Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế năm 2014 của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ logisticshải tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.16 KB, 29 trang )

BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ
MỤC LỤC

Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 1

1


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

LỜI MỞ ĐẦU
Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức,
quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và
với các cơ quan quản lý nhà nước. Cùng tồn tại và phát triển song song với luật
dân sự, luật kinh tế giúp Nhà nước can thiệp một cách hợp pháp vào đời sống
kinh tế, thông qua luật kinh tế Nhà nước xác định địa vị pháp lý cho các tổ chức,
đơn vị kinh tế, thông qua luật kinh tế, Nhà nước điều chỉnh hành vi kinh doanh
của các chủ thể kinh doanh. Trong hệ thống nghành luật kinh tế nước ta, chế
định về hợp đồng kinh tế là một trong những nội dung quan trọng. Mọi hoạt
động sản xuất, kinh doanh của Nhà nước hay tư nhân đều có liên quan đến hợp
đồng kinh tế. Nước ta hiện nay, nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần, phát
triển bình đẳng, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong việc xây dựng và thực
hiện kế hoạch của mình, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị
gián đoạn, các doanh nghiệp hoạt động trên tất cả các lĩnh vực khác nhau đều
nhận thức rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hợp tác kinh tế.
Các bên phải có sự thỏa thuận, pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban hành với
những quy định chung được áp dụng đối với các doanh nghiệp để đảm bảo thực
hiện tốt nghĩa vụ của mình trong kinh doanh.
Để có thể đứng vững được trên thị trường đầy thử thách, công ty Cổ phần
Thương mại và dịch vụ Logistic Thế giới mới đã từng bước khẳng định tên tuổi


không chỉ trong nước mà còn đến với bạn bè quốc tế. Bằng những biện pháp
kinh tế khéo léo với cách thức thực hiện hợp đồng chặt chẽ, công ty đã có những
bước đi cho riêng mình.
Hợp đồng kinh tế là một nội dung quan trọng trong bất kỳ hoạt động kinh
doanh nào. Với mục đích đánh giá tình hình hoạt động thông qua việc thực hiện
hợp đồng của một doanh nghiệp thương mại, em xin chọn đề tài “Đánh giá tình
hình thực hiện hợp đồng kinh tế năm 2014 của Công ty cổ phần Thương mại
và dịch vụ Logistics Hải Tiến “. Em hy vọng qua đề tài này em sẽ có thêm hiểu
biết về hợp đồng kinh tế nói riêng và luật kinh tế nói chung. Đây sẽ là một cơ
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 2

2


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

hội tốt để em nắm bắt một trong những kỹ năng kinh doanh mà một học viên
ngành quản lý kinh tế cần phải có. Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế,
bài tiểu luận không thể tránh được những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp
ý của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!

Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 3

3


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
1.1. Những vấn đề cơ bản về chế độ pháp lý của hợp đồng kinh tế, hợp đồng
thương mại dịch vụ
1.1.1 Khái niệm hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại dịch vụ
Theo nghĩa khách quan: hợp đồng kinh tế (HĐKT) là tổng hợp những quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế.
Theo nghĩa chủ quan: Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài
liệu giao dịch giữa các bên kí kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi
hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ Khoa học kĩ thuật và các thỏa
thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa
vị của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình (Điều 1 – pháp lệnh
hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989)
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi của các quan hệ kinh tế,
chế độ hợp đồng kinh tế được Nhà nước quy định cũng dần dần thay đổi và phát
triển theo cho phù hợp. Pháp lệnh HĐKT ngày 25/9/1989 được bãi bỏ và thay
vào đó là các luật cụ thể.
Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế
Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản ngân

-

hàng giao dịch của các bên, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh
doanh.
-

Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc
giá trị quy ước đã thỏa thuận.

-


Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng
hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.

-

Giá cả, phương thức thanh toán.

-

Bảo hành.

-

Điều kiện nghiệm thu, giao nhận.

-

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế.

-

Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế.
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 4

4


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ
-


Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế.

-

Các thỏa thuận khác.
Với tính chất là một loại quan hệ kinh tế trong kinh doanh, hợp đồng kinh tế có
vai trò rất quan trọng đối với các chủ thể kinh doanh. Hợp đồng kinh tế là cơ sở
xây dựng, thực hiện kế hoạch của mỗi đơn vị kinh tế và là cầu nối giữa kế hoạch
sản xuất kinh doanh của đơn vị với thị trường. thông qua việc ký kết các hợp
đồng kinh tế, các chủ thể kinh doanh xác lập được căn cứ để xây dựng kế hoạch
của mình. Kế hoạch của đơn vị chỉ trở thành hiện thực khi nó được đảm bảo
bằng các cam kết trong hợp đồng.
Hợp đồng thương mại: là sự thỏa thuận giữa các bên để thực hiện các hoạt
động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và hoạt động thương mại ngoài lãnh
thổ Việt Nam nếu các bên thỏa thuận áp dụng luật này hoặc luật nước ngoài,
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng luật này.
Pháp luật hiện hành Việt Nam hiện nay không đưa ra khái niệm hợp đồng
thương mại cũng như khái niệm “thương mại” nói chung mà thông qua khái
niệm hoạt động thương mại trong Luật Thương mại năm 2005 để làm rõ đặc
điểm của khái niệm thương mại. Điều 3.1 của Luật Thương mại năm 2005 quy
định: “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi...”. Từ đây, có
thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên để thực hiện các
hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi. Cũng theo tinh thần của Luật
Thương mại năm 2005, hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi khác, nghĩa là, bất cứ hoạt động nào nhằm mục đích sinh lợi thì đó là hoạt
động thương mại.
Pháp luật Việt Nam thì nhấn mạnh khía cạnh sinh lợi để nói lên tính chất
của hoạt động thương mại, sinh lợi không chỉ hiểu đơn thuần là lợi nhuận thông
qua các con số có thể nhìn thấy ngay lập tức, mà sinh lợi còn bao gồm cả lợi ích

kinh tế và tăng trưởng, phát triển của các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt
động thương mại. Mặc dù cách qui định ở mỗi văn bản pháp lý khác về thương
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 5

5


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

mại, nhưng bản chất của thương mại được thể hiện ở mục đích cuối cùng là sinh
lợi.
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng thương mại dịch vụ
Thứ nhất, đặc điểm cơ bản nhất của hợp đồng thương mại dịch vụ là về
đối tượng của hợp đồng. Đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ là dịch vụ sản phẩm vô hình không tồn tại dưới dạng vật chất, do đó rất khó xác định chất
lượng dịch vụ bằng những tiêu chí được lượng hóa. Bên cạnh đó, khác với hàng
hóa hữu hình, dịch vụ là sản phẩm vô hình nên không thể lưu trữ được, vì vậy,
trong việc mua bán hay cung ứng dịch vụ người ta không cần quan tâm đến nơi
chứa dịch vụ, không quan tâm tới việc cất giữ, tồn kho hay dự trữ dịch vụ. Điều
quan trọng nhất là các bên mua bán dịch vụ phải mô tả rất kỹ về dịch vụ, đặt ra
những yêu cầu cụ thể mà mục tiêu các bên muốn hướng tới khi mua bán dịch vụ
và điều này đòi hỏi các bên phải có sự am hiểu về tính chất của dịch vụ đó.
Thứ hai, chủ thể của hợp đồng thương mại dịch vụ thường được gọi là bên
cung cấp dịch vụ và bên thuê dịch vụ hay còn gọi là khách hàng. Đây là một
điểm khác biệt so với hợp đồng mua bán hàng hóa. Chủ thể của hợp đồng mua
bán hàng hóa thường được gọi là bên bán và bên mua. Cách gọi này thể hiện
được sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa trong quan hệ mua bán hàng hóa
giữa hai bên, khi nghĩa vụ của người bán không chỉ đơn thuần là giao hàng mà
còn gắn liền với nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đó cho người
mua. Còn cách gọi các chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ phần nào cho
thấy bản chất của hoạt động cung ứng dịch vụ, đó là việc một bên cung cấp dịch

vụ nhưng không chuyển giao quyền sở hữu dịch vụ đó, bên kia sử dụng dịch vụ
và có nghĩa vụ thanh toán.
Thứ ba, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại dịch vụ có thể là
nghĩa vụ theo kết quả công việc hoặc theo nỗ lực và khả năng cao nhất. Theo
Luật Thương mại 2005 thì nghĩa vụ theo kết quả công việc là trừ khi có thỏa
thuận khác trong hợp đồng, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu
cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng
dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 6

6


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

khoản và mục đích của hợp đồng. Còn nghĩa vụ theo nỗ lực và khả năng cao
nhất là nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch
vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả mong muốn thì bên cung ứng dịch
vụ phải thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụ đó với sự nỗ lực và khả năng cao
nhất.
Thứ tư, hợp đồng cung cấp dịch vụ có thể chịu sự điều chỉnh của điều ước
quốc tế về thương mại dịch vụ, luật quốc gia, tập quán thương mại quốc tế và
thậm chí cả án lệ. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh thêm rằng, đối với hoạt động cung
cấp dịch vụ, ngoài các nguồn luật nói trên thì hợp đồng mẫu được sử dụng khá
phổ biến, đặc biệt là các hợp đồng cung ứng dịch vụ vận chuyển hoặc các qui tắc
của các tổ chức cung cấp dịch vụ cũng là một trong những cơ sở để xác định
quyền và nghĩa vụ của các bên.
1.1.3 Phân loại hợp đồng thương mại
1.1.3.1 Căn cứ vào tính chất quốc tế của hợp đồng
Có thể chia hợp đồng thương mại dịch vụ quốc tế và hợp đồng thương mại

dịch vụ nội địa. Theo WTO và Luật Thương mại Việt Nam 2005 thì tính chất
quốc tế của hợp đồng thương mại dịch vụ sẽ dựa vào sự di chuyển của bên cung
cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ hoặc sự di chuyển của dịch vụ được cung cấp.
1.1.3.2 Căn cứ vào phân ngành của WTO
Có thể chia thành 12 nhóm hợp đồng thương mại dịch vụ như sau:
1.

Hợp đồng thương mại dịch vụ kinh doanh;

2.

Hợp đồng thương mại dịch vụ truyền thông;

3.

Hợp đồng thương mại dịch vụ dịch vụ xây dựng và kỹ sư công trình;

4.

Hợp đồng thương mại dịch vụ phân phối;

5.

Hợp đồng thương mại dịch vụ giáo dục;

6.

Hợp đồng thương mại các dịch vụ môi trường;

7.


Hợp đồng thương mại các dịch vụ tài chính;

8.

Hợp đồng thương mại dịch vụ xã hội và liên quan đến sức khỏe;

9.

Hợp đồng thương mại dịch vụ du lịch và lữ hành;

10.

Hợp đồng thương mại các dịch vụ văn hoá và giải trí;

Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 7

7


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ
11.

Hợp đồng thương mại các dịch vụ vận tải;

12.

Hợp đồng thương mại dịch vụ khác.

1.1.3.3 Căn cứ vào mục tiêu của dịch vụ

Có thể chia hợp đồng thương mại dịch vụ được chia làm 4 nhóm như sau:
Nhóm 1: Hợp đồng thương mại dịch vụ phân phối: vận chuyển, lưu kho, bán
buôn, bán lẻ, quảng cáo, môi giới...;
Nhóm 2: Hợp đồng thương mại dịch vụ sản xuất: ngân hàng, tài chính, bảo
hiểm, các dịch vụ về kỹ sư và kiến trúc công trình, dịch vụ kế toán kiểm toán,
dịch vụ pháp lý...
Nhóm 3: Hợp đồng thương mại dịch vụ xã hội: dịch vụ sức khỏe, y tế, giáo dục,
dịch vụ vệ sinh, dịch vụ bưu điện, viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn và các dịch
vụ xã hội khác…
Nhóm 4: Hợp đồng thương mại dịch vụ cá nhân: dịch vụ sửa chữa, dịch vụ
khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ giải trí, dịch vụ văn hoá, du lịch...
1.1.3.4 Căn cứ vào dịch vụ quy định trong Luật Thương mại 2005
Có những loại hợp đồng thương mại dịch vụ sau:
1.

Hợp đồng dịch vụ khuyến mại;

2.

Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại;

3.

Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ;

4.

Hợp đồng đại diện cho thương nhân;

5.


Hợp đồng ủy thác;

6.

Hợp đồng đại lý;

7.

Hợp đồng gia công;

8.

Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa;

9.

Hợp đồng dịch vụ quá cảnh;

10. Hợp

đồng nhượng quyền thương mại.

1.1.3.5 Căn cứ vào Bộ luật dân sự Việt Nam 2005
Mặc dù đây là các hợp đồng dân sự, tuy nhiên nếu mục đích của hợp đồng
gắn với mục đích là sinh lợi thì các hợp đồng này sẽ là hợp đồng thương mại
dịch vụ như đã phân tích ở phần trên, do đó chúng ta có thể có những loại hợp
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 8

8



BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

đồng thương mại dịch vụ sau: Hợp đồng bảo hiểm; Hợp đồng vận chuyển gồm
vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản; Hợp đồng gia công; Hợp đồng
gửi giữ tài sản; Hợp đồng ủy quyền; Hợp đồng dịch vụ.
1.1.3.6 Căn cứ vào nghĩa vụ của dịch vụ
Chia thành hợp đồng thương mại dịch vụ theo kết quả công việc và hợp
đồng thương mại dịch vụ theo nỗ lực khả năng cao nhất như đã phân tích ở phần
đặc điểm hợp đồng thương mại dịch vụ.
1.1.3.7 Căn cứ về mặt nội dung
Có thể chia thành hợp đồng thương mại dịch vụ đơn giản như hợp đồng
sửa chữa hàng hóa (từ hàng hóa là máy vi tính đến dịch vụ sửa chữa tàu biển
v.v...), hợp đồng chăm sóc sắc đẹp, hợp đồng vận chuyển hàng hóa... và các hợp
đồng dịch vụ phức tạp như hợp đồng xây dựng, hợp đồng đào tạo, hợp đồng
cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm...
1.1.4 Vai trò của hợp đồng thương mại dịch vụ đối với doanh nghiệp
- Hợp đồng thương mại dịch vụ là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện việc
cung ứng dịch vụ thương mại cho khách hàng: Thương mại dịch vụ phát triển
dẫn đến nhu cầu giao lưu trao đổi dịch vụ là cơ hội để cho các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ phát triển, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ không cung cấp dịch vụ cho khách hàng
của mình nếu không dựa trên một cam kết cụ thể nào, và hợp đồng thương mại
dịch vụ chính là công cụ, là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp này thực hiện
việc cung cấp dịch vụ này.
Thông qua hợp đồng thương mại dịch vụ, các doanh nghiệp bước vào một
thỏa thuận với những đối tác của mình thông qua niềm tin mà chúng ta gọi là
luật để đảm bảo rằng những thỏa thuận cung cấp dịch vụ đó sẽ được thực hiện.
Hợp đồng thương mại dịch vụ sẽ bao gồm cả một quá trình đàm phán liên quan

đến rất nhiều điều khoản mà các bên phải tình tới. Quá trình đàm phán có thể
mất nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng phụ thuộc vào nội dung và sự hợp
tác của các bên. Hợp đồng thương mại dịch vụ còn là quá trình đấu tranh nhằm
thay đổi hoặc thêm bớt trong thỏa thuận. Trên cơ sở những thỏa thuận đã đạt
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 9

9


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

được, doanh nghiệp sẽ xác định cụ thể về sản phẩm dịch vụ mình cung cấp như
thế nào. Hợp đồng thương mại dịch vụ là cơ sở để doanh nghiệp xác định quyền
và nghĩa vụ của mình.
Trong một chừng mực nào đó, hợp đồng thương mại dịch vụ cho phép các
doanh nghiệp tạo ra một luật lệ riêng – thông qua những điều khoản của thỏa
thuận mà các bên đã giao kết – điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và
đối tác. Bên cạnh những quyền và nghĩa vụ cơ bản mà pháp luật quy định về
hợp đồng cung ứng dịch vụ thì các bên sẽ quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ
như cung cấp dịch vụ trong bao lâu, mức độ hài lòng được đánh giá như thế nào,
tiến độ thanh toán, trách nhiệm của các bên nếu không thực hiện cam kết của
mình.
Hợp đồng có giá trị pháp lý như luật là công thức để giúp cho các doanh
nghiệp có cơ sở bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy
ra. Nếu như sự an toàn của con người, tài sản được bảo đảm trên cơ sở những
quy định trong Bộ Luật hình sự thì sự an toàn và trật tự trong thế giới kinh
doanh lại phụ thuộc vào hợp đồng. Trong kinh doanh, để đi đến hợp đồng là điều
khó, nhưng để hoàn thành một hợp đồng mà các bên đều hài lòng lại là điều khó
hơn, thực vậy, khi ký kết hợp đồng các doanh nghiệp không thể lường trước hết
mọi tình huống sẽ xảy ra trong tương lai, nguyên nhân dẫn đến việc không hoàn

thành hay không thực hiện những thỏa thuận có thể là khách quan nhưng cũng
có thể là chủ quan dẫn để dẫn đến tranh chấp.
Vì vậy, hợp đồng thương mại dịch vụ sẽ giúp cho các bên xác định được
ai sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình và các cơ quan giải quyết
tranh chấp là tòa án hay trọng tài cũng không thể giải quyết một vụ tranh chấp
nếu không có bằng chứng về sự thỏa thuận, cam kết của các bên và một lần nữa
hợp đồng hợp đồng thương mại dịch vụ sẽ trở nên vô cùng quan trọng để qua đó
cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các
doanh nghiệp.
- Hợp đồng thương mại dịch vụ là công cụ quan trọng để doanh nghiệp
nâng cao sức cạnh tranh của mình trong hoạt động kinh doanh: Tài chính là
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 10

10


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp. Thông qua hợp đồng, các doanh nghiệp dịch vụ sẽ xác định được chi
phí, giá cả theo một thời gian nhất định trong quá trình cung cấp dịch vụ, tránh
được những rủi ro tiềm ẩn trong việc tăng chi phí khi hoạt động. Từ đó giúp cho
doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch tài chính chủ động, là điều quan trọng
nhất trong việc thực hiện chiến lược cạnh tranh tổng quát của doanh nghiệp.
Hợp đồng thương mại dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được những đối tác
có tư duy “ăn thật làm giả” khi tham gia vào thị trường dịch vụ: như đã đề cập,
sự khó khăn trong vấn đề xác định “hình dáng” dịch vụ cũng chính là cơ hội để
nhiều doanh nghiệp lợi dụng cung cấp những sản phẩm không như mong muốn
của khách hàng.
Việc thực hiện đúng, tốt những cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng sẽ

mang tới sự thỏa mãn, tin tưởng cho khách hàng, đối tác của doanh nghiệp và
chính họ sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp với những khách hàng, đối tác mới, từ
đó giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh
Những thỏa thuận trong hợp đồng sẽ là cơ sở để doanh nghiệp rằng buộc
và giữ chân những khách hàng của mình và gia tăng thị trường cung cấp dịch
vụ: khi kinh tế phát triển, sẽ kéo theo số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị
trường cung cấp dịch vụ sẽ gia tăng, đồng thời sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng
lớn. Hợp đồng trước tiên sẽ giúp cho doanh nghiệp giữ chân được cách khách
hàng cũ của mình, thông qua các điều khoản ràng buộc về thời gian và cách thức
sử dụng dịch vụ. Sau đó nó cũng là công cụ để lôi kéo khách hàng của đối thủ
cạnh tranh bằng những thỏa thuận mang tính thuyết phục đối với các bên.
“Thương trường là chiến trường” là câu ngạn ngữ mà các thương nhân đều nắm
được và hợp đồng là “vũ khí” cho các thương nhân trong chiến trường đó. Do
đó, nắm vững về hợp đồng là đã nâng cao một phần lớn năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Hợp đồng thương mại dịch vụ sẽ cơ sở để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi
cung ứng sản phẩm và ký kết các hợp đồng khác: thương mại hoạt động dịch vụ
ngày càng đóng vai trò quan trọng cả trong quá trình sản xuất, nó bổ trợ cho
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 11

11


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

hoạt động sản xuất. Khi sản xuất phát triển, bên cạnh việc thường xuyên tham
gia vào các hợp đồng mua bán, các doanh nghiệp sản xuất luôn chú trọng tham
gia vào các quan hệ để bảo đảm cung ứng những điều kiện cần thiết cho sản
xuất, vận tải, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, tăng năng
suất lao động, cải tiến các dây chuyền sản xuất và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt

xã hội do đó nhu cầu cần các hoạt động dịch vụ bổ trợ cũng sẽ tuân theo ví dụ
như dịch vụ phân phối, dịch vụ đại diện, logicstic cũng tăng lên và hợp đồng
thương mại dịch vụ sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tham gia
vào chuỗi cung ứng sản phẩm.
- Hợp đồng thương mại dịch vụ là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp Việt
Nam thâm nhập thị trường dịch vụ nước ngoài.
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế đặc biệt là trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì hoạt động cung cấp dịch vụ không chỉ gói
gọn trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà được rộng sang thị trường quốc tế.
Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận mở rộng thị trường cung
cấp dịch vụ của mình. Thâm nhập thị trường dịch vụ nước ngoài không phải là
điều dễ làm khi ở một môi trường mới khác biệt về văn hóa, pháp luật, chính trị.
Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nắm bắt những cơ hội mà mình có được,
đồng thời phải đảm bảo cho mình những quyền lợi, lợi ích và loại bỏ những rủi
ro tiềm tàng trong kinh doanh, hợp đồng vẫn chính là câu trả lời cuối cùng cho
những mục tiêu đó.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam hiện nay cũng là điểm đến của nhiều doanh
nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp này mang đến nhiều nét mới cho thị
trường dịch vụ ở Việt Nam, việc giao kết những hợp đồng với các doanh nghiệp
này sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam đặt nền móng cho mối quan hệ với công
ty có quy mô lớn, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển ra nước ngoài. Trong
thương trường quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam vẫn bị đánh giá là yếu thế hơn
về tiềm lực tài chính, quan hệ bạn hàng do đó chúng ta thường bị rơi vào tình
trạng bị động trong quá trình đàm phán.
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 12

12


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ


1.2. Căn cứ pháp lý khi đề doanh nghiệp ký kết hợp đồng
1.2.1 Căn cứ pháp lý và một số lưu ý khi ký kết hợp đồng
1.2.1.1 Văn bản pháp lý quy định về hợp đồng
Đây là yếu tố rất quan trọng khi ký kết hợp đồng, việc ký hợp đồng phải
dựa trên một hay nhiều văn bản pháp luật để sau khi có tranh chấp phát sinh thì
văn bản pháp luật đó là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và giải quyết các tranh
chấp đó.
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hợp đồng trong lĩnh vực kinh
doanh, thương mại được ký kết dựa trên hai văn bản pháp luật cơ bản là Bộ luật
Dân sự( 2005), Luật Thương mại( 2005), cả hai văn bản này đều có hiệu lực
ngày 01/01/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành hai văn bản này. Hai văn
bản này đã thay thế cho việc ký kết hợp đồng dựa trên các văn bản Pháp lệnh
hợp đồng kinh tế( 1989), Bộ Luật dân sự( 1995), Luật thương mại( 1997). Tuy
nhiên hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là doanh nghiệp vừa
và nhỏ khi ký kết hợp đồng thường dựa vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế( 1989)
làm căn cứ khi ký kết các hợp đồng. Điều này không phù hợp với quy định của
pháp luật hiện hành, bởi vì theo Nghị quyết 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06
năm 2005 hướng dẫn thi hành Bộ Luật dân sự năm 2005 “ Bộ luật dân sự được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7
thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2006.Bộ luật dân sự này thay thế Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày
28 tháng 10 năm 1995. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 29 tháng 9 năm 1989
hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực”.
Nguyên nhân mà các doanh nghiệp thường căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng
kinh tế là do thói quen từ lâu đã ký kết theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế, một
nguyên nhân thứ hai là khả năng cập nhật kiến thức pháp luật của các doanh
nghiệp hiện nay còn rất chậm. Nguyên nhân thứ ba là công tác tuyên truyền phổ
biến pháp luật đến các doanh nghiệp hiện nay còn kém hiệu quả. Tuy nhiên, cho
dù nguyên nhân nào thì việc các doanh nghiệp ký kết hợp đồng không dựa trên

Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 13

13


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

văn bản pháp luật hiện hành là lỗi của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp
phải chịu mọi hậu quả pháp lý do không thực hiện đúng những quy định của
pháp luật hiện hành.
1.2.1.2 Đại diện ký kết hợp đồng
Trong một doanh nghiệp thì việc ký hợp đồng sẽ được giao cho người đại
diện thực hiện. Theo quy định của pháp luật thì có hai loại đại diện: đại diện
đương nhiên theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp (2005) thì người đại diện đương
nhiên theo pháp luật của các doanh nghiệp được xác định như sau:


Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại
điện theo pháp luật.



Đối với công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH có từ hai thành
viên trở lên, công ty cổ phần thì người đại diên theo pháp luật là Tổng giám đốc(
Giám đốc), trừ trường hợp điều lệ công ty quy định chủ tịch hội đồng thành
viên, chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật.




Đối với công ty hợp danh thì người đại diện theo pháp luật là các thành
viên hợp danh.
Như vậy, đối với người đại diện theo pháp luật họ có quyền nhân danh
doanh nghiệp để ký kết hợp đồng. Điều đó cũng có nghĩa là tất cả những người
khác trong doanh nghiệp dù giữ bất cứ chức vụ gì đều không có quyền tự mình
ký hợp đồng nhân danh doanh nghiệp mà họ chỉ có quyền ký hợp đồng theo sự
uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật và chỉ được ký hợp đồng trong phạm
vi uỷ quyền.
Tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện
theo đúng những quy định của pháp luật, có rất nhiều trường hợp Phó giám đốc,
trưởng phòng, trưởng chi nhánh, trưởng các bộ phận ký hợp đồng không được
sự uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật. Cũng có trường hợp có giấy uỷ
quyền nhưng người ký hợp đồng đã ký vượt quá phạm uy uỷ quyền, hay giấy uỷ
quyền không còn thời hạn uỷ quyền. Tất cả những trường hợp trên, nếu căn cứ
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 14

14


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

vào quy định của pháp luật thì hợp đồng có nhiều khả năng bị tuyên bố vô hiệu,
mà hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu sẽ gây ra thiệt hại cho một bên hoặc cả hai
bên.
Nguyên nhân xã ra tình trạng này là do trong quá trình hợp tác các bên
thường tin tưởng và không quan tâm nhiều đến khía cạnh pháp lý khi giao kết
hợp đồng.
1.2.1.3. Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng trong Luật thương mại (2005)
Đây là điều khoản rất quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích cho bên bị vi phạm
trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên theo Điều 300 và 3001

Luật thương mại( 2005), biện pháp phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng khi
các bên có thoả thuận trong hợp đồng và tổng mức phạt do các bên thoả thuận
trong hợp đồng nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm trừ trường hợp vi phạm do kết quả giám định sai.
Điều khoản này xem chừng đơn giản nhưng thực chất lại rất quan trọng
trong việc giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên khi ký kết hợp
đồng rất nhiều doanh nghiệp lại không quan tâm hoặc quan tâm không đúng
mức điều khoản này. Do đó khi có những vấn đề phát sinh, một bên họ có thể vô
ý hoặc cố ý vi phạm hợp đồng nhưng bên kia lại không thể có biện pháp bảo vệ
lợi ích cho mình. Và trên thực tế có rất nhiều hợp đồng khi đi vào thực hiện, khi
có những sự thay đổi về giá cả, nguyên vật liệu, biến động của thị trường, có thể
một bên họ biết chắc rằng họ vi phạm hợp đồng nhưng họ vẫn cố tình vi phạm,
bởi vì khi xem xét về hợp đồng thì điều khoản phạt vi phạm lại không được các
bên đưa vào hợp đồng hoặc có đưa vào nhưng mức phạt lại rất thấp mà nếu mức
phạt rất thấp thì dù cho họ vi phạm nhưng họ hợp đồng với một đối tác khác mà
giá trị cao hơn họ vẫn kiếm được lợi nhuận rất lớn từ hợp đồng này.
1.2.2 Cơ sở lý luận của hợp đồng kinh tế trong ngành giao nhận vận tải
1.2.2.1 Cơ chế thị trường nước ta hiện nay
Hiện nay nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều
tiết và quản lý của Nhà nước. Có thể nói thị trường rất sôi động với sự hoạt động
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 15

15


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

của tất cả các lĩnh vực kinh tế nhằm tăng nhanh khả năng phát triển, hội nhập
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các ngành kinh tế lại có mối quan
hệ hỗ trợ, tác động thúc đẩy nhau cùng phát triển. Với nền kinh tế nhiều thành

phần, sự quản lý của Nhà nước với tư cách là đặt ra những quy định chung cho
mọi ngành nghề chứ không can thiệp sâu vào từng ngành cụ thể để đưa nền hoạt
động một cách ổn định trong khuôn khổ pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để các
doanh nghiệp có thể cạnh tranh lành mạnh là điều rất cần thiết. Cũng như các
lĩnh vực kinh tế khác cần có sự điều tiết của Nhà nước, ngành vận tải cũng vậy.
Để ngành vận tải phát triển đúng hướng, nhất thiết phải có những quy phạm
pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động. Và pháp lệnh hợp đồng kinh tế là một quy
chế được ban hành nhằm điều chỉnh và đưa ra những quy định chung đối với các
bên tham gia hợp đồng kinh tế.
1.2.2.2

Quan hệ trong nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường nên có rất nhiều lĩnh vực

khác nhau vì thế cũng phát sinh rất nhiều quan hệ giữa các chủ thể trong nền
kinh tế và các quan hệ rất phức tạp, nếu không có những quy định chung đặt ra
đối với các chủ thể này thì việc quản lý và điều tiết nền kinh tế vận hành đúng
hướng là rất khó khăn. Nhà nước không thể can thiệp hết vào từng loại quan hệ
được nên việc đề ra những quy định chung điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa
các chủ thể với nhau là cần thiết và bắt buộc phải có. Những quy định này không
được tác động xấu đến quan hệ kinh tế bởi vì các quan hệ này có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Việc ban hành chế độ hợp
đồng kinh tế áp dụng đối với các chủ thể có quan hệ kinh tế với nhau là rất phù
hợp với điều kiện hiện nay, nó góp phần giữ ổn định nền kinh tế, các quan hệ
của các chủ thể trong nền kinh tế theo một khuôn mẫu nhất định.

Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 16

16



BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC HẢI TIẾN
1 Khái quát chung về Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ logistic Hải
Tiến
1.1 Giới thiệu chung
Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
Logistics Hải Tiến
- Loại hình công ty: Công ty TNHH Một thành viên
Vốn Điều lệ: 2.580.000.000d
Vốn chủ sở hữu: 1.935.000.000đ
Loại hình doanh nghiệp: công ty dịch vụ
Ngành nghề kinh doanh:
- Hải Quan – Dịch Vụ Hải Quan
- Logistics – dịch vụ logistics
- Kho vận
- Vận tải biển
- Vận tải container
- Giao nhận và vận chuyển hàng hóa
Có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập. Công ty có quyền và
nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số
vốn cổ đông đóng góp do công ty quản lý.
Địa chỉ: Số 2 Bích Câu – Quốc Tử Giám – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 84-(4) 3732 1090 - Fax: 84-(4) 3732 1083
Phụ trách quan hệ nhà đầu tư: Ông Trần Công Thành-Phó TGĐ

Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 17


17


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

1.2 Lịch sử phát triển
1992 - Thành lập Công ty TNHH Thương mại Hải Tiến Giấy phép số 711/GP-UB TP
1993 - Thành lập kho bảo quản và sơ chế hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Trở thành đại lý giao nhận quốc tế.
1996 - Lập xưởng bao bì và đội xe vận tải
1999 - Thành viên IATA, FIATA, VIFFAS,VASEF
- Thành lập văn phòng tại Hà Nội
2000 - Thành lập văn phòng tại Đà Nẵng
2002 - Thiết lập mạng lưới giao nhận quốc tế
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2011

- Đại lý hàng đầu IATA tại Việt Nam
- Xây dựng tiêu chuẩn ISO: 9001-2000
- Chuyên nghiệp hóa giao nhận quốc tế logistics..
- Thiết lập hệ thống quản lý phân phối hàng hóa quốc tế logistics
- Trở thành Công ty Cổ phần Quốc tế Logistics Hải Tiến
- Đạt danh hiệu Thương Hiệu Mạnh Việt Nam
- Thành lập văn phòng tại Hải Phòng


Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 18

18


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

1.3 Bộ máy tổ chức

2.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013
2.1 Khái quát tình hình hoạt động của công ty
Có thể nói dịch vụ Logistics trong công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
Logistics Hải Tiến có vai trò hết sức quan trọng đối với công ty. Đây là hoạt
động kinh doanh đem lại phần lớn lợi nhuận trong công ty. Hoạt động kinh
doanh dịch vụ chiếm 50% tổng doanh thu của công ty trong năm 2013. Phần còn
lại của doanh thu là sự đóng góp của hệ thống vận tải. Với vị trí địa lý thuận lợi,
đó là gần ngày cảng Đoạn Xá, một trong những cảng lớn của Hải Phòng. Đây là
một tiền đề vững chắc cho công ty và là lợi thế mà các doanh nghiệp khác không
có được khi tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, kho bãi, giao nhận, vận tải.
Ngành giao nhận vận tải trong những năm qua có sự biến động rất lớn. Các
doanh nghiệp trong ngành không tránh khỏi khó khăn do ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế toàn cầu. Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Logistics Hải Tiến
cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Tuy nhiên với sự cố gắng và nỗ lực của
ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ của Công ty đã từng bước đưa Công ty thoát
khỏi những khó khăn và hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu
quả.
Có thể thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua bảng số
liệu sau:
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 19


19


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

(đơn vị: 103 đ)
Năm

CHỈ TIÊU
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Lợi nhuận trước thuế
3. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN

Năm

2012
3.467.355
505,012
335,759

2013
4.883.000
720,253
572,440

Công ty cổ phần th ương
mại dịch vụ Logistics Hải Tiến hoạt động đa ngành nghề nhưng lấy giao nhận
vận tải là trọng tâm. Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động Công ty đã có được sự
phát triển vững chắc trên thị trường vận tải biển trong nước và quốc tế. Trong

những năm qua, tuy tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là
ngành vận tải biển nhưng với sự cố gắng và nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn
thể cán bộ của Công ty đã từng bước đưa Công ty thoát khỏi những khó khăn và
hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả. Doanh thu năm 2013
đạt 4.883 trđ, tăng 14.08% so với năm 2012, số tuyệt đối tăng 1.415,6trđ. Lợi
nhuận sau thuế năm 2013 đạt 572.440 trđ, tăng 16% so với năm 2012, số tuyệt
đối tăng 236.681 trđ
2.2 Phân tích tình hình hoạt động của công ty

Chỉ tiêu doanh thu
1.Phòng giao nhận
-Tổng số tờ khai
-Container 40’
-Container 20’
-Tờ khai hàng lẻ
2.phòng KH-HD
-Cho thuê kho bãi
+Dài hạn
+Ngắn hạn
-Doanh thu vận tải
Container 40
Container 20
-Sửa chữa phương tiện
-Số lượng bốc xếp
-doanh thu bán hàng
Tổng cộng

TH

TH


năm

năm

TH 2013
Sản

TT

2012

2013

1.990

2.357

2.700
1.555
1.050
863

1.943

3.586
660

lượng


870

% so sánh TH năm
2013
TH

KH

2012
134

2013
107

101
76

28.267
12.562
650
287
24
127
29.500
1.713
3.467

4.300

Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 20


158
4.883

131

106
20


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

2.3 Thống kê số lượng hợp đồng kí kết
Trong năm 2013, Công ty đã ký và thực hiện các hợp đồng kinh tế chủ yếu
với các bạn hàng thường xuyên lâu năm, đồng thời công ty cũng đã ký hợp đồng
mới với Tập đoàn Công nghiệp Cát, Than, Dầu Việt Nam. Chi tiết các hợp đồng
công ty đã thực hiện trong năm 2013 như sau:
STT

Số hợp đồng

Ngày hợp

Nội dung văn bản

đồng

HỢP ĐẦU ĐẦU RA
Hợp đồng thuê tàu định hạn - Cty CP VT và Thuê tàu biển


1

053/HPTC

24/04/2013

2

089A/HPTC

09/06/2013

Hợp đồng vận chuyển – Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Đạt

3

082/HPTC

29/08/2013

Hợp đồng thuê tàu – Công ty TNHH VTB Hợp Long

4

14/09/1900

31/11/2013

Hợp đồng vận chuyển – Công ty TNHH Nhuận Phát


5

12/09/1900

14/12/2013

6

16/09/1900

28/12/2013

Hợp đồng vận chuyển cát 2013-tập đoàn than, khoáng sản VN

7

15/09/1900

31/12/2013

Hợp đồng vận chuyển cát 2013-tập đoàn than, khoáng sản VN

Việt Nam

Hợp đồng vận chuyển cát 2013- Trung tâm phối hợp TKCN HH
KVI

HỢP ĐỒNG ĐẦU VÀO
Hợp đồng vận chuyển gỗ, mùn cưa - Cty CP ĐT VT & TM


8

030/HDVC

07/02/2013

9

040/HDVC

05/03/2013

10

035/HDVC

12/02/2013

11

060/HDVC

01/04/2013

Hợp đồng vận chuyển cát - CT CP VTB Hải Âu

12

048/HDVC


20/03/2013

Hợp đồng vận chuyển cát - Cty CP vận tải Hoa Phượng Đỏ

13

044/HDVC

17/03/2013

Hợp đồng vận chuyển cát - Cty CP đại lý VTB Hoàng Long

14

052/HDVC

21/03/2013

Hợp đồng vận chuyển gốm sứ – Cty CP ĐTPT Thủy Tiên

Tiến Đạt
Hợp đồng vận chuyển vải- Cty CP đầu tư và phát triển cảng Vạn
Cách

Hợp đồng vận chuyển gỗ, mùn cưa - Cty CP ĐT VT & TM
Việt Anh

Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 21

21



BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ
15

007/HDVC

04/01/2013

Hợp đồng vận chuyển dầu - Cty CP VTB Đức Tân Long

16

025/HDVC

25/01/2013

Hợp đồng vận chuyển dầu - Cty CP đại lý VTB Hoàng Long

17

01/HDVC

01/01/2013

Hợp đồng vận chuyển than năm 2013- CTY TNHH Tú Cường

Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 22

22



BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS HẢI TIẾN

1. Tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế của Công ty cổ phần thương
mại dịch vụ logistics Hải Tiến trong năm 2013
Ngành công nghiệp giao nhận vận tải trong những năm qua có nhiều biến
động lớn. Các doanh nghiệp trong ngành không tránh khỏi khó khăn do ảnh
hưởng của suy thoái toàn cầu. Công ty cổ phần thương mại dịch vụ logistics Hải
Tiến mới cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Tuy nhiên doanh thu và lợi
nhuận sau thuế của Công ty năm 2013 vẫn tăng trưởng so với năm 2012. Đồng
thời, nếu so sánh với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực thì hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn có hiệu quả. Từ những kết quả như
vậy có thể thấy đánh giá được tính hiệu quả của việc thực hiện các hợp đồng
kinh tế của Công ty trong năm 2013.
Công ty đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường vận tải biển và là một
trong các đơn vị vận chuyển nguyên liệu sản xuất xi măng, hạt clinker cho các
công ty xi măng lớn trong cả nước. Năm 2013 Công ty đã ký và thực hiện các
hợp đồng vận chuyển hàng hóa với các Công ty như: Công ty xi măng Hải
Phòng, Công ty xi măng Chifon, Công ty Xi măng Hà Tiên 1, Công ty Xi măng
Quang Sơn. Đồng thời công ty cũng tập trung khai thác vận chuyển than cho tập
đoàn Công nghiệp than Việt Nam. Với việc thực hiện hiệu quả các hợp đồng
kinh tế với Tập đoàn Công nghiệp than Việt Nam thị trường vận tải của công ty
tăng lên đáng kể khi một số dự án điện đốt than tại khu vực miền Trung và miền
Nam được đưa vào hoạt động. Đối với thị trường nước ngoài, Công ty đã ký và
thực hiện các hợp đồng vận chuyển hàng hóa với các Công ty nước ngoài như:

Công ty Asan Merchant Marrine Co Ltd, Công ty Borneo Shipping Coporation,
Công ty Kwee Gee Pte Ltd, Mccoy Thai Lan Co.,LTd, New Ocean Shipping
International…. Hợp đồng vận chuyển với các công ty này chủ yếu là vận
chuyển Thạch cao, clinker. Đây là các khách hàng thường xuyên của Công ty,
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 23

23


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

các khoản nợ được luân chuyển thường xuyên, không có khoản phải thu khó đòi.
Các hợp đồng kinh tế này đem lại hiệu quả lớn cho hoạt động kinh doanh của
Công ty. Tại thời điểm 31/12/2013, giá trị thực hiện của các hợp đồng được thể
hiện qua số liệu sau:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên khách hàng
Cty CP đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ
Cty TNHH dầu khí Vũng tàu - Hải Phòng
Công ty CP tiếp vận Đình Vũ
Cty TNHH Thương mại vận tải Hải Phòng

Tổng Cty CN TT Bạch Đằng
Cty CP vận tải biển VINASHIP
Cảng vụ Hàng Hải Hải Phòng
.....
Tổng

Số tiền (trđ)
1.899
2.721
4.738
2.721
12.710
2.440
1.952
36.378

Để thực hiện các hợp đồng vận tải trên, công ty không chỉ huy động đội tàu
của nội bộ Công ty mà còn thuê một số công ty vận chuyển trong và ngoài nước.
Việc thực hiện các công việc vận chuyển được thể hiện bằng hợp đồng. Trong
năm 2013 công ty đã ký hợp đồng vận chuyển với các công ty như: Bunkers
Marine Pte Ltd, Yusob International Kangta Port CO Ltd, PT Elang Surya
Sentosa, AM Maritime SDN BHD, Công ty CP TM Kiến Phát…. Đến thời điểm
31/12/2013, giá trị thực hiện của các hợp đồng trên như sau:
TT
1
2
3
4
5


Tên khách hàng
Bunkers Marine Pte Ltd
Yusob International Kangta Port CO Ltd
PT Elang Surya Sentosa
AM Maritime SDN BHD
Công ty CP TM Kiến Phát
Tổng

Số tiền (trđ)
2.030
1.863
1.311
1.767
200
7.171

2. Đánh giá việc thực hiện các hợp đồng kinh tế của Công ty cổ phần
thương mại dịch vụ logistics Hải Tiến trong năm 2013
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Logistics Hải Tiến trong năm 2013
đã nghiêm túc thực hiện các quy tắc được áp dụng trong hợp đồng kinh tế, cụ
thể như sau:
- Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, không trái với pháp luật và đạo đức
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 24

24


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ

- Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay

thẳng
Sau khi hợp đồng được kí kết và có giá trị pháp lý, công ty cùng với đối tác
thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Đó là:
- Nguyên tắc chấp hành thực hiện: công ty sẽ nghiêm túc chấp hành các
điều khoản được kí kết trong hợp đồng mà không được thay đổi hay tự ý thay
thế bằng một khoản tiền nhất định.
- Nguyên tắc chấp hành đúng: công ty và đối tác đồng thời phải chấp hành
đúng và đầy đủ các điều khoản đã kí trong hợp đồng. Cụ thể là công ty phải thực
hiện đúng đối tượng vận chuyển, đúng thời gian và địa điểm giao nhận hàng
- Nguyên tắc hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng
Trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên, công ty Cổ phần thương mại
và vận tải quốc tế Châu giang nhìn chung đã hoàn thành tốt các điều khoản được
kí kết giữa hai bên đối tác, được đối chiếu theo khung quy định của pháp luật.
2.1 Khối lượng hàng hóa:
Các hợp đồng vận chuyển của Công ty chủ yếu là vận chuyển các mặt hàng
như than, clinker. Khối lượng hàng hóa trong hợp đồng được quy định là khối
lượng giao nhận thực tế tại Cảng dỡ hàng, được quy về độ ẩm tại cảng rót hàng
(hao hụt theo tỷ lệ, nhưng không lớn hơn khối lượng giao nhận tại đầu nguồn
theo giấy chứng nhận giám định khối lượng do Công ty CP Giám định
Vinacomin cấp kèm theo lô hàng. Khối lượng tính cước được quy định cụ thể,
có công thực tính rõ ràng trong hợp đồng và có chứng nhận giám định của Công
ty giám định. Ngoài ra với một số hợp đồng công ty cũng ký với khối lượng dự
kiến, sau đó căn cứ nhu cầu thực tế, hai bên sẽ thống nhất khối lượng vận
chuyển theo từng tháng, từng chuyến cho phù hợp.
2.2 Giá cả quy định trong hợp đồng:
Cước phí vận chuyển hàng hóa được quy định cụ thể trong hợp đồng tùy
thuộc vào từng loại mặt hàng và từng thời điểm. Đối với các hợp đồng vận
chuyển than, cước phí thường giao động ở mức 170.000 đồng/tấn. Đối với các
Học viên: Bùi Quốc Huy – Lớp: QLKT 2-2 25


25


×