Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nâng cao hiệu quả sử DỤNG VCĐ ở CÔNG TY cổ PHẦN MAY 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.12 KB, 68 trang )

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1: VCĐ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ TRONG DN
1.1.

Tài sản cố định và Vốn cố định trong Doanh nghiệp

1.1.1. Tổng quan về Vốn kinh doanh của DN
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản: sức lao động, đối
tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh
nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện
kinh doanh.
Vốn kinh doanh của DN thường xuyên vận động và chuyển hóa từ hình
thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình thái
ban đầu là tiền. Quá trình vận động đó diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại, có tính
chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn kinh doanh.
Từ những phân tích trên rút ra: Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ giá trị tài sản được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Vốn kinh doanh là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong
quá trình hoạt động và phát triển của DN. Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển
của vốn, có thể chia vốn kinh doanh làm hai loại: vốn cố định và vốn lưu
động. Trong giới hạn của đề tài này ta sẽ đi sâu tìm hiểu về vốn cố định trong
doanh nghiệp, mà cụ thể là tình hình sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần
May 10.
1.1.2. TSCĐ trong DN
1.1.2.1.



Khái niệm

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu thỏa mãn các tiêu
chuẩn của tài sản cố định, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh,
gồm cả những tài sản cố định có hình thái vật chất (nhà cửa, máy móc, thiết
Nguyễn Hoàng Giang
07

-1-

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

bị, vật kiến trúc..) và những tài sản cố định không có hình thái vật chất như:
chi phí quyền sử dụng đất, bản quyền bằng sáng chế, quyền phát hành, phần
mềm vi tính… theo chế độ tài chính hiện hành (Thông tư 206/2009/TT-BTC
ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính).
Những tư liệu lao động có đầy đủ 4 tiêu chuẩn sau đây được coi là tài
sản cố định:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó
- Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy
- Có thời hạn sử dụng hữu dụng từ một năm trở lên
- Có giá trị từ 10.000.000 (Mười triệu) đồng trở lên
Những tư liệu lao động không đủ một trong bốn tiêu chuẩn trên được

coi là công cụ lao động nhỏ và được đài thọ bằng nguồn vốn lưu động.
1.1.2.2.

Đặc điểm của TSCĐ

• Tham gia trực tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
• Tài sản cố định hữu hình khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, mặc dù
bị hao mòn về giá trị song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến
khi hư hỏng phải loại bỏ
• Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao
mòn dần và giá trị của chúng chuyển dịch từng phần vào giá thành của sản
phẩm làm ra dưới hình thức khấu hao

1.1.2.3.

Phân loại TSCĐ

Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ hiện có của DN theo
những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của DN.
Thông thường có các phương pháp phân loại chủ yếu sau:
Phương pháp 1: Căn cứ vào hình thái biểu hiện, TSCĐ gồm 2 loại:
- TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất cụ
thể do DN sử dụng cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo bốn tiêu chuẩn của
TSCĐ, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình
thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị…
Nguyễn Hoàng Giang
07

-2-


CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một
lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn bốn tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình,
tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh gồm: chi phí liên quan trực tiếp đến
quyền sử dụng đất, chi phí về quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế…
Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý thấy rõ toàn bộ cơ cấu đầu tư
của DN để có những quyết định đúng đắn về đầu tư hoặc điều chỉnh phương
án đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế.
Phương pháp 2: Căn cứ vào tính chất của TSCĐ trong kinh doanh, TSCĐ
được chia thành:
- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: là những TSCĐ do DN sử dụng
cho mục đích kinh doanh, bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình tham
gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng.
Cách phân loại này giúp DN xác định phạm vi tính khấu hao đúng đắn, từ
đó mà tính giá thành, lợi nhuận được chính xác.
Phương pháp 3: Căn cứ vào tình hình sử dụng, TSCĐ trong DN được chia
thành:
- TSCĐ đang dùng
- TSCĐ chưa cần dùng
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý
Cách phân loại này giúp người quản lý nắm được tổng quát tình hình sử
dụng TSCĐ trong DN, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp sử dụng tối đa các
TSCĐ hiện có trong DN, giải phóng nhanh các TSCĐ không cần dùng và chờ

thanh lý để thu hồi vốn.
Ngoài ra còn có thể phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu,v.v.. Trong thực tế
DN có thể kết hợp nhiều phương pháp phân loại TSCĐ tùy theo yêu cầu quản
lý từng thời kỳ.
1.1.3. Vốn cố định
1.1.3.1.

Khái niệm

VCĐ của DN là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ. Đặc điểm
của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh

Nguyễn Hoàng Giang
07

-3-

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá
trị.
1.1.3.2.

Đặc điểm


Có thể khái quát những đặc điểm chủ yếu chu chuyển của VCĐ trong
quá trình kinh doanh của DN như sau:
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, VCĐ chu
chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi
chu kỳ kinh doanh
- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một
vòng chu chuyển.
- VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được
TSCĐ về mặt giá trị - tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ
1.1.3.3.

Khấu hao TSCĐ

1.1.3.3.1. Hao mòn và khấu hao TSCĐ
a. Hao mòn của TSCĐ
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu
tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên TSCĐ bị hao mòn dần.
Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ
do TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh, do hao mòn của tự nhiên, do tiến
bộ kỹ thuật…trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
Sự hao mòn của TSCĐ được chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn
vô hình
- Hao mòn hữu hình: Là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó làm
giảm dần giá trị của TSCĐ
Sự hao mòn hữu hình TSCĐ tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng và cường độ
sử dụng chúng. Ngoài nguyên nhân chủ yếu trên, trong quá trình sử dụng và
bảo quản, TSCĐ còn bị hao mòn do tác động của yếu tố tự nhiên như độ ẩm,
nắng mưa... Sự hao mòn của TSCĐ còn chịu sự ảnh hưởng của sức bền vật
liệu cấu thành TSCĐ.
- Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ


Nguyễn Hoàng Giang
07

-4-

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Nguyên nhân chủ yếu dãn đế hao mòn vô hình là do tiến bộ khoa học công
nghệ. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, các máy móc,
thiết bị không ngừng được cải tiến, đổi mới nên có tính năng, công dụng và
công suất cao hơn. Vì vậy, những máy móc, thiết bị được sản xuất trước đó
trở nên lạc hậu, lỗi thời và bị mất giá. Tình trạng mất giá này của TSCĐ chính
là sự hao mòn vô hình của TSCĐ. Nó không liên quan đến việc giảm sút giá
trị sử dụng của TSCĐ.
b. Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi
của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu hình của TSCĐ đó.
Mục đích khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi vốn để sản xuất ra TSCĐ.
Nếu DN tổ chức quản lý và sử dụng tốt thì tiền khấu hao không chỉ có tác
dụng tái sản xuất giản đơn mà còn có thể tái sản xuất mở rộng TSCĐ.
Về nguyên tắc, việc tính khấu hao TSCĐ phải dựa trên cơ sở xem xét
mức độ hao mòn của TSCĐ. DN phải tính khấu hao hợp lý, đảm bảo thu hồi
đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định.
Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý có ý nghĩa kinh tế lớn đối

với DN:
- Khấu hao hợp lý TSCĐ là một biện pháp quan trọng để thực hiện bảo
toàn VCĐ. Thông qua thực hiện khấu hao hợp lý DN có thể thu hồi được đầy
đủ VCĐ khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng.
- Khấu hao hợp lý TSCĐ giúp cho DN có thể tập trung được vốn từ tiền
khấu hao để có thể thực hiện kịp thời đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ.
Việc khấu hao hợp lý TSCĐ là nhân tố quan trọng để xác định đúng giá
thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của DN.
1.1.3.3.2. Các phương pháp khấu hao TSCĐ
Theo Thông tư 206/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 khấu hao TSCĐ gồm các
phương pháp sau:
 Phương pháp khấu hao đường thẳng
- Đặc điểm: phương pháp này được tính khấu hao cho từng TSCĐ cá biệt,
mức khấu hao TSCĐ là như nhau trong suốt thời gian sử dụng.
- Nội dung:
Nguyễn Hoàng Giang
07

-5-

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

+ Tính mức khấu hao hàng năm của TSCĐ (MKH) theo công thức:
MKH =


(*)

Trong đó: NG – Nguyên giá TSCĐ: là toàn bộ các chi phí thực tế DN đã
chi ra để có TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Tsd – Thời gian sử dụng TSCĐ: là thời gian sử dụng dự tính cho
cả đời TSCĐ.
+ Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ: (TKH) là tỷ lệ phần trăm giữa mức
khấu hao (MKH) và nguyên giá của TSCĐ (NG)
Công thức tính:

TKH =

x 100%

(**)

Từ đó tỷ lệ khấu hao hàng tháng của TSCĐ Tth =

Từ (*) và (**) ta được:

TKH =

x 100%

- Ưu nhược điêm của phương pháp:
+ Ưu điểm: Việc tính toán đơn giản, dễ tính. Tổng mức khấu hao của
TSCĐ được phân bổ đều đặn vào các năm sử dụng TSCĐ nên không gây
ra sự biến động quá mức khi tính chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm
hàng năm. Thông qua việc xem xét tỷ lệ khấu hao thực tế TSCĐ có thể
đánh giá được tình hình khấu hao và thu hồi VCĐ của DN. Phương pháp

này biết trước được thời hạn thu hồi vốn.
+ Nhược điểm: Phương pháp này không thật phù hợp với loại TSCĐ mà
có mức độ hoạt động rất không đều nhau giữa các kỳ trong năm hay giữa
các năm khác nhau. Trong trường hợp không lường được hết sự phát triển
nhanh chóng của khoa học và công nghệ, DN có thể bị mất VCĐ.
 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
- Đặc điểm: Phương pháp này mức khấu hao hàng năm giảm dần kết hợp
với phương pháp khấu hao theo đường thẳng ở những năm cuối để thu hồi
đủ vốn.
- Nội dung:
Nguyễn Hoàng Giang
07

-6-

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

+ Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ (dựa vào Thông tư 206/2009/TTBTC)
+ Xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ
MKH = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm
(TKD)
TKD = TKH x H
Với TKH : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng
H : Hệ số điều chỉnh


Nguyễn Hoàng Giang
07

-7-

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hệ số điều chỉnh được xác định như sau:
Thời gian sử dụng

Hệ số điều
chỉnh
1,5
2,0

Đến 4 năm (Tsd ≤ 4 năm)
Từ 5 đến 6 năm (4 < Tsd ≤ 6
năm)
Trên 6 năm

2,5

MK/tháng =
Những năm cuối khi mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm
dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị

còn lại và thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ, kể từ năm đó mức khấu
hao được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng:
MK

=

- Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm:
• Giúp DN thu hồi vốn nhanh ở những năm đầu. DN có thể tập trung vốn
nhanh từ tiền khấu hao để đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ kịp
thời vừa giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình.
• Nhà nước có thể cho phép DN áp dụng phương pháp khấu hao nhanh
để tính chi phí khấu hao trong việc xác định thuế thu nhập DN, tạo điều
kiện cho DN thu hồi vốn nhanh. Điều đó được coi như một biện pháp
“hoãn thuế” cho DN
+ Nhược điểm: Giá thành sản phẩm trong những năm đầu của thời hạn
khấu hao sẽ cao do phải chịu chi phí khấu hao lớn, điều đó gây bất lợi cho
DN trong cạnh tranh; việc tính toán khá phức tạp
 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
- Đặc điểm: theo phương pháp này, căn cứ vào hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ,
xác định số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế
(sản lượng theo công suất thiết kế) để xác định mức khấu hao.
Nguyễn Hoàng Giang
07

-8-

CQ45/11-



KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- Nội dung:
+ Xác định mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm theo
công thức:
MKsl = Qx x
Trong đó:
• MKsl : Số khấu hao năm của TSCĐ theo phương pháp sản lượng
• Qx : Sản lượng sản xuất hoàn thành trong năm

: Mức khấu hao bình quân tính trên một đơn vị sản phẩm được
tính bằng cách lấy giá trị phải khấu hao chia cho tổng sản lượng dự tính

cả đời hoạt động của TSCĐ và có thể được xác định:

=

Trong đó: NG – Nguyên giá TSCĐ
QS – Tổng sản lượng dự tính cả đời hoạt động của TSCĐ
+ Xác định mức khấu hao hàng tháng của TSCĐ:
MK/tháng = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x MK
bình quân/sản phẩm

+ Xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ:
MK = MK bình quân / sản phẩm x Số lượng sản phẩm sản xuất trong
năm
- Ưu nhược điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ tính nhưng khối lượng
tính toán nhiều.

1.1.3.4.

Nguồn hình thành TSCĐ

Đầu tư vào TSCĐ là một sự bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ
sung những TSCĐ cần thiết để thực hiện mục tiêu kinh doanh lâu dài của DN.
Do đó, việc xác định nguồn tài trợ cho những khoản đầu tư như vậy là rất
quan trọng bởi nó có yếu tố quyết định cho việc quản lý và sử dụng vốn cố
định sau này. Xét một cách tổng thể, có thể chia làm 2 loại:
Nguyễn Hoàng Giang
07

-9-

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

+ Nguồn tài trợ bên trong: là những nguồn xuất phát từ bản than DN
như vốn ban đầu, lợi nhuận sau thuế được để lại… hay nói cách khác là
những nguồn thuộc quyền sở hữu của DN
+ Nguồn tài trợ bên ngoài: là những nguồn mà DN huy động từ bên
ngoài như vốn vay, phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
1.2.

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của DN


1.2.1. Hiệu quả sử dụng VCĐ của DN
VCĐ là vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ và sau một thời gian dài mới
thu hồi được toàn bộ. Do vậy, việc sử dụng tốt số VCĐ hiện có là vấn đề có ý
nghĩa kinh tế rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của DN. Để đánh
giá tình hình tổ chức và sử dụng VCĐ của DN cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất
sử dụng VCĐ. Với ý nghĩa đó, việc kiểm tra tài chính nhằm nâng cao hiệu
suất sử dụng VCĐ được coi là một nội dung quan trọng của công tác tài chính
DN. Nhờ kiểm tra hiệu suất sử dụng VCĐ, người quản lý sẽ có những căn cứ
xác đáng để đưa ra các quyết định tài chính về đầu tư, điều chỉnh quy mô sản
xuất cho phù hợp và đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác tiềm
năng sẵn có, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Để đánh giá hiệu suất sử dụng VCĐ, người ta thường sử dụng một số
chỉ tiêu sau:
- Hiệu suất sử dụng VCĐ:
Công thức xác định:
Hiệu suất sử dụng VCĐ =

Nguyễn Hoàng Giang
07

- 10 -

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trong đó:

+ VCĐ bình quân trong kỳ =
+ VCĐ đầu kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ - Khấu hao lũy kế đầu kỳ
+ VCĐ cuối kỳ = Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ - Khấu hao lũy kế cuối kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tham gia tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.
Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý và sử dụng VCĐ của từng thời
kỳ, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ cần phải được xem xét trong mối liên hệ
với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ. Chỉ tiêu này có thể được xác định theo
công thức sau:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Trong đó:
Nguyên giá TSCĐ bình quân

=

(Nguyên giá TSCĐ có tính chất sản xuất bình quân được tính theo
phương pháp bình quân số học và tùy theo số liệu đã có để có cách tính thích
hợp)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá
trình độ sử dụng VCĐ của DN.
- Hệ số huy động VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện
có vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của DN.
Công thức xác định:
Hệ số huy động vốn trong kỳ =

Số VCĐ được tính trong công thức trên được xác định bằng giá trị còn
lại của TSCĐ hữu hình và vô hình của DN tại thời điểm đánh giá phân tích

Nguyễn Hoàng Giang

07

- 11 -

CQ45/11-


KHOA TI CHNH DOANH NGHIP

LUN VN TT NGHIP

- H s hao mũn TSC: Ch tiờu ny mt mt phn ỏnh mc hao mũn
ca TSC trong DN, mt khỏc nú cng phn ỏnh tng quỏt tỡnh trng v nng
lc cũn li ca TSC cng nh VC thi im ỏnh giỏ
Cụng thc tớnh:
H s hao mũn TSC =
- H s hm lng vn c nh: l s nghch o ca h s hiu sut s
dng VC
Hm lng VC =
Ch tiờu ny phn ỏnh s VC cn thit to ra mt ng doanh thu
thun trong k. Hm lng VC cng thp, hiu sut s dng VC cng
cao.
- H s trang b TSC cho mt cụng nhõn trc tip sn xut
H s trang b TSC
cho mt cụng nhõn =
trc tip sn xut
S lng cụng nhõn trc tip sn
xut
Ch tiờu ny phn ỏnh mc trang b giỏ tr TSC trc tip sn xut cao
hay thp. H s ny cng ln phn ỏnh mc trang b TSC cho ngi

cụng nhõn trc tip sn xut cng cao, iu kin lao ng cng thun li.
1.2.2. S cn thit phi nõng cao hiu qu s dng VC ca DN
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở doanh nghiệp trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng quan
trọng và cần thiết. Điều đó xuất phát từ những lý do chủ yếu sau:
- Xut phỏt t mc ớch kinh doanh ca DN: i vi bt k Doanh
nghip no khi tin hnh hot ng sn xut kinh doanh u vỡ mc tiờu li
nhun. Li nhun l ch tiờu ỏnh giỏ ngun tớch ly tỏi sn xut ca DN.
Nguyn Hong Giang
07

- 12 -

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Do đó, việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận sẽ đảm bảo cho tình hình tài chính
của Doanh nghiệp luôn luôn ổn định. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi DN
phải có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói
chung và vốn cố định nói riêng. Có như vậy, Doanh nghiệp mới đạt được mục
tiêu lợi nhuận của mình đồng thời thúc đẩy Doanh nghiệp phát triển.
- Xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp
trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường: Từ khi chuyển sang nên
kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng phải tuân theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Yêu
cầu của nguyên tắc hạch toán kinh doanh là: Kinh doanh phải lấy thu bù chi

và phải có lợi nhuận. Nếu không đạt được yêu cầu này các doanh nghiệp sẽ có
nguy cơ phá sản. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn có những biện
pháp để bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp để khẳng định vị trí của mình trên thị trường.Để có thể nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì một trong những giải pháp chủ
yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định
nói riêng.
- Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn cố định của doanh nghiệp trong
hoạt động sản xuất kinh doanh: TSCĐ có vai trò quan trọng trong việc nâng
cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nó góp phần giảm chi phí về tiêu hao
nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm.Việc nâng cao năng lực sản
xuất của TSCĐ sẽ góp phần làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định nâng lên.
Khi hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên.
Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng ta thấy việc nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là
cần thiết vì nó có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp cần
đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
Nguyễn Hoàng Giang
07

- 13 -

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định phải bảo toàn được
cả về mặt giá trị và hiện vật cua tài sản, tức là phải đảm bảo các TSCĐ của
doanh nghiệp không hư hỏng trước thời hạn sử dụng, phải có kế hoạch sửa
chữa kịp thời những TSCĐ khi chúng bị hư hỏng.
Cần có kế hoạch khấu hao đúng, chấp hành tốt việc trich lập quỹ khấu
hao đúng mục đích nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất TSCĐ được kịp
thời phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời cần thanh lý những
TSCĐ không cần dùng nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn, có kế hoạch bảo
quản sửa chữa máy móc thiết bị và đổi mới quy trình công nghệ.
Quản lý tốt TSCĐ từ khâu mua sắm đến khâu sử dụng. Về khâu mua
sắm cần chú ý đến tiến bộ khoa học kĩ thuật để tránh mua phải những TSCĐ
lạc hậu và không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ

1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VCĐ
Việc tổ chức sử dụng hiệu quả VCĐ của doanh nghiệp luôn chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố bao gồm nhóm các nhân tố khách quan và nhóm các
nhân tố chủ quan được trình bày cụ thể dưới đây.
1.3.1.1.

Nhóm nhân tố khách quan

- Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đều được tự
do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Thông qua các chính sách kinh tế
vĩ mô, Nhà nước chỉ định hướng và tạo ra môi trường pháp lý cho các doanh
nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên chỉ một sự thay

đổi nhỏ trong các chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước như chính sách giá
cả, lãi suất, các qui chế quản lý tài chính, qui định về thuế …. cũng có thể gây
ra sự tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, nói chung cũng như hiệu
quả sử dụng vốn cố định nói riêng.
- Sự thay đổi của nền kinh tế:
Nguyễn Hoàng Giang
07

- 14 -

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Các yếu tố lạm phát, giá cả thị trường biến động không ngừng, sức
mua của đồng tiền giảm sút, khủng hoảng kinh tế… đều có ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không kịp
thời điều chỉnh để thích nghi thì dễ dẫn đến việc VCĐ bị mất dần theo tốc độ
trượt giá của đồng tiền.
- Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ:
Khoa học công nghệ phát triển gây ra hao mòn vô hình làm giảm sút
giá trị tài sản, đặc biệt là các TSCĐ bị lỗi thời và lạc hậu nhanh chóng. Mặt
khác nếu doanh nghiệp không nhạy bén, biết sử dụng VCĐ một cách hợp lý
để có điều kiện thường xuyên đổi mới máy móc, trang thiết bị, sản xuất ra
những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường thì doanh nghiêp sẽ mất đi khả
năng cạnh tranh, thậm chí bị thua lỗ trong kinh doanh. Nói một cách khác
doanh nghiệp muốn chiến thắng trong thời đại khoa học công nghệ thì một

trong những con đường cơ bản là không ngừng tìm tòi và nâng cao hiệu quả
sử dụng VCĐ của mình.
- Do sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Để tiêu thụ được sản phẩm của mình thì đòi hỏi các sản phẩm của doanh
nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng thêm
tính năng cho sản phẩm, điều này đi kèm với yêu cầu phải nâng cấp hệ thống
dây chuyền sản xuất, các TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh để tạo ra
sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và có khả năng cạnh tranh. Nếu DN
không quan tâm, coi trọng vấn đề này thì sản phẩm sẽ không có chỗ đứng dài
lâu đối với người tiêu dùng cũng như mất dần khả năng cạnh tranh trong hoàn
cảnh hội nhập kinh tế.
- Do những rủi ro bất thường xảy ra trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp như môi trường chính trị, thiên tai, dịch
họa…mà doanh nghiệp không lường trước được. Những rủi ro này dẫn đến sự
tổn thất đến quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến việc sử dụng VCĐ của DN.
Nguyễn Hoàng Giang
07

- 15 -

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.1.2.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Nhóm nhân tố chủ quan


Bên cạnh những nhân tố khách quan nêu trên cũng phải kể đến những
nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp.
Đó là những nhân tố chủ yếu sau:
a. Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất
Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất tác động liên tục tới một số chỉ
tiêu liên quan trong phản ánh hiệu quả, sử dụng vốn cố định như hệ số đổi
mới máy móc, thiết bị. Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn, doanh nghiệp có điều
kiện sử dụng máy móc, thiết bị nhưng lại phải luôn đối phó với các đối thủ
cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Do vậy, doanh
nghiệp dễ tăng doanh thu lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được chi
tiêu này lâu dài. Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ máy móc thiết bị
cao, doanh nghiệp có thế lớn trong cạnh tranh. Song đòi hỏi tay nghề công
nhân, chất lượng nguyên liệu cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định.
b. Công tác tổ chức, sử dụng, quản lý vốn:
Tổ chức, sử dụng, quản lý vốn yếu kém, đầu tư mua sắm máy móc thiết
bị, vật tư không phù hợp với quy trình sản xuất, không đúng tiêu chuẩn chất
lượng khiến cho việc sử dụng gặp nhiều khó khăn. Vốn dùng cho vệc mua
sắm tài sản cố định không được đầu tư một cách hiệu quả, gây ra tình trạng
vừa thừa vừa thiếu. Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả sử dụng VCĐ. Điều này đòi hỏi phải có đội ngũ quản lý có kinh
nghiệm, nhanh nhạy, biết đầu tư vào đúng nơi cần phải đầu tư.

c. Việc lựa chọn phương án đầu tư vào kế hoạch kinh doanh:
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Trong nến kinh tế thị trường cạnh tranh tự do doanh nghiệp sản xuất theo nhu
cầu thị trường và xuất phát từ lợi ích của chính mình. Doanh nghiệp lựa chọn
Nguyễn Hoàng Giang
07


- 16 -

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

phương án sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đòi hỏi phải có sự
đầu tư về máy móc thiết bị. Tuy nhiên việc lựa chọn phương án không hợp lý
sẽ gây ra việc ứ đọng vốn, lãng phí đồng thời sản xuất không hiệu quả.
d. Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp:
Quản lý và tổ chức yếu kém sẽ không phối hợp được các khâu sản xuất
kinh doanh, dẫn đến tăng chi phí thất thoát vốn, thậm chí có thể bị thua lỗ kéo
dài làm mất vốn. Ngược lại đội ngũ quản lý có trình độ cao, nhạy bén kịp thời
nắm bắt các cơ hội kinh doanh, biết tổ cức một khoa học, hợp lý sẽ không chỉ
tổ chức cho hoạt động kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, tiết kiệm thời gian, chi
phí, gia tăng năng suất cao mà còn đảm bảo quản lý tốt khâu thanh toán , hạn
chế tình trạng vốn ứ đọng, bị chiếm dụng, tránh nguy cơ mất vốn. Qua đó vừa
bảo toàn được vốn, vừa nâng cao được hiệu sử dụng vốn.
Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp, mỗi nhân tố đều có những tác động tích cực và tiêu
cực nhất định. Do đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp
cần tuỳ tình hình thực tế của mình để nắm bắt và phân tích mức độ, chiều
hướng tác động, trên cơ sở đó để ra các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo toàn,
phát triển vốn và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.3.2. Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của
DN

Để đảm bảo cung cấp vốn đầy đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất, từ
đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp và bảo toàn được
nguồn vốn, các doanh nghiệp cần chú ý thực hiện một số biện pháp cơ bản
sau:
- Thứ nhất: Đánh giá, lựa chọn và thực hiện tốt các dự án đầu tư phát
triển doanh nghiệp.

Nguyễn Hoàng Giang
07

- 17 -

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Việc đánh giá, lựa chọn và thực hiện dự án đầu tư phát triển doanh
nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng bởi vì các quyết định đầu tư phát triển
doanh nghiệp là cơ sở để xác định lượng vốn cố định cần huy động đồng thời
lập kế hoạch mua sắm cũng như xây dựng TSCĐ phục vụ cho sản xuất phù
hợp với dự án. Nếu việc đánh giá dự án tốt sẽ là tiền đề tốt để phát triển sản
xuất, thu lại lợi nhuận cao.
- Thứ hai: Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt
động kinh doanh để góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng VCĐ.
Cần lập hồ sơ, đánh số và mở sổ theo dõi, quản lý đối với từng tài sản
kinh doanh, theo nguyên tắc mỗi TSCĐ phải do cá nhân hoặc bộ phận chịu
trách nhiệm quản lý, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát được tình

hình sử dụng tài sản để có biện pháp huy động cao độ tài sản cố định hiện có
vào hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp được quyền chủ động và có trách
nhiệm tiến hành nhượng bán TSCĐ không cần dùng, thanh lý TSCĐ đã hư
hỏng, lạc hậu, không có nhu cầu sử dụng… để nhanh chóng thu hồi vốn. Thực
hiện định kỳ kiểm kê tài sản, xác định số lượng và hiện trạng tài sản. Đối
chiếu công nợ phải thu, phải trả khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính
và có biện pháp xử lý tổn thất tài sản.
- Thứ ba: Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý.
Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao tài sản cố định.
Doanh nghiệp cần lựa chọn và biết sử dụng các phương pháp khấu hao
thích hợp để xác định mức khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi kịp
thời, đầy đủ vốn đầu tư ứng trước vào TSCĐ. Từ đó tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tập trung vốn nhanh để đầu tư đổi mới TSCĐ.
- Thứ tư: Chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ một cách kịp thời và thích
hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thực hiện đổi mới TSCĐ kịp thời, hợp lý doanh nghiệp có thể tăng
được năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, cải tiến, đổi mới
Nguyễn Hoàng Giang
07

- 18 -

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

mẫu mã sản phẩm, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tiền công, tăng sức cạnh

tranh của sản phẩm từ đó mở rộng thị phần tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi
nhuận.
- Thứ năm: Doanh nghiệp được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài
sản của doanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển
VCĐ theo quy định của pháp luật.
- Thứ sáu: Thực hiện tốt việc sử dụng kế hợp hiện đại hóa TSCĐ cần
tính toán hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Doanh nghiệp cần xây dựng nội quy, quy chế quản lý, sử dụng tài sản.
Thực hiện biện pháp này góp phần duy trì năng lực sản xuất của tài sản cố
định, tránh tình trạng hư hỏng.
- Thứ bảy: Áp dụng nghiêm minh các biện pháp thưởng, phạt vật chất
trong việc bảo quản và sử dụng các tài sản kinh doanh để tăng cường ý thức
trách nhiệm của người quản lý, sử dụng để góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản của doanh nghiệp.
Tài sản cố định cũng như các tài sản khác thuộc sở hữu của Công ty,
dưới sự vận hành và bảo trì của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Tài sản của
chung nên không tránh khỏi việc sử dụng chưa hợp lý, có tình trạng vận hành
cũng như bảo trì không tốt, dẫn đến tài sản dễ bị hỏng hóc, mất mát. Để
phòng ngừa tối đa tình trạng này cần có các biện pháp theo dõi chặt chẽ,
thưởng phạt về kinh tế để có sự chấp hành tốt nhất, đảm bảo ý thức trách
nhiệm đối với mọi đối tượng trong DN.
- Thứ tám: Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo
toàn VCĐ.
Doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro bằng cách đa dạng hóa
danh mục đầu tư sản phẩm kinh doanh. Đồng thời, tiến hành mua bảo hiểm tài
sản, trích lập quỹ dự phòng tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự
phòng giảm giá chứng khoán… để có nguồn bù đắp kịp thời khi rủi ro xảy ra,
Nguyễn Hoàng Giang
07


- 19 -

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục nhằm
bảo toàn và phát triển vốn.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cố định của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế thì tuỳ thuộc vào đặc
điểm sản xuất kinh doanh, tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng như thị
trường mà người quản lý sẽ quyết định sử dụng những biện pháp nào cho phù
hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nguyễn Hoàng Giang
07

- 20 -

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC

VÀ SỬ DỤNG VCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần May 10
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Công ty
Tổng quan về Công ty:









Tên công ty: Tổng Công ty May 10 – Công ty Cổ phần
Tên giao dịch: Garment 10 Joint Stock Company
Tên viết tắt: Garco 10
Loại hình Doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân
Vốn điều lệ: 54 tỷ VNĐ
Trụ sở chính: Nguyễn Văn Linh – Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội
Điện thoại: (043) 8 276 923 Fax: (043) 8 276 925
Website:
• E-mail:
• Loại hình kinh doanh: Xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, thương mại, bán
lẻ, bán và giới thiệu sản phẩm
• Thị trường chính: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Âu, Đông Nam á, châu Đại
Dương, Trung Đông, Đông á, Tây Âu
• Tổng Giám đốc: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Quá trình hình thành phát triển:
Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp cổ phần thuộc tổng Công ty
dệt may Việt Nam. Được thành lập từ năm 1946 với tiền thân là các xí nghiệp

may quân trang của quân đội mang bí số X1, X30, AM, BK1… được sáp
nhập thành Xưởng may Hoàng Văn Thụ (Xưởng may 1), gồm 300 công nhân
cùng những máy móc thiết bị thô sơ và được giao nhiệm vụ may quân trang
phục vụ quân đội trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1952, Xưởng may đổi
tên thành Xưởng may 10.
Năm 1956 xưởng May 10 chính thức về tiếp quản một doanh trại quân
đội Nhật đóng trên đất Gia Lâm với gần 2500m2 nhà các loại. Thời kỳ này
xưởng May 10 vẫn thuộc nhà quân nhu - Bộ quốc phòng. Từ năm 1968 xí
Nguyễn Hoàng Giang
07

- 21 -

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

nghiệp May 10 được chuyển sang Bộ công nghiệp nhẹ. Xí nghiệp bắt đầu tổ
chức sản xuất theo dây truyền, thực hiện chuyên môn hoá các bước công việc.
Cuối những năm 80, trong sự lãnh đạo của ngành dệt may nói chung,
May 10 đứng trên bờ vực phá sản. Hơn thế nữa, trước sự tan rã của hệ thống
các nước XHCN ở Đông Âu (những năm 1990 -1991) làm xí nghiệp mất đi
một thị trường lớn khiến tình hình lúc đó càng trở lên khó khăn. Xí nghiệp
chuyển hướng sang khai thác thị trường mới với những yêu cầu chặt chẽ hơn
và cũng từ đó May 10 xác định cho mình sản phẩm mũi nhọn là áo sơ mi và
mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đào tạo và tuyển dụng công nhân
để rồi từ bờ vực của sự phá sản chuyển sang gặt hái những thành công. Do

không ngừng cải tiến đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại nên sản phẩm
của xí nghiệp được khách hàng ưa chuộng và xí nghiệp ngày càng mở rộng
được địa bàn hoạt động ở thị trường khu vực I như CHLB Đức, Nhật Bản, Bỉ,
Đài Loan, Hồng Kông, Canada… Hàng năm xí nghiệp xuất ra nước ngoài
hàng triệu áo sơ mi, hàng trăm nghìn áo Jacket và nhiều sản phẩm may mặc
khác.
Đến năm 1992 xí nghiệp May 10 được chuyển thành Công ty May 10
với quyết định thành lập số 266/CNN-TCLĐ do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
nhẹ Đặng Vũ Chư ký ngày 24/3/1993. Và đến 1/1/2005, đứng trước những
thách thức, cơ hội của thị trường may mặc trong nước và quốc tế, chủ trương
của Đảng và nhà nước cũng như tình hình nội tại của Công ty, Công ty May
10 đã chuyển thành Công ty cổ phần May 10 theo quyết định số 105/QĐBCN ký ngày 05/10/04 của B CN.
Có thể nói, nhờ những quyết sách đúng đắn nên cho tới nay, năm nào
May 10 cũng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Thực
hiện phân phối lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất
tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Do đạt được được những
Nguyễn Hoàng Giang
07

- 22 -

CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

thành tích đó, Công ty May 10 đã vinh dự được tặng thưởng nhiều huân huy

chương, cờ thi đua, bằng khen và danh hiệu các loại.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử ngày nay ta đã thấy một May 10
vững vàng hơn, trưởng thành hơn trong nền kinh tế trở thành niềm tự hào của
ngành dệt may Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty
2.1.2.1 Bộ máy tổ chức
Bộ máy quản lý của Công ty khá gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu quản lý
kinh doanh hiệu quả. Lãnh đạo Công ty là Ban giám đốc bao gồm một tổng
giám đốc, một phó tổng giám đốc và ba giám đốc điều hành. Bên dưới là các
phòng ban chức năng. Bộ máy của công ty được tổ chức như hình trên.
Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc:
- Tổng giám đốc: Là lãnh đạo cao nhất của công ty, phụ trách chung các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban
chức năng như: ban đầu tư, phòng tài chính kế toán, trường đào tạo; đồng thời
là người đại diện hợp pháp của Công ty trong các quan hệ giao dịch kinh
doanh, thực hiện các chính sách chế độ của nhà nước.
- Phó tổng giám đốc: Giúp điều hành công việc ở các xí nghiệp thành viên 1
2, 3; các phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng QA và thay quyền tổng
giám đốc điều hành Công ty khi Tổng giám đốc đi vắng.
- Ba giám đốc điều hành: Giúp tổng giám đốc điều hành công việc ở khối
phục vụ và các xí nghiệp địa phương, xí nghiệp liên doanh.
Chức năng, nhiệm vụ phòng tài chính kế toán: Cơ cấu tổ chức bộ
máy kế toán của Công ty bao gồm: 1 trưởng phòng kế toán, 2 phó phòng kế
toán và 11 kế toán viên.
+ Trưởng phòng tài chính kế toán (Kế toán trưởng): Là người phụ trách chung
công việc của phòng tài chính kế toán; đưa ra ý kiến đề xuất, cố vấn tham
Nguyễn Hoàng Giang
07

- 23 -


CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

mưu cho Tổng giám đốc trong việc ra các quyết định, lập kế hoạch tài chính
và kế hoạch kinh doanh của Công ty.
+ 2 Phó phòng tài chính kế toán: 1 phó phòng là kế toán tổng hợp: phụ trách
công tác kế toán tổng hợp, kiểm tra kế toán, lập bảng cân đối số phát sinh, báo
cáo kết quả sản xuất kinh doanh cuối tháng, quý, năm; 1 phó phòng phụ trách
các kế hoạch tài chính của Công ty cũng như phụ trách phát triển phần mềm
kế toán.
+ 11 Kế toán viên bao gồm: 1 Kế toán nguyên vật liệu, 2 Kế toán kho thành
phẩm và tiêu thụ nội địa, Kế toán tiền lương và Bảo hiểm xã hội, 2 Kế toán
công nợ, Kế toán tiền mặt và thanh toán, Kế toán TSCĐ, Kế toán tiêu thụ xuất
khẩu, Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, 1 thủ quỹ.
2.1.2.2. Cơ cấu vốn điều lệ
Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 54.000.000.000 đồng (Năm mươi tư tỷ
đồng chẵn). Trong đó:
- Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 51, 00 %;
- Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty: 49, 00 %;
Trị giá một cổ phần: 100.000 đồng.

Nguyễn Hoàng Giang
07

- 24 -


CQ45/11-


KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Chi tiết:
Đơn vị tính: đồng
Chi tiết vốn đầu tư của CSH

2009

2010

Vốn góp của Nhà nước

29,593,200,000

29,593,200,000

- Vốn góp của các đối tượng khác

24,430,448,585

50,430,448,585

Cộng


54,023,648,585

80,023,648,585

Cổ phiếu

2009

2010

Số lượng CP đăng ký phát hành
Số lượng CP đã bán ra công chúng
- CPPT
- CPƯĐ
Số lượng CP được mua lại
- CPPT
- CPƯĐ

540,000

800,000

Số lượng CP đang lưu hành

540,000

800,000

- CPPT
- CPƯĐ

Mệnh giá CP đang lưu hành:

540,000

800,000

100.000 VNĐ/CP
2.1.2.3. Hệ thống thành viên
XÍ NGHIỆP MAY 2

XÍ NGHIỆP MAY 5

Diện tích:
2000m2
Địa điểm:
Hà nội
Lao động:
750 người
Sản lượng:
2.300.000 sp/
Nguyễn Hoàng Giang
07

Diện tích:
Địa điểm:
Lao động:
Sản lượng:
- 25 -

2000m2

Hà nội
750 người
2000.000 sp/
CQ45/11-


×