Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tìm hiểu về hệ thống thuế, phí, lệ phí phân tích công tác quản lý hệ thống thu ngân sách nhà nước ở việt nam liên hệ với tình hình thực tế ở việt nam và địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.74 KB, 16 trang )

Quản Lý Công

QLKT 2014 - lớp 3

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách Nhà nước đóng một vai trò vô cung quan trọng không chỉ đối
với sự phát triển kinh tế nước ta mà con đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế
giới. Vào dịp đầu năm chính phủ mỗi nước đều tổ chức một cuộc họp thường
niên nhằm tổng kết tài chính đã phân bổ - chi tiêu trong năm qua, đồng thời
báo cáo về tình hình ngân sách và phân bổ ngân sách cho các bộ ngành trong
năm tới.
Trở lại tình hình kinh tế nước ta trong những năm gần đây, việc thu và
chi tiêu ngân sách không hợp lý và không hiệu quả đã khiến ngân sách nhà
nước luôn bị thâm hụt. Nguồn thu vào Ngân sách nhà nước hiện tại còn nhiều
hạn chế, một mặt do hanh lang pháp lý chưa rõ ràng đặc biệt trong vấn đề thuế.
Điều này đã làm thâm hụt ngân sách Nhà nước và đã tác động không nhỏ tới
sự phát triển chung của đất nước. Để tìm hiểu rõ rõ hệ thống thu ngân sách
Nhà nước nên em chọn đề tài “ Tìm hiểu về hệ thống thuế, phí, lệ phí. Phân
tích công tác quản lý hệ thống thu ngân sách Nhà nước ở Việt Nam. Liên hệ
với tình hình thực tế ở Việt Nam và địa phương”.

Học viên: Lê Văn Trường

Trang 1


Quản Lý Công

QLKT 2014 - lớp 3

NỘI DUNG


I. HỆ THỐNG THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ
1. Hệ thống thuế:
1.1. Khái niệm và vai trò của thuế:
Thuế là khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà
nước đối với các tổ chức và cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí và lợi ích
chung
1.2. Đặc trưng của thuế
- Tính chất bắt buộc
- Thuế không mang tính đối giá trực tiếp
Thuế mang tính chất điều tiết thu nhập của các tổ chức và cá nhân
theo nguyen tắc công bằng
- Thuế dùng vào chi tiêu công cộng
1.3. Vai trò của thuế
Thuế là công cụ chủ yếu để huy động các nguồn tài chính cho
ngân sách nhà nước
- Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Thuế là công cụ góp phần điều hòa thu nhập và thực hiện bình
đẳng, công bằng xã hội
1.4. Phân loại thuế
1.4.1. Phân loại theo đối tượng của thuế:
Thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ: Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế
xuất khẩu – nhập khẩu
Thuế đánh vào thu nhập: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu
nhập cá nhân
Thuế đánh vào tài sản: thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông
nghiệp, thuế tài nguyên
1.4.2. Phân loại theo tính chất của thuế:
- Thuế trực thu: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân
- Thuế gián thu: Thuế GTGT, thuế TTĐB
1.5. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế nhà đất
- Thuế tài nguyên
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Học viên: Lê Văn Trường

Trang 2


Quản Lý Công

QLKT 2014 - lớp 3

- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
2. Hệ thống phí, lệ phí thuộc NSNN:
2.1. Khái niệm:
Phí thuộc NSNN là khoản thu mang tính bắt buộc đối với các tổ
chức cá nhân khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ công cộng do nhà nước đầu tư,
nhằm thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư.
Lệ phí thuộc NSNN cũng là khoản thu mang tính chất bắt buộc
đối với các tổ chức, cá nhân khi thụ hưởng lợi ích từ các dịch vụ hành chính,
pháp lý do các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp.
2.2. Đặc điểm:
- Bù đắp chi phí
- Không phải là giá bán của hàng hóa, dịch vụ công nhưng mang tính
chất bồi hoàn trực tiếp

- Không đặt nặng yêu cầu điều tiết công bằng thu nhập (công bằng
theo chiều dọc)
- Điều chỉnh cả việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ lẫn tiêu thụ
2.3. Vai trò của phí, lệ phí:
- Bù đắp một phần chi tiêu NSNN trong việc cung cấp hàng hóa dịch
vụ công
- Thực thi công bằng → phân biệt dịch vụ công cơ bản và dịch vụ
công vượt trội
- Thực thi tiết kiệm
- Sơ đồ hệ thống:
KHU VỰC CÔNG

KHU VỰC TƯ

CUNG CẤP

BÁN

HÀNG HÓA
DỊCH VỤ CÔNG
CƠ BẢN
VƯỢT TRỘI
TÀI TRỢ = THUẾ

TÀI TRỢ = P, LP

HÀNG HÓA
DỊCH VỤ TƯ

GIÁ CẢ THỎA THUẬN


NGƯỜI THỤ HƯỞNG
Học viên: Lê Văn Trường

Trang 3


Quản Lý Công

QLKT 2014 - lớp 3

2.4. Các loại phí, lệ phí:
2.4.1. Các loại phí:
Phí thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Thủy lợi
phí, phí kiểm dịch động vật, thực vật, phí kiểm tra vệ sinh thú y, phí bảo vệ
nguồn lợi thủy sản…
Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: Phí kiểm định chất
lượng hàng hóa, thiết bị, vật tư, nguyen vật liệu, phí xây dựng, phí đo đạc, lập
bản đồ địa chính…
Phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư: Phí chứng nhận xuất xứ
hàng hóa, phí chợ, phí thẩm định hồ sơ mua bán, phí thẩm định đầu tư, phí đấu
thầu, đấu giá…
Phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải: Phí sử dụng đường bộ, phí
sử dụng đường thủy, phí qua cầu, phí qua phà, phí sử dụng cảng…
Phí thuộc lĩnh vực thông tin liên lạc: Phí sử dụng và bảo vệ tần số
vô tuyến điện, phí cấp tên miền…
Phí thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Phí kiểm định
kỹ thuật máy móc thiết bị, phí an ninh, phí xác minh giấy tờ, tài liệu, phí giữ
xe...
-


Phí thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội: Phí giám định di vật, cổ vật,

bảo vật, phí tham quan, phí thẩm định văn hoá phẩm...
- Phí thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo: học phí, phí dự thi, dự tuyển.
Phí thuộc lĩnh vực y tế: viện phí và phí khám chữa bệnh, phí
phòng chống dịch bệnh, phí giám định y khoa, phí kiểm dịch y tế...
Ngoài ra còn có một số loại phí thuộc lĩnh vực khoa học, công
nghệ và môi trường, tài chính ngân hàng, hải quan, phí tư pháp như: phí bảo vệ
môi trường, phí vệ sinh, phí hoạt động chứng khoán, phí lưu kho bãi hải quan,
án phí, phí giám định tư pháp...
2.4.2. Các loại lệ phí:
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ công
dân: lệ phí quốc tịch, lệ phí hộ khẩu, chứng minh nhân dân, lệ phí toà án, lý
lịch tư pháp...
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền sở hữu và sử dung
tài sản: lệ phí trước bạ, địa chính, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, lệ
phí bảo hộ quyền sở hữu công nghịêp...
Học viên: Lê Văn Trường

Trang 4


Quản Lý Công

-

QLKT 2014 - lớp 3

Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh: lệ phí


cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lệ phí cấp giấy phép hành nghề, hoạt
động theo qui định của pháp luật...
Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia: lệ phí ra
vào cảng, lệ phí bay qua vùng trời, đất, biển...
Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác: lệ phí cấp giấy
phép sử dụng con dấu, lệ phí hải quan, lệ phí cấp văn bằng, chứng chỉ, lệ phí
chứng thực, công chứng...
2.5. Quản lý nhà nước về phí và lệ phí:
Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia: lệ phí ra
vào cảng, lệ phí bay qua vùng trời, đất, biển...
Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác: lệ phí cấp giấy
phép sử dụng con dấu, lệ phí hải quan, lệ phí cấp văn bằng, chứng chỉ, lệ phí
chứng thực, công chứng...
- Xác định phần tiền phí, lệ phí để lại cho tổ chức thu:
Dự toán cả năm về chi phí cần thiết
cho việc thu phí, lệ phí theo CĐ, TC, ĐM
Tỷ lệ =

X 100%
Dự toán cả năm về số thu phí, lệ phí

II. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THU NSNN Ở VIỆT
NAM
1. Khái niệm thu NSNN:
Thu NSNN là hệ thống các khoản thu, phản ảnh các mối quan hệ
kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài
chính nhằm hình thành quỹ NSNN đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
2. Đặc điểm thu NSNN:
- Đặc điểm nổi bật của thu NSNN là phần lớn các khoản thu được

xây dựng dựa trên nền tảng nghĩa vụ công dân.
- Các khoản thu NSNN không mang tính bồi hoàn trực tiếp
- Thu NSNN gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước

Học viên: Lê Văn Trường

Trang 5


Quản Lý Công

-

QLKT 2014 - lớp 3

Khó kiểm soát và đánh giá hiệu quả: phần lớn chi tiêu của nhà

nước tạo ra hàng hoá, dịch vụ công là những sản phẩm được tiêu dùng công
cộng nên không có người thụ hưởng cụ thể để kiểm soát quá trình chi tiêu
(không lấy LN làm thước đo hiệu quả)
3. Phân loại thu NSNN:
- Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu :
+ Thu thuế: Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật
(như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái
phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Thu phí, lệ phí: Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc,
nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi
công dân trả cho Nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do Nhà nước cung
cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với
với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch

vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do
việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân.
+ Thu từ hoạt động kinh tế của NN: Thu từ lợi tức từ hoạt động góp
vốn liên doanh, cổ phần của NN, thu hồi tiền cho vay (cả gốc và lãi) của NN,
thu hồi vốn đầu tư của NN tại các cơ sở kinh tế - bán hoặc đấu giá DNNN.
+ Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước: Khoản thu
này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại,
vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho NSNN. Các nguồn thu từ bán hoặc cho
thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
+ Thu từ hoạt động hợp tác với nước ngoài.
+ Thu khác….
- Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu:
+ Thu thường xuyên.
+ Thu không thường xuyên.
- Căn cứ vào tính chất cân đối NSNN:
+ Thu trong cân đối NSNN.
+ Thu ngoài cân đối NSNN (thu bù đắp thiếu hụt NSNN).
4. Vai trò của thu NSNN:
4.1. Huy động nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN
- Bao quát các nguồn thu
Học viên: Lê Văn Trường

Trang 6


Quản Lý Công

QLKT 2014 - lớp 3


- Chú trọng đến khía cạnh công bằng
- Chính sách thu
4.2. Góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế
- Thuế suất, chính sách miễn giảm thuế…
- Các hình thức huy động vốn khác: trái phiếu…
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn thu NSNN:
-

Thu nhập GDP bình quân đầu người là nhân tố quyết định đến

mức động viên của NSNN.
-

Tỷ suất danh lợi trong nền kinh tế là nhân tố quyết định đến việc

nâng cao tỷ suất thu của NSNN.
-

Tiềm năng của đất nước về tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng rất

lớn đến số thu NSNN.
-

Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước tỷ lệ thuận với

tỷ suất thu NSNN.
- Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu
do trốn, lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN.
6. Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN:

- Nguyên tắc ổn định lâu dài.
- Nguyên tắc đảm bảo công bằng.
- Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn.
- Nguyên tắc giản đơn.
- Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế (Thực hiện các cam kết…)
7. Các giải pháp tăng thu NSNN:
 Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài
nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, Nhà nước cần phải dành kinh phí thỏa
đáng cho để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyen ấy, không
làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt.
 Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho
NSNN, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư.
 Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt NSNN phải được
đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân.

Học viên: Lê Văn Trường

Trang 7


Quản Lý Công

QLKT 2014 - lớp 3

 Bốn là, dùng NSNN đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp
quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới.
 Năm là, Nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi
người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy
vốn chi cho đầu tư.
III. THỰC TẾ THU NSNN CỦA VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HẢI

PHÒNG
A. Thực hiện thu NSNN của Việt Nam từ năm 2011 tới tháng 4 năm
2013
1. Thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2011:
Dự toán thu cân đối NSNN năm 2011 là 595.000 tỷ đồng; ước cả
năm đạt 674.500 tỷ đồng, vượt 13,4% so với dự toán, tăng 20,6% so với thực
hiện năm 2010, tỷ lệ động viên từ thuế và phí đạt 20,3%GDP.
- Kết quả thực hiện ở một số lĩnh vực thu cụ thể như sau:
a. Thu nội địa:
Dự toán thu 382.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 425.000 tỷ đồng,
vượt 11,3% so dự toán, tăng 19,9% so thực hiện năm 2010; không kể thu tiền
sử dụng đất (ước đạt 43.500 tỷ đồng, tăng 13.500 tỷ đồng so dự toán) thì vượt
8,4% so dự toán, tăng 22% so thực hiện năm 2010.
Các lĩnh vực thu lớn ước đạt và vượt dự toán, trong đó: thu từ
kinh tế quốc doanh vượt 0,8% dự toán; thu thuế công thương nghiệp ngoài
quốc doanh vượt 10,6% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài vượt 11,3% dự toán; thuế thu nhập cá nhân vượt 28,6% dự toán... Các
địa phương cơ bản thu đạt và vượt dự toán giao.
Trong bối cảnh kinh tế phát triển không thuận lợi, có được kết quả
nêu trên là nhờ vào nỗ lực lớn của các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng
doanh nghiệp trong triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính
phủ về những giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, có tác động của một số yếu tố sau: (1)đà
Học viên: Lê Văn Trường

Trang 8


Quản Lý Công


QLKT 2014 - lớp 3

phát triển tốt của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2010, tạo nguồn thu
gối đầu cho NSNN năm 2011 đạt khá; (2) giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
tăng, nhất là giá một số mặt hàng nông, lâm thuỷ sản tăng lớn, cùng với việc
thay đổi tỷ giá ngoại tệ VND/USD, đã góp phần tăng thu ngân sách; (3)
việc triển khai quyết liệt công tác quản lý thu, tăng cường kiểm soát kê khai, đẩy
mạnh thanh tra, kiểm tra và đôn đốc thu nợ thuế, thu vào NSNN kịp thời các
khoản thu theo kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán và kiểm tra quyết toán
thuế,...
-

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo

điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, ổn định đời sống
người lao động, từ tháng 4/2011, Chính phủ đã gia hạn nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp trong thời gian 01 năm cho một số doanh nghiệp nhỏ và
vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động hoạt động sản xuất, gia công, chế
biếnnông, lâm, thuỷ hải sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các
công trình hạ tầng kinh tế xã hội và một số ngành nghề sản xuất kinh doanh
quan trọng, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có thêm nguồn vốn
để ổn định và phát triển các hoạt động; ước tính có khoảng 303,2 nghìn doanh
nghiệp nằm trong diện được gia hạn nộp thuế, với tổng số thuế được gia hạn
năm 2011 chuyển sang năm 2012 khoảng 6.900 tỷ đồng. Tiếp đó, Chính phủ
đã trình Quốc hội cho phép giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một
số lĩnh vực đặc thù; giảm 50% mức thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đối với một số cá nhân, hộ kinh
doanh và tổ chức kinh doanh nhà trọ, phòng trọ, cung ứng suất ăn ca; miễn
thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.... Theo

đó, dự kiến tổng số thuế miễn, giảm trong năm 2011 khoảng 4.200 tỷ đồng.
b. Thu từ dầu thô:
- Dự toán thu 69.300 tỷ đồng, với dự kiến sản lượng dầu thanh toán
là 14,02 triệu tấn, giá bán 77 USD/thùng.

Học viên: Lê Văn Trường

Trang 9


Quản Lý Công

-

QLKT 2014 - lớp 3

Đánh giá thực hiện cả năm, về giá: hiện giá dầu thô thế giới

đang tiếp tục biến động, dự kiến giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam bình
quân cả năm sẽ đạt khoảng 102 USD/thùng, tăng 25 USD/thùng so giá xây
dựng dự toán. Về sản lượng, ước cả năm đạt 14,13triệu tấn, tăng 0,11 triệu tấn
so kế hoạch. Với mức giá và sản lượng dầu thô dự kiến này, ước thu ngân sách
từ dầu thô cả năm đạt 100.000 tỷ đồng, vượt 30.700 tỷ đồng so dự toán, tăng
44,6% so với thực hiện năm 2010.
c. Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu:
Dự toán thu 138.700 tỷ đồng, trên cơ sở dự toán tổng thu từ hoạt
động xuất nhập khẩu là 180.700 tỷ đồng, dự toán chi hoàn thuế giá trị gia tăng
theo chế độ là 42.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011, ước tổng
thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cả năm đạt 205.000 tỷ đồng, vượt 13,4% so dự

toán, sau khi trừ ước chi hoàn thuế giá trị gia tăng 61.000 tỷ đồng, dự kiến thu cân
đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2011 đạt 144.000 tỷ đồng, tăng
3,8% so dự toán.
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt khá chủ yếu do
trị giá hàng hoá nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế tăng lớn so với kế hoạch do
giá thế giới tăng và điều chỉnh tỷ giá. Bên cạnh đó, nhiều chính sách thu trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng đã được thực hiện nhằm ổn định kinh tế vĩ mô,
kiềm chế nhập siêu, như: tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với 6 mặt
hàng không khuyến khích nhập khẩu (thuốc lá thuần nhất hoặc hoàn nguyên,
thuốc lá bột để hít, bồn tắm bằng sắt hoặc thép...), chỉ cho phép nhập khẩu các
mặt hàng rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động qua 3 cảng biển quốc tế là Hải
Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ quyền lợi và sức
khỏe người tiêu dùng, chống nhập khẩu hàng giả, hàng kém chất lượng và tăng
cường chống gian lận thương mại; tăng thuế suất thuế xuất khẩu quặng sắt và
tinh quặng sắt, gỗ và các sản phẩm từ gỗ... để hạn chế xuất khẩu tài nguyên
thô... Ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, cải
cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu thuế xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi
Học viên: Lê Văn Trường

Trang 10


Quản Lý Công

QLKT 2014 - lớp 3

cho doanh nghiệp, tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương
mại. Qua đó, góp phần tăng thu cho NSNN.
d. Thu viện trợ:
Dự toán 5.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 5.500 tỷ đồng, vượt 10% so

dự toán.
2. Thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2012:
Dự toán thu cân đối NSNN năm 2012 là 740.500 tỷ đồng. Tuy
những tháng cuối năm thu NSNN vẫn rất khó khăn nhưng với quyết tâm cao,
nên thực hiện thu ngân sách cả năm đạt 743.190 tỷ đồng, bằng 100,4% dự
toán; tỷ lệ huy động thu nội địa (trừ thu tiền sử dụng đất, tiền bán nhà ở thuộc
sở hữu nhà nước) đạt 14,3% GDP. Cụ thể như sau:
a. Thu nội địa:
-

Dự toán là 494.600 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 467.430 tỷ

đồng, bằng 94,5% dự toán 2012; trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 45.109 tỷ
đồng, tăng 21,9% so dự toán đầu năm.
-

Mặc dù thị trường bất động sản năm 2012 suy thoái nặng nề, song

nhờ làm tốt công tác quản lý, thu kịp thời số đã được gia hạn theo Nghị quyết
của Chính phủ đến hạn nộp vào cuối năm và đôn đốc xử lý quyết liệt các
khoản chậm nộp tại một số địa bàn thu trọng điểm (Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh...), nên trong 3 tháng cuối năm đã thu vào NSNN trên 21.000 tỷ đồng
tiền sử dụng đất, bằng trên 90% số thu của 9 tháng đầu năm, góp phần đưa số
thu tiền sử dụng đất cả năm đạt 45.109 tỷ đồng, bằng 121,9% dự toán. Không
kể thu tiền sử dụng đất, thu nội địa đạt 422.321 tỷ đồng, giảm 35.279 tỷ đồng
(7,7%) so với dự toán.
-

Tình hình kinh tế khó khăn, tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so


với kế hoạch, hoạt động sản xuất -kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tiêu thụ sản
phẩm chậm, hàng tồn kho cao, số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động ở
mức cao... là yếu tố chính tác động đến số thu ngân sách. Bên cạnh đó, việc
thực hiện các giải pháp về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cùng tác
động làm giảm thu ngân sách. Thực tế, hầu hết các khoản thu trực tiếp từ hoạt
Học viên: Lê Văn Trường

Trang 11


Quản Lý Công

QLKT 2014 - lớp 3

động sản xuất-kinh doanh trong năm 2012 đều không đạt dự toán. Cụ thể, thu
từ khu vực kinh tế quốc doanh đạt 92,3%, thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài đạt 84,8%, thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt
84,2%.
b. Thu từ dầu thô:
-

Dự toán là 87.000 tỷ đồng (trên cơ sở sản lượng 14,68 triệu tấn,

giá bán 85 USD/thùng). Thực hiện cả năm đạt 140.107 tỷ đồng, vượt 61,0%
(53.107 tỷ đồng) so với dự toán, trên cơ sở giá dầu bình quân năm đạt 116,5
USD/thùng, tăng 31,5 USD/thùng so với thời điểm dự toán đầu năm; sản
lượng thanh toán đạt 15,28 triệu tấn, tăng 530 nghìn tấn so kế hoạch.
c. Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu:
-


Dự toán thu là 153.900 tỷ đồng, trên cơ sở dự toán tổng thu từ

hoạt động xuất nhập khẩu là 223.900 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng theo
chế độ là 70.000 tỷ đồng. Thực hiện thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập
khẩu cả năm đạt 197.828 tỷ đồng, bằng 88,4% dự toán, sau khi thực hiện hoàn
thuế giá trị gia tăng theo chế độ 70.000 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách cả năm
đạt 127.828 tỷ đồng, bằng 83,1% (giảm 26.072 tỷ đồng) dự toán năm 2012.
Nguyên nhân chủ yếu do (i) kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế
giảm, bình quân giảm 6,1% trong đó một số mặt hàng có thuế suất cao giảm
mạnh (ô tô, rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động...); kết hợp với việc thực hiện
các quy định chặt chẽ đối với một số mặt hàng nhập khẩu chịu thuế suất cao,
như ô tô, rượu mỹ phẩm, điện thoại di động...1; (ii) thuế suất đối với một số
mặt hàng điều chỉnh thấp hơn so dự kiến khi xây dựng dự toán thu, chẳng hạn
thuế nhập khẩu xăng dầu thấp so dự toán thấp hơn 12% so dự toán 20%, thuế
xuất khẩu than chỉ đạt 10% thuế suất so dự toán 20% để bình ổn sản xuất.
d. Thu viện trợ không hoàn lại:
-

Dự toán 5.000 tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 7.825 tỷ đồng, tăng

56,5% (2.825 tỷ đồng) so dự toán. Nguyên nhân chủ yếu là do phát sinh tăng
1

Học viên: Lê Văn Trường

Trang 12


Quản Lý Công


QLKT 2014 - lớp 3

khoản viện trợ của các chương trình, dự án cứu trợ xã hội, thực hiện ghi thughi chi quản lý qua ngân sách.
Tóm lại, trên cơ sở phấn đấu quyết liệt, thực hiện thu NSNN năm 2012
cơ bản đạt dự toán Quốc hội quyết định (vượt 0,4% so dự toán), trong đó cơ
cấu nguồn thu có sự thay đổi như: số thu nội địa giảm 27.170 tỷ đồng và thu
cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm 26.072 tỷ đồng so dự
toán nhưng lại được bù đắp bằng số vượt thu từ dầu thô 53.107 tỷ đồng so dự
toán.

B. Thực hiện thu NSNN của Tp. Hải Phòng từ năm 2011 tới năm 2013
1. Thực hiện thu ngân sách năm 2011:
1. Tổng thu ngân sách nhà nước: (không kể

50.491.660.306.357 đồng

chuyển giao giữa các cấp ngân sách địa
phương)
2. Tổng thu ngân sách địa phương: (không

11.654.616.073.358 đồng

kể chuyển giao giữa các cấp ngân sách
địa phương)
Trong đó:
- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương:

1.126.301.000.000 đồng

2. Thực hiện thu ngân sách năm 2012:

1. Tổng thu ngân sách nhà nước (không kể

43.284.405.693.060 đồng

chuyển giao giữa các cấp ngân sách địa
phương)
- Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập
khẩu
- Thu nội địa
2. Tổng thu ngân sách địa phương
3. Thực hiện thu ngân sách năm 2013:
1. Tổng thu ngân sách nhà nước (không kể

29.752.141.526.771 đồng
7.328.115.239.244 đồng
12.715.416.969.26 đồng
48.947.187.379.493 đồng

chuyển giao giữa các cấp ngân sách địa
Học viên: Lê Văn Trường

Trang 13


Quản Lý Công

phương)
- Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập
khẩu
- Thu nội địa

2. Tổng thu ngân sách địa phương

QLKT 2014 - lớp 3

32.876.046.020.250 đồng
8.540.148.548.076 đồng
15.076.971.478.616 đồng

IV. NHẬN XÉT CỦA CÁ NHÂN
Qua số liệu tìm hiểu về hệ thông thu Ngân sách Nhà nước qua 2 năm
2011 và năm 2012 cũng như hệ thống thu Ngân sách nhà nước của thành phố
Hải Phòng qua các năm 2011, 2012, 2013 nói riêng ta thấy tình hình thu ngân
sách còn nhiều khó khăn và hạn chế như:
- Đối với hệ thống quản lý:
+ Hệ thống quản lý ngân sách còn lỏng lẻo, có nhiều lỗ hỏng.
+ Cán bộ quản lý chưa được đào tạo bài bản, đúng với công việc được
giao gây ra tình trạng tham nhũng, lạm dụng chức quyền làm thâm hụt ngân
sách nhà nước cũng như ngân sách tại các địa phương.
- Các yếu tố ảnh hưởng khác:
+ Tình hình nợ xấu, lạm phát vẫn đang diễn ra.
+ Chưa nắm bắt được các đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn.
+ Chưa thực hiện tốt công tác kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán
thuế của các doanh nghiệp, cá nhân thu đúng, thu đủ các khoản thuế, phí, lệ phí
và các khoản thu khác vào ngân sách Nhà nước.
+ Công tác kiểm tra, phòng chống gian lận thương mại, buôn lậu qua
biên giới còn chưa chặt chẽ, lực lượng mỏng, đào tạo còn hạn chế.
Để khắc phục các khó khăn và hạn chế trên để đảm bảo hệ thống thu
ngân sách Nhà nước theo em cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
+ Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác thu ngân sách
Nhà nước ngay từ đầu năm. Tổ chức triển khai kịp thời các chính sách thuế của


Học viên: Lê Văn Trường

Trang 14


Quản Lý Công

QLKT 2014 - lớp 3

Nhà nước mới ban hành. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng
cao sự hiểu biết của người dân trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.
+ Tập trung đôn đốc, xử lý thu hồi nợ đọng thuế, không để gia tăng thêm
số nợ thuế mới.
+ Hạn chế cung ứng vốn cho các công trình không trọng điểm, không
cần thiết đối với sự phát triển đất nước.
+ Đào tạo cán bộ đủ năng lực, chuyên trách về công tác thu ngân sách.
+ Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra giám sát, kết hợp với các ban ngành
khác nhằm giảm các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thông thu ngân sách.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư
cho nước ta như đất đai, các chính sách ưu đãi,….
+ Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường giá cả để can thiệp thị
trường nhằm ổn định giá, kiểm soát lạm phát trên từng địa phương và phạm vi
trong cả nước.

Học viên: Lê Văn Trường

Trang 15



Quản Lý Công

QLKT 2014 - lớp 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản lý tài chính công và tài sản công – Thầy Đặng Công
Xưởng trường ĐHHH Việt Nam
2. Cổng thông tin điện tử: www.mof.gov.vn
3. Cổng thông tin điện tử: www.haiphong.gov.vn
4. Theo Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán số 71 (T9/2013)

Học viên: Lê Văn Trường

Trang 16



×