Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Mối quan hệ giữa xuất khẩu và GDP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.12 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
===============

TIỂU LUẬN
Mối quan hệ giữa xuất khẩu và GDP, cơ cấu xuất khẩu hiệu
quả cho kinh tế Việt Nam

Nhóm 25 – KTL
GV hướng dẫn: Cô Chu Thị Mai Phương

Hà Nội - 2016

1


LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế có vai trò rất quan trọng với một quốc gia. Hằng ngày, song song với
những hoạt động kinh tế được điều tiết bởi “bàn tay vô hình” thì cũng có những
chính sách của chính phủ góp phần xây dựng kinh tế và phát triển thịnh vượng về
mọi mặt của quốc gia – “bàn tay hữu hình”. Những cơ chế ấy không phải ngẫu
nhiên, mà chúng tuân theo một số lý thuyết và nguyên tắc nhất định. Có một chỉ tiêu
rất quan trọng, đó là chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế - GDP. Và thông qua bài
tiểu luận này, chúng em muốn tìm hiểu một nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu quan
trọng này – đó là giá trị xuất khẩu. Vì vậy chúng em xin chọn đề tài “Mối quan hệ
giữa xuất khẩu và GDP;cơ cấu xuất khẩu hiệu quả cho kinh tế Việt Nam”
I. Bối cảnh
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tích cực, chủ động và sâu
rộng trong nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của Việt Nam đặt mục tiêu về cơ bản đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tất cả các hoạt động kinh tế diễn ra hàng ngày


đều có nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đó. Và xuất khẩu cũng chính là một trong
những hoạt động như vậy.
Trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam 25 năm qua, xuất khẩu luôn được
Đảng và Nhà nước đánh giá là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất
nước. Là quốc gia đang được cả thế giới nhắc đến với tốc độ tăng trưởng kinh tế
thần kì nhờ thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam cũng cần quan tâm đến mối
quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng để tìm ra chính sách phù hợp nhằm duy trì
một nền kinh tế ổn định và lâu dài trong tương lai. Đặc biệt, sau khi nhận thức được
mối quan hệ đó, chúng ta cần xác định được cơ cấu xuất khẩu hợp lý nhất chứ không
phải cứ xuất khẩu tràn lan, cốt lấy số lượng.

2


II. Lý do chọn đề tài
“Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thực sự là gì, nó có tác động
như thế nào đến kinh tế?” Đây là câu hỏi mà nhiều chuyên gia đầu ngành đã đặt ra,
đi tìm câu trả lời và cũng có rất nhiều đáp án. Đã có nhiều nghiên cứu được tiến
hành, chủ yếu dựa trên những số liệu thu thập được trong quá khứ nhằm tìm ra câu
trả lời chính xác cho vấn đề này. Vì vậy, đề tài “Mối quan hệ giữa xuất khẩu và
GDP;cơ cấu xuất khẩu hiệu quả cho kinh tế Việt Nam” mà chúng em lựa chọn
nghiên cứu dưới đây với mục đích phân tích thực trạng, tìm ra mối quan hệ, mức độ
ảnh hưởng của xuất khẩu đối với GDP và một số quan điểm, bình luận về sử dụng
cơ cấu xuất khẩu như là một đòn bẩy kinh tế. Đề tài không có tham vọng giải đáp
được tất cả những câu hỏi còn tồn tại về mối quan hệ này mà chỉ muốn đóng góp
một số phân tích, nhận định về thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
III. Nội dung nghiên cứu
Với đề tài “Mối quan hệ giữa xuất khẩu và GDP;cơ cấu xuất khẩu hiệu quả cho
kinh tế Việt Nam”, nội dung bài tiểu luận có cấu trúc bao gồm 4 phần:

Phần 1: Cơ sở lý thuyết của mô hình
Phần 2: Mô hình nghiên cứu (gồm hai mô hình)
Phần 3: Kết quả và thảo luận
Phần 4: Chính sách xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành, chúng em đã cố gắng tham khảo, tìm
tòi tài liệu và vận dụng những kiến thức đã tích lũy để thực hiện đề tài một cách tốt
nhất. Bên cạnh đó, chúng em cũng nhận được sự giúp đỡ từ phía bạn bè và đặc biệt
là sự tận tình từ cô Chu Thị Mai Phương trong suốt quá trình làm đề tài. Chúng em
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình này.

3


Do vốn kiến thức còn hạn chế cùng với khoảng thời gian hạn hẹp, bài tiểu luận
chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp
của các bạn cũng như thầy cô để đề tài được trở nên hoàn thiện nhất. Mọi ý kiến,
đóng góp xin gửi vào mail:
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
I. LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
1. Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương

Tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đã được
các nhà kinh tế học tìm hiểu và lý giải ngay từ những ngày đầu tiên của nền kinh tế
Tư bản chủ chủ nghĩa. Cụ thể là Chủ nghĩa trọng thương đã được hình thành ở
châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ XV và phát triển đến giữa thế kỷ XVIII với
những quan điểm kinh tế đánh giá cao vai trò của tư bản thương nghiệp.
Nói về vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế, Chủ nghĩa trọng thương cho rằng
để có tích lũy tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại
thương. Hơn nữa, trong ngoại thương phải thực hiện xuất siêu. Các nhà kinh tế

theo trường phái này nhấn mạnh xuất khẩu mang lợi ích kích thích sản xuất trong
nước đồng thời làm gia tăng lượng của cải của quốc gia. Vì vậy, họ rất khuyến
khích xuất khẩu nhưng không chỉ tập trung vào việc tăng số lượng hàng hóa mà
còn hướng tới xuất khẩu hàng hóa có giá trị cao. Bên cạnh đó, họ không khuyến
khích việc xuất khẩu nguyên liệu mà hướng tới sử dụng những nguyên liệu này để
sản xuất trong nước rồi xuất khẩu thành phẩm.
Qua đó, có thể thấy ngay từ những ngày đầu của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa,
ngoại thương (đặc biệt là xuất khẩu) được coi là một trong những nhân tố quan
trọng nhất góp phần tích lũy của cải của một quốc gia. Tuy nhiên, hệ thống quan
4


điểm của Chủ nghĩa trọng thương vẫn mang tính chất sơ khai, còn nhiều hạn chế
về mặt lí luận. Đơn thuần xuất phát từ hiện tượng bề ngoài của quá trình lưu thông,
Chủ nghĩa trọng thương khuyến khích lưu thông trao đổi hàng hóa nhưng theo
nguyên tắc lợi nhuận được tạo ra từ việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt. Những
quan điểm của Chủ nghĩa trọng thương mang tính chất kinh nghiệm được nêu ra
dưới hình thức lời khuyên thực tiễn về chính sách thương mại.
Mặc dù còn hạn chế về lí luận nhưng những quan điểm ủng hộ ngoại thương,
khuyến khích trao đổi mua bán giữa các quốc gia cũng đánh dấu bước thay đổi tiến
bộ so với thời kỳ đóng cửa nền kinh tế. Các lập luận của Chủ nghĩa trọng thương
vẫn chứa đựng những luận điểm vẫn còn giá trị cho đến bây giờ. Đây được coi là
nền tảng sơ khai cho tư tưởng hội nhập kinh tế sau này.
2. Quan điểm của các nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển

Với những đóng góp quan trọng cho bộ môn kinh tế học, Adam Smith (17231790) và David Ricardo (1772-1823) đều có những quan điểm liên quan đến mối
quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế mặc dù không trực tiếp đánh giá vấn
đề này.
Trước tiên, Adam Smith - cha đẻ của kinh tế học đã giải thích thương mại quốc
tế bằng cách đưa ra lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Theo ông, mỗi quốc gia được coi là

có lợi thế tuyệt đối về một mặt hàng nào đó nếu có khả năng sản xuất mặt hàng ấy
với chi phí thấp hơn hay năng suất cao hơn so với nước khác. Khi đó, quốc gia ấy
nên tập trung chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mình có lợi thế và tiến hành xuất
khẩu mặt hàng đó sang nước khác. Việc chuyên môn hóa như vậy góp phần không
nhỏ đến tiết kiệm chi phí sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, thông qua
hoạt động trao đổi mà cả hai quốc gia có quan hệ thương mại với nhau đều có lợi
và trở nên sung túc hơn. Vì vậy, Adam Smith khẳng định thương mại quốc tế
không phải là một trò chơi có tổng bằng không, mà là trò chơi làm lợi cho tất cả
5


các bên tham gia. Tuy nhiên, thực tế thương mại quốc tế cho thấy, trong nhiều
trường hợp, khi so sánh chi phí sản xuất để tìm ra lợi thế tuyệt đối, một nước lại
thấy mình có lợi thế về tất cả các mặt hàng so với nước khác. Lý thuyết của Adam
Smith không thể lý giải được tại sao các nước trong trường hợp này vẫn trao đổi
với nhau và cùng có lợi.
Để giải quyết hạn chế trên của Adam Smith, David Ricardo đã đưa ra một khái
niệm có tính khái quát hơn, đó là lợi thế so sánh. Theo ông, một quốc gia có lợi thế
so sánh để sản xuất một hàng hóa khi hàng hóa đó được sản xuất với chi phí cơ hội
thấp hơn so với khi nó được sản xuất ở quốc gia khác. Vì vậy, mặc dù có những
quốc gia không có lợi thế tuyệt đối trong bất cứ hoạt động sản xuất một mặt hàng
nào vẫn có thể tham gia thương mại quốc tế và thu lợi từ nó bằng cách xuất khẩu
hàng hóa hoặc dịch vụ mà quốc gia đó có lợi thế so sánh lớn nhất, nhập khẩu
những hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh nhỏ nhất.
Adam Smith và David Ricardo đều đã giải thích hiện tượng thương mại quốc tế
có liên quan đến việc chuyên môn hóa sản xuất trên phạm vi quốc tế. Mặc dù
không trực tiếp nhấn mạnh trả lời cho câu hỏi "Mối quan hệ giữa xuất khẩu và
tăng trưởng kinh tế?", nhưng hai nhà kinh tế học tiêu biểu của trường phái cổ điển
đều đã đưa ra những nhận định sơ lược về mối quan hệ này và hai quan điểm đều
thống nhất ở một ý kiến: xuất khẩu là hoạt động tất yếu khách quan, là một bộ

phận của thương mại quốc tế và có tác dụng mang lại lợi ích cho nền kinh tế của
các quốc gia.
3. Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại

Bước sang giai đoạn của kinh tế học hiện đại, các quan điểm về mối quan hệ
giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế đã trở nên rõ ràng hơn mặc dù chúng tương
đối khác nhau. Dựa vào đó, chính sách ngoại thương của các nước được chia làm
hai loại: chính sách hướng nội và chính sách hướng về xuất khẩu.
6


Chính sách hướng nội là chính sách của nền kinh tế ít có quan hệ với thị trường
thế giới, phát triển tự lực cánh sinh với sự điều hành, can thiệp tuyệt đối của Nhà
nước. Nội dung cơ bản của chính sách này là phát triển mạnh các ngành sản xuất
hàng hóa, trước hết là hàng hóa tiêu dùng, lấy trọng tâm là thị trường trong nước
để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa. Mục tiêu chính của chính sách là tận
dụng mọi nguồn lực sẵn có trong nước để thỏa mãn nhu cầu cấp thiết và cơ bản
trong nước bằng việc khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa thay thế
nhập khẩu. Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp, trong đó quan trọng nhất là
chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước thông qua thuế quan, trợ cấp, hạn ngạch
nhập khẩu…Từ đó, quốc gia sẽ tiết kiệm được ngoại tệ và hướng tới việc tạo thêm
việc làm, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp cùng các vấn đề xã hội khác.
Trong khi chính sách hướng nội không chú trọng đầu tư các khu vực xuất khẩu
thì chính sách hướng tới xuất khẩu đặc biệt coi trọng vai trò của xuất khẩu đối với
sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nối tiếp tư tưởng của David Ricardo về lý thuyết
lợi thế so sánh, chính sách hướng về xuất khẩu đề cao nền kinh tế lấy xuất khẩu
làm động lực phát triển, chuyên môn hóa sản xuất những hàng hóa, dịch vụ mà
quốc gia có lợi thế phát triển. Phương pháp luận của chiến lược này là sự phân tích
về việc sử dụng "lợi thế so sánh" và tiến hành phân công lao động quốc tế. Với
việc khuyến khích mở cửa nền kinh tế để thu hút vốn và kỹ thuật vào khai thác

tiềm năng lao động và tài nguyên của đất nước, chiến lược hướng tới việc kiểm
soát nhập khẩu, tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Chiến
lược này đánh giá cao vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế thông qua
việc tận dụng lợi thế từ thị trường thế giới về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản
lý. Chính nhờ áp dụng chiến lược này mà nền kinh tế nhiều nước đang phát triển
đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao.
Việc phân tích hai loại hình chính sách ngoại thương trên đây chỉ mang tính khái
quát chung những quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại. Ngoài ra có rất
7


nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành nhằm kiểm chứng mối quan hệ giữa
xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
4. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt

Nam
Ở Việt Nam, trong tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm
2011, Th.S Phan Thế Công có phân tích về mối quan hệ giữa xuất khẩu và GDP.
Bài viết đó đã kiểm định tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế theo dữ
liệu cấp tỉnh ở Việt Nam bằng cách sử dụng các mô hình Feder (1982), Balassa
(1978), Granger (1969) và các mô hình sửa đổi có bổ sung giai đoạn 1996-2006.
Kết quả của việc phân tích cung cấp một bằng chứng thực nghiệm cho học thuyết
tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu; đồng thời chỉ ra rằng, xuất khẩu đóng một
vai trò quan trọng không chỉ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước mà
còn đóng góp tích cực vào phát triển các yếu tố phi xuất khẩu (như cơ sở hạ tầng,
điện, nước, thức ăn chế biến sẵn…) trong nước. Kế thừa bài viết, chúng em muốn
một lần nữa khẳng định mối quan hệ giữa xuất khẩu và GDP, đồng thời mở rộng ra
nghiên cứu cơ cấu xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực nhất đến nền kinh tế Việt Nam
qua phân tích ở mô hình thứ 2.
II. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI TỔNG

SẢN PHẨM TRONG NƯỚC GDP
1. Giải thích mô hình

a) Giải thích các biến sử dụng
- Tổng sản phẩm trong nước GDP được xem là chỉ tiêu phản ánh tổng thu
nhập của một quốc gia, được các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính
sách sử dụng nhiều nhất để theo dõi sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế.
GDP được định nghĩa là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa, dịch vụ
8


cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kì nhất
định.
Nếu GDP được chọn làm chỉ tiêu để phản ánh thu nhập quốc gia, thì tăng trưởng
kinh tế chính là sự gia tăng về khối lượng sản phẩm trong nước, trong một thời kì
nhất định (ở mô hình đang khảo sát là 1 năm). Đó là sự gia tăng tuyệt đối về lượng.
Khi xét đến chỉ tiêu tương đối, được tính bằng tỷ lệ thay đổi phần trăm giữa GDP
năm sau so với năm trước, ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng năm. Việc tính
toán biến động này gặp vấn đề liên quan về biến động giá cả qua các năm. GDP
danh nghĩa sử dụng giá so với giá hiện hành. Còn GDP thực tế sử dụng giá cố định
trong năm gốc để tính giá trị hàng hóa, dịch vụ. Ở mô hình chúng em đưa ra, sử
dụng GDP danh nghĩa so với giá hiện hành để khảo sát.
- Chỉ tiêu xuất khẩu: Xuất khẩu theo lý luận của thương mại quốc tế chính là
việc bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Là một bộ phận của thương mại
quốc tế, xuất khẩu cũng bao gồm xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu dịch vụ
nằm trong thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.
Thương mại hàng hóa: Trong đó diễn ra việc mua bán, trao đổi các sản phẩm
hàng hóa thể hiện dưới dạng vật chất hữu hình
Thương mại dịch vụ: diễn ra việc mua bán, trao đổi các sản phẩm vô hình, phi
vật chất, được thể hiện thông qua các hoạt động của con người như dịch vụ thương

mại, thông tin tài chính, vận tải, du lịch,…
- Các quan điểm đã nêu ra ở phần I đều cho rằng giữa xuất khẩu và tăng
trưởng kinh tế có mối quan hệ đồng biến. Thật vậy, mối quan hệ đó được thể
hiện dưới phương trình sau:

Y = C + I + G + NX = C + I + G + ( EX – IM)
Trong đó:
Y: tổng sản phẩm trong nước GDP
C: tiêu dung
9


G: chi tiêu chính phủ
NX: xuất khẩu ròng
NX = EX – IM = Xuất khẩu – nhập khẩu
b) Lý thuyết về mô hình kinh tế lượng và phương pháp luận của kinh tế lượng
Mô hình kinh tế lượng là gì?
Có nhiều định nghĩa về kinh tế lượng, thông qua các định nghĩa nhận thấy đo
lường kinh tế không phải là nội dung duy nhất của kinh tế lượng. Phạm vi của kinh
tế lượng rộng hơn, thể hiện qua một số định nghĩa sau:
- Kinh tế lượng bao gồm việc áp dụng thống kê toán cho các số liệu kinh tế để
củng cố về mặt thực nghiệm cho các mô hình do các nhà kinh tế toán đề
xuất và để tìm ra lời giải bằng số.
- Kinh tế lượng là sự phận tích về lượng các vấn đề kinh tế hiện thời dựa trên
việc vận dụng đồng thời lý thuyết và thực tế được thực hiện bằng các
phương pháp suy đoán thích hợp.
- Kinh tế lượng được các nhà kinh tế học sử dụng như là một công cụ hữu ích
trong việc vừa kết hợp khả năng sử dụng các lý thuyết kinh tế cũng như
phân tích thực nghiệm với việc mô hình hóa lý thuyết, qua đó ước lượng
được các quan hệ kinh tế hoặc dự báo hiện tượng kinh tế.

Việc xây dựng mô hình kinh tế lượng được tiến hành theo các bước sau đây:
• Bước 1: Nêu vấn đề lý thuyết cần phân tích và các giả thiết về mối quan hệ
giữa các biến kinh tế
• Bước 2: Thiết lập các mô hình toán kinh tế
• Bước 3: Xây dựng mô hình kinh tế lượng
• Bước 4: Thu thập số liệu
10


• Bước 5: Ước lượng thông số số
• Bước 6: Kiểm định giả thiết thống kê, nếu kiểm định cho kết quả tốt thì dự
báo, chưa tốt thì xây dựng lại mô hình
• Bước 7: Sử dụng mô hình để dự báo hoặc đưa ra các chính sách kinh tế
2. Mô hình nghiên cứu

Áp dụng phương pháp luận của kinh tế lượng, khi biết giá trị của hai biến qua
các năm, cụ thể là GDP và giá trị xuất khẩu của một quốc gia, ta hoàn toàn có thể
giả thiết giữa các biến số này có mối quan hệ tuyến tính và thiết lập mô hình biểu
diễn mối quan hệ gữa chúng dưới dạng:

MH1:

GDP = β1 + β2XK

MH2:

GDP = β0 + β1XK1 + β2XK2 + β3XK3 + β4XK4
Bảng 1: Tên biến và giải thích biến

Tên biến


Thuộc tính biến

Giải thích biến

Đơn vị
Tỉ USD, giá thực
tế theo giá hiện
hành
Tỷ USD, FOB,
giá thực tế theo
giá gốc năm
2000

GDP(MH1)

Biến phụ thuộc

Giá trị GDP

XK

Biến độc lập

Tổng giá trị XK

GDP(MH2)

Biến phụ thuộc


Giá trị GDP

XK1

Biến độc lập

XK2

Biến độc lập

XK3

Biến độc lập

Hàng nông sản

Triệu USD

XK4

Biến độc lập

Hàng thủy sản

Triệu USD

XK hàng công
nghiệp nặng và
khoáng sản
XK hàng CN nhẹ

và tiểu thủ CN

11

Nguồn số liệu
worldbank

worldbank

Trăm tỷ VNĐ

Tổng cục thống


Triệu USD

Tổng cục thống


Triệu USD

Tổng cục thống

Tổng cục thống

Tổng cục thống



Tuy nhiên, ngoài xuất khẩu, GDP còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn các

yếu tố đầu vào sản xuất như tư bản, lao động, công nghệ,…Vì vậy, để khẳng định
phương trình tuyến tính chỉ bao gồm hai biến như trên sẽ chưa thực sự chính xác.
Nhưng để làm rõ ràng nhất mối quan hệ giữa xuất khẩu và GDP, ta có thể gộp các
tác động còn lại thành nhiễu, đặt là ui:

GDP = β1 + β2XK + ui
GDP = β0 + β1XK1 + β2XK2 + β3XK3 + β4XK4 + ui
a) Các giả thiết
Để xử lý được mô hình, chúng ta cần các giả thiết sau: (với X là biến độc lập, Y
là biến phụ thuộc)
GT1:

Biến độc lập X ( biến giải thích) là phi ngẫu nhiên, tức là giá trị của chúng

được cho trước.
GT2:
Kỳ vọng của yếu tố ngẫu nhiên ui=0 :
E[ui/Xi] =0
GT3:

Các ui có phương sai bằng nhau:
Var[ui/Xi] = δ2

GT4:

Không có sự tương quan giữa các nhiễu ui :
Cov [uiuj/XiXj]=E[uiuj/XiXj]=0

GT5:


Không có sự tương quan giữa ui với Xi:
Cov [ui/Xi]=0

GT6:
GT7:
GT8:
GT9:
GT10:

Ui có phân phối N(0;δ2)
Mô hình là tuyến tính theo tham số
Số quan sát n lớn hơn số tham số của mô hình (thỏa mãn)
Giá trị của X không đồng nhất ở tất cả các quan sát (thỏa mãn)
Mô hình được xác định đúng. Tức là nó phải tuân theo lý thuyết hoặc giả

thuyết nào đó.
GT11:
Không tồn tại đa cộng tuyến hoàn hảo giữa các biến giải thích.
b) Nguồn số liệu
12


Để ước lượng mô hình, ta sử dụng bảng 1(Phụ lục) về số liệu xuất khẩu và GDP
của Việt Nam từ 1976-2015 (đơn vị GDP: tỉ USD, XK: tỉ USD)
Trước khi đi vào phân tích kết quả thống kê các biến và hồi quy, từ sơ đồ dưới
đây, chúng ta rút ra trực quan rằng giá trị xuất khẩu và giá trị GDP của Việt Nam
giai đoạn 1985-2013 cùng có xu hướng tăng.
Biểu đồ 1: giá trị GDP và xuất khẩu giai đoạn 1985-2013

c) Các chỉ tiêu đánh giá mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế

• β2 hệ số góc hay hệ số đo độ dốc đường hồi quy
Khoảng tin cậy của nó có ý nghĩa khi X thay đổi 1 đơn vị thì giá trị trung bình
của Y thay đổi trong khoảng tin cậy

=
• Hệ số xác định R2
Hệ số xác định cho ta biết biến độc lập giải thích bao nhiêu phần trăm cho biến
phụ thuộc hay mô hình phản ánh được bao nhiêu phần trăm cho tổng thể. Đó chính
là tỉ lệ giữa sự biến thiên của biến phụ thuộc do các biến độc lập gây ra so với toàn
bộ sự biến thiên của biến phụ thuộc. Nếu R2 càng gần với 1 (100%) thì mô hình hồi
quy càng chính xác.

R2 = =1- = 1III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Mô tả thống kê các biến và kết quả ước lượng của mô hình 1

• Bảng kết quả mô tả thống kê các biến:

13


Bảng 2: Kết quả mô tả thống kê các biến ở mô hình 1

Variable

Obs

Mean

gdp
xk


30
34

55.42198
16.57089

Std. Dev.
51.76773
24.14203

Min

Max

6.293305
.2343412

186.2047
91.46183

 MH1 thỏa mãn 11 giả thiết đã nêu ra ở trên.
 Có 30 quan sát có số liệu về GDP của Việt Nam trong số các năm từ 19762015. Có 34 quan sát có số liệu về giá trị xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới
trong số các năm từ 1976-2015. Trong đó có 29 quan sát có số liệu cả 2 biến
trong giai đoạn từ 1976-2015.
 Giá trị lớn nhất và bé nhất của GDP và giá trị xuất khẩu hết sức khác biệt đã
chỉ ra cho chúng ta con số đáng ngạc nhiên về tốc độ tăng trưởng GDP cũng
như kim ngạch xuất khẩu qua các năm.
Từ biểu đồ 1 ta thấy rằng, nhìn chung, GDP tăng qua các năm, tuy GDP giảm từ
năm 1987 là 36.658 xuống còn 6.293 tỷ USD năm 1989 (giảm gần 6 lần) và đến

năm 1990, con số này đã tăng nhẹ trở lại. Thực chất GDP của Việt Nam tính theo
VNĐ không giảm mạnh như vậy, thậm chí còn tăng nhẹ, nhưng GDP at market
prices (theo số liệu trên trang worldbank) tính theo USD lại giảm vì tác động của
siêu lạm phát ở Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80 và sự khủng hoảng của thị
trường chứng khoán Mỹ năm 1987.
 Giá trị lớn nhất và bé nhất của xuất khẩu tính theo USD cũng có sự khác biệt
đáng kể, chứng tỏ giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng với một con số chóng
mặt qua từng năm. Trong 39 năm từ 1976-2014 đã tăng tới hơn 390 lần.
Mốc thời gian đánh dấu mở cửa của thị trường Việt Nam bắt đầu từ năm 1986.
Từ năm 1995, kim ngạch xuất khẩu bắt đầu tăng nhanh do kết quả từ việc mở rộng
buôn bán và hợp tác kinh tế với các nước (bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ
12/07/1995) và tổ chức kinh tế trong khu vực (ký hiệp định hợp tác thương mại với
14


EU, gia nhập ASEAN 7/1995). Đây cũng là lý do giải thích vì sao kim ngạch xuất
khẩu tăng mạnh như vậy.
 Giá trị trung bình GDP của Việt Nam qua cả giai đoạn 1976- 2014 là 55,422
tỉ USD, trong khi trung bình của thế giới là 153,74. Tức là GDP của Việt
Nam vẫn còn nằm ở mức thấp so với thế giới. Còn kim ngạch xuất khẩu
trung bình là 16,57094 tỉUSD.
• Sau khi chạy mô hình đã được miêu tả ở trên, ta thu được kết quả như sau:
Bảng 3: Bảng kết quả hồi quy mô hình 1
GDP
XK
_cons

Coef.

Std.Err.


P-value

(95% Conf.Interval)

1.816

0.059

0.000

(1.695 ; 1,938)

15.738

1.857

0.000

(11.929 ; 19.548)

R -Squared

0.9721

Như vậy, hàm hồi quy biểu diễn tác động của xuất khẩu lên GDP thực tế có
dạng:

GDP= 15,738 + 1.816XK
 Để kiểm định xem mô hình có ý nghĩa không, từ bảng 3 ta thấy:

P-value=0,000 <α nên bác bỏ H0
Tức là , suy ra mô hình có ý nghĩa
 Hệ số xác định: R2 = 0,9721 cho thấy 97,21% sự biến thiên của GDP là do
sự biến thiên của kim ngạch xuất khẩu gây ra. Hệ số này đủ đảm bảo một
mức độ tin cậy nhất định vào mô hình đã lựa chọn.
 Nhìn vào bảng kết quả cũng cho ta thấy rằng, quan hệ giữa xuất khẩu và
GDP là quan hệ thuận chiều. Đồng nghĩa với việc muốn tăng trưởng kinh tế,
cần thúc đẩy xuất khẩu. Với độ tin cậy 95%, các nhân tố khác không đổi,
15


nếu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 1 tỉ USD, thì giá trị trung bình
của GDP Việt Nam tăng trong khoảng 1,694 đến1,938 tỷ USD.
 Giá trị phương sai và độ lệch chuẩn khá thấp cũng cho thấy độ chính xác
tương đối cao của các ước lượng thu được. Mặc dù các ước lượng cũng như
mô hình không thể chính xác một cách tuyệt đối, nhưng với sai số nhỏ và
một độ tin cậy nhất định, chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia phụ thuộc khăng khít vào giá trị xuất khẩu
của quốc gia đó.
2. Kết quả mô tả thống kê và ước lượng của mô hình 2

Trước hết, MH2 cũng thỏa mãn 11 giả thiết đã nêu ra ở trên.
Ở mô hình 1, chúng ta đã một lần nữa khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa
tổng giá trị xuất khẩu và GDP. Từ đó rút ra kết luận rằng muốn tăng trưởng kinh
tế, cần tăng trưởng xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để vận dụng mối quan hệ đó
hiệu quả nhất, tức là tăng xuất khẩu như thế nào để GDP tăng mạnh nhất?
Mô hình 2 sẽ trả lời câu hỏi đó. Các biến giải thích của mô hình 2 phản ánh giá
trị xuất khẩu theo nhóm ngành, kết quả MH2 sẽ cho ta cơ cấu hợp lý để trả lời cho
câu hỏi: “Nên tăng xuất khẩu ở những nhóm ngành nào?”






Nhóm 1: XK1 hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
Nhóm 2: XK2 hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
Nhóm 3: XK3 nông sản
Nhóm 4: XK4 thủy sản
Bảng 4: Kết quả hồi quy mô hình 2

GDP

Coef.

Std.Err.

P-value

(95% Conf.Interval)

XK1

11.15

-5.038

0.043

(0.411 ; 21.889)


57.723

15.534

0.002

(24.614 ; 90.832)

XK2

16


XK3
XK4
_cons

37.481

25.3154

0.159

(-16.478 ; 91.439)

-105.1696

64.372

0.123


(-242.375 ; 32.036)

139.171

64.7834

0.048

(1.089 ; 277.254)

R -Squared

0.9961

Hàm hồi quy biểu diễn tác động của giá trị xuất khẩu các nhóm hàng lên GDP có
dạng:
GDP=139.171+11.15XK1+57.723XK2+37.481XK3-105.1696XK4
 Do P-value1 < 0,05 và P-value2 < 0,05 nên giá trị của XK1 và XK2 ảnh
hưởng đến GDP. Cụ thể tác động ở đây là tác động thuận chiều.
P-value3 > 0,05 và P-value4 > 0,05 nên XK3 và XK4không ảnh hưởng đến
GDP
 Mô hình 2 vẫn giải thích được tác động của tổng giá trị xuất khẩu đến GDP,
tổng hợp tất cả tác động của giá trị xuất khẩu 4 nhóm ngành: hàng công
nghiệp nặng và khoáng sản, hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN, hàng nông sản và
hàng thủy sản lên GDP là 99,61%.
 Tác động của xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp lên
GDP là rõ rệt nhất. Với độ tin cậy 95%, các yếu tố khác không đổi, nếu xuất
khẩu hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng 1 tỉ USD thì giá trị
trung bình của GDP tăng trong khoảng từ 24.614 đến 90.832 trăm tỉ VNĐ.

Trong khi đối với tăng 1 tỉ USD xuất khẩu hàng công nghiệp nặng và
khoáng sản thì con số này là từ 0.411 đến 21.889 trăm tỉ VNĐ.
 Theo kết quả ước lượng, sự thay đổi trong giá trị xuất khẩu nông sản và thủy
sản không ảnh hưởng tới GDP, nên nếu giữ nguyên các yếu tố khác và tăng
xuất khẩu nông sản hoặc thủy sản thì không làm tăng trưởng kinh tế.

17


Từ mô hình 2, chúng ta có thể rút ra xu hướng xuất khẩu hiệu quả cho nền kinh
tế Việt Nam là nâng cao giá trị xuất khẩu hàng Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công
nghiệp và công nghiệp nặng, khoáng sản trong cơ cấu xuất khẩu của quốc gia.
3. Một số hạn chế của mô hình

Mặc dù xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ thuận chiều, xuất khẩu
giải thích cho GDP tới hơn 90%, nhưng trên thực tế, còn nhiều yếu tố khác ảnh
hưởng đến mối quan hệ này. Vì vậy, việc tồn tại độ lệch giữa biến động xuất khẩu
và tăng trưởng kinh tế là không thể tránh khỏi. Sự chênh lệch này thể hiện ở hai
khía cạnh: không có mối quan hệ đồng biến tuyệt đối và có sự chênh lệch về tốc độ
tăng trưởng.
 Mối quan hệ đồng biến không tuyệt đối
Trước hết, mối quan hệ đồng biến sẽ chỉ mang lý thuyết nếu các yếu tố thực tế
diễn ra một cách chệch hướng và không có những tác động tích cực đến mối quan
hệ này theo như dự đoán và phân tích mặc dù những trường hợp này khá ít.
Ví dụ như xuất khẩu về dầu mỏ, nhiên liệu của Mỹ luôn đứng đầu thế giới
chứng tỏ tiềm lực và tốc độ phát triển về xuất khẩu những mặt hàng này ở Mỹ ra
sao. Gía trị xuất khẩu của Mỹ về nhiên liệu, dầu mỏ và trang thiết bị công nghệ cao
năm 2014 đạt 347,716,349 nghìn USD, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế
thường niên vào giai đoạn năm 2010 – 2014 lại là -2%


(Nguồn:

). Điều này cho thấy không phải kim ngạch xuất khẩu cứ tăng
nhanh thì nền kinh tế cũng sẽ tăng trưởng và ngược lại, không phải kinh tế tăng
trưởng cao mà kim ngạch xuất khẩu nhất thiết sẽ tăng.
 Sự chênh lệch biến động
Sự chênh lệch trong nhịp độ tăng trưởng của xuất khẩu và GDP còn thể hiện ở
khoảng cách giữa hai chỉ tiêu này. Tăng trưởng xuất khẩu thường có nhiều biến
động hơn so với tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu còn chứa nhiều yếu tố bất ổn định
18


rất lớn. Thông thường xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Ví dụ như giá trị xuất khẩu của Mỹ năm 2014 về máy móc, hạt nhân, lò phản ứng
và thiết bị công nghiệp điện tử lần lượt là 324,309,315 nghìn USD và 314,770,007
nghìn USD. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế thường niên vào giai đoạn
năm 2010 – 2014 của hai ngành hàng mà Mỹ xuất khẩu này lại là 6% và 5%
(Nguồn: )
Ngoài ra, nói về các nhóm ngành xuất khẩu, còn có một ngành nữa là xuất khẩu
dịch vụ. Tuy nhiên, xuất khẩu dịch vụ còn chưa phát triển ở Việt Nam và không có
đủ số liệu nên tạm thời chưa đưa vào mô hình được.
Tuy tồn tại một số hạn chế như vậy, nhưng nhóm em tin rằng mô hình này không
phải là vô nghĩa khi ước lượng được mối quan hệ, mức độ tác động của xuất khẩu
đến GDP, cũng như mức độ tác động của giá trị xuất khẩu theo 4 nhóm ngành
chính lên GDP Việt Nam, từ đó tìm ra xu hướng giúp tăng trưởng kinh tế Việt
Nam.
IV. CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CẤU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Kết quả ước lượng đã đưa ra mối quan hệ khá thuyết phục giữa tổng giá trị xuất
khẩu, giá trị xuất khẩu của từng nhóm ngành và tăng trưởng kinh tế. Sau đây là

những phân tích thực trạng áp dụng mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng
GDP cùng với cơ cấu xuất khẩu các nhóm ngành chính của Việt Nam.
1. Thực trạng chính sách xuất khẩu và GDP của Việt Nam

a) Quá trình hội nhập
Tầm quan trọng của xuất khẩu là một trong những lí do khiến kinh tế Việt Nam
phải mở cửa hội nhập thì mới phát triển được. Thế giới ngày càng phẳng. Những
cái bắt tay hợp tác làm thay đổi nền kinh tế. Không một quốc gia nào trên thế giới
19


có thể làm ngơ, phủ tay đóng cửa nền kinh tế. Hội nhập là nhu cầu sống còn. Thật
vậy, Việt Nam đã có những mốc lịch sử quan trọng mà giá trị xuất khẩu có ý nghĩa
không hề nhỏ.
Có thể nói hội nhập đã giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng nghèo đói, kém phát
triển. Để đạt được thành tựu đó, chúng ta đã mở cửa nền kinh tế; tăng cường hợp
tác, mở rộng mối quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là tham
gia các tổ chức kinh tế quốc tế. Đó là cả một chặng đường dài với dân tộc ta…
• 12/07/1995:Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.
• 28/07/1995: Việt Nam tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN).
• 03/1996: Việt Nam tham gia và trở thành sáng lập viên của Diễn đàn hợp
tác kinh tế Á-Âu (ASEM).
• 1996: Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).
• 11/1998: Việt Nam tham gia tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu ÁThái Bình Dương (APEC).
• 13/07/2001: ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ.
• 11/01/2007: Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức
thương mại thế giới WTO.
• 05/2008: thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam•





Trung Quốc.
25/12/2008: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (JVEPA).
05/05/2015: Hiệp định FTA Việt Nam-Hàn Quốc.
29/05/2015: FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á – Âu.
02/12/2015: Hiệp định thương mại tự do VIệt Nam - EU (EVFTA) đã

được ký kết.
• 31/12/2015: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành.
• 04/02/2016: 12 nước ký kết xác thực lời văn Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP).
b) Thực trạng xuất khẩu

20


Giai đoạn 1986-2000 đã đánh dấu những kết quả đầu tiên từ việc mở rộng buôn
bán và hợp tác kinh tế với các nước (bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ) và các
tổ chức kinh tế (ký hiệu định hợp tác thương mại với EU, gia nhập ASEAN).
Bảng 5: Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986-2000
(giá thực tế, năm gốc 2009)

Giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tính theo giá gốc và giá hiện
hành nhìn chung tăng qua các năm, chỉ riêng năm 1989 và 1993 có hiện tượng
giảm. Tốc độ tăng trưởng không ổn định: có những năm tăng cao đột biến (1996
giá trị danh nghĩa tăng 48.1%), lại có những năm tăng trưởng thấp thậm trí là âm.
Giai đoạn 2001-2006: giai đoạn đầu thực hiện Chiến lược phát triển xuất khẩu
của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, phát triển mạnh quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ; bất

21


chấp những biến động trên thị trường kinh tế thế giới, xuất khẩu Việt Nam vẫn đạt
được tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra.
Xuất khẩu giai đoạn này tăng trưởng ổn định hơn. 2001-2002 tăng trưởng trung
bình ở mức dưới 10%. 2003-2005 tăng trưởng ở mức thần kì, trung bình 16%. Tuy
nhiên, 2006, lại giảm xuống còn ở mức dưới 10%.Thành công như trên là khá ấn
tượng với một quốc gia non trẻ, nhưng không thể phủ nhận xuất khẩu Việt Nam
còn nhiều hạn chế, đặc biệt là sự phụ thuộc vào giá cả trên thị trường thế giới.
Giai đoạn 2007- nay: Việt Nam có những bước tiến dài trên con đường hội nhập:
gia nhập WTO; liên tục kí các hiệp định FTA với EU, Nhật Bản, Hàn Quốc; đặc
biệt cuối năm 2015 AEC hình thành, đầu năm 2016 các nước tham gia đàm phán
TTP tìm được tiếng nói chung.
Biểu đồ 2: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2013

Ngay trong năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam chính thức tham gia thương mại
quốc tế với tư cách là thành viên của WTO, xuất khẩu đã có những dấu hiệu khả
22


quan. Kim ngạch xuất khẩu đạt 48 tỷ USD, tăng 20.5% so với năm 2006, vượt
3.1% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra là 17.4%.
Các năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu đều tăng liên tục qua các năm, trừ năm
2009 dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu thương mại của Việt Nam
có giảm sút (kim ngạch xuất khẩu giảm 9% so với năm 2008), tuy nhiên lại tăng
trưởng trở lại trong các năm sau đó và chạm tới mức tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu kỉ lục vào năm 2011 (tăng 34.2% so với cùng kì).
Sau nhiều nỗ lực của cả nền kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam chạm mức kim
ngạch 150,217 tỷ USD vào năm 201, gấp 27,6 lần năm 1995, gấp 10,4 lần năm

2000.Tuy kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên nhưng tỉ lệ tăng trưởng trong
những năm gần đây lại ngày càng giảm sút. Năm 2015 đánh dấu bước ngặt mới
trên con đường hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam, chúng ta có quyền hi vọng
những cái bắt tay, những bản hiệp định sẽ tạo đà cho xuất khẩu Việt Nam tăng
trưởng mãnh liệt trong tương lai.
Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị trường EU, Hoa Kỳ, ASEAN,
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Châu Úc. Sau hiệp định thương mại song
phương Việt-Mỹ được ký kết năm 2001, Mỹ đã vươn lên trở thành nhà nhập khẩu
lớn nhất của hàng hóa Việt Nam liên tục nhiều năm. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở
lại đây EU và Mỹ một chín một mười về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Việt
Nam.
Kim ngạch xuất khẩu đến các thị trường lớn này đều tăng trưởng qua các năm
cho thấy Việt Nam đã hội nhập sâu rộng. Bên cạnh các thị trường truyền thống,
Việt Nam đã thành công trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Phi,
châu Mỹ La Tinh,…
Bảng 6: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam theo từng thị trường 1995-2014(triệu USD)
Năm

ASEAN

EU

Nhật Bản

23

Trung Quốc

Hoa Kỳ



1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

996,9
1.652,8
1.913,5
1.945,0
2.516,3
2.619,0
2.553,6
2.434,9

2.953,3
4.056,1
5.743,5
6.632,6
8.110,3
10.337,7
8.761,3
10.364,7
13.656,0
17.426,5
18.584,4
19.118,3

664,2
848,5
1.607,8
2.079,0
2.515,3
2.845,1
3.002,9
3.162,5
3.852,6
4.968,4
5.517,0
7.094,0
9.096,4
10.895,8
9.402,3
11.385,5
16.541,3

20.302,0
24.324,1
27.620,1

1.461,0
1.546,4
1.675,4
1.514,5
1.786,2
2.575,2
2.509,8
2.437,0
2.908,6
3.542,1
4.340,3
5.240,1
6.090,0
8.467,8
6.335,6
7.727,7
11.091,7
13.064,5
13.544,2
14.692,9

361,9
340,2
474,1
440,1
746,4

1.536,4
1.417,4
1.518,3
1.883,1
2.899,1
3.228,1
3.242,8
3.646,1
4.850,1
5.403,0
7.742,9
11.613,3
12.836,0
13.177,7
14.930,9

169,7
204,2
286,7
468,6
504,0
732,8
1.065,3
2.452,8
3.938,6
5.024,8
5.924,0
7.845,1
10.104,5
11.886,8

11.407,2
14.238,1
16.955,4
19.665,2
23.852,5
28.644,3

c) Thực trạng tăng trưởng GDP
GDP – tổng sản phẩm quốc dân tăng trưởng nhanh, thể hiện qua biểu đồ dưới
đây:
Biểu đồ3: GDP của Việt Nam giai đoạn 1995-2014

24


Kể từ năm 1986 tính đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
mà nổi bật trong số đó là tốc độ tăng trưởng luôn giữ ở mức cao. Theo PWC, năm
2014, GDP Việt Nam đạt 509 tỷ USD đứng thứ 32 thế giới. Dự báo của công ty
này cũng cho rằng Việt Nam sẽ lên hạng 22 vào năm 2050.
Cụ thể giai đoạn 2001- 2008 nền kinh tế tăng trưởng đáng kể, luôn ở mức cao 79%. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đỉnh điểm năm 2009 (tăng
trưởng chỉ ở mức 3%), phong độ không còn được giữ vững: tốc độ tăng trưởng
không ổn định. Mặc dù vậy, so với thế giới thì những năm gần đây Việt Nam có
chỉ số tăng trưởng kinh tế đáng ngưỡng mộ, năm 2014 đứng thứ hai thế giới chỉ
sau Trung Quốc.
Qua phân tích mô hình và những số liệu đã dẫn ra ở trên, chúng ta thấy những
chính sách về tăng cường xuất khẩu của Việt Nam đã mang lại những hiệu quả rõ
rệt tác động thuận chiều lên sự tăng trưởng GDP.
2. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam

Tuy với chỉ số tăng trưởng cao, nhưng nền kinh tế Việt Nam có thực sự phát

triển mạnh mẽ như lý thuyết không, thì chúng ta chưa thể khẳng định như vậy.
Điều đó phản ánh rằng, Việt Nam áp dụng rất tốt lý thuyết, nhưng thực tế, kết quả
chúng ta đạt được lại không tốt như lý thuyết đã phân tích.
Về cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, cơ cấu theo nhóm hàng. Hàng xuất khẩu Việt
Nam chia thành các nhóm:





Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
Hàng nông sản
Hàng thủy sản.

25


×