Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

NGHIÊN cứu TỔNG hợp TECPINEOL từ QUÁ TRÌNH HYDRAT hóa α PINEN TRÊN xúc tác ZEOLIT y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.82 KB, 14 trang )

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

BẢN TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP TECPINEOL TỪ QUÁ TRÌNH HYDRAT
HÓA α-PINEN TRÊN XÚC TÁC ZEOLIT Y
MÃ SỐ:………
Chủ nhiệm: TS.Nguyễn Thị Thu Hà
Đơn vị: Khoa Khoa học Tự nhiên

Hải Phòng, năm 2016


1.Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ngày nay các sản phẩm nhiên liệu và hóa học, hóa học hữu cơ của các
quá trình chuyển hóa xúc tác từ dầu mỏ và khí thiên nhiên đang chiếm thị
phần gần như tuyệt đối. Công nghệ hóa dầu thực hiện các quá trình chuyển
hóa các hợp chất hữu cơ cơ bản từ dầu mỏ thành các sản phẩm có giá trị
phục vụ cho mọi lĩnh vực công nghệ trong đời sống kinh tế, xã hội, chính
trị, quân sự, bảo vệ Tổ quốc như: hóa chất, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật,
sơn, vật liệu xây dựng, giao thông, thuốc nổ, thuốc tuyển quặng, polime,
composit và nguyên liệu của tổng hợp hóa dược, vải sợi... nhu cầu của các
sản phẩm hóa dầu cho nền văn minh nhân loại không ngừng tăng lên. Tuy
nhiên, nguồn nguyên liệu hóa học đi từ dầu mỏ không thể là vô tận, một
trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu là tìm ra nguồn nguyên liệu
thay thế sạch hơn, an toàn hơn và quan trọng hơn là phải có khả năng tái
tạo, đây là xu thế tất yếu hiện nay để hướng tới sự phát triển bền vững.
Chuyển hóa hóa học đi từ các nguồn sinh khối (biomass) đang là triển vọng
lớn nhất hiện nay và tương lai lâu dài nhằm cung nguồn nguyên liệu hữu cơ
thay thế dần dầu mỏ cho quá trình tổng hợp hóa học tức là cung cấp nguồn


nguyên liệu cho công nghệ hóa dầu. Đặc biệt là các tecpen- nguồn
hydrocacbon thiên nhiên sẵn nhiều cấu trúc tương tự dầu mỏ. Trong dầu
thông hàm lượng nguồn hydrocacbon C10H16 rất lớn, chiếm từ 65-70% chủ
yếu là α-pinen, hợp chất này có cấu trúc khung vòng 6, vòng 4 và 1 liên kết
đôi nên dễ chuyển hóa thành các sản phẩm hóa học đa dạng tương tự
nguyên liệu từ dầu mỏ. Đây khả năng là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho
hóa học hữu cơ giữa thế kỉ 21 và các thế kỉ tiếp theo phục vụ công nghiệp
hóa học.
Bên cạnh đó, zeolit là các hợp chất nhôm silicat tinh thể và các vật liệu
tương tự zeolite (zeotype) đang là thế hệ xúc tác ưu việt có những ứng dụng
tuyệt vời trong lĩnh vực xúc tác hấp phụ cho công nghiệp lọc hóa dầu.
Zeolit Y đang là thành phần quan trọng nhất của xúc tác crackinh FCC.
2.Đối tượng và nhiệm vụ của đề tài
2.1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Tổng hợp zeolit đang được ứng dụng lớn nhất trong công nghiệp lọc
hóa dầu là NaY.
Thay đổi tính chất axit của xúc tác bằng phương pháp trao đổi ion
thành các dạng: HY nhằm tạo ra các hệ xúc tác có tính chất axit Bronstet và
Liuyt khác nhau.
Nghiên cứu phản ứng chuyển hóa α-pinen ở pha lỏng trên hệ xúc tác
HY. Nghiên cứu của xúc tác và của các điều kiện phản ứng ảnh hưởng đến
sự hình thành các sản phẩm hóa học.
2


2.2.Nhiệm vụ của đề tài:
Nghiên cứu điều chế các zeolit NaY và thực hiện biến tính thành các
dạng: HY nhằm tạo ra các hệ xúc tác có tính chất axit Bronstet và Liuyt
khác nhau.
Nghiên cứu đặc trưng các hệ xúc tác HY bằng các phương pháp vật lý

và hóa lý hiện đại: XRD, SEM, IR, EDX, TPD-NH3.
Trên cơ sở tính chất axit kết hợp cùng cấu trúc mao quản của xúc tác
zeolit và hệ xúc tác HY đánh giá hướng phản ứng tìm hiểu cơ chế phản ứng,
biện luận tính chất chọn lọc sản phẩm tạo thành.
2.2.1.Tổng hợp zeolit NaY và biến tính thành các dạng HY
Zeolit NaY tổng hợp từ nguồn TEOS (tetraetylorthosilicat), nhôm
hydroxyt.
Thực hiện quá trình trao đổi ion của zeolit NaY với dung dịch NH 4Cl
0,1M.
Đánh giá cấu trúc vật liệu zeolit bằng các phương pháp hóa lý hiện
đại: XRD, EDX, SEM, IR, TPD-NH3.
2.2.2.Đánh giá tính chất xúc tác của zeolit: HY với phản ứng chuyển hóa
α-pinen trong khoảng thời gian 1 giờ, 3 giờ, 4 giờ tại nhiệt độ: 80 0C; 1000C.
Nghiên cứu ảnh hưởng của lực axit và cấu trúc mao quản trên các xúc tác
đến sự định hướng chọn lọc sản phẩm tạo thành.
3.Những đóng góp mới của đề tài:
Trong cùng điều kiện phản ứng, xúc tác zeolit Y với các hốc lớn kích
thước 12,8Å “supercages” có khả năng diễn ra phản ứng chuyển hóa αpinen và các phản ứng thứ cấp. Tuy nhiên, quá trình phản ứng ở nhiệt độ
thấp, lực axit trung bình là chủ yếu nên đã hạn chế được sự tạo thành của
các sản phẩm phụ.
4.Bố cục của đề tài: gồm 41 trang
Mở đầu: 2 trang
Chương 1: Tổng quan 17 trang
Chương 2: Thực nghiệm 10 trang
Chương 3: Kết quả và thảo luận 15 trang
Kết luận và tài liệu tham khảo: 2 trang
Phần tài liệu tham khảo gồm 3 tài liệu tham khảo tiếng Việt và 22 tài
liệu tham khảo tiếng Anh đươc cập nhật đến năm 2013. Phần phụ lục gồm
một số kết quả đặc trưng của vật liệu zeolit đã tổng hợp và sản phẩm của
phản ứng chuyển hóa α-pinen.

5.Phương pháp nghiên cứu: Zeolit NaY đươc tổng hợp theo phương pháp
kết tinh thủy nhiệt có tỉ lệ Si/Al là 2,25. Cấu trúc vật liệu được đặc trưng


bằng các phương pháp: XRD, EDX, IR, SEM, TPD-NH 3. Thành phần sản
phẩm của phản ứng chuyển hóa α-pinen được xác định bằng GC-MS.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.Nghiên cứu đặc trưng xúc tác của zeolit Y ở dạng HY
3.1.1.Kết quả đặc trưng xúc tác zeolit HY bằng phương pháp nhiễu xạ
tia X

Hình 3.1: Kết quả nhiễu xạ tia X của zeolit NaY
Hình 3.1 trình bày giản đồ nhiễu xạ tia X của zeolit NaY có có công
thức là Na2Al2Si4.5O12.8H2O. Trên giản đồ thể hiện các pic đặc trưng pha
tinh thể của zeolit ở các góc 2θ = 6,3; 27; 320. So sánh giản đồ nhiễu xạ tia
X của mẫu vật liệu aluminosilicat với phổ chuẩn có thể nhận thấy mẫu chất
rắn tổng hợp tương ứng các công thức hợp thức của zeolit Y với tỷ lệ Si/Al
= 2,25. Ngoài ra, các tín hiệu phản xạ khá sắc nét, đường nền phẳng nên có
thể nhận định mẫu zeolit tổng hợp có độ tinh thể cao.

Hình 3.2: Giản đồ nhiễu xạ tia X của zeolit HY
4


Hình 3.2 cho thấy phổ nhiễu xạ tia X của zeolit HY thu được hầu
như tương thích với phổ nhiễu xạ tia X của mẫu zeolit NaY ban đầu. Đường
nền và pic sắc nhọn chứng tỏ trong quá trình xử lý nhiệt đã không ảnh
hưởng đến cấu trúc khung của vật liệu. Do vậy có thể dự đoán cấu trúc
zeolit giữ nguyên nhưng ion Na+ bị thay thế bởi ion H+.
3.1.2.Kết quả đặc trưng vật liệu bằng phương pháp hiển vi điện tử quét

SEM
Quan sát trên hình ảnh 3.4 cho thấy ảnh SEM các tinh thể zeolit Y
biến tính có dạng lục lăng độ tinh thể cao kích thước hạt khá đồng đều
khoảng 0,8- 1µm và không thấy xuất hiện các pha lạ.

Hình 3.4: Kết quả SEM của mẫu vật liệu HY
Như vậy có thể thấy rằng quá trình tổng hợp vật liệu HY và kèm theo
quá trình xử lý nhiệt nhằm loại bỏ các tạp chất ra khỏi cấu trúc vật liệu của
HY đã không làm thay đổi về hình thái học của các tinh thể zeolit HY. Điều
này khẳng định quá trình biến tính zeolit Y đơn thuần là sự trao đổi ion Na +
bằng ion H+ ảnh hưởng đến cấu trúc mao quản và mạng tinh thể zeolit.
3.1.3. Kết quả nghiên cứu cấu trúc đặc trưng vật liệu bằng phổ hồng
ngoại (FTIR)


Hình 3.5: Kết quả phổ hồng ngoại của mẫu vật liệu HY
Từ kết quả đặc trưng bằng phổ hồng ngoại của hai loại vật liệu HY
thấy xuất hiện dao động biến dạng vòng 6 tại số sóng lần lượt là 574,0 cm -1.
Đây là số sóng đặc trưng cho dao động biến dạng vòng 6 của zeolit Y.
3.1.5. Kết quả phương pháp tán xạ năng lượng tia X (EDX)
Trong các tinh thể zeolit Y, các anion AlO 4- được trung hòa điện
tích bởi các cation Na+ nên từ kết quả phân tích thành phần các nguyên tố
có trong mẫu zeolit NaY ban đầu cho thấy số mol nguyên tử trung bình của
ion Na+ và Al3+ bằng nhau (bảng 3.2). Số nguyên tử mol trung bình của các
nguyên tử được tính = % trung bình theo khối lượng/ nguyên tử khối.
Sau quá trình trao đổi ion của zeolit NaY với dung dịch NH 4Cl
0,1M tạo thành dạng zeolit HY cho thấy hiệu suất của quá trình sau 3 lần
trao đổi ion là: 89,4%.
3.1.6.Phương pháp giải hấp phụ NH3 theo chương trình nhiệt độ (TPDNH3)


6


Hình 3.9: Kết quả TPD-NH3 của zeolit HY
Giản đồ TPD-NH3 của zeolit HY (hình 3.9) có 3 pic giải hấp phụ
amoniac ở nhiệt độ Tmax = 209, 310, 3670C ứng với các tâm axit trung bình
và 1 pic giải hấp phụ amoniac ở nhiệt độ Tmax = 4460C ứng với tâm axit
mạnh.
3.3. Khảo sát phản ứng chuyển hóa α-pinen trên các xúc tác zeolit
Phản ứng hydrat hóa α-pinen là một trong những phản ứng được
nghiên cứu trên nhiều loại xúc tác khác nhau. Trong một số loại dầu không
thay thế như dầu thông hay dầu tecpentine α-pinen chiếm tới 85%. Tuy
nhiên, α-pinen không bền trong môi trường axit bị đồng phân hóa do sự
hình thành của cacbocation. Quá trình đồng phân hóa α-pinen bằng các tâm
axit diễn ra theo hai hướng: hướng thứ nhất là tạo các sản phẩm vòng 2 như
camphen; hướng thứ hai mở vòng 2 để hình thành vòng 1 tạo thành
limonen, p-ximen, α-β-γ- tecpinen, tecpinolen. Sự chuyển dịch liên kết đôi
trong vòng anken là một phương pháp thích hợp để đặc trưng tâm xúc tác.
Từ đó đánh giá cấu trúc, lực axit Liuyt/ Bronstet của từng loại zeolit ảnh
hưởng tới các tính chất xúc tác và đóng một vai trò quan trọng trong tỉ lệ
chọn lọc sản phẩm các hợp chất 2,3 vòng tạo sản phẩm đơn vòng.
Bên cạnh đó các yếu tố như nhiệt độ phản ứng, thời gian phản ứng
cũng ảnh hưởng đến độ chọn lọc sản phẩm.
3.3.1.Khảo sát tính chất của xúc tác zeolit HY trong phản ứng chuyển
hóa α-pinen ở 800C
Sau khi thực hiện phản ứng trong 4 giờ, ở điều kiện nhiệt độ 80 oC,
độ chuyển hóa của α–pinen tương đối cao 64%. Các sản phẩm của phản
ứng chuyển hóa bao gồm: camphen; limonen; D–verbenon; α–tecpineol;
bixiclo[3.1.0]hexan-3-ol; 3-xiclopenten-1-axetandehit,1,3,5 – heptatrien.



Phản ứng hidrat hóa α–pinen trên hệ xúc tác zeolit HY thu được sản phẩm
chính là α–tecpineol.
Bảng 3.4. Thành phần sản phẩm của phản ứng chuyển hóa α – pinen trên
xúc tác zeolit HY ở nhiệt độ 80oC
Thời

Ðộ

gian

chuyển

1

Thành phần sản phẩm (%)
Sabinol

α–
tecpineol

Verbenon

Camphole
nic
andehit

Sản phẩm
phụ khác


5,14

-

11,90

-

-

-

10,21

9,27

2,93

15,21

4,38

-

-

59

13,13


10,24

4,14

21,43

5,26

2,80

-

76

15,29

12,18

9,17

30,81

6,62

3,41

2,52

Camphen


Limonen

33

7,96

2

46

3
4

3.3.2. Khảo sát kết quả chuyển hóa α–pinen trên xúc tác zeolit HY ở
100oC
Sau khi thực hiện phản ứng trong 4 giờ, ở điều kiện nhiệt độ 80 oC,
độ chuyển hóa của α–pinen tương đối cao 64%. Các sản phẩm của phản
ứng chuyển hóa bao gồm: camphen; limonen; D–verbenon; α–tecpineol;
bixiclo [3.1.0] hexan-3-ol; 3-xiclopenten-1-axetandehit,1,3,5 – heptatrien.
Phản ứng hidrat hóa α–pinen trên hệ xúc tác zeolit HY thu được sản phẩm
chính là α–tecpineol. Xúc tác zeolit HY có lực axit mạnh nên mang tính
chọn lọc cao với camphen, thời gian đầu của phản ứng camphen chiếm
lượng lớn tổng sản phẩm với tỉ lệ vượt trội. Sau 4 giờ phản ứng các sản
phẩm đều tăng với tỉ lệ khác nhau.
Ở điều kiện nhiệt độ 80 oC, 100oC, sự chuyển hóa α-pinen diễn ra theo ba
hướng: hidrat hóa, đồng phân hóa và peoxy hóa. Trong đó, hidrat hóa là
hướng phản ứng chính, sau khi thực hiện phản ứng 4 giờ ở 80oC thu được
α-tecpinenol 30,81%, còn ở 100oC α-tecpinenol 42,19%. Trong quá trình
hydrat hóa cũng tạo ra các sản phẩm đồng phân hóa, peoxy hóa. Sản phẩm
đồng phân gồm: camphen và limonen. Xúc tác zeolit HY có lực tâm axit

mạnh nên ưu tiên tạo thành camphen, nên lượng sản phẩm camphen vẫn
8


chiếm ưu thế hơn limonen. Các sản phẩm của quá trình oxi hóa và quá trình
cracking tạo olefin là những quá trình phụ, do đó chúng chỉ chiếm phần nhỏ
trong tổng sản phẩm.
Bảng 3.5. Thành phần sản phẩm của phản ứng chuyển hóa
α – pinen trên xúc tác zeolit HY ở nhiệt độ 100oC
Thời

Ðộ

gian

chuyển

1

Thành phần sản phẩm (%)
Sabinol

α–
tecpineol

Verbenon

Camphole
nic
andehit


Sản phẩm
phụ khác

8,33

-

13,51

4,04

-

-

12,34

10,19

3,31

20,10

5,06

-

-


75

14,28

10,88

6,25

33,24

6,15

4,20

3,47

88

16,42

14,20

10,23

42,19

7,12

5,05


5,93

Camphen

Limonen

40

9,12

2

59

3
4

Hình 3.6 đưa ra sơ đồ cơ chế tổng quát của việc hình thành theo
hướng chọn lọc limonen và camphen. Khi phân tử α-pinen tiếp xúc với các
tâm xúc tác axit của zeolit Y sẽ tấn công vào các vị trí vòng 4 và liên kết
đôi. Phân tử α-pinen proton hóa vào vị trí vòng 4, phá vỡ cấu trúc vòng 4
tạo thành cation p-menthenyl để hình thành limonen.
H+

- H+

- H+

H+


H+

H+

(Zeolit)

L

Limonen

+

p-menthenyl cation
+

H

α-pinen

Pinanyl cation

+

-L

Camphyl cation

Camphen

Hình 3.6: Sơ đồ cơ chế hình thành limonen và camphen

Camphen
Trong đó: -H: tâm axit Bronstet trên xúc tác zeoilt HY


-L: tâm axit Liuyt trên xúc tác zeolit HY
Xúc tác zeolit Y ngoài tâm Bronstet còn có tâm axit Liuyt có khả
năng tạo phối trí với các electron pi của phân tử α-pinen và các dạng đồng
phân của chúng có chứa liên kết đôi tạo ion camphyl hình thành camphen.
Từ các bảng dữ liệu 3.1 và 3.2 nhận thấy, trong khi hàm lượng αtecpineol tăng một cách rõ rệt thì các sản phẩm của quá trình đồng phân:
limonen, camphen tăng 1 cách từ từ. Như vậy, cách tạo thành α-tecpineol có
thể đi theo con đường chuyển hóa sơ cấp thứ nhất:

Hình 3.7: Sơ đồ cơ chế chuyển hóa thứ cấp hình thành
α-tecpineol từ α-pinen
Zeolit Y với tâm axit mạnh, với hốc lớn kích thước 12,8Å nên
ngoài các phản ứng sơ cấp còn có khả năng tạo thành các phản ứng thứ cấp.

10


Hydrat hóa

α - tecpineol

α - pinen

Sabinol

Đồng phân hóa


Camphen

Limonen

Epoxy hóa

Verbenol

Campholenic

andehit
Reforming

1,3,5 – Heptatrien

Hình 3.8. Sơ đồ chuyển hóa của α-pinen


KẾT LUẬN
1. Đã nghiên cứu tìm hiểu về cấu tạo, tính chất của xúc tác zeolit
NaY và HY và vai trò, ứng dụng của FCC trong công nghiệp.
2. Đã nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và tính chất của xúc tác zeolit
HY bằng các phương pháp vật lý và hóa lý hiện đại: XRD, SEM, TPD-NH 3,
IR cho những minh chứng về khả năng xúc tác phản ứng và khả năng chọn
lọc sản phẩm của zeolit HY.
3. Thực hiện phản ứng hydrat hóa α-pinen xúc tác rắn HY ở hai
điều kiện nhiệt độ là 80oC và 100oC trong thời gian 4 giờ. Độ chuyển hóa
của α – pinen đạt được lần lượt là 76% và 88%, trong đó, sản phẩm chính
α-tecpineol chiếm 30,81% và 42,19% tổng sản phẩm.


12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Tiến Phúc, (6/2014), “Kỹ thuật trồng thông nhựa”, Viện khoa học lâm
nghiệp Việt Nam, 208/GP-BC ngày 29/05/2007 Bộ VHTT.
2. Nguyễn Hữu Phú, (1998), “Hấp thụ và xúc tác trên vật liệu mao quản”,
NXB Khoa học và Kỹ thuật.
3. Dương Kim Ngân, (2013), “Xúc tác quá trình FCC”, Hóa học ngày nay.
Tiếng Anh
4. N.Wijayati, H.D.Pranowo, Jumina, Triyono, and G.K.Chuah, (2013),
“Characterization of ZHY and TCA/ZHY Catalysts for Hydration of αpinene”, International Journal of Chemical Engineeering and Applications,
Vol 4, No.4.
5. Rafal Rachwalik, Zbigniew Olejniczak, Jian Jiao, Jun Huang, Michael
Hunger, Bogdan Sulikowski, (2007), “Isomerization of α-pinene over
dealuminated ferrierite-type zeolits”, Journal of Catalysis 252, p.161-170.
6. Nanik Wijayati, Harno Dwi Pranowo, Jumina and Triyono, (2011),
“Synthesis of terpineol from α-pinene catalyzed by TCA/Zeolit Y”,
Indo.J.Chem, p.234-237.
7. Nanik Wijayati, Harno Dwi Pranowo, Jumina and Triyono,(2012),
“Study of Homogeneous Acid Catalysis for The Hydration of α-pinene”,
International Conference on Chemical, Bio-Chemical and Enviroment
Sciences.
8. Martina Stekrova, (2014), “α-pinene oxide and verbenol oxide
isomerizations over heterogeneous catalysts”, Process Chemistry Centre.
9. N.V.Maksimchuk, M.S. Melgunov, et al. (2005), “H2O2-based allylic
oxidation of α-pinene over different single site catalysts”, Journal of
Catalysts 235, p.175-183.
10. Herti Utami, et al. (2011), “Kinetics Modeling of Hydration α-pinene

to α-tecpineol using solid catalyst” , Conference paper.
11. Arief Budiman, et al. (2015), “Continuous production of α-tecpineol
from α-pinene isolated from Indonesian crude turpentine”, Modern Applied
Science, Vol.9, No.4.
12. Nanik Wijayati, et al. (2013), “The acid catalyzed reaction of α-pinene
over y-zeolit”, Indo .J.Chem, p.59-65.
13. Szucs-Balazs Jozsef-Zsolt, (2011), “The study of α-pinene
isomerization in acidic heterogeneous catalysis”, Faculty of Chemistry and
Chemical Engineering.
14. Mai Tuyên, (2009), “Zeolit- Rây phân tử và những khả năng ứng dụng
thực tế đa dạng”, Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam.


15. Mai Tuyên, (2004), “Xúc tác Zeolit trong hóa dầu”, NXB Khoa học và
Kỹ thuật.
16. Nguyễn Hữu Phú, (2005), “Cracking xúc tác”, NXB Khoa học và Kỹ
thuật.
17. B. Silva, H. Figueiredo, O. S. G. P. Soares, M. F. R. Pereira, J.
L.Figueiredo, A. E. Lewandowska, M. A. Ba˜nares, I. C. Neves, and T.
Tavaresa, (2012), “Evaluation of ion exchange-modified Y and ZSM5
zeolits in Cr(VI) biosorption and catalytic oxidation of ethyl acetate,” Appl.
Catal. B- Environ., vol. 117-118, pp. 406-413.
18. H. Su , H. S. Kim, S. M. Seo, S. O. Ko, J. M. Suh, G. H. Kim, and W.
T.Lim, (2012), “Location of Na+ Ions in Fully Dehydrated Na+-saturated
ZeolitY (FAU, Si/Al =1.56),”Bull. Korean Chem. Soc., vol. 33, no. 8,
pp.27-85.
19. C.K. Modi and P. M. Trivedi, (2012), “Synthesis, characterization
and catalytic behaviour of entrapped transition metal complexes into the
zeolit Y,”Adv. Mat. Lett, vol. 3, no. 2, pp. 149-153.
20. Y. Zheng, X. Li, and P. K. Dutta, (2012. ) “Exploitation of Unique

Properties ofZeolits in the Development of Gas Sensors,” Sensors, vol. 12,
pp.5170-5194.
21.
M. M. Rahman, M. B. Awang, and A. M. Yusof,
(2012),“Preparation, Characterization and Application of Zeolit-Y (Na-Y)
for Water Filtration,”Aust. J. Basic and Appl. Sci., vol. 6, no. 1, pp. 50-54.
22. J. Vital, A. M. Ramos, I. F. Silva, H. Valente, and J. E. Castanheiro,
(2001), “The effect of α-tecpineol on the hydration of -pinene over zeolits
dispersed in polymeric membranes,”Catal. Today, vol. 67, pp. 217-223.
23. T. Mochida, O. Ryuichiro, H. Naoto, K. Yuichi, and O. Toshio,
(2007)“Hydration of α-pinene over hydrophobic zeolits in 1,4-dioxanewater and in water,” Micropor. Mesopor.Mat., vol. 101, pp. 176-183.
M. C. Avila, N. A. Cornelli, E. R. Castellon, and A. J. Lopez,
(2010),“Study of solid acid catalysis for the hydration of α-pinene,” J. Mol.
Catal. A- Chem., vol. 322, no. 1-2, pp. 106-112.

14



×