Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Hãy phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí qua sự kiện “nam định từ chối tuyển công chức từ những người học tại chức, dân lập”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.58 KB, 12 trang )

Họ và tên : Phạm Thị Kim Ngân
Lớp Truyền hình K30A1
Khoa Phát thanh – Truyền hình
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Đề bài : Hãy phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí. Qua sự kiện
“Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người học tại chức, dân lập” được
đăng tải. Hãy phân tích cách xử lý thông tin đa chiều, linh hoạt tạo sự kiện và định
hướng dư luận của báo chí qua tác phẩm cụ thể.
Bài làm


MỞ ĐẦU
Báo chí ra đời gắn với sinh hoạt, phát triển của nền văn minh phương Tây
từ đầu thế kỷ XVII. Đến nửa sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX , báo chí đã trở
thành một ngành công nghiệp lớn, sức tiêu thụ mở rộng ra toàn xã hội, đặc biệt ở
những nước phát triển. Hiện nay, báo chí là sản phẩm không thể thiếu ở mỗi quốc
gia, dân tộc, phần nào còn là thước đo trình độ phát triển của mỗi đất nước, thông
qua báo chí để tiếp nhận thông tin là thói quen không thể thiếu của con người trong
xã hội hiện đại. Báo chí ra đời và phát triển thông qua sự tác động chi phối của
những yếu tố thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau như nhu cầu thông tin trong
xã hội, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, các yếu kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội vtà
mối giao lưu quan hệ quốc tế.
Tác phẩm báo chí là một sản phẩm hoàn chỉnh được sáng tạo nên trên cơ
sở được truyền tải trên một loại hình báo chí và đáp ứng yêu cầu cụ thể (tính đại
chúng, tính thời sự…). Tác phẩm báo chí phải thể hiện ít nhất một nội dung thông
tin hoàn chỉnh có ý nghĩa xã hội và phù hợp với tiêu chí về thể loại. Tác phẩm báo
chí phải là một chỉnh thể cả về nội dung và hình thức. Nó phải đáp ứng, phải thuộc
về một thể loại báo chí nào đó, nó phải được truyền tải trên một phương tiện, một
loại hình báo chí. Tác phẩm báo chí góp phần tạo ra nhận thức chung của xã hội,
chia sẻ, đồng cảm với công chúng, góp phần tạo dựng phong trào xã hội. Tác phẩm


báo chí thể hiện năng lực, trình độ, kinh nghiệm của nhà báo. Nhà báo phải gắn với
tác phẩm báo chí và một trong những yếu tố không thể thiếu ở một tác phẩm báo
chí đó là sự kiện và vấn đề. Vậy chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu để phân biệt sự kiện
và vấn đề và qua sự kiện “ Nam Định từ chối tuyển công chức từ những người học
tại chức, dân lập”. Qua đó ta sẽ phân tích cách xử lý thông tin đa chiều, linh hoạt
tạo sự kiện và định hướng dư luận của báo chí.


THÂN BÀI
Câu 1: Phân biệt sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí
Sự kiện
Theo nghĩa Hán Việt : Sự : việc, chuyện xảy ra ; kiện : nhiều.
Từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “Sự kiện là sự việc có ý nghĩa ít nhiều quan trọng đã,
đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống thực tiễn”
Sự kiện khách quan
Xảy ra theo quy luật tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn của con người.
Là một lát cắt, một trạng thái, một phần của cuộc sống hiện thực đang vận động
không ngừng.
Mang tính cụ thể (được xác định rõ ràng về không gian, thời gian, bối cảnh tự
nhiên và xã hội, những nhân chứng có liên quan).
Sự kiện báo chí
Khái niệm sự kiện báo chí
Theo Kurt Tucholsky: “Không ai lại nghĩ rằng, hằng ngày chỉ xảy ra những việc
như được nêu trên 16 trang báo – nhưng gần như mọi người đều nghĩ rằng, điều mà
họ đọc được là những điều cơ bản nhất, là những cái chắt lọc được từ những sự
kiện xảy ra trong ngày… Sự thật mà báo chí đem lại cho chúng ta đã chảy qua một
cái sang. Những thứ bày trên mặt báo không phải là toàn bộ thế giới”. Với cách giải
nghĩa này thì sự kiện xảy ra hằng ngày trong tự nhiên và xã hội chỉ được thông tin
trên báo chí, khi có nhà báo tiếp cận với sự kiện ấy, tư duy, xem xét nó có ý nghĩa
như thế nào đối với xã hội, công chúng báo chí sẽ đón nhận, quan tâm đến nó như

thế nào, rồi sau đó mới lựa chọn để làm tác phẩm.
Như vậy về thực chất: Sự kiện báo chí đang là một phần, một bộ phận hoặc
toàn bộ hiện thực khách quan đã, đang hoặc sẽ xảy ra, được nhà báo nhận thức, lựa
chọn để phản ánh trong tác phẩm của mình.
Tiêu chí của sự kiện báo chí
Có những sự kiện chỉ xảy ra trong một thời điểm rồi trôi qua, chỉ cần đưa tin
và người tiếp nhận thông tin đó có thể quên trong vòng 24 giờ. Cũng có những sự
kiện xảy ra kéo dài trong một chuỗi ngày kế tiếp nhau, có ảnh hưởng lớn đến một


bộ phận lớn công chúng trong xã hội, thì không thể chỉ đưa tin một lần, mà phải
đưa liên tục trong suốt quá trình diễn ra sự kiện. Các tòa soạn báo căn cứ vào tôn
chỉ, mục đích của tôn chỉ, mục đích của mình mà tổ chức thông tin về sự kiện ấy
theo chiến dịch (ngắn ngày hay dài ngày ) tùy thuộc vào mức độ quan tâm của công
chúng tờ báo mình.
Chính vì vậy, việc định ra các tiêu chí để xem xét sự kiện báo chí cũng chỉ
mang ý nghĩa tương đối, bởi mỗi cơ quan báo chí lại có tiêu chí chọn lọc sự kiện
báo chí riêng, phù hợp với tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ chính trị và với công chúng
của tờ báo mình.
Những tiêu chí cụ thể của sự kiện báo chí:
Mới lạ, hấp dẫn, độc đáo, chứa đựng những điều mà con người đang tò mò
muốn biết. Ví dụ : Sự kiện “ Có dấu hiệu tiêu cực ở U23 Việt Nam?”. Đội U23
Việt Nam đã thất bại toàn diện và tủi hổ tại SEA Game 26, một nỗi đau chắc còn
để lại rất nhiều day dứt đối với nhũng cổ động viên trung thành. Ngoài những “tử
huyệt” chuyên môn, dư luận cho rằng vẫn còn có những cầu thủ chưa chiến đấu
hết mình ở Jakart.
Có lien quan tới quyền lợi của mỗi con người (mức độ quan tâm bằng ý nghĩa xã
hội). Ví dụ: Vụ chìm phà trên sông Trường Giang (H.Núi Thành, Quảng Nam) mới
đây đã gióng lên hồi chuông báo động về việc coi thường sinh mạng hành khách ở
những bến đò ngang. Nhưng tại TP.HCM, vẫn còn những "chuyến đò tử thần”.

TP.HCM có nhiều bến đò ngang hoạt động không đảm bảo những quy định an
toàn. Phổ biến là tình trạng chở quá tải, hành khách không mặc áo phao...
Sáng 23/11, theo ghi nhận của phóng viên tại bến đò Bình Quới trên sông Sài Gòn
(nối từ P.28, Q.Bình Thạnh sang P.Linh Đông, Q.Thủ Đức), đa số hành khách
không mặc áo phao; chủ đò thấy nhưng cũng mặc kệ.


Có khả năng chứng minh hay lý giải về một phần tiến trình vận động mng
tính quy luật của tự nhiên và xã hội. Mỗi sự kiện là một dấu mốc thời gian về tiến
trình vận động của một dân tộc, một đất nước. Sau một thời gian dài thống kê lại tất
cả các sự kiện theo một vệt chủ đề sẽ nhìn thấy một tiến trình vận động của sự kiện
theo một quy luật khách quan.
Cụ thể, xác thực (không bịa đặt). Một sự kiện báo chí thường phản ánh cụ
thể về sự việc gì xảy ra? (What), xảy ra ở đâu? (Where), xảy ra vào thời gian nào?
(When), xảy ra như thế nào? (How), có liên quan đến ai – nhân chứng trong cuộc?
(Who), tại sao sự kiện ấy lại xảy ra? (Why). Tất cả thông tin đó phải có thật, cụ thể,
xác thực, có thể kiểm chứng (khác với “thông tin” trong tác phẩm văn học là do
nhà văn tưởng tượng, hư cấu, tạo ra một hình tượng dựa trên chất liệu của cuộc
sống hiện thực và vốn sống của nhà văn).
Mang tính thời điểm. Tính thời điểm của tác phẩm báo chí bị quy định bởi
tính chất “nóng – nguội” của sự kiện vào thời điểm mà nó xảy ra. Sự kiện chỉ có ý
nghĩa khi xem xét nó trong thời điểm mà nó xảy ra, hoặc trong giai đoạn lịch sử mà
nó xảy ra.
Vấn đề
Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: “Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên
cứu, giải quyết”. Có những vấn đề tồn tại từ thế kỷ này sang thế kỷ khác và qua
một thời gian, bản chất vấn đề có thể không đổi hoặc đã nâng lên cấp độ mới, hình
thức biểu hiện của vấn đề có thể không đổi, nhưng cũng có thể thay đổi rất nhiều so
với trước.
Ví dụ: Vấn đề ô nhiễm môi trường, đại dịch HIV/AIDS, khủng bố, chiến

tranh thế giới, sự gia tăng dân số…
Tiêu chí của vấn đề:
+ Gồm những sự kiện có cùng bản chất hợp thành (mang tính khái quát).
+ Chứa đựng mâu thuẫn, gồm cả bề rộng lẫn bề sâu, cần được giải quyết
(nhưng có thể giải quyết ngay hoặc không thể giải quyết ngay lập tức, mà cần có
thời gian để nghiên cứu và giải quyết, cần có sự vào cuộc và phối hợp đồng bộ của
nhiều cơ quan chức năng).


`+ Mang tính thời đại, giai đoạn lịch sử. Loạt 15 bài báo “Đêm trước đổi
mới” của Hàng Chức Nguyên – Xuân Trung – Quang Thiện (báo Tuổi trẻ TP.
HCM năm 2006) phản ánh về một thời kỳ lịch sử của cơ chế bao cấp ở Việt Nam
trước năm 1986, gợi lại ký ức về sổ gạo, tem phiếu, chợ trời, bù giá vào lương…
thật khó khăn và đáng ghi nhớ, để thấy được sự phát triển vĩ đại của thời kỳ đổi
mới hiện nay.
Vậy để phân biệt được giữa sự kiện và vấn đề ta cần nhận thấy rằng sự kiện
là những biến cố, những sự kiện xảy ra trong thời điểm nhất định, trong một sự
kiện có thể có nhiều sự kiện nhỏ hơn. Như vậy một sự kiện có thể nói lên nhiều vấn
đề nhưng một vấn đề cũng có thể thể hiện qua nhiều sự kiện. Về cơ bản tác phẩm
báo chí phải gắn với sự kiện, bản chất của vấn đề là những câu hỏi.
Câu 2: Phân tích cách xử lý thông tin đa chiều, linh hoạt tạo sự kiện và định
hướng dư luận của báo chí qua sự kiện “ Nam Định từ chối tuyển công chức từ
những người học tại chức, dân lập”.
Xử lý thông tin đa chiều
Câu chuyện trường tư trường công luôn là đề tài nhận được sự quan tâm từ dư luận,
và việc tỉnh Nam định mới đây thông báo không tuyển SV dân lập, tại chức vào
công chức đã làm nóng hơn vấn đề này dưới góc nhìn từ nhiều phía.
Bên nói có
Có chung những lo ngại về chất lượng giáo dục hiện nay nên việc nói không
với dân lập và tại chức của tỉnh Nam định trong tuyển dụng công chức đã nhận

được sự đồng tình của không ít người với những quan điểm sau:
“Tôi rất đồng tình với quyết định của tỉnh Nam Định. Quyết định này đã
được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thông qua nên đây là quyết định cao nhất của địa
phương về xét tuyển công chức. Tôi hy vọng nhiều tỉnh, thành khác cũng có được
quyết định như vậy. Và cũng thành thật chia buồn với các bạn cử nhân, kỹ sư đã


từng học dân lập và tại chức ra trường. Các bạn nên chấp nhận vì đầu vào của các
bạn quá thấp, chất lượng đạo tạo của các bạn cũng vậy, nhất là Tại chức. Cũng phải
nói với các bạn rằng, Tỉnh Nam Định cũng chỉ không lấy các bạn vào công chức,
còn viên chức và doanh nghiệp Nhà nước và nhiều loại hình cơ quan, doanh nghiệp
khác đang đón chào các bạn. Từ Quyết định của Tỉnh Nam định, tôi hy vọng rằng
Tỉnh sẽ chọn được đội ngũ công chức có trình độ, năng lực và thực sự là công bộc
của nhân dân”: “Tôi là một giảng viên đại học của một trường ĐH chính quy tại
Hà Nội, tôi cũng tham gia giảng dạy tại chức tại một số trường ĐH dân lập và tại
chức cả khu vực phía bắc và phía nam. Chất lượng sinh viên các trường dân lập và
tại chức thế nào tôi thừa hiểu, có lẽ không nên gọi các sv tốt nghiệp ở các trường
này là yếu, mà còn hơn thế. Những người có khả năng thật sự từ các trường này
còn hiếm hơn lá mùa thu. Nếu dân lập vẫn tạm chấp nhận được thì tại chức không
nên chấp nhận. Và tôi cũng đề nghị Bộ GDĐT cần xem lại hệ thống đào tạo tại
chức tràn lan hiện nay trên cả nước”. “Cải cách hành chính. Loại bỏ lao động kém
chất lượng ra khỏi khu vực hành chính công. Tuyển dụng lao động tốt. Mạnh dạn
thực hiện cái hay cái mới để cải cách, cải thiện bộ máy điều tiết kinh tế xã hội ... và
từng bước đi lên (nói gọn là thay máu) thì việc làm trên là cần thiết.
Trình độ học vấn thấp, con ông cháu cha, chạy tiền ... mới chạy vào khu vực
nhà nước để không làm gì cũng hưởng lương. Uổng công cho bao người khác trong
khu vực nhà nước và dân đóng thuế để nuôi.
Còn việc không tuyển dân lập trong khu vực Nhà nước cũng có cắt nguồn
sống của một bộ phận nhỏ học dân lập có trình độ đâu. Họ vẫn có thể làm cho
các doanh nghiệp tư nhân với mức đãi ngộ tương xứng. Tôi là một công dân ở

Lào Cai, chả có gì liên quan nhưng tôi vẫn ủng hộ quyết định này. Hy vọng sẽ
lan rộng ra tất cả”
Bên nói không


Và bên nói không cũng đưa ra những minh chứng mà họ cho rằng việc từ
chối dân lập, tại chức vào công chức của tỉnh Nam định là quá vô lý. Đa phần đều
đặt câu hỏi tại sao cấp phép Đại học Dân lập ồ ạt giờ lại “chê” rồi việc thi công
chức là tìm người có tài chứ không phải người có bằng chính quy,...?
“Theo tôi nghĩ, khi tổ chức thi công khai, minh bạch hóa như hiện nay thì
không nên phân biệt dân lập hay công lập, hãy dựa vào trình độ thật sự của thí sinh.
Có làm như vậy mới mong “diệt” được nạn chạy bằng cấp. Chỉ có việc mờ ám
trong việc tuyển sinh hoặc có sự chạy chỉ tiêu nào đó ở đây thì người ta mới phân
biệt dân lập và công lâp.
Ở các nước phát triển thì các trường dân lập được đầu tư rất lớn, chất lượng
giáo dục cao, sinh viên ra trường có thể làm ngay được, ví dụ như ở ViệtNam là đại
học FPT vậy. Ở Việt Nam, Chính phủ đang đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng,
trình độ của công chức, lấy hiệu quả công việc là trên hết. Do vậy, cần tuyển những
người làm được việc chứ không nên tuyển những người có bằng công lập mà chẳng
làm được việc gì”
Cho rằng việc tuyển chọn được người tài, người giỏi là do nhà quản lý,
người tuyển dụng chứ bằng cấp không có tội, vì vậy không thể vì cái bằng mà
khiến SV Dân lập mất cơ hội thử sức mình.
“Dân lập cũng như công lập, cũng có những SV có trình độ khá, giỏi, có kỹ
năng thực tiễn và cũng có những sv kém. Vì vậy, đó là trách nhiệm của Bộ Giáo
dục, của nhà quản lý chứ không phải của sv. Phải cho sv dân lập công bằng như sv
công lập. Riêng đối với sv tốt nghiệp đại học tại chức thì phải xem lại, không thể
đánh đồng sinh viên tại chức với chính quy. Đã nói là "tại chức" thì phải đi làm rồi,
đi học để nâng cao trình độ, để làm việc tốt hơn chứ sao lại phải xin tuyển dụng
nữa?. Đó cũng chính là câu hỏi đối với các nhà quản lý, với Bộ Giáo dục về quy



chế tuyển SV tại chức. Hệ tại chức mà cứ tốt nghiệp 12, chưa đi làm ngày nào cũng
vào học được thì cần phải cân nhắc và xem lại”.
“Nếu quá trọng bằng cấp thì đừng cho ra đời các trường dân lập. Tôi cũng là
một công chức và cũng từ một trường dân lập ra nhưng tôi thấy khả năng của mình
làm việc chẳng thua một công chức có bằng công lập nào nếu không nói là tốt hơn.
Nếu nói không tuyển công chức đối với SV có bằng dân lập thì chẳng khác nào
đem con bỏ giữa chợ chăng. Không thể hiểu nổi việc tỉnh nghĩ như thế nào về cảm
giác của sv của tỉnh khi đang theo học ở các trường dân lập”.
Linh hoạt tạo sự kiện và định hướng dư luận báo chí
Thông tin tỉnh Nam Định không tuyển SV dân lập, tại chức vào công chức
vừa công bố lập tức đã thu hút được nhiều ý kiến từ phía dư luận. Tuy nhiên trong
số đó có nhiều phản biện với những quan điểm đáng chú ý.
Liệu có phải đem con bỏ chợ?
Chỉ mới một vài tháng trước thôi, Bộ Giáo dục & Đào tạo còn đau đầu trước tình
trạng đầu hàng trăm, hàng nghìn trường Dân lập cả nước kêu cứu trước nguy cơ
không đạt chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm, vậy mà giờ đây khi năm học mới vừa bắt
đầu thông tin từ tỉnh Nam Định khiến nhiều sinh viên đang theo học các trường Đại
học Dân lập, Tại chức lo lắng.
“Nếu như vậy có phải là quá bất công đối với những sinh viên học dân lập không?
Không hẳn những sinh viên học dân lập là kém cũng như không có kĩ năng
chuyên môn. Thậm chí có một số sinh viên lựa chọn học dân lập để cho mình được
hưởng sự giáo dục tốt hơn. Hiện tại cơ sở vật chất của các trường dân lập khá tốt.
Sự lựa chọn trường học của một số sinh viên như trên nhẽ nào là sai lầm? Nếu mọi
tỉnh đếu như tỉnh Nam Định thì nhưng sinh viên dân lập sẽ đi đâu về đâu?


“Mình cũng là 1 dân Nam Định chính cống! Mình đang là kế toán làm việc
tại TP.HCM. Với cái bằng trung cấp trong tay mình đang cố gắng học liên thông để

có tấm bằng đại học để quay về quê hương. Đọc bài báo này mình thấy hết đường
tìm về quê mẹ rồi ... Mình biết ngay từ hồi bước chân vào cấp 3 sự phân biệt giữa
Dân Lập và Công Lập ở quê hương Nam Định đã khá rõ. Hồi ấy mình thi vào
trường PTTH A Hải Hậu (1 trường công lập tốt nhất ở Hải hậu) không đủ điểm,
mình đủ điểm học trường dân lập Hải Hậu thôi nhưng vì trường mang tên dân lập
ba mẹ mình không cho đi. Mình đành lỡ học 1 năm, cuối cùng mình cũng đậu
trường Hải Hậu A chính cống, nhưng tới 3 năm sau khi thi ĐH mình cũng chẳng
đậu phải đi học trung cấp, còn đứa bạn của mình đi học Dân Lập thì lại đậu ĐH đó
thôi. Từ đó mình nghĩ rằng sự cố gắng và bản lĩnh làm việc với là yếu tố quan
trọng. Hãy cho những người học dân lập chứng tỏ khả năng và chuyên môn của họ
qua cuộc phỏng vấn và làm bài test để kiểm tra. Như vậy mới thật sự công bằng và
khách quan. Bằng giỏi ở Đại Học có khi không phải năng lực của mình mà có khi
là mua = tiền hoặc thi giùm mà có”
“Sân chơi không bình đẳng. Tôi đồng ý với bạn có ý kiến trên, dân lập hay
công lập đều có người này người kia, chỉ khổ cho những người ham học và có điều
kiện phù hợp cho bản thân mình trên con đường công danh. Đừng đem con bỏ chợ
cứ đào tạo, thu được tiền là xong, sống chết mặc bay ư?”
Mục đích tốt nhưng cách làm chưa thỏa đáng
Mục đích thì tốt nhưng cách làm thì không chuẩn , quá lệ thuộc bằng cấp. Vì hiện
tại chất lượng đào tạo của nhiều trường Dân lập còn khá hơn trường công lập thuộc
tốp " giữa và tốp dưới " . Muốn nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức thì hãy
tổ chức thi tuyển thật công bằng và khách quan ( Chỉ sợ tỉnh Nam Định không làm
được việc này ) . Mặt khác, những người quyền cao chức trọng và đại gia của Việt


Nam mình hiện nay , thử hỏi có mấy người có bằng cấp xịn trước khi thành danh
và những sinh viên du học dưới hoặc bằng điểm sàn Đại học thì dùng vào việc gì ?
“Việc tuyển dụng như vậy là biểu hiện của sự kỳ thị bằng cấp. Tuyển dụng là
lựa chọn người tài, bằng cấp chỉ là một tiêu chí mà thôi, cũng không phải là tất cả.
Hẳn ai cũng biết, sinh thời Bác hồ chỉ nhận mình là người có trình độ học vấn

tương đương lớp 4. Còn biết bao vị lãnh đạo tự học, tự hàm thụ mà trở thành chính
khách nổi tiếng. Ông Bil Gate một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và
chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ cúng chưa tốt nghiệp đại
học, sau này nhận bằng danh dự. Việc phân biệt đối xử trong tuyển chọn là sự phân
biệt đối xử, sự kỳ thị không đáng có. Hãy tuyển dụng khách quan, công bằng theo
quy định hiện tại của nhà nước BÌNH ĐẲNG, KHÁCH QUAN, CÔNG KHAI,
DÂN CHỦ.
Từ việc làm này của tỉnh Nam Định mong rằng các nhà giáo dục sẽ tìm ra
những phương pháp hữu hiệu đối với chính “đứa con” do mình cấp phép, để không
chỉ Đại học Công lập và Dân lập, hay Tại chức đều có giá trị như nhau.


KẾT LUẬN
Trong xã hội hiện đại, báo chí đóng vai trò như những cố vấn, người hướng
dẫn dư luận, chỉ dẫn và tạo cho con người lối sống gần giống nhau, một lối suy tư,
xử thế và cách giải trí gần giống nhau. Sự kiện và vấn đề là hai yếu tố rất quan
trọng để làm nên sự thành công của một tác phẩm báo chí. Tuy hai yếu tố này hoàn
toàn khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động qua lại và bổ
sung cho nhau. Để có một tác phẩm báo chí thành công thì tác giả của nó phải biết
tìm cho mình những sự kiện cũng như vấn đề đang diển ra trong cuộc sống hàng
ngày và từ đó lựa chọn ra những cái mà đang được xã hội qan tâm nhất. Một tác
phẩm báo chí không phải đơn thuần là những dòng chữ được thể hiện trên mặt báo
nhằm cung cấp thông tin cho con người, không phải là cái gì đó thuộc về tầm tri
thức cao siêu mà đơn giản báo chí chính là cuộc sống đang diễn ra hàng ngày và
người làm báo thật sự là những người biết trăn trở với những đứa con tinh thần, với
cuộc sống, xã hội, với con người và với chính mình.




×