Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Chiến lược về nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
  

CHUYÊN ĐỀ
Chiến lược về nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa của
công ty cổ phần sữa Việt Nam- Vinamilk
Sinh viên thực hiện : Nhóm 1c
Nguyễn Hà Vân Anh
Trần Thị Hoàng Giang
Nguyễn Thị Hồng Ánh
Nguyễn Thị Bích Diễm
Đỗ Xuân Nguyên

Đắk Lắk, 2015
[Type text]

Page 1


MỤC LỤC

I.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU
Thương hiệu hiện đang được các doanh nghiệp quan tâm, chú ý và bàn đến nhiều, ngay cả với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Người ta nói đến thương hiệu như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng. Thương hiệu được coi là một tài sản vô
hình, rất có giá của doanh nghiệp. Thương hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ của
doanh nghiệp trong muôn vàn các hàng hoá cùng loại khác. Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường
cho doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.


Trong xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đời sống kinh tế, với những điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện
nay, việc các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng cho mình và hàng hoá của mình những thương hiệu là điều
hết sức cần thiết.

1.1. Thương hiệu là gì
Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài và đã được
chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thoả mãn của người tiêu dùng.
Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hoá, lý tính, cảm tính, trực quan và độc quyền mà bạn liên tưởng
tới khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty.
1.2. Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu
Trước hết, thông qua thương hiệu người tiêu dùng tin tưởng hơn, yên tâm hơn và có mong muốn được lựa
chọn và tiêu dùng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy
tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùng biết đến và mến mộ sẽ mang lại những lợi ích to lớn
cho doanh nghiệp. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó mang lại cho doanh
nghiệp trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng không
e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp; bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp
nguyên liệu và hàng hoá cho doanh nghiệp. Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp.
Chính những điều đó đã thôi thúc các doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
xây dựng và phát triển thương hiệu.
1.3. Doanh nghiệp cần làm gì để xây dựng & quản trị thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài và bền bỉ, đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể, hợp lý
tuỳ theo hoàn cảnh và sự sáng tạo, sự táo bạo của từng doanh nghiệp. Để xây dựng một thương hiệu, doanh
nghiệp cần phải quan tâm đến các nội dung sau đây
1.4. Định hình chiến lược chung xây dựng thương hiệu
Quá trình xây dựng thương hiệu sẽ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách
quan. Vì thế rất cần phải có một chiến lược cụ thể để có thể ứng phó kịp thời với những biến cố có thể xảy ra.
Điều quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu là phải xuất phát từ mục tiêu trước mắt và lâu dài của
doanh nghiệp. Vì thế chiến lược thương hiệu luôn gắn liền với chiến lược sản phẩm, gắn liền với chiến lược đầu
tư và các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Trong thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược đi từ

[Type text]

Page 2


thương hiệu cá biệt của hàng hoá đến thương hiệu của doanh nghiệp hoặc ngược lại đi từ thương hiệu chung của
doanh nghiệp đến thương hiệu cá biệt cho từng hàng hoá. Với chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt đến thương
hiệu chung hoặc vừa phát triển thương hiệu cá biệt vừa phát triển thương hiệu chung là cách mà các doanh
nghiệp lớn thường lựa chọn (chiến lược đa thương hiệu). Ưu điểm của cách này là khả năng tiếp cận thị trường
nhanh, hạn chế được nguy cơ rủi ro từ một thương hiệu cá biệt không thành công và phát triển nhanh các thương
hiệu khác nhờ một thương hiệu thành công. Tuy nhiên chi phí rất lớn. Lựa chọn phát triển thương hiệu chung
(thương hiệu gia đình) là cách đi của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi
lẽ đi theo hướng này sẽ hạn chế rất nhiều chi phí cho phát triển thương hiệu. Nguyên tắc chung khi đặt tên thương
hiệu là phải dễ phân biệt, không trùng lặp với các tên khác; tên thương hiệu cần ấn tượng, ngắn gọn, đơn giản, dễ
đọc, dễ nhớ, có tính văn hoá và gắn liền với đặc tính hoặc chất lượng hàng hoá.

II. VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.

Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam- Vinamilk.
Công ty cổ phần sửa Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là : Vietnam Dairy Products Joint Stock Company.
Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa của chế độ cũ để lại. Công ty có trụ sở
chính tại số 10 phố Tân Trào, phường Tân Phú, Quận 7 , thành phố Hồ Chí Minh.

Tính theo doanh thu và sản lượng , Vinamilk là nhà sản xuất sữa hành đầu Việt Nam. Danh mục sản
phẩm của Vinamilk bao gồm : sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột, sản phẩm có giá trị cộng them như sữa
đặc, sữa chua ăn và sữa chua uống, kem, phomat. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các
sản phẩm , hương vị , quy cách bao bì có nhiều lựa chọn.

[Type text]


Page 3


Vinamilk được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm
2007. Vượt qua hơn 100 sản phẩm được đề cử đến từ 70 quốc gia, sản phẩm sữa nước của Vinamilk đoạt giải
thưởng Công nghiệp thực phẩm Toàn cầu 2014. Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị
trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

2.2. Chiến lược xây dựng thương hiệu Vinamilk
Chiến lược xây dựng thương hiệu của Vinamilk dựa trên chiến lược dài hạn của Vinamilk trong đó chiến
lược Marketing là chiến lược có vị trí dẫn đầu để hoàn thành các chiến lược khác. Để xây dựng và thực hiện
chiến lược xây dựng thương hiệu thành công,trước tiên phải phù hợp với chiến lược chung của Vinamilk trong

[Type text]

Page 4


đó có Chiến lược Marketing. Vậy Vinamilk đã xây dựng và phát triển chiến lược Marketing như thế nào để thực
hiện thành công chiến lược xây dựng thươnghiệu Vinamilk.
Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yếu tố,
thường được gọi là 4P :
1. Sản phẩm (product),
2. Giá (price),
3. Kênh phân phối (place),
4. Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion)
Mô hình 4 P là mô hình cổ điển nhất trong marketing. Đây là nền tảng của hầu hết các chiến lược (strategy), giải
pháp (solution) hoặc phân tích đánh giá (marketing audit) đối với một chiến lược tiếp thị hiện hữu.
Trong 4 chính sách, chính sách sản phẩm là quan trọng nhất của hoạt động marketing, cơ sở để thực hiện và triển

khai các chiến lược khác. Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống chiến lược Marketing hỗn
hợp. Vinamilk luôn quan tâm tới chu kỳ sống của sản phầm để đưa ra các chiến lược phù hợp với từng thời kỳ
gian đoạn sống của một sản phẩm. Bên cạnh đó là quy trình nghiên cứu để đưa sản phẩm mới ra thị trường khi
sản phẩm cũ đã dần bước vào giai đoạn suy thoái. Mục tiêu của chiến lược sản phẩm bao gồm:
-Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
-Tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm
-Đa dạng hóa danh mục sản phẩm
-Tăng số lượng sản phẩm mới
-Tạo sự khác biệt, nâng cao vị thế, hình ảnh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
Trong chính sách sản phẩm hàng hóa gồm có 4 chiến lược là :
- Chiến lược về bao gói và dịch vụ sản phẩm hàng hóa
- Chiến lược về chủng loại và danh mục sản phẩm hàng hóa
- Chiến lược về sản phẩm mới
- Chiến lược về nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa.
2.2.1. Chiến lược về bao gói và dịch vụ sản phẩm hàng hóa
Xu thế tiêu dung hiện nay rất chú trọng tới mẫu mã, bao bi sản phẩm nắm được xu thế đó, Vinamilk đã không
ngần ngại đổ chi phí đầu tư vào bao bì.

[Type text]

Page 5


2.2.2. Chiến lược về chủng loại và danh mục sản phẩm hàng hóa
Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng phong phú về chủng loại với trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm
từ sữa: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, Kem, sữa chua, Phô – mai. Và các sản phẩm khác như: sữa
đậu nành, nước ép trái cây, bánh, Cà phê hòa tan, nước uống đóng chai, trà, chocolate hòa tan.

2.2.3. Chiến lược về sản phẩm mới
Nhu cầu người tiêu dùng luôn thay đổi vì vậy công việc của người đưa ra chiến lược marketing là nghiên

cứu và tìm ra sự thay đổi đó. Hiện công ty vinamilk đã đưa ra một số sản phẩm mới rất hiệu quả. Trong đó phải
[Type text]

Page 6


kể đến 3 sản phẩm là sữa giảm cân, bia, café moment.
Sữa giảm cân : “Vinamilk Sữa Giảm Cân”.

Bia : Zorok

café moment:

2.2.4. Chiến lược về nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa
2.2.4.1. Thương hiệu Vinamil, sologan Vinamilk , logo Vinamilk.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này
được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công
Thương bình chọn năm 2006.
Thương hiệu là phần hồn gắn liền với uy tín, hình ảnh của Vinamilk, được Vinamilk xây dựng và được
khách hàng công nhận. Bộ phận quản trị thương hiệu và marketing của Vinamilk là đơn vị đảm nhận việc tạo
[Type text]

Page 7


danh tiếng , sự cảm nhận, sự liên tưởng tốt và trung thành khách hàng đối với thương hiệu dựa trên hệ thống tổ
chức và các hoạt động marketing của Vinamilk.
Cảm nhận thương hiệu Vinamilk qua logo . Logo của Vinamilk chỉ gồm hai màu xanh dương và trắng, hai
màu sắc nhẹ nhàng và thuần nhất. Màu xanh thường biểu hiện cho niềm hy vọng, sự vững chãi, còn màu trắng
là màu thuần khiết và tinh khôi. Ở đây nó còn là biểu hiện của sản phẩm của công ty – màu của sữa, màu của sức

sống và sự tinh túy.
Bên ngoài là hình tròn như sự bảo vệ, che chở. Còn bên trong là chữ VNM viết cách điệu nối liền nhau
tạo thành dòng sữa. Đi kèm là một câu sologan của công ty thay đổi theo từng năm như : “Chất lượng quốc tếChất lượng Vinamilk”, “ Tận hưởng cuộc sống”, “Vì thế hệ tương lai vượt trội” , “Giá trị tự nhiên” , “Chia sẻ
cộng đồng”, “Cuộc sống tươi đẹp”, “Vươn cao Việt Nam”, “Niềm tin Việt Nam”.
Thông điệp mà logo mang lại đó là sự “Cam kết mang đến cho công đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất,
chất lượng nhất, bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và
xã hội” củaVinamilk. Ngoài ra, hình ảnh của thương hiệu VINAMILK còn được gắn với hình ảnh những cánh
đồng cỏ xanh bát ngát, đầy nắng…gắn liền với nó là những chú bò vui vẻ nhảy múa, hát ca, thể hiện sự gần gũi
với thiên nhiên.

[Type text]

Page 8


2.2.4.2. Một số chiến lược thương hiệu của Vinamikl
Vinamilk xây dựng 3 chiến lược thương hiệu:

a. Chiến lược thương hiệu gia đình:
Cho các sản phẩm sữa tươi, sữa chua uống, sữa chua ăn, phomat và kem với một thương hiệu chung đó là
VINAM ILK.Việc phát triển thương hiệu gia đình sẽ giúp VINAMILK tránh được sự loãng thông tin bằng cách
tập trung vào một tên gọi duy nhất. Và chi phí cho cho chiến dịch quảng bá những sản phẩm mới của thương hiệu
VINAMILK không quá lớn. Việc quảng bá về một thương hiệu sẽ có ảnh hưởng domino đến tất cả các sản phẩm
trong nhóm. Và đó cũng chính là nhược điểm của thương hiệu nhóm, bởi nếu một thương hiệu trong nhóm có vấn
đề sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các thương hiệu khác trong nhóm. Và việc thương hiệu được mở rộng thì nó lại trở
nên mờ nhạt.

[Type text]

Page 9



b. Chiến lược thương hiệu nguồn
Với một số dòng sản phẩm như sữa tiệt trùng VINAMILK FLEX, Sữa chua VINAMILK PROBI, sữa
chua ăn VINAMILK SUSU, sữa chua ăn VINAM ILK PROBEAUTY, sữa chua VINAM ILK nha đam, sữa chua
không đường KEFIR. Mỗi sản phẩm có một tên riêng nhưng phải chịu sự bó buộc và chi phối bởi uy tín của
thương hiệu nguồn .Lợi ích của chiến lược thương hiệu nguồn nằm trong khả năng tạo cảm giác khác biệt và sâu
sắc cho người tiêu dùng về sản phẩm mới. Điều nguy hiểm đối với một thương hiệu nguồn, đó là việc đi quá giới
hạn những đặt tính cốt yếu của thương hiệu ban đầu.

c. Chiến lược thương hiệu sản phẩm
Cho các dòng sản phẩm như: các dòng sản nước giải khát VFRESH, ICY, bột dinh dưỡng trẻ em
RIDIELAC, sữa bột DIELAC, sữa đặc ÔNG THỌ, NGÔI SAO PHƯƠNG NAM, sữa đậu nành GOLDSO Y.
Những thương hiệu theo chiến lược thương hiệu sản phẩm thì mỗi dòng sản phẩm có một thương hiệu riêng với
logo riêng, hình ảnh riêng,… VFRESH với hình ảnh một logo đầy sức sống, định vị hình ảnh nhãn hàng Vfresh
với logo mới cùng thông điệp “Nguồn sống từ đất mẹ”. Các thương hiệu khác cũng tương tự như ICY với slogan
“ GIỮ LẠI HƯƠNG VỊ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC” với hình ảnh hết sức tươi mát và đầy sức sống. Sữa đặc ÔNG
THỌ và NGÔI SAO PHƯƠNG NAM với slogan “ SỮA NGON, PHA CHẾ CÀNG NGON”,… .
Công ty Vinamilk có thể chiếm lĩnh được một số phân đoạn thị trường bằng cách tạo ra các thương hiệu
khác nhau cho các nhu cầu và mong đợi khác nhau. Điều này sẽ giúp công ty mở rộng tối đa thị phần của mình.
Nếu những phân đoạn này không khác biệt nhau nhiều thì việc chọn cho mỗi sản phẩm một thương hiệu sẽ giúp
[Type text]

Page 10


cho người tiêu dùng coi các sản phẩm đó là khác biệt với nhau. Đây là điều cần thiết khi, các sản phẩm có bề
ngoài giống nhau. Chiến lược thương hiệu sản phẩm phù hợp với công ty có tính sáng tạo con như Vinamilk,
liên tục đổi mới và mong muốn luôn chiếm lĩnh trước được một vị thế trên thị trường, tức sẽ luôn là người dẫn
đầu. Nếu như thương hiệu đầu tiên trong khúc đoạn thị trường mới tỏ ra có hiệu quả thì nó sẽ được hướng lợi thế

của người dẫn đầu và ngược lại .Chính sách thương hiệu sản phẩm cho phép Vinamilk dám mạo hiểm khi tham
gia vào thị trường mới. Do mỗi thương hiệu là độc lập với nhau nên nếu một thương hiệu nào đó hoạt động kém
hiệu quả sẽ không đe dọa đến các thương hiệu khác cũng như tên công ty. Chính sách thương hiệu sản phẩm ngụ
ý rằng tên gọi của công ty không nhất thiết được quảng bá rộng rãi trước công chúng và do đó nó khác biệt với
tên thương hiệu. Mỗi khi một sản phẩm mới được đưa ra thị trường đồng nghĩa với việc một thương hiệu mới ra
đời. Theo đó là một chiến dịch quảng cáo và xúc tiến bán hàng rầm rộ với một chi phí truyền thông không nhỏ.
Hơn nữa, thực tế là những người bán lẻ rất ngại mạo hiểm với bất cứ một sản phẩm mới mang tính thử nghiệm
nào, do đó họ sẽ chỉ hào hứng nhận tiêu thụ khi chiết khấu bán hàng đủ hấp dẫn. Đây lại là một khó khăn nữa xét
về mặt chi phí. Với chiến lược này, việc tăng cường số lượng các thương hiệu sản phẩm trong một thị trường cần
phải cân nhắc đến khả năng và tốc độ hoàn vốn đầu tư. Để đáp ứng được sự đa dạng về danh mục sản phẩm, chi
phí sẽ tăng lên tương ứng cho các khoản đầu tư như: Cho nghiên cứu và phát triển, thiết bị - máy móc, chi phí
thương mại... Điều này chỉ phù hợp với các thị trường có tốc độ tăng trưởng cao bởi nó cho phép có được tốc độ
hoàn vốn đầu tư cao. Nhưng đối với các thị trường đã bão hòa thì cơ hội như vậy sẽ không còn. Do vậy, trong
một thị trường như vậy, đôi khi việc sử dụng một thương hiệu sẵn có cho một sản phẩm mới lại có lợi thế hơn so
với việc tạo cho nó một thương hiệu mới. Ngoài ra trong nhiều trường hợp, trên thị trường, nơi mà sự sao chép
và nhân bản có điều kiện phát triển và bất cứ nơi nào mà pháp luật không đóng vai trò bảo vệ thì các loại hàng
giả, hàng nhái sẽ cố gắng khai thác tiềm năng của thương hiệu bằng cách bắt chước tên thương hiệu càng giống
càng tốt.

[Type text]

Page 11


2. 3. Đề xuất , kiến nghị và giải phát để phát triển chiến lược về nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa.
- Đối với chiến lược gia đình để khắc phục nhược điểm của chiến lược này khi tung sản phẩm mới ra thị trường
công ty nên quảng cáo tuyên truyền rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, tivi, báo chí, mạng xã hội .. lấy uy
tín, chất lượng của sản phẩm đi trước thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng để lôi kéo khách hàng sử
dụng sản phẩm mới. Trong các đại lí bán lẻ, siêu thị …thành lập các quầy hàng nhỏ cho khách hàng sử dụng thử
miễn phí sản phẩm mới tìm hiểu đánh giá thu thập thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm mới.

- Đối với chiến lược sản phẩm nguồn , chúng ta phải quan tâm một cách nghiêm ngặt khi mở rộng thương hiệu.
Chỉ nên sử dụng những thương hiệu đáng tin cậy nằm trong phạm vi bao trùm của thương hiệu nguồn.
- Đối với chiến lược thương hiệu sản phẩm cần phải nghiên cứu rõ thị trường, khúc thị trường nào phù hợp với
sản phẩm nào trước khi tung sản phẩm mới ra thị trường để tránh thất bại. Đối với thương hiệu mới thì cần đăng
kí bản quyền để tránh bị lợi dụng sao chép bắt chước tên thương hiệu . Cần tính toán kĩ lưỡng chi phí , dòng vốn
để tránh gây tổn thất cho công ty.
- Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý
tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.
[Type text]

Page 12


- Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi
người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của
người Việt Nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.
- Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát tốt cho sức khỏe của người
tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt
hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người.
- Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh dưỡng có “uy tín khoa học và
đáng tin cậy nhất của người Việt Nam”
- Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng
lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận
chung của toàn Công ty.
- Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp và tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ
động, vững mạnh và hiệu quả.
- Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng cao với giá cạnh tranh và
đáng tin cậy.

III. KẾT LUẬN

-

Với những chiến lược phát triển thương hiệu hợp lý, Vinamilk đã và đang phát triển mạnh mẽ, cũng cố và xây
dựng hệ thống thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.
Vinamilk đã phát triển thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy bậc nhất với mọi người
dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt
Nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu
Vinamilk đang củng cố mạnh mẽ và mở rộng thêm thị phần nhờ hệ thống phân phối phủ đều 64 tỉnh, thành phố
trong cả nước với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và kinh nghiệm.
Vinamilk tăng trưởng đa dạng, ngoài việc mở rộng tăng trưởng theo chiều ngang, Vinamilk cũng đang hướng tới
tăng trưởng theo chiều dọc với việc mở rộng và phát triển nguồn nguyên liệu sạch đầu vào để đảm bảo nguồn
cung sữa tươi sạch và ổn định, góp phần tăng năng lực cạnh tranh về chất lượng và giá cả sản phẩm.
Vinamilk luôn trú trọng xúc tiến hỗn hợp để Vinamilk trở thành một thương hiệu phủ khắp lãnh thổ nước Việt
Nam, hướng tới mọi người tiêu dùng.
Chiến lược phát triển chung và chiến lược xây dựng thương hiệu nói riêng thành công đã giúp Vinamilk thành
công và được đánh giá top 5 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam.

[Type text]

Page 13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các chiến lược phát triển thương hiệu- Báo Nhân Dân điện tử ( />2. Chiến lược thương hiệu sản phẩm ( />option=com_content&task=view&id=1284&Itemid=14)
3. Lý thuyết quản trị - Quantri.vn ( />4. Chiến lược mở rộng kiến trúc thương hiệu – Kỹ năng kinh doanh ( />5. Vinamilk ()
6. Tiến trình STP và chiến lược 4p của Vinamilk ( />7. Chiến lược marketing cho công ty vinamilk ( />%C6%AF%E1%BB%A2C_MAKETING_CHO_C%C3%94NG_TY_VINAMILK)
[Type text]

Page 14




×