Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.41 KB, 16 trang )

I.
II.
I.
1.

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Oanh.
Lớp ĐH kinh doanh xuất bản phẩm 7B
MSSV:1350131046.
BÀI TIỂU LUẬN
Chủ đề: Giớ thiệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phân tích tác phẩm nổi bật của một tác già trong
các thời kì của lịch sử ngành XB-PH Việt Nam; Làm rõ mối quan hệ, ảnh hưởng của tác giả, tác
phẩm đến sự phát triển của nền văn hóa ViệtNam trong thời kì lịch sử đó.
Bài làm
Mục lục
Giới thiệu về Hồ Chí Minh.
Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.
Giới thiệu về Hồ Chí Minh.
Vài nét về tiểu sử
Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên (làng
Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Thân phụ của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Thời trẻ, Người học chữ Hán ở nhà, sau đó học tại Trường Quốc học Huế, và có một thời gian
ngắn dạy học ở trường Dục Thanh- một trường của tổ chức yêu nước ở Phan Thiết (thuộc tỉnh Bình
Thuận).
Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và
nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công
nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng
và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và
sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã
nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.


Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị
Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các
quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .
Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ
phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này
đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu
nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên
truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo
“Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”, ... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực
dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc
địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp
nhân dân.
Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về
chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần


thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm
1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông
của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc
được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á .
Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị
áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng
Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng
thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp
hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt
Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng,
chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ
Nguyên Giáp chỉ huy.
Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì
Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ
Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ
lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng
khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố
trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân
Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền
Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm
Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi
toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết.
Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của


chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm
vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam.

Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí
Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân
dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo
vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu
Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại,
một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến
dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc
bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc
(UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và
nhà văn hóa kiệt xuất” .
2.

Sự nghiệp văn học
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, đồng thời là một nhà
hoạt động lỗi lac của phong trào Quốc tế cộng sản. Cùng với sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người
còn để lại một sự nghiệp văn học to lớn.
2.1. Quan điểm sáng tác
Hồ Chí Minh đã sáng nhiều tác phẩm văn học có giá trị thuộc nhiều thể loại. Người am hiểu quy
luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ. Điều đó được thể hiện trực tiếp trong hệ thống quan điểm
văn học nghệ thuật của Người.
a, Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà
văn cũng phải có tinh thần xung phong như chiến sĩ ở ngoài mặt trận:
“Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”, Nam Trân dịch)
Chất “thép” ở đây chính là tính chiến đấu của thơ ca và văn học nghệ thuật. Về sau, trong thư gửi
các họa sĩ nhân dịp triểm lãm hội họa 1951, Người lại khẳng định:”Văn hóa nghệ thuật cũng là một

mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
b, Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Trong buổi khai mạc
phòng triển lãm văn hóa, Người nhận xét một số tác phẩm hội họa “chất thơ mộng nhiều quá, mà
cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”, Người căn dặn nhà văn phải “Miêu tả cho hay, cho chân thật và
cho hung hồn” hiện thực phong phú của đời sống và phải “giữ tình cmar chân thật”, “nên chú ý phát
huy cốt cách dân tộc” và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Hồ Chsi Minh đề cao
sự sáng tạo của người nghệ sĩ; Nhười nhắc nhở”chớ gà bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo…”.
c, Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định
nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi:”Viết cho ai?”(đối tượng), “Viết để
làm gì?” (mục đích), sau đó mới quyết định “Viết cái gì?” (nội dung) và viết thế nào?” (hình thức).
Và tùy từng trường hợp cụ thể, Người đã vận dụng phương châm đó theo những cách khác nhau. Vì


thế, những tác phẩm của Người chẳng những có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực mà còn có
hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng.
2.2.
Di sản văn học
Văn chương không phải là sự nghiệp chính của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bên cạnh sự nghiệp cách
mạng vĩ đại, Người còn để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể
loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật.
a, Văn chính luận
Từ những thập niên đầu thế kỉ XX, các bài văn chính luận mang bút danh Nguyễn Ái Quốc viết
bằng tiếng Pháp đăng trên báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền đã thể hiện tính
chiến đấu hết sức mạnh mẽ. Các tác phẩm này lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân
Pháp đối với các nước thuộc địa, kêu gọi những nô lệ bị áp bức liến hiệp lại, doàn kết đấu tranh.
Tiêu biểu nhất cho văn chính luận của người ở giai đoạn này là “Bản án chế độ thực dân Pháp”,
xuất bản lần đầu ở Pa-ri năm 1925. Bản án đã tổ cáo một cách đanh thép tội ác của thực dân Pháp
đối với nhân dân các nước thuộc địa: “ép buộc hang vạn dân bản xứ phải đổ máu vì “mẫu quốc”
trong Chiến tranh thế giới thứ nhất; bóc lột và đầu độc họ bằng sưu thuế, rượu và thuốc phiện; tổ
chức một bộ máy cai trị bất chấp công lí và nhân quyền,… Tác phẩm lôi kéo người đọc không chỉ

bằng những sự thật chân thực, cứ liệu phong phú, chính xác mà còn ở thái độ tình cảm sâu sắc ,
mãnh liệt của tác giả và nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, giàu chất trí tuệ.
Nói đến văn chính luận của Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến bản Tuyên ngôn Độc lập.
Van kiện chính trị này không chỉ mang ý nghĩa lịch sử trọng đại mà còn là một áng văn chính luận
tiêu biểu, mẫu mực. Tiếp sau Tuyên ngôn Độc lập là những áng văn chính luận nổi tiếng như Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến n(1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966), Những văn kiện
quan trọng này được viết trong giờ phút thử thách đặck biệt của dân tộc, văn phong vừa hào sảng
vừa tha thiết làm rung động tái tim hang triệu người Việt Nam yêu nước. Những án văn chính luận
của Hồ Chí Minh được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng
yêu, ghét nồng nàn, sâu sắc của một trái tim vĩ đại được biểu đạt bằng những lời văn chặt chẽ, xúc
tích
b, Truyện và kí
Trong thời gian hoạt động ở Pháp, ngoài những tác phẩm chính luận, Nguyễn Ái Quốc còn sáng
tác một số truyện ngắn, kí, tiểu phẩm; sau này được tâp hợp lại tất cả trong tập Truyện và kí. Đó là
những truyện viết bằng tiếng Pháp, đăng báo ở Pa-ri như Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trung
Trắc(1922), Con người biết mùi hun khói(1922), Đồng tâm nhất trí(1922), “Vi hành”(1923), Những
trò lố lăng hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925),…Những truyện này, nói chung, đều nhàm tố cáo
tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân, phong kiến và tay sai đối với nhân dân
lao đông các nước thuộc địa, đồng thời đề cao tấm gương yêu nước và cách mạng. Bằng một bút
pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên được những tình huống
truyện độc đáo, hình tượng sinh động, sắc sảo. Qua những thiên truyện này, người đọc có thể nhận
ra một cây bút văn xuôi tài năng với trí tưởng tượng phong phú, một vốn văn hóa sâu rộng, một trí
tuệ sắc sảo và một trái tim tràn đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng. Ngoài tập Truyện và kí nói
trên, Người còn viết một số tác phẩm khác như Nhật kí chìm tàu(1931), Vừa đi đường vừa kể
chuyện(1963),…
c, Thơ ca
Tên tuổi của nhà thơ Hồ Chí Minh gắn liền với tập thơ chữ Hán Ng ục trung nhật kí (Nhật kí trong
tù) – một tập nhật kí bằng thơ được viết trong thời gian Người đang bị chính quyền Tưởng Giới
Thạch giam cầm từ mùa thu 1942 đến mùa thu năm 1943. Tác giả đã ghi lại những gì mắt thấy, tai
nghe trong nhà tù và trên đường đi đày từ nhà lao này đến nhà lao khác tại Quảng Tây, Trung Quốc.

Tập thơ đã tái hiện một cách chân thật, chi tiết bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Quốc dân đảng và
một số hình ảnh xã hội Trung Quốc những năm 1942-1943 với ý nghĩa phê phán sâu sắc.


Tuy nhiên,Nhật kí trong tù chủ yếu ghi lại tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, phản ánh
tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của
chốn lao tù. Nhờ vậy, qua tập thơ, ta nhận ra bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh. Đó là một con
người có nghị lực phi thường ; tâm hồn luôn khao khát tự do hướng về Tổ quốc; vừa nhận cảm
trước vẻ đẹp của thiên nhiên, dễ động lòng trắc ẩn trước nỗi đau khổ của con người vừa có con mắt
sắc xảo nhìn thấy những nghịch lí của một chế độ xã hội thối nát để tạo ra những tiếng cười đầy chí
tuệ. Nói như Đặng Thai Mai, đọc Nhật kí trong tù “ thực sự cảm thấy đứng trước một con người cao
cả vĩ đại”. nhà văn Viên Ưng ( Trung quốc ) khẳng định đã tìm thấy ở tập thơ “ một tâm hồn vĩ đại
của bậc đại trí, đại nhân , đại dũng”.
Nhật kí trong tù là một tập thơ đặc sắc, đa dạng và linh hoạt về bút pháp, kết tinh giá trị tư tưởng
và nghệ thuật thơ ca của Hồ Chí Minh.
Ngoài Nhật kí trong tù, còn phải kể đến một số chum thơ Người làm ở Việt Bắc từ năm 1941
đêbs năm 1945 và trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh những bài được viết nhằm mục
đích tuyên truyền như Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ,… là những bài thơ nghệ thuật
vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần hiện đại như Pác Bó hung vĩ, Tức cảnh Pác Bó (viết
trước cách mạng); Thướng sơn(lên núi), Đối nguyệt (với trăng), Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng),
Thu dạ (Đêm thu), Báo tiệp (Tin thắng trận, Cảnh khuya (viết trong kháng chiến chống Pháp). Nổi
bật trong thơ Người là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà” mà phong thái vẫn ung
dung, tâm hồn luôn hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của một nahf cách mạng vĩ đại luôn
luôn làm chủ tình thế, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng, tuy trước mắt còn bao gian nan,
thử thách.
2.3.
Phong cách nghệ thuật
Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng.
Nhìn chung, ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca, Hồ Chí Minh đều
tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn.

Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng
chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. Văn chính luận mà thấm đượm
tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng văn chính luận cũng đa dạng: khi ôn tồn, thấu tình, đạt lí; khi đanh
thép, mạnh mẽ, hùng hồn.
Nhưng tác phẩm truyện và kí của Người rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu và nghệ thuật trào
phúng sắc bén. Tiếng cườ trào phúng của Nguyễn Ái Quốc tuy nhẹ nhàng hóm hỉnh, nhưng thâm
thúy sâu cay. Phạm Huy Thông nhận xét: “ Văn tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc có đặc điểm nổi
bật là dí dỏm , hài hước. Điều đó không ngăn Người đã viết nên những lời thắm thiết, trữ tình khi
xúc động.”
Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh. Thơ của Người chia làm
hai loại, mỗi loại lại có những nét phong cách riêng. Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền
cách mạng thường được viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian
hiện đại. Những bài thơ nghệ thuật viết theo cảm hứng thẩm mĩ hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển, bằng
chữ Hán, mang đcặ điểm của thơ cổ Phương Đông với sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với
bút pháp hiện đại. Nhà phê bình người Pháp Rô-giê Đơ-nuy nhận xét: “ Thơ Người nói ít mà gợi
nhiều, loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lặng, không phô diễn mà khép lại trong
đường nét để cho người đọc thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời”.
Nhìn chung, trong văn chính luận, truyện, kí hay thơ ca, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí
Minh đều hêt sức phong phú đa dạng mà thống nhất. Đó là cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị,
sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị
và sâu sắc nhất tư tưởng và tình cảm của người cầm bút.
Kết luận:
Văn thơ Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp
cách mạng vĩ đại của Người. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của
cách mạng Việt Nam, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh


thần của các dân tộc. Những tác phẩm văn học xuật sắc của Hồ Chí Minh đã thể hiện chân thật và
sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Người. Tìm hiểu văn thơ của Hồ Chí Minh, người
đọc thuộc nhiều thế hệ sẽ tìm thấy những bài học cao quý.

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.

II.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, tổng khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” trước năm vạn nhân dân thủ đô Hà
Nội.
Bản “Tuyên ngôn độc lập” là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những người con anh dũng của
Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản “Tuyên ngôn độc lập” là
kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam” (Trần Dân Tiên).
Mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”, Bác đã nêu lên “những lẽ pahỉ không ai chối cãi được”. Bất ngờ nhất là “những lẽ phải” ấy Bác rút
ra từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Pháp và nước Mĩ. Không phải chỉ người Việt Nam, mà ngay cả người Mĩ cũng bàng
hoàng khi nghe lời mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là một “lời bất hủ” trong bản Tuyên ngôn
độc lập năm 1776 của nước Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quỳen không ai có thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Để làm nổi bật tính phổ
biến của những lẽ phải, Bác còn nêu lên một câu trong bản Tuyên ngôn NHân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Bác

mở

đầu

bản

Tuyên

ngôn

như


vậy



mấy

lẽ:

Trước hết, bản “Tuyên ngôn độc lập” không phải nói với đồng bào trong nước mà còn tuyên bố trước nhân dân thế giới, tuyên bố cho
bọn

đế

quốc

thực

dân

đang

lăm

le

cướp

nước


ta

một

lần

nữa.

Một lẽ nữa là Bác muốn cho nhân dân ta và nhân dân thế giới biết là dân tộc Việt Nam đứng về phía “lẽ phải”, về phía văn minh của
nhân

loại.

Bác

lập

luận

như

vậy

còn



để

sửa


soạn

kết

tội

thực

dân

Pháp.

Những “lời bất hủ” trong bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp đã trở thành cơ sở pháp lí để Bác kết tội thực dân Pháp.
“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.
Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Sau khi kết tội một cách khái quát như vậy đối với thực dân Pháp, Bác
còn đi sâu vào từng mặt để lột mặt nạ bảo hộ của thực dân Pháp trước toàn thể nhân loại. “Về chính trị,chúng tuyệt đối không cho
nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”. Lối kể tội của tác giả hùng hồn và đanh thép. Cách lập luận trùng điệp như: “Chúng thi
hành…”, “Chúng lập ra…”, “Chúng thẳng tay chém giết…” thể hiện được tội ác chồng chất của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.
Cách dùng hình ảnh của tác giả làm nổi bật sự tàn bạo của thực dân Pháp. “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước
thương
Về

nòi
kinh

của
tế,

ta.

Bác

Chúng

tắm

các

cũng

kết

tội

cuộc
thực

khởi

nghĩa

của

ta

dân

Pháp

từ


khái

trong

những

quát

bể

đến

máu”.

cụ

thể:

“Chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thồn, nước ta xơ xác, tiêu điều”. Bác quan tâm đến tất cả các
hạng người như “dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng”, “chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”. Lập luận như vậy là
Bác

muốn

tranh

thủ

sự


ủng

hộ

của

khối

đại

đoàn

kết

toàn

dân

trong

công

cuộc

bảo

vệ

nền


độc

lập.


Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp là đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông
Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thức dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu
hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị
đến

Bắc

Kì,

hơn

hai

triệu

đồng

bào

ta

bị

chết


đói”.

Tác giả cũng không bỏ sót những tội ác khác của bọn thực dân Pháp như “trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”, tội
“thẳng

tay

khủng

bố

Việt

Minh

hơn

nữa”,

tội

“giết

nốt

số

đông




chính

trị



Yên

Bái



Cao

Bằng”.

Kết tội thực dân Pháp một cách hùng hồn và đanh thép như vậy, tác giả nhằm đạt được mấy ý nghĩa sau đây:
Phơi bày bản chất tàn bạo, dã man của thực dân Pháp, lột mặt nạ “khai hoá”, “bảo hộ” của chúng trước nhân dân toàn thế giới.
Khơi dậy lòng căm thù của nhân dân ta đối với thực dân Pháp để nhân dân ta quyết tâm bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được.
Tác giả biểu dương sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc chống thực dân phong kiến để giành lấy nền độc lập “Pháp chạy,
Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.
Dân

ta

lại

đánh


đổ

chế

độ

quân

chủ

mấy

mươi

thế

kỉ



lập

nên

chế

độ

Dân


chủ

Cộng

hoà”.

Biểu dương truyền thống bất khuất của dân tộc, tác giả nhằm kích thích tinh thần tự hào dân tộc, kích thích ý chí đấu tranh để nhân
dân ta quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân Pháp. Mặt khác, nhằm cảnh cáo những kẻ thù ngoại bang mà nguy hiểm nhất là đế
quốc Pháp bấy giờ (thực dân Pháp chưa từ bỏ mộng “bảo hộ” nước ta một lần nữa). Đoạn văn này, tác giả diễn tả đầy hào khí. Chỉ có
9 chữ (“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”), Bác dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và cực kì oanh liệt của dân
tộc ta. Lời tuyên bố của Bác thật là hùng hồn: “Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho
toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam,
xoá

bỏ

tất

cả

mọi

đặc

quyền

của

Pháp


trên

đất

nước

Việt

Nam”.

Bác cũng khéo léo tranh thủ sự ủng hộ của Đồng minh đối với nền độc lập mà dân tộc ta đã đổ xương máu để giành lại: “Chúng tôi tin
rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không
thể

không

công

nhận

quyền

độc

lập

của

dân


Việt

Nam”.

Sau khi trình bày những lí lẽ hùng hồn và đanh thép, thấu ló, đạt tình, Người tuyên bố độc lập: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ
lâm

thời

của

nước

Việt

Nam

Dân

chủ

Cộng

hoà,

trịnh

trọng


tuyên

bố

với

thế

giới

rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem
tất

cả

tinh

thần



lực

lượng,

tính

mạng




của

cải

để

giữ

vững

quyền

tự

do,

độc

lập

ấy”.

Với lời tuyên bố hùng hồn và đanh thép đó, một lần nữa, Người dẹp tan mối hoài nghi của một số người trong nước và nhân dân thế
giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Người cũng nêu lên nhiệm vụ trọng đại của dân tộc ta trong giai đoạn này là “quyết đem tất
cả

tinh


thần



lực

lượng,

tính

mạng



của

cải

để

giữ

vững

quyền

tự

do,


độc

lập

ấy”.


“Tuyên ngôn Độc lập” là kiệt tác của Hồ Chí Minh. Bằng tâm huyết và tài hoa, Người đã thể hiện được khí phách của cả một dân tộc
đang vùng dậy chống đế quốc, thực dân phong kiến, giành độc lập tự do cho nước nhà. Với “Tuyên ngôn Độc lập”, lần đầu tiên nước
Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do và độc lập và nhân dân thế giới cũng thấy được tinh thần quyết
tâm

bảo

vệ

nền

độc

lập

của

dân

tộc

Việt


Nam.

“Tuyên ngôn Độc lập” là một tác phẩm chính luận mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lí lẽ đanh thép hùng hồn, thấu tình đạt lí. Câu văn gọn
gàng, trong sáng một cách kì lạ, thuyết phục người nghe, người đọc vừa bằng lí lẽ hùng hồn, vừa bằng hình ảnh sinh động. Và kì tài
là Người giải quyết nhiều vấn đề trọng đại của lịch sử trong một bản Tuyên ngôn khoảng 1000 chữ.

1-Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Khi tôn vinh
Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất và Anh hùng giải phóng dân tộc, tổ chức UNESCO đã ghi
nhận: Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân
tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong
việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau…
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một
nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý.
Trước hết đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước.
Hồ Chí Minh đã làm phong phú nội dung của chủ nghĩa yêu nước. Yêu nước đối với Người là gắn
liền với yêu nhân dân. Người nói, lòng thương yêu nhân dân và nhân loại của Người không bao giờ
thay đổi…Người có một ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được độc lập, dân ta có cơm ăn, áo
mặc và được học hành. Người đã nêu ra chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân” và phát triển
những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước. Đó là yêu nước dựa trên quan điểm giai cấp công
nhân, yêu nước mở rộng ra thành tình yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, những
người cùng khổ, đối với giai cấp công nhân các nước trên thế giới. Trên cơ sở tư tưởng của giai cấp
công nhân, Người đã nêu ra nội dung mới: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa
xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới ngày một ấm no thêm, Tổ quốc ngày một
giàu mạnh thêm.
Trong các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân,
tương ái là những nét hết sức đặc sắc. Truyền thống này hình thành một lúc với sự hình thành dân
tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Người Việt
Nam gắn bó với nhau trong tình làng, nghĩa xóm. Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh bốn

chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh). Người thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã
từ lâu sống với nhau có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy được Người nâng lên cao đẹp hơn, trở thành
tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Ngay cả khi tiếp thu lý luận
Mác-Lênin-đỉnh cao của trí tuệ nhân loại-cũng phải trên nền tảng của giá trị truyền thống. Người
nhấn mạnh: Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao
nhiêu kinh sách mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được…Tư
tưởng đại nhân, đại nghĩa ở Hồ Chí Minh là phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tự do,
hạnh phúc của con người, là cứu nước, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, tạo mọi điều kiện cho
con người phát triển. Trong văn hóa đạo đức Việt Nam, chữ “Nghĩa” có ý nghĩa là lẽ phải, ngay
thẳng. Nguyễn Trãi đã từng nói: Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên “công to phải
lấy nhân nghĩa làm đầu”, Hồ Chí Minh lấy chữ nghĩa để phân rõ bạn thù. Ai làm điều gì có lợi cho


nhân dân, cho Tổ quốc đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc đều là kẻ
thù.
Trong những giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh đã kế thừa tinh thần cộng đồng,
một lối sống thành thực, thân ái, những thuần phong mỹ tục, trở thành những yếu tố đậm nét trong
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngay từ năm 1947, trong khi cuộc chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, người đã nói
đến đời sống mới của một người, một nhà, một làng và khắp cả nước. Xoay quanh hạt nhân của đời
sống mới là cần, kiệm, liêm, chính. Hồ Chí Minh đã nói đến thuần phong mỹ tục, không có cờ bạc,
hút xách, bợm bài, trộm cắp. Người nhắc đến tục ngữ “lá lành đùm lá rách”, “đói cho sạch rách cho
thơm”. Và, nếu một mình no ấm mà nỡ để đồng bào xung quanh đói rét…, thì dù giàu cũng không
hưởng được. Người nói: Cách cư xử đối với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp
đỡ…Nhiều lần, Người nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển thuần phong mỹ tục, tức là phát
triển một trong những giá trị truyền thống. Mặt khác, khi trân trọng giữ gìn thuần phong mỹ tục, Hồ
Chí Minh luôn gắn với việc phê phán, bài trừ đồi phong, bại tục. Người đã nói đến việc “khôi phục
vốn cũ” với một tinh thần trân trọng các giá trị của người xưa để lại như: tương thân tương ái, tận
trung với nước, tận hiếu với dân…Song, Người yêu cầu xóa bỏ cái xấu (tính lười biếng, tham
lam…), sửa đổi các phiền phức (cúng bái, cưới hỏi quá xa xỉ…).

2- Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Nói đến văn hóa nhân loại có tầm cỡ vĩ đại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối với Hồ Chí Minh là phải
nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã tiếp thu phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin
và ứng dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, đưa cách mạng Việt Nam giành nhiều
thắng lợi vĩ đại và cống hiến nhiều vào kho tàng lý luận mác-xít cũng như phương pháp hoạt động
sáng tạo của cuộc cách mạng vô sản.
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tư chất thông minh tuyệt vời, từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã
được giáo dục Hán học và đã tiếp thu nền văn hóa phương Tây tại trường Quốc học Huế. Khi bôn
ba khắp năm châu, bốn bể, Người vừa hoạt động cách mạng, vừa học hỏi không ngừng. Người đã
thông thạo các ngôn ngữ tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại, am tường các nền văn hóa
Đông, Tây, kim, cổ. Khi tiếp thu các nền văn hóa, Người bao giờ cũng phân tích các yếu tố giá trị
toàn nhân loại và vĩnh cửu. Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng tinh thần văn hóa nhân loại.
Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa và tỏa ra một nền văn hóa của
tương lai.
Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng đắn vai trò
của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Khổng Tử và đã đặc biệt khai thác những mặt tích cực của
tư tưởng Nho giáo.
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo. Đó là trong Nho giáo có
những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh
phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi…Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt
tích cực của nó và khuyên chúng ta “nên học”. Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao
văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết chán, dạy không biết
mỏi”. Về điểm này, Nho giáo hơn hẳn các học thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ
trương ngu dân để dễ cai trị.
Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tich cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm
vụ cách mạng.
Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái, độ lượng, khoan
dung - những nét đặc trưng của giáo lý đạo Phật.
Thứ nhất là, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân - một
tình yêu bao la không chỉ dành cho con người mà dành cho cả chim muông, cây cỏ.

Thứ hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện.
Thứ ba là, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp.


Thứ tư là, Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (một
ngày không làm, một ngày không ăn), đề cao lao động, chống lười biếng. Cuối cùng, Phật giáo vào
Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta,
đã hình thành nên Thiền phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống không xa rời, lẩn tránh mà gắn
bó với đời sống của nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân
dân, chống kẻ thù dân tộc.
Như thế, có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và
nhân dân lao động. Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm
nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa về các nhà tư tưởng phương Đông như Lão
Tử, Mặc Tử, Quản Tử…trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh. Cũng như sau này, khi đã trở
thành người mác-xít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm hiểu thêm về Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung
Sơn và tìm thấy trong đó “những điều thích hợp với điều kiện nước ta”. Các tiêu chí của chủ nghĩa
Tam dân là dân tộc - độc lập; dân quyền - tự do; dân sinh - hạnh phúc đã được Hồ Chí Minh rút gọn
trong quốc hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Là người mác-xít tỉnh táo và sáng
suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để
phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nước ta.
Lĩnh hội tư tưởng văn hóa phương Tây: Trong ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ
Chí Minh sống chủ yếu ở châu Âu nên cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ
và cách mạng của phương Tây
Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở Niu Oóc, làm thuê và thường đến thăm khu ở
của người da đen. Trong các bài viết sau này, Người thường nhắc đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc
lập, cho quyền sống của con người được ghi lại trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ.
Người đã tiếp thu giá trị của tư tưởng nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng
trong bản tuyên ngôn này. Sau này Người đã phát triển nó thành quyền sống, quyền độc lập, quyền
tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Nội dung nhân quyền được Người nâng lên

một tầm cỡ mới trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945.
Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp và quyết định sống và hoạt động ở thủ đô nước Pháp có ý
nghĩa lịch sử rất lớn, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời mình.
Là thủ đô của nước Pháp, Pa-ri cũng đồng thời là trung tâm văn hóa - nghệ thuật của châu Âu. Các
trào lưu triết học và các trường phái nghệ thuật nổi tiếng thế giới phần lớn đều được hình thành và
ra mắt tại đây. Sống ở giữa nơi hợp lưu của các dòng văn hóa thế giới, Người đã có điều kiện thuận
lợi để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và
tiến bộ của nước Pháp.
Đến với quê hương của lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với
tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Von-te, Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ,…những lý luận gia của
đại cách mạng Pháp 1789, như Tinh thần pháp luật của Mông-tét-xki-ơ, Khế ước xã hội của Rút-xô,
v.v…tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người. Ngoài ra,
Người còn hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của mình từ
trong cuộc sống thực tiễn. Rõ ràng là, ở Pháp, Người đã có thể hoạt động và đấu tranh cách mạng
một cách tương đối tự do, thuận lợi hơn ở trên đất nước mình, dưới chế độ thuộc địa.
Nhờ được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và sự cổ vũ, dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà
cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp như M. Ca-sanh, P.V. Cu-tuya-ri-ê, G. Mông-mút-xô…mà Hồ
Chí Minh đã từng bước trưởng thành. Con người ấy, trên hành trình cứu nước, đã làm giàu trí tuệ
của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa thâu thái, vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao
của tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.
Kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên chúa giáo: Nói đến việc kết hợp văn hóa Đông, Tây
trong con người Hồ Chí Minh, không thể không đề cập đến sự kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh,
những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột; đã là hiện thân của lòng nhân ái và


đức hy sinh cao cả. Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lòng thương người,
thương dân, thương các chiến sỹ ngoài mặt trận - đó là những tư tưởng thấm đậm những giá trị cao
cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn dạy.
Người lên án gay gắt những kẻ “giả danh Chúa” để thực hiện những “hành vi ác quỷ”: dẫn đường

cho đội quân viễn chinh; cướp của cải, đánh đập, bắt giết người (đặc biệt là trẻ em); chiếm ruộng
đất canh tác, v.v…Người coi những hành động đó là sự đi ngược lại và phản bội lòng nhân ái cao cả
của Chúa, làm hoen ố tư tưởng lớn của Ngài là muốn mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Người viết:
“Nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô
cùng ngao ngán khi thấy “các môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh như thế nào”.
Người lên án những giáo sĩ đại diện cho chủ nghĩa tư bản phương Tây, những kẻ nhân danh Chúa
để quan hệ mật thiết với thế lực thực dân, tham gia vào guồng máy của chủ nghĩa thực dân, xâm
nhập về kinh tế và quân sự, áp đặt nền văn hóa thực dân, làm xuất hiện nguy cơ bá quyền văn hóa,
v.v…
Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng
tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích
không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của
các dân tộc khác trên thế giới.
Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945

1- Sau Cách mạng Tháng Mười Nga đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam, cho dù
đã có Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa, thì nhân loại vẫn mới chỉ ít
nhiều xác nhận khái niệm quốc gia (dân tộc) qua các đường biên giới tự nhiên. Sau các Hội nghị
Têhêrăng và Cựu Kim Sơn thế giới vẫn còn chia năm xẻ bảy bởi chiến tranh xâm lược của đế quốc,
thân phận con người sẽ vẫn còn trở nên vô nghĩa nếu không có một nền công pháp quốc tế bảo vệ
nhân loại và hạnh phúc cho con người.
2- Việt Nam đã có một bề dày mấy ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm hào hùng với một ý thức
quốc gia độc lập có chủ quyền thuộc loại vững chắc nhất thế giới. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh
mới là người Việt Nam đầu tiên đã thống nhất hai nội dung “nước độc lập” và “dân tự do, hạnh
phúc”. Chế độ mới này được khai sinh bởi bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa lịch sử, do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại soạn thảo và công bố.
Chúng ta đã từng được biết đến Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sỹ của Trần
Quốc Tuấn và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Nhưng, cả ba bản Tuyên ngôn này đều mới chỉ
dừng lại ở giá trị “nước phải độc lập”.
Là người Việt Nam yêu nước, thương dân nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên của Việt

Nam đã thống nhất hai nội dung “nước phải độc lập” và “dân phải tự do”. Chính vì thống nhất hai
mục tiêu “nước độc lập” và “dân phải tự do, hạnh phúc” mà Hồ Chủ tịch là người đầu tiên của nhân
loại đã gương cao hai ngọn cờ “Độc lập dân tộc” và “Chủ nghĩa xã hội” trong thời đại ngày nay.
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” là điểm xuất phát và là nội dung lớn nhất trong sự nghiệp
cách mạng của Người, là chân lý sáng ngời thời đại do Người vạch ra mãi soi sáng cho cách mạng
Việt Nam và cách mạng nhân loại. Tính dân tộc và tính thời đại được thể hiện rất rõ ràng và súc tích
trong tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của bản Tuyên ngôn Độc lập là “Không có gì quý hơn độc lập tự
do”. Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì thế là một “áng thiên cổ
hùng văn” của dân tộc Việt Nam và của nhân loại.
3- Bản Tuyên ngôn Độc lập được viết và hoàn thành trong một thời gian rất ngắn. Nhưng nhất
định Tuyên ngôn Độc lập - một văn bản chính luận hiện đại với hệ thống lý lẽ đanh thép và hệ thống
dẫn chứng hùng hồn không thể chối cãi, có sức thuyết phục cao - phải là kết quả của cả một quá
trình trăn trở, suy ngẫm trong hành trình tìm đường cứu nước qua nhiều quốc gia trên thế giới của
Chủ tịch Hồ Chí Minh; là kết quả của thực tiễn lãnh đạo tài tình đưa cách mạng Việt Nam đến thắng


lợi của Người. Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện sự sáng suốt, nhạy bén và tầm nhìn chiến lược sâu
rộng, khả năng dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là kết quả của tầm nhìn sâu rộng, của
bao suy nghĩ trăn trở, và hơn cả là của một tấm lòng luôn luôn hướng về đất nước, về nhân dân của
Hồ Chủ tịch.
Có được thành quả to lớn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam - thắng lợi của cách
mạng giành chính quyền chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhất, tổn thất nhỏ nhất, nhưng thành công
lớn nhất, triệt để nhất trong lịch sử nhân loại - công đầu phải thuộc về sự nghiệp cách mạng của
nhân dân Việt Nam, nhưng vai trò của Hồ Chủ tịch là không thể phủ nhận. Trực tiếp lãnh đạo Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, Người đã dự đoán thiên tài “Đồng minh thắng, phát xít thua, Việt Nam
nhất định độc lập”, và Người đã chớp lấy thời cơ kịp thời nhất đưa cách mạng Việt Nam đến thắng
lợi vĩ đại.
Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của thực tiễn cách mạng nhân đạo cộng sản của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: Thực tiễn 1911 - 1919, sau bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã cho Người câu trả lời:
“Đâu đâu trên thế gian này cũng chỉ có hai hạng người, một hạng người áp bức bóc lột và một hạng

người bị áp bức bóc lột. Đâu đâu trên thế gian này cũng chỉ có một sự thật là tình ái hữu giữa những
người vô sản”. Người đã từ bỏ dân chủ tư sản, đến với dân chủ vô sản không chỉ vì độc lập dân tộc
mà chủ yếu vì hạnh phúc của nhân dân. Người đã viết Bản án chế độ thực dân Pháp vào năm 1925
trên tinh thần luận tội kẻ thù đã xâm phạm quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của
mỗi cá nhân con người và dân tộc, không chỉ ở Việt Nam, Đông Dương mà còn ở cả châu Phi, châu
Mỹ Latinh. Người lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho Việt Nam, vì Người đã nhận thức
được rằng cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp đều không triệt để, cách mạng thắng lợi rồi mà công,
nông vẫn bị áp bức. Chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga mới là cuộc cách mạng triệt để: nước Nga
có chuyện lạ đời, là người nô lệ trở thành người tự do. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, với
tấm lòng nhân ái bao la của mình mà Người đã chỉ rõ con đường giải phóng của con người Việt
Nam, – cách mạng vô sản - góp phần chỉ rõ con đường giải phóng của các dân tộc thuộc địa và của
nhân dân lao động toàn thế giới. Hành trình cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành trình
kiên định đấu tranh vì nền độc lập tự do, vì hạnh phúc của con người lao khổ trên toàn thế giới.
4- Các giá trị của Tuyên ngôn Độc lập là: a) Sự kế thừa hết sức khéo léo, chặt chẽ của Người từ hai
bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại, Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ và bản Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của Pháp, đã buộc đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ thừa nhận về
quyền con người và quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam nói riêng, của mọi dân tộc trên thế
giới nói chung.
b) Việc kế thừa hết sức tài tình hai bản tuyên ngôn ấy của Người đã làm cho Tuyên ngôn Độc
lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hai bản tuyên ngôn bất hủ ấy của nhân loại có cùng vị
trí như nhau trên trường quốc tế. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người đã thể hiện niềm tự
hào, tự tôn dân tộc lớn nhất của Việt Nam.
c) Nâng quyền lợi con người thành quyền lợi dân tộc là một sáng tạo thiên tài của Hồ Chủ tịch, thể
hiện tâm huyết lớn của Người dành cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Người đã
phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc; Khẳng định tất cả mọi dân tộc đều
có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình.
d) Phần lớn nội dung mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập là nhằm tố cáo, vạch trần bản chất cướp
nước, giả danh nhân đạo, lợi dụng lá cờ tự do bình đẳng, phi nhân, phi nghĩa trái với nhân đạo và
chính nghĩa của thực dân Pháp. Cùng với hai tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và Đây Công
lý của thực dân Pháp ở Đông Dương, bản Tuyên ngôn Độc lập của Người không chỉ tố cáo vạch

trần tội ác của chủ nghĩa thực dân trước công luận thế giới, mà còn có tác dụng giúp nhân loại
phòng tránh và chống thành công hiện tượng phản văn hóa nhất của thế kỷ XX là chủ nghĩa thực
dân.
e) Sau khi tố cáo những tội ác tầy trời của bọn thực dân và phong kiến tay sai, chỉ một câu “Pháp
chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát được tất cả những biến


động lớn nhất của Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX, đặt dấu chấm hết cho các thể chế cũ, mở ra một
thời đại mới với một thể chế chính trị mới của Việt Nam - Thể chế Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên
ngôn Độc lập vì thế là kết quả của bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ đồng bào Việt Nam;
Là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam; Là
“tiếp nối bài thơ của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi,..
thể hiện truyền thống bất khuất kiên cường của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành
độc lập”, mà nếu mô tả nó thì “phải vẽ một thanh gươm và tô đậm một màu máu. Máu nhuộm đỏ
ruộng nương nơi ta cầy cấy, máu nhuộm đỏ cầu ao nơi em ta giặt giũ hàng ngày, máu nhuộm đỏ
mảnh sân nơi con ta nô đùa ngày bé. Dân tộc Việt Nam từ trong máu lửa mà đi lên, dân tộc ấy anh
dũng biết nhường nào!”
5- Các ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập là: a) Sự ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa thực sự là một mốc son trong lịch sử của dân tộc Việt Nam; đã khẳng định
những quyền dân tộc cơ bản của dân tộc Việt Nam và trở thành một cuộc đối thoại lớn có ý nghĩa
lịch sử trọng đại: Tuyên bố với thế giới về việc chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và hàng
nghìn năm phong kiến ở Việt Nam; Tuyên bố sự ra đời và yêu cầu Quốc tế công nhận nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa; Khẳng định quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lập của Việt Nam; Thể hiện quyết tâm cao nhất của dân tộc trong đấu tranh giữ gìn
độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc của nhân dân.
b) Ngay sau Lễ tuyên thệ của Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, Người nói:
“Độc lập tự do là của quý báu, quý giá vô ngần, ta đã khổ sở trong bao nhiêu năm mới giành được,
cần cố gắng giữ gìn, bảo vệ”. Ngay sau tuyên bố trịnh trọng với dân tộc và toàn thế giới về quyền
bình đẳng thế giới của dân tộc, quyền mưu cầu tự do sung sướng của nhân dân và tuyên bố quyết
tâm cao nhất của dân tộc Việt Nam để quyết giữ gìn độc lập tự do ấy, là những tuyên bố danh thép

khác của Người: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành”[8], “Nước độc lập mà dân không được tự do hạnh phúc thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì”
“Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” [9], “Không có gì
quý hơn độc lập tự do”,.. đã khích lệ dân tộc Việt Nam đánh thắng các đế quốc to, hùng mạnh nhất
thế giới và thời đại ở thế kỷ XX, giữ vững độc lập dân tộc và đang từng bước mang lại ngày càng
nhiều các hạnh phúc to lớn cho nhân dân.
c) Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong một thời điểm trọng đại
và phức tạp của lịch sử, có ý nghĩa xác lập tính hợp pháp và hợp hiến của Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa; là tác phẩm bất hủ của Hồ Chủ tịch; là bản anh hùng ca mở đầu kỷ nguyên mới Độc
lập tự do và Chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam. Ngày nay,Tuyên ngôn Độc lập đồng thời còn
có giá trị đấu tranh bác bỏ những lý lẽ láo xược cùng âm mưu tái chiếm Việt Nam của các lực lượng
thù địch, tranh thủ sự đồng tình rộng rãi của dư luận quốc tế vì một nước Việt Nam độc lập có chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ.
d) Bản Tuyên ngôn Độc lập không còn chỉ dành riêng cho dân tộc Việt Nam mà đó còn là sự cổ vũ,
lời khẳng định thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc kém và chưa
phát triển. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được thế giới coi như là
Tuyên ngôn nhân quyền của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới. “Đó là một đạo luật mới của
nhân dân thế giới khẳng định quyền tự do, độc lập bất khả xâm phạm của các dân tộc bị áp
bức”[10].

Nhà văn hóa hồ chí minh, xét từ phương diện chủ thể sáng tạo, còn là người đặt nền móng và mở đường cho việc
vận dụng lí luận và phương pháp luận mac xít vào việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. Người là kiến trúc
sư vĩ đại của công cuộc cải cách và xây dựng nền văn háo Việt Nam, tạo ra một cách nhìn mới, một thế giwois
quan mới, tạo lập một ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thwucs pháp luật, ý thwucs nghệ thuật mới,… chưa
tiwngf có trong lịch sử văn hóa Việt Nam.


Trên cơ sở đó, Người đã đánh thức các tiềm năng tinh thần truyền thống Việt Nam, định hướng cho sự ra đời một
nên đâuo đức mới, một xã hội nhân cách mới, đưuọc tạo dựng trên cơ sử chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp

với chủ nghĩa đề quốc trong sáng, theo nhân cách luận của người chiến sĩ cách mạng: trung với nước, hiếu với
dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Sau khi đã lãnh đạo toàn dân giành lại quyền độc lập, tự do cho tổ
quốc, Người đã đưa văn hóa Việt Nam lên vị trí xứng đáng trong nên văn hóa thế giới.
2. Nhà văn hóa việt Nam, nhìn từ chủ thể hoạt động, ứng xử văn hóa
Ngay sau khi vừa giành được chính quyền về tay nhân dân, chủ tịch hồ chí minh đã kịp thời đưa ra những kế sách
văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước.
Trong sau nhiệm vụ cấp bách đề ra trước phiên họp đàu tiên của chính phủ nước Việt Nam mới, sau việc chống
nạn đói, người đề nghị mở ngay chiến dịch chống nạn dốt. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Nhờ
sự chăm lo, động viên, cổ vũ của người, chỉ trong một số năm, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, dân toccj ta từ
90% số dân mù chữ đã dần dần trở thành một dân tộc có văn hóa, từng bước sanh với năm châu.
Cùng với chống nạn mù chữ, chủ tịch hồ chí minh phát động phong trào đời sống mới. Hưởng ứng lời kêu gọi của
Người, nhân dân ta đã dần dần hình thành những phong trào, những mĩ tục mới như “rèn luyện thân thể”, “ tăng
gai sản xuất, thực hành tiết kiệm”.
Phong trào văn hóa quần chúng do Người phát động đã tạo ra cái nền vững chắc cho sự phát triển vượt bậc của
nền văn hóa- nghệ thuật, khoa học- giáo dục,… của nước nhà.Uy tính, đức độ toát ra từ nhân cách hồ chí minh đã
có sức thu hút kì diệu đối với các tầng lớp nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, nhầ khoa học,… tiêu biểu của đất nước đi
theo cách mạng và kháng chiến. Người đưa ra khẩu hiệu “ kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”; “
văn hóa- nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”; “ rõ ràng là dân tộc bị áp bức
thì văn nghệ cũng mất tự do , văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng” Tinh thần đó đã dã sớm được
nêu ra trong Nhật kí trong tù: “ Nay ở trong thơ nên có thép,Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Những quan
điểm trên đây của Người đã đặt cơ sở cho việc hình thành một lớp văn nghệ sĩ, trí thức kiểu mới, những nghệ sichiến sĩ.
Chủ tich hồ chí minh từ sớm đã xác định bản chất, mục tiêu và những biện pháp cơ bản để xây dựng nền văn hóa
mới của nước nhà.
Nhiệm vụ của văn hóa là xây dựng con người mới, những con người kiểu mẫu. Văn hóa giáo dục phải chủ động
tạo ra con người đó. Văn nghệ phải “ miêu tả cho hay, cjo chân thật và cho hùng hồn…những người mới, việc
mới, chẳng những để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay mà còn để giáo dục con cháu đời sau”. Tư tưởng hồ
chí minh về chiến lược con người được đúc kết lại trong một mệnh đề nổi tiếng: “ vì lợi ích mười năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Theo hồ chí minh, con người mới mà xã hội ta phải vun trồng con người phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ;
vừa kế thừa truyền thống dân tộc, vừa hấp thu được tinh hoa của thời đại. hình mẫu của con người đó có thể nhìn

thấy rõ nét qua nét ứng xử văn hóa của Hồ chủ tịch- con người việt nam đẹp nhất.
Đáp án - Hướng dẫn làm bài


I. Giới thiệu vài nét về tác phẩm
"Tuyên ngôn độc lập" được Bác Hồ trịnh trọng đọc trước toàn thể đồng bào và toàn thế giới tại Quảng trường Ba Đình lịch sử sáng ngày
mùng 2 tháng 9 năm 1945 đã khia sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là một văn kiện kịch sử vô giá, một văn kiện chính trị qua
trọng, là kết quả cuộc đấu tranh cách mạng gần một thế kỉ của dân tộc ta chống thưc dân Pháp. Về nội dung, khi phân tích "Tuyên ngôn độc
lập", ta cần chú ý phân tích các phần sau:
II. Nội dung bản Tuyên ngôn
1. Phần mở đầu: "Tuyên ngôn độc lập" khẳng định chân lí lớn lao và vĩnh cửu muôn đời là con người phải được tự do, dân tộc phải được độc
lập. Tác giả đã liên hệ đến "Tuyên ngôn độc lập" năm 1776 của nước Mĩ và "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" của Cách mạng Pháp
năm 1791, những áng văn bất hủ chứng minh chân lí đó. Thực dân Pháp, phát xít Nhật ngày nay đã chống lại nhũng quyền chân chính đó là
của con người.
2."Tuyên ngôn độc lập" lên án tội ác của thực dân Pháp về kinh tế, chính trị, xã hội đàn áp thẳng tay, chém giết những người yêu nước
thương nòi đến việc đầu độc dân tộc ta bằng thuốc phiện, rượu cồn, bóc lột, chiếm đoạt ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu, bày đặt hàng trăm
thứ thuế vô lí.
3. Lên án hành động hèn nhát, bán rẻ Đông Dương cho phát xít Nhật của thực dân Pháp. Sự kiện mùa thu năm 1940, Nhật vào Đông Dương
cho Nhật để Nhật mở căn cứ đánh Đồng minh. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp "Trong năm năm, chúng ta đã bán nước hai lần cho
Nhật". Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã là thuộc địa của Nhật và "Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt nam từ tay Nhật, chứ không phải từ
tay Pháp".
4. Bản tuyên ngôn đã điểm lại và ngợi ca cuộc đấu tranh bền bỉ, không ngừng để giành quyền độc lập của nhân dân ta qua nhiều cuộc khởi
nghĩa của các nhà yêu nước, anh hùng. Cho đến Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta lại đứn g về phe Đồng minh chống phát xít Nhật. Từ đó
tuyên bố, chấm dứt chế độ thực dân, xóa bỏ những đặc quyền cảu Pháp trên đất nước Việt Nam, Và Tuyên ngôn đã khẳng định quyền tự do
độc lập cảu dân tộc Việt Nam, không phải chỉ là khả năng, mà là hiện thực "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập, và sự thật đã trở
thành một nước tự do, độc lập. Cả dân tộc quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cái để bảo về nền độc lập, tự do của Tổ
quốc".
III."Tuyên ngôn độc lập" là một văn kiện lịch sử có giá trị về nhiều mặt
1. Về mặt lịch sử, chính trị, tư tưởng: "Tuyên ngôn độc lập" là một văn kiện lịch sử, đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về
quyền độc lập, tự do. Bản "Tuyên ngôn độc lập" là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người

anh dũng của Việt nam" (Trần Dân Tiên).
bản "Tuyên ngôn độc lập" đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở Việt nam và mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: "Kỉ
nguyên độc lập, tự do", kỉ nguyên "nhân dân là chủ đất nước" (trước đây trong lịch sử đã có một vài áng văn thơ mang tinh thần tuyên ngôn
như mơ "Thần" của Lý Thường Kiệt, "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi).
2. Về mặt pháp lí: Tuyên ngôn có giá trị pháp luật, là bản cáo trạng đanh thép, là áng văn có giá trị pháp lí, lập luận vững chắc, thuyết phục.


3. Về mặt nhân văn: Là văn kiện bênh vực quyền dân tộc gắn liền với quyền con người nên có giá trị nhân bản cao cả.
4. Về mặt nghệ thuật: "Tuyên ngôn độc lập" không chỉ có giá trị nội dung to lớn, sâu sắc, đã nêu cao truyền thống yêu ngước, truyền thống
nhân đạo của con người Việt Nam mà còn có giá trị văn học đặc sắc. Đây là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn
gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, gợi cảm, giọng văn khi lâm li thống
thiết, khi hùng hồn, mạnh mẽ vừa thức tỉnh lí trí, vừa lay động trái tim người nghe, người đọc.



×