Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN của ngân sách nhà nước QUA kho bạc nhà nước từ LIÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.97 KB, 62 trang )

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NSNN VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI THỰC HIỆN KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA HỆ THỐNG
KBNN
1.1.

Lý luận chung về chi thường xuyên của NSNN

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi thường xuyên
Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng NSNN để
đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà
nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà Nhà
nước vẫn phải cung ứng, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên
của Nhà nước về quản lý kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Chi thường xuyên của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng về hình
thức, liên quan đến nhiều đối tượng và tác động mạnh mẽ đến lợi ích của mọi
chủ thể kinh tế - xã hội và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN. Để
phân biệt chi thường xuyên với các khoản chi khác của NSNN ta căn cứ vào đặc
điểm của chi thường xuyên. Chi thường xuyên của NSNN có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi mang tính ổn định khá rõ nét
Những chức năng vốn có của Nhà nước như: bạo lực, trấn áp và tổ chức
quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội đều đòi hỏi phải được thực thi cho dù có
sự thay đổi về thể chế, chính trị. Để đảm bảo cho Nhà nước có thể thực hiện
những chức năng đó, tất yếu phải cung cấp nguồn vốn từ NSNN cho nó. Mặt
khác, còn được bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động mà mỗi bộ phận
cụ thể thuộc guồng máy của Nhà nước thực hiện.
Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng
cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản CTX của NSNN có hiệu


lực tác động mạnh trong khoảng thời gian ngắn, mang tính chất tiêu dùng xã hội:


Trong từng niên độ ngân sách, có các khoản chi thường xuyên chủ yếu nhằm đáp
ứng nhu cầu chi để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về quản lý kinh tế - xã
hội ngay trong năm ngân sách hiện tại. Tuy nhiên có khoản chi thường xuyên
cho một năm ngân sách hầu như không tạo ra của cải vật chất ngay trong năm đó
nhưng lại có tính chất tích lũy cho tương lai. Ví dụ như chi thường xuyên cho
giáo dục – đào tạo.
Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ
cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của nhà nước trong việc cung
ứng các hàng hóa công cộng: Với tư cách là quỹ tiền tệ tập trung của NN nên
phân phối và sử dụng vốn NSNN luôn hướng vào việc đảm bảo hoạt động bình
thường của bộ máy NN. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước quyết định đến nhu
cầu chi thường xuyên NSNN cả về phạm vi và mức độ bởi vì chi thường xuyên
của NSNN trước hết phải đảm bảo sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ
máy Nhà nước. Nếu một bộ máy quản lý nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu
quả thì số chi ngân sách thường xuyên cho nó được giảm bớt, và ngược lại. Đồng
thời, NSNN đảm bảo kinh phí đầu tư cung cấp hàng hóa công cộng cho xã hội,
vì vậy sự lựa chọn của nhà nước về phạm vi, mức độ cung cấp hàng hóa công
cộng quyết định đến phạm vi và mức độ chi NSNN nói chung và chi thường
xuyên của NSNN nói riêng.
Nhận thức đặc điểm này, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương
thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nước và xã hội hóa việc đầu tư cung
cấp một số hàng hóa công cộng như giáo dục đào tạo, y tế…Nhằm giảm gánh
nặng chi và nâng cao hiệu quả chi thường xuyên của NSNN. Tuy vậy, trước sự
phát triển của đời sống kinh tế xã hội mà Nhà nước phải giải quyết và nhu cầu


của cộng đồng về hàng hóa công cộng ngày càng tăng, số tuyệt đối chi thường
xuyên của NSNN ngày càng tăng.
Nội dung chi thường xuyên của NSNN:
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, các nhiệm vụ thường xuyên

mà Nhà nước đảm nhận ngày càng tăng, làm phong phú them nội dung chi
thường xuyên của NSNN, tuy nhiên trong công tác quản lý chi thường xuyên
người ta có thể căn cứ vào một số tiêu thức để phân loại nội dung chi thường
xuyên một cách nhanh và thống nhất.
- Xét theo từng lĩnh vực chi thì nội dung chi thường xuyên của NSNN bao
gồm:
Chi cho các hoạt động quản lý Nhà nước: khoản này phát sinh ở hầu hết
các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước: việc thành lập các
đơn vị sự nghiệp kinh tế để phục vụ cho hoạt động của mỗi ngành và toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn xã như: chi cho sự
nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp y tế, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao,
thông tấn báo chí…
Chi cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức
khác được cấp kinh phí từ NSNN: bao gồm Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội
nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ.
Chi cho quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội: phần lớn số chi
NSNN cho quốc phòng an ninh được tính vào cơ cấu chi thường xuyên của
NSNN ( trừ chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình quốc phòng, an ninh).


Chi khác: chi trợ giá, chi hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội…Các khoản chi
được coi là những giao dịch thường niên tất yếu của Chính phủ.
Việc phân loại các khoản chi thường xuyên như trên phục vụ cho việc
phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn NSNN, từ đó giúp cho việc hoạch định
các chính sách chi hay hoàn thiện cơ chế quản lý đối với mỗi khoản chi thường
xuyên cho phù hợp.
- Xét theo nội dung kinh tế của các khoản chi thường xuyên của NSNN

bao gồm:
Các khoản thanh toán cá nhân bao gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp,
phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản
thanh khác cho cá nhân. Ở một số đơn vị đặc thù là các trường còn có khoản chi
về học bổng cho học sinh, sinh viên theo quy định của Nhà nước.
Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn, bao gồm: các chi phí về nguyên
liệu, vật liệu, chi phí về năng lượng, nhiên liệu; chi phí cho nghiên cứu, hội thảo
khoa học; chi phí về thuê mướn chuyên gia…
Các khoản chi mua sắm, sửa chữa: sửa chữa tài sản cố định phục vụ công
tác chuyên môn, mua tài sản cố định, mua tài sản vô hình…
Các khoản chi khác: là các khoản nằm trong cơ cấu chi thường xuyên của
NSNN có thể nói một cách khái quát nhất là những khoản chi có thời hạn tác
động ngắn nhưng chưa đề cập ở ba nhóm mục trên. Nếu tiếp cận theo góc nhìn
từ các đơn vị sử dụng NSNN thì cơ cấu chi thường xuyên của các đơn vị này còn
thiếu những nội dung thuộc về chi phí chung của mỗi đơn vị. Nên ở nhóm chi
này bao gồm khoản mục chi phí chung và chi khác: thanh toán dịch vụ công
cộng, công tác phí, chi đoàn ra đoàn vào…


Việc phân loại theo nội dung kinh tế là tiêu thức được dùng phổ biến trong
mỗi khâu của chu trình NSNN. Theo Luật NSNN hiện hành, việc quản lý và điều
hành NSNN phải cụ thể hóa từng đối tượng sử dụng Ngân sách ngay từ khâu lập
dự toán, vì vậy việc phân loại thật cụ thể các đối tượng sử dụng chi thường
xuyên của NSNN có ý nghĩa quan trọng nâng cao năng lực quản lý và điều hành
NSNN theo đúng Luật NSNN. Mặt khác việc phân loại chi thường xuyên của
NSNN theo nội dung kinh tế còn phục vụ cho việc phân tích chính xác hơn tình
hình sử dụng kinh phí NSNN tại các đơn vị thụ hưởng, tình hình chấp hành
chính sách chế độ chi NSNN, từ đó Nhà nước có các biện pháp quản lý, điều
hành NSNN thích hợp hơn.
1.1.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên

1.1.2.1. Nguyên tắc quản lý theo dự toán
Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN, đóng vai trò hết sức
quan trọng trong công tác quản lý NSNN. Quản lý theo dự toán trong quản lý chi
thường xuyên của NSNN tức là việc phân bổ, cấp phát, sử dụng, kế toán, quyết
toán kinh phí chi thường xuyên của NSNN phải tuân thủ theo dự toán được cấp
có thẩm quyền phê duyệt. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi nhu cầu chi thường xuyên
dự toán kinh phí từ cơ sở thông qua các bước xét duyệt của các cơ quan quyền
lực Nhà nước từ thấp đến cao.
Những khoản chi thường xuyên được ghi vào dự toán chi và được cơ quan
quản lý nhà nước xét duyệt là chỉ tiêu pháp lệnh, thể hiện sự cần thiết của các cơ
quan chức năng về quản lý NSNN đối với các ĐVSD NSNN. Mặt khác, phạm vi
chi của NSNN rất đa dạng liên quan đến nhiều loại hình đơn vị thuộc nhiều lĩnh
vực hoạt động khác nhau nên mức chi cho mỗi loại hoạt động được xác định
theo từng đối tượng, định mức riêng. Do vậy, quản lý chi thường xuyên theo dự


toán nhằm đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo cân đối thu chi
NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành Ngân sách Nhà nước.
1.1.2.2. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
Do hoạt động của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, phức tạp và đa dạng,
nhu cầu chi là rất lớn trong khi nguồn lực lại có hạn, nên phải tôn trọng nguyên
tắc này để chi sao cho chi phí thấp nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất. Nguyên tắc
tiết kiệm, hiệu quả đòi hỏi phải xây dựng được các định mức, tiêu chuẩn phù hợp
với từng đối tượng sử dụng, mang tính thực tiễn cao, phải thiết lập được các hình
thức cấp phát đa dạng, phù hợp đối với mỗi loại hình đơn vị hay yêu cầu quản lý
của từng nhóm mục chi NSNN; có những công cụ và biện pháp kiểm tra, kiểm
soát các khoản chi NSNN một cách chặt chẽ, hiệu quả mà một trong các công cụ
đó là công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN; đánh giá hiệu quả
khoản chi thường xuyên phải nhìn nhận một cách toàn diện xem xét mức độ ảnh
hưởng của khoản chi tới các mối quan hệ, kinh tế, chính trị, xã hội khác…

1.1.2.3. Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN
Chi trực tiếp qua KBNN là phương thức thanh toán chi trả có sự tham gia
của 3 bên : ĐVSD NSNN, KBNN, tổ chức hoặc cá nhân được nhận các khoản
tiền do đơn vị sử dụng NSNN thanh toán chi trả bằng hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt.
Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN nhằm tạo điều kiện, tăng cường vai
trò của KBNN trong kiểm soát chi NSNN, đảm bảo các khoản chi NSNN được
sử dụng tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các cơ quan,
đơn vị, tổ chức, chủ dự án...sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại
KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của CQTC, KBNN, các khoản chi NSNN
phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình cấp phát thanh toán.


CQTC có trách nhiệm thẩm định dự toán, giao dự toán cho các ĐVSD NSNN để
làm cơ sở cho KBNN kiểm soát và cấp phát kinh phí cho các đơn vị. Các khoản
chi phải có trong dự toán được duyệt đúng chính sách, tiêu chuẩn, định mức và
phải được thủ trưởng ĐVSD NSNN quyết định chi. Thủ trưởng cơ quan KBNN
có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ điều kiện theo quy
định.
1.1.3. Phương thức cấp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên của NSNN
Việc cấp phát, thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức: cấp tạm ứng
và cấp phát thanh toán.
1.1.3.1. Cấp tạm ứng
Đối tượng cấp tạm ứng: chi hành chính; chi mua sắm tài sản, sửa chữa,
xây dựng nhỏ đử điều kiện cấp phát thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng theo hợp
đồng.
Mức cấp tạm ứng: mức cấp tạm ứng tùy thuộc vào tính chất của từng
khoản chi theo đề nghị của ĐVSD NSNN và phù hợp với tiến độ thực hiện,
nhưng không vượt quá dự toán NSNN được phân bổ.
Trình tự thủ tục tạm ứng: ĐVSD NSNN gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu liên

quan đến từng khoản chi và kèm theo giấy rút dự toán NSNN, trong đó ghi rõ
nội dung tạm ứng. KBNN kiểm tra, kiểm soát các nội dung hồ sơ, tài liệu, nếu đủ
điều kiện thì cấp tạm ứng cho đơn vị.
Thanh toán tạm ứng: Khi thanh toán, đơn vị sử dụng NSNN có trách
nhiệm gửi đến KBNN giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, kèm theo bảng kê chứng
từ và các hồ sơ chứng từ có liên quan để KBNN kiểm soát, thanh toán.
Trường hợp đủ điều kiện quy định, KBNN thực hiện thanh toán tạm ứng
cho đơn vị sử dụng ngân sách.


Trường hợp số tạm ứng chưa đủ điều kiện thanh toán, các đơn vị sử dụng
NSNN có thể thanh toán trong tháng sau, quý sau. Sau ngày 31/12 hàng năm, số
tạm ứng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên giao để thực hiện chế độ tự chủ
chưa đủ thủ tục thanh toán được tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý
quyết toán và quyết toán niên độ ngân sách năm trước. Trường hợp hết thời gian
chỉnh lý quyết toán mà vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán, khoản tạm ứng đó được
chuyển sang năm sau cùng với việc chuyển nguồn kinh phí tương ứng sang năm
sau để thực hiện thanh toán cho nội dung chi đã tạm ứng và quyết toán vào ngân
sách năm sau.
1.1.3.2. Cấp phát thanh toán
Đối tượng cấp phát thanh toán bao gồm: lương, phụ cấp lương; học bổng,
sinh hoạt phí; các khoản chi đủ điều kiện cấp phát thanh toán trực tiếp; các
khoản chi đủ điều kiện chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp phát thanh toán.
Mức cấp thanh toán: căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chi NSNN theo đề nghị
của ĐVSD NSNN nhưng tối đa không vượt quá dự toán chi thường xuyên năm
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp để thực hiện
chế độ tự chủ.
Trình tự, thủ tục cấp thanh toán :
- Khi có nhu cầu cấp phát thanh toán, các ĐVSD NSNN gửi KBNN các hồ
sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liên quan để KBNN kiểm tra, kiểm soát tính

hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ, đối chiếu với dự toán NSNN được duyệt; nếu
đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hóa,
dịch vụ hoặc chi trả qua ĐVSD NSNN.
1.2. Khái niệm, nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của kiểm soát chi thường xuyên
của NSNN qua hệ thống KBNN


1.2.1. Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN là quá trình những cơ quan có thẩm
quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, các khoản chi thường xuyên của NSNN
theo các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định và trên cơ
sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng giai
đoạn.
1.2.2. Sự cần thiết của kiểm soát chi thường xuyên qua hệ thống KBNN
Chi NSNN có nội dung phức tạp, phạm vi rộng lớn liên quan đến nhiều
đối tượng khác nhau trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nguồn thu chủ yếu đáp
ứng nhu cầu chi NSNN là từ thuế nhưng nguồn thu này chỉ có giới hạn nhất
định mà nhu cầu chi lại rất lớn. Trên thực tế thì hầu hết các quốc gia thường xảy
ra hiện tượng thâm hụt NSNN và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Đất nước
ta đang trên con đường CNH-HĐH đất nước, nên nhu cầu chi NSNN là rất lớn.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các khoản chi, cơ chế quản lý chi còn sơ hở
nên vẫn xảy ra tình trạng chi tràn lan, không đúng mục đích, đối tượng, không có
hiệu quả gây ra thất thoát, lãng phí. Mặt khác, cơ quan Tài chính chưa phát huy
hết vai trò của mình trong việc quản lý chi NSNN và ĐVSD NSNN chưa quan
tâm tới tính hiệu quả trong việc sử dụng NSNN. Do vậy, cần phải tăng cường
kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN
nói riêng.
1.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN trong việc kiểm soát chi thường
xuyên của NSNN
KBNN có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN bảo đảm đủ

điều kiện cấp phát thanh toán theo chế độ quy định; có trong dự toán được duyệt;
được CQTC, thủ trưởng ĐVSD NSNN hoặc người được ủy quyền ký quyết định


chi; có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp pháp, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Thực hiện cấp phát, thanh toán trực tiếp các khoản chi NSNN cho đơn vị
cung cấp hàng hóa dịch vụ hoặc cấp qua ĐVSD NSNN để ĐVSD NSNN thanh
toán cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ.
Tổ chức hạch toán kế toán các khoản chi NSNN theo MLNSNN.
Đối chiếu xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các ĐVSD NSNN
hàng tháng, quý, năm.
Thống kê báo cáo tình hình chi NSNN cho cơ quan có thẩm quyền, KBNN
cấp trên theo chế độ thống kê, báo cáo cho Bộ Tài chính, KBNN.
KBNN có quyền yêu cầu ĐVSD NSNN cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ
chi NSNN. Từ chối cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN và thông báo cho
ĐVSD NSNN biết trong các trường hợp sau:
- Không đủ điều kiện cấp phát thanh toán theo quy định.
- Vi phạm chế độ quản lý tài chính của nhà nước.
- Số dư trên tài khoản của đơn vị không đủ để cấp phát, thanh toán,
chi vượt dự toán được giao.
1.2.4. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát thanh toán các khoản chi
thường xuyên của NSNN.
KBNN là “trạm canh gác kiểm soát cuối cùng” được Nhà nước giao vai
trò kiểm soát trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN.
Thực hiện vai trò này, KBNN chủ động bố trí nguồn vốn cho từng đơn vị
KBNN trực thuộc để chi trả đầy đủ, kịp thời, chính xác cho các cơ quan, đơn vị
theo lệnh của CQTC, trên cơ sở dự toán được duyệt. Đồng thời, KBNN thực hiện
kiểm tra và hạch toán các khoản chi NSNN theo đúng chương loại, khoản, mục,



tiểu mục của MLNSNN, cung cấp đầy đủ, kịp thời thong tin cần thiết, phục vụ
cho công tác chỉ đạo và điều hành của CQTC và chính quyền các cấp. Bên cạnh
đó, KBNN kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức
kinh tế hay cơ quan nhà nước, đảm bảo đúng mục đích, chế độ, định mức chi
tiêu của Nhà nước. Trong quá trình kiểm soát chi, nếu phát hiện thấy đơn vị, tổ
chức kinh tế sử dụng kinh phí NSNN cấp không đúng mục đích hoặc không
đúng chế độ của Nhà nước thì KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối chi trả,
thanh toán và thông báo cho các ĐVSD NSNN biết và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình.
1.3. Nội dung và quy trình kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN
1.3.1. Điều kiện để các khoản chi được cấp phát thanh toán.
- Các khoản chi đã có trong dự toán NSNN năm được duyệt.
Trường hợp chưa có dự toán NSNN chính thức được duyệt, việc cấp phát
thanh toán căn cứ vào kinh phí tạm ứng của CQTC.
Trường hợp có các khoản chi đột xuất ngoài dự toán được duyệt nhưng
không thể trì hoãn được như chi khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn…thì việc
cấp phát, thanh toán được căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Các khoản chi đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN do
Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Các khoản đã được CQTC hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc
người được ủy quyền chuẩn chi.
+ Đối với các khoản chi do CQTC cấp trực tiếp thì lệnh chuẩn chi là
“Lệnh chi tiền” của CQTC có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất
của từng khoản chi bảo đảm các điều kiện cấp phát NSNN theo quy định. KBNN


có trách nhiệm thanh toán, chi trả cho ĐVSD NSNN theo nội dung trong lệnh
chi tiền của CQTC.
+ Đối với các khoản chi đã có trong dự toán được duyệt, lệnh chuẩn chi là

“Giấy rút dự toán Ngân sách” của ĐVSD NSNN. Giấy rút dự toán ngân sách
phải ghi rõ: đơn vị ra quyết định chuẩn chi (ĐVSD NSNN); nội dung chi; số tiền
bằng số, bằng chữ; mục lục NSNN; chữ ký của thủ trưởng (hoặc người được ủy
quyền); kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị ra quyết định
chuẩn chi; đúng mẫu dấu chữ ký đã đăng ký tại KBNN nơi giao dịch.
- Có đầy đủ các hồ sơ, chứng từ liên quan phù hợp với tính chất của từng
khoản chi NSNN. Các hồ sơ, chứng từ thanh toán bao gồm:
Đối với các khoản chi lương và phụ cấp:
+ Bản đăng ký biên chế quỹ lương được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt;
+ Danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương;
+ Bảng tăng giảm biên chế và quỹ lương được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Đối với học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên:
+ Bảng đăng ký học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
+ Bảng tăng hoặc giảm học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với các khoản mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc,
sửa chữa nhỏ:
+ Dự toán mua sắm xây dựng, sửa chữa nhỏ được cấp có thẩm quyền phê
duyệt;


+ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền;
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ;
+ Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn bán hàng,
vật tư thiết bị, thông báo giá về xây dựng, sửa chữa của cơ quan có thẩm quyền
(đối với các trường hợp không thực hiện đấu thầu);
+ Các hồ sơ chứng từ khác có liên quan như: giấy rút dự toán ngân sách,

ủy nhiệm chi.
Đối với ác khoản chi thường xuyên khác:
+ Bảng kê chứng từ chi có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng (hoặc
người được ủy quyền);
+ Các hồ sơ chứng từ khác có liên quan.
1.3.2. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN
Kiểm soát trước khi cấp phát, thanh toán
Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán chi NSNN đảm bảo các
khoản chi phỉa có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền phân bổ và nhu
cầu chi quý đã đăng ký với KBNN; kiểm tra tính hợp pháp của các hồ sơ, chứng
từ theo quy định đối với từng khoản chi; đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn định
mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và đã được CQTC
hoặc thủ trưởng ĐVSD NSNN hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Kiểm soát trong quá trình cấp phát, thanh toán
Bộ phận kiểm soát chi sau khi tiếp nhận hồ sơ, chứng từ chi của các
ĐVSD NSNN gửi đến và thực hiện kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ theo
đúng quy định, trình thủ trưởng KBNN xem xét, phê duyệt.
+ Nếu thủ trưởng KBNN quyết định không duyệt cấp phát cho đơn vị thì
bộ phận kiểm soát chi phải trả lại hồ sơ, chứng từ chi cho ĐVSD NSNN và


thong báo lý do từ chối bằng văn bản gửi CQTC đồng cấp, KBNN cấp trên giải
quyết.
+ Nếu thủ trưởng KBNN phê duyệt, cấp phát, thì bộ phận kiểm soát chi
chuyển quyết định này cho bộ phận kế toán thanh toán cho đơn vị thụ hưởng.
Kiểm soát sau khi cấp phát, thanh toán
Kiểm soát sau khi cấp phát chính là việc kiểm tra và duyệt quyết toán sử
dụng kinh phí của ĐVSD NSNN, nhằm để quản lý tốt NSNN đã chi ra. Qua đó,
rút kinh nghiệm cho công tác kiểm soát chi lần sau được hoàn thiện và chặt chẽ
hơn. Việc kiểm tra, kiểm soát này được thực hiện một cách thường xuyên và

đồng bộ, có thể kiểm tra đột xuất tới từng đơn vị. Với các đơn vị có hoạt động
lớn cán bộ quản lý xuống từng đơn vị kiểm tra hàng quý. Việc kiểm tra các đơn
vị được quy định cụ thể bằng văn bản chế độ hướng dẫn cụ thể về căn cứ tiến
hành kiểm tra, cách thức tổ chức thực hiện và biện pháp xử lý sau khi kiểm tra.
Cán bộ kiểm tra chú ý việc mở sổ hạch toán, kiểm tra xem xét chứng từ, hóa đơn
thanh toán có hợp lệ, hợp pháp không.
1.3.3. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên của NSNN
1.3.3.1. Chi trả thanh toán theo dự toán từ KBNN
Đối tượng chi trả, thanh toán theo dự toán NSNN từ KBNN gồm các
khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan, đơn vị:
+ Cơ quan hành chính Nhà nước
+ Các đơn vị sự nghiệp
+ Các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã
hội – nghê nghiệp được NSNN hỗ trợ kinh phí thường xuyên
+ Các tổng công ty Nhà nước được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ
thường xuyên theo quy định.


Quy trình chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN
Căn cứ vào nhu cầu chi đã đăng ký với KBNN và yêu cầu, nhiệm vụ chi,
thủ trưởng ĐVSD NSNN lập giấy rút dự toán NSNN kèm theo hồ sơ chứng từ
thanh toán tiền gửi KBNN nơi giao dịch làm căn cứ kiểm soát, cấp phát thanh
toán.
Trường hợp phát sinh các khoản chi cần thiết cấp bách trong phạm vi dự
toán NSNN năm được giao nhưng vượt quá nhu cầu chi quý đơn vị đã gửi
KBNN thì KBNN vẫn chi, song phải báo cáo kịp thời cho CQTC đồng cấp để
chủ động cân đối nguồn.
KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ thanh toán của ĐVSD NSNN, nếu đủ
điều kiện thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho người hưởng lương, trợ cấp xã
hội và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán qua đơn vị sử dụng

NSNN.
Khi thực hiện chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN, KBNN thực hiện
chi cho các ĐVSD NSNN theo đúng các mục chi thực tế trong phạm vi các
nhóm mục đã được giao trong dự toán NSNN. Riêng nhóm mục chi khác trong
dự toán NSNN được phép thanh toán để chi cho tất cả các nhóm mục song phải
hạch toán theo đúng mục thực chi.
1.3.3.2. Chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền
Đối tượng thực hiện chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền bao
gồm: chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ
thường xuyên với NSNN; chi trả nợ, viện trợ; chi bổ sung NSNN cấp trên cho
NSNN cấp dưới và một số khoản chi khác theo quyết định của thủ trưởng
CQTC.


Trách nhiệm của CQTC là kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng
khoản chi, bảo đảm các điều kiện cấp phát NSNN theo chế độ quy định
KBNN thực hiện xuất quỹ NSNN và thanh toán cho ĐVSD NSNN theo
nội dung ghi trong lệnh chi tiền của CQTC.
Tóm lại: Ở chương 1, luận văn đã hệ thống hóa những nội dung về chi
thường xuyên và kiểm soát chi thường xuyên một cách ngắn gọn và đầy đủ. Việc
kiểm soát chi thường xuyên NSNN là một quá trình phức tạp, kiểm soát từ khâu
lập dự toán, phân bổ kinh phí đến cấp phát, thanh toán, sử dụng và quyết toán
kinh phí, có liên quan đến tất cả các bộ ngành, địa phương, cấp ngân sách. Do
vậy, kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói
riêng là tất yếu và cần thiết trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA
NSNN QUA KBNN HUYỆN TỪ LIÊM – T.P HÀ NỘI

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và KBNN Từ Liêm
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Từ Liêm
Huyện Từ Liêm được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai quận 5 và 6 của
Hà Nội cũ (bao gồm các xã Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Xuân La, Nhật Tân, Quảng
Bá, Nghi Tàm, Dịch Vọng, Mai Dịch, Nghĩa Đô) cùng với một số xã như Mễ
Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Tựu, Minh Khai, Xuân Phương của hai huyện
Hoài Đức và Đan Phượng, theo quyết định số 78/QĐ ngày 31/05/1961 của Chính
phủ Việt Nam.
Từ Liêm ngày nay có một hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, ngoài
hệ thống giao thông do nhà nước quản lý như Quốc lộ 32, đường số 6, đường cao
tốc Nam Thăng Long nối liền sân bay Nội Bài với các tỉnh phía Bắc, ở huyện
còn có các đường 69, 70 và đường miền tây nối liền với Quốc lộ chính. Trong
những năm gần đây, nhiều tuyến đường đã được cải tạo, nâng cấp, mở rộng, đặc
biệt là các tuyến đường giao thông nông thôn. Vì vậy đã phần nào đáp ứng yêu
cầu về giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội và đi lại của người dân, góp phần thực
hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn của huyện, thành phố, đất nước.
Từ Liêm là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh về đất đai. Huyện Từ Liêm
trước đây là một huyện lớn, do yêu cầu phát triển chung của thành phố Hà Nội,
tháng 9/1997 huyện đã chia tách 11 xã và thị trấn để thành lập quận Tây Hồ,
Thanh Xuân và Cầu Giấy. Theo Nghị định 74/CP của Chính phủ thì hiện nay
huyện có 15 xã và 1 thị trấn, với diện tích 75,32 km², dân số toàn huyện khoảng


268.800 người, mật độ dân số là 3.569 người/ km². Từ Liêm là huyện có mật độ
dân số cao nhất so với các huyện ngoại thành.
Huyện Từ Liêm là nơi tập trung hơn 180 cơ quan của trung ương và thành
phố, bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu khoa học và cũng là nơi tập
trung của nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học như Học viện Tài chính, Đại
học Mỏ - Địa chất, Học viện Cảnh sát Nhân dân, Đại học Thương mại… Với vị

trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện rất nhiều cho sự phát
triển kinh tế của huyện.
Cùng với sự phát triển chung của thành phố Hà Nội, trong những năm gần
đây, kinh tế của huyện Từ Liêm có chiều hướng phát triển ngày càng đi lên. Năm
2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng
KT - XH của huyện vẫn tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu kế hoạch KT - XH được
hoàn thành. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 18,3%, các thành phần kinh
tế tiếp tục phát triển, thu ngân sách hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Sự nghiệp
văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến tích cực, hoàn
thành các chỉ tiêu đề ra, đặc biệt là các chỉ tiêu: Xây dựng trường chuẩn Quốc
gia, gia đình văn hóa, các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi nổi. Thực hiện
Nghị quyết 11, của Chính phủ, an sinh xã hội được chú trọng và đảm bảo, đời
sống nhân dân được quan tâm và được nâng cao; sự nghiệp nông thôn mới được
thực hiện tích cực và hiệu quả…
Năm 2012 toàn huyện Từ Liêm được xác định: Tiếp tục ổn định phát triển
kinh tế, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội. Duy trì tốc độ tăng giá trị
sản xuất các ngành kinh tế và cơ cấu kinh tế hợp lý, hoàn thành nghĩa vụ thu chi
ngân sách được giao; Xây dựng hạ tầng KT - XH theo hướng đô thị đồng bộ,
hiện đại… Toàn huyện phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế chung từ 17 - 18%;


sản xuất nông nghiệp giảm 3 - 4%, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 180 triệu
đồng; tỷ xuất sinh 13,6%, tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%; tỷ lệ
hộ nghèo 1,53%; tạo việc làm cho 8.900 người; có 100% hộ dân sử dụng nước
sạch và nước hợp vệ sinh; có 2 xã đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới…
2.1.2. Đặc điểm hoạt động và quản lý của KBNN huyện Từ Liêm
Tại kho bạc nhà nước Từ Liêm có 3 bộ phận, tổng số 37 cán bộ, đứng đầu là
Giám đốc KBNN huyện và 2 Phó Giám đốc. Cơ cấu tổ chức kho bạc nhà nước
Từ Liêm được minh họa theo sơ đồ sau:


Giám đốc

Phó giám đốc

Bộ phận kế
toán

Phó giám đốc

Bộ phận kế
hoạch tổng hợp

Bộ phận kho
quỹ


+ Bộ phận kế hoạch tổng hợp : gồm bộ phận thanh toán vốn đầu tư và bộ phận
kế hoạch tổng hợp, có 16 cán bộ. Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp tình hình thu chi
NSNN trên địa bàn huyện, thực hiện cấp phát, kiểm soát thanh toán và quyết
toán vốn đầu tư XDCB. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê thu, chi NSNN, phát
hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ quy định.
+ Bộ phận kế toán : gồm có 15 cán bộ, thực hiện tập trung các khoản thu NSNN
trên địa bàn huyện Từ Liêm và hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách,
đồng thời quản lý chi và kiểm soát chi. Bộ phận kế toán có nhiệm vụ tham mưu
giúp thủ trưởng trong việc: quản lý, kiểm tra, kiểm soát hồ sơ cấp phát, thanh
toán đối với các khoản chi ngân sách theo chế độ quy định. Theo dõi chặt chẽ
tồn quỹ Ngân sách Huyện và Ngân sách xã. Báo cáo Ban giám đốc Kho Bạc
phối hợp với cơ quan tài chính xử lý kịp thời khi tồn quỹ ngân sách khi không đủ
khả năng thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
+ Bộ phận kho quỹ : gồm 6 cán bộ, thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu là giao dịch

thu, chi tiền mặt đối với khách hàng tại KBNN Từ Liêm. Đảm bảo an toàn tiền
mặt, ấn chỉ có giá, vàng bạc, kim khí đá quý… do KBNN Từ Liêm quản lý và
các tài sản tạm thu, tạm giữ khác.
Các bộ phận trên thường xuyên phối hợp với nhau, đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ đã đặt ra.
Với chức năng và nhiệm vụ chung của toàn hệ thống KBNN, KBNN Từ
Liêm trực tiếp quản lý quỹ ngân sách trên địa bàn huyện, thực hiện nhiệm vụ
kiểm soát, thanh toán, chi trả cho các đơn vị thuộc cả 4 cấp ngân sách: Trung
ương, Thành phố, Huyện và Xã đóng trên địa bàn huyện. Thực hiện nhiệm vụ
huy động vốn thông qua công tác phát hành tín phiếu, trái phiếu KBNN và công
trái xây dựng Tổ Quốc.


Phối hợp với CQTC và cơ quan thuế tổ chức công tác thu thuế trên địa bàn;
quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ; quản lý kinh phí ủy quyền địa phương; thực
hiện nhiệm vụ cho vay quỹ quốc gia, nhiệm vụ do Bộ Tài chính và KBNN giao
cho.
Về công tác tài chính nội bộ, KBNN Từ Liêm quản lý thu, chi tài chính theo
đúng chế độ khoán chi của cấp trên, thực hiện công khai hóa việc mua sắm tài
sản, vật tư, sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả, tập trung cho những công việc
thiết yếu, phản ánh các hoạt động của đơn vị.
Tóm lại, qua tình hình hoạt động chung từ khi ra đời đến nay, có thể nhận
thấy rằng: KBNN Từ Liêm đã từng bước trưởng thành, luôn đảm bảo bám sát
nhiệm vụ được giao, thực hiện một cách toàn diện mọi mặt.
2.2. Tình hình thực hiện kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN huyện Từ Liêm
2.2.1. Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN
Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN đã áp dụng những
văn bản pháp lý sau :
• Quốc hội, Luật năm 1996 ngày 20/03/1996. Luật bổ sung sửa đổi ngày
20/05/1998 ; Luật NSNN (sửa đổi) năm 2002.

• Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN về lập dự toán, chấp hành kế toán,
kiểm toán và quyết toán NSNN.
• Thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
chế độ quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
• Thông tư 63/2007/TT-BTC ngày 15/06/2007 của Bộ Tài Chính về việc
hướng dẫn thực hiện đấu thầu, mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên cả CQNN bằng vốn Nhà nước.


• Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
chế độ KSC đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm vè thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài
chính.
• Quyết định 1116/QĐ-KBNN ngày 24/08/2007 của KBNN về việc ban
hành qui chế thực hiện giao dịch một cửa của KSC NSNN qua KBNN.
• Thông tư 33/2006/TT-BTC ngày 17/04/2006 của Bộ Tài Chính về việc
hướng dẫn quản lý thu, chi qua hệ thống KBNN.
• Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải
pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm
an sinh xã hội.
2.2.2. Tình hình chi NSNN qua KBNN Từ Liêm
Thực tế vài năm trở lại đây, được sự quan tâm của chính quyền các cấp,
huyện Từ Liêm đã có những thay đổi đáng kể: nhiều công trình mọc lên như:
Bảo tàng Hà Nội, công viên Hòa Bình…chào đón 1000 năm Thăng Long – Hà
Nội; cơ sở hạ tầng phát triển hơn, trình độ dân trí và đời sống của nhân dân trên
địa bàn được cải thiện rõ rệt. Điều này thể hiện sự phát triển kinh tế - xã hội của
huyện tăng lên dẫn tới các khoản chi Ngân sách mới phát sinh được thực hiện
qua KBNN huyện. Qua đó chức năng, nhiệm vụ của KBNN Từ Liêm trong công
tác quản lý các khoản chi NSNN ngày càng quan trọng, đặc biệt là với các khoản

chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN. Mặc dù còn gặp
nhiều khó khăn nhưng KBNN Từ Liêm vẫn thực hiện tốt công tác quản lý các
khoản chi NSNN trên địa bàn, bảo đảm các khoản chi được thực hiện nhanh
chóng, kịp thời, đầy đủ, đúng dự toán, đúng chính sách chế độ, tiêu chuẩn định
mức…đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ĐVSD NSNN và khách giao dịch. KBNN


huyện Từ Liêm với chức năng nhiệm vụ của mình đã điều hành và chỉ đạo chỉ
tiêu của các đơn vị theo đúng mục đích, đối tượng chi của Nhà nước để phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện
đời sống nhân dân trên địa bàn về vật chất và tinh thần…Với mục tiêu hoàn thiện
và phát triển, nâng cao chất lượng hiệu quả chi thường xuyên của NSNN, KBNN
huyện Từ Liêm đã phối hợp với các ngành liên quan đã đem lại kết quả đáng
mừng góp phần vào công việc đổi mới cơ chế quản lý.
Hiện nay, có khoảng hơn 200 đơn vị giao dịch và hơn 800 tài khoản giao
dịch mở tài khoản tại KBNN Từ Liêm, đó là các đơn vị dự toán hưởng kinh phí
NSNN từ Ngân sách cấp huyện như: các đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục – đào
tạo…và các đơn vị hưởng kinh phí NSNN thuộc NSTW như: chi cục thuế, Tòa
án nhân dân…
Mặc dù, chi NSNN ngày càng đa đạng và khối lượng chi hàng năm tăng
lên rất nhanh nhưng KBNN huyện Từ Liêm đã có nhiều nỗ cố gắng khắc phục
mọi trở ngại phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đáp ứng nhu cầu chi
đầy đủ và kịp thời.
Tình hình chung về chi NSNN qua KBNN huyện Từ Liêm trong giai đoạn
từ 2009-2011 được đánh giá qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1 : Tình hình chi NSNN qua KBNN huyện Từ Liêm giai đoạn
2009-2011
Đvt: triệu đồng



Nội dung chi

Chi
Ngân

Chi NSTW
NS cấp tỉnh
NS cấp huyện
NS cấp xã
Tổng chi NSĐP
Tổng chi NS NN

Thực chi
Năm 2009
1.153.310
193.205
517.314
144.524
855.043
2.008.352

Năm 2010
1.356.190
269.972
613.158
180.324
1.063.454
2.419.644

Năm 2011

1.557.390
340.254
823.979
215.746
1.379.979
2.937.369

(Nguồn KBNN huyện Từ Liêm giai đoạn 2009-2011)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng chi NSNN năm 2010 so với năm 2009 tăng 411.292 triệu đồng tương ứng
tăng 20,48%
Trong đó:
+ Chi Ngân sách trung ương năm 2010 so với năm 2009 tăng 202.880 triệu đồng
tương ứng tăng 18% .
+ Chi Ngân sách địa phương năm 2010 so với năm 2009 tăng 208.411 triệu đồng
tương ứng tăng 24,37%.
Ngân sách cấp tỉnh năm 2010 so với năm 2009 tăng 76.767triệu đồng
tương ứng tăng 39,73%.
Ngân sách cấp huyện năm 2010 so với năm 2009 tăng 95.844 triệu đồng
tương ứng với 18,57%.
Ngân sách xã năm 2010 so với năm 2009 tăng 35.800 triệu đồng tương
ứng với 24,77%
Tổng chi ngân sách năm 2011 so với năm 2010 tăng 517.725 triệu đồng tương
ứng với 21,39 %.
Trong đó :


+ Chi Ngân sách Trung ương năm 2011 so với năm 2010 tăng 201.200
triệu đồng tương ứng 14,84%.
+ Chi Ngân sách địa phương năm 2011 so với năm 2010 tăng 316.525

triệu đồng tương ứng với 29,76%.
Ngân sách cấp tỉnh năm 2011 so với năm 2010 tăng 70.282 triệu đồng
tương ứng với 26,03%.
Ngân sách cấp huyện năm 2011 so với năm 2010 tăng 210.821 triệu đồng
tương ứng 34,38 %.
Ngân sách cấp xã năm 2011 so với năm 2010 tăng 35.422 triệu đồng
tương ứng với 19,64%.
Qua số liệu trên ta thấy, số chi NSNN tăng dần qua các năm. Thực tế là
mấy năm qua KT – XH huyện Từ Liêm phát triển nhanh và tốc độ đô thị hóa
mạnh dẫn tới số chi đầu tư xây dựng tăng mạnh, cùng với việc giải ngân nhiều
dự án quan trọng, dẫn tới tổng chi lớn.
Mặc dù số chi hàng năm khá lớn nhưng với sự cố gắng hết mình, KBNN
huyện Từ Liêm đã làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình đáp ứng được một cách
đầy đủ, kịp thời các khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên
của NSNN. Nhìn chung, mọi khoản chi NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát chi
chặt chẽ theo nội dung, yêu cầu của Luật NSNN, các thông tư hướng dẫn của Bộ
Tài Chính, KBNN; đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi NSNN đúng qui định và không
gây ách tắc trong điều hành Ngân sách các cấp.
2.2.3. Tình hình kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN qua KBNN
Từ Liêm
Theo quyết định 1116/QĐ-KBNN ban hành ngày 24/08/2007 KBNN
huyện Từ Liêm đã thực hiện quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi


×