Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

ảnh hưởng của quá trình thực thi cam kết wto về thuế nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.14 KB, 17 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







LÊ HIỀN ÁNH







ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH THỰC THI CAM KẾT
WTO VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM







LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG












Hà Nội – 2012







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






LÊ HIỀN ÁNH







ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH THỰC THI CAM KẾT
WTO VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM



Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số : 60 34 20




LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN BÌNH GIANG




Hà Nội - 2012




MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH iiiii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA THUẾ NHẬP
KHẨU ĐỐI VỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5
1.1. Thu Ngân sách Nhà nước và thuế Nhập khẩu 5
1.1.1. Thu Ngân sách Nhà nước 5
1.1.2. Thuế Nhập khẩu 12
1.2. Thuế Nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO 18
1.2.1. Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết cắt giảm thuế Nhập khẩu 18
1.2.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới thuế Nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập
WTO 26
1.2.3. Khảo sát kinh nghiệm của một số nước 27
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH THỰC THI CAM KẾT
WTO VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CỦA VIỆT NAM 34
2.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 6 năm gia nhập WTO 34
2.1.1. Giá trị XNK 34
2.1.2. Tốc độ tăng Xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ lệ nhập siêu……………… 36
2.2. Thực trạng thu Ngân sách Nhà nước sau 6 năm gia nhâp WTO 38
2.2.1. Quy mô và cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước phân theo lĩnh vực 42
2.2.2. Quy mô và cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước phân theo sắc thuế 49
2.3. Phân tích ảnh hưởng của việc thực thi cam kết WTO về thuế Nhập khẩu
đến thu Ngân sách Nhà nước của Việt Nam 51
2.3.1. Ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp 53
2.3.2. Ảnh hưởng ngắn hạn và ảnh hưởng dài hạn 77


2.4. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình thực thi cam kết WTO về thuế Nhập
khẩu đối với thu Ngân sách Nhà nước của Việt Nam 84
2.4.1. Những thành công đạt được 84
2.4.2. Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân 86
2.4.3. Một số vấn đề đặt ra trong thời gian tới về thu ngân sách Nhà nước khi
cắt giảm thuế suất Nhập khẩu 91
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TĂNG TRƯỞNG BỀN
VỮNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC THI CAM KẾT WTO VỀ THUẾ NHẬP KHẨU 95
3.1. Kinh tế thế giới và những tác động đến Việt Nam 95
3.1.1. Kinh tế thế giới và những tác động đến nền kinh tế Việt Nam 95
3.1.2. Kinh tế thế giới và những tác động đến thu Ngân sách Nhà nước của
Việt Nam 97
3.2. Quan điểm và phương hướng đảm bảo tăng trưởng bền vững thu Ngân
sách Nhà nước Việt Nam trong quá trình thực thi cam kết về thuế Nhập khẩu
khi gia nhập WTO 99
3.2.1 Quan điểm và phương hướng 99
3.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đạt ra 101
3.3. Các giải pháp đảm bảo tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước
trong quá trình thực thi cam kết về thuế nhập khẩu theo gia nhập WTO 103
3.3.1. Tăng khả năng cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế . 103
3.3.2 Cải cách chính sách và đề cao vai trò của các loại thuế có liên quan trực
tiếp đến hàng hóa XNK 111
3.3.3. Đẩy mạnh Xuất khẩu, hạn chế nhập siêu 117
3.3.4. Cải cách và hoàn thiện hệ thống thuế đảm bảo tính ổn định và nâng cao
hiệu quả thu NSNN 123
KẾT LUẬN 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
2

MỞ ĐẦU

1. Tính cần thiết của đề tài
Gia nhập WTO là một bước ngoặt khá quan trọng trên con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền
kinh tế Việt Nam. Sự kiện này mở ra cho nền kinh tế Việt Nam rất nhiều cơ hội và cũng không ít những thách
thức. Một trong những vấn đề nổi cộm sau khi Việt Nam gia nhập WTO là việc thực thi cam kết cắt giảm thuế
suất Nhập khẩu. Bởi số thu từ thuế Nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu Ngân sách Nhà nước (NSNN)
của Việt Nam và phụ thuộc rất nhiều vào độ mở của nền kinh tế. Vì vậy, khi các yếu tố khác không thay đổi,
việc cắt giảm thuế suất Nhập khẩu làm giảm số thu từ thuế Nhập khẩu và giảm thu Ngân sách Nhà nước. Tuy
nhiên, trong thực tế, việc cắt giảm thuế Nhập khẩu sau khi gia nhập WTO lại làm lợi cho nhiều doanh nghiệp phải
Nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu, phụ liệu để sản xuất và để Xuất khẩu, góp phần thu hút FDI. Nhờ đó, thu
từ các sắc thuế khác như thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Thu nhập doanh nghiệp, v.v… lại có cơ
hội gia tăng.
Có thể nói ảnh hưởng của viêc cắt giảm thuế suất Nhập khẩu đến thu Ngân sách Nhà nước sau khi gia
nhập WTO vừa bao gồm ảnh hưởng trực tiếp lẫn ảnh hưởng gián tiếp và có rất nhiều chiều hướng. Do đó, cần
có cái nhìn tổng hợp đối với ảnh hưởng của việc cắt giảm này đến thu Ngân sách Nhà nước. Với những kiến
thức thực tế cũng như nhìn nhận, đánh giá của bản thân trong quá trình làm việc và công tác tại Tổng cục Hải
quan, hy vọng rằng, đề tài “Ảnh hưởng của quá trình thực thi cam kết WTO về thuế Nhập khẩu đến thu
Ngân sách Nhà nước của Việt Nam” của người viết sẽ góp phần vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn
nói trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Việt Nam gia nhập WTO là một đề tài rộng được lựa chọn khá nhiều để nghiên cứu bởi các sinh viên
khối Đại học, học viên khối Cao học, Nghiên cứu sinh…Mỗi nghiên cứu, đều tập trung vào những khía cạnh,
lĩnh vực và phạm vi khác nhau, trong đó có những nghiên cứu thuộc lĩnh vực Thuế, Ngân sách Nhà nước, Hải
quan…ví dụ như:
1.
Luận văn “ Trung Quốc gia nhập WTO và những tác động đối với hàng hóa của Việt Nam”, tác
giả Nguyễn Thị Ngọc, năm 2009
2.
Luận văn “ Giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế”, tác giả

Hoàng Minh Phát, năm 2007
3.
Luận văn “Hoàn thiện hoạt động quản lý Nhà nước về Hải quan đối với thuế Xuất Nhập khẩu ở
Hải quan Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”, tác giả Vũ Quyết Thắng, năm 2007
4.
Luận văn “Hoàn thiện chính sách thuế Xuất Nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thu Trang, năm 2005
5.
Luận văn “Luật thuế Xuất Nhập khẩu Việt Nam trước thềm WTO. Lỗ hổng và giải pháp”, tác giả
Nguyễn Hải Ngọc, năm 2005 .
6.
Luận văn “Ngân sách Nhà nước của Việt Nam thời kỳ hậu WTO”, tác giả Phạm Hoài Thanh, năm
2008
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc phân tích tình hình Xuất Nhập khẩu của Việt
Nam trong thời kỳ trước và sau khi gia nhập WTO (năm 2006-2007) mà chưa có sự phân tích, đánh giá, đi sâu
vào ảnh hưởng của thuế Nhập khẩu đối với thu Ngân sách. Chính vì vậy, luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu
ảnh hưởng của việc thực thi cam kết WTO về thuế Nhập khẩu đến thu Ngân sách Nhà nước của Việt Nam và
sử dụng số liệu từ năm 2001 đến năm 2012.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3
3.1. Mục đích của đề tài : Mục đích của đề tài này là phân tích ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế Nhập khẩu
sau gia nhập WTO đến thu Ngân sách Nhà nước; từ đó rút ra hàm ý chính sách để bảo đảm tăng trưởng bền
vững thu Ngân sách Nhà nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu : Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài tự đặt ra cho mình các nhiệm vụ
sau đây:
- Khái quát những lý luận chung và phân tích mối quan hệ giữa thuế Nhập khẩu và thu Ngân sách Nhà
nước
- Tóm tắt các cam kết về cắt giảm thuế Nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
- Phân tích thực trạng thu Ngân sách Nhà nước từ khi Việt Nam trước khi gia nhập và từ khi gia nhập
WTO đến nay

- Phân tích tác động của cắt giảm thuế nhập khẩu tới thu Ngân sách Nhà nước của Việt Nam từ khi gia
nhập WTO đến nay
- Rút ra hàm ý chính sách
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu : lộ trình cắt giảm thuế suất Nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO và ảnh hưởng
của việc cắt giảm này đến thu Ngân sách Nhà nước của Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tập trung vào tình hình thu Ngân sách Nhà nước của Việt Nam giai đoạn 2001-2012
- Cam kết cắt giảm thuế Nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO và lộ trình thực hiện.
5. Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện đề tài, ngoài việc thu thập số liệu thực tế từ Cục Công nghệ Thông tin và Thống Kê Hải
quan - Tổng Cục Hải quan, Tổng cục Thống Kê, Kho bạc Nhà nước, luận văn sử dụng phương pháp biện
chứng kết hợp lý luận và thực tiễn ; Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê, toán học, mô hình đồ thị để
làm rõ kết quả nghiên cứu.
6. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Với việc chỉ ra các kênh ảnh hưởng chủ yếu của việc cắt giảm thuế suất Nhập khẩu đến thu Ngân sách
Nhà nước, luận văn đã xây dựng các tiêu chí đánh giá, các bài học kinh nghiệm cũng như đưa ra các giải pháp
nhằm góp phần đảm bảo tăng trưởng bền vững thu Ngân sách Nhà nước.
7. Những điểm nổi bật của luận văn:
Luận văn nghiên cứu và phân tích tương đối cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu NSNN; Đề
xuất một số giải pháp cải cách nhằm tăng tính bền vững thu NSNN trong tiến tình hội nhập WTO của Việt
Nam
8. Bố cục của luận văn :
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm các nội dung sau đây :
Chương I : Cơ sở lý luận về vai trò của Chính sách thuế Nhập khẩu đối với thu Ngân sách Nhà nước
Chương II : Ảnh hưởng của quá trình thực thi cam kết WTO về thuế Nhập khẩu đối với thu Ngân sách
Nhà nước của Việt Nam
Chương III : Một số giải pháp đảm bảo tăng trưởng bền vững thu Ngân sách Nhà nước của Việt Nam
trong quá trình thực thi cam kết về thuế Nhập khẩu




CHƯƠNG 1
4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Thu Ngân sách Nhà nước và thuế Nhập khẩu
1.1.1. Thu Ngân sách Nhà nước (NSNN)
1.1.1.1. Khái niệm
Thu Ngân sách Nhà nước là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với chủ thể trong
xã hội dựa trên quyền lực Nhà nước,nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và
phát triển của bộ máy Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ KTXH của Nhà nước.
1.1.1.2. Đặc điểm thu Ngân sách Nhà nước
- Về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong
quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước.
- Thu NSNN gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như GDP, giá cả,
lãi suất, thu nhập… Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu
cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu NSNN
- Thu NSNN được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
1.1.1.3. Các nguồn thu NSNN
a) Căn cứ vào phạm vi phát sinh
- Các khoản thu trong nước
- Các khoản thu ngoài nước
Ý nghĩa của cách phân loại này: Phản ánh cơ cấu của nền kinh tế để từ đó có thể đánh giá tính hiệu
quả, tính hợp lý của nền kinh tế.
b) Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế
- Các khoản thu thường xuyên
- Các khoản thu không thường xuyên:
Ý nghĩa của cách phân loại này: Thấy rõ sự phát triển của nền kinh tế, tính hiệu quả của nền kinh tế

và mức độ ổn định vững chắc của nguồn thu Ngân sách.
c) Căn cứ theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN
- Thu trong cân đối NSNN
- Thu bù đắp thiếu hụt NSNN
Ý nghĩa của cách phân loại này: Đánh giá sự lành mạnh của NSNN và rất có ý nghĩa trong tổ chức
điều hành NSNN.
1.1.1.4. Các nhân tố cơ bản tác động tới thu NSNN
a) Nhân tố trong nước
- Sự tăng trưởng của nền kinh tế
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Kim ngạch xuất - nhập khẩu
- Vốn đầu tư toàn xã hội
- Hệ thống pháp luật và các chính sách trong lĩnh vực thu
b) Hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.2. Thuế Nhập khẩu
1.1.2.1. Khái quát về thuế Nhập khẩu
5
a) Khái niệm: Thuế Nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có
nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình Nhập khẩu.
b) Mục đích: Thuế Nhập khẩu theo truyền thống được đưa ra chủ yếu để tăng thu cho Ngân sách, tuy nhiên nó
cũng có thể để:
- Giảm hoạt động Nhập khẩu
- Chống lại các hành vi phá giá
- Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan đối với các Quốc gia khác
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then
- Bảo vệ các ngành Công nghiệp non trẻ
c) Phân loại
*) Theo phương thức tính thuế:
- Thuế quan theo đơn giá hàng
- Thuế quan theo trọng

*) Theo mục đích đánh thuế:
- Thuế quan tăng thu Ngân sách
- Thuế quan bảo hộ
- Thuế quan cấm đoán
Ý nghĩa của viêc phân loại: giúp cho việc xác định đúng mục đích khi đưa ra các chính sách thuế quan
đồng bộ và hợp lý trong việc vừa tăng thu Ngân sách, vừa có thể bảo vệ các ngành Công nghiệp non trẻ, các
lĩnh vực sản xuất then chốt, và hạn chế Xuất khẩu một số mặt hàng mà Nhà nước không khuyến khích.
d) Các loại thuế suất
- Thuế suất ưu đãi
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt
- Thuế suất thông thường
1.1.2.2. Vai trò của thuế nhập khẩu đối với nền kinh tế nói chung và thu Ngân sách Nhà nước nói riêng
- Là một nguồn thu khá quan trọng của Ngân sách:
- Là công cụ bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển
- Thuế quan điều tiết hoạt động ngoại thương

1.2. Chính sách thuế Nhập khẩu trong điều kiện gia nhập WTO
1.2.1. Tổ chức Thương mại thế giới và lộ trình cắt giảm thuế Nhập khẩu
1.2.1.1. WTO và những nguyên tắc cơ bản
a) Khái niệm: WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)-tổ chức
quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO
chính là các Hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết.
b) Những nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO
- Không phân biệt đối xử
- Thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán
- Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch
- Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn
- Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi
1.2.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với thuế Nhập khẩu
6

- Phải được cắt giảm theo những cam kết mở cửa thị trường mà quốc gia thành viên chấp nhận khi
đàm phán gia nhập WTO.
- Phải tuân thủ nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN
- Được sử dụng như một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước
1.2.1.3. Lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu
- Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế Nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế.
Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất
MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm.
Đối với lĩnh vực Nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ
là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực Nông nghiệp hiện nay là
23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%.
Đối với lĩnh vực Công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt
giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng Công nghiệp hiện nay là 16,6%
thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%.
- Mức độ cam kết và cắt giảm thuế của Việt Nam tổng hợp theo một số nhóm ngành hàng và nhóm
mặt hàng chính với thời gian thực hiện được cụ thể hoá trong bảng 1.2
Bảng 1.2: Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính
Nhóm hàng mặt
Thuế suất cam kết
tại thời điểm gia
nhập WTO (%)
Thuế suất cam
kết cắt giảm
cuối cùng cho
WTO (%)
1. Nông sản 25,2 21,0
2. Cá, sản phẩm cá 29,1 18,0
3.Dầu khí 36,8 36,6
4. Gỗ, giấy 14,6 10,5
5. Dệt may 13,7 13,7

6. Da, cao su 19,1 14,6
7. Kim loại 14,8 11,4
8. Hóa chất 11,1 6,9
9. Thiết bị vận tải 46,9 37,4
10. Máy móc thiết bị cơ khí 9,2 7,3
11. Máy móc thiết bị điện 13,9 9,5
12. Khoáng sản 16,1 14,1
13. Hàng chế tạo khác 12,9 10,2
Cả biểu thuế 17,2 13,4
Nguồn: Báo cáo của Bộ Tài chính tại Hội nghị phổ biến các cam kết WTO của Việt Nam tháng 11 năm 2006,
Hà Nội
1.2.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chính sách thuế nói chung và thuế Nhập khẩu nói riêng của Việt
Nam khi gia nhập WTO
7
- Sự phát triển kinh tế trong nước làm gia tăng các loại hình doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế và
các loại hình dịch vụ.
- Sự thay đổi quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cũng như mọi
công dân
1.2.3. Khảo sát kinh nghiệm xây dựng hệ thống chính sách thuế nói chung và thuế Nhập khẩu nói riêng
của một số nước khi gia nhập WTO
1.2.3.1. Kinh nghiệm của các nước Đông Âu
Cải cách thuế ở một số nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị
trường, như Ba Lan, Hungari, Bungari, Rumani. Đặc điểm nổi bật ở các nước này là quá trình cải cách thuế
gắn liền với quá trình cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, tức là
cả nội dung và biện pháp đã có sự thay đổi cơ bản so với trước. Bài học rút ra từ quá trình cải cách thuế ở
Đông Âu trong thời kỳ chuyển đổi đó là khi đã chuyển nền kinh tế thị trường thì đồng thời phải cải cách một
cách cơ bản hệ thống chính sách thuế cho phù hợp thì mới đạt được yêu cầu tăng thu NSNN và phát huy tác
dụng của thuế, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và hội nhập được vào hệ thống kinh tế thế giới, bài học này rất có
ích với Việt Nam khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3.2. Khảo sát một số kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc đã có một chính sách lớn nhằm tăng trưởng nhanh và bền vững thu NSNN trong quá trình
cắt giảm thuế xuất XNK. Ngoài ra, Trung Quốc đã thực hiện những điều chỉnh khá toàn diện và đồng bộ trên
nhiều lĩnh vực và ở nhiều cấp độ khác nhau như: Sửa đổi Hiến pháp, điều chỉnh thể chế luật pháp…
Để đạt được mục tiêu tăng cường Xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sau khi gia nhập
WTO, Trung Quốc tiếp tục sử dụng các biện pháp thương mại và các biện pháp khác nhằm khuyến khích sản
xuất trong nước trong các ngành hướng Xuất khẩu hoặc là đầu vào cho các nhà sản xuất trong nước. Không
chỉ vậy, Trung Quốc đã tận dụng rất tốt việc gia nhập WTO, đặc biệt là những quy định về chống phá giá
hàng hoá. Mặt khác, khi đàm phán, nếu các nước công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, điều sẽ có
lợi trong các vụ kiện chống bán phá giá, Trung Quốc sẽ nhường một số điều khoản liên quan đến lợi ích kinh
tế. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, thời gian phía trước vẫn
còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại đó, đòi hỏi Chính phủ phải
có hệ thống giải pháp đồng bộ trên nhiều khía cạnh. Trung Quốc đã gia nhập WTO và đạt được nhiều thành
tựu quan trọng. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong thực hiện gia nhập WTO là tài liệu tham khảo hữu
ích cho Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO.
CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH THỰC THI CAM KẾT WTO VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM

2.1. Đánh giá sự phát triển của Việt Nam sau 6 năm gia nhập WTO
2.1.1. Nền kinh tế thương mại Việt Nam
a) Tốc độ tăng GDP
8
Hình 2.1: Tốc độ tăng GDP qua các năm (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Báo cáo của Chính phủ
b) Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo ngành
Ngành Nông nghiệp: về mặt tăng trưởng kinh tế cũng như tạo việc làm, ổn định xã hội thì Nông
nghiệp có đóng góp quan trọng. Tuy nhiên, sau 6 năm gia nhập WTO, ngành Nông nghiệp đang bị thiệt thòi
lớn, vốn đầu tư vào Nông nghiệp xuống rất mạnh.
Ngành Công nghiệp và xây dựng: Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển đúng
hướng với việc dựa vào tăng trưởng ở các ngành quan trọng là Công nghiệp và xây dựng. Do đó, cơ cấu kinh

tế đã dịch chuyển theo hướng tích cực. Mặc dù mức tăng GDP khá khiêm tốn, nhưng sản lượng Công nghiệp
vẫn tiếp tục tăng và giữ vững được đến thời điểm hiện nay
Ngành Dịch vụ: Qua 6 năm là thành viên WTO, việc cải cách thể chế của Việt Nam theo hướng tự do
hóa thương mại và đầu tư vẫn chưa khắc phục được nhược điểm thiếu tính hệ thống, thiếu minh bạch và thiếu
ổn định. Năng lực cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và của quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu
của giai đoạn mới. Vì vậy, sự tăng trưởng của nhóm ngành dịch vụ vẫn chưa được cải thiện, tốc độ tăng
trưởng GDP trong giai đoạn 2002-2006 và giai đoạn 2007-2011 là tương đương.
2.1.2. Quy mô xuất nhập khẩu của Việt Nam
a) Giá trị xuất nhập khẩu
Từ năm 2001 đến năm 2012, giá trị Xuất khẩu và giá trị Nhập khẩu không ngừng tăng lên. Duy có
năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên cả hai chỉ tiêu này đều giảm đi và giảm ở mức
đáng kể.
b) Tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ lệ nhập siêu
So với mức bình quân 6 năm giai đoạn 2001 – 2006 thì tốc độ tăng bình quân năm của giá trị Nhập
khẩu thấp hơn, giá trị Xuất khẩu và tỷ lệ nhập siêu thì cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm kim ngạch XNK năm 2009 giảm mạnh, ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng
của cả giai đoạn.
Tỷ lệ nhập siêu giai đoạn 2007-2012 cao hơn giai đoạn 2001-2006 chủ yếu là do giá trị Nhập khẩu có
tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng giá trị Xuất khẩu.

2.2. Thực trạng thu Ngân sách Nhà nước sau 6 năm gia nhâp WTO
*) Quy mô thu NSNN: có xu hướng tăng nhanh qua các năm nhằm đảm bảo nguồn tài chính phục vụ
chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2001–2012
*) Tốc độ tăng thu NSNN: diễn ra không ổn định qua các năm. Điều này cho thấy việc cắt giảm thuế
sau gia nhập WTO có ảnh hưởng đến tốc độ thu NSNN.
9
*) Tỷ lệ động viên thu NSNN (tỷ lệ giữa tổng thu NSNN với tồng GDP): có xu hướng tăng nhanh qua
các năm và đều có sự bứt phá trong suốt giai đoạn 2007 - 2012.
2.2.1. Quy mô và cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước phân theo lĩnh vực
Giai đoạn từ 2001 - 2006 đã đánh dấu sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc của Việt Nam và sự nỗ lực của

Chính Phủ trong việc áp dụng những chính sách kinh tế nhằm tăng thu cho NSNN; Giai đoạn 2007 - 2012, khi
là thành viên WTO, Chính phủ đã có những cố gắng trong việc áp dụng những chính sách kinh tế thích hợp
với hoàn cảnh kinh tế của Đất nước, nhằm tăng nguồn thu cho NSNN.









Bảng 2.5: Quy mô và cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2001-2006 và 2007-2012 (phân theo lĩnh vực))
Nội dung

Giai đoạn
2001-2006
Giai đoạn
2007-2012
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng thu NSNN 1.078.209


100,00

3.068.696

100,0

I. Thu nội địa 564.670

52,37

1.903.728

62,04

Trong đó:
1. Thu từ KV doanh
nghiệp Nhà nước
194.563

18,05

599.580

19,54

2. Thu từ KV Đầu tư
nước ngoài
82.948


7,69

359.329

11,71

3. Thu từ KV Ngoài
Quốc doanh
77.138

7,15

384.001

12,51

II. Thu từ dầu thô 288.030

26,71

451.750

14,72

III. Thu từ Hải
quan
204.217

18,94


679.667

22,15

IV. Thu viện trợ
không hoàn lại
21.292

1,97

33.551

1,09

Nguồn: Tính toán căn cứ theo Phụ lục 1.1 và Phụ lục 1.2


10
2.2.2. Quy mô và cơ cấu Ngân sách Nhà nước phân theo sắc thuế
Trong năm qua nhờ cải cách hệ thống thuế sau khi gia nhập WTO nên kết quả thu cân đối NSNN đã
đạt nhiều thành tích đáng kể.
Bảng 2.6: Quy mô và cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2001-2006 và 2007-2012 (phân theo sắc thuế)
Chỉ tiêu
Giai đoạn
2001-2006
Giai đoạn
2007-2012
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ

trọng
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
TỔNG THU NSNN 1.078.209

100,00

3.068.696

100,00

Thuế GTGT hàng sản
xuất trong nước
146.009

13,54

567.489

18,49

Thuế GTGT hàng Nhập
khẩu (đưa cân đối)
70.900

6,58


269.561

8,78

Thuế TTĐB hàng sản
xuất trong nước
67.443

6,26

194.004

6,32

Thuế Xuất khẩu , Nhập
khẩu và TTĐB hàng
Nhập khẩu
132.758

12,31

410.068

13,36

Thuế thu nhập doanh
nghiệp
324.365


30,08

863.058

28,12

Thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao
19.506

1,81

136.184

4,44

Thu Khác 317.228

29,42

628.332

20,48

Nguồn: Tính toán căn cứ theo Phụ lục 2.1 và Phụ lục 2.2
2.3. Phân tích ảnh hưởng của viêc cắt giảm thuế suất Nhập khẩu tới thu Ngân sách Nhà nước sau 6 năm
gia nhập WTO















11












2.3.1. Ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp
Sau 6 năm gia nhập WTO, mặc dù việc cắt giảm thuế Nhập khẩu chưa tác động nhiều đến thu Ngân
sách nhưng việc cắt giảm này cũng đã bắt đầu cho chúng ta thấy được ảnh hưởng trực tiếp tới mức thu thuế
Nhập khẩu cũng như ảnh hưởng gián tiếp tới các nguồn thu Ngân sách khác. Ảnh hưởng này được chia làm 2
dạng: ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực
2.3.1.1. Ảnh hưởng tích cực của việc cắt giảm thuế Nhập khẩu

a) Gia tăng kim ngạch nhập khẩu và các khoản thuế liên quan
b) Nâng cao quá trình SX và sức cạnh tranh SP của các doanh nghiệp
c) Gia tăng đầu tư nước ngoài
d) Tăng kim ngạch Xuất khẩu và tăng các khoản thuế nội địa
e) Bảo hộ các doanh nghiệp SX một số mặt hàng theo biểu cam kết
f) Chính sách và cách thức quản lý thuế được cải cách mạnh mẽ.
2.2.1.2. Ảnh hưởng không tích cực
a) Suy giảm tốc độ thu từ Hải quan
b) Sức ép về áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước làm giảm thu nội địa
c) Tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp
2.3.2. Ảnh hưởng ngắn hạn và ảnh hưởng dài hạn của việc cắt giảm thuế suất Nhập khẩu
2.3.2.1. Ảnh hưởng ngắn hạn: Ảnh hưởng không nhiều đến thu NSNN và có tác động tích cực hơn là tiêu cực.
2.3.2.2. Ảnh hưởng dài hạn
*) Xét trong trung hạn: Thu NSNN sẽ đứng trước sự đánh đổi giữa cái được và mất trước việc cắt giảm thuế
suất Nhập khẩu.
*) Xét trong dài hạn: Có lợi hơn, thu Ngân sách sẽ tăng trưởng bền vững hơn.
2.4. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình thực thi cam kết WTO về thuế Nhập khẩu đối với thu Ngân sách
Nhà nước của Việt Nam
2.4.1. Những thành công đạt được
Một là, quy mô thu NSNN giai đoạn 6 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Hai là, cơ cấu thu NSNN có sự chuyển dịch đúng hướng làm tăng tính bền vững cho nguồn thu và
phù hợp với WTO
Ba là, về cơ bản trong một số lĩnh vực, ảnh hưởng tích cực của
quá trình hội nhập lớn hơn những ảnh hưởng tiêu cực.
Bốn là, công tác quản lý và xử lý nợ đọng thuế đã có bước chuyển rất cơ bản so với những năm trước.
12
2.4.2. Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân
a) Những hạn chế:
Một là, quy mô có tăng nhưng tốc độ tăng chưa mạnh và có xu hướng giảm dần qua các năm.
Hai là, sự chuyển dịch trong cơ cấu thu Ngân sách vẫn còn chậm làm cho thu Ngân sách kém bền

vững
Ba là, thu Ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào các DNXK nên phụ thuộc nhiều vào nước ngoài dẫn tới
không vững chắc.
Bốn là, trên thị trường nội địa nhiều doanh nghiệp còn lúng túng đứng trước sự kiện cắt giảm thuế
Nhập khẩu nên chưa có những biện pháp ứng phó, và chưa biết tận dụng cơ hội nên không đủ khả năng cạnh
tranh dẫn tới làm ăn thua lỗ và phá sản
Năm là, trong quá trình cam kết ngoài phần lớn các mặt hàng phải cắt giảm thì thuế suất một số
nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất tăng vì vậy làm giảm thu nhập chịu thuế nên thu NSNN giảm.
b) Nguyên nhân của những hạn chế:
*) Nguyên nhân khách quan:Nền kinh tế thế giới trong giai đoạn
2007-2012 có nhiều biến động và cũng ẩn chứa nhiều bất ổn.
*) Nguyên nhân chủ quan:
Một là, hệ thống chính sách thuế hiện nay vẫn còn phức tạp và thiếu tính ổn định, ảnh hưởng tới hiệu
quả thu thuế.
Hai là, việc quy định các sắc thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn
lộn trong chức năng của từng sắc thuế.
Ba là, hệ thống chính sách thuế được xây dựng để phục vụ nhiều mục tiêu trong từng sắc thuế, làm
mất đi tính trung lập.
Bốn là, thiếu sự kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế, giữa mục tiêu số thu
cho Ngân sách và mục tiêu kích thích sản xuất phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua từng sắc
thuế.
2.4.3. Một số vấn đề đặt ra trong thời gian tới về thu ngân sách Nhà nước khi cắt giảm thuế nhập khẩu
Một là, huy động tối đa nguồn vốn đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ->
tăng thu NSNN bền vững.
Hai là, tăng nguồn thu nội địa bằng cách tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm,của doanh nghiệp và
của cả nền kinh tế.
Ba là, khi cắt giảm thuế Nhập khẩu đồng nghĩa với hàng rào bảo hộ bị thu hẹp, sản xuất trong nước
sẽ phải đối diện với mức độ cạnh tranh lớn từ bên ngoài.
Bốn là, cần tiếp tục sửa đổi các biểu thuế suất.
Năm là, nên dùng một trong hai hình thức: nộp thuế ngay hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng trước

khi thông quan hàng hóa.
Sáu là, trình độ nhận thức và thái độ chấp hành của người nộp thuế XNK chưa cao.
Bảy là, phải sắp xếp lại tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực của cơ quan Thuế nói chung, Hải quan
nói riêng.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI CAM KẾT WTO VỀ THUẾ NHẬP KHẨU

3.1. Kinh tế thế giới và những tác động đến Việt Nam
13
3.1.1. Kinh tế thế giới và những tác động đến nền kinh tế Việt Nam
3.1.2. Kinh tế thế giới và những tác động đến thu Ngân sách Nhà nước của Việt Nam

3.2. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu đảm bảo tăng trưởng bền vững thu Ngân sách Nhà nước Việt
Nam trong quá trình thực thi cam kết về thuế Nhập khẩu khi gia nhập WTO
3.2.1 Quan điểm và phương hướng
a) Một số quan điểm chủ đạo
b) Phương hướng điều chỉnh cơ bản
3.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đạt ra
a) Mục tiêu tổng quát
b) Nhiệm vụ cụ

3.3. Các giải pháp đảm bảo tăng trưởng bền vững thu ngân sách Nhà nước trong quá trình thực thi
cam kết về thuế nhập khẩu theo gia nhập WTO
3.3.1. Tăng khả năng cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Khi cắt giảm thuế Nhập khẩu đồng nghĩa với hàng rào bảo hộ bị thu hẹp, sản xuất trong nước sẽ phải
đối diện với mức độ cạnh trạnh lớn từ bên ngoài. Do vậy, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm huy động
tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển; thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành, vùng
nhằm phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành và từng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của từng doanh
nghiệp và của cả nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

a) Đối với ngành nông nghiệp:
a1) Nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông lâm, thủy sản
a2) Điều chỉnh chính sách nông nghiệp trong nước
b) Đối với ngành công nghiệp

3.3.2 Cải cách chính sách và đề cao vai trò của các loại thuế có liên quan trực tiếp đến hàng hóa xuất
nhập khẩu
a) Tăng nguồn thu từ thuế GTGT
b) Tăng nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt :
c) Tăng nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp
d) Điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế XNK theo hướng tăng cường xuất khẩu và bảo hộ có
trọng điểm, có thời hạn

3.3.3. Đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu
a) Xây dựng, củng cố các yếu tố nền tảng cho phát triển XNK nhanh và bền vững
b) Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo vệ môi trường.
c) Cấu trúc lại nền kinh tế để đảm bảo độ an toàn cần thiết trong điều kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh
tranh và chất lượng tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu.
d) Tiếp tục xây dựng, củng cố các trụ cột của năng lực cạnh tranh quốc gia.
e) Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu

3.3.4. Cải cách và hoàn thiện hệ thống thuế đảm bảo tính ổn định và nâng cao hiệu quả thu NSNN
a) Tăng cường công tác quản lý thuế và sắp xếp tổ chức lại bộ máy cơ quan thuế
14
b) Cải cách bộ máy và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuế
c) Đẩy mạnh và đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế
d) Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về thuế




















KẾT LUẬN

Ảnh hưởng của quá trình thực thi cam kết WTO về thuế Nhập khẩu đến thu NSNN của Việt Nam rất
phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tận dụng những cơ hội
và ứng phó với những thách thức mà ảnh hưởng này mang đến và đã thu được những thành công đáng kể
trong việc tăng thu NSNN. Song để đảm bảo thu NSSN tăng trưởng bền vững trong lộ trình cắt giảm thuế suất
NK thì cần phải có những giải pháp đồng bộ hơn.
Thông qua đề tài “Ảnh hưởng của quá trình thực thi cam kết WTO về thuế nhập khẩu đến thu
NSNN của Việt Nam ” người viết đã nghiên cứu được những vấn đề sau:
Chương 1: Luận văn đã đưa ra những nội dung trọng tâm về thu NSNN và thuế Nhập khẩu, vai trò của
thuế Nhập khẩu đến thu NSNN, những vấn đề cam kết cắt giảm thuế suấy Nhập khẩu theo WTO, đồng thời khảo
sát kinh nghiệm của các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi về chính sách cải cách hệ thống thuế
sau gia nhập WTO.
Chương 2: Luận văn đã khảo sát thực tế ảnh hưởng của thuế Nhập khẩu tới thu NSNN của Việt Nam

trong giai đoạn 2001-2012 . Đã đi sâu nghiên cứu phân tích ảnh hưởng đó theo nhiều chiều hướng khác nhau;
từ đó rút ra các vấn đề đặt ra cần khắc phục về thu NSNN trong lộ trình cắt giảm thuế Nhập khẩu theo cam kết
gia nhập WTO.
Chương 3: Luận văn đã có những quan điểm, định hướng và từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể đảm
bảo tăng trưởng bền vững thu
NSNN trong lộ trình cắt giảm của thuế nhập khẩu.

×