Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

BÀI THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH hà nội QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.09 KB, 63 trang )

BÀI THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
HÀ NỘI - QUẢNG NAM
I.NGÀY 1: HÀ NỘI – NGHỆ AN
LỊCH TRÌNH TUYẾN ĐIỂM: HÀ NỘI HÀ TÂYHÀ
NAMNINH

BÌNH(TAM

CỐC

BÍCH

ĐỘNG)THANH

HÓANGHỆ AN
Chào mừng thầy cô và các bạn đến với chuyến du lịch thực tế
tuyến Hà Nội – Quảng Nam do khoa Du lịch & khách sạn trường đại
học kinh tế quốc dân Hà Nội tổ chức. Bây giờ là 5h30 chuyến hành trình
của chúng ta bắt đầu. Tham gia chuyến hành trình này gồm 4 thầy cô
trong khoa:….. và 100 bạn sinh viên đến từ 2 lớp du lịch 46A $ B. Đoàn
chúng ta gồm 3 xe, cho phép em giới thiệu tổ phục vụ ngày hôm nay:…..
Hôm nay là ngày đầu tiên trong chuyến hành trình đoàn chúng ta
sẽ tạm thời rời xa thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến trong ít ngày để đến
với quê hương vị cha già kính yêu của dân tộc: quê hương Nghệ An.
Buổi trưa chúng ta sẽ dừng chân tại Ninh Bình, thăm quan Tam Cốc
Bích Động và dùng bữa tại nhà hàng Tam Cốc. Đây là chuyến đi dài, lưu
ý các bạn xe sẽ chỉ dừng lại sau 2-2.5h chạy xe vì vậy mọi vấn đề các
bạn cần giải quyết tại điểm dừng chân. Các bạn say xe nên uống thuốc
chống say, các vấn đề khúc mắc xin gặp tổ phục vụ, chúng em luôn nhiệt
tình phục vụ.
Nội dung bài thuyết trình:


1. HÀ NỘI


Xe chúng ta đang rời Hà nội, thủ đô của đất nước Việt Nam có lịch
sử hàng nghìn năm văn hiến, Hà Nội đã bảo tồn được rất nhiều di tích
văn hóa nổi tiếng, với hơn 600 đền, chùa. Hà Nội ngàn năm tuổi là một
trong không nhiều thủ đô lâu đời trên thế giới, thế nên mỗi góc phố, mỗi
hàng cây... đều mang vẻ đẹp của những trầm tích lịch sử, văn hóa, nghệ
thuật.
Nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng với vị trí địa lý thuận lợi,
người dân thông minh thanh lịch, Thăng Long - Hà Nội đến nay đã tròn
998 tuổi (1010-2008), trải qua ba triều đại: Lý, Trần, Lê với hơn 800
năm trị vì, mà di tích Hoàng thành vừa được khai quật là một bằng
chứng. Những kiến trúc phương Đông của quá khứ hòa trộn với những
kiến trúc phương Tây của hiện tại, những đền chùa cổ kính, những tòa
biệt thự, những công trình văn hóa lớn với lối kiến trúc Pháp và rất nhiều
công trình nguy nga mới mọc lên tạo cho Hà Nội nét độc đáo của một đô
thị vừa cổ kính vừa hiện đại.
Khác với những ngôi nhà thường thấy trong các làng mạc cổ xưa
của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhà ở đô thị cổ Hà Nội được hình thành từ
những sáng tạo kiến trúc của những người thợ trong giai đoạn nửa cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Hà Nội – kẻ chợ, vốn dĩ sống cụm thành
từng phường hội, kinh doanh chuyên biệt một mặt hàng nào đó, tạo nên
các phố có ngành nghề kinh doanh thuộc nền kinh tế thương nghiệp nhỏ
riêng biệt, tồn tại bên cạnh khu thành cổ. Chính điều này đã tạo nên một


Hà Nội với những phố nghề nổi tiếng: Hàng Bạc, phố Lò Rèn, phố
Thuốc Bắc...
Mặc dù một số di tích bị mai một đi cùng với thời gian và do chiến

tranh, Hà Nội vẫn còn giữ được nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn du
khách thập phương: Văn Miếu - Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên
của nước ta, Khu phố cổ gần hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây-góc lãng mạn nhất
trong bức tranh Hà Nội đa màu.
Hồ Tây trở thành điểm hẹn, để người ta tìm đến như một quán
tính. Ðường Thanh Niên hay còn có cái tên đường Cổ Ngư rất đẹp
trước đây là ranh giới giữa Hồ Tây và hồ Trúc Bạch, từ sau buổi vãn
chiều rất đông người qua lại. Có người tìm cho mình một góc nào đó ở
bên hồ để hóng gió, nhâm nhi ly cà phê trong một quán ven đường,
thưởng thức món bánh tôm nổi tiếng, ăn một ly kem; vào những nhà
hàng sang trọng nằm ở mép hồ hay giữa hồ, hoặc trên du thuyền...
Cũng có người chỉ thích dạo quanh hồ để hít hà không khí trong trẻo
rồi lại đi đâu đó hoặc trở về. Có người gọi Hồ Tây là mặt gương của
Hà Nội, lá phổi xanh của chốn Kinh Thành
2. HÀ TÂY
Hiện giờ xe của chúng ta đang lăn bánh trên địa phận tỉnh Hà Tây,
một tỉnh giáp danh và bao quanh thủ đô về phía Tây Nam. Đây là mảnh
đất "địa linh" hội tụ khí thiêng của núi Tản sông Đà để sinh ra "nhân
kiệt": Phùng Hưng, Ngô Quyền - hai ông vua trí dũng, tài đức hơn


người; Nguyễn Trãi - nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, vị anh hùng dân tộc;
Tản Đà - nhà thơ lớn của Việt Nam... Hà Tây - kho tàng của văn hóa, tín
ngưỡng bao gồm hàng trăm đền chùa, lăng tẩm mang đường nét kiến
trúc, điêu khắc độc đáo.
Nhiều thế kỷ đã qua, Hà Tây trở thành một phần không thể thiếu
của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Hà Tây là nguồn cung cấp lương
thực, nông sản cho người dân nội đô; là lũy thành kiên cố án ngữ hai mặt
Tây - Nam khi giặc giã; là vùng xả lũ, chịu cảnh ngập lụt thay chốn kinh
kỳ mỗi mùa sông Hồng giận dữ... Cùng với sự phát triển chung của đất

nước, Hà Tây đang vươn lên về mọi mặt, đặt biệt là kinh tế để làm tròn
trọng trách "cửa ngõ thủ đô".
Hà Tây được mệnh danh là "đất trăm nghề". Có những nghề truyền
thống của địa phương như dệt lụa ở Vạn Phúc (thị xã Hà Đông), thêu ở
Quất Động (huyện Thường Tín), mây tre đan ở Phú Vinh (huyện
Chương Mỹ)... Có những nghề du nhập từ nơi khác đến như đồ mộc,
đóng giày, chế biến lương thực thực phẩm... Nghề nào cũng mang bản
sắc, mang nét tinh túy riêng. Hà Tây đã dần định hình một thương hiệu
du lịch làng nghề nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Hiện nay, Hà Tây có
1.160 làng có nghề thủ công, trong đó 201 làng đã được tỉnh công nhận
danh hiệu làng nghề với nhiều nghề truyền thống có giá trị như: sơn mài,
khảm trai, điêu khắc, thêu ren, tơ lụa, điêu khắc đá, gỗ, hàng song, mây,
giang tre, nón lá, rèn, đúc, v.v.Giờ đây Hà Tây được biết đến là tỉnh duy


nhất trong cả nước có hai thành phố trực thuộc tỉnh đó là Thành phố Sơn
Tây và Thành phố Hà Đông
Du lịch Hà Tây được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng
du lịch: Chùa Hương, chùa thầy, khu du lịch Ao Vua, Thác Đa, Suối
Ngà, sân golf Đồng Mô. Hà Tây cung nổi tiếng với với những sản phẩm:
lụa Vạn Phúc, giò chả Ước Lệ,
Lễ hội chùa Hương: Ít ai trong số những người Việt Nam mà lại
không biết tới hội chùa Hương. Hội chùa diễn ra trên địa bàn xã Hương
Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Đây là lễ hội kéo dài nhất trong cả
nước (từ 6/1 đến 25/3/ÂL), diễn ra hết 3 tháng xuân, hết cái quý đầu của
vòng luân hồi Xuân- Hạ- Thu- Đông của trời đất
Lễ hội chùa Thầy: Nhớ ngày mồng bảy tháng ba, trở về hội Khám
trở ra hội Thầy. Chùa Thầy nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh
Hà Tây. Chùa có tên chữ là “Thiên Phúc tự”, nằm gối vào sườn núi Phật
Tích, còn gọi là núi Thầy.

Đình Tây Đằng – ngôi đền cổ nhất Việt Nam
Nằm cách Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, đình Tây Đằng (thị
trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) được biết đến là một trong số
những ngôi đình cổ nhất Việt Nam với gần 500 năm tuổi. Đây là một
công trình kiến trúc độc đáo hình chữ Nhất, vật liệu xây dựng ban đầu
hoàn toàn bằng gỗ mít, trong quá trình tu bổ sau này có dùng một số gỗ


lim Trường Sơn - loại gỗ hứng nhiều nắng, gió biển tạo nên thớ xoắn rất
chắc chắn.
Các hình chạm khắc rồng đều mang phong cách rồng thời Trần,
Nét độc đáo nhất của đình Tây Đằng được thể hiện qua các bức chạm
khắc mang đậm nét văn hóa dân gian trên từng cấu kiện kiến trúc, đề tài
thiên về hoạt động của con người trong làng xã Việt Nam thế kỷ XVI
như bơi thuyền, gánh con, đốn củi, múa hát và tuyệt nhiên không chịu
ảnh hưởng của lối chạm khắc hoa văn nước ngoài, thể hiện tư duy, trí
tuệ của người Việt cổ về cuộc sống, lao động
Với những giá trị kiến trúc chạm khắc đặc sắc, độc đáo, đình Tây
Đằng được ví như một bảo tàng nghệ thuật dân gian của thế kỷ XVI.
Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, đình Tây Đằng còn là nơi thờ Tản Viên
Sơn thánh (Sơn Tinh)
Làng dệt lụa vạn phúc
Nằm bên bờ con sông Nhuệ hiền hòa, ngay sát cửa ngõ phía Tây
của thủ đô Hà Nội, làng lụa Vạn Phúc (thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây) từ
lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống. "Lụa Hà Đông" cũng
như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Tây
thường được nhắc đến trong thơ ca xưa.
Chuyện kể rằng, cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị Nương,
một người con gái ở Cao Bằng nổi tiếng đảm đang và có tay nghề dệt



lụa khéo léo về làm dâu làng Vạn Phúc. Bà đã truyền nghề lại cho dân
làng và sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu ra quốc tế tại các hội chợ Mácxây
và Pari (Pháp) năm 1931 và năm 1938. Nó được người Pháp đánh giá là
loại sản phẩm tinh xảo của Việt Nam và rất được ưu chuộng tại các nước
Pháp, Thái Lan, Inđônêxia...
Nón làng chuông
Chắc hẳn chiếc nón không xa lạ gì với mỗi chúng ta? Cùng với tà
áo dài, chiếc nón là một trong những giá trị tạo nên bản sắc văn hóa dân
tộc Việt. Khi nhớ đến nón người ta thường nhắc đến làng Chuông - một
địa danh nổi tiếng xa gần của tỉnh Hà Tây với nghề làm nón truyền
thống gần 400 năm nay.
Ước Lễ: Làng nghề không nghệ nhân - Tỉnh Hà Tây
Ước Lễ là làng có nghề truyền thống làm bánh chưng, giò, chả nổi
tiếng khắp nam, bắc và nước ngoài. Nhưng có lẽ đây là trường hợp độc
nhất vô nhị ở Hà Tây được phong tặng làng nghề mà... không có nghệ
nhân sản xuất tại làng, tất cả những người biết làm nghề ở Ước Lễ đều
không làm tại địa phương mà đi khắp các nơi để kiếm ăn sinh nhai. Đây
là làng của những kỷ lục Guiness
Năm 2002, được sự tài trợ của Công ty nước giải khát Coca Cola,
nhóm nghệ nhân Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Đức Bình đang ở Hà Nội


đã làm chiếc bánh chưng lớn nhất thế giới nặng 1,4 tấn. Chiếc bánh này
vinh dự được đưa vào kỷ lục Guiness thế giới. Tháng 9 vừa qua một cây
chả kỷ lục với số lượng thịt 174 kg, đường kính 55cm, chiều dài 6m và
dày 1,7 cm cũng được nhóm nghệ nhân trên hoàn thành
Mỹ miều lụa Hà Đông - Hà Tây
Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông) giờ đã trở thành làng nghề truyền

thống sầm uất, nổi tiếng trong và ngoài nước. Với du khách nước ngoài,
làng lụa Vạn Phúc là một trong những điểm đến thú vị trong chuyến du
lịch Việt Nam. Được biết, trung bình 1m vải lụa bán ra từ 20.00060.000 đồng. Quần áo từ 100.000-170.000 đồng/bộ. Riêng hàng cao cấp
(dọc xe, ngang xe) thì phải đặt trước, loại này lên tới 180.000đ/m.
Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn - Tỉnh Hà Tây
Hương Sơn là một quần thể những danh lam thắng cảnh và di tích
nằm trên một dải núi chạy từ núi Hoàng Con trong dãy Hoàng Liên Sơn,
vượt qua sông Đà, núi Ba Vì, qua Chương Mỹ xuống mãi Nho Quan Ninh Bình.
Một số món ăn nổi tiếng:
Nem Phùng
“Giò Chèm, nem Phùng" là thành ngữ chỉ hai món ăn chế biến từ
thịt lợn, ngon có tiếng ở miền bắc.Nem thì rất nhiều nơi có, nhưng nổi


tiếng nhất là nem Phùng. Nó đặc biệt, bởi ngay từ khi chọn nguyên liệu
đã rất cầu kỳ, phải kén thứ thịt nạc của giống lợn lông ấp thịt mới ráo,
mềm mà ngọt, bì mới không dai mà giòn. Song món ăn này ngon là do
khéo chế biến. Đây là một món ăn khoái khẩu mà thanh tao. Sản phẩm
này là món cổ truyền của một gia đình ở thị trấn Phùng (Đan Phượng,
Hà Tây) mà nay đã đi vào ca dao, trở thành "món nhớ" nhiều người:
"Nem Phùng ăn với lá sung/ Cho người tứ xứ nhớ nhung một đời!
Cháo vịt Vân Đình - Hà Tây
Có những khách đánh cả chuyến xe con, cùng dăm ba người bạn từ
Hà Nội về, chỉ để nhâm nhi ly rượu cẩm, nhám nháp miếng tiết canh đặc
sánh, thơm, cay, giòn, mát đến lạ lùng, đựng trong chiếc bát xinh xinh
rồi xì xụp, hít hà tô cháo nóng ngọt... để khi ra về với vẻ mặt thoả mãn,
sảng

khoái




cùng



hẹn

lần

sau

lại

đến.

Bánh dày Quán Gánh
Nghề làm bánh cổ truyền nơi đây đã có từ hơn một thế kỷ nay.
Bánh dày Quán Gánh hiện đã có mặt tại các vùng lân cận. Nhiều nhà
hàng trong vùng đã đến đặt bánh dày thay cho xôi hoặc bánh chưng
trong cỗ cưới, làm món ăn quen thuộc trong tiệc sinh nhật hay mừng lễ
tân

gia.

Khách du lịch có dịp qua làng tiện Nhị Khê, làng khảm trai Phú Xuyên
hoặc chùa Đậu có thể ghé vào Quán Gánh để được thưởng thức món
bánh dày bình dị dân dã nổi tiếng của đất Hà Tâỵ



Bánh tẻ đền Và
Bánh tẻ được làm từ bột gạo tẻ, nhân là thịt lợn băm xào mộc nhĩ,
gói bằng lá chuối khô. Du khách đến đền Và thuộc thôn Vân Gia, xã
Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây thì sẽ được thưởng thức món
quà dân dã này.
Đền Và thuộc thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, cách thị xã Sơn Tây
(Hà Tây) chừng 2 km, là nơi thờ Đức thánh Tản Viên cùng hai "người
em" của ông là Cao Sơn và Quý Minh.
Du khách đến đền Và vào dịp hội lễ hay ngày thường đều nhớ và
muốn thưởng thức bánh tẻ, một món quà dân dã. Đây là thứ bánh gói lá
rất thân quen với người dân vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Bánh
tẻ ở đền Và không phải do người Vân Gia làm mà từ làng Phú Nhi làm
ra, đưa lên đây bán. Nhiều người ở các làng chung quanh biết làm bánh
tẻ, nhưng ít có nơi nào làm bánh tẻ được coi là một nghề như ở làng Phú
Nhi cạnh đền Và.
Bánh gio làng Giá
Mỗi năm, cứ hễ có dịp là tôi lại về thăm quê ngoại - làng Sấu Giá
(Hoài Đức, Hà Tây). Và lần nào cũng vậy, mấy chị em tôi được chén
thỏa thích món bánh gio, đặc sản của làng Giá quê ngoại tôi. Chẳng biết
bánh gio có tự bao giờ, nhưng nghề làm bánh gio đã trở thành một phần
công việc không thể thiếu đối với người dân làng Giá.


Mỗi khi năm hết tết đến, ngoài nồi bánh chưng thì mỗi nhà không
quên gói dăm cặp bánh gio thật đẹp để thờ cúng tổ tiên và mang ra đình
làng để tạ ơn thành hoàng và cầu mong thần Phật phù trợ một năm mưa
thuận gió hòa, no đủ, yên ấm và hạnh phúc.
Mơ chùa Hương
Nhờ chất đất ở vùng núi đá vôi nên mơ chùa Hương có hương vị
rất kỳ lạ: vị chua mà không gắt. Quả mơ to, cùi dày, hạt nhỏ, khi chín có

màu vàng, mùi thơm. Có tới bốn loại mơ với vị khác nhau mà cư dân địa
phương đã phân biệt và đặt tên là mơ đào, mơ chấm son, mơ bồ hóng,
mơ nứa.
Đã hơn 700 năm nay, mơ chùa Hương còn được sử dụng làm thuốc
chữa bệnh đường ruột, trừ đờm, chữa các bệnh viêm họng, mất tiếng,
phù thũng, khô miệng, háo nước, an thần, đặc biệt là trừ ho, bổ phổi. Gỗ
cây mơ già chùa Hương có thể chặt từng thanh, từng miếng nhỏ cho vào
nước sạch nấu lấy nước uống gọi là nước "lão mai". Nước màu hồng mà
thơm mát. Mơ là món quà của những người đi chùa Hương. Cho nên,
đến chùa Hương không mấy ai không mua mơ về cho người thân, bạn
bè, đồng nghiệp..
Bánh Gai Làng Giá, bánh gai Yên Sở
Hai loại bánh gai này được người sành ăn đánh giá chất lượng
ngang với bánh gai Hải Dương.


Tương Cự Đà – cà làng Đám
Từ lâu, tương của làng Cự Đà xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh
Hà Tây đã nổi tiếng thơm ngon và đi vào ca dao như một thương hiệu:
'Tương Cự Đà - cà làng Đám'
3.HÀ NAM
Hiện giờ xe của chúng ta đang lăn bánh trên địa phận tỉnh Hà Nam.
Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía nam của thủ đô.
Tỉnh có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Đáy và sông Châu Giang.
Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trên địa bàn tỉnh
có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua với chiều dài gần 50km
và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc lộ
21B, quốc lộ 38. Từ thị xã Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vực
đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Hà Nam là
địa phương có nền văn hiến lâu đời. Tỉnh tuy nhỏ nhưng có khá nhiều di

tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như đền Trúc, chùa Bà Đanh và các
làng nghề truyền thống của tỉnh như làng nghề làm trống làng Đọi Tam,
làng sừng Đô Hai.
Khu du lịch Ngũ Động Sơn,
Quả núi có 5 hang động nối liền nhau tạo thành một dãy hang động
liên hoàn. Trên đỉnh núi có bàn cờ thiên tạo bằng đá, trong động có
nhiều nhũ đá tạo vẻ đẹp huyền bí. Nhiều thi nhân và du khách đã từng
qua đây dừng chân chiêm ngưỡng. Di tích này cánh thị xã Phủ Lý 7 km
nằm sát với dòng sông Đáy và lại kề bên quốc lộ 21A.


Đền Trúc
Thờ anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, nằm ngay nơi ông cho mở
hội mừng chiến thắng dưới chân núi, nơi có rừng trúc bạt ngàn với lễ hội
đền Trúc, hát Dậm Quyển Sơn.
Đền Trần Thương:
Ở huyện Lý Nhân, thờ Quốc công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn. Hàng năm ở đây có lễ tưởng niệm và liên hệ mật thiết
với lễ hội ở Côn Sơn - Kiếp Bạc, Bảo Lộc – Nam Định.
Khu trung tâm du lịch thị xã Phủ Lý
Khu trung tâm du lịch thị xã Phủ Lý được xây dựng bên cạnh
dòng sông Đáy, giáp cửa sông Châu. Tại đây có khách sạn 5 sao, 11
tầng, có khu bến thuỷ phục vụ du thuyền đi chùa Hương, Ngũ Động
Sơn, chùa Bà Đanh, hang Luồn. Mỗi năm, du lịch Hà Nam đưa tiễn
khách vào chùa Hương bằng đường bộ và đường thuỷ tới hàng chục
nghìn du khách. Ngoài ra, đây còn là địa điểm bơi thuyền dọc sông
Châu, sông Đáy vãn cảnh non nước vùng quê hương Hà Nam.
Làng nghề trống Ðọi Tam,
Làng nghề trống Ðọi Tam, thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh
Hà Nam. Thợ làng Ðọi Tam làm đủ các loại trống: trống dùng trong

đình chùa, trống chèo, trống trường, trống trung thu… Gần đây, Đọi
Tam nổi tiếng hơn bởi các nghệ nhân ở đây được vinh dự làm 285 chiếc
trống hội đầu tiên của lễ kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội
Làng sừng Đô Hai


Làng Đô Hai (xã An Lão, huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam) có tới
90% dân số theo đạo Thiên chúa và 100% theo nghề làm sừng lúc nông
nhàn.
Đặc sản: Chuối ngự đồng chiêm
Ngon nhất vẫn là chuối ngự làng chiêm trũng Ðại Hoàng (Lý
Nhân, Hà Nam). Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả
chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm,
thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi. Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ
Viềng, mầu vàng sáng rực chợ. Cái mầu vàng làm say lòng Nguyễn
Tuân khi thăm chợ Rồng: "Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Làng Ðại
Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao.
Nghe kể, thời đi dạy học đi viết văn ở Hà thành, Nam Cao rất nhớ món
chuối ngự làng mình. Ông đi chợ, gặp chuối ngự là mua về, để thơm nức
mới thưởng thức, như nhớ về rặng tre, vườn chuối thân thương.
Hồng Không Hạt Nhân Hậu
Nhân Hậu là tên một xã cũ của huyện Lý Nhân, nay là xã Hoà Hậu.
Đồng thời, đây cũng chính là làng Đại Hoàng xưa - quê hương của cố nhà
văn Nam Cao. Nơi đây thiên nhiên đã phú cho không chỉ có giống chuối
Ngự nổi tiếng thơm ngon mà còn có loại hồng không hạt mà ta thường
gọi là hồng không hạt Nhân Hậu.
Loại hồng không hạt này vừa có quả to, hình dáng cân đối, khi chín
màu đỏ chuyển dần từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm, da mỏng mịn căng



tròn, không có một vệt nhăn hay rám đen trên mặt quả càng làm cho hình
dáng quả thêm hấp dẫn.
Khác với tất cả các loại hồng của địa phương khác, không chỉ ở
hình dáng quả to, cân đối, đẹp mã mà đặc biệt loại hồng này bên trong
không hề có hạt. Ngoài lớp “thịt” quả mềm còn có những nhân của hạt đã
thoái hoá, trong như thạch phân bổ đều trong phần ruột quả. Khi ăn ta chỉ
cần bóc nhẹ lớp vỏ mỏng như nilon bên ngoài mà vẫn giữ nguyên được
hình khối của quả. Vừa đưa vào miệng, lớp thịt quả mềm đã tan ra ngọt
lịm để lại những “nhân” giòn như thạch làm cho người thưởng thức có
được cảm giác khác lạ mà không có một loại hồng nào có được. Hồng
không hạt là đặc sản của Hà Nam hiện đang được bảo tồn và phát triển.
Quýt Lý Nhân
Quýt Lý Nhân đã từng nổi tiếng khắp nơi không những trong nước
mà còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Vào những năm 1960 1970 của thế kỷ XX, quýt Lý Nhân đã được xuất khẩu sang Liên Xô và
một số nước Đông Âu cũ. Quýt có nhiều loại nhưng thơm, ngon, chất
lượng hơn cả là Quýt Hương. Quýt Hương có mùi thơm riêng biệt. Xưa
kia quýt Hương đã từng dùng làm đặc sản tiến vua.
Khác với giống quýt của địa phương khác, quýt Lý Nhân quả dẹt,
vỏ giòn, mỏng vừa phải, khi chín màu vàng ươm. Cũng giống như cam,
bề mặt của vỏ quýt có những hạt tinh dầu nhỏ li ti khi bóc tỏa ra mùi
thơm đặc trưng của quýt. Hàng năm cứ vào mùa Rươi (tháng 9 - 10 Âm


lịch) cũng là mùa quýt chín, người ta dùng vỏ quýt để làm tăng hương vị
của món chả Rươi. Ngoài ra vỏ quýt còn dùng làm vị thuốc.
Hiện nay, quýt Lý Nhân đang được ngành Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Hà Nam phối hợp với một số Viện khoa học lập dự án
bảo tồn và phát triển giống quýt quý hiếm này.
Long Nhãn
Người dân Hà Nam nói chung và người dân Lý Nhân nói riêng có

một nghề được truyền từ lâu đời lại là chế biến long nhãn. Vào mùa nhãn
người dân Lý Nhân toả đi khắp nơi trên cả nước tìm mua nhãn và tổ chức
chế biến ngay tại chỗ. Không những vậy có người còn bỏ vốn đầu tư hàng
chục hec ta nhãn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long để vừa làm trang
trại và chế biến long nhãn.
Long nhãn là một vị thuốc quý được người Trung Quốc sử dụng từ
lâu, chính vì vậy thị trường xuất khẩu long nhãn chủ yếu vẫn là thị trường
Trung Quốc. Trước đây dân ta chưa biết đến long nhãn vì long nhãn còn
quý hiếm. Ngày nay, do phát triển cây ăn quả trong đó có nhãn, việc chế
biến long nhãn trở thành phổ biến nên trong các thang thuốc bổ dùng cho
người mới ốm dậy đã thấy có vị long nhãn.
Ngoài ra còn có Bánh cuốn chả Phủ Lý, Cá kho Nhân Hậu, Bánh
đa Kiện Khê, Các món ăn từ thịt dê,Canh hến…
4.NINH BÌNH


Chào mừng qúi khách đến với Ninh Bình, một vùng non sông
huyền thoại, kỳ thú, cách thủ đô Hà Nội 93km, du khách đặt chân đến
đất Ninh Bình là đã đến "vịnh Hạ Long cạn". Non nước Ninh Bình trùng
điệp, sơn thuỷ hữu tình, đẹp như một bức tranh lụa. Bàn tay tạo hoá
khéo sắp đặt cho một vùng đất với độ dài hơn 100km hoá đá, có gần 30
di tích lịch sử và thắng cảnh, từ rừng nguyên sinh Cúc Phương đến vùng
đến vùng biển "Núi vàng" Kim Sơn. Đây là nơi đoàn chúng ta dừng
chân và chiêm ngưỡng Tam Cốc Bích Động, điểm du lịch được mệnh
danh “Nam thiên đệ nhị động” (tức là Động đẹp nhì trời Nam).
Ninh Bình ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp
và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ.
Mảnh đất này từ xa xưa đã từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt (tên
của Việt Nam xưa. Vì vậy, vùng đất này có rất nhiều di tích lịch sử như
cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm , chùa Non Nước.

Từ thị xã Ninh Bình, khách du lịch vào núi Non Nước, tên chữ là
Dục Thuý Sơn- Con chim trả xanh- một thắng cảnh nổi tiếng còn ghi
bao nhiêu sự tích. Nơi này cách đây 10 thế kỷ đã được vua Ðinh Tiên
Hoàng chọn làm tiền đồn bảo vệ kinh đô Hoa Lư. Anh hùng dân tộc
Nguyễn Trãi, danh nhân văn hoá thế giới, cảm nhận: "Núi đẹp như bông
sen nở trên mặt nước, như cảnh tiên giữa trần gian". Từ thượng cổ các
danh nhân, kẻ sĩ và nhiều vị vua đã ghé thăm, đã khắc hàng trăm bài thơ
trên mình con chim trả khổng lồ hoá này.


Cách Dục Thuý Sơn vài trăm mét về phía Nam có núi Ngọc Mỹ
Nhân. Nhìn núi giống như một mỹ nữ nằm trần đã quá giấc nồng giữa
thanh thiên bạch nhật.
Ðến Ninh Bình người ta nhớ đến một cố đô Hoa Lư, thuộc địa
phận xã Trường Yên, một miền núi non sông nước hiểm trở. Nơi đây có
núi Trường Yên, có sông Hoàng Long như thành cao, hào sâu bảo vệ và
tôn thêm vẻ đẹp của cố đô Hoa Lư cổ kính. Năm 968, sau khi dẹp loạn
mười hai sứ quân, Ðinh Bộ Lĩnh thống nhất sơn hà, lên ngôi Hoàng đế,
đặt tên nước là Ðại Cồ Việt và chọn Hoa Lư làm kinh đô. Nơi đây là
quần thể di tích lịch sử hai triều Ðinh và Tiền Lê. Trên núi Mã Yên Sơn
có lăng vua Ðinh, bên cạnh có đền thờ vua Lê Ðại Hành.
Ở huyện Hoa Lư còn có quần thể danh thắng và di tích lịch sử Bái
Sơn, với Bích Ðộng Tam Cốc, được mệnh danh là Nam thiên đệ nhị
động, sau Nam thiên đệ nhất động Hương Tích. Trong động còn giữ
được nhiều di tích, nhiều cổ vật quý báu như rồng đá và hai khối đá lạ,
khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng đàn một trầm, một bổng
hoà lẫn với tiếng chuông chùa trầm mặc.
Tam Cốc còn có tên Xuyên Thuý Ðộng, có nhiều hang động quanh
co hiểm trở đẹp như Bồng lai Tiên cảnh. Ngày trước, vua Trần đã chọn
nơi đây làm căn cứ chống giặc Nguyên Mông.

NHÀ THỜ ĐÁ PHÁT DIỆM LÀ MỘT TRONG NHỮNG KỲ
QUAN CỦA ĐÔNG NAM Á, là một công trình kiến trúc độc đáo kết


hợp tinh hoa văn hoá phương Tây và phương Ðông. Nhà thờ được xây
dựng cách đây hơn một thế kỷ. Trong kiến trúc từ lầu chuông đến Thánh
đường được chạm khắc tinh xảo, đó là sự kết tinh tài năng và trí tuệ sáng
tạo tuyệt đỉnh của Việt Nam thời bấy giờ.
Ðịch Lộng, thuộc huyện Gia Viễn được coi là Nam thiên đệ tam động,
đẹp thứ ba trời nam. Từ cảm giác huyền ảo của đất trời Ðịch Lộng, ta
đến với rừng nguyên sinh Cúc Phương là ta trở về với triệu năm, gặp sự
thanh thản và yên tĩnh trong tâm hồn, để suy ngẫm nhìn nhận cuộc đời
và trách nhiệm với cộng đồng thực tại và tương lai.
Kỳ thú động Hoa Sơn (Ninh Bình)
Ðộng Hoa Sơn là một trong những động đẹp của tỉnh Ninh Bình nằm ở
thôn Áng Ngũ, xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư. Động nằm ở lưng chừng
núi, thuộc dãy núi phía đông nam kinh thành Hoa Lư xưa..
Ðứng trước cửa động, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thiên nhiên
có non cao, động thẳm, sông ngòi kỳ thú. Thiên nhiên như đã ưu ái riêng
chốn này để che chở, bảo vệ kinh đô thời Ðinh - Lê cách đây hơn 10 thế
kỷ.
Tương truyền, thời nhà Ðinh, động là nơi nuôi Ấu Chúa, nên còn có tên
là "Phôi Sinh Tự". Nhân dân vùng này quen gọi là "Chùa Bà Ðẻ". Người
dân ở đây thấy động đẹp đã lấy làm chùa thờ Phật. Ðộng chính là một
"ngôi chùa" thiên tạo. Ðộng cao sâu nên "chùa" càng rộng lớn. "Ngôi


nhà bảo tàng" tự nhiên này có nhiều pho tượng đẹp và những nhũ đá kỳ
thú.
Đền vực và truyền thuyết về người con gái tiết nghĩa - Ninh Bình

Đền Vực nằm bên bờ sông Hoàng Long, thuộc thôn Chi Phong, xã
Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Đền được xây dựng từ thế kỷ
thử 16. Tương truyền rằng, đây là một ngôi đền rất thiêng, lại chỉ cách
cố đô Hoa Lư 3 km về phía Tây Bắc và lại nằm trên đường đến khu du
lịch hồ Đồng Chương bởi vậy đây cũng là một điếm dừng chân lý tưởng
cho du khách khi du lịch về mảnh đất Ninh Bình.
Đền vua Đinh - Tỉnh Ninh Bình
Tương truyền đền thờ vua Đinh xây trên nền cung điện chính, tựa lưng
vào dãy núi Phi Vân, phía trước là Mã Yên Sơn. Đền làm theo kiểu "nội
công, ngoại quốc". Nghệ thuật điêu khắc ở đền vua Đinh đạt trình độ
cao.
Ninh Bình là một tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ nhưng chỉ có hai huyện Kim
Sơn, Yên Khánh phì nhiêu còn 5 huyện thị khác đều thuộc miền sơn
cước. Ruộng ít, núi nhiều; nhất là núi đá vôi.
Nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân: Đến với Ninh Bình qu khách sẽ được
thăm làng nghề chạm khắc đá Xuân Vũ, với những tác phẩm tạc rồng
bằng đá, hay những phù điêu, hoa văn bằng đá sinh động, công phu ở
đền thờ vua Đinh, vua Lê, đền Thái Vi. Các sản phẩm chạm khắc đá ở


Xuân Vũ ngày nay vẫn khá phong phú như chậu cảnh, bể cảnh, tượng
nghệ thuật, tượng tôn giáo, các bức phù điêu...
Các lễ hội tại Ninh Bình : hội đền Thái Vi , lễ hội Trường Yên, thu hút
rất nhiều người tham dự . Đến với lễ hội du khách còn được thưởng thứ
các món ăn độc đáo của Ninh Bình như dê Ninh Bình , bánh dứa hưng
Hiền.
Tam Cốc Bích Động
Nơi đây vẫn còn giữ được nét nguyên sơ, thiên tạo với nhiều hang động,
di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước như: đền Thái Vi,
Tam Cốc, chùa Bích Động, Hang Múa, Vườn chim… Tương truyền

rằng, vào năm 1773, ông cụ thân sinh của đại thi hào Nguyễn Du đã đến
thăm và đặt tên cho nơi này là Bích Động - tức là động Xanh. Trải qua
bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp hết sức
tự nhiên và cuốn hút đến lạ kỳ.
Để có thể tham quan Tam Cốc, du khách chỉ có một cách duy nhất
là đi thuyền. Trong hơn 2 tiếng đồng hồ, chiếc thuyền nan sẽ đưa du
khách lần lượt đi thăm Hang Cả, Hang Hai và Hang Ba. Ngồi trên
thuyền, du khách sẽ cảm nhận được không khí trong lành, mát lạnh của
hương đồng gió nội. Càng đi sâu vào trong lòng hang du khách lại càng
cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm tạo hình kỳ ảo với hàng trăm, hàng
ngàn nhũ đá rủ từ trên trần xuống. Đây thực sự là một bức tranh thuỷ
mặc nhiều màu sắc, sống động và ấn tượng.


Tam Cốc - Bích Động, còn được gọi là Xuyên Thủy Động, "Vịnh
Hạ Long trên cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động" là 1 trong 21 khu du
lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Toàn khu vực bao gồm hệ thống các
hang động và các di tích lịch sử nằm trên địa phận xã Ninh Hải, huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Tam Cốc có nghĩa là "ba hang", gồm hang Cả, hang Hai và hang
Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên
qua núi.
Đi thăm Tam cốc chỉ có môt con đường thuỷ duy nhất vào ra mất
khoảng trên 2 giờ đồng hồ. Thuyền trôi khoảng 400 mét theo dòng sông
Ngô Đồng đưa du khách tới Nghi môn ngoại(cửa ngoài) là hai quả núi
dựng đứng hai bên sông, núi bên tay phải là núi Cửa Quen, núi bên tay
trái là núi Vụng Gạo.
Đi một đoạn nữa thuyền vào Cống Rồng bắc ngang qua sông Ngô
Đồng trên đường vào đền Thái Vi. Cống dài 2.8 mét, làm bằng đá ,
chạm hình đầu rồng. Qua cống Rồng, nhìn sang bên trái thấy có một trái

núi nhỏ nằm sát con đường vào đền Thái Vi và bên dòng sông là núi Gò
Mưng.
Đi tiếp, vẫn ở bên trái là núi Văn, núi Võ. Tưong truyền xưa kia có
hai vị Thần gánh 2 quả núi qua đây, đòn gánh bỗng gãy, thế là hai quả
núi rơi xuống nằm bên sông. Hai ngọn núi mọc thành một chiếc mũ của
quan Văn, một chiếc mũ của quan Võ.


Thuyền vẫn lứơt nhẹ, đưa du khách tới Nghi môn nội(cửa trong)
hay còn gọi là (kẽm gió trong), cũng là do hai quả núi đứng hai bên tạo
thành. Bên trái là núi Bến Thánh, bên phải là hình con Đại Bàng đang xà
xuống dòng Ngô Đồng, tạo nên vẻ đẹp sinh động, kỳ vĩ của Tam cốc.
Nhìn sang bên tay phải là một tảng đá lớn, phẳng nằm sát bờ sông.
Tưong truyền rằng vào mùa hè, vua Trần Thái Tông, thường ra đây ngồi
câu cá để thư giãn và thưởng ngoạn cảnh non nước, mây trời, với bầu
không khí trong lành. Bắt đầu từ đây bao quanh quý khách là núi đá
tầng tầng, lớp lớp như một bức tưòng thành vững chắc, ngăn cách những
ồn ào của nền kinh tế thị trưòng.
Hang Cả: Hang Cả dài 127 mét, rộng 20 mét, nằm dưới một quả
núi lớn vắt ngang qua dãy núi bên sông Ngô Đồng, cửa hang rộng trên
20 mét, du khách vào trong hang sẽ cảm nhận thấy sự mát lạnh của
thiên nhiên và cảm thấy trong lòng thư thái lạ thường, tâm hồn hoà nhập
với thiên nhiên, du khách sẽ quên đi những nhọc nhằn, bon chen của đời
thường. Mùa hè nơi đây như một chiếc máy điều hoà khổng lồ toả hơi
mát lạnh, mà mùa đông nơi đây lại không còn cái giá rét thay vào đó là
sự ấm áp đến không tưởng. Càng đi sâu vào trong hang du khách càng
khám phá nhiều điều mới lạ và thú vị. Những chùm nhũ đá ánh lên
những sắc màu kỳ diệu và phản chiếu xuống mặt nước lung linh hào
quang. Nhũ đá nơi đây gợi sức tưởng tượng phong phú của con người.
Một con trăn hoa to hiện lên trên trần hang, xung quanh là những con

vật thường xuất hiện trong các truyện thần thoại.


Nếu quay lại nhìn vách núi, chúng ta thấy ngay hình một cụ già râu
tóc bạc phơ đang ngồi câu cá. Đó là ông tiên câu cá. Cao hơn nữa là hình
một cô tiên mặc áo trắng đang bay.Quan sát dãy núi bên phải dòng sông
du khách sẽ thấy các khối đá xếp chồng lên nhau giống như khu đền
ĂngCo

chạy

dài

tít

tắp.

Hang Hai cũng nằm dưới quả núi vắt ngang qua hai dãy núi ở hai
bên sông, dài 60 mét, rộng 18 mét.
Hang Ba: Ra khỏi Hang Hai du khách như bị vây hãm một lần nữa
bởi bốn bề núi cao sừng sững, cây chen đá, đá bên cây. Đi khoảng 100
mét nữa là tới Hang Ba, dài 45 mét, rộng 18 mét. Mùa hè so với hang
Cả, hang Hai, hang Ba là hang mát nhất, bầu không khí trong hang như
lọc, dòng sông xanh rười rượi, ánh sáng mờ ảo làm cho du khách cảm
thấy như đang ở chốn bồng lai, tiên cảnh.
Những du khách ưa thích mạo hiểm có thể tiếp tục xuôi thuyền
theo dòng Ngô Đồng khoảng 2 km nữa tới thăm Suối Tiên và tham gia
chuyến du lịch mạo hiểm leo núi vào đền Nội Lâm.
Bích Động có nghĩa là "động biếc", là tên do tể tướng Nguyễn
Nghiễm, thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773.

Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động" tức động đẹp
thứ nhì trời Nam (sau động Hương Tích).
Chùa Bích Động: Là một ngôi chùa cổ mang đậm phong cách Á
Đông cách động Tam Cốc 2 km. Chùa được dựng từ đầu đời nhà Hậu


Lê. Trong chùa có quả chuông lớn đúc từ thời vua Lê Thái Tổ. Tương
truyền, vào thế kỷ 18, vua Tự Đức đến vãn cảnh Hoa Lư đã ngẩn ngơ
trước vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên tạo hoá ở đây và hạ bút đề tặng cho
Động Bích danh hiệu "Nam Thiên đệ nhị động".
Lịch sử: Vào đời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh, khoảng
năm 1705, có hai vị hoà thượng, pháp danh là Trí Kiên và Trí Thể, một
người quê ở Vọng Doanh, một người quê ở Đông Xuyên thuộc huyên
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định gặp nhau kết nghĩa thành anh em. Hai nhà
sư đều có lòng mộ đạo, muốn đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây
dựng các ngôi chùa. Đến đây thấy núi Bích Động có địa thế tuyệt đẹp và
đã có chùa, hai nhà sư quyết định dừng chân, tự mình sửa sang chùa cũ,
đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa: Hạ, Trung và Thượng để
tu hành.
Điều độc đáo của chùa Bích Động là xây dựng theo kiểu chữ
“Tam” (hán tự ), ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa
vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Chùa Hạ, Chùa
Trung và chùa Thượng.
Nhà thờ đá Phát Diệm: Thuộc thị trấn Phát Diệm, huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình, quần thể thánh đường Phát Diệm được xem là niềm
tự hào của kiến trúc Việt Nam, là nơi mà ước mơ về sự giao hòa giữa
những nền văn hóa, giữa tâm linh và đời sống thực của con người được
thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết.



×