy học tích
hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí 12 – THPT và tổ chức thực nghiệm qua bài
2 và bài 8 (Địa lí 12 – THPT).
- Đối tƣợng khảo sát: GV và HS lớp 12 – THPT trên địa bàn Hà Nội.
- Đối tƣợng thực nghiệm: Đề tài tiến hành thực nghiệm HS lớp 12 – THPT ở
một số trƣờng nhƣ:
+ Trƣờng THPT Quang Trung – Đống Đa – Hà Nội.
+ Trƣờng THPT Lý Thái Tổ – Hà Nội.

7


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT
7. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học Địa lí ở các trƣờng THPT, nếu vận dụng dạy học
tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí 12 – THPT thì sẽ góp phần nâng cao chất
lƣợng dạy học bộ môn, giúp cho HS nhận thức đầy đủ các vấn đề về biển đảo, hình

thành các kĩ năng cần thiết, có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và tăng cƣờng tình
yêu quê hƣơng, đất nƣớc.
8. Quan điểm nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Quan điểm nghiên cứu
* Quan điểm hệ thống
Đối tƣợng nghiên cứu của Địa lí KT – XH là hệ thống có cấu trúc phức tạp
bao gồm nhiều phân hệ khác nhau nhƣng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối
quan hệ này bền vững đến nỗi chỉ cần một thay đổi nhỏ trong một phân hệ nào đó
cũng có khả năng dẫn đến sự biến đổi theo dây chuyền của các phân hệ khác và ảnh
hƣởng đến hoạt động của toàn hệ thống. Do đó, trong quá trình nghiên cứu Địa lí
chúng ta cần đứng trên quan điểm hệ thống.
Vận dụng quan điểm hệ thống vào đề tài vì biển Đông là một bộ phận của chủ
quyền lãnh thổ và có liên hệ với chủ quyền của nhiều nƣớc trong khu vực. Vì thế,
khi nghiên cứu, chúng ta phải đặt vấn đề trong mối quan hệ tƣơng hỗ, tác động qua
lại của các yếu tố tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh nhằm giúp tác giả hiểu rõ mối
quan hệ giữa các thành tố dạy học để đƣa ra nội dung, hình thức, biện pháp tích hợp
phù hợp với từng nội dung bài học và đặt trong hệ thống cấu trúc chƣơng trình Địa
lí phổ thông và chƣơng trình Địa lí lớp 12 – THPT.

* Quan điểm giáo dục định hướng phát triển năng lực
Quan điểm có tính chất chỉ đạo đối với công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay,
tác giả đã vận dụng để xây dựng các bài toán nhận thức,... phát huy đƣợc tối đa
những năng lực cần thiết cho HS, HS có thể chủ động, tích cực với việc giải quyết
các vấn đề thực tiễn.
Vận dụng quan điểm này để xác định các năng lực cần thiết cho HS qua việc

8


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

tích hợp, xây dựng các bài toán nhận thức, các biện pháp cụ thể để hình thành và
phát triển các năng lực cho HS.
* Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm tƣơng đối mới, ra đời trên cơ sở đúc rút
kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới, phản ánh xu thế phát triển của
thời đại và định hƣớng cho tƣơng lai của nhân loại. Đây vừa là quan điểm vừa là
mục tiêu nghiên cứu của Địa lí.
Vận dụng quan điểm này để giáo dục HS trong việc khai thác, sử dung hợp lí
các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên từ biển, đảo; có các định hƣớng
hành động bảo vệ biển đảo,…
* Quan điểm dạy học tích hợp
Dạy học các môn học cần dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến
thức vào các tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho HS biết cách sử dụng kiến thức
và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục
đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời, chú ý xác lập mối liên hệ giữa các
kiến thức, kĩ năng khác nhau của môn học này với các môn học hay các phân môn
khác nhau để bảo đảm cho HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và
năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp. Do vậy, nói đến dạy học
tích hợp với việc hình thành, phát triển năng lực của ngƣời học đồng nghĩa với việc
ngƣời học là trung tâm của hoạt động học.
Vận dụng quan điểm này để tích hợp những nội dung giáo dục biển đảo cho
HS, từ đó đƣa ra những khả năng và biện pháp tích hợp cho hiêụ quả, giúp HS có
cái nhìn tổng quan về biển đảo, phát huy năng lực của HS, hình thành thái độ tình
yêu biển đảo và trách nhiệm phải bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, chúng tôi còn sử dụng một số
quan điểm dạy học khác nhƣ quan điểm kết hợp giữa dạy học truyền thống với dạy
học hiện đại, quan điểm lấy ngƣời học làm trung tâm mà thực chất của quan điểm
này là lấy việc học làm trung tâm,...
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu

Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất trong quá trình

9


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT
tìm kiếm thông tin về biển đảo, thu thập và xử lí chúng từ các nguồn tài nguyên
khác nhau: tạp chí, sách báo, intenet, thực tế,… để làm tƣ liệu cho đề tài. Trên cơ sở
phân tích, chọn lọc thông tin từ lí thuyết về biển đảo, về tài liệu tích hợp,… tác giả
mới phân chia thành các nhóm nội dung, chọn lọc, sắp xếp, tổng hợp tạo ra một hệ
thống lí thuyết mới đầy đủ, khoa học và lôgic về vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp chuyên gia
Là phƣơng pháp tranh thủ những ý kiến và kinh nghiệm của các giáo sƣ, tiến
sĩ, các thầy cô dạy giỏi môn Địa lí. Trong đề tài này tác giả tiến hành phỏng vấn
một số thầy cô trong khoa Địa lí trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và các thầy cô
dạy Địa lí THPT trên địa bàn Hà Nội về cách thức, kinh nghiệm tổ chức dạy học
tích hợp nội dung biển đảo. Từ đó, tác giả tập hợp những ý kiến vận dụng vào đề tài
nghiên cứu.
* Phương pháp điều tra, khảo sát.
Sử dụng phƣơng pháp này để tìm hiểu về thực trạng dạy và học tích hợp nội
dung biển đảo trong chƣơng trình Địa lí lớp 12 – THPT của GV và HS. Tác giả thiết
kế các loại phiếu điều tra gồm cả trắc nghiệm và tự luận để lấy thông tin từ GV và
HS. Từ đó, nhận thức đƣợc thực trạng để đƣa ra các biện pháp thích hợp để cải tiến
việc dạy học tích hợp cho HS lớp 12 – THPT trong môn Địa lí. Phƣơng pháp này
còn đƣợc sử dụng để khảo sát kết quả thực nghiệm.
* Phương pháp thực nghiệm
Đây là phƣơng pháp quan trọng nhất, khẳng định sự thành công hay thất bại
của đề tài thông qua những gì HS nắm bắt đƣợc, học hỏi thêm và thành phẩm các
em tạo ra. Kết quả sản phẩm của HS sẽ kiểm chứng, bổ sung, chỉnh sửa cho phần lí
thuyết đã xây dựng từ trƣớc đó.

Đề tài tiến hành thực nghiệm giảng dạy một số nội dung có thể tích hợp giáo
dục biển đảo để thu nhận thông tin nhằm kiểm tra tính khả thi của việc tổ chức dạy
học tích hợp biển đảo cho HS lớp 12 – THPT trong dạy học Địa lí 12. Từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm để tổ chức dạy học tích hợp một cách hiệu quả nhất.
* Phương pháp thống kê toán học

10


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT
Phƣơng pháp này để xử lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm. Trong quá trình
nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số tham số để đo lƣờng nhƣ: giá trị trung bình,
phƣơng sai, độ lệch chuẩn,… để xử lí kết quả thực nghiệm.

.

9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo dục biển đảo qua
môn Địa lí lớp 12 – THPT
Chương 2: Khả năng và biện pháp tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa
lí 12 – THPT
Chương 3: Thực nghiệm sƣ phạm

11


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC
BIỂN ĐẢO QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 – THPT
1.1. Một số vấn đề về giáo dục biển đảo trong trƣờng phổ thông
Theo giáo trình Giáo dục học các tác giả cho rằng: “Giáo dục đƣợc hiểu nhƣ là
quá trình thống nhất của sự hình thành tinh thần và thể chất của mỗi cá nhân trong
xã hội. Với cách hiểu này, giáo dục đóng vai trò nhƣ một mặt không thể tách rời
cuộc sống con ngƣời, của xã hội, nó là một hiện tƣợng xã hội.” [51]
Giáo dục biển, đảo là sự truyền đạt và lĩnh hội các kiến thức về biển, đảo cho
ngƣời dân Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho họ biết và hiểu sâu sắc hơn nữa về các
vấn đề biển, đảo Việt Nam. Từ đó, góp phần củng cố và phát huy truyền thống yêu
nƣớc của dân tộc.
1.1.1. Sự cần thiết phải giáo dục biển đảo
Việt Nam là một quốc gia giáp biển, với đƣờng bờ biển dài 3260 km, vƣơn ra
biển, khai thác và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính chất sống còn của dân tộc Việt
Nam. Vì thế, giáo dục nói chung và giáo dục nhận thức về bảo vệ tài nguyên môi
trƣờng biển đảo nói riêng phải đƣợc bắt đầu từ trƣờng học. Từ đó, từng bƣớc lan toả
trong gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, “khi nhắc đến diện tích quốc gia, nhiều
người vẫn đơn giản nghĩ tới vùng đất liền chứ ít chú ý tới vùng biển. Nguyên nhân
của sự thiếu sót trong nhận thức này một phần bắt nguồn từ việc những nội dung về
biển, đảo ít được đề cập một cách bài bản, nghiêm túc trong chương trình giáo dục
ở tất cả các cấp. Chúng ta có thiếu sót thì phải thẳng thắn thừa nhận và nhanh
chóng sửa đổi.” Đó là quan điểm của Giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cơ – nguyên
Phó Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội khi trao đổi với
phóng viên Báo Quân đội nhân dân xoay quanh nội dung: Làm gì để tăng cƣờng
kiến thức, tình yêu quê hƣơng, biển, đảo cho HS, sinh viên hiện nay?

1



Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

Có một thực tế hiện nay là, khi hỏi các bạn trẻ về biển đảo của nƣớc ta, đặc
biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, ai cũng có thể trả lời “đó là một phần máu
thịt thiêng liêng của Tổ quốc”, nhƣng để lí giải nguồn gốc nó nhƣ thế nào, có tiềm
năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao thì không phải ai cũng trả lời đƣợc. Nhìn
chung, kiến thức về biển đảo của các em HS hiện nay còn nhiều hạn chế. Trong
chƣơng trình Địa lí cấp THCS và cấp THPT thì nội dung giáo dục biển đảo chủ yếu
tập trung ở lớp 9 và lớp 12, còn các lớp khác trong 2 cấp học chỉ giáo dục theo
hƣớng lồng ghép tích hợp. Chính vì vậy, HS chƣa có cái nhìn toàn diện và sâu sắc
về các vấn đề biển đảo. Làm cách nào giúp các em thấy đƣợc giá trị vô giá của tài
nguyên biển đảo và vấn đề quan trọng nhất là sử dụng tài nguyên đó nhƣ thế nào để
nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời phải đảm bảo tính bền vững về môi trƣờng.
Đây quả thực là vấn đề khó đối với xã hội nói chung và đối ngành giáo dục nói
riêng. Để thế hệ trẻ hiểu đƣợc các vấn đề về biển, đảo của nƣớc ta, cách tốt nhất là
đƣa chƣơng trình biển, đảo vào giáo dục ở các cấp học. Mới đây, Bộ GD – ĐT có
nhiều chƣơng trình tập huấn về nội dung biển, đảo Việt Nam đối với các GV dạy
môn Địa lí ở bậc THPT trên khắp cả nƣớc và các đề án phục vụ cho nhiệm vụ này.
Đặc biệt nhất là kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2011 – 2012, vấn đề
biển, đảo đã đƣợc đƣa vào nội dung thi. Nhƣ vậy, ngành giáo dục đã bắt đầu có
chuyển biến tích cực nhằm giúp cho HS những hiểu biết về tiềm năng, mức độ khai
thác và sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng
biển, đảo; bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Thực tế ấy, đòi hỏi việc giáo dục
biển đảo cho HS là điều cần thiết và có ý nghĩa chiến lƣợc trong giai đoạn hiện nay và
phải đƣa chƣơng trình biển đảo vào giáo dục ở các cấp học. Ở bậc Đại học và cao hơn,
việc giáo dục này càng trở nên quan trọng và có tính chuyên sâu, chuyên ngành hơn,
nhất là đối với sinh viên sƣ phạm, bởi sau này họ sẽ trở thành các thầy, cô giáo truyền
dạy kiến thức cho nhiều thế hệ HS khác.
1.1.2. Tính hợp lí của giáo dục biển đảo trong nhà trường phổ thông
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Ngƣời về thăm Bộ đội Hải

quân (năm 1961): “Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Biển ta dài, tƣơi đẹp, ta

2


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

phải biết giữ gìn lấy nó”. Vì thế, các trƣờng phổ thông là lực lƣợng hùng hậu về
công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ
môi trƣờng, ứng phó với biến đối khí hậu, bảo vệ tài nguyên biển, đảo và chủ quyền
vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất
nƣớc. Trƣớc hết, về đội ngũ GV ở các trƣờng phổ thông là những ngƣời đƣợc trang
bị đầy đủ kiến thức lẫn công cụ để những kiến thức về biển, đảo không chỉ nằm trên
tấm bản đồ, tƣ liệu xơ cứng mà phải thấm sâu vào nhận thức, chảy trong huyết quản
và trở thành câu chuyện tâm tình giữa thầy và trò. Đó không chỉ là vấn đề kĩ thuật
mà còn là vấn đề nghệ thuật. Ở nhà trƣờng phổ thông đội ngũ GV vừa nhiệt tình,
vừa có kĩ năng và có nghệ thuật truyền đạt. Các thầy cô có thể dùng nhiều hình thức
nhƣ hình ảnh, tấm gƣơng, tham quan tìm hiểu,… để thu hút sự chú ý và hứng thú
của HS.
Về số lƣợng HS trong nhà trƣờng phổ thông khá đông, theo thông tin của Bộ
GD – ĐT, năm học 2011 – 2012 số HS của GDPT là 14,7 triệu (Trong đó: HS tiểu
học: 7,1 triệu, THCS: 4,9 triệu, THPT: 2,7 triệu). Nếu tính riêng, số lƣợng HS trung
học chiếm gần 1/10 dân số nƣớc ta và có liên quan đến hàng triệu hộ gia đình. HS
phổ thông là những động lực và nhân tố cơ bản để lan toả trong xã hội, những hành
động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do
đó, có tác động làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi ngƣời trong xã hội đối với
vấn đề biển đảo. Mặt khác, đây là lực lƣợng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì
các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ biển đảo trong và ngoài nhà trƣờng. Đồng thời,
những kiến thức và kĩ năng về bảo vệ chủ quyền biển đảo mà các em tiếp thu đƣợc từ
nhà trƣờng sẽ dần hình thành trong tƣ duy, hành động của các em trong tƣơng lai. Bởi

vậy, việc đầu tƣ cho giáo dục biển, đảo trong hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng,
hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu dài, nhƣng hiệu quả kinh
tế nhất và bền vững nhất.
Giáo dục biển đảo đƣa vào nhà trƣờng phổ thông đƣợc tiến hành bằng nhiều
con đƣờng khác nhau: có bài, mục riêng về biển và hải đảo, lồng ghép vào những
nội dung bài học liên quan, liên hệ nội dung dạy học với biển, đảo. Các môn học

3


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

trong nhà trƣờng phổ thông có nhiều khả năng tích hợp nội dung giáo dục biển đảo
(chẳng hạn nhƣ môn Ngữ Văn, Địa lí, Sinh học, Lịch sử ở cấp THCS và THPT;
môn Địa lí, Tiếng Việt, Lịch sử ở Tiểu học). Đặc biệt, trong chƣơng trình THPT
hiện nay có các môn nhƣ: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Hoạt động hƣớng nghiệp,....
Các môn học này giúp các em HS sẽ càng thêm yêu quê hƣơng, đất nƣớc và ý thức
đƣợc trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thiêng liêng. Nhƣ vậy,
việc giáo dục biển đảo trong nhà trƣờng phổ thông là rất hợp lí và có ý nghĩa chiến
lƣợc. Tuy nhiên, để công tác giáo dục chủ quyền biển, đảo trong nhà trƣờng đạt
hiệu quả cần đƣợc chú trọng quan tâm hơn nữa. Bên cạnh việc mở rộng phạm vi
tích hợp vào nhiều môn học thuộc khoa học xã hội, với những nội dung, thời lƣợng
cụ thể, cần bổ sung nội dung giáo dục biển, đảo Việt Nam cho HS bằng những tiết
học chính khoá riêng biệt. Đối với nhà trƣờng, bên cạnh việc xen kẽ vào chƣơng
trình giáo dục ngoài giờ lên lớp, lồng ghép vào các tiết học và các hoạt động văn
hoá – văn nghệ trong nhà trƣờng rất cần hơn nữa những buổi tổ chức ngoại khoá về
biển, đảo của quê hƣơng.
1.1.3 Nội dung giáo dục biển đảo trong nhà trường phổ thông
Góp phần tăng cƣờng công tác giáo dục về tài nguyên và môi trƣờng biển,
đảo cho đội ngũ GV và HS trong ngành GD – ĐT giai đoạn 2011 – 2015, Bộ GD –

ĐT đã biên soạn Tài liệu giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho HS
THPT [14]. Tài liệu này đƣa ra những nội dung giáo dục biển đảo thành các chủ đề để
nâng cao nhận thức cho GV và HS cấp THPT, đồng thời thông qua việc giáo dục
dần hình thành các kĩ năng sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển,
đảo.
1.1.3.1. Biển Đông và vùng biển Việt Nam
Một là, khái quát về biển Đông:
* Vị trí và giới hạn của biển Đông
Với diện tích hơn 3477 nghìn km2, biển Đông là một biển lớn, đứng thứ ba
trong các biển của Thế giới. Chiều dài của biển Đông là khoảng 1900 hải lí (tữ vĩ độ
30 N đến vĩ độ 260B, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 600 hải lí (từ kinh độ 100 0

4


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

Đ đến kinh độ1210 Đ). Vùng biển nƣớc ta tiếp giáp với vùng biển của 8 nƣớc: Trung
Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xing-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nay,
Phi-lip-pin. Biển Đông là một biển nửa kín vì các đƣờng thông ra đại dƣơng đều có
các đảo và quần đảo bao bọc, thông với Thái Bình Dƣơng bằng nhiều eo biển.
* Một số đặc điểm tự nhiên của biển Đông
Biển Đông có địa hình phức tạp. Độ sâu trung bình là 1.140m, nơi sâu nhất
đạt 5.559m. Nhìn chung, biển Đông sâu ở phía Đông giáp Phi-lip-pin và ở vùng
trung tâm, nông ở phía Tây và phía Nam giáp Việt Nam và Ma-lai-xi-a. Thềm lục
địa của biển Đông khá bằng phẳng. Khí hậu biển Đông mang tính chất nhiệt đới ẩm
gió mùa, chịu sự chi phối của hai hệ thống khí áp: áp cao Xi-bia vào mùa đông và
áp thấp Ấn Độ – Mi-an-ma vào mùa hạ. Tuy nhiên, khí hậu có sự khác biệt giữa khu
vực phía Bắc và khu vực phía Nam. Ở phía Bắc có gió mùa Đông Bắc vào mùa
đông, gió mùa Nam hoặc Đông Nam vào mùa hạ; ở phía Nam, mùa đông không

chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc, mà thịnh hành là gió Mậu Dịch Đông Bắc,
mùa hạ là gió mùa Tây Nam. Nhìn chung, biển Đông là một vùng biển nhiệt đới, có
nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình của nƣớc tầng mặt trên toàn biển Đông là khoảng
27 – 280C. Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão hoạt động trên biển Đông, trong
đó khoảng 4 – 5 cơn hình thành tại chỗ, số còn lại là từ vùng Tây Thái Bình Dƣơng
đổ bộ vào. Mùa bão thƣờng diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10. Độ muối của nƣớc biển
Đông chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố nhƣ: chế độ gió mùa, sự trao đổi nƣớc giữa
biển Đông với Thái Bình Dƣơng và với các biển lân cận, nƣớc của các con sông đổ
ra,... Vì vậy, độ muối của nƣớc biển Đông thay đổi theo mùa và theo điều kiện địa
phƣơng ven biển. Hoàn lƣu nƣớc trên biển Đông chịu ảnh hƣởng lớn của gió mùa
và của địa hình bờ biển. Trong mùa Đông, gió mùa Đông Bắc tạo nên một hải lƣu
chảy theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam dọc bờ biển Việt Nam. Mùa hạ, gió mùa
Tây Nam tạo nên hải lƣu chảy theo hƣớng Tây Nam – Đông Bắc, chảy sát bờ biển
Trung Bộ Việt Nam.
* Vị trí địa chiến lƣợc và tiềm năng kinh tế của biển Đông

5


Luận văn: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT

- Tầm quan trọng về điạ chiến lƣợc của biển Đông: Biển Đông có tuyến
đƣờng giao thông huyết mạch, nối các nền kinh tế trên bờ Thái Bình Dƣơng với các
nền kinh tế trên bờ Ấn Độ Dƣơng và Đại Tây Dƣơng. Đây là tuyến hàng hải quốc tế
nhộn nhịp thứ hai thế giới nếu tính theo tổng lƣợng hàng hoá thƣơng mại chuyển
qua hàng năm. Mỗi ngày có khoảng 150 – 200 tàu các loại qua lại biển Đông, tromg
đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5000 tấn, hơn 10 % là tàu có trọng tải từ
3000 tấn trở lên. Ven biển Đông có 530 cảng biển, trong đó có 2 cảng vào loại lớn
và hiện đại bậc nhất Thế giới là cảng Xing-ga-po và cảng Hồng Công. Nhiều nƣớc
châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Xing-ga-po, Trung Quốc,…) có nền kinh tế phụ

thuộc sống còn vào giao thông trên biển Đông. Có tới 70 % khối lƣợng dầu mỏ
nhập khẩu và khoảng 45 % khối lƣợng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản đƣợc vận
chuyển qua tuyến đƣờng này. Hơn 90% lƣợng vận tải thƣơng mại của Thế giới
đƣợc thực hiện bằng đƣờng biển và 45 % trong số đó đi qua biển Đông. Quanh biển
Đông có nhiều eo biển quan trọng đối với nhiều nƣớc (eo biển Ma-lắc-ca, eo biển
Xun-đa,…). Eo biển Ma-lắc-ca nằm giữa đảo Xumatra (In-đô-nê-xi-a) và bán đảo
Mã Lai, nối biển Đông với Ấn Độ Dƣơng. Dƣới góc độ kinh tế và chiến lƣợc, tầm
quan trọng của eo biển Ma-lắc-ca sánh ngang với kênh đào Xuy-ê hoặc kênh đào
Pa-na-ma. Vì vậy, đây đƣợc coi là điểm điều tiết giao thông đƣờng biển quan trọng
nhất châu Á. Theo số liệu năm 2006 – 2007 của Bộ Năng lƣợng Hoa Kì, gần 1/3 số
dầu mỏ của thế giới đƣợc vận chuyển bằng tàu thuyền qua eo biển này, biến nó trở
thành 1 trong 2 tuyến đƣờng biển quan trọng nhất thế giới (sau tuyến đƣờng biển
qua eo Hooc-mut).
- Tiềm năng kinh tế của biển Đông: Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài
nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các
nƣớc xung quanh, đặc biệt là tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch,… Xung
quanh biển Đông có các nƣớc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng của thế
giới nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,... Biển Đông đƣợc coi là 1 trong 5 bồn
trũng chứa nhiều dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng
dầu khí cao. Theo đánh giá của Bộ Năng lƣợng Hoa Kì, lƣợng dự trữ dầu đã đƣợc

6


×