Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu tại công ty TNHH MTV da giầy hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.24 KB, 52 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH.....................................................................................ii
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA CÔNGXUẤT KHẨU......................................3
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của gia công xuất khẩu...................................................................3
1.2. Các hình thức gia công xuất khẩu....................................................................................................4
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu............................................................7
1.4. Khái quát về hợp đồng gia công.......................................................................................................9
1.5. Tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam trong những năm gần đây...........................................10

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV DA GIÀY HẢI PHÒNG..........................16
2.1. Giới thiệu chung về công ty...........................................................................................................16
2.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.................................................................17
2.3. Tổ chức nhân sự của công ty.........................................................................................................17
2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực....................................................................................19
2.5. Kết quả hoạt động của công ty......................................................................................................20
2.6. Thuận lợi và khó khăn....................................................................................................................21

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG TẠI CÔNG
TY DA GIÀY HẢI PHÒNG...........................................................................................23
3.1. Đăng ký hợp đồng gia công............................................................................................................24
3.2. Quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu...........................................................................................24
3.3. Quy trình sản xuất thành phẩm.....................................................................................................33
3.4. Quy trình xuất khẩu thành phẩm...................................................................................................36
3.5. Thanh toán tiền gia công...............................................................................................................44
3.6. Thanh khoản hợp đồng..................................................................................................................44

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng



Tên bảng

Trang

Bảng 1.6-1

Bảng số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu da giầy
giai đoạn 2006 - 2010

13

I


Bảng 1.6-2
Bảng 1.6-3
Bảng 1.6-4
Bảng 1.6-5
Bảng 1.6-6
Bảng 1.6-7
Bảng 2.5-1

Kim ngạch xuất khẩu da giầy sang thị trường EU
giai đoạn 2006 - 2010
Kim ngạch xuất khẩu da giầy sang thị trường Hoa
Kỳ giai đoạn 2006 - 2010
Kim ngạch xuất khẩu da giầy sang thị trường Nhật
Bản giai đoạn 2006 - 2010
Xuất khẩu da giầy sang một số thị trường chính năm

2011 và 2012
Số liệu thống kê xuất khẩu da giầy sang EU năm
2011 – 2012
Cơ cấu xuất khẩu hàng giầy của Việt Nam năm
2012 theo mã HS
Báo cáo kết quả hoạt động của công ty 2011-2013

II

13
14
14
18
19
20
25


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ
Số biểu đồ
Biểu đồ 1
Biểu đồ 2
Sơ đồ 1
Sơ đồ 2
Sơ đồ 3
Sơ đồ 4
Sơ đồ 5
Sơ đồ 6

Tên biểu đồ

Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu da giầy
của Việt Nam giai đoạn năm 2006-2012
Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng da
giày năm 2012
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng gia
công
Nhập khẩu nguyên phụ liệu
Quy trình công nghệ sản xuất bóng
Quy trình công nghệ sản xuất giầy
Quy trình xuất khẩu thành phẩm

III

Trang


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có xu thế hội nhập nền kinh tế
quốc tế, ở Việt Nam với đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đúng đắn
đã thu được những kết quả quan trọng. Trong những năm qua nước ta đã mở
rông quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới và ngày càng có nhiều
nước đặt quan hệ với chúng ta. Nó giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu có cơ hội mở rộng thị trường và để đặt chân được vào
cũng như đứng vững được trong thị trường đó thì các doanh nghiệp phải nỗ lực
hết mình ngày càng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giảm giá thành,
không những đem lại lợi nhuận cho mình mà còn góp phần phát triển đất nước.
Hàng năm, hoạt động thương mại quốc tế mà đặc biệt là hoạt động xuất nhập
khẩu đã góp phần tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội.

Ngoài ra, hoạt động xuất nhập khẩu hàng năm đã giúp giải quyết vấn đề công
nghệ và trình độ kỹ thuật, tạo việc làm cho nhiều lao động, đáp ứng nhiều nhu
cầu trong nước góp phần vào chuyển dịch cơ cấu các ngành trong qua trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nhờ có chính sách thương mại ký giữa Việt Nam và
các nước trên thế giới mà phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp được mở
rộng. Nhiều doanh nghiệp đã tự mình tham gia vào các hoạt động ngoại thương
với những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, với nhiều bạn hàng là các nước trên
thế giới. Cụ thể, mặt hàng da giày chiếm trọng tỷ trọng không nhỏ trong lĩnh
vực xuất khẩu nước ta. Đó cũng là do các doanh nghiệp biết nghiệp biết nghiên
cứu thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là các chính sách quản lý xuất nhập
khẩu và sau đó là lập các phương án và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. Do có
những lợi thế về lao động rẻ mà nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn con đường hoạt
động là gia công xuất khẩu góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, giải quyết
việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho đất nước. Công ty TNHH MTV da giầy
Hải Phòng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Chính vì vậy, yêu cầu nắm vững tổ
chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu một cách nhanh chóng là một yêu
cầu vô cùng cần thiết.
1


2. Mục đích nghiên cứu
Hiểu rõ hơn về quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuât khẩu đặc biệt chú
trọng hiểu về khâu xuất nhập khẩu trong hợp đồng và các bước tiến hành để từ
đó nhận thức rõ ràng ưu nhược điểm của hoạt động gia công.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu tại
công ty TNHH MTV da giầy Hải Phòng. Phạm vi không gian được giới hạn
trong khâu nhập nguyên liệu xuất thành phẩm của quá trình thực hiện hợp đồng.
Phạm vi thời gian là hoạt động thực hiện gia công xuất khẩu của doanh nghiệp
từ năm 2010 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp so sánh số liệu, rồi thống kê,
tổng hợp và phân tích các số liệu đồng thời vận dụng một số quy trình, thủ tục
đã được Nhà nước quy định để làm rõ nội dung nghiên cứu của chuyên đề.
5. Kết cấu đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận chung về gia công xuất khẩu.
Chương 2: Giới thiệu về công ty TNHH MTV da giầy Hải Phòng.
Chương 3: Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng của công ty
da giầy Hải Phòng.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Phan
Thị Bích Ngọc và sự tận tình chỉ bảo của các nhân viên trong công ty TNHH
MTV da giầy Hải Phòng đã giúp em hoàn thành được bài báo cáo này.

2


CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA CÔNGXUẤT
KHẨU

1.1.

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của gia công xuất khẩu

1.1.1.

Khái niệm gia công xuất khẩu

Gia công xuất khẩu ngày nay là phương thức giao dịch khá phổ biến trong

buôn bán quốc tế của nhiều nước. Gia công xuất khẩu là một phương thức giao
dịch trong đó người đặt gia công cung cấp nguyên liệu, định mức, tiêu chuẩn kỹ
thuật, bên nhận gia công tổ chức sản xuất sau đó giao lại sản phẩm và được nhận
một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản
phẩm đó, gọi là phí gia công. Gia công xuất khẩu là hoạt động xuấtnhập khẩu
gắn liền với sản xuất.
1.1.2.

Đặc điểm

Trong gia công xuất khẩu hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động
sản xuất
Về thực chất gia công xuất khẩu là một hình thức xuất khẩu lao động nhưng
là lao động được sử dụng, được thể hiện trong hàng hóa chứ không phải là xuất
khẩu lao động trực tiếp.
Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy gia công xuất khẩu có những ưu và
nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Không phải bỏ nhiều chi phí, vốn đầu tư, ít chịu rủi ro.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp cận với công nghệ kỹ
thuật của nước khác.
Nhược điểm:
- Tính bị động cao.
- Nguy cơ biến thành bãi rác công nghệ.

3


- Quản lý định mức gia công và thanh lý hợp đồng không tốt sẽ tạo điều

kiện đưa hàng trốn thuế vào Việt Nam.
- Giá trị gia tăng thấp.
1.1.3.

Vai trò

1.1.3.1.

Đối với nước đặt gia công

- Khai thác được nguồn tài nguyên và lao động từ các nước nhận gia công.
- Có cơ hội chuyển giao công nghệ để kiếm lời.
1.1.3.2.

Đối với nước nhận gia công

- Góp phần từng bước tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế,
khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh. Thông qua phương thức gia công quốc tế
mà các nước kém phát triển với khả năng sản xuất hạn chế có cơ hội tham gia
vào phân công lao động quốc tế, khai thác được nguồn tài nguyên đặc biệt là
giải quyết được vấn đề việc làm cho xã hội. Đặc biệt gia công xuất khẩu không
những cho phép chuyên môn hoá với từng sản phẩm nhất định mà chuyên môn
hoá trong từng công đoạn, từng chi tiết sản phẩm.
- Tạo điều kiện để từng bước thiết lập nền công nghiệp hiện đại và quốc tế
hoá.
Đối với Việt Nam nhờ vận dụng được phương thức này đã khai thác được
mặt lợi thế rất lớn về lao động và đã thu hút được thiết bị kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và giải
quyết được công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân. Nâng cao tay nghề và kiến
thức cho người lao động. Tiếp cận và học hỏi các kiểu quản lý mới, mở rộng thị

trường tiêu thụ, tăng cường các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, góp
phần thúc đẩy nhanh công việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2.

Các hình thức gia công xuất khẩu

Có nhiều tiêu thức để phân loại gia công xuất khẩu như phân loại theo quyền
sở hữu nguyên vật liệu trong quá trình gia công, phân loại theo giá cả gia công
hoặc phân loại theo công đoạn sản xuất.

4


1.2.1.

Xét về quyền sở hữu nguyên liệu

1.2.1.1.

Phương thức nhận nguyên vật liệu, giao thành phẩm

Đây là phương thức sơ khai của hoạt động gia công xuất khẩu. Trong
phương thức này, bên đặt gia công giao cho bên nhận gia công nguyên vật liệu,
có khi cả các thiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho quá trình gia công. Bên
nhận gia công tiến hành sản xuất gia công theo yêu cầu và giao thành phẩm,
nhận phí gia công. Trong quá trình sản xuất gia công, không có sự chuyển đổi
quyền sở hữu về nguyên vật liệu. Tức là bên đặt gia công vẫn có quyền sở hữu
về nguyên vật liệu của mình.
1.2.1.2.


Phương thức mua đứt, bán đoạn

Đây là hình thức phát triển của phương thức gia công xuất khẩu nhận
nguyên liệu và giao thành phẩm.
Ở phương thức này, bên đặt gia công dựa trên hợp đồng mua bán, bán đứt
nguyên vật liệu cho bên nhận gia công với điều kiện sau khi sản xuất bên nhận
gia công phải bán lại toàn bộ sản phẩm cho bên đặt gia công. Như vậy, ở
phương thức này có sự chuyển giao quyền sở hữu về nguyên vật liệu từ phía đặt
gia công sang phía nhận gia công. Sự chuyển đổi này làm tăng quyền chủ động
cho phía nhận gia công trong quá trình sản xuất và định giá sản phẩm gia công.
Ngoài ra, việc tự cung cấp một phần nguyên liệu phụ của bên nhận gia công đã
làm tăng giá trị xuất khẩu trong hàng hoá xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế
của hoạt động gia công.
1.2.1.3.

Phương thức kết hợp

Đây là phương thức phát triển cao nhất của hoạt động gia công xuất khẩu
được áp dụng khi trình độ kỹ thuật, thiết kế mẫu mã của ta đã phát triển cao.
Khi đó bên đặt gia công chỉ giao mẫu mã và các thông số kỹ thuật của sản
phẩm. Còn bên nhận gia công tự lo nguyên vật liệu, tự tổ chức quá trình sản
xuất gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công. Trong phương thức này, bên
nhận gia công hầu như chủ động hoàn toàn trong quá trình gia công sản phẩm,
phát huy được lợi thế về nhân công cũng như công nghệ sản xuất nguyên phụ
liệu trong nước.
5


1.2.2.


Xét về mặt giá cả gia công

1.2.2.1.

Hợp đồng thực thi thực thanh

Trong phương thức này, người ta quy định bên nhận gia công thanh toán với
bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao
gia công. Đây là phương thức gia công mà ngời nhận gia công đợc quyền chủ
động trong việc tìm các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho mình.
1.2.2.2.

Hợp đồng khoán

Trong phương thức này, người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản
phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi phí thực tế của
bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá
định mức đó. Đây là phương thức gia công mà bên nhận phải tính toán một
cách chi tiết các chi phí sản xuất về nguyên phụ liệu nếu không sẽ dẫn đến thua
thiệt.
1.2.3.

Xét về số bên tham gia quan hệ gia công

1.2.3.1.

Gia công hai bên

Trong phương thức này, hoạt động gia công chỉ bao gồm bên đặt gia công
và bên nhận gia công. Mọi công việc liên quan đến hoạt động sản xuất đều do

một bên nhận gia công làm còn bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ
phí gia công cho bên nhận gia công.
1.2.3.2.

Gia công nhiều bên

Phương thức này còn gọi là gia công chuyển tiếp, trong đó bên nhận gia
công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tợng
gia công của đơn vị sau, còn bên đặt gia công vẫn chỉ là một. Phương thức này
chỉ thích hợp với trờng hợp gia công mà sản phẩm gia công phải sản xuất qua
nhiều công đoạn. Đây là phương thức gia công tương đối phức tạp mà các bên
nhận gia công cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau thì mới bảo đảm được
tiến độ mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng gia công.

6


1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu

1.3.1.

Nhóm nhân tố khách quan

1.3.1.1.

Xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại

Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại nhiều nhà kinh tế

trên thế giới xem là một xu hớng phát triển khách quan tất yếu của nền kinh tế
khu vực thế giới.Xu hướng này tạo ra sự thâm nhập thị trường thuận lợi hơn
cho các nước đang phát triển.
Mặt khác, sự tăng trưởng ngoại thương nhanh của các nước đang phát triển
trong vài thập kỷ qua trong khi thị trường đã có dấu hiệu bão hoà đang tăng
mức độ cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu có cơ cấu xuất khẩu giống nhau.
1.3.1.2.

Nhân tố pháp luật

Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ gia công quốc tế bao gồm hệ thống
luật thương mại quốc gia, luật quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế. Hệ
thống pháp luật của một quốc gia có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế công
tác xuất khẩu thông qua luật thuế, các mức thuế cụ thể, quy định về phân bổ hạn
ngạch, các thủ tục hải quan…
1.3.1.3.

Nhân tố về công nghệ

Hiện nay khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của ngành kinh tế rất được
chú trọng bởi các lợi ích mà nó mang lại. Yếu tố công nghệ có tác động làm
tăng hiệu quả của công tác xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính
viễn thông các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm thoại trực tiếp với khách
hàng qua telex, fax, telephone, internet…thu hẹp khoảng cách về không gian và
thời gian để giảm bớt chi phí.
1.3.1.4.

Các nhân tố khác

a. Giá cả: vấn đề giá cả hàng hóa trong cơ chế thị trường rất phức tạp vì

mỗi thị trờng có một mức giá khác nhau với cùng một loại hàng hóa. Do vậy
các doanh nghiệp cần phải phán đoán để lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu sao
cho phù hợp với thị trờng về giá cả và sở thích.
b. Dịch vụ: thương mại rất cần thiết đối với sự phát triển của sản xuất hàng
hóa ngày càng đa dạng và phong phú. Dịch vụ xuất hiện ở mọi giai đoạn của
7


hoạt động bán hàng. Nó hỗ trợ trước, trong và sau bán hàng. Dịch vụ trước khi
bán hàng nhằm chuẩn bị cho thị trường tiêu thụ, khuếch trương, thu hút sự chú
ý của khách hàng. Dịch vụ trong quá trình bán hàng nhằm tạo dựng niềm tin
cho khách hàng. Còn trong dịch vụsau khi bán hàng nhằm tái tạo lại nhu cầu
của khách hàng.
1.3.2.

Nhóm nhân tố chủ quan

1.3.2.1.

Chủ trương, chính sách của Việt Nam

Là một nước đi sau, chúng ta có điều kiện học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ
một số nước đi trước trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Một trong những biểu hiện đó là việc thay thế chính sách nhập khẩu bằng việc
hướng vào xuất khẩu.
1.3.2.2.

Nhân tố về con người

Vấn đề về con người trong hoạt động kinh doanh là rất quan trọng. Về

phương pháp tổ chức con người thì lãnh đạo quản lý cần có những biện pháp kỷ
luật khen thưởng rõ ràng để giữ vững kỷ cương, ngăn chặn kịp thời những
khuynh hướng xấu. Đào tạo chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề quan
trọng trong hoạt động kinh doanh. Trong công tác xuất khẩu từ khâu tìm hiểu
thị trường, khách hàng đến ký hợp đồng xuất khẩu đòi hỏi cán bộ phải nắm
vững chuyên môn và hết sức năng động. Đây là yếu tố quan trọng nhất để đảm
bảo sự thành công của kinh doanh, để tạo ra hiệu quả cao nhất.
1.3.2.3.

Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty

Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định quy mô sản xuất
gia công và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năng lực sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô vốn, máy móc thiết bị, chất lượng
đội ngũ công nhân và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
1.3.2.4.

Nhân tố marketing

Nhân tố marketing ảnh hưởng rất lớn đến triển vọng phát triển và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp làm hàng gia công. Các nhân tố marketing bao
gồm khả năng nắm bắt thông tin thị trường, mạng lưới bán hàng và các hoạt
động quảng cáo khuếch trương của doanh nghiệp.
8


1.4.

Khái quát về hợp đồng gia công


1.4.1.

Khái niệm hợp đồng gia công

Là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc
để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận
sản phẩm và trả tiền công.
1.4.2.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công

1.4.2.1.

Bên đặt gia công

- Nghĩa vụ:


Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa

điểm cho bên nhận gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác; cung cấp các
giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.


Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.



Trả tiền công theo đúng thoả thuận.


- Quyền:


Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức,

thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.


Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt

hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.


Trong trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia

công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công
không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thoả thuận thì bên đặt gia công có
quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1.4.2.2.

Bên nhận gia công

- Nghĩa vụ:


Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.



Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên


vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu việc sử
dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội; trường hợp
không báo hoặc không từ chối thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm tạo ra.

9




Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương

thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.


Giữ bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.



Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm

không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp
hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.


Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành

hợp đồng.
- Quyền:



Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số

lượng, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.


Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công, nếu thấy chỉ dẫn

đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia
công.


Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương

thức đã thoả thuận.
1.5.

Tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam trong những năm gần đây

1.5.1.

Tình hình xuất khẩu da giày giai đoạn 2006 – 2010

1.5.1.1.

Kim ngạch xuất khẩu

Ngành da giày luôn giữ vị trí thứ ba về đóng góp kim ngạch xuất khẩu cả nước,
giúp tăng thu ngoại tệ, gia tăng cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước.
Bảng 1.5-1.Bảng số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu da giầy giai đoạn

2006 - 2010
Năm
2006
2007
2008
2009
2010

Kim ngạch
( tỷ USD )

Mức tăng/ giảm xuất khẩu
Tuyệt đối (tỷ
Tương đối ( % )
USD)
+ 0,40
+ 11,14
+ 0,78
+ 19,55
-0,70
-14,67
+ 1,05
+ 25,80

3,59
3,99
4,77
4,07
5,12


Nguồn: Tổng cục Hải quan
10


Qua các năm, hầu như kim ngạch đều tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn
2006 – 2010, duy chỉ năm 2009 giảm 14% so với năm 2008. Nhận định, thị
trường năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhu
cầu tiêu dùng mặt hàng này tại các thị trường chính sụt giảm về tổng kim ngạch
cả nước.
1.5.1.2.

Thị trường xuất khẩu

Thị trường chủ yếu của ngành là các nước thuộc EU, chiếm trên 60% tổng
kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu
vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 1.5-2. Kim ngạch xuất khẩu da giầy sang thị trường EU giai đoạn
2006 - 2010
Năm
2006
2007
2008
2009
2010

Kim ngạch
( tỷ USD )

Mức tăng/ giảm xuất khẩu
Tuyệt đối (tỷ

Tương đối ( % )
USD)
+ 0,23
+ 11,79
+0,33
+ 15,14
-1,34
-22,30
+ 0,21
+ 10,77

1,95
2,18
2,51
1,95
2,16

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Bảng 1.5-3. Kim ngạch xuất khẩu da giầy sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn
2006 - 2010
Năm
2006
2007
2008
2009
2010

Kim ngạch
(triệu USD )


Mức tăng/ giảm xuất khẩu
Tuyệt đối
Tương đối ( % )
(triệu USD)
+ 83
+ 10,34
+ 190
+ 17,67
-134
-3,44
+ 79
+ 7,61

802
885
1.075
1.038
1.117

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nhật Bản cũng là thị trường xuất khẩu lớn với yêu cầu rất cao về chất lượng
sản phẩm, thời hạn giao hàng và chủng loại sản phẩm.

11


Bảng 1.5-4. Kim ngạch xuất khẩu da giầy sang thị trường Nhật Bản giai
đoạn 2006 - 2010
Năm
2006

2007
2008
2009

Kim ngạch
(triệu USD )

Mức tăng/ giảm xuất khẩu
Tuyệt đối
Tương đối ( % )
(triệu USD)
+ 7,05
+ 6,54
+ 22,82
+ 19,89
-15,1
-10,97

107,70
114,75
137,57
122,47

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Ngoài 3 thị trường trên, da giày của Việt Nam còn xuất khẩu sang một số
nước khác, tốc độ gia tăng kim ngạch nhanh. Tổng quan tình hình xuất khẩu da
giày Việt Nam năm 2011
1.5.2.

Tổng quan tình hình xuất khẩu da giày Việt Nam năm 2012


Giày dép các loại luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam ra thị trường thế giới trong nhiều năm gần đây. Số liệu Thống kê Hải
quan cho thấy trong năm 2012 xuất khẩu nhóm hàng này xác lập ngưỡng kỷ lục
đạt 7,26 tỷ USD, tăng 10,9 % (tương ứng tăng 713 triệu USD về số tuyệt đối) so
với năm 2011. Xuất khẩu ngành hàng này chiếm tỷ trọng 6,3% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của cả nước trong năm 2012.
Biểu đồ 1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu da giầy của Việt Nam
giai đoạn năm 2006-2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan
12


Từ nhiều năm qua, hàng da giày của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo
phương thức nhận nguyên liệu gia công cho thương nhân nước ngoài (xuất gia
công) và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (sản xuất xuất khẩu) . Số
liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong năm 2012 tỷ trọng hai loại hình này
chiếm hơn 97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước;
trong đó, xuất theo hình thức gia công chiếm 52,7%, xuất theo hình thức sản
xuất xuất khẩu chiếm 44,6%.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng da giàynăm 2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Cũng theo số liệu Thống kê Hải quan nhiều năm qua cho thấy, do tính thời
vụ chu kỳ xuất khẩu của da giày Việt Nam thường có tăng trưởng mạnh vào các
tháng 5,6,7, 11 và 12; giảm sâu ở các tháng 2 và 9 hàng năm. Tháng 12 có kim
ngạch đạt mức kỷ lục với gần 740 triệu USD trong năm 2012, ngược lại tháng 9
kim ngạch thấp nhất trong năm với 462 triệu USD.
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong năm 2012, Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc
và Braxin là các đối tác lớn nhất nhập khẩu da giầy của Việt Nam. .

13


Bảng 1.5-5 .Xuất khẩu da giầy sang một số thị trường chính năm 2011 và
2012
Thị trường

Năm 2011
Kim ngạch Tốc độ tăng
(Triệu
so với năm
USD)
trước (%)
EU
2.609
15,7
Hoa Kỳ
1.908
35,5
Nhật Bản
249
44,7
Trung Quốc
253
63,0
Braxin
182

43,8

Năm 2012
Kim ngạch Tốc độ tăng so
(Triệu
với năm trước
USD)
(%)
2.650
1,6
2.243
17,6
328
31,9
301
19,1
249
37,3
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong đó, EU luôn là khu vực thị trường dẫn đầu về nhập khẩu giầy dép của
Việt Nam với kim ngạch đạt 2,65 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 1,6% so với năm trước
và chiếm 36,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy của cả nước.
Bảng 1.5-6. Số liệu thống kê xuất khẩu da giầy sang EU năm 2011 - 2012
Chỉ tiêu
Kim ngạch xuất khẩu hàng da giầy sang
(A)
EU (Tỷ USD)
Kim ngạch xuất khẩu hàng da giầy cả
(B)

nước (Tỷ USD)
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu (C)=(A/B)*100
da giầy cả nước (%)
Tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU (Tỷ
(D)
USD)
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu (E)=(A/D)*100
cả nước sang EU (%)

Năm
2011
2,61

Năm
2012
2,65

6,55

7,26

39,8

36,5

16,55

20,3

15,8


13,1

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Xuất khẩu da giày sang 4 thị trường lớn là Hoa Kỳ (đạt 2,24 tỷ USD), Nhật
Bản (đạt 328 triệu USD), Trung Quốc (đạt 301 triệu USD) và Braxin (đạt 249
triệu USD) đều có mức tăng cao hơn mức tăng chung (10,9%) của nhóm hàng
này, lần lượt là 17,6%, 31,9%, 19,1% và 37,3%.

14


Bảng 1.5-7. Cơ cấu xuất khẩu hàng giầy của Việt Nam năm 2012 theo mã HS
Stt
Mã HS
1
6402
2
6403
3
6404
4
6405
5
HS khác
Tổng cộng

Trị giá (Triệu USD)
1.733
3.245

2.153
122
9
7.262

Tỷ trọng (%)
23,9
44,7
29,7
1,7
0,1
100,0
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong mối tương quan giữa nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt
may, da giày (nguyên phụ liệu đầu vào:vải, xơ sợi dệt các loại, bông các loại,
nguyên phụ liệu) và xuất khẩu nhóm hàng dệt may và giày dép. Số liệu thống kê
hải quan cho thấy càng ngày thặng dư thương mại giữa xuất khẩu hàng dệt may,
giày dép và nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào của hai ngành này càng tăng
cao. Điều này một phần cho thấy ngành công nghiệp dệt may da giày của Việt
Nam đã ngày càng tăng sản xuất nguyên liệu thô, hàng phụ trợ phục vụ sản xuất
trong nước, giảm thiểu nhập khẩu, dần đáp ứng được nhu cầu của Ngành này.

15


CHƯƠNG 2:

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV DA GIÀY
HẢI PHÒNG


2.1.

Giới thiệu chung về công ty

2.1.1.

Tổng quát

Công ty TNHH một thành viên da giày Hải Phòng là một trong những công
ty gia công hàng da giày có tiếng của Hải Phòng. Công ty ổn định và phát triển
mạnh nhờ vào tinh thần đoàn kết, năng động của tập thể và cùng với sự đầu tư
cơ sở vật chất kỹ thuật trong quản lý và tổ chức sản xuất. Sự phát triển công
nghệ và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế do khách hàng yêu cầu
luôn là nền tảng cho hoạt động của công ty vì đó là sự thuận lợi cho những cơ
hội phát triển và thành công hơn nữa.
Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ, công ty hoạt động theo chủ
trương chính sách của Nhà nước và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
về kết quả hoạt động của mình.
2.1.2.

Thông tin chính

Tên Tiếng Anh:HAIPHONG LEATHER PRODUCTS AND FOOTWEAR
ONE MEMBER LIMITED COMPANY
Tên Viết Tắt:SHOLEGA
Loại Hình:Công ty TNHH MTV
Địa Chỉ:Số 276 Hàng Kênh, phường Hàng Kênh - Quận Lê Chân
Điện Thoại:031. 3940914
E-Mail:

Mã Số Thuế:0200157992
Ngày Cấp:30/06/2010
Người Đại Diện:Ông Nguyễn Ngọc Lâm
Tài khoản tại Ngân hàng Công thương Hải phòng, số tài khoản:710A.80088

16


2.2.

Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty

2.2.1.

Chức năng

Công ty TNHH da giày Hải Phòng là doanh nghiệp chuyên gia công hàng da
giày cho nước ngoài và nhận được thù lao gia công.
2.2.2.

Nhiệm vụ

- Thực hiện chủ trương kinh tế mở của Đảng và Nhà nước ta đề ra, đẩy
mạnh công tác đối ngoại, thực hiện đa dạng hóa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội…, trong đó nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh công tác
xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ.
- Sản xuất phục vụ gia công theo đúng ngành nghề đã đăng ký, thực hiện và
hoàn thành tốt các nghĩa vụ, nhiệm vụ đối với Nhà nước và cấp trên.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất đáp ứng yêu cầu của
khách hàng trong mọi trường hợp, thực hiện các cam kết đã thỏa thuận trong

hợp đồng gia công mà công ty đã ký kết.
- Có trách nhiệm phân phối lao động hợp lý, tạo việc làm cho người lao
động, ổn định và cải thiện đời sống tinh thần cho người lao động. Nâng cao trình
độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên toàn công ty.
2.3.

Tổ chức nhân sự của công ty

17


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
TỔNG GIÁM ĐỐC

Các XNLD

Phó GĐ

Phó GĐ

Phó GĐ

Các XN trực

và phụ thuộc

hậu cần

kỹ thuật


nội chính

thuộc trực tiếp

CÁC PHÒNG BAN
Cung tiêu

Tài vụ

TCHC

Phòng điều hành kỹ thuật SX

- XN giầy Khải Hoàn Môn.
- XN giầy Lê Lai II
- LD Kainan

- XN Bóng

- XN Mút xốp

- XN Găng tay
- X N Hải Thất

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Tổng giám đốc
- Quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, đề ra các quyết định
trong phạm vi và quyền hạn được Nhà nước và công ty giao phó. Đồng thởi,
Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của
công ty.

Phó giám đốc
- Giúp việc cho giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công
ty theo sự phân công của giám đốc.
- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và
chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
Phòng cung tiêu: gồm 5 người trong đó có 1 trưởng phòng và 4 nhân viên
- Khai thác, cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu thiết bị máy móc phục
vụ cho sản xuất kinh doanh theo lệnh của tổng giám đốc công ty.
18


- Quản lý, bảo quản vật tư, nguyên nhiên vật liệu. Cấp phát vật tư, nguyên
nhiên vật liệu theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng tài vụ: gồm 3 người trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 kế toán thanh toán
và 1 kế toán công nợ. Kế toán trưởng tham mưu cho giám đốc chỉ đạo hướng
dẫn, kiểm tra và thực hiện tốt công tác kế toán tài chính của công ty, đáp ứng
đầy đủ tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Phòng tổ chức – hành chính: gồm 4 người đó là 1 trưởng phòng tổ chức hành
chính và 3 nhân viên.
- Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội
bộ Công ty.
- Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ,
công nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất-kinh doanh.
Phòng điều hành kỹ thuật sản xuất: gồm 5 người đó là 1 trưởng phòng tổ
chức hành chính và 4 nhân viên.
- Xây dựng, rà soát sửa đổi ban hành và giám sát các quy trình công nghệ,
quy trình an toàn lao động - vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sản phẩm đầu vào, đầu
ra cho phù hợp với công nghệ sản xuất tại xí nghiệp và trình tổng giám đốc
duyệt.
Các xí nghiệp trực thuộc: Gồm 9 xí nghiệp. Nơi đây trực tiếp diễn ra quá trình

sản xuất sản phẩm của công ty các xí nghiệp hoạt động theo sự chỉ đạo của
Giám đốc cuối tháng báo cáo sản lượng về Tổng công ty.
Các mối quan hệ của công ty: Chủ yếu là liên doanh liên kết gia công với nước
ngoài. Mỗi Xí nghiệp có một chứcnăng hoạt động riêng.
2.4.

Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực

- Công ty Da giầy có 13 đơn vị quản lý, sản xuất kinh doanh, nằm trải rộng
trên các địa bàn các quận huyện của thành phố Hải Phòng trong đó:
• 13 đơn vị sản xuất bao gồm 56 nhà xưởng sản xuất, 28 kho, 1 công tŕnh
mang tính chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty là Trung tâm
thương mại tại 275 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng và các công trình phụ
trợ khác với diện tích là 126.084 mét vuông.
19


• Về phương tiện vận chuyển: toàn công ty có 4 đầu container chuyên chở
hàng xuất khẩu công ty ra cảng, 48 xe tải nội bộ để vận chuyển hàng từ xưởng
sản xuất sang kho, 15 xe con để chở cán bộ đi đối ngoại, 42 xe ôtô khách chuyên
đưa đón công nhân.
• Về máy móc thiết bị: Công ty có 10,532 bộ máy may công nghiệp và hơn
13,000 máy móc thiết bị phụ khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
2.5.

Kết quả hoạt động của công ty.

Công ty da giầy Hải Phòng là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng giầy dép bằng da,
giả da, vải, các sản phẩm chế biến từ da, giả da và các nguyên liệu, phụ liệu

khác. Sản xuất bao bì và in tổng hợp. Xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, vật
tư, thiết bị phụ tùng, vật liệu xây dựng, hàng công nghiệp tiêu dùng và các loại
hàng hoá khác. Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển và giao nhận hàng hoá.
Sản lượng hàng năm: - Sản phẩm giầy dép các loại: + Giầy thể thao: 7.8 triệu
đôi/năm + Giầy nữ: 2.5 triệu đôi/năm + Giầy vải: 100.000 đôi/năm + Sandal: 1.0
triệu đôi/năm + Giầy đi rừng: 600.000 đôi/năm - Sản phẩm khác: + Bóng đá
xuất khẩu: 700.000 quả/năm + Bóng đá nội địa: 150.000 quả/năm + Găng tay
xuất khẩu: 300.000 đôi/năm + Mút xốp: 30.000 m2/năm.
Năm 2011, trên cơ sở nắm bắt tình hình thị trường trong nước và thế giới,
công ty đạt doanh thu gần 130 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ
thương mại trên 190 tỷ; giá trị kim ngạch xuất khẩu 25 triệu đô la. Bao gồm các
sản phẩm chủ yếu: Giày thể thao, giày vải cao cấp, giày nữ, giày da xuất khẩu,
bóng đá các loại và giày da cho thị trường nội địa.

Bảng 2.5 – 1: Kết quả hoạt động của công ty 2011-2013

Giá trị sản xuất

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

(tỷ đồng)
190

(tỷ đồng)
212


(tỷ đồng)
225

20


Doanh Thu
Kim ngạch xuất khẩu
Lợi nhuận

130
147
162
525
604.8
949.7
1.68
2.52
5.8
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty tháng 02/2014

Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của công ty đạt 212 tỷ đồng, đạt 72%
mức kế hoạch năm; doanh thu đạt 147 tỷ đồng, bằng 72% mức kế hoạch năm và
tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu đạt 28,8 triệu USD,
đạt 82% mức kế hoạch năm.
Trong bối cảnh khó khăn chồng chất, công ty Da giày Hải Phòng vẫn giữ
được sự ổn định trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho
người lao động. Năm 2013, nhiều chỉ tiêu của công ty thực hiện đạt cao hơn kế
hoạch đề ra như giá trị sản xuất vượt 6%, doanh thu vượt 10%; nộp ngân sách
hơn 6,4 tỷ đồng, tăng 73%, kim ngạch xuất khẩu đạt 45,22 triệu USD, tăng 29%;

lợi nhuận đạt hơn 5,8 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011. Tuy chưa phải
là cao nhưng với mặt bằng thu nhập hiện nay của đa số doanh nghiệp Hải Phòng
thì đây cũng là một con số đáng kể, thể hiện sự nỗ lực của công ty.
2.6.

Thuận lợi và khó khăn

2.6.1.

Thuận lợi

- Điều kiện địa lý rất thuận lợi, hệ thống giao thông rất tốt, thông thoáng ,
thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa giữa khu vực này với khu vực khác do Hải
Phòng có hệ thống cảng biển lớn.
- Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ có thể phục vụ nguồn gia công ổn
định.
- Dây chuyền sản xuất tương đối tiên tiến, đồng bộ vì được đầu tư mới dẫn
đến năng suất cao cùng với chi phí quản lý thấp cũng góp phần giá gia công của
công ty thấp hơn với các đối thủ cạnh tranh.
- Công ty có nền tảng vững chắc, có đội ngũ cán bộ giỏi đã lãnh đạo công ty
vượt qua bao khó khăn về khủng hoảng kinh tế. Mặt khác công ty có đội ngũ
công nhân lành nghề đã làm ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt
để xuất khẩu sang nước ngoài và đã được nhiều thị trường khó tính chấp nhận.

21


- Công ty có sẵn mặt bằng nhà xưởng xây dựng rộng nhờ vậy việc sản xuất
kinh doanh rất thuận tiện và thu hút đối tác nước ngoài hợp tác liên doanh.
2.6.2.


Khó khăn

- Lực lượng lao động của công ty luôn biến động lớn, thiếu công nhân lành
nghề, hiện tại toàn công ty thiếu hàng nghìn lao động. Mặt khác do địa phương
thành lập mới các cơ sở sản xuất đã thu hút số lao động đang làm việc tại công
ty dịch chuyển về nơi họ cư trú.
- Những diễn biến không thuận lợi của tình hình kinh tế thế giới trong thời
gian gần đây trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, tình trạng lạm
phát, giá cả liên tục biến động, tăng cao gây khó khăn đến sản xuất và đời sống
người lao động: những thách thức khắc nghiệt do thiên tai bệnh dịch với những
hậu quả nghiêm trọng để lại hậu quả to lớn về cả vật chất lẫn tinh thần cho nền
kinh tế đất nước cũng như tư tưởng, đời sống của nhân dân.

22


×