Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Bước đầu nghiên cứu các quy định thương mại liên quan đến môi trường đối với hoạt động của doanh nghiệp dệt may khi gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.28 KB, 105 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản là một
nước công nghiệp. Chúng ta đã và đang nỗ lực đẩy mạnh quá
trình phát triển kinh tế trong nước đồng thời với quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đang
nỗ lực vào quá trình tham gia vào tổ chức thương mại thế giới
WTO. Đây là một thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế
nước ta bởi vì ngoài những lợi ích mà chúng ta thu được chúng
ta phải đáp ứng rất nhiều các quy định của WTO, trong đó có
các quy định về thương mại liên quan tới môi trường. Đặc biệt,
các quy định đó có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất của
các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt
may nói riêng- là ngành sẽ phải chịu rất nhiều thách thức khi
Việt Nam gia nhập WTO.
Do vậy, sinh viên đã lựa chọn chuyên đề thực tập tốt
nghiệp là: “Bước đầu nghiên cứu các quy định thương mại
liên quan đến môi trường đối với hoạt động của doanh nghiệp
dệt may khi gia nhập WTO - Trường hợp một số doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội”.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của
cô giáo TS.Lê Thu Hoa - là người đã trực tiếp hướng dẫn em
hoàn thành đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ của

TS. Hoàng Dương Tùng đã đóng góp rất nhiều

ý kiến quý báu cho chuyên đề này. Ngoài ra, em xin gửi lời cảm
SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG



LỚP KTMT44

1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ơn sâu sắc tới toàn thể cán bộ của Trung tâm Quan Trắc và Dữ
liệu Môi trường thuộc Cục bảo vệ Môi Trường đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu tại
đây!

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập này là do chính em
tự thực hiện: Không sao chép, cắt dán từ bất kỳ một tài liệu nào.
Nếu vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường.
Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2006
Sinh viên

Lê Quốc Cường

SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI VÀ MÔI
TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HÓA
THƯƠNG MẠI
I. Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường trong nền
kinh tế thị trường
1. Thương mại và mối quan hệ của nó với quá trình sản xuất
1.1 Khái niệm và cơ sở của thương mại

1

Khái niệm thương mại
Theo nghĩa hẹp: Hoạt động thương mại là các hoạt động
trao đổi mua bán trên thị trường vì mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận.

1

Theo giáo trình Thương mại và dịch vụ - Trường Đại học kinh tế quốc dân

SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Theo nghĩa rộng: Hoạt động thương mại đó là toàn bộ các hoạt
động kinh doanh trên thị trường như mua bán, trao đổi, xây
dựng, đầu tư…
Cơ sở của hoạt động thương mại
Thương mại được dựa trên cơ sở: Đó là lợi thế tuyệt đối
và lợi thế tương đối ( so sánh ) giữa các vùng lãnh thổ trong
một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau.Trong phạm vi
chuyên đề đề này chỉ đề cập tới thương mại quốc tế.
Sở dĩ có sự khác biệt về lợi thế giữa các vùng là do có sự
khác biệt về:
Nguồn lao động: Chi phí lao động, trình độ chuyên môn,
kỹ năng, kỹ nghệ trong lao động.
Tài nguyên: Đất, nước, khoáng sản là nhân tố trong quá
trình sản xuất.
Khí hậu, điều kiện địa lý…
Các quốc gia tận dụng các lợi thế của mình mà sản xuất và
xuất khẩu các hàng hoá, dịch vụ có giá cả và chất lượng cạnh
tranh hơn so với vùng khác, ngược lại họ nhập khẩu những
hàng hóa không sản xuất được hoặc sản xuất với chi phí quá
cao và không hiệu quả.
Nhờ có hoạt động thương mại mà các quốc gia có thể sử
dụng nhiều hàng hoá hơn, các nguồn lực được sử dụng hiệu quả
hơn.
1.2 Thương mại trong các khâu của quá trình sản xuất

SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

4



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Thương mại có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và đặc
biệt trong quá trình sản xuất. Vai trò đó được thể hiện trong
các khâu của quá trình sản xuất.
Hình1: Tác động của thương mại trong các khâu của
quá trình sản xuất
Mua nguyên vật liệu,
trang thiết bị

Sản xuất

Thương mại đầu vào

Tiêu thụ

Thương mại đầu ra

Ô nhiễm môi trường

Áp lực cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên

Thương mại đầu vào: Thể hiện đó là các hoạt động mua
sắm các nguyên vật liệu trang thiết bị, thuê lao động cho quá
trình sản xuất.
Hoạt động này là quá trình khai thác các nguồn lực bao
gồm cả các nguồn lực tự nhiên. Khi hoạt động này gia tăng sẽ là

nhân tố gây ra việc khai thác cạn kiệt nguồn lực, sử dụng không
hiệu quả nguồn lực và phá huỷ môi trường.
Thương mại đầu ra: Thể hiện đó là các hoạt động đưa các
sản phẩm của quá trình sản xuất tới người tiêu dùng, chính các
hoạt động này và quá trình tiêu dùng sản phẩm của con người
đã tạo ra lượng chất thải rất lớn gây áp lực về môi trường và
khả năng chịu tải của môi trường.
SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

5


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Nghiên cứu vai trò của thương mại trong các khâu của quá
trình sản xuất cho ta xác định được các tác động của thương
mại tới môi trường.
2. Các sản phẩm liên quan đến môi trường, sản phẩm thân
thiện với môi trường
2.1 Khái niệm môi trường
Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định
nghĩa môi trường trong “ Luật Bảo vệ Môi trường” đã được
quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ tư
thông qua ngày 27/12/1993 định nghĩa về khái niệm môi trường
như sau:
“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát

triển của con người và thiên nhiên” 2
2.2 Sản phẩm liên quan đến môi trường
Sản phẩm liên quan đến môi trường hay là những sản
phẩm nhạy cảm với môi trường: là những sản phẩm trong quá
trình sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ chúng có khả năng gây ra ô
nhiễm môi trường, làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
hoặc gây ra tác hại tới sức khoẻ của con người, động thực vật
và đòi hỏi tương đối nhiều nguồn lực để xử lý các tác hại đó.

2

Theo Điều 1 Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam

SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Ví dụ: Các loại chất tẩy rửa gia dụng, các loại sơn, các
loại chất dán, thuốc bảo dưỡng các loại đồ gỗ sử dụng trong gia
đình.
Các loại hoá chất, thuốc được sử dụng trong nông nghiệp
và thú y. Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột
Đặc biệt trong quá trình sản xuất đó là các hoá chất có khả
năng gây ô nhiễm môi trường
2.3 Sản phẩm thân thiện với môi trường

Đây là nhóm sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu thụ và
thải bỏ không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường( hoặc nếu ảnh
hưởng thì cũng nhẹ hơn so với sản phẩm cùng loại). Xét trong
một chừng mực nào đó, các sản phẩm thân thiện môi trường đôi
khi có ảnh hưởng tích cực đến môi trường.
Ví dụ: Các nông sản hữu cơ tạo điều kiện khôi phục lại,
cân bằng sinh thái, hoặc khi phân huỷ chúng giúp cho khả năng
tái tạo độ mùn trong đất, và một số các sản phẩm khác như công
nghệ khắc phục sự cố môi trường, các công nghệ sạch.
Thông qua một số các khái niệm về môi trường, sản phẩm
có liên quan đến môi trường cho phép chúng ta nắm bắt được
thông tin về một sản phẩm tác động ít hay nhiều đến môi
trường, hay là không tác động đến môi trường.
3. Chính sách thương mại và ảnh hưởng của chúng tới môi
trường trong điều kiện Việt Nam hiện nay
Hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường bị chi
phối bởi rất nhiều tới rất nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị,
SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

môi trường. Bên cạnh đó hoạt động thương mại lại tạo ra rất
nhiều tác động tới kinh tế, chính trị đặc biệt là môi trường.
3.1 Các ảnh hưởng tích cực của TM tới MT
Nhờ có kích thích của hoạt động thương mại mà nỗ lực

bảo vệ môi trường được tăng lên cụ thể là trong các cơ chế
của hoạt động thương mại bắt buộc các đối tượng phải duy trì
được chất lượng môi trường.
Ví dụ: Trong hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam và
một số nước sang EU, có hàm lượng một số chất bị cấm vượt
quá tiêu chuẩn cho phép buộc lô hàng bị trả lại hoặc tiêu huỷ.
Do vậy buộc các quốc gia xuất khẩu tôm phải đảm bảo chất
lượng môi trường trong quá trình sản xuất.
Khi tự do hoá thương mại ngày càng phát triển, sẽ thúc
đẩy sự tăng trưởng kinh tế từ đó tạo ra tiềm lực cho bảo vệ
môi trường. Tạo ra cho người dân nguồn thu nhập cao.
Từ đó yêu cầu đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao hơn và
những hàng hoá thân thiện với môi trường. Đồng thời họ cũng
sẵn trả tiền cho các hàng hoá chất lượng cao đó. Ví dụ: sự sẵn
lòng chi trả của người dân cho những hàng hoá sạch, ví dụ như
rau sạch, chè sạch được bán trong các siêu thị.
Bên cạnh đó với sự phát triển của thương mại cũng đem
lại nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm có chất lượng cao và
thân thiện môi trường.

SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Chính tự do hoá thương mại đã tạo điều kiện cho sự

phát triển và truyền bá những công nghệ trong sản xuất thân
thiện với môi trường.
Ví dụ: Nhờ việc hợp tác về thương mại với Nhật Bản mà
ngành than Việt Nam được tiếp cận với những công nghệ sản
xuất sạch, không những tiết kiệm về mặt kinh tế mà còn có tác
dụng bảo vệ môi trường: như khu sàng tuyển phun nước, thu
hồi nước tại Xí nghiệp sàng tuyển than Cửa Ông.
Chính tự do hoá thương mại sẽ xoá bỏ các khoản trợ cấp,
mà các khoản trợ cấp đó chính là các rào cản có tác động tiêu
cực đến bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Trong lĩnh vực nông nghiệp, thường một số các
quốc gia có trợ cấp cho nông nghiệp thông qua việc giảm thuế
các mặt hàng được sử dụng trong nông nghiệp như thuốc trừ
sâu, hoá chất khác. Do vậy đã gián tiếp khuyến khích sử dụng
gây phá huỷ môi trường. Nếu tự do hoá thương mại được phát
triển thì đương nhiên các khoản trợ cấp bị xoá bỏ, người sản
xuất sẽ lựa chọn những chế phẩm có nguồn gốc sinh học như
phân vi sinh, các loại thuốc trừ sâu vi sinh vật rẻ tiền hơn song
lại có tác dụng bảo vệ môi trường.
Một số vấn đề môi trường hiện nay không còn là vấn đề
của mỗi quốc gia nữa, mà nó cần được sự quan tâm giải
quyết của nhiều quốc gia.
Ví dụ: Vấn đề hiệu ứng nhà kính, cháy rừng, enino...
Chỉ có sự hợp tác về thương mại giữa các quốc gia từ đó
vấn đề môi trường có khả năng giải quyết được.
SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

9



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

3.2 Các ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động thương mại tới
môi trường
Thực chất hoạt động thương mại chính là cơ chế luân
chuyển hàng hoá thông qua lợi thế so sánh giữa các quốc gia.
Chính quá trình tự do hoá thương mại đã thúc đẩy quá trình
trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, qua đó việc khai thác tài
nguyên cũng được tăng cường. Do vậy, các quốc gia chủ yếu
khai thác tài nguyên sẽ chịu ảnh hưởng lớn về mặt môi
trường như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
Ví dụ: Việt Nam là một nước đang phát triển, để phát triển
kinh tế nước ta đã tăng cường xuất khẩu hàng hoá để thu về
ngoại tệ. Song trong cơ cấu xuất khẩu thì chiếm tỉ trọng chủ yếu
là nông sản và dầu thô. Do vậy nó đã gây những áp lực rất lớn
cho môi trường như suy giảm mực nước ngầm, ô nhiễm môi
trường...
Khi hoạt động thương mại gia tăng, kéo theo nhu cầu đòi
hỏi phải sử dụng một lượng lớn nguồn tài nguyên. Do vậy đã
tạo ra lượng chất thải rất lớn gây ra nguy cơ ô nhiễm môi
trường.
Ví dụ: Cùng với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam
hiện nay là quá trình sử dụng một lượng lớn nguyên nhiên liệu
trong các lĩnh vực. Trong hoạt động giao thông vận tải là vấn đề
sử dụng xăng dầu gây ô nhiễm môi trường.
Khi mà thương mại phát triển, mối quan hệ kinh tế được
mở rộng đã kéo theo sự thay đổi về quyền sở hữu tài sản và
đất đai.


SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Ví dụ: tại Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, cũng
xảy ra các hiện tượng như việc sử dụng đất đai không tính đến
thiệt hại môi trường như các vùng canh tác ven biển, các vùng
trồng cà phê ở Tây Nguyên, vùng trồng cây công nghiệp mà có
nguyên nhân sâu xa từ việc sử dụng đất
Bảng 1 : Tác động của hoạt động thương mại tới môi
trường
Tác động tích cực
Tác động tiêu cực
Nỗ lực bảo vệ môi trường
Cạn kiệt tài nguyên
được tăng lên
Tăng tiềm lực về kinh tế cho Lượng chất thải lớn gây ô
bào vệ môi trường
nhiễm môi trường
Lựa chọn sản phẩm thân
Thay đổi mối quan hệ sở
thiện môi trường
hữu về tài sản, đất đai.
Truyền bá công nghệ thân

thiện với môi trường
Xóa bỏ các khoản trợ cấp
có tác đông tiêu cực tới môi
trường
Giải quyết vấn đề môi
trường xuyên biên giới.
4. Giải quyết mối quan hệ giữa TM và MT
Trong thực tế có rất nhiều ý kiến của các doanh nghiệp và
các tổ chức kinh doanh cho rằng việc áp dụng các quy định môi
trường gây những thiệt hại đối với các doanh nghiệp trong quá
trình sản xuất như: tài chính, năng lực thực hiện. Song để đạt
được những mục tiêu về môi trường và thương mại thì cần có
sự kết hợp giữa chính sách thương mại và các quy định môi

SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

11


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

trường, nó hoàn toàn không mâu thuẫn với nhau mà thực tế nó
bổ xung cho nhau.
Sự phát triển của thương mại nếu được lồng ghép tốt vào
môi trường thì nó sẽ tạo ra lợi thế cho bảo vệ MT, ngược lại
chính chất lượng môi trường được tăng lên sẽ tạo ra cơ sở và
tiền đề cho thương mại phát triển.
Xu hướng thương mại ngày càng được tự do hoá trên

phạm vi toàn cầu, song để đảm bảo sự phát triển một cách bền
vững thì đòi hỏi hoạt động của con người trong đó có hoạt động
thương mại cần phải tính đến yếu tố môi trường.
Trong các yếu tố để đảm bảo phát triển bền vững (kinh tế,
xã hội, môi trường) luôn luôn có sự đánh đổi lẫn nhau, đặc biệt
là giữa thương mại và môi trường có những sự tác động qua lại
cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. Vì vậy cần có một
cách nhìn tổng quát về thương mại và môi trường, đảm bảo tối
đa hoá lợi ích về kinh tế đồng thời phải đảm bảo các mục tiêu
về môi trường
Hình 2: Sự kết hợp giữa thương mại và môi trường.

Chính sách
thương mại

Chính sách Môi
trường

Nguồn: Giáo trình thương mại và môi trường - Trường đại học
Kinh tế quốc dân
SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

12


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hình vẽ trên thể hiện sự đánh đổi giữa lợi ích của hoạt

động thương mại và lợi ích từ việc bảo vệ môi trường đem lại.
Để lợi ích của thương mại được bền vững thì phần “ gạch chéo
” phải có diện tích lớn nhất.v
II. Những nhân tố ảnh hưởng của hoạt động thương mại đối
với môi trường trong điều kiện tự do hoá thương mại
1. Chính sách trợ giá và thuế suất
Trợ giá và thuế suất: là loại công cụ kinh tế được các
Chính phủ sử dụng để điều chỉnh một mục tiêu nào đó nhằm
khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển với
các lĩnh vực mà chủ thể sẽ trợ giá nhằm đạt được mục tiêu đã
đặt ra.
Ví dụ: Trong lĩnh vực môi trường, để khuyến khích nhiều hơn
cho các doanh nghiệp tham gia vào thu gom, vận chuyển xử lý
rác thải thì nhà nước có thể sử dụng trợ cấp.
Song trong thực tế của chính sách trợ giá và thuế suất đã
vấp phải những ảnh hưởng có tính tiêu cực. Như trong trường
hợp trợ giá trong nông nghiệp của một số nước trong việc mua
một số hoá chất sử dụng trong nông nghiệp, nhờ đó mà đạt
được một số mục tiêu phát triển kinh tế nhưng lại là nguyên
nhân ô nhiễm môi trường.
Đã có nhiều ý kiến giữa việc có nên duy trì hay loại bỏ
chính sách trợ giá. Song trên góc nhìn toàn cầu, người ta cho
rằng việc các nước phát triển trợ giá trong nông nghiệp đã hạn
chế sự phát triển nông nghiệp của các nước đang phát triển. Đó
SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

13



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

là nguyên nhân gây ra nghèo đói, bần cùng hoá và phá hoại môi
trường.
2. Các rào cản thương mại và các điều khoản mậu dịch
Rào cản thương mại và các điều khoản mậu dịch: là các
quy định do các quốc gia hay các tổ chức thương mại đặt ra để
bảo vệ quyền lợi cho quốc gia hoặc các tổ chức đặt ra các điều
khoản đó.
Trong thực tế từ trước tới nay thì các rào cản về thương
mại là cản trở rất lớn cho hoạt động thương mại, nhiều khi nó
đưa ra những vấn đề có tính chất chính trị, để đặt điều kiện cho
nhau.
Hiện nay xu hướng xoá bỏ các rào cản về thương mại nhận
được sự đồng thuận của nhiều quốc gia song một số quốc gia
muốn duy trì các rào cản này.
Xem xét vấn đề này từ giác độ môi trường người ta có thể
thấy 2 loại tác động:
Tác động tích cực:Thông qua các quy định về kiểm dịch,
quy định về hoá chất trong thực phẩm, vệ sinh an toàn thực
phẩm đã định hướng cho việc sản xuất, tiêu dùng theo mục tiêu
bảo vệ môi trường.
Tác động tiêu cực: Những rào cản môi trường là một
trong những công cụ nhà quản lý sử dụng lại có tác động hạn
chế hoạt động thương mại tự do.
Ví dụ thực tiễn Việt Nam trong việc nhập khẩu phế liệu tại
Hải Phòng. Việc đánh giá được lợi ích và chi phí của việc nhập
SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG


LỚP KTMT44

14


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

khẩu nhập khẩu các nguyên liệu cho sản xuất có tính đến yếu tố
môi trường, nhằm đảm bảo được lợi ích về kinh tế song cũng
đạt được mục tiêu về môi trường.
Mặt khác liên quan đến điều khoản mậu dịch thì hiện nay
tồn tại sự bất hợp lý trong việc trao đổi hàng hoá có nguồn gốc
từ thiên nhiên và các nước xuất khẩu các hàng hoá có nguồn
gốc từ chất xám. Đó là sự bất hợp lý trong việc định giá các loại
hàng hoá; hàng hoá có nguồn gốc từ thiên nhiên bị định giá quá
thấp so với các hàng hoá chất xám khác. Đây là

một

trong

những nguyên nhân khai thác cạn kiệt tài nguyên của các nước
đang phát triển.
3. Chính sách xuất khẩu tổn hại tới môi trường
Xuất nhập khẩu là hai lĩnh vực cơ bản của hoạt động
thương mại. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức có những chính sách
riêng trong chiến lược xuất nhập khẩu của mình do vậy nó cũng
ảnh hưởng khác nhau tới môi trường.
Ví dụ: Chính sách của Nhật Bản là xuất khẩu các hàng
hoá công nghiệp có giá trị cao và nhập khẩu chủ yếu là nguyên

liệu thô và nông sản. Do đó dẫn đến hậu quả môi trường cho
nhiều quốc gia khác, người ta cho rằng Nhật Bản là thủ phạm
gián tiếp của việc phá huỷ các khu rừng của Đông Nam Á.
Song trong chính sách của một số nước khác như các nước
Châu Âu lại rất có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, họ cấm
hoàn toàn việc nhập khẩu gỗ từ các khu vực nhiệt đới bởi vì họ

SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

đã phải trả giá cho sự biến đổi khí hậu mà nguyên nhân do việc
phá huỷ các khu rừng đó.
4. Chính sách nhãn hiệu và sử dụng sản phẩm
Nhãn hiệu là một trong những biểu tượng phản ánh sản
phẩm và những đặc trưng của sản phẩm đó giống như tên của
sản phẩm biểu hiện trực quan. Thông qua nhãn đó, thì có thể
hình dung được hình thức và chất lượng của sản phẩm.
Thông thường các nhãn hiệu này phải được đăng ký tại cơ
quan sở hữu trí tuệ, khi đã đăng ký rồi thì không ai có thể sử
dụng nó vì mục đích cá nhân, điều đó vi phạm pháp luật.
Trong chính sách thương mại của các quốc gia, để thúc
đẩy giao lưu và trao đổi hàng hoá đòi hỏi các hàng hoá đó phải
có đủ địa chỉ xuất sứ rõ ràng vì vậy các doanh nghiệp phải đăng
ký nhãn hiệu hàng hóa cho mình. Khi đã đăng kí nhãn hiệu thì

sản phẩm có khả năng tiêu thụ lớn hơn, khả năng cạnh tranh cao
hơn so với sản phẩm cùng loại.
Chính sách về nhãn mác hàng hoá có những tác động nhất
định cả tác động trực tiếp, cả tác động gián tiếp tới môi trường
song chủ yếu là các tác động tích cực.
Tác động trực tiếp: Đó là các cảnh báo về các tác động về
mặt môi trường hệ sinh thái cũng như sức khoẻ của con người
của việc sử dụng hàng hoá.
Ví dụ: Đó là trên nhãn hiệu của một số sản phẩm như
thuốc lá, chất thải hạt nhân.

SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Các tác động gián tiếp: Đó là các sản phẩm do các quá
trình sản xuất đạt được các tiêu chí về môi trường thì sẽ được
cấp nhãn sinh thái, chứng chỉ Iso 14000.. nhờ nhãn mác đó sẽ
khuyến khích việc tiêu dùng và sản xuất loại sản phẩm này. Vì
vậy mà các mục tiêu về môi trường được đảm bảo.
Nhãn hiệu nhìn trên các giác độ trực tiếp, gián tiếp báo
hiệu được những ảnh hưởng nguy hại và các tác động thân thiện
với môi trường.

Do vậy trong các chính sách thương mại


đòi hỏi phải có sự xem xét mối quan hệ giữa nhãn hiệu và việc
sử dụng sản phẩm.
5. Chính sách cán cân mậu dịch
Cán cân mậu dịch được hiểu là sự cân đối giữa xuất và
nhập khẩu. Nếu tỉ lệ này không cân đối, nhập lớn hơn xuất thì là
nhập siêu và ngược lại xuất lớn hơn nhập thì là nhập siêu.
Xem xét tỉ trọng cơ cấu xuất nhập khẩu trong các nước, có
thể chia thành 2 nhóm:
Nhóm các nước công nghiệp phát triển: Xuất khẩu chủ yếu
các sản phẩm chất xám, có chất lượng cao.
Nhóm các nước đang phát triển: Phần lớn xuất khẩu tài
nguyên thiên nhiên dạng nguyên liệu thô.
Chính sách này có những tác động tới môi trường thể hiện:
Nếu hoạt động xuất khẩu tăng là nguyên nhân của việc
tăng khai thác tài nguyên trong nước, đó là nguyên nhân của
hiện tượng mất rừng ô nhiễm suy thoái..

SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

17


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Nếu hoạt động nhập khẩu tăng dẫn đến mức tiêu thụ sản
phẩm tăng lên, lượng chất thải gia tăng là nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trường.Do đó việc cân đối trong cán cân mậu dịch

không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà nó còn có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
6. Chính sách tỉ giá hối đoái
Tỉ giá hối đoái là giá trị của tiền tệ căn cứ vào một đồng
tiền chuẩn để các quốc gia căn cứ vào đó làm thước đo cho hoạt
động xuất nhập khẩu của mình.
Khi giá trị đồng nội tệ cao hơn so với đồng tiền chuẩn sẽ
kích thích hoạt động nhập khẩu các sản phẩm từ bên ngoài, có
thể gây ra áp lực đối với môi trường do các sản phẩm nhập khẩu
tạo ra lượng chất thải lớn.
Ngược lại khi giá trị đồng tiền trong nước thấp hơn so với
đồng tiền chuẩn sẽ kích thích hoạt động sản xuất trong nước và
xuất khẩu dẫn đấn việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên
trong nước.
Thông qua chính sách về tỷ giá hối đoái cũng có tác động
nhất định tới môi trường. Do vậy, khi có sự thay đổi trong chính
sách tỷ giá hối đoái thì phải cân nhắc giữa giá trị kinh tế có
được và các tác động về mặt môi trường có thể tạo ra.
III. Các quy định TM liên quan đến MT trong khuân khổ
của WTO
1. Những vấn đề chung của tổ chức thương mại thế giới
( WTO )
SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

18


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


WTO là tên viết tắt của tổ chức thương mại thế giới.
(Word Trade Oganization) có trụ sở chính thức đặt tại GenevaThuỵ Sĩ. WTO được chính thức thành lập vào ngày 01/01/1995,
là kết quả chính thức của vòng đàm phán Uruguay( Từ 1986
đến 1994). Tính đến ngày 13/10/2004 WTO đã có tới 148 thành
viên.
WTO là tổ chức duy nhất trên thế giới giải quyết các vấn
đề về quy định thương mại giữa các quốc gia. Mục đích chính
của WTO là giúp cho các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu, các
nhà xuất khẩu có thể tiến hành công việc của họ một cách dễ
dàng.
WTO hoạt động với các chức năng chính là:
 Quản lý và thực thi các hiệp định thương mại
của WTO,
 Mở các diễn đàn cho các đàm phán thương mại,
 Xử lý các tranh chấp thương mại,
 Theo dõi các chính sách thương mại của các
quốc gia thành viên,
 Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia
đang phát triển,
 Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác...
Từ trước khi WTO được thành lập, ngay trong những năm
đầu của thập kỷ 70 các nước ký kết hiệp định GATT( Hiệp định
về thương mại và thuế quan) nhận thấy rằng vấn đề môi trường
cần được giải quyết trong khuân khổ của GATT vì chúng liên
quan đến thương mại. Quan điểm chung của GATT là việc áp

SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44


19


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

dụng các biện pháp chống ô nhiễm không tạo ra những rào cản
mới cho thương mại hay cản trở việc rỡ bỏ các rào cản hiện tại.
Mặc dù vấn đề môi trường không được đưa vào vòng đàm
phán chính thức tại vòng đàm phán Uruguay, nhưng đến cuối
vòng đàm phán vào cuối tháng 4 năm 1994 thì quyết định
Marakesh về thương mại và môi trường đã được thông qua,
trong đó nhấn mạnh việc bảo vệ hệ thống thương mại đa biên và
bảo vệ môi trường. Cũng theo quyết định này, đại hội cũng
quyết định thành lập Tiểu ban thương mại và môi trường
(SCTE) và sau này phát triển thành uỷ ban về thương mại và
môi trường ( CTE ).
Kể từ khi WTO chính thức được thành lập , các vấn đề
liên quan đến thương mại và môi trường vẫn luôn giành được
sự quan tâm sâu sắc của tổ chức này. Sau nhiều cố gắng, vấn đề
này đã được đưa vào chương trình nghị sự chính thức của vòng
đàm phán Doha 2001. Đây là kết quả nỗ lực của một số thành
viên WTO đặc biệt là EU và một số nước phát triển khác nhằm
hợp thức hoá các biện pháp hạn chế thương mại dưới chiêu bài
bảo vệ môi trường.
2. Vấn đề môi trường và một số rào cản được đề cập trong
các hiệp định thương mại của WTO
Tất cả các thành viên của WTO đều tin rằng một hệ thống
thương mại tự do, đa biên và không có sự phân biệt đối xử giữa
các thành viên trong hệ thống là một trong những nhân tố đóng

vai trò quan trọng đối với việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các
nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như mục tiêu bảo vệ môi

SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

20


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

trường, nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững. WTO là
một tổ chức thương mại hoạt động vì sự tự do hoá thương mại
do vậy bản thân nó không thể tự giải quyết tất cả các vấn đề về
môi trường liên quan đến hoạt động thương mại. Các nước
trong WTO tin rằng chính sách thương mại và chính sách môi
trường có thể bổ xung và hỗ trợ cho nhau.
Trên thực tế hệ thống các quy định Thương mại của WTO
vấn đề môi trường ngày càng được bổ xung và hoàn thiện.
2.1

Hiệp định chung về thương mại và thuế quan 1994

( GATT 1994)
GATT có 37 điều trong đó có một số các điều khoản có
liên quan đến môi trường.
Điều I và điều III: Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Nguyên tắc không phân biệt đối xử bao gồm 2 bộ phận
quy tắc cấu thành.

Nguyên tắc Đãi ngộ tối huệ quốc ( MFN: Most favored
nation), được quy định tại Điều I với nội dung là không một
thành viên nào của WTO được phép giành ưu đãi thương mại
đặc biệt hoặc áp dụng các chính sách phân biệt đối xử với các
thành viên khác.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia ( NT: nation treatment),
được quy định tại Điều III với nội dung là một khi hàng hoá đã
xâm nhập vào một thị trường nhất định thì hàng hoá đó phải
được đãi ngộ không kém thuận lợi hơn các hàng hoá tương tự
được sản xuất trong nước.

SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

21


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tuy nhiên các quy tắc này cũng có những hạn chế là khó
phân biệt được những sản phẩm tương tự có cùng chức năng. Ví
dụ như là một loại sản phẩm chíp điện tử có cùng công dụng
như nhau song một loại gây ra ô nhiễm trong quá trình sản xuất,
một loại thì thân thiện với môi trường.
Điều

XX:

Quy


định

về

các

ngoại

lệ

chung

của

GATT( General Exceptions )
Nội dung điều xx : quy định các trường hợp cụ thể, theo
đó các bên ký kết trong khuôn khổ của GATT, mà ngày nay là
các thành viên của WTO, có thể được miễn trừ áp dụng các quy
tắc của GATT.
Với nội dung là không được áp dụng các công cụ phi lý
giữa các quốc gia, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình đối với
thương mại quốc tế, không có quy định nào trong điều này được
hiểu là nhằm ngăn cản các bên ký kết nào thi hành áp dụng các
biện pháp.
Trong số các ngoại lệ được đề cập tại điều này thì có hai
nội dung liên quan đến vấn đề môi trường. Cụ thể là:
Mục b: Việc cần thiết để bảo vệ cuộc sống con người,
động vật, thực vật và bảo vệ sức khoẻ..
Mục g: Liên quan tới việc giữ gìn nguồn tài nguyên có thể

bị cạn kiệt nếu các biện pháp đó được áp dụng hạn chế đối với
cả sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Hạn chế của một số nội dung trong điều 20: Thứ nhất là
đôi khi việc xác định một biện pháp được đưa ra có chính đáng
SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

22


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

không rất khó khăn vì hầu hết các biện pháp đưa ra đều lấy lý
do "nếu không thực hiện sẽ gây tổn hại môi trường " mà không
dựa trên các biện pháp khắc phục thực tế. Thứ hai là trong trong
việc xác định các nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt rất khó
xác định do loại tài nguyên và tính chất cạn kiệt phụ thuộc vào
từng quốc gia.
2.2

Hiệp định các rào cản kỹ thuật đối với thương mại

(TBT)
Hiệp định TBT điều chỉnh các hoạt động xây dựng, thông
qua và áp dụng các yêu cầu kỹ thuật với sản phẩm cũng như các
thủ tục liên quan tới việc đánh giá sự phù hợp đối với các yêu
cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn về kỹ
thuật cũng như các thủ tục xác nhận và kiểm tra sẽ không tạo
nên các rào cản không cần thiết đối với thương mại.

Hiệp định TBT điều chỉnh các yêu cầu về kỹ thuật đối với
sản phẩm thành hai loại, gồm các quy định kỹ thuật ( mang tính
bắt buộc) và các tiêu chuẩn kỹ thuật ( mang tính tự nguyện ).
Hiệp định này thừa nhận các nước thành viên có quyền áp dụng
các biện pháp cần thiết để theo đuổi một số mục tiêu chính đáng
( Trong đó có mục tiêu bảo vệ môi trường sức khỏe và sự an
toàn của con người, sức khỏe và cuộc sống của các loài động
thực vật, hoặc bảo vệ môi trường ) và mỗi nước Thành viên có
quyền áp dụng các quy định mức bảo hộ mà nước đó coi là hợp
lý. Tuy nhiên, các nước thành viên có nghĩa vụ áp dụng các quy
định và tiêu chuẩn kỹ thuật một cách không phân biệt đối xử
SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

23


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

( Đảm bảo nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc
gia ), đồng thời đảm bảo chúng không mang lại những trở ngại
không cần thiết đối với thương mại.Hiệp định này khuyến khích
các nước áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để hạn chế sự khác
biệt về tiêu chuẩn giữa các quốc gia
2.4 Hiệp định Nông nghiệp
Hiệp định này khẳng định cam kết của các bộ trưởng WTO
trong việc cải cách nông nghiệp theo hướng bảo vệ mổi trường.
Hiệp định Nông nghiệp đưa ra các quy định nhằm cải cách
thương mại nông sản và cung cấp cơ sở cho việc xây dựng

chính sánh theo định hướng kinh tế thị trường.
Trong điều XX của Hiệp định cũng quy định các cuộc đàm
phán về việc tiếp tục cải cách hoạt động thương mại trong nông
nghiệp thì phải tính đến các yếu tố phi thương mại trong đó có
yếu tố môi trường. Cụ thể hơn, phụ lục 2 của Hiệp định liệt kê
tất cả các trợ cấp khác nhau không thuộc diện phải cắt giảm
trong đó có nhiều biện pháp trợ cấp liên quan đến môi trường.
Liên quan đến vấn đề môi trường trong Hiệp định Nông
nghiệp là vấn đề các nước có thể sử dụng các khoản trợ cấp
trong nông nghiệp vì mục tiêu bảo vệ môi trường. Đó có thể là
một biện pháp tốt đối với nhỡng nước phát triển muốn bảo hộ
cho nền nông nghiệp trong nước, còn đối với các nước đang
phát triển đó là một trong những khó khăn rất lớn vì sản phẩm
xuất khẩu chủ yếu của họ là các sản phẩm Nông nghiệp phải
cạnh tranh với các sản phẩm khác được trợ giá trên thị trường.
SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

24


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

2.5 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Hiệp định trợ cấp chủ yếu được áp dụng đối với các sản
phẩm công nghiệp. Trong khuân khổ của hiệp định có một số
trợ cấp được coi là trợ cấp không bị cấm ( Được quy định tại
điều 8 ), và một trong những hình thức trợ cấp đó có liên quan
tới chính sách môi trường. Những trợ cấp này được sử dụng để

giúp đỡ các hãng gặp khó khăn về tài chính trong việc nâng cấp
các phương tiện hạ tầng phù hợp với yêu cầu về môi trường do
luật pháp, hay do các quy định đặt ra. Bên cạnh đó thì trong các
cuộc thảo luận của Uỷ ban Thương mại và Môi trường thì coi
trợ cấp năng lượng không phải là một hình thức trợ cấp xuất
khẩu, theo đó thuế đánh vào loại năng lượng được sản xuất
khẩu sẽ có thể được hoàn lại.
IV. Tổng kết các tác động có thể của các quy định thương
mại liên quan đến môi trường của WTO đến hoạt động của
ngành dệt may Việt Nam.
1. Liên quan đến nguồn nguyên liệu đầu vào
Tác động của Hiệp định Nông nghiệp tác động đến nguồn
nguyên liệu cụ thể thể đó là việc tăng giá thành, khó khăn trong
việc huy động đáp ứng và yêu cầu về môi trường đối với nguồn
nguyên liệu.
2. Liên quan đến quá trình sản xuất và công nghệ
Điều 1 và điều 3: Không phân biệt đối xử Hiệp định
chung về

thương mại và thuế quan 1994 ( GATT 1994), và

SINH VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG

LỚP KTMT44

25


×