Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.18 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
--------

--------

TRẦN VĂN CÔNG

TIỂU THUYẾT TÂM LÍ
VŨ TRỌNG PHỤNG
Chuyên ngành:

Văn học Việt Nam (hiện đại)

Mã số:

60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phƣợng

HÀ NỘI - 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................ 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ..................................................................................... 2
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................ 6
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 7


5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ............................................................... 8
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ................................................................. 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH XU HƢỚNG TIỂU THUYẾT TÂM
LÍ TRONG SÁNG TÁC VŨ TRỌNG PHỤNG ........................................... 9
1.1 Tiếp xúc với các trƣờng phái mĩ học Tây Âu .......................................... 9
1.1.1. Tiếp xúc với phân tâm học của S. Freud ........................................ 11
1.1.2. Tiếp xúc với chủ nghĩa tự nhiên của Emile Dola ........................... 15
1.1.3. Tiếp xúc với văn hóa, văn học Tây Âu qua phong trào dịch thuật 18
1.2. Những tƣơng tác của các xu hƣớng văn học 1930- 1945 ..................... 20
1.3. Những dày vò về số phận và bệnh tật trong Vũ Trọng Phụng ............. 25
1.3.1. Những dày vò của số phận ............................................................. 25
1.3.2. Những dày vò của bệnh tật............................................................. 27
CHƢƠNG 2: CÁC XU HƢỚNG TIẾP CẬN TÂM LÍ TRONG TIỂU
THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG .................................................................. 30
2.1. Xu hƣớng tiếp cận tâm lí bản năng ....................................................... 30
2.1.1. Quan niệm về con người bản năng của Vũ Trọng Phụng .............. 30
2.1.2. Con người bản năng tính dục ......................................................... 31
2.1.3. Con người bản năng sinh tồn trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng
Phụng........................................................................................................ 38
2.2. Xu hƣớng phân tâm .............................................................................. 47
2.2.1. Con người tiềm thức – vô thức qua ẩn ức và giấc mơ ................... 47
2.2.2. Con người tiềm thức – vô thức qua lớp ngôn ngữ - hành vi che đậy .....50
2.2.3. Con người vô thức – tiềm thức qua những ẩn ức – chấn thương .. 53


2.2.4. Con người tiềm thức – vô thức trong mối tương quan với con người
ý thức ........................................................................................................ 58
2.3. Xu hƣớng triết luận tâm lí..................................................................... 61
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT
TÂM LÍ VŨ TRỌNG PHỤNG .................................................................... 67

3.1. Cốt truyện tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng vận động trên tinh thần
khoa học ....................................................................................................... 67
3.1.1. Dứt tình - cốt truyện vận đông trên mối quan hệ giữa tình yêu và
nhân cách ......................................................................................... 67
3.1.2. Làm đĩ – cốt truyện vận động trên tinh thần con người là nạn nhân
của hoàn cảnh – con người ẩn ức ................................................... 70
3.1.3. Lấy nhau vì tình – cốt truyện vận đông trên diễn biến tâm lí – “cái ghen
đàn ông” ........................................................................................... 75
3.1.4. Trúng số độc đắc – cốt truyện vận động dựa trên mối quan hệ giữa
tiền và nhân cách ............................................................................. 78
3.2. Nhân vật – những điển hình tâm lí cá biệt ............................................ 82
3.2.1. Liêm – đặc trưng tâm lí “cái ghen đàn ông” ................................ 82
3.2.2. Quỳnh – đặc trưng tâm lí người phụ nữ thụ động ......................... 85
3.2.3. Phúc – đặc trưng tâm lí của kẻ phất .............................................. 86
3.2.4. Huỳnh Đức – đặc trưng tâm lí của người đàn ông quân tử ........... 90
3.3. Điểm nhìn bên trong và sự khám phá phức tạp, bí ẩn của con ngƣời .. 91
3.4. Ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................................ 95
3.4.1. Hệ lời khoa học trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng ............. 95
3.4.2. Hệ lời ngôn ngữ dân gian trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng ......99
3.4.3. Hệ lời ngôn ngữ nhân vật – ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tiểu
thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng ................................................................ 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng và lịch sử
văn học Việt Nam nói chung, Vũ Trọng Phụng hiện diện nhƣ một nhà văn đầy tài
năng, thành công ở hai thể loại lớn: phóng sự và tiểu thuyết. Đặc biệt với tiểu

thuyết, ông đã đạt đƣợc những thành tựu xuất sắc góp phần quan trọng đẩy nhanh
tiểu thuyết Việt Nam trên lộ trình hiện đại hóa.
Thế nhƣng, trong một thời gian dài, tên tuổi và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng
chƣa đƣợc đánh giá đúng mức. Ông là một trong những hiện tƣợng phức tạp nhất
trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Thực tế, chƣa có một hiện tƣợng văn học
nào thăng trầm nhƣ Vũ Trọng Phụng ngay cả khi còn sống cũng nhƣ khi đã qua đời.
Ông nhƣ một hiện tƣợng trôi nổi giữa dòng xoáy dƣ luận “có khi chìm sâu xuống,
tưởng chừng đã mất tăm, ấy thế mà cuối cùng lại hiện lên, từ tốn, lặng lẽ đúng theo
quy luật Acsimét” (Nguyễn Đăng Mạnh). Những năm gần đây, “vấn đề Vũ Trọng
Phụng” đƣợc xem xét trở lại và vị trí của nhà văn ngày càng đƣợc khẳng định trong
văn học hiện đại Việt Nam. Đánh giá về Vũ Trọng Phụng ngƣời ta hay nói đến “ông
vua phóng sự đất Bắc” (Phùng Tất Đắc), là “tiểu thuyết gia trác tuyệt” (Nguyễn
Đình Thi), là “một văn tài lỗi lạc” (Lƣu Trọng Lƣ), một nhà văn trong đó có tác
phẩm đƣợc gọi là “ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn
Khải). PGS. Nguyễn Hoành Khung đã khẳng định “trong thể loại phóng sự Vũ
Trọng Phụng là người mở đầu và là đỉnh cao, trong thể loại tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng là một cây bút xuất chúng”.
Từ trƣớc đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Vũ
Trọng Phụng, song theo quan sát của chúng tôi các công trình nghiên cứu này mới
tập trung, ƣu tiên vào xu hƣớng tiểu thuyết xã hội còn về tiểu thuyết tâm lí của Vũ
Trọng Phụng chƣa đƣợc đề cao, thậm chí còn có ý kiến hạ thấp và còn có cái nhìn
phiến diện. Tuy đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến khuynh
hƣớng tiểu thuyết tâm lí trong di sản Vũ Trọng Phụng nhƣng còn khá hạn hẹp, chƣa
thật tƣơng xứng với tầm vóc thực sự của nó. Qua khảo sát, chúng tôi thấy tiểu thuyết

1


tâm lí của Vũ Trọng Phụng là một mảng phức tạp nhƣng phong phú và hấp dẫn, là
miền đất chƣa đƣợc khai phá. Ở đó, Vũ Trọng Phụng đã để lại nhiều dấu ấn sáng tạo

cũng nhƣ những đóng góp mới mẻ cho tiểu thuyết tâm lí Việt Nam. Trên cơ sở đó,
chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng” nhằm khám
phá và khẳng định những đóng góp về tƣ tƣởng và nghệ thuật tự sự của Vũ Trọng
Phụng đối với xu hƣớng tiểu thuyết tâm lí nói riêng và của tiểu thuyết nói chung
trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Về thực tế, đến nay chƣa có đề tài riêng biệt nào nghiên cứu về “Tiểu thuyết
tâm lí Vũ Trọng Phụng”. Tuy nhiên, ở một số khía cạnh liên quan thì các bài viết,
công trình mới chỉ dừng lại ở những nhận định mà chƣa có sự dẫn giải mang tính hệ
thống, hoặc nếu có thì mới khảo sát ở một tác phẩm mang tính đại diện. Do nghiên
cứu tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng trên cơ sở khảo sát bốn tiểu thuyết tiêu biểu:
Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc nên chúng tôi chỉ trình bày
trong phần lịch sử vấn đề các ý kiến trực tiếp bàn về tiểu thuyết tâm lí ở bốn tác
phẩm này.
2.1. Những ý kiến đánh giá chung về Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng
số độc đắc nhìn từ góc độ tiểu thuyết tâm lí
Nếu nhƣ ở lĩnh vực phóng sự, ngay sau khi Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy
Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937) ... ra đời Vũ Trọng Phụng đã
đƣợc dƣ luận tấn phong “ông vua phóng sự đất Bắc” (Lãng Nhân Phùng Tất Đắc),
năm 1936, với sự ra đời của các tiểu thuyết hiện thực Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, đến năm
1939 (khi Vũ Trọng Phụng mất) Lƣu Trọng Lƣ coi ông là “một văn tài lỗi lạc” thì ở
lĩnh vực tiểu thuyết tâm lí, ý kiến của các nhà nghiên cứu lại có sự không thống nhất.
Theo khảo sát của chúng tôi, có thể chia làm hai mảng ý kiến nhận xét về tiểu
thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng. Nhóm thứ nhất bao gồm các tác giả: Nguyễn Đăng
Mạnh, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Hoành Khung, Đinh Trí Dũng,... đều khẳng định Dứt
tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc là những cuốn làm nên mảng tiểu
thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng. Nhóm thứ hai bao gồm các tác giả Hoàng Thiếu Sơn,

2



Cô Lệ Chi, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Hoành Khung... có thái độ không thống nhất. Có
ý kiến đề cao nhƣ Hoàng Thiếu Sơn lại có ý kiến cho là chƣa thành công nhƣ Phạm
Thế Ngũ, Nguyễn Hoành Khung...
Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Cũng như Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì
tình, Trúng số độc đắc là một tiểu thuyết tâm lí” và đƣợc viết theo lối của “tiểu
thuyết phân tích (nội tâm) thuần túy” là chỉ “chăm chú phân tích những diễn biến
tinh vi trong thế giới tinh thần của nhân vật, những động cơ thầm kín dẫn đến hành
động của các vai truyện” [tr.7, 39].
Phạm Thế Ngũ nói: “Sau Làm đĩ,…Vũ Trọng Phụng đổi hướng, bước sang một
lô tiểu thuyết có khuynh hướng tâm lý: Dứt tình, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc.
Song ở đây ta thấy mấy sở đoản của Vũ Trọng Phụng. Ông chỉ khéo chụp được
những xen, những dáng bề ngoài, nhất là tài tình để điểm vào đó nụ cười chua chát,
giọng nói mỉa mai, do đó ông thành công ở loại phóng sự, loại tiểu thuyết có tác
động ồ ạt bên ngoài, có tính chất hoạt kê bông lơn. Nhưng đến loại tiểu thuyết, cần
đặt một tâm trạng dưới con mắt phân tích theo dõi, cần để cái cơ mưu chìm vào
trong, mô tả những hành động nguyên nhân hơn những hành động kết quả, cần tạo
cả không khí tâm lí ở chỗ vô hình nó linh hoạt hóa nhân vật, Vũ Trọng Phụng tỏ ra
cộc cằn, vụng về. Nhân vật của ông khi đó hiện ra nếu không vô lý thì cũng rất khó
hiểu, khó cắt nghĩa trong sự hành động. Câu chuyện thường kềnh càng, những động
tác những cảnh, những cung, những lời, trong khi nhân vật suy nghĩ hay xử sự một
cách rất nông cạn, tầm thường, kỳ cục nữa. Đó là những khuyết điểm rõ rệt thường
thấy trong mấy tiểu thuyết tâm lí trên của Vũ Trọng Phụng” [tr.53, 28].
Nguyễn Hoành Khung nhận xét: bên cạnh những trang viết “tỏ ra khá sắc
sảo trong việc thăm dò, phân tích tâm lý phức tạp của con người”, Vũ Trọng
Phụng đã bộc lộ những hạn chế nhƣ đã nhập làm một “chủ nghĩa định mệnh lịch
sử - xã hội” với “chủ nghĩa định mệnh sinh lí” do ông tiếp thu của Freud một
cách dung tục để đi đến chỗ “rời bỏ những nguyên tắc hiện thực chủ nghĩa để sa
hẳn vào chủ nghĩa tự nhiên” đã sáng tạo ra một loạt những tác phẩm “giống như
những nghiên cứu tâm lý, tất cả chúng đều chứng minh luận đề tâm lí: bản chất

con người là ích kỉ” [tr.9, 10] .v.v…

3


Rải rác trong nhiều bài viết, công trình khác về Vũ Trọng Phụng, chúng ta còn
gặp nhiều ý kiến tƣơng tự. Trần Đăng Thao nhận xét “nhân vật của Vũ Trọng Phụng
thường động về vị trí và tĩnh về tâm lý”; Đinh Trí Dũng cho rằng “những nhân vật nạn
nhân, “tha hóa” của Vũ Trọng Phụng “đã có chiều sâu tâm lí đáng kể” [tr.9,10] . v.v...
Nhìn chung, các ý kiến nhận xét trƣớc đây về Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì
tình, Trúng số độc đắc nhìn từ góc độ tiểu thuyết tâm lí mới dừng lại ở những nhận
định chứ chƣa đi sâu phân tích và diễn giải thực sự. Tuy vậy, những ý kiến của các
tác giả đi trƣớc là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi trong việc đi sâu khám phá
những giá trị tƣ tƣởng mới lạ, độc đáo, và những đóng góp về phƣơng diện tự sự
của Vũ Trọng Phụng trong các tiểu thuyết tâm lí Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình,
Trúng số độc đắc.
2.2. Những ý kiến đánh giá riêng về Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng
số độc đắc nhìn từ góc độ tiểu thuyết tâm lí
2.2.1. Về tiểu thuyết Dứt tình
Báo Tràng An nhận xét: “Quyển Dứt tình của Vũ Trọng Phụng đã xứng cái tên
tâm lí tiểu thuyết mà tác giả muốn cho nó” [tr.210, 27].
Cô Lệ Chi trên báo Đông Tây cũng cho rằng: “Dứt tình của ông Vũ Trọng
Phụng là một tâm lí tiểu thuyết” [tr.214, 27].
Trong Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam (dùng trong nhà trƣờng)
của nhóm tác giả Nguyễn Đăng Mạnh – Bùi Duy Tân – Nguyễn Nhƣ Ý khẳng định:
“Dứt tình được viết bằng văn phong linh hoạt, phù hợp với việc diễn tả những diễn
biến tâm lí phong phú của nhân vật, có sức hấp dẫn người đọc. Các nhân vật được
khắc họa với những nét cá tính riêng” [tr.141, 29].
2.2.2. Về tiểu thuyết Làm đĩ
Nguyễn Đăng Mạnh nói: “Vũ Trọng Phụng rất ham thích phân tích, lí giải

những quá trình tâm lí của nhân vật của mình. Thủ pháp được dùng phổ biến ở đây
là đưa ra những mệnh đề có tính khái quát triết lí làm căn cứ suy luận”; Làm đĩ
thực chất là sự thuyết minh cho các quan niệm hết sức bi quan: “giao cấu là mục
đích cuối cùng của ái tình” [tr.8, 10].

4


Trong luận án tiến sĩ của Đào Đức Doãn Những dạng cơ bản của tiểu thuyết
tâm lí trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (qua “Tố Tâm, Lấy nhau
vì tình, Bướm trắng, Sống mòn), tác giả khẳng định Làm đĩ là tiểu thuyết tâm lí
bản năng [tr.97, 10].
Trong Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam (dùng trong nhà trƣờng) của
nhóm tác giả Nguyễn Đăng Mạnh – Bùi Duy Tân – Nguyễn Nhƣ Ý cho rằng: “Dưới
hình thức một cuốn tiểu thuyết phóng sự chỉ viết những “sự thật”, qua Làm đĩ, Vũ
Trọng Phụng đã phân tích, lí giải một cách thỏa đáng những nguyên nhân sâu xa đã
đẩy Huyền từ một con nhà tử tế hẳn hoi...đến vũng bùn trụy lạc” [tr315, 29].
2.2.3. Về tiểu thuyết Lấy nhau vì tình
Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Lấy nhau vì tình lại thuyết minh cho một luận
điểm khác được Vũ Trọng Phụng dùng để đặt tên cho một truyện ngắn của mình:
cái ghen đàn ông”. Ông cho rằng “lấy nhau vì tình” tất sẽ dẫn đến tan vỡ và bất
hạnh, vì tình yêu thực ra chỉ là sự “yêu mình qua người khác” [tr.8,9, 10].
Trong luận án tiến sĩ của Đào Đức Doãn Những dạng cơ bản của tiểu thuyết
tâm lí trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (qua “Tố Tâm, Lấy nhau
vì tình, Bướm trắng, Sống mòn), tác giả đã khảo sát tác phẩm này trên nhiều phƣơng
diện nhƣng lại khẳng định Lấy nhau vì tình là tiểu thuyết tâm lí bản năng [tr.9, 10].
Trong Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam (dùng trong nhà trƣờng)
của nhóm tác giả Nguyễn Đăng Mạnh – Bùi Duy Tân – Nguyễn Nhƣ Ý khẳng định
“bằng cách kể chuyện tự nhiên, bằng nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật, trong
những diễn biến tình tiết hợp lí, Lấy nhau vì tình là một trong không nhiều tiểu

thuyết tâm lí xã hội thành công thời đó” [tr.321, 29].
2.2.4. Về tiểu thuyết Trúng số độc đắc
Hoàng Thiếu Sơn trong Lời giới thiệu Trúng số độc đắc khẳng định: “Người ta
thường nghĩ là trong văn học Việt Nam phải chờ đến Nam Cao, bước sang những
năm 40, mới có nhà tiểu thuyết đi sâu vào phân tích tâm lí: từ giữa những năm 30,
Vũ Trọng Phụng đã là người khảo sát lòng người thực sự bậc thầy rồi, rõ ràng như

5


vậy; rồi đến năm 39 với tác phẩm cuối cùng này của đời mình (Trúng số độc đắc),
Vũ Trọng Phụng đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật phân tích tâm lí” [tr.10, 49].
Trong luận án tiến sĩ của Đào Đức Doãn Những dạng cơ bản của tiểu thuyết
tâm lí trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (qua “Tố Tâm, Lấy nhau
vì tình, Bướm trắng, Sống mòn), tác giả khẳng định Trúng số độc đắc là tiểu thuyết
tâm lí bản năng [tr.49, 10].
Trong Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam (dùng trong nhà trƣờng)
của nhóm tác giả Nguyễn Đăng Mạnh – Bùi Duy Tân – Nguyễn Nhƣ Ý khẳng định:
“Toàn bộ tác phẩm tập trung vào nhân vật chính. Tác giả dồn bút lực, tập trung
phân tích, miêu tả những chuyển đổi trong cuộc đời, đặc biệt trong nội tâm nhân
vật Phúc, cả những cõi khuất trong tâm thức nhân vật. Có thể nói, với Trúng số độc
đắc, Vũ Trọng Phụng đã đạt đến trình độ cao của nghệ thuật phân tích tâm lí nhân
vật. Trúng số độc đắc thể hiện rõ bút pháp tài năng của Vũ Trọng Phụng: chất triết
lí sâu sắc kết hợp nhuần nhị với chất trữ tình và đặc biệt chất hài kịch hóm hỉnh –
vốn là sở trường của Vũ Trọng Phụng” [tr.951, 29].
Nhƣ vậy, các ý kiến đánh giá về Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng
số độc đắc có sự khác nhau: khen có, chê có, song tất cả đều có khuynh hƣớng
khẳng định đó là những tiểu thuyết tâm lí. Đó là một trong những cơ sở để chúng
tôi viết luận văn này.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Do giới hạn trong khuôn khổ của một bản luận văn và nhất là tập trung cho
việc xác định những vấn đề về tiểu thuyết tâm lý Vũ Trọng Phụng nên đối tƣợng
khảo sát chủ yếu của luận văn là bốn tiểu thuyết: Dứt tình (1934), Làm đĩ (1936),
Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1939).
Ngoài bốn tiểu thuyết trên, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn, ở một mức độ
nhất định, còn đƣợc mở rộng đến một số tiểu thuyết tâm lý hiện đại ra đời trong giai
đoạn 1930- 1945 để so sánh, đối chiếu.

6


4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng pháp loại hình
Sẽ dựa trên những đặc trƣng cơ bản, những tiêu chí riêng của kiểu loại tiểu
thuyết tâm lí để từ đó làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến đề tài.
4.2. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp
Luận văn sẽ thƣờng xuyên sử dụng phƣơng pháp phân tích (ở tất cả các bình diện)
từ đó làm nổi bật một số đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng.
4.3. Phƣơng pháp hệ thống
Khi tiếp cận, nghiên cứu tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng, chúng tôi cần đặt
các tiểu thuyết này trong hệ thống tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nói riêng và toàn bộ
nền tiểu thuyết giai đoạn 1930-1945 nói chung để thấy đƣợc tính phổ biến cũng nhƣ
đặc thù trong tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng.
4.4. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
Trong những trƣờng hợp cần thiết, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh để
tìm thấy sự khác biệt trong phong cách tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nói chung và
tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng nói riêng theo hai phép so sánh:
So sánh đồng đại: đặt các tiểu thuyết tâm lí: Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình,
Trúng số độc đắc trong thể đối sánh với một số tác phẩm khác cùng thời của chính
ông và một số tác phẩm, tác giả tiểu thuyết tâm lí khác .

So sánh lịch đại: đặt tác giả, tác phẩm các tiểu thuyết tâm lí Dứt tình, Làm đĩ,
Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc trong cái nhìn xuyên suốt của tiểu thuyết tâm lí
Việt Nam để thấy những nét chung và những cá tính sáng tạo riêng của tiểu thuyết
tâm lí Vũ Trọng Phụng.
4.5. Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Để làm nổi bật những nét đặc trƣng của tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng,
chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê các tiểu thuyết Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau
vì tình, Trúng số độc đắc trên các phƣơng diện nhƣ: số lần đối thoại, độc thoại
của các nhân vật trong một tiểu thuyết, số lần các hành động mang tính chất nhƣ

7


là hệ quả của quá trình tâm lí, tổng số trang khi miêu tả các trạng thái tâm lí, các
sự kiện .v.v... Qua việc thống kê, phân loại đó chúng tôi rút ra những kết luận để
làm sáng rõ vấn đề.
4.6. Các phƣơng pháp khác
Luận văn còn kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành nhƣ:
phân tâm học, tâm lý học, thi pháp học, xã hội học, văn hóa học. v.v...
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Chọn đề tài: “Tiểu thuyết tâm lý Vũ Trọng Phụng”, luận văn sẽ phân tích, lí
giải nhằm khẳng định những đóng góp quan trọng về tƣ tƣởng và nghệ thuật tự sự
của Vũ Trọng Phụng ở mảng tiểu thuyết tâm lý.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận
văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở hình thành xu hướng tiểu thuyết tâm lí trong sáng tác Vũ
Trọng Phụng
Chƣơng 2: Các xu hướng tiếp cận tâm lí trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
Chƣơng 3 : Một số đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết tâm lí Vũ Trọng Phụng


8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH XU HƢỚNG TIỂU THUYẾT TÂM LÍ
TRONG SÁNG TÁC VŨ TRỌNG PHỤNG
Văn học Việt Nam trong những năm nửa đầu thế kỉ XX mang một diện mạo đặc
biệt. Một bối cảnh “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” đang kích thích, đốt cháy
cảm hứng sáng tạo khiến mỗi nhà văn đều khao khát kiếm tìm cho mình một lối đi
riêng nhằm khẳng định phong cách, tài năng, cá tính nghệ thuật. Đây là thời điểm cho
sự xuất hiện những tài năng lớn. Tuy nhiên, một tài năng lớn, trong bất cứ lĩnh vực nào,
chẳng cứ là văn học không ngẫu nhiên mà sinh ra. Để hình thành nên cái “tạng” văn
riêng biệt của một “ông vua phóng sự đất Bắc”, “một tiểu thuyết gia trác tuyệt” không
chỉ với mảng tiểu thuyết hiện thực xã hội mà còn với mảng tiểu thuyết hiện thực tâm lí
Vũ Trọng Phụng, lẽ cố nhiên, sẽ phải chịu sự chi phối của nhiều yếu tố cả về hoàn cảnh
rộng lẫn hoàn cảnh hẹp, cả về yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan.
Tìm hiểu con đƣờng đến với tiểu thuyết tâm lí ở Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận
thấy có sự hội tụ của ba mạch nguồn: một là, sự tiếp xúc với các trƣờng phái mĩ học
Tây Âu, các xu hƣớng sáng tác mới. Hai là, những tƣơng tác của các xu hƣớng văn học
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Ba là, những dày vò về số phận và bệnh tật trong Vũ
Trọng Phụng.
1.1. Tiếp xúc với các trƣờng phái mĩ học Tây Âu
Chặng đƣờng từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có một
vai trò rất quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng.
Với chƣa đầy nửa thế kỉ, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc chƣa từng
thấy: cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi mạnh mẽ, xuất hiện những giai cấp
mới có đời sống tinh thần và thị hiếu mới, đòi hỏi một thứ văn chƣơng mới, văn hóa
Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hƣởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt
đầu mở rộng và tiếp xúc với văn hóa phƣơng Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp…

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, đồng thời cũng là một nhà báo nên buộc ông
phải gắn bó với thời thế, phải cập nhật những vấn đề chính trị, xã hội theo cách nhìn

9


riêng của mình. Muốn văn mình đƣợc in, báo của mình đƣợc đăng thì ông phải viết
những gì mà công chúng quan tâm để có tiền nuôi thân, nuôi bà, nuôi mẹ, nuôi vợ
và sau nữa là nuôi con. Do đó, văn của ông phải mới, phải có sức cạnh tranh với các
áng văn cùng thời. Thời kì ấy, văn hóa Pháp đang chiếm thế thƣợng phong, là thứ
văn hóa mới của kẻ xâm lƣợc nhƣng không phải không hấp dẫn, do đó, nó vừa bị
tẩy chay vừa đƣợc tiếp nhận. Trong xã hội Việt Nam, nếu nhƣ trƣớc năm 1930, sự
ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây mới chỉ bắt đầu và mới chỉ có tác động đến một
số trí thức Tây học, thì từ 1930 trở đi, nó trở thành nguồn ảnh hƣởng chủ yếu nhất
đến đời sống văn hóa tinh thần của xã hội. Bên cạnh đội ngũ những học sinh Việt
Nam tốt nghiệp trong các trƣờng Pháp – Việt, lại có thêm những thanh niên du học
ở Pháp đã trở về. Họ là những ngƣời chịu ảnh hƣởng trực tiếp của nền văn hóa Pháp
và trở về với ham muốn “xây dựng lại cả Đông Dương bằng những tảng đá chở từ
Pháp” [tr.34, 10] nên tƣ tƣởng, triết học và quan điểm mĩ học của phƣơng Tây hiện
đại đang hàng ngày hàng giờ tác động đến tƣ tƣởng và nhận thức của con ngƣời
Việt Nam mà trƣớc hết là tầng lớp trí thức. Tuy rằng cuộc đời Vũ Trọng Phụng bị
đeo vào “cái nghèo gia truyền” [tr.8, 27] và bệnh lao phổi nhƣng ông lại có may
mắn đƣợc hƣởng chế độ giáo dục mới do toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xƣớng
miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học. Vũ Trọng Phụng là một trong những lứa
thanh niên Việt Nam đầu tiên đƣợc giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ quốc ngữ.
Trong thời kì Mặt trận Dân chủ, quyền tự do báo chí đƣợc nới rộng. Chắc chắn
nguồn lan truyền học thuyết Freud là qua tiếng Pháp, qua bạn bè (ông là bạn của
Trƣơng Tửu và Trƣơng Tửu lại là một trong những ngƣời đầu tiên ở Việt Nam tiếp
xúc với học thuyết Freud). Ôn lại về nghiệp văn Vũ Trọng Phụng, giáo sƣ Hà Minh
Đức cho rằng, Vũ Trọng Phụng là ngƣời “gặp thời”. Ông viết vào thời buổi thành

thị đã hình thành với đầy đủ các cục diện, hiện trạng của nó. Thời cuộc đầy đủ tốt
xấu, sôi nổi cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, văn hóa đô thị phát triển ngày càng kéo
theo nhiều hệ lụy. Lớn lên gặp thời buổi nhố nhăng, “trời cho thời và khả năng tiếp
nhận cái thời đó” đã mang đến thành công cho Vũ Trọng Phụng. Thêm nữa, bản
thân Vũ Trọng Phụng lại là một nhà báo, một trí thức nghèo, lại sống giữa Hà Nội –

10


nơi nhạy cảm với mọi biến động trong nƣớc, ngoài nƣớc, nghề làm báo lại buộc ông
gắn chặt hơn với thời thế. Cả đời ông luôn phải quăng quật, lăn lộn kiếm sống và để
làm báo viết văn trong thời buổi đó, để viết cho đúng cho hay thì anh ta phải biết
nhiều nếu không muốn bị lạc hậu. Lăn lộn trải nhiệm với cuộc sống có lẽ Vũ Trọng
Phụng có thừa. Còn cách khác nữa là phải đọc nhiều. Theo kí ức của nhà báo Thiều
Quang về Vũ Trọng Phụng thì :“Anh rất ham đọc, khởi điểm từ cái văn học cổ điển
Pháp với những cây bút độc tú của Molière, Corneille qua Voltaire, Balzac, rồi đến
cái chủ tả chân cực thịnh của G. Flaubert, Guy de Maupassant thì dừng lại. Trong
cái hệ thống văn chương chửi đời đó, Vũ Trọng Phụng hồ như tìm thấy sự đồng
cảm, đồng điệu, đồng tình”. Bùi Huy Phồn cũng kể lại: “Tôi liếc nhìn xung quanh
chỗ Vũ Trọng Phụng nằm, thấy la liệt một số sách và báo tiếng Pháp như Nhân đạo
của Đảng Cộng sản Pháp, báo Gringoire của Đảng xã hội, hầu hết là những tờ báo
tiến bộ của Pháp lúc bấy giờ”. Vũ Trọng Phụng cũng quan tâm tìm đọc những tác
phẩm của văn học Pháp (tiêu biểu là Emile Dola), của A. Gide, của S. Freud về
phân tâm học … những điều mà ông cần cho trang viết của mình.
1.1.1. Tiếp xúc với phân tâm học của S. Freud
Bƣớc sang những năm 1930- 1945, quan niệm về con ngƣời trong văn học
Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Con ngƣời trong giai đoạn này không còn là con
ngƣời đấng bậc, con ngƣời chức năng, con ngƣời nguyên phiến, bất biến nữa mà
con ngƣời đã đƣợc nhìn nhận ở tầng sâu của nó. Ở đó, mỗi con ngƣời là một cá
nhân, một vũ trụ riêng không ai giống ai, chứa đầy bí mật, đòi hỏi phải khám phá,

phát hiện. Con ngƣời hiện lên trong tính đa dạng và phức tạp, trong mỗi con ngƣời
có cả rồng phƣợng và rắn rết, trong mỗi ngƣời có cả thiên thần và ác quỷ. Vũ Trọng
Phụng là một trong những nhà văn có tham vọng đi sâu khám phá bản chất con
ngƣời và chìa khóa để ông khám phá nó chính là những chân lí mới mà ông tự mình
học hỏi đƣợc qua sách báo. Một trong những chìa khóa đó là học thuyết phân tâm
của S. Freud – một trong những học thuyết ảnh hƣởng đến hầu hết các lĩnh vực tri
thức của con ngƣời nhƣ văn chƣơng, nghệ thuật, tôn giáo, nhân chủng học, giáo
dục, luật pháp, xã hội học, luật học, sử học,… Ảnh hƣởng đó lớn đến mức ngƣời ta

11


phải nói nhiều về ba sự đảo lộn lớn trong đời sống tinh thần của nhân loại trong thế
kỉ XX là chủ nghĩa Marx, thuyết tƣơng đối của Enstein và Phân tâm học do Freud
làm chủ soái. Riêng về văn học thì Bernard Dana Evans Voto cho rằng: “Chưa có
một nhà khoa học nào khác có một ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến văn học
như Freud”.
Đƣơng thời, Vũ Trọng Phụng đã tự nhận mình là một đồ đệ của Freud (Ở châu
Âu vào những thập niên 30 – 40 của thế kỉ XX, hƣớng phê bình phân tâm học đã trở
thành một phƣơng pháp nghiên cứu văn học khoa học và nhân văn, đƣợc giới trí
thức nồng nhiệt đón nhận hình thành nên một trào lƣu phê bình phân tâm học rất
thịnh hành lúc bấy giờ). Có nhiều lí do để ông tìm đến học thuyết này nhƣng trƣớc
tiên phải kể đến hoàn cảnh sinh sống đã làm cho ông có thái độ xử thế bi quan hoài
nghi. Thời buổi Vũ Trọng Phụng sống cũng là thời mà liên tục diễn ra các sự kiện
chính trị, cuộc sống hiện lên trong trạng thái đầy biến động của nó. Cũng nhƣ nhiều
thanh niên thời kì đó, Vũ Trọng Phụng khá mơ hồ về chính trị nên ông đã đặt nhiều
hi vọng vào đảng Cộng sản và đảng Xã hội Pháp nhƣng rồi theo thời gian những ảo
tƣởng ấy cứ tan vỡ. Những ảo tƣởng về chính trị đã vấp phải thực tế không phù hợp
đã làm nảy sinh ở ông một niềm hoài nghi, triết lí hƣớng đến những suy tƣ bên
trong của con ngƣời. Hàng ngày, nhà văn lại chỉ nhìn thấy cái xã hội là “khốn nạn:

quan tham lại nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ xảo
quyệt…”. Cái xã hội mà ông thấy “đã là người thì ai cũng dâm”. Xã hội ấy làm cho
nhà văn có cái nhìn bi quan sâu sắc về con ngƣời và cuộc đời, tạo cho ông cái biệt
tài đi sâu, khám phá những “chỗ hèn yếu nhất của con người”. Điều ấy lí giải vì sao
Vũ Trọng Phụng đã tiếp nhận ảnh hƣởng của học thuyết Freud. Ở và qua học thuyết
Freud, Vũ Trọng Phụng đã tìm thấy chìa khóa để lí giải về bản chất con ngƣời.
Học thuyết phân tâm của Freud đƣợc xây dựng trên khái niệm vô thức, đi sâu
nghiên cứu hiện tƣợng vô thức trong con ngƣời. Freud quan niệm, tất cả các hiện
tƣợng tâm thần của con ngƣời về bản chất là hiện tƣợng vô thức. Vô thức là phạm
trù chủ yếu trong đời sống tâm lý con ngƣời. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt
nguồn trong vô thức và tùy theo tƣơng quan của những lực lƣợng thôi thúc và ngăn

12


cản đƣợc biểu hiện ra theo những qui luật khác hẳn với ý thức. Học thuyết của
Freud đã có ảnh hƣởng lớn tới tƣ duy hiện đại. Ngày nay, những khái niệm, luận
điểm của Freud đƣợc thừa nhận rộng rãi và có ảnh hƣởng tích cực trên nhiều lĩnh
vực, trong đó có văn học nghệ thuật.
Học thuyết Freud cũng đã lí giải về sự phát triển và cấu trúc của cá nhân bằng
những nhân tố tâm lí phi lí tính, đối lập với ý thức, là khuynh hƣớng sử dụng kĩ
thuật “liệu pháp tâm lí”. Vốn nảy sinh nhƣ một quan niệm lí giải và chữa trị bệnh
tâm thần, chủ nghĩa Freud về sau đã đƣa vị trí của mình lên hàng một học thuyết
khái quát về con ngƣời, xã hội, văn hóa và có ảnh hƣởng to lớn. Cốt lõi của chủ
nghĩa Freud tạo ra ý niệm về cuộc chiến tranh bí mật, vĩnh cửu giữa các lực tâm lí
vô thức (mà chủ yếu là ham muốn tính dục - libido) ẩn giấu trong chiều sâu của cá
thể ngƣời, và cái tất yếu phải sống đƣợc trong môi trƣờng xã hội vốn thù nghịch với
cá thể ấy. Những răn cấm từ phía môi trƣờng xã hội (tạo ra sự “kiểm duyệt” của ý
thức) – gây ra những tổn thƣơng tâm thần, dồn nén năng lƣợng của những ham
muốn vô thức, năng lƣợng ấy sẽ vƣợt ra qua những lối thoát quanh co dƣới dạng

những triệu trứng bệnh tâm thần, chiêm bao, những hành vi lầm lỗi (nói lỡ lời, viết
nhịu), lãng quên những điều gây khó chịu cho ngƣời khác, v.v…Ở chủ nghĩa Freud,
các quá trình và hiện tƣợng tâm lý đƣợc khảo sát từ ba góc độ cơ bản: góc độ vùng,
góc độ năng động và góc độ tiết kiệm. Khảo sát về vùng tức là nêu ra ý niệm sơ đồ
“không gian” của cấu trúc đời sống tâm thần dƣới dạng những bậc khác nhau, có vị
trí, chức năng và quy luật phát triển riêng.
Trên cơ sở khái niệm vô thức, Freud bắt đầu xây dựng bộ khung cho cấu trúc
tâm lí con ngƣời. Theo Freud thì tâm lí con ngƣời xét về mặt cấu trúc gồm có ba tầng.
Ba tầng này có thể hội nhập vào nhau, bổ túc cho nhau để hình thành nhân cách.
Chúng có thể xung đột lẫn nhau, làm phá vỡ sự thống nhất của nhân cách.
Chủ nghĩa Freud cho rằng tuổi thơ ấu (lứa tuổi dƣờng nhƣ quy định một cách
đơn trị cả tính cách lẫn tâm thế của nhân cách ngƣời lớn) có vai trò quan trọng trong
sự hình thành các nguyên cớ. Nhiệm vụ của liệu pháp tâm lý là làm rõ những trải
nghiệm gây chấn thƣơng và giải thoát cá nhân khỏi chấn thƣơng ấy bằng thanh lọc

13


(katharsis), bằng việc nhận ra những ham muốn bị dồn ép, hiểu ra những nguyên
nhân của các triệu chứng bệnh tâm thần. Muốn thế, phải dùng đến sự phân tích các
giấc mơ, phải dùng phƣơng pháp “liên tƣởng tự do” v.v…
Về việc lý giải các giấc mơ, năm 1900, Freud công bố công trình “Lý giải các
giấc mơ”. Việc phân tích cặn kẽ các giấc mơ của ngƣời nào đó đã trải qua là một thành
công của ông, con đƣờng đi đến làm rõ cái vô thức. Các giấc mơ đã tạo nên một sự hấp
dẫn đặc biệt đối với Freud, bởi theo ông, có thể từ việc phân tích các giấc mơ, chúng ta
có thể nhìn thấy rõ hơn cấu trúc tâm thần ngƣời, rõ hơn về cái vô thức trong con ngƣời.
Từ các ca lâm sàng trong chữa trị bệnh tâm thần, ông đã đi đến kết luận: Các giấc mơ
đều không xa lạ với ngƣời nằm mơ, đều luôn khó hiểu với ngƣời đó. Các giấc mơ đều
có một ý nghĩa nhất định nào đó. Không những giấc mơ có một ý nghĩa mà ý nghĩa của
giấc mơ là nguyên nhân gây nên giấc mơ. Trong các giấc mơ có các “ý tƣởng tiềm ẩn”

cần đƣợc khám phá. Nội dung biểu hiện của giấc mơ có thể thực hiện trá hình những
ham muốn bị dồn nén vào vùng vô thức. Từ việc làm rõ bốn nguồn gốc đặc thù của
giấc mơ, ông đã chỉ ra năm cơ chế chính của giấc mơ, đó là: Cô đặc, di chuyển, kịch
hóa, tƣợng trƣng hóa, chế biến lần thứ hai. Đọc Trúng số độc đắc, qua giấc mơ của
Phúc, hay trong Dứt tình, qua giấc mơ của Tiết Hằng ta thấy Vũ Trọng Phụng chắc
chắn đã chịu sự ảnh hƣởng của học thuyết Freud khi xây dựng chi tiết này.
Thuyết Freud không chỉ là thuyết khoa học đầu tiên về hành vi con ngƣời, mà
còn chứng tỏ là một trong những cái nhìn tổng quan nhận thức về bản chất của con
ngƣời phát triển đến đó. Trong một khuôn khổ duy nhất và một lý luận của học
thuyết, Freud cung cấp một cấu trúc nhân cách và cấu trúc này bao gồm một nhận
thức về những ảnh hƣởng quan trọng trên hành vi đƣợc bắt nguồn từ thực tế, xã hội,
và sinh vật học. Phân tâm học cũng biểu hiện cho ta thấy con ngƣời đƣợc thúc đẩy
nhƣ thế nào bởi những lực ép vô thức để tham dự vào hành vi quan trọng, minh họa
cả hai hành vi bình thƣờng và dị thƣờng phát triển và vận hành nhƣ thế nào. Freud
xem con ngƣời nhƣ là một tạo vật mà cùng lúc vừa thô sơ lại vừa phức tạp, vừa bốc
đồng lại vừa duy lí, vừa ích kỷ lại vừa quảng đại, vừa thoái hóa lại vừa sáng tạo,
vừa con lại vừa ngƣời. Đây là giá trị thành công vĩ đại nhất của học thuyết sau này.

14


Phân tâm học của Freud trƣớc hết dùng để chữa bệnh nhiễu tâm. Nhƣng nó lại
tồn tại với tƣ cách là lí thuyết triết học và văn học nghiên cứu một cách phổ quát các
vấn đề về đời sống con ngƣời, có ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đọc tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng ta thấy ảnh hƣởng của thuyết Freud
khá đậm trong các trang viết của ông. Nhà văn không chỉ khám phá chiều sâu
vô tận của tiềm thức mà còn nói đƣợc chiều sâu của đời sống, và tất cả các căn
nguyên, động cơ bí ẩn của ý thức và nhân cách của con ngƣời. Vũ Trọng Phụng
đã chịu ảnh hƣởng sâu sắc của học thuyết Freud và chủ nghĩa tự nhiên khi xây
dựng, mổ xẻ tâm lí nhân vật của mình với những mẫu tâm lí khá dị biệt của

những con ngƣời bị chấn thƣơng, con ngƣời chịu ẩn ức, tâm lí của kẻ phất, tâm
lí của kẻ ghen, tâm lí của kẻ ham muốn tình dục… Và cũng nhờ sự hiểu biết
của mình về phân tâm học của Freud mà ông đã có những ca “khảo sát về lòng
người” mà “nhờ thế ánh đèn khảo sát của Vũ Trọng Phụng mới rọi đến tận
những chốn sâu thẳm của tiềm thức, chiếu rộng ra mọi chốn ẩn khuất của lòng
người, để mà tả lại mọi nét tinh vi, huyền diệu” [tr.11, 49].
1.1.2. Tiếp xúc với chủ nghĩa tự nhiên của Emile Dola
Nhƣ trên đã nói, Vũ Trọng Phụng là ngƣơi rất ham đọc và nhạy cảm với các
thành tựu khoa học, nhất là các trƣờng phái, học thuyết mới. Do hoàn cảnh đặc thù
của bản thân và môi trƣờng xã hội nên việc Vũ Trọng Phụng chịu ảnh hƣởng của
chủ nghĩa tự nhiên cũng là điều dễ hiểu.
Chủ nghĩa tự nhiên trƣớc hết là một trào lƣu tƣ tƣởng, lí luận và đã một thời
tác động rất mạnh vào văn học Âu Mỹ vì nó ra đời dựa trên những thành tựu của
khoa học tiên tiến có nhiều sức thuyết phục, nhất là đối với các nhà văn trẻ đang
khao khát tìm kiếm một phƣơng thức nghệ thuật mới đủ sức thể hiện những nhận
thức mới của họ về cuộc sống và con ngƣời trong một thực tại xã hội phức tạp mà
lý luận những trào lƣu cũ tỏ ra không còn đủ sức đáp ứng cho nhu cầu tái hiện nó.
Chủ nghĩa tự nhiên thực sự không phải là một biến cố lạ lùng hay là một cuộc cách
mạng táo bạo trong văn học. Trƣớc đó, từ thời Balzac, Flaubert, Guy de
Maupassant, Goncourt... xu hƣớng này đã xuất hiện cùng lúc với hiện tƣợng các nhà
văn của chủ nghĩa hiện thực rất quan tâm đến khoa học, đặc biệt là y học trong việc

15


miêu tả con ngƣời. Nhƣng để chính thức xuất hiện là một học thuyết, chủ nghĩa tự
nhiên đã đƣợc Emile Zola phổ biến trong những bài viết đƣợc ông công bố từ năm
1866. Học thuyết này đƣợc gợi lên khi Zola tiếp xúc với tinh thần khoa học của
Encyclopédie, và trực tiếp là qua các tác phẩm nhƣ Khảo luận về di truyền tự nhiên
của Lucas, Nguồn gốc các loài của Darwin, Ðường vào y học thực nghiệm của

Claude Bernard và lý luận về tiểu thuyết thực nghiệm của Hippolite Taine. Zola đã
vận dụng các lý thuyết của Claude Bernard vào trong việc miêu tả "đời sống của
những dục vọng và trí thức". Ông sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm với mục đích
"tìm ra những mối quan hệ liên kết một hiện tượng nào đó với nguyên nhân tiếp
theo, tìm ra những điều kiện cần thiết của sự thể hiễn các hiện tượng đó". Chủ
nghĩa tự nhiên đã bổ sung sự thực nghiệm y học vào quá trình nhận xét, khảo sát
thực tế khách quan của các nhà hiện thực thế hệ trƣớc. Zola xác nhận: "Khoa học
cũng nằm trong khu vực của các nhà tiểu thuyết, là kẻ muốn phân tích con người
trong các hoạt động cá nhân và xã hội. Chúng ta tiếp tục nhận xét và trong công
việc nghiên cứu sinh lí học là sự tiếp nối công việc của các nhà hóa học và vật lí
học. Tóm lại chúng ta phải mổ xẻ các tính cách, các đam mê, các hành vi của con
người như các nhà khoa học tiến hành các thí nghiệm trên các thực thể vô cơ, như
một nhà sinh lý học trên cơ thể các vật sống".
Ra đời trrong giai đoạn mà chủ nghĩa hiện thực không còn đủ sức đáp ứng cho
nhu cầu nghệ thuật trong thời đại mới có nhiều biến chuyển sâu sắc về xã hội cũng
nhƣ văn hóa tinh thần, khoa học kỹ thuật và khoa học tự nhiên. Chủ nghĩa tự nhiên
là một tìm tòi của các nhà lí luận, nhà văn đƣơng thời với ý hƣớng tìm ra một
phƣơng thức mới hữu hiệu hơn để mô tả cuộc sống của con ngƣời, tìm hiểu và lí
giải nó.
Có vai trò lớn trong sự hình thành khuynh hƣớng văn học này là những thành
tựu của khoa học tự nhiên, trƣớc hết là sinh lí học – bộ môn đã đem thực nghiệm
đối lập với các phƣơng pháp nhận thức phi khoa học. Chủ nghĩa tự nhiên có cơ sở
triết học là chủ nghĩa thực chứng của Auguste Comte; cơ sở mĩ học là lí thuyết của
Hyppolyte Taine. Những nhà văn đƣợc xem là tiền bối của chủ nghĩa tự nhiên là

16


Champfleury, L. E. Duranty, G. Flauber, hai anh em Edmond và Jules de
Goncourt. Lí thuyết của chủ nghĩa tự nhiên đƣợc Emile Dola đề xuất và áp dụng

vào sáng tác của mình. Đến giữa những năm 70, xung quanh Dola hình thành
trƣờng phái chủ nghĩa tự nhiên (G. De Maupassant, J. K. Huysmans, H. Cesard, L.
Ennique, v.v...); trƣờng phái này tan rã vào những năm 80 của thế kỉ XIX. Kể từ
đó chủ nghĩa tự nhiên không còn sự rõ rệt về lí thuyết và chỉ còn đƣợc duy trì nhƣ
một tên gọi chung của nhiều hiện tƣợng văn học khác nhau nhƣng có chung xuất
xứ. Ở sáng tác của một loạt tác giả tự nhiên chủ nghĩa có sự gia tăng những nét
của chủ nghĩa ấn tƣợng hoặc hƣớng sang chủ nghĩa tƣợng trƣng; ở sáng tác của
một số tác giả khác, có sự xâm nhập các môtip của chủ nghĩa suy đồi.
Các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa tự đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu xã hội hoàn
toàn nhƣ cung cách các nhà tự nhiên học nghiên cứu tự nhiên, đối với họ, nhận thức
bằng nghệ thuật cũng tƣơng tự nhƣ nhận thức bằng khoa học. Họ xem tác phẩm
nghệ thuật là tiêu chuẩn thẩm mĩ căn bản. Họ quan niệm số phận con ngƣời bị qui
định trƣớc hết bởi bản chất sinh lí học và môi trƣờng, con ngƣời không thể có tự do
ý chí – là những quan niệm mà chỉ có một vài nhà văn tự nhiên chủ nghĩa vƣợt qua
đƣợc. Nếu Dola tin vào khoa học, vào tiến bộ xã hội, đã nghiên cứu cơ chế tƣơng
tác của môi trƣờng và con ngƣời để tìm phƣơng cách tác động đến môi trƣờng nhằm
tổ chức xã hội hợp lí hơn, thì ở hầu hết các nhà văn khác (trong đó có Maupassant
thời cuối, nhất là Huysmans), các môtip định mệnh lại là nét trội.
Các nhà tự nhiên chủ nghĩa từ bỏ việc thể hiện đạo đức, cho rằng thực tại đƣợc
miêu tả một cách lãnh đạm khoa học, tự nó đã đủ sức biểu hiện. Theo họ, văn học
cũng nhƣ khoa học, không có quyền lựa chọn tài liệu, theo họ, đối với nhà văn thì
không có cốt truyện bất lợi, không có những đề tài bất cập, do vậy văn học của chủ
nghĩa tự nhiên có sự mở rộng đề tài, có sự chú ý đến các hiện tƣợng “tầm thƣờng”
của đời sống. Nhƣng sự chế ngự chất liệu và ý hƣớng viết “theo mệnh lệnh của đời
sống” thƣờng dẫn đến tính phi cốt truyện, tính lãnh đạm thƣờng dẫn đến thái độ vô
can về mặt xã hội. Đồng thời, chủ nghĩa tự nhiên đƣa vào văn học những thủ pháp
và phƣơng thức nghệ thuật mới để miêu tả đời sống. Chống lại thứ chủ nghĩa lạc

17



quan chính thống giả dối, chống lại tƣ tƣởng và đạo lí tiểu thị dân, biểu lộ tinh thần
dân chủ rộng rãi và xu hƣớng phê phán, tố cáo. Chủ nghĩa tự nhiên đã ảnh hƣởng
đến sự tiến bộ của tƣ tƣởng xã hội và nhãn quan nghệ thuật.
Có thể thấy, do thời cuộc và sự trớ trêu của hoàn cảnh, chủ nghĩa tự nhiên đã
ảnh hƣởng khá sâu sắc tới thế giới quan và phong cách viết văn của Vũ Trọng
Phụng. Chủ nghĩa tự nhiên trong sáng tác Vũ Trọng Phụng thƣờng thể hiện ở những
trƣờng hợp ông viết về cái dâm và nạn mại dâm. Ông dựa vào những hiểu biết về
chủ nghĩa Freud để mổ xẻ tâm lí nhân vật của mình, giải thích nghề làm đĩ phần
nhiều là do căn tính dâm đãng của chính ngƣời làm đĩ bị kích thích thuận lợi do
phong trào Âu hóa đem lại. Những tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa tự nhiên trong
sáng tác của Vũ Trọng Phụng là tiểu thuyết Làm đĩ và phóng sự Lục xì. Ở các tác
phẩm khác, chủ nghĩa tự nhiên nếu có, chỉ là những yếu tố xen kẽ.
Việc tiếp thu những tƣ tƣởng của chủ nghĩa tự nhiên đã phần nào giúp Vũ Trọng
Phụng đi sâu khám phá bản chất con ngƣời nhƣng đôi khi có những trang văn ông đã
quá thiên về lối viết của chủ nghĩa tự nhiên nên Vũ Ngọc Phan đã khẳng định: “Trong
tất cả các văn phẩm của Vũ Trọng Phụng, dù là phóng sự hay tiểu thuyết: “bao giờ
ông cũng bị cái ý tưởng dâm dục ám ảnh…Ông tin ở chủ nghĩa tính dục một cách thái
quá”, ông đã “dùng chủ nghĩa tính dục của Freud làm nền tảng” [tr.8, 10]. Trƣơng
Chính cho rằng: từ “Kĩ nghệ lấy Tây” đến “Lấy nhau vì tình”, ông đã “chú trọng tả khía
cạnh dâm đãng của con người” [tr.8, 10]. Nguyễn Hoành Khung nhận xét: bên cạnh
những trang viết “tỏ ra khá sắc sảo trong việc thăm dò, phân tích tâm lý phức tạp của
con người” Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ những hạn chế nhƣ đã nhập làm một “chủ nghĩa
định mệnh lịch sử - xã hội” với “chủ nghĩa định mệnh sinh lí” do ông tiếp thu của
Freud một cách dung tục để rồi đi đến chỗ “rời bỏ những nguyên tắc hiện thực chủ
nghĩa để sa hẳn vào chủ nghĩa tự nhiên” [tr.9, 10]. v.v…
1.1.3. Tiếp xúc với văn hóa, văn học Tây Âu qua phong trào dịch thuật
Từ sau những năm 20 của thế kỉ XX, ngọn cờ văn hóa mới ngày càng lộng gió
tâm hồn ngƣời trí thức Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức Tây học, Âu hóa với tinh


18


thần dân chủ, dân tộc và đại chúng. Báo chí quốc ngữ tiếp tục phát triển, xuất hiện
thêm nhiều từ báo mới nhƣ Thực nghiệp dân báo (1920), Khai hóa, Hữu thanh
(1921), An Nam tạp chí (Tờ báo văn chƣơng đầu tiên - 1926), Tiếng dân (1927),
Thần chung (1929), Phụ nữ tân văn (1929). Theo đó, các loại hình văn hóa nghệ
thuật mới lạ của Tây phƣơng đều lần lƣợt ra mắt công chúng nhƣ kịch nói, điện ảnh
(chiếu bóng), hội họa, điêu khắc, kiến trúc, xiếc, tạp kỹ, âm nhạc... Tất cả đã tạo nên
những sắc màu mới lạ của một nền nghệ thuật hiện đại chƣa từng có trong lịch sử
Việt Nam.
Giao lƣu văn hoá, văn học Đông - Tây không chỉ tạo ra sự biến động đa dạng
và phức tạp trong đời sống văn hoá xã hội, những mầm mống về một nền văn học
hiện đại có điều kiện đâm chồi nảy lộc mà còn tạo tiền đề cho sự xuất hiện văn học
dịch thuật. Các dịch giả ngƣời Việt đã lần lƣợt giới thiệu, biên khảo và dịch sách văn
hoá, văn học Pháp và phƣơng Tây sang chữ quốc ngữ. Sách dịch đƣợc đăng tải trên
Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí và các ấn phẩm của nhà xuất bản Âu Tây tư
tưởng. Trên thực tế, dịch giả Phạm Quỳnh đã lần lƣợt giới thiệu văn học và triết học
Pháp qua một số tên tuổi nổi tiếng nhƣ Corneille, Molière, Montesquieu, Rousseau,
Voltaire, Baudelaire, Pierre Loti, Anatole France, Courteline, Maupassant Auguste
Comte, Bergson... Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch và đăng trên Đông Dương tạp chí
những sáng tác ngụ ngôn của La Fontaine, tiểu thuyết của Victor Hugo, A. Dumas và
Balzac, kịch của Molière... Văn học Pháp và tƣ tƣởng của các nhà Khai Sáng đã đến
với công chúng Việt Nam, gợi ý và thúc đẩy quá trình đổi mới văn học, làm nảy sinh
nhiều khuynh hƣớng văn học mới.
Có thể nói văn học dịch có ý nghĩa nhƣ "cú hích" ban đầu trong chuyển động
hiện đại hoá. Nó "nhóm lửa" cho hoạt động phóng tác của tác gia văn học Việt Nam
đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, từ sau năm 1930, văn học đã vƣợt thoát khỏi cảm hứng
phóng tác. Những ảnh hƣởng của văn học phƣơng Tây, văn học Pháp đối với văn
học Việt Nam đã đạt đến độ "chín" nhất định, tạo điều kiện cho các nhà văn bƣớc

vào giai đoạn sáng tác thật sự ở các thể loại. Trong các nhà trƣờng Pháp Việt, thơ
văn ƣu tú của nhân loại, đặc biệt là những tinh hoa thơ Pháp bằng nhiều con đƣờng

19


khác nhau đã đi vào tâm hồn những trí thức Việt Nam. Chính từ môi trƣờng văn hoá
này, ngƣời ta đã say sƣa đọc triết học và những tác phẩm văn học lãng mạn, tƣợng
trƣng, siêu thực Pháp.
Có lẽ vì thế mà thời kì này văn học dịch đã nảy nở và xuất hiện thật đông đảo.
Đây là lúc mà tiểu thuyết Pháp và phƣơng Tây đến ồ ạt với văn hóa đọc Việt Nam.
Trên tạp chí Âu Tây tư tưởng, ngƣời ta bắt đầu say sƣa đọc những tƣ tƣởng của các
nhà khai sáng, đọc tác phẩm của những tiểu thuyết gia trứ danh phƣơng Tây và thế
giới, thay vì chỉ ngâm nga Đƣờng thi, Tống từ, hay nghiền ngẫm các bộ tiểu thuyết
chƣơng hồi Trung Quốc cổ điển Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký,
Hồng lâu mộng… nhƣ những thế kỉ trƣớc.
Không phải ngẫu nhiên mà Vũ Trọng Phụng lại chọn dịch vở kịch lãng mạn
Luycretxơ Booc-gia của Vichto Huygô mà ắt hẳn ông đã học hỏi, đã tìm thấy những
nét mới về tƣ tƣởng và phong cách nghệ thuật trong tác phẩm này. Những diễn biến
tâm lí nhân vật trong vở kịch và bao trùm lên tất cả là sự hoành hành của định
mệnh, tạo ra những chuyện li kì ngẫu nhiên từ mở màn đến kết thúc. Những ấn
tƣợng đậm nét đó về tác phẩm của nhà văn Pháp chắc hẳn có ám ảnh Vũ Trọng
Phụng khi ông viết các tiểu thuyết tâm lí: Dứt tình, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng
số độc đắc.
1.2. Những tƣơng tác của các xu hƣớng văn học 1930- 1945
Đời sống văn học Việt Nam từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX đã mang một
diện mạo rất mới, một giai đoạn văn học mà ở đó “một năm của ta có thể kể như ba
mươi năm của người” (Vũ Ngọc Phan). Trong những năm 30, nhiều hiện tƣợng văn
học xảy ra dồn dập, đặc biệt là sự ra đời của các thế hệ nhà văn mới có tƣ tƣởng cấp
tiến: hoài nghi các giá trị cổ truyền, muốn đặt lại nhiều vấn đề liên quan đến con

ngƣời, đến xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử nƣớc ta, viết văn trở thành một nghề,
văn chƣơng trở thành hàng hóa, xuất hiện các doanh nhân trên lĩnh vực văn hóa làm
cho nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo… phát triển khá mạnh làm sôi động đời
sống văn hóa văn học. Cũng chƣa bao giờ trong lịch sử văn học Việt Nam lại xuất
hiện nhiều nhà văn, nhóm nhà văn với những quan điểm sáng tác rõ ràng, phong

20


phú, đa dạng và nhiều cuộc tranh luận gay gắt, rầm rộ, gây đƣợc sự chú ý của công
chúng nhƣ thời gian này.
Thập niên 1930-1940, trên diễn đàn văn học đất Bắc, có hai khuynh hƣớng
báo chí đối lập nhau: một bên là Tự lực văn đoàn với báo Phong Hoá, Ngày Nay
và một bên là những tờ báo chống lại Tự lực văn đoàn, nhƣ Tiểu thuyết thứ bẩy,
Hữu Ích, Phổ Thông bán nguyệt san thuộc nhà xuất bản Tân Dân của Vũ Đình
Long, với các nhà văn nhƣ Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trƣơng, Lan Khai,
Tchya Đái Đức Tuấn, Trƣơng Tửu...
Một trong những cuộc tranh luận, bút chiến kéo dài và sôi động nhất phải kể
đến cuộc tranh luận giữu hai phái: phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” do Nhất Chi
Mai- chấp bút và phái “nghệ thuật vị nhân sinh” do Vũ Trọng Phụng chấp bút. Một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tƣợng trên là do sự khác nhau, đối lập
về khuynh hƣớng, quan điểm, cảm hứng sáng tác của các nhà văn thuộc hai phái
trên. Cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về khuynh hƣớng, quan
điểm sáng tác nhƣng có lẽ trƣớc hết là do cảm hứng sáng tác chủ đạo và ý thức nghệ
thuật của mỗi nhà văn. Vì “Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, sâu
sắc, nồng nàn, một trạng thái hưng phấn cao độ của nhà văn trong quá trình chiếm
lĩnh được bản chất cuộc sống mà họ miêu tả. Trạng thái tình cảm đó, được bắt
nguồn từ lí tưởng xã hội của người cầm bút, gắn liền một tư tưởng, một sự đánh giá
nhất định, thống nhất các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm, đem đến cho tác
phẩm một không khí xúc cảm tinh thần, có khả năng lay động sâu sắc tình cảm của

những người tiếp nhận tác phẩm” [tr.106, 43]. Và “Ý thức nghệ thuật của nhà văn
là nhận thức và cảm nhận của người nghệ sĩ về thế giới và con người, được thể hiện
qua hình tượng nghệ thuật, qua toàn bộ sáng tác văn học của mình. Ý thức nghệ
thuật đó được thể hiện cụ thể, sáng rõ qua hệ thống quan điểm nghệ thuật của nhà
văn” [tr.75, 43].
Do sự khác nhau, đối lập về khuynh hƣớng, quan điểm, cảm hứng nên đã tạo
ra những cuộc bút chiến nẩy lửa hoặc những cách phê bình độc địa nhau trên mặt
báo. Ngày nay đọc lại những bài tranh luận này, chúng ta thấy nổi bật khía cạnh
hiềm tị cạnh tranh nghề nghiệp nhiều là hơn đối lập tƣ tƣởng.

21


Chỉ riêng trƣờng hợp đối chất giữa Khái Hƣng - Nhất Linh và Vũ Trọng Phụng
là có nguyên do sâu xa hơn, đó là sự đối lập tƣ tƣởng và phong cách văn học giữa
Khái Hƣng - Nhất Linh và Vũ Trọng Phụng.
Sự bất đồng xẩy ra trên một số nét rõ ràng: Khái Hƣng chê Vũ Trọng Phụng
chỉ nhìn thấy cái xấu trong con ngƣời và Nhất Linh chê vũ Trọng Phụng dâm ô. Vũ
Trọng Phụng phản bác rằng mình chỉ nói lên sự thực.
Lập luận của Khái Hƣng và Nhất Linh điển hình cho lập luận chung của những
ngƣời đả phá Vũ Trọng Phụng, kéo dài trong nhiều năm, từ thập niên 30 thế kỷ
trƣớc, qua những ngòi bút nhƣ Lê Thanh, Phan Trần Chúc..., Vũ Ngọc Phan trong
Nhà văn hiện đại cũng chê Số đỏ (sau này ông có sửa lại lập trƣờng trong hồi kí),
đến những nhà nghiên cứu sau này nhƣ Phạm Thế Ngũ, chịu ảnh hƣởng Vũ Ngọc
Phan cũng giữ khoảng cách, không đề cập tới Số đỏ, một tác phẩm gây "scandale"
mà những ngƣời "đứng đắn" không thể bảo kê đƣợc.
Thái độ này rất dễ hiểu, bởi Vũ Trọng Phụng đi ra ngoài hệ tƣ tƣởng chính
thống của văn học đƣơng thời.
Thập niên 30-40, trên văn đàn Việt Nam, có hai hệ tƣ tƣởng nòng cốt: thứ
nhất, đề cao cái đẹp, văn hay, phong cách lãng mạn, trong văn chƣơng Tự lực văn

đoàn, văn chƣơng Nguyễn Tuân và Thơ mới. Thứ nhì, vạch trần sự xấu xa của xã
hội cũ trong các tác phẩm Tự lực văn đoàn, vạch trần sự bóc lột của giai cấp giầu
có, thống trị, phía các nhà văn hiện thực nhƣ Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,
Nguyên Hồng và các nhà phóng sự của Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp, Hoàng Đạo...
Trong toàn bộ hệ tƣ tƣởng chính thống đó, con ngƣời đƣợc mô tả qua một
khuôn thẩm mĩ cổ điển, một khuôn mẫu đạo đức sẵn có, văn chƣơng phản ảnh cái
hay, cái đẹp, chống lại cái xấu, cái cặn bã của xã hội.
Vũ Trọng Phụng đơn phƣơng đi ra ngoài quỹ đạo chính thống đó: ông không
nhìn con ngƣời tiên thiên nhƣ một thực thể tốt hoặc xấu. Ông không viết văn theo
thẩm mĩ lãng mạn, mà ông theo dõi hành vi của mỗi cá nhân để xem họ hành động
và phản ứng nhƣ thế nào trƣớc tình huống.

22


×