Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Chiến lược marketing sản phẩm của công ty vinamilk việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.55 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM

1.1. Sản phẩm là gì?
1.2. Chu kỳ sống của sản phẩm:
1.3. Nhãn hiệu của sản phẩm:
1.4 Đóng gói và gián nhãn:
1.5 Hoạch định và phát triển sản phẩm mới

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN – CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
2.2 Lịch sử hình thành công ty:
2.3 Môi trường kinh doanh của công ty sữa Vinamilk
a.

Môi trường vĩ mô:

b. Môi trường vi mô:
III. ĐI SÂU VÀO CÔNG TY VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH VỀ SẢN
PHẨM CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK
3.1

Chính sách sản phẩm

Marketing cho sản phẩm

1



Nhóm: 06


3.1.1

Mẫu Bao bì:

3.1.2

Danh mục sản phẩm của sữa Vinamilk

3.1.3

Nâng cao chất lượng sản phẩm

3.1.4

Nghiên cứu sản phẩm mới

3.2. Các mặt tích cực và tiêu cực của công ty :
3.2.1. Mặt tích cực (điểm mạnh)
3.2.2. Mặt tiêu cực (điểm yếu):
3.2.3 Giải pháp và kiến nghị

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lời mở đầu
Lĩnh vực Công nghệ cao, Việt Nam vẫn còn quá nhỏ bé. Nếu muốn xây dựng

được những thương hiệu về lĩnh vực này Việt Nam phải cần một thời gian rất dài. Tuy
nhiên, việc xây dựng Thương hiệu mang tầm Quốc tế các doanh nghiệp không phải cứ
tạo ra những sản phẩm cỡ như Sony, Samsung, Nokia, Google…thì mới chứng tỏ được
thương hiệu Việt. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể tập trung khai thác những
ngành hàng mình có thế mạnh. Chẳng hạn như nông sản, thực phẩm, đồ uống…cũng có
thể tạo ra những thương hiệu toàn cầu. Và hành trình xây dựng thương hiệu toàn cầu
vẫn đang được các doanh nghiệp nỗ lực từng ngày, trong đó công ty sữa Việt Nam
(Vinamilk) tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc tổng cục thực phẩm.
Nếu hỏi bất kỳ một người dân nào ở Việt Nam xem họ đã từng uống, nghe đến sữa

Marketing cho sản phẩm

2

Nhóm: 06


Vinamilk chưa thì chắc chắn câu trả lời hầu như là "Có". Vậy điều gì đã khiến Sữa
Vinamilk đầu tư mọi nguồn lực, dồn toàn bộ sức lực trí tuệ vào chiến dịch quảng bá
chúng? Câu trả lời là "khát vọng đưa Sữa Vinamilk trở thành một thương hiệu Quốc
gia" một sản phẩm thiết yếu của mọi gia đình. Vào Thời điểm cuối năm 1988 lần đầu
tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam. Phần lớn sản
phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu
này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương
hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình
chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm
2007. Do vậy nhóm chúng tôi đã chọn sản phẩm Sữa Vinamilk làm đề tài thảo luận.
Trong chuyên đề có gì thiếu sót mong thầy và các bạn đóng góp thêm vào đề tài chúng
tôi thành công hơn.
Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn!


I.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM

Sản phẩm là gì?
Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng
hay tiêu dùng, có thể thỏa mãn được một nhu cầu hay mong muốn.
a. Các thành phần của sản phẩn:

Marketing cho sản phẩm

3

Nhóm: 06


- Sản phẩn cốt lõi đây là tầng mà người tiêu dùng thực sự cần mua. Ví dụ như
người phụ nữ không mua cái màu son môi mà mua cái niềm hi vọng lòng tự tin, hay
một người đàn ông mua cái đồng hồ Rolex không phải để xem giờ mà mua cái danh
tiếng của nón đồ thể hiện đẳng cấp của mình.
- Sản phẩn hiện thực : sau đó nhà thiết kế có nhiệm vụ biến ý tưởng thành hành
hóa hiện thực thông qua việc tổ chức sản xuất sản phẩm. Đồng hồ Rolex, son môi…là
những sản phẩm hiện thực. Thành phần phần của sản phẩm hiện thực bao gồm đặc điểm
sử dụng khiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, chất lượng.
- Sản Phẩm mở rộng sau cùng nhà thiết kế có thể bổ sung thêm những dịch vụ
và lợi ích phụ cho sản phẩm như lắp đặt, bảo hành, dịch vụ giao hàng…..sản phẩm trở
thành sản phẩm hoàn chỉnh.
b. Phân loại sản phẩm:
- sản phẩm lâu bền, sản phẩm sử dụng ngắn hạn và dịch vụ


Marketing cho sản phẩm

4

Nhóm: 06


- sản phẩm tiêu dùng
- Sản phẩm lựa chọn .
- Sản phẩm chuyên biệt
- Sản phẩm theo nhu cầu thụ động
- Sản phẩm công nghiệp.
1.2. Chu kỳ sống của sản phẩm:
Chu kỳ sống của sản phẩm có nghĩa là sản phẩm có một đời sống hữu hạn. Sản
phẩm có những giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có một thử thách khác nhau với
người bán. Sản phẩm đòi hỏi có những chiến lược khác nhau trong một đoạn chu kỳ đời
sống về tiếp thị tài chánh, sản xuất, tiêu thụ và nhân sự.

Chu kỳ sống của sản phẩm
-

Giới thiệu là giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường, trong giai đoạn này

sản phẩm tiêu thụ chậm lợi nhuận không có vì tốn tiền chi phí cho quảng cáo, giới
thiệu. Giai đoạn này sản phẩm phát triểm chậm.
-

Tăng trưởng là thời kỳ mà sản phẩm dược thị trường chấp nhận và được


tiêu thụ mạnh, lợi nhuận gia tăng đáng kể. Để kéo dài tối đa thời kỳ phát triển sản
phấm, công ty có thể áp dụng các chiến lược như xâm nhập những thị trường mới, nâng

Marketing cho sản phẩm

5

Nhóm: 06


cao chất lượng sản phẩm tạo những tính chất đặc trưng cho sản phẩm sản xuất thêm
những mẫu mã mới, hạ giá đúng lúc nhằm lôi kéo thành phầm chú ý đến giá cả, chuyển
một số quảng cáo từ xây dựng ý thức sản phẩm chuyển sang thuyết phục và mua.
-

Trưởng thành (sung mãn)là thời kỳ tiêu thụ chậm doanh thu giảm do sản

phẩm đã được hầu hết các khách hàng tiềm ẩn đã mua. Lợi nhuận không tăng hay bị
giảm sút chút ít đồng thời tăng chi phí cạnh tranh.
-

Suy thoái là thời kỳ mức tiêu thụ bị giảm nhanh, doanh thu thụt giảm đi

đôi với lợi nhuận giảm.
Tuy nhiên, không phải mọi sản phẩm đều được thể hiện qua mô hình 4 giai đoạn
của chu kỳ đời sống của sản phẩm. Mà tùy theo loại sản phẩm và tính chất sản phẩm
khác nhau có biểu hiện chu kỳ và đời sống khách nhau.
1.3. Nhãn hiệu của sản phẩm:
Nhãn hiệu của sản phẩm là một cái tên, biểu tượng, dấu hiệu thiết kế hoặc kết
hợp giữa yếu tố này để xác định hàng dịch vụ của một người bán.

Một nhãn hiệu thông thường mang những ý nghĩa như:
Thuộc tính một nhãn hiệu ban đầu phải mang lại cho khách hàng một số thuộc
tính nào đó. Ví dụ như Mercedes loại xe đắt tiền, kiên cố chắc chắn, động cơ tố, bền uy
tín, chạy nhanh.
Lợi ích Khách hàng không mua những thuộc tính mà họ mua lợi ích. Do đó thuộc
tính cấn chuyển sang dạng lợi ích chức năng hoặc cảm xúc.
Giá trị Từ nhãn hiệu cũng có thể nói lên một vài giá trị của nhà sản xuất. Ví dụ
đồng hồ Rolex biểu tượng cho sự chính xác cao của thời gian.
Văn hóa Một nhãn hiệu có thể đại diện cho một văn hóa nào đó. Ví dụ xe
Mercedes đại diện cho văn hóa của Đức
Tính cách Đồng hồ Rolex biểu tượng cho một chính khách cho đến những bậc
doanh nhân, từ những tài tử cho đến các bậc triệu phú, ai cũng bị quyến rũ bởi những

Marketing cho sản phẩm

6

Nhóm: 06


chiếc đồng hồ Rolex. Giá trị của nó không chỉ đơn thuần nằm ở những kara vàng hay
kim cương mà còn ở chính sự nổi tiếng của một nhãn hiệu đã có lịch sử hàng thế kỷ.
Người sử dụng Nhãn hiệu cũng có thể gợi ý loại khách hàng mua hoặc sủa dụng
sản phẩm của mình. Người sử dụng sản phẩm phải là người biết được giá trị, văn hóa,
và tính cách sản phẩm.
Một nhãn hiệu nỏi tiếng là một nhãn hiệu có quyền sở hữu cao. Vốn sở hữu nhãn
hiệu càng cao càng trung thành, sự nhận thức nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm, bằng
sáng chế, nhãn hiệu cầu chứng điều tốt hơn. ở một mức nào đó nhãn hiệu có thể bán
được hoặc chúng ta phải trả tiền cho việc sử dụng nhãn hiệu. Sở hữu nhãn hiệu càng
cao sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh cho công ty.

Quyết định bảo trợ nhãn hiệu cho một sản phẩm, nhà sản xuất có nhiều mẫu để
chọn lựa cho việc bảo trợ. Sản phẩm tung ra như một nhãn hiệu của nhà sản xuất mà có
khi người ta còn gọi là nhãn hiệu quốc gia.
Tên nhãn hiệu có lợi thế chung cho công ty là không tốn kém cho việc quảng cáo
để tạo nhận biết của người tiêu dùng cho từng nhãn hiệu. Hơn nữa, nếu tên công ty đã
nổi tiếng trên thị trường thì sẽ thuận lợi cho việc bán hàng. Khi công ty sản xuất nhiều
dòng sản phẩm khác nhau, thì việc sử dụng tên chung cho từng sản phẩm sẽ thuận tiện
hơn. Sau tên công ty có thể sử dụng đi kèm với tên nhãn hiệu để gắn liền với sự nổi
tiếng của công ty với sản phẩm.

1.4 Đóng gói và gián nhãn:
Nhiều nhà marketing đã coi đóng gói là P thứ 5 trong 4 P như sản phẩm, giá cả,
kênh phân phối và chiêu thị. Hầu hết nhà marketing coi bao bì là một yếu tố của chiến
lược sản phẩm.

Marketing cho sản phẩm

7

Nhóm: 06


Bao bì ngày nay đã trở thành một công cụ marketing tiềm lực. Nếu bao bì được
thiết kế tốt nó có thể tạo thuận lợi cho người tiêu dùng làm tăng giá trị của sản phẩm, nó
có coi là công cụ thứ 5 của marketing. Bao bì là những phương án bao gói khác nhau,
bao gồm 3 lớp:
-

Bao bì sơ cấp là lớp bao bì trực tiếp đựng hàng hóa.


-

Bao bì thứ cấp là lớp bao gói bên ngoài bao bì sơ cấp, nó sẽ được bỏ đi

khi sử dụng hàng hóa.
-

Bao bì vận chuyển là lớp bao gói ở bên ngoài cần thiết khi vận chuyển để

tránh hư hỏng cho hàng hóa.
Dán nhãn hiệu nhãn hiệu có thê là một bìa bằng kim loại, bằng da hay bằng
một vật liệu nào đó dán trên bào bì hàng hóa. Rất nhiều yếu tố khác góp phần lapf cho
việc sử dụng bao bì ngày càng trở nên như một công cụ marketing cho sản phẩm.
1.5 Hoạch định và phát triển sản phẩm mới
Sản phẩm mới bao gồm sản phẩm được cải tiến, được bổ sng thêm chức năng,
hoặc là sản phẩm có nhãn hiệu mới mà công ty phát triển thông qua chính nỗ lực nghiên
cứu và phát triển cảu công ty.
Một doanh nghiệp có thể có sản phẩm mới bằng 2 cách:
-

Thu nhận tức là mua bằng sáng chế, nhãn hiệu, .. của người khác

-

Tự phát triển sản phẩm mới do bộ phận nghiên cứu và thiết kế sản phẩm

mới của công ty.

Marketing cho sản phẩm


8

Nhóm: 06


II. CƠ SỞ THỰC TIỄN – CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
VINAMILK
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
Được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã
lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa,
hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước
với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh
thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba
Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…
VINAMILK luôn mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và
ngon miệng nhất cho sức khoẻ của bạn. Bạn sẽ không phải lo lắng khi dùng sản phẩm
của Vinamilk. Mọi lứa tuổi, đối tượng đều phù hợp với Vinamilk
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt
Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa
bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và
phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương
vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3
năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976,
Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để

Marketing cho sản phẩm

9


Nhóm: 06


giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café
cho thị trường.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu
“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một
trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006.
Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao”
từ năm 1995 đến năm 2007.
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng
trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm
1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất
khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn
trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn
người tiêu dùng.
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất
khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.
2.2 Lịch sử hình thành công ty:
1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty
Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường
Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico.
1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty
được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.

Marketing cho sản phẩm

10

Nhóm: 06



1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt
Nam.
1991 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường
Việt Nam.
1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên
thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ.
Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa.
1994 : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy
là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc
Việt Nam.
1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí
Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm
nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc,
Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại
đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí
Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.
2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và
đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của
Công ty.
2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công
ty lên 1,590 tỷ đồng.

Marketing cho sản phẩm

11

Nhóm: 06



2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh
Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy
Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa
Lò, Tỉnh Nghệ An.
* Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh
SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang
thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh
Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
* Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm
2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện
tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn
nhi khoa và khám sức khỏe.
* Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang
trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa
khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua
thâu tóm.
2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm
2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
2.3 Môi trường kinh doanh của công ty sữa Vinamilk

Marketing cho sản phẩm

12

Nhóm: 06



Môi trường vi mô, môi trường vĩ mô có tác động trực tiếp tới việc kinh doanh và
phát triển của doanh nghiệp. Muốn nắm bắt thị hiếu của thị trường thì việc tìm hiểu thị
trường của công ty rất quan trọng. Vì vậy, sữa Vinamilk đã biết được nghiên cứu thị
trường đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đúng thời điểm.
b. Môi trường vĩ mô:
Bao gồm các tác nhân xã hội lớn có những tác động ngoài tầm kiểm soát của
doanh nghiệp như kinh tế, tự nhiên, công nghệ, nhân khẩu, môi trường. Chúng có ảnh
hưởng rất quan trọng tới sự phát triển và vững bền của công ty sữa Vinamilk. Ví dụ như
kinh tế ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ sản phẩm sữa Nhu cầu của khách hàng phụ
thuộc rất lớn vào khả năng mua sắm của họ trên thị trường hàng hàng hóa tiêu dùng,
khả năng mua sắm phụ thuộc rất lớn vào thu nhập của dân cư, mức giá. Công nghệ sản
xuất sữa củ công ty được trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất,
Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực
làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm tốt cho người tiêu dùng.
c. Môi trường vi mô:
Môi trường là công ty sữa Việt Nam một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các
sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào
năm 2007. nhưng chuyên vào sản xuất sản phẩm sữa.
Trung gian marketing ảnh hưởng đến năng lực truyền thông nghiên cứu và phân
phối. Với kênh phân phối rộng khắp cả nước trong đó có 1 trụ sở chính tại 184- 186188 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TP HCM. Và các chi nhánh ở Hà Nội, Cần
Thơ, Đà Nắng, Biên Hòa, và các nhà phân phối rộng khắp cả nước.
Khách hàng của sữa Vinmilk thì ở mọi lứa tuổi. vì sản phẩm của công ty rất
thông dụng. Thông dụng đến có thể khi nói đến sữa vinamilk ai cũng biết ít nhất một

Marketing cho sản phẩm

13


Nhóm: 06


mặt hàng của nó. Và sữa nó phù hợp với mọi lứa tuổi. Công ty đã phân ra từng mặt
hàng sản phẩm cho từng lứa tuổi: Người lớn, thanh niên và trẻ em. Thanh niên ngày nay
thường bận rộn với công việc của mình có khi còn chẳng để ý tới việc tự chăm sóc cho
bản thân mình hống gì cái dạ dày rỗng không. Họ có thể đi học mà chưa ăn gì, nhưng
tới trường chỉ cần 10 tới 15 phút họ có thể bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể bằng
cách mua một hộp sữa tươi 100% nguyên chất tuyệt trùng ngay dưới căng tin của
trường mình. Hay một số cha mẹ quá bạn rộn với công việc của mình cũng có thể chăm
sóc đứa con thân yêu của mình khi mỗi buổi sáng chúng bước ra cửa để tởi trườn bỏ
vào túi chúng những họp sữa tươi hay lon sữa mình pha cho buổi trưa cho chúng. Thật
nhanh gọn nhẹ phải không, đấy là những cái tiện dụng mà nhà sản xuất đưa ra để đáp
ứng kịp với như cầu thị trường.
Chính vì những thuận tiện như vậy nên công ty sữa Vinamilk cũng có những đối
thủ cạnh tranh trên thị trường như nhãn hiệu sữa Dutch Lady, Cô Gái Hà Lan, Sữa tươi
Ba Vì, Mộc Châu. Đấy là những đối thủ cạnh tranh của công ty. Các đối thủ có thể cạnh
tranh về giá, cạnh tranh về chủng loại , về thương hiệu và công chúng.
III. ĐI SÂU VÀO CÔNG TY VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH VỀ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK
3.1

Chính sách sản phẩm:

Chính sách sản phẩm giữ vị trí nền tảng, xương sống quyết định hiệu quản và
uy tín của công ty.
Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu ở Việt Nam. Từ khi bắt đầu đi vào
hoạt động 1976, công ty đã mở rộng hệ thống phân phối tại Việt Nam và đã làm đòn
bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng trai
và café cho thị trường. Tính theo doanh số và sản lượng, vinamilk là nhà sản xuất

hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm cảu Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ

Marketing cho sản phẩm

14

Nhóm: 06


lực là sữa nước vá sữa bột, sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghort ăn
và uống,pho mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục một các
sản phẩm,hương vị và quy cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Phần lớn sản phẩm
của công ty cung cấp trên thị trường dưới thương hiệu là Vinamilk, thương hiệu này
được bình chọn là “ một thương hiệu nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương
hiệu mạnh nhất do bộ công thương bình chọn năm 2006, Vinamilk được bình chọn
trong “top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao” từn năm 1995 đến 2008. HIện tại
công ty tập trung hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng tại Việt
Nam và xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

3.1.1 Mẫu Bao bì:
Xu thế tiêu dùng hiện nay rất chú trọng tới mẫu mã, bao bì sản phẩm nắm
được xu thế đó, nhiều công ty không ngần ngại đổ chi phí đầu tư vào bao bì. Dù sau
chiến dịch này, họ có thể mất lợi thế về giá bán,nhưng bù lại, doanh thu tăng mạnh
hơn và người tiêu dùng chú ý đến thương hiệu nhiều hơn.
Một ví dụ cho trường hợp này là Vinamilk. Đợt chuẩn bị mùa lễ tết sắp tới
Vinamilk không ngần ngại cho thiết kế, in ấn mang thông điệp xuân đên người tiêu
dùng. Chi phí Vinamilk bỏ ra cho các trương trình thay đổi mẫu mã như ông Trần
Bảo Minh, phó giám đốc Vinamilk, hồ hởi cho rằng bao bì bắt mắt đã làm tăng
doanh số dáng kể Vinamilk khi vừa mời tung hàng ra thị trường mấy tháng qua.
Cùng với việc ra nhập thị trường thế giới cũng như cạnh tranh trong

nước.Mẫu mã, bao bì luôn chiếm vị trí chiến lược trong marketing vì xu hướng tiêu
dùng hiện nay rất chú trọng bề ngoài sản phẩm, những sản phẩm thiết kế đẹp mắt

Marketing cho sản phẩm

15

Nhóm: 06


luôn nhận sự quan tâm của khách hàng bởi vậy mới nói là “ người bán hàng thầm
lặng”.
Theo thống kê của liên hiệp chế tạo máy móc Đức, 500 tỷ USD là giá trị sản
xuất bao bì toàn cầu. Ngày nay, ngành bao bì không chỉ được chú trọng tại các nước
phát triển, mà các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cũng coi trọng lĩnh
vực này. Đại diện phòng thương mại Đức tại Việt Nam nhận định: khi Việt Nam
mở cửa toàn thị trường bán lẻ vào năm 2009, chắc chắn sẽ có một cuộc “chiến bao
bì” giữa các công ty. Bởi hơn ai hết họ nhận thức được tầm quan trọng của bao bì
trong việc quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Hiện nay, tìm được công ty
nào đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như bao bì đẹp, tiện dụng, an toàn cho sản phẩm,
thân thiện môi trường….. cũng rất khó. Ngoài ra, duy trì các tiêu chí này càng khó
hơn bởi môi trường kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của con người luôn
thay đổi. Do đó, các công ty sẽ đầu tư chi phí mạnh vào bao bì; và khi đó, nghành
bao bì Việt Nam sẽ là nghành kinh doanh triệu đô.
3.1.2.

Danh mục sản phẩm của sữa Vinamilk:

Sản phẩm của sữa Vianmilk rất đa dạng và phong phú về chủng loại với trên
200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa đặc, sữa tươi, bột dinh dưỡng, sữa

tươi, kem, sữa chua, phomai. Và các sản phẩm khác như: Sữa đậu nành, nước ép
trái cây, nước uống đóng trai, trà. Với nhiều chủng loại sản phẩm, Vinamilk đã đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và góp phần thanh tán rủi ro của
công ty. Tuy nhiên cũng có những khó khăn ví dụ như công tác quản lý, bảo quản
sản phẩm, phân phối sản phẩm….Giải phẩm cần được đưa ra ở đây chú trọng tới
các sản phẩm được tiêu dùng nhiều, xóa bỏ những sản phẩm không được ưa
chuộng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số sản phẩm mang lại doanh thu cao
cho công tu cầ được chú trọng là:

Marketing cho sản phẩm

16

Nhóm: 06


Sữa đặc: (chiếm 34% doanh thu)
Sữa đặc là dòng sản phẩm chiếm doanh thu cao nhất trong cơ cấu doanh thu
trong nước của công ty. Năm 2007, dòng sản phẩm này đạt tỉ lệ tăng trưởng 38%
chiếm 79% thị phần.
Sữa tươi: ( chiếm 26% doanh thu)
Năm 2007, sữa tươi đạt mức tăng trưởng 18%, chiếm khoảng 26% tổng
doanh thu của công ty và có tỉ trọng góp cao thứ nhì vào doanh thu so với tất cả các
dòng sản phẩm của công ty. Sữa tươi Vinamilk chiếm 35% thị phần, đây là dòng
sản phẩm có tính đa dạng cao với nhiều nhãn hiệu. Tuy nhiên, Vinamilk đã phải
nhường lại vị trí dẫn đầu trên phân khúc thị trường này cho Dutch Lady, vì công ty
này có mối quan hệ công chúng mạnh hơn và chiếm được marketing tốt hơn.
Sữa bột và ngũ cốc ăn liền ( chiếm 24% doanh thu)
Sữa bột chiếm 24% doanh thu 2007 của Vinamilk. Vinamilk (cùng với
Abbott và Dutch Lady) là một trong ba công ty dẫn đầu ở thị trường Việt Nam về

doanh số sữa bột, trong đó Vinamilk chiếm 14% thị phần.
Sữa chua (chiếm 10% doanh thu)
Sữa chua uống vinamilk chiếm 26% thị phần sữa và sữa chua ăn chiếm 96%
thị phấn. Năm 2007, sảm phẩm này đạt mức tăng trưởng 10% so với năm 2006.
Nguyên liệu sữa luôn là vấn đề được công ty sữa đặc biệt lưu tâm và nguyên
liệu này chủ yếu là ngoại nhập giá rất cao và bị động trong khâu cung ứng. Một số
chiến lược đã được đưa ra và cho là khá thành công là kiểm soát chất lượng sữa tươi
như ký lại hợp đồng với các điều khoản bắt buộc, tuyệt đối không nhận sữa từ người
vắt thuê… Ngoài ra công ty còn kết hợp với công ty liên doanh Campia xây dụng
trung tâm huấn luyện kỹ thuật nuôi bò sữa tại Lâm Đồng..

Marketing cho sản phẩm

17

Nhóm: 06


Để chủ động về nguồn nhiên liệu cho các nhà mày chế biến sữa, đảm bảo sản
xuất ổn định lâu dài, lãnh đạo Vinamilk đã có chủ trương phát triển nguồn nhiên
liệu nội địa, giảm dần nhiên liệu nhập khẩu. Công ty quyết định đầu tu phát triển
các hình thức chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp khép kín, với công nghệ hiện
đại. Dự kiến, cty sẽ xây dựng các trang trại chăn nuôi bò sữa ở các tỉnh như: Lâm
Đồng, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bình Định, Bình Dương… vơi quy mô trang trại chăn
nuôi 2.000 con bò, cung cấp trung binh 30 triệu lít sữa/ năm. Nhờ đó giải quyết
được cơ bản vấn đề nghiên liệu sữa đối với công ty Vinamilk.
3.1.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Vinamilk đã không
ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm. Năm
1999, Vinamilk đã áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

quốc tế ISO 9002 và hiện đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế 9001:2000 . Việc này đa xua tan phần nào khoảng cách chất lượng so vơi sữa
ngoại nhập và làm tăng long tin, uy tín của công ty trên thị trường cạnh tranh
Hiện Vinamilk có trên 250 chủng loại sản phẩm, các sản phẩm đều đạt chất
lượng cao, được các tổ chức quốc tế kiểm định. Sữa đặc có đường, sữa đậu nành, sữa
chua, sữa bột Dielac của Vinamilk đã được xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Nam Phi, Trung
Đông và nhiều nước châu Á. Vơi nhiều chủng loại sản phẩm công ty đã đáp ứng tốt nhu
cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dung, bên cạnh đó thì cũng tạo điều kiện để phân
tán rủi ro. Người tiêu dung chú trọng tới chất lượng sản phẩm, các sản phẩm của
vinamilk đều đã được kiểm định bởi tổ chức quốc tế vì vây nó dễ dàng nhận được sự
quan tâm của khách hang.
Một trong các chiến dịch nâng cao chất lượng sản phẩm được cho là có tầm
ảnh hưởng đó là việc hợp tác vơi Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Theo đó chất lượng sản
phẩm vinamilk sẽ được đảm bảo bằng uy tín Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Việc này sẽ

Marketing cho sản phẩm

18

Nhóm: 06


tạo ra được long tin đối với người sử dụng khiến việc tiêu thụ hàng hóa trở lên nhanh
hơn.
Tuy nhiên, Vinamilk cũng đã gặp rắc rối với vụ sữa nhiễm khuẩn. Trên
trang điện tự Xaluan.com có đăng bài “Vinamilk phải chịu trách nhiệm về chất lượng
sản phẩm như cam kết”. Người đứng đầu Cục Vệ sinh ATTP cho rằng, Vinamilk đã rất
thẳng thắn khi đã đứng ra cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm. Điều đó cho thấy
công ty sẽ sẵn sang chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình như đã công bố.
Trên thực tế, trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang đã xét nghiệm thấy 7 loại vi

khuẩn, trong đó có 4 loại vi khuẩn vượt tiêu chuẩn qui định trong mẫu sữa tươi tiệt
trùng có đường loại 220 ml của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam được xem là sự cố đáng
tiếc, khiến người tiêu dùng rất hoang mang, lo ngại vì từng sử dụng sản phẩm sữa của
Công ty này. Liên quan đến sự cố trên, đại diện của Vinamilk cũng đã thừa nhận số sữa
nhiễm khuẩn trên là sản phẩm của công ty sản xuất. Tuy nhiên, Công ty này lại giải
thích số sữa bị nhiễm khuẩn trên là do lỗi trong việc đóng gói và vận chuyển.
Đối với những sản phẩm là lương thực, thực phẩm thì các công ty đều phải
rất cẩn trọng trong việc bảo quản, đảm bảo vệ sinh an tòan thực phẩm theo tiêu chuẩn.
Sữa tươi là một trong những sản phẩm khó khăn nhất để bảo quản. Thời hạn sử dụng
cũng ngắn hơn những thực phẩm khác vì vậy mà khó tránh khỏi việc bị hư hỏng. Trong
trường hợp này, công ty Vinamilk đã thẳng thắn nhận khuyết điểm và có đưa ra nguyên
nhân nhưng chưa rõ rang. Hơn nữa, cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục tình
trạng trên cũng như lời cam kết sẽ không còn việc tương tự nữa để người tin dùng tiếp
tục sử dụng sản phẩm.
3.1.4. Nghiên cứu sản phẩm mới
Nhu cầu người tiêu dùng luôn thay đổi vì vậy công việc của người đưa ra
chiến lược marketing là nghiên cứu và tìm ra sự thay đổi đó. Hiện công ty vinamilk đã

Marketing cho sản phẩm

19

Nhóm: 06


đưa ra một số sản phẩm mới rất hiệu quả. Trong đó phải kể đến 3 sản phẩm là sữa giảm
cân, bia, café moment.
 Sữa giảm cân
Hiện nay trẻ em béo phì ở Viêt Nam đang tăng cao điều nay đã tạo động lực
cho Vinamilk đưa ra thị trường sữa giảm cân và ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của

người tiêu dùng.
Qua nghiên cứu thực tế từ kết quả sơ bộ cuộc điều tra về tình hình thừa
cân, béo phì ở nước ta do Viện dinh dưỡng thực hiện gần đây, đã có 16,8% người
từ 25-64 tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi là 20,3% thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn châu Á.
Xuất phát từ thực tế tỉ lệ người béo phì và thừa cân ở Việt Nam ngày càng gia tăng
nhất là ở trẻ em.Đồng thời qua nghiên cứu thị trường sữa giảm cân Vinamilk nhận thấy
có ít đối thủ tham gia vào thị trường này .Vinamilk đã hình thành ý tưởng và cho ra sản
phẩm”Vinamilk Sữa Giảm Cân”.Sữa giảm cân giúp người thừa cân, béo phì kiểm soát
cân nặng thông qua chế độ ăn kiêng, giảm ngưỡng no và hoàn toàn duy trì dinh dưỡng
cho sinh hoạt hàng ngày.
Khác các sản phẩm trên thị trường, Vinamilk sữa giảm cân được xây dựng với
công thức hiệu quả và chế độ điều trị khoa học theo từng giai đoạn, hỗ trợ người thừa
cân kiểm soát cân nặng một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo duy trì được mọi sinh hoạt,
công việc hằng ngày.
Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường Vinamilk đã thử nghiệm sản phẩm
trên các đối tượng thừa cân, kết quả cho thấy sau 6 tuần sử dụng, người uống giảm được
khoảng 5,9% trọng lượng cơ thể (khoảng 3,9 kg), vòng bụng giảm 5 cm, tỷ lệ mỡ cơ thể
giảm 2%. Ngoài ra, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy sản phẩm đạt tiêu chuẩn về mùi vị,
dễ uống, tiện dụng và người dùng vẫn duy trì mọi hoạt động sinh hoạt, làm việc bình
thường. Với mục tiêu nghiên cứu và đưa ra giải pháp giảm cân hiệu quả, an toàn phù
hợp với thể trạng người Việt Nam, sản phẩm Vinamilk sữa giảm cân là một bước đột

Marketing cho sản phẩm

20

Nhóm: 06


phá mới giúp đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Một cân nặng như ý cùng

cơ thể khỏe mạnh là điều hoàn toàn có thể đạt được.
 Bia
Hiện nay, bia là một loại thức uống rất phổ biến tại Việt Nam, được minh chứng
qua sản lượng bia sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng trong vài năm qua. Nhận thấy xu
hướng này, Vinamilk đã ngay lập tức nhảy vào thì trường sôi động này bằng việc liên
doanh với SAB Miller (công ty sản xuất bia lớn thứ nhì thế giới về sản lượng bia) để
sản xuất bia Zorok với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD. Vinamilk đã góp khoảng 50%
vốn trong liên doanh này. Lượng bia sản xuất trong nước năm 2003 là 1,3 tỷ lít, tăng lên
1,4 tỷ lít trong năm 2004 và có thể sẽ đạt 2,5 tỷ lít vào năm 2010. Bia Zorok được đưa
ra thị trường vào đầu năm 2007 và đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khách hàng.
 café moment:
Nền kinh tế đang ngày càng hội nhập, áp lực công việc cũng theo đó tăng nên.
Điều này đòi hỏi mọi người phải luôn tỉnh táo trong công việc, giải pháp lựa chọn nhiều
nhất của họ là uống café. Vì thế thị trường café đã nóng lên trông thấy. Ngay sau đó,
năm 2005 vinamilk đã có mặt trên thị trường với sản phẩm café moment do mới tham
gia thị trường lại bị cạnh tranh gay gắt lên vinamilk không gây được tiếng vang lớn.
Khồng chịu khuất phục và với lợi thế chi cho marketing rất cao(lên đến 2 triệu usd)
Vinamilk đã đưa ra hàng loat chiến lược để chiếm lĩnh thị trường. Một trong số chiến
lược có hiệu quả nhất là thuê Câu lạc bộ bóng đá Arsenal (Câu lạc bộ bóng đá Arsenal là một trong những đội
bóng thành công nhất trong lịch sử bóng đá Anh ) sang Việt Nam để quảng bá sản phẩm và nhãn hiệu
của Công ty cổ phần sữa Việt

Cafe Moment

Nam Vinamilk. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Marketing của Vinamilk

vừa cho biết, việc ký kết này sẽ diễn ra vào giữa tháng 5/2008. Vơi chiến lược này vinamilk đã rất thành công trong việc
dựa vào uy tín của đội bong Arsennal để mở rộng thương hiệu sản phẩm café moment. Theo đó sẽ làm gia tăng thị phần và
đẩy mạnh xuất khẩu nhãn hiệu này .


Vinamilk đang đặt kỳ vong lớn cho sự trở lại của café

moment. Hướng tới mục tiêu trở thành nhãn hiệu café hòa tan và café rang xay hang
đầu Việt Nam, theo đó, café moment sẽ chiếm khoảng 5% thị phần vào 2008, 15 % thị

Marketing cho sản phẩm

21

Nhóm: 06


phần vào 2009 và 30% thị phần vào 2010 tại thị trường Việt Nam. Sau khi chiếm thị
phần ổn định trong nước thì vinamilk có xu hướng phát triển café moment ra bên ngoài.
Tóm lại, Vinamilk đã rất thành công trong các chiến lược sản phẩm của mình.
Các chiến lược đưa ra đều dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường nên có hiệu quả tức
thì. Thêm vào đó ngân sách chi cho quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới rất lớn tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đưa thông tin tới người dùng. Chất lượng sản phẩm vinamilk
cũng rất được chú trọng và đã tạo được lòng tin với khách hàng. Bao gói Vinamilk đơn
giản nhưng đầy đủ và đẹp mắt nên cũng gây được sự sự chú ý của đông đảo người tiêu
dùng.

3.2

Các mặt tích cực và tiêu cực của công ty :

3.3.1. Mặt tích cực (điểm mạnh)
- Thương hiệu Vinamilk gắn liền với ưu thế vượt trội đó là sữa tươi. Các sản
phẩm sữa tươi của Vinamilk (tùy theo tên gọi) có tỉ trọng sữa tươi từ 79% - 99%.
- Vinamilk đã phát triển và mở rộng được hệ thống phân phối sông rộng, xem

đó là sương sống cho chiến lược kinh doanh dài hạn.
- Giá cả cạnh tranh cũng là thế mạnh của Vinamilk.
- Với kinh nghiệm hơn 30 năm phục vụ người tiêu dùng , hiểu rõ nhu cầu
dinh dưỡng và các kiến thức ứng dụng tiên tiến về sản phẩn sữa của thế giới.
- Vinamilk có lợi thế về giây chuyền sản xuất đã đầu tư hàng trục triệu USD
thuộc dòng hiện đại, cớ thể sản xuất được các sản phẩm đạt chất lượng theo đúng
tiêu chuẩn.

Marketing cho sản phẩm

22

Nhóm: 06


- Công nghệ tuyệt trùng UHT hiện đại và tiên tiến. Với công nghệ này, sản
xuất không những đảm bảo được dinh dưỡng gần như chọn vẹn, an toàn mà có thể
bảo quản ở nhiệt độ thông thường trong thời gian dài (6 tháng).
- Cty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa. Sản phẩm đều đạt chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Không ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng nhiều nhà máy trên khắp cả
nước.
3.3.2. Mặt tiêu cực (điểm yếu):
- Điểm yếu của Vinamilk là có những sản phẩm tốt, thậm chí có những thương
hiệu mạnh, nhưng khâu marketing yếu.
- Hoạt động marketing của công ty chủ yếu ở miền Nam, trong khi miền Bắc
chiếm tới 2/3 dân số cả nước lại chưa được công ty đầu tư mạnh cho các hoạt động
marketing.
- 30% doanh thu của công ty là từ suất khẩu, thị trường chính là Iraq, campuchia
và một số nước khác. Tình hình bất ổn ở Iraq khiến doanh thu ở thị trường này suy

giảm.
- Vận chuyển sữa, nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ lẻ chất với số lượng
lớn, việc bốc dỡ, quăng quật làm tổn thương bao bì.
- Việc quản lý tốt các đại lý đặc biệt tại các tỉnh nhỏ vùng sâu vùng xa lại đặt ra
một thách thức rất lớn đối với Vinamilk.
- Vinamilk chưa có một cơ quan độc lập để kiểm tra chất lượng sản phẩm và
công bố tới người tiêu dùng

Marketing cho sản phẩm

23

Nhóm: 06


- Thị trường của Vinamilk rộng khắp nước nên việc quản lý, giám sát không chặt
chẽ.
3.3.3 Giải pháp và kiến nghị:
- Xây dựng một chiến lược marketing mới phù hợp với mục tiêu chiến lược
của công ty đây là yêu cầu cần thiết của việc giải quyết các mặt hạn chế của công
ty.
- Phân tích khách hàng đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế phải được thực
hiện nghiêm túc và khách quan nhất.
- Cập nhật biến động thị trường, sức cạnh tranh để có chiến lược marketing
cho sản phẩm phù hợp.
- Do công ty nhập khẩu những công nghệ máy móc mới tiên tiến hơn nên
công việc xây dựng và đạo tạo đội ngũ kỹ sư có trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu cho
việc điều hành và sử dụng máy.
- Tập chung khuyến khích nông dân và thu mua sản phẩm cuẩ họ làm ra với
đúng giá của nó. Không được ép giá người dân quá mức. phải có các khoản hỗ trợ

trang trại cho nông dân.
- Việc bình ổn giá của các loại mặt hàng sữa cũng rất cần thiết vì vậy công ty
cần nên giữ giá cả ở một mức nào đó phù hợp với người tiêu dùng ở thời kỳ lạm
phát như hiện nay.

Marketing cho sản phẩm

24

Nhóm: 06


KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển, đổi mới của đất nước, tính tới nay Công ty cổ phần sữa
Việt Nam Vinamilk đã thành lập được 31 năm. Dấu ấn sâu đậm nhất của chặng đường
này chính là đã tạo dựng được một thương hiệu Vinamilk không chỉ mang tầm quốc
gia, mà còn vươn ra thị trường thế giới.
Để một sản phẩm khi tung ra thị trường tồn tại và phát triển được thì bất kỳ công
ty nào cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm đúng đắn phù hợp với
tình hình thị trường cũng như của công ty. Cùng với các chiến lược khác chiến lược sản
phẩm là một trong những chiến lược quan trọng ảnh hưởng quyết định đến doanh thu,
lợi nhuận cũng như sự sống còn đối với doanh nghiệp.Vì vậy việc xây dựng chiến lược
sản phẩm là khâu thiết yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Chính vì những lý do nhưu vậy công ty đã đưa ra những chiến lược kinh
doanh của riêng mình, phù hợp với tiềm lực của mình và thị trường hướng tới. Trong
đó, chiến lược marketing của công ty đã khá thành công. Điều đó được phản ánh rõ qua
con số doanh thu mà mỗi năm công ty thu về.

Marketing cho sản phẩm


25

Nhóm: 06


×