UBND THÀNH PHỐ BẠC LIÊU
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHUYÊN MÔN HÈ BẬC TIỂU HỌC 2013
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
Người thực hiện: Lê Tuấn Kiệt
Đơn vị: Trường Tiểu học Thuận Hòa 4
Ngày báo cáo : 03/08/2013
A. MỤC TIÊU:
- Nắm được các quan niệm, khái quát về biển, đảo và quần đảo Việt Nam;
Quần đảo Hồng Sa, Hồng Sa ngồi khơi biển Đơng thuộc chủ quyền của Việt
Nam.
- Biết được nguồn tài nguyên và tiềm năng từ biển, đảo Việt Nam.
- Biết được thực trạng môi trường, biển đảo và những thành tựu chủ yếu
về phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam.
- Trình bày được những nét khái quát về tài nguyên và môi trường biển
& hải đảo Việt Nam.
- Phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục tài nguyên môi
trường biển đảo (TNMT BĐ) của môn học.
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy tích hợp giáo dục TNMT
BĐ
- Liệt kê được các hình thức tổ chức các hoạt động GDNGLL có nội dung
giáo dục tài ngun và mơi trường biển, đảo Việt Nam và bước đầu biết cách sử
dụng một cách có hiệu quả.
- Tổ chức được các HĐGDNGLL có nội dung giáo dục tài nguyên và môi
trường biển, đảo Việt Nam phù hợp với đặc điểm của địa phương.
B. NỘI DUNG:
I. Một số kiến thức về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo và giáo
dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.
1. Khái quát về biển, đảo Việt Nam.
1. 1- Khái quát về biển Việt Nam.
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình
Dương, có diện tích khoảng 3.400.000km2, được bao bọc bởi 9 quốc gia ven
biển là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Indonexia, Brunay, Malaysia,
Singapore, Thái Lan và Campuchia.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, tính trung bình cứ 100 km 2 đất liền thì
có 1 km bờ biển, là nước có tỷ lệ chiều dài bờ biển so với đất liền vào loại cao
nhất thế giới (trên thế giới trung bình cứ 600 km 2 diện tích đất liền thì có 1 km
bờ biển).
Việt Nam có 28/63 tỉnh thành tiếp giáp với vùng biển chủ quyền rộng
hơn 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền là điều kiện quan trọng giao lưu
với kinh tế thế giới.
- Vịnh Bắc bộ: nằm ở phía Tây của Biển Đơng, diện tích khoảng 160.000
km2, chu vi khoảng 1.950 km, trong đó phía bờ Việt Nam là 740 km, chiều dài
vịnh là 496 km, nơi rộng nhất là 314 km, được bao bọc bởi bờ biển miền bắc
Việt Nam ở phía tây, bờ biển miền nam Trung Hoa ở phía bắc. Trong vịnh có
khoảng hơn 2.300 hịn đảo lớn nhỏ, tập trung chủ yếu ở phía ven biển Việt Nam.
Đặc biệt là đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam nằm khoảng giữa vịnh với diện tích
2,5 km2 cách bờ biển Việt Nam khoảng 110 km.
- Vịnh Thái Lan nằm sâu vào phía bờ Tây Nam của Biển Đơng, có bờ
biển chung dài 2.300 km nằm ở bốn quốc gia gồm Việt Nam, Campuchia, Thái
Lan và Malayxia. Vịnh có chiều dài lớn nhất là 628 km và là một vịnh nông, nơi
sâu nhất là 80 m, trung bình là 60 m, khơng có nhiều đảo như vịnh Bắc Bộ, bên
phía vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 165 đảo với 613 km 2, nhưng có
nhiều đảo lớn như đảo Phú Quốc rộng hơn 568 km 2, là đảo lớn nhất ven bờ Việt
Nam.
1.2- Khái quát về hệ thống đảo Việt Nam
Hệ thống đảo Việt Nam gồm có hệ thống các đảo ven bờ và 2 quần đảo xa
bờ là Trường Sa và Hoàng Sa.
a- Hệ thống đảo ven bờ:
Các đảo trong hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bổ suốt từ biên giới
cực bắc của vùng biển tổ quốc tại tỉnh Quảng Ninh cho đến sát biên giới phía tây
tỉnh Kiên Giang. Chúng có vị trí từ giáp bờ đến xa bờ như đảo Bạch Long Vĩ
(cách Hải Phòng 135 km), Hòn Hải (cách Phan Thiết 155 km), Thổ Chu (cách
cửa Ơng Đốc 146 km)
Việt Nam có 2.773 đảo ven bờ với diện tích là 1.721 km 2 (bao gồm các
nhóm đảo cực nhỏ, rất nhỏ, nhỏ, trung bình, lớn). Việt Nam có 3 đảo lớn (diện
tích > 100 km2) cùng với 21 đảo trung bình (trong đó có 14 đảo trong khoảng 10
– 20 km2 và 7 đảo > 20 km2) và 60 đảo nhỏ (trong đó 51 đảo trong khoảng 1 – 5
km2 và 9 đảo> 5 km2). Mặc dù số đảo ven bờ là nhiêu nhưng cũng chỉ có 84 đảo
có diện tích lớn hơn 1 km 2, là những đảo đủ lớn để có thể sử dụng thuận lợi
trong quốc phòng và phát triển kinh tế biển.
Trong số 2773 đảo ven bờ có 1503 đảo đã có tên, chiếm 54,2%. Những
đảo chưa có tên chủ yếu là các đảo cực nhỏ và rất nhỏ.
Các đảo ven bờ phân bố rất khác nhau tại các vùng biển. Nếu như ven bờ
Bắc Bộ là nơi tập trung nhiều đảo nhất, tới 83,7% tổng số đảo tương ứng là
48,9% tổng diện tích đảo, thì ven bờ Bắc Trung Bộ lại có ít đảo nhất, chỉ tới 2%
số đảo và chiếm 0,8% diện tích đảo. trong khi đó ven bờ Nam Trung Bộ và Nam
Bộ có giá trị tương đương nhau về mặt số lượng đảo ( khoảng 7%) nhưng về mặt
diện tích thì các đảo ven biển Nam Bộ lại khá tương đương với Bắc Bộ, chiếm
40,3% tổng diện tích đảo, cịn các đảo ven bờ Nam Trung Bộ chỉ chiếm 10%
tổng diện tích các đảo.
Về diện tích đảo thì Quảng Ninh và Kiên Giang tương đương nhau (lần
lượt chiếm 38,9% và 38,5% tổng diện tích đảo) trong khi về số lượng đảo thì
Quảng Ninh gấp 13 lần Kiên Giang ( 2078 trên 159). Đứng sau 2 tỉnh đó là Hải
Phịng ( ,8% tổng số đảo và 10% tổng diện tích đảo) và Khánh Hịa (3,8% tổng
số đảo và 6,1% tổng diện tích đảo). Bốn tỉnh và thành phố trên chiếm 93,5%
tổng diện tích đảo ven bờ, tại đó có 67 đảo có diện tích > 1 km2.
b. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Hai quần đảo ngồi khơi Biển Đơng thuộc chủ quyền của Việt Nam là
Hoàng Sa và Trường Sa.
- Quần đảo Hoàng Sa gồm 30 đảo và bãi đá cạn nằm trong một vùng rộng
khoảng 15.000 km2 ( vĩ độ 15o 45’N – 17o15’N và kinh độ 110oE – 113oE) cách
Đà Nẵng khoảng 170 hải lý (315 km) về phía Đơng, cách Cù Lao Ré (đảo Lý
Sơn) 120 hải lý (222 km), cách Hải Nam Trung Quốc ở điểm gần nhất khoảng
140 hải lý (259 km).
Quần đảo Hồng Sa có 2 nhóm đảo:
+ Nhóm phía đơng Việt Nam gọi là An Vĩnh gồm khoảng 12 đảo nhỏ và
một số đảo san hô trong đó có 2 đảo lớn là đảo Phú Lâm và Linh Cơn mới có
diện tích lớn 1,6 km2, người phương tây gọi là Amphitrite để kỉ niệm của một
con tàu người Pháp lần đầu tiên sang Biển Đông bị bão đánh dạt vào vùng này.
+ Nhóm phía tây các đảo xếp thành hình cong như trăng lưỡi liềm nên
Việt Nam đặt tên là nhóm đảo Lưỡi Liềm, cịn phương Tây dịch ra là Croissant.
Trong đó có các đảo Hồng Sa (diện tích 1 km 2), Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang
Hịa, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tơn, … Riêng đảo Hồng Sa có trạm khí tượng
của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế
đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam).
- Cách quần đảo Hồng Sa về phía đơng nam 300 hải lý ( 555 km) là quần
đảo Trường Sa với tên quốc tế Spratly do người Anh đặt năm 1867 khi tàu của
họ đến Trường Sa.
Quần đảo Trường Sa gồm 100 đảo, bãi đá và rạn san hô, … phân bố trên
một diện tích rộng khoảng 180.000 km 2. Đảo có tên Trường Sa gần đất liền nhất,
cách Cam Ranh 250 hải lý (462 km). Quần đảo Trường Sa được chia làm 10
cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm,
Bãi Vũng Mây, Bãi Hải Sâm, Bãi Lim, Song Tử Tây là đạo cao nhất (cao 4 đến
6 mét lúc thủy triều xuống); Ba Đình là đảo rộng nhất (0,6km 2) trong quần đảo.
Tổng diện tích các đảo ở đây khoảng 10 km 2 gần bằng diện tích các đảo Hồng
Sa, nhưng vùng biển phân bố của Trường Sa lớn gấp 10 lần Hồng Sa. Việt
Nam hiện đang có mặt bảo vệ 21 đảo của quần đảo Trường Sa. Hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường xã thuộc chủ quyền Nhà nước Việt Nam từ nhiều thế kỉ
nay, nhân dân Việt Nam luôn ý thức rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
là một phần của lãnh thổ Việt Nam, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ.
2. TÀI NGUYÊN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
2.1- Tài nguyên biển:
Tài nguyên biển là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên, hình thành và
phân bố trong khối nước biển, trên bề mặt đáy biển, trong lòng đất dưới đáy
biển.
Trong phạm vi nhiệm vụ này, tài nguyên biển được đề cập 2 loại chính
là : tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật.
- Tài nguyên sinh vật gồm: đa dạng sinh học biển, nguồn lợi sinh vật biển
và tiềm năng nuôi trồng hải sản Việt Nam.
+ Đa dạng sinh học biển: Hệ sinh thái rạn san hô; hệ sinh thái thảm cỏ; hệ
sinh thái rừng ngập mặn.
+ Nguồn lợi sinh vật biển: Nguồn lợi cá biển; nguồn lợi tôm biển.
+ Tiềm năng nuôi trồng hải sản Việt Nam
- Tài nguyên phi sinh vật gồm: dầu khí, các khống sản khác, năng lượng
biển, tiềm năng phát triển du lịch, tiềm năng phát triển cảng – hàng hải, ….
+ Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên
+ Tiềm năng du lịch biển Việt Nam
+ Tiềm năng phát triển hàng hải Viêt Nam
2.2- Tài nguyên đảo Việt Nam
- Tài nguyên vị thế vô cùng to lớn và quan trọng của hệ thống đảo ven bờ.
- Tài nguyên sinh vật – nguồn vốn quý của đảo, với nhiều vườn quốc gia
và khu bảo tồn.
- Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng.
+ Cảnh quan kỳ thú
+ Nhiều bãi tắm đẹp
+ Hệ sinh thái đảo biển phong phú là một tài nguyên du lịch quý giá
+ Hoạt động sản xuất trên đảo
+ Hệ thống đảo ven bờ cịn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ,
nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc.
2.3. Khái niệm tài nguyên, môi trường biển, đảo, nguyên nhân ô nhiễm
môi trường biển, đảo; các giải pháp.
a. Khái niệm môi trường biển
Môi trường biển bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự
trao đổi chất hay các hành vi của con người và các sinh vật sống trong biển, bao
gồm ánh sáng, khơng khí trên biển, nước biển, đất tại đáy biển và các cơ thể
sống trong biển.
b. Khái niệm tài nguyên biển
Những nguồn lợi biển mang lại cho cuộc sống con người. Tài nguyên biển
rất đa dạng, được chia ra thành các loại: nguồn lợi hóa chất và khống chất chứa
trong khối nước và đáy biển, nguồn lợi nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là dầu và
khí tự nhiên, nguồn năng lượng sạch khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các
dòng hải lưu và thủy triều; sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con
người
c. Các loại tài nguyên biển
- Tài nguyên sinh học biển
- Tài ngun khống vật và hóa học biển
- Tài ngun năng lượng biển
- Tài nguyên nhân tạo biển
d. Khái niệm ô nhiễm biển
Hiện tượng làm biến đổi, xáo trộn các thành phần hoá học của nước biển
gây ra do các hoạt động trên biển như vận tải (dầu lan vào nước biển), khai thác
dầu lửa hoặc do chất thải từ đất liền (các chất thải độc hại...) ảnh hưởng tới đời
sống của các loài sinh vật dưới biển và tác động xấu đến sự tăng trưởng, phát
triển của chúng.
e- Các ngun nhân làm suy thối tài ngun, mơi trường biển, hải đảo.
- Những ngun nhân gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường biển, hải đảo có
nguồn gốc tự nhiên:
+ Bão biển, sóng thần : có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường biển, vùng
ven biển và hải đảo, gây sụt lỡ bờ biển, phá hủy các cơng trình xây dựng, tàu
thuyền, uy hiếp đời sống con người.
- Nguyên nhân gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường biển có nguồn gốc do
con người gây ra;
+ Các chất thải từ trên bờ đổ thẳng ra biển
+ Các chất thải từ tàu thuyền, từ các cơng trình xây dựng trên biển.
+ Sự ơ nhiễm khơng khí
+ Triệt phá rừng ngập mặn ven biển
+ Sự khai thác quá mức các nguồn lợi thủy sản
2.4- Các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo
- Vận động tuyên truyền, nâng cao ý thức về vai trị của tài ngun, mơi
trường biển đối với đời sống con người.
- Bảo vệ môi trường biển, bờ biển, bãi biển
+ Hạn chế việc xả các chất thải trực tiếp ra biển và xuống biển. Các
phương tiện vận tải, các cơng trình xây dựng, thăm dị và khai thác dầu khí trên
biển phải xử lí chất thải và hạn chế việc xả thải trực tiếp xuống biển.
+ Tăng cường và thường xuyên tiến hành việc dọn dẹp vệ sinh, làm sạch
môi trường không để ô nhiễm tới biển.
+ Củng cố hệ thống đê kè để chống sạt lở bờ biển.
+ Trồng cây chắn sóng; xử lý các chất thải rắn, nước thải, giữ vệ sinh, làm
cho cảnh quan mơi trường ln sạch đẹp.
+ Nhanh chóng khắc phục các sự cố mơi trường, khơi phục các hoạt động
bình thường ở các bờ biển, bãi biển.
- Bảo vệ đa dạng sinh vật biển
+ Giảm sản lượng khai thác thủy sản ven bờ và gần bờ, tăng cường khai
thác các nguồn lợi thủy sản xa bờ.
+ Cấm khai thác quá mức và khai thác có tính hủy diệt đối với một số loại
sinh vật biển.
+ Bảo vệ môi trường sống của các loại sinh vật, khắc phục kịp thời các sự
cố môi trường uy hiếp đến sinh vật biển.
2.5. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề chủ quyền biển,
hải đảo
- Phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và ban
hành các văn bản pháp lí về phạm vi và chế độ pháp lí về vùng biển và thềm lục
địa.
- Tích cực hợp tác và đấu tranh để thực hiện các cam kết quốc tế về biển.
Đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo gắn với phát triển
kinh tế biển.
- Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi khoa học kĩ thuật, hiện đại hóa trang
bị cho quốc phịng- an ninh
II. Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong trường tiểu
học
1- Mục đích giáo dục TNMT BĐ, Giáo dục TNMT BĐ cho học sinh
tiểu học nhằm:
- Về kiến thức
+ Giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về vị trí, vai trị, về tài ngun, mơi
trường biển và hải đảo và lợi ích của TNMT BĐ với cuộc sống của con người.
+ Một số biện pháp bảo vệ TNMT BĐ cụ thể ở địa phương mình.
- Về thái độ, tình cảm:
+ Bồi dưỡng tinh thần u nước, lịng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của Tổ quốc.
+ Biết quý trọng, có ý thức bảo vệ TNMT BĐ
+ Có thái độ thân thiện với môi trường sống.
- Về kỹ năng hành vi:
+ Tham gia các hoạt động bảo vệ TNMT BĐ, tuyên truyền chủ quyền
quốc gia về biển, hải đảo phù hợp.
2- Nội dung giáo dục TNMT BĐ ở trường tiểu học
+ Khái niệm về môi trường, tài nguyên biển, đảo, về ô nhiễm môi trường,
về TNMT BĐ.
+ Ý thức bảo vệ TNMT BĐ, kỹ năng bảo vệ TNMT BĐ, hình thành, phát
triển, hành vi và thói quen bảo vệ TNMT BĐ.
3- Tầm quan trọng của việc giáo dục TNMT BĐ trong trường tiểu học
Theo số liệu thống kê đầu năm 2011, cả nước có gần 6.983.709 học sinh
tiểu học, khoảng trên 470.757 cán bộ giáo viên ở 15200 trường tiểu học. Giáo
dục TNMT BĐ cho học sinh tiểu học tức là cho gần 10% dân số hiểu biết các
vấn đề về môi trường, tài nguyên, chủ quyền quốc gia về biển, hải đảo và
TNMT BĐ. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu học sinh tiểu học thực hiện tốt
việc tuyên truyền về TNMT BĐ trong cộng đồng.
4. Những nguyên tắc, phương pháp tích hợp nội dung giáo dục TNMT
BĐ trong các môn học ở tiểu học.
1- Những nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục TNMT BĐ trong các
mơn học ở tiểu học.
a- Khái niệm tích hợp: Tích hợp giáo dục TNMT BĐ vào các môn học là
sự hòa trộn nội dung giáo dục TNMT BĐ vào nội dung bộ mơn thành một nội
dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
b- Các nguyên tắc tích hợp : có 3 ngun tắc
- Ngun tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn
học.
- Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục TNMT BĐ có chọn lọc, có
tính tập trung vào bài nhất định, khơng tràn lan tùy tiện.
- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học
sinh và kinh nghiệm thực tế của các em.
c- Các mức độ tích hợp nộ dung giáo dục TNMT BĐ:
- Mức độ toàn phần
- Mức độ bộ phận
- Mức độ liên hệ
2- Phương pháp dạy học có thể tích hợp giáo dục TNMT BĐ
- Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
- Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp với kỹ năng sống
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp trực quan
3- Các hình thức tổ chức dạy học:
Có 2 hình thức tổ chức dạy học: tổ chức dạy học trong lớp và dạy học
ngoài lớp.
III- Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong một số môn
học
1- Giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo trong môn đạo đức
2- Giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo trong Tự nhiên và xã hội
3- Giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo trong môn Khoa học
4- Giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo trong môn Tiếng Việt.
5- Giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo trong môn Lịch sử và
Địa lý ( phần Địa lí)
C. TỔNG KẾT (KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, Ý NGHĨA )
Giáo dục tài nguyên, mơi trường biển, đảo là một q trình hình thành,
phát triển sự hiểu biết, kỹ năng, giá trị và quan tâm đến những vấn đề TNMT
biển đảo, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện. Giáo dục nhằm giúp
cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết về môi trường, tài nguyên, chủ
quyền quốc gia biển, hải đảo cùng với các vấn đề của nó; những khái niệm cơ
bản về môi trường, tài nguyên, bảo vệ mơi trường biển, hải đảo; lịng u nước,
tự hào dân tộc, ý thức, thái độ đối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài
nguyên, chủ quyền quốc gia đối với biển, hải đảo.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tích cực hợp tác và đấu tranh để
thực hiện các cam kết quốc tế về biển. Đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ
quyền biển, đảo gắn với phát triển kinh tế biển, tạo môi trường thuận lợi để nước
ta mở rộng quan hệ trao đổi khoa học, kỹ thuật đầu tư, đổi mới cơng nghệ, hiện
đại hóa cho quốc phòng – an ninh; tăng cường hiểu biết lẫn nhau với các quốc
gia thành viên trong khu vực và quốc tế …; với mục đích cao nhất là ổn định để
phát triển đất nước; sử dụng biển tương xứng với tầm vóc của nó trong cơ cấu
kinh tế cũng như sư nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bạc Liêu, ngày 22 tháng 7 năm 2013
Người biên soạn
Lê Tuấn Kiệt