Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tình hình xuất khẩu chè của việt nam sang thị trường hoa kỳ giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.9 KB, 27 trang )

Danh mục các bảng biểu sơ đồ
Bảng 1: Phân bổ diện tích trồng chè trên thế giới…………………………………………6
Bảng 2: Đánh giá mức độ tiềm năng thị trường…………………………………………...7
Biểu đồ 1: Những mặt hàng chè có kim ngạch xuất khẩu cao tại Hoa Kỳ quý III năm
2015………………………………………………………………………………………..9
Bảng 3 : 10 nước xuất khẩu chính mặt hàng chè sang Hoa Kỳ năm 2014………………..9
Bảng 4: Một số thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam trong những năm gần
đây………………………………………………………………………………………..14
Bảng 5 : Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Hoa Kỳ giai
đoạn 2007-2013………………………………………………………………………….15
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Hoa Kỳ giai đoạn từ năm 20072012………………………………………………………………………………………17
Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam với
một số đối tác chính tháng 6/2015……………………………………………………….18
Bảng 6: Cơ cấu tiêu thụ chè của Việt Nam………………………………………………19
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam 2009-2T/2015…………………………….20
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang một số thị trường 2 tháng đầu năm
2015………………………………………………………………………………………21
Bảng 9: Xuất khẩu chè Việt Nam phân theo sản phẩm (HS)……………………………22

1


Tài liệu tham khảo
-Cục Xúc tiến Thương mại
- Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
-Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh.
- Hải Quan Việt Nam
-Thương Mại
/>
2



Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….4
Chương I: Cơ sở lý luận…………………………………………………………………6
1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới……………………………………….6
2.Đặc điểm chung ở thị trường Hoa Kỳ…………………………………………………7
a. Xu hướng thị trường chè ở Hoa Kỳ………………………………………………...8
b. Môi trường cạnh tranh……………………………………………………………...9
c. Triển vọng thị trường……………………………………………………………...10
3. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất chè……………………………………………10
a. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………………10
b. Lao động…………………………………………………………………………..12
c. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước…………………………………………………..12
4. Phân bố trồng chè ở Việt Nam………………………………………………………13
5. Sơ lược về tình hình xuất khẩu chè trong những năm qua………………………….13
a. Các loại chè chủ yếu của Việt Nam……………………………………………….13
b. Tổng quan về tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam……………………………..14
Chương II: Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam………………………………..15
1.Quan hệ xuất khẩu giữa Việt Nam với thị trường Mỹ trong thời gian qua………….15
2. Thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2010-2015……18
3. Nguyên nhân………………………………………………………………………...22
Chương III: Thuận lợi và hạn chế trong xuất khẩu chè của Việt Nam sang Mỹ…..23
1.Thuận lợi……………………………………………………………………………..23
2. Hạn chế……………………………………………………………………………...24
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………...27
3


Lời mở đầu
Theo thống kê, chè là thức uống phổ biến thứ hai trên thế giới chỉ sau nước lọc. Có

nguồn gốc xa xưa từ Trung Hoa, chè bắt đầu phổ biến ở Anh từ thế kỷ 17 và sau đó chè
được lan rộng ra toàn châu Âu.
Chè trở nên phổ biến như vậy trên toàn thế giới bởi chè không chỉ là nước giải khát
thanh nhiệt mà che còn có những lợi ích mang lại cho sức khỏe con người. Chè giúp con
người giảm cân, trị mụn, làm sạch răng miệng, ngăn ngừa quá trình lão hóa, chống lại
bệnh ung thư, ngăn ngừa các bệnh về tim và cao huyết áp, giảm thiểu nguy cơ tử vong từ
các căn bệnh khác, tăng cường sự hoạt động của não, ngăn ngừa béo phì, tắc mạch
máu…….Với một loạt các lợi ích trên, chè đã trở thành một trong các sản phẩm được
tiêu thụ nhất toàn cầu.
Đặc biệt, ở Việt Nam, không chỉ là loại cây mang lại kinh tế, thu nhập cho con người
mà chè còn trở thành một trong những loài cây gần gũi với con người. Nó gắn nó,tạo nên
phong tục, đời sống văn hóa của người Việt Nam, làm nên nét đẹp trong kho tàng văn hóa
Việt Nam từ xa xưa. Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, cây trung tính ưa ánh sang
nhiệt đới ở mức không gay gắt có bộ rễ ăn ở tầng mặt, chịu được hạn và rét. Cây chè rất
thích hợp với vùng đồi núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên nước ta. Vì vậy, Việt nam
được coi là một trong những cái nôi phát triển của cây chè.
Trong những năm gần đây, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tự do hóa Thương mai,
chè là một trong những sản phầm xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam, thúc đẩy cho nền
kinh tế Việt Nam phát triển, là một cây trồng quan trọng và có vị trí chiến lược đối với
một số tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ.
Chè Việt Nam được tiêu thụ tại nhiều thị trường trên thế giới. Với mức tiêu thụ tăng,
trong những năm tới, thị trường chè thế giới sẽ ngày càng mở rộng đối với sản phần chè
Việt Nam. Trong đó, mặc dù chưa phải là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của ngành
chè Việt Nam nhưng với tiềm lực vốn có và việc thực thi Hiệp định Thương Mại ViệtMỹ, thị trường Mỹ hứa hẹn là một trong những đối tác quan trọng của ngành nông sản
Việt Nam nói chung và của mặt hàng chè nói riêng. Chè của Việt Nam được xuất khẩu
đến 61 quốc gia khác nhau trên thế giới.
Vì vậy em chọn đề tài :”Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2015”. Mục đích của đề tài nhằm đưa ra và phân tích tình hình
sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam nói chung và tình hình xuất khẩu chè sang thị
trường Mỹ nói riêng.

4


Nội dung bài tập của em được chia làm 3 phần:
-Chương I: Cơ sở lý luận chung:
-Chương II: Thực trang xuất khẩu của mặt hàng chè Việt Nam sang thị trường Mỹ.
-Chương III: Thuận lợi, hạn chế trong việc xuất khẩu chè của Việt Nam.
Bài làm có thể còn nhiều thiếu sót do em chưa có nhiều kỹ năng thực tế và chưa có đủ
kiến thức. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để đề tài của em được hoàn
thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

5


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG:
1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới:
Chè là một loại cây phổ biến trên thế giới, được trồng ở hơn 30 quốc gia và tiêu thụ tại
hơn 100 nước trên thế giới. Đặc biệt, chè được trồng chủ yếu ở châu Á-cái nôi phát triển
của cây chè, với những điều kiện tự nhiên thích hợp để sản xuất và cho chất lượng chè tốt
nhất. Do vậy, từ lâu, chè đã trở thành cây công nghiệp chủ yếu của một số quốc gia.
Tổng diện tích trông chè trên thế giới tăng lên không đáng kể. Năm nước có diện tích
trồng chè lớn nhất: Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia chiếm 75%.
Diện tích trồng chè trên thế giới được phân bổ như sau:
Bảng 1: Phân bổ diện tích trồng chè trên thế giới
Khu vực
Châu Á
Châu Phi
Châu Mỹ

Các nước còn lại

Diện tích
92%
4%
2%
2%

Như vậy, tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trên thế giới sẽ phụ thuộc vào tình hình
sản xuất và xuất khẩu chè của châu Á.
Năng suất bình quân của các nước sản xuất chè chủ yếu trong hơn 10 năm qua trung
bình tăng 48%. Trong khi diện tích trồng chè trên thế giới được mở rộng ít thì năng suất
lại tăng lên khá nhiều.
Theo nghiên cứu mới nhất được công ty nghiên cứu thị trường quốc tế hàng đầu Global Research & Data Services công bố, ngành chè thế giới tăng trưởng ở mức
5,8%/năm trong những năm tới, từ năm 2015 đến năm 2019. Những nước như Trung
Quốc, Nhật Bản, Marốc, Sri Lanka và Hoa Kỳ được cho là những thị trường tiềm năng
nhất trong những năm tới. Từ năm 2008 đến năm 2014, thị trường chè đã tăng trưởng với
tốc độ trung bình hàng năm là 10%. Hiện tại, chè xanh không lên men chiếm 43,2% nhu
6


cầu toàn cầu trong khi thị phần còn lại được chia đều giữa chè đen (lên men hoặc lên men
một phần) (29,8%) và chè nguyên chất, chiết xuất và cô đặc (27%). Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản, Sri Lanka và Hoa Kỳ là những thị trường lớn nhất về chè trong khi tốc độ tăng
trưởng hàng năm mạnh nhất được dự báo là sẽ thuộc về Marốc (20,2%), Panama
(15,4%), Bolivia (12,8%), Rwanda (12,1%) và Ethiopia (10,4%).
Dựa trên Mức độ Tiềm năng Thị trường này, 20 thị trường chè tiềm năng nhất trong
những năm tới là:

Bảng 2:Đánh giá mức độ tiềm năng thị trường

Xếp hạng

Nước

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Trung Quốc
Hoa Kỳ
Ma rốc
Sri Lanka
Nhật Bản

Panama
Bolivia
Rwanda
Ecuador
Ethiopia
Hàn Quốc
Kenya
Sudan
Malaysia
Kyrgyzstan
Peru
Anh Quốc
Việt Nam
Mông Cổ
Colombia

Mức độ tiềm năng thị
trường
0.86
0.41
0.22
0.18
0.16
0.15
0.13
0.12
0.10
0.10
0.10
0.09

0.06
0.06
0.04
0.04
0.04
0.04
0.04
0.03

Trong khi diện tích trồng chè trên thế giới tăng lên không đáng kể thì năng suất chè lại
tăng lên đáng kể. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng
thì yêu cầu các nhà đầu tư phải chú trọng hơn về các ứng dụng khoa học, cải tiến giống,...
2. Đặc điểm chung ở thị trường Hoa Kỳ:
7


Hoa Kỳ đang được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng của
ngành chè thế giới.
Năm 2014, lượng chè tiêu thụ không tăng lên nhiều nhưng giá trị thương mại của chè
tại thị trường Hoa Kỳ tăng. Đó sẽ là tín hiệu đáng mừng cho các nước xuất khẩu chè sang
Hoa Kỳ. Các sản phẩm cao cấp được tiêu dùng nhiều hơn tại thị trường Hoa Kỳ. Và việc
cao cấp hóa các sản phẩm chè được dự đoán sẽ tiếp tục đến năm 2019.
a.Xu hướng thị trường chè Hoa Kỳ;
Thị trường chè tiếp tục cao cấp hóa các sản phẩm, chứng tỏ người tiêu dùng ngày càng
quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm, vị đặc khi uống chè, Người tiêu dùng, đặc biệt là
người trẻ, có xu hướng chú trọng hơn đến các sản phẩm từ các thương hiệu có giá cao
hơn. Điều đó đã làm tăng giá trị thương mại cho dòng sản phẩm chè lá đặc biệt. Do vậy,
ngày càng nhiều nhà sản xuất quân tâm hơn đến việc sản xuất chè dưới dạng lá vì sản
phẩm này chất lượng tốt hơn chè túi lọc và mang lại giá trị thương mại cao hơn.
Năm 2014, giá chè tại Hoa Kỳ tăng 3% do việc cao cấp hóa sản phẩm và sản phẩm

chè túi lọc đã thúc đẩy giá tăng. Các sản phẩm chè cao cấp, dưới dạng lá hay dạng túi,
đều có mức giá trung bình cao hơn các sản phẩm chè thông thường. Chè viên nang, mặc
dù có mức chi phí trung bình tương đương với chè túi lọc, nhưng thông thường có lượng
chè ít hơn và do đó có mức giá trung bình cao hơn nếu tính theo trọng lượng chè. Khối
lượng chè thương mại tăng do người tiêu dùng có xu hướng quan tâm hơn đến dòng sản
phẩm chè cao cấp.
Thị trường chè Hoa Kỳ tiếp tục hướng tới các dòng sản phẩm cao cấp vì người uống
chè quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và hương vị đậm đặc. Các sản phẩm chè cao cấp
dưới dạng chè lá hoặc đóng gói, thường có mức giá cao hơn so với chè tiêu chuẩn. Viên
nag chè cũng đang dần có vai trò quan trọng tại đây vì người tiêu dùng ưa chuộng sự tiện
lợi của sản phẩm này.
Biểu đồ 1: Những mặt hàng chè có kim ngạch xuất khẩu cao tại Hoa Kỳ quý III năm
2015
Mã HS 090240: Chè đen khác (đã ủ men) và Chè đen khác đã ủ men một phần
Mã HS 090230: Chè đen (đã ủ men) và chè đã ủ men một phần, đóng gói sẵn, trọng
lượng gói không quá 3kg
Mã HS 090220: Chè xanh khác (chưa ủ men)
Mã HS 090210: Chè xanh (chưa ủ men) đóng gói sẵn, trọng lượng gói không quá 3kg
8


Xu hướng thương mại công bằng, lành mạnh đang trở thành xu hướng quan trọng
trong ngành chè Hoa Kỳ.
b.Môi trường cạnh tranh:
Năm 2014, Unilever Hoa Kỳ tiếp tục là nhà sản xuất chè lớn nhất tại Hoa Kỳ. Thương
hiệu chè Lipton của tập đoàn này tiếp tục là thương hiệu chè bán chạy nhất năm 2014 tại
Hoa Kỳ. Lipton được hưởng nhiều lợi từ thương hiệu này nên có mặt ở hầu hết các siêu
thị, cửa hàng tại Hoa Kỳ.
Tại Hoa Kỳ, ngoài Unilever, các nước xuất khẩu còn phải cạnh tranh với R Twining &
Co và RC Bigelow-công ty lớn thứ hai trên thị trường chè. Trong khi R Twining& Co có

sự tăng trưởng về thị phần từ 6% lên 7% thì RC Bigelow lại đánh mất thị phần từ 9%
xuống còn 8%.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải cạnh tranh với nhiều nước xuất khẩu chè lớn trên
thế giới
Bảng 3: 10 nước xuất khẩu chính mặt hàng chè sang Hoa Kỳ năm 2014
Nước

Kim ngạch năm 2014
( triệu USD)

Thị phần tại Hoa
Kỳ (%)

Trung Quốc
Argentina
Ấn Độ

87,44
85,10
57,02

19,7
19,1
12,8
9

Tăng trưởng giai
đoạn 2010-2014
(%)
6

8
5


Sri Lanka
Nhật Bản
Đức
Canada
Malawi
Việt Nam
Anh

32,19
30,81
22,99
22,30
15,02
12,49
12,11

7,2
6,9
5,2
5
3,4
2,8
2,7

9
6

-10
-9
24
27
-13

c. Triển vọng thị trường:
Mặc dù số lượng người tiêu dùng chè đang tăng lên nhưng con số này vẫn còn khá
thấp so với người tiêu dùng cà phê. Bởi người Mỹ lâu nay vẫn có thói quen dùng cà phê
vào buổi sáng để bắt đầu một ngày mới. Mặc dù chè có lợi cho sức khỏe nhưng không
được sử dụng hằng ngày như cà phê. Tuy nhiên, với nhiều hoạt động quảng cáo, giới
thiệu sản phẩm, chè sẽ dần tạo ra ảnh hưởng thương mại trên thị trường.
Giá cả tăng lên sẽ làm cho doanh số bán hàng của chè tăng theo vì người tiêu dùng có
xu hướng quan tâm đến các mặt hàng cao cấp. Bên cạnh đó, sự phát triển của chè viên
nang cũng thúc đẩy tăng doanh thu của chè.
3. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất chè:
a. Điều kiện tự nhiên :
Việt Nam là nước có lợi thế rất lớn trong việc trồng chè và phát triển chè vì có nhiều
điều kiện tự nhiên phù hợp.
+ Đất đai, địa hình:
Cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên trong quá trình sống của nó.
Cây chè là cây trồng nhiệt đới, rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí ẩm mưa mưa
nhiều, hệ số dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn như ở Việt Nam tạo cho cây chè điều
kiện tổng hợp, hấp thụ được nhiều chất tự nhiên. Ngoài ra, độ cao và địa hình cũng ảnh
hưởng đến chất lượng chè. Chè chủ yếu được trồng trên vùng núi cao.
Song, so với nhiều loại cây công nghiệp khác, chè không yêu cầu quá cao về đất. Tuy
nhiên, để chè sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và ổn định, đất trồng chè cần
có các đặc điểm sau: tốt, nhiều mùn, chua, thoát nước. Độ pH để chè sinh trưởng, phát
triển là 4,5-6,0. Đất phải có độ sâu ít nhất là 80cm, mực nước ngầm phải dưới 1m.


10


Vùng trung du nước ta phần lớn là đất Feralit vàng đỏ được phát triển trên đá granit, ở
vùng núi chủ yếu là đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ bản,
những loại đất này phù hợp để trồng chè. Điều kiện của đất ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng của chè, cũng như phù hợp với từng loại chè khác nhau. Chè xanh phát triển tốt
trên loại đất pha cát, nhiều mùn. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nước
chè có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu không có hương thơm, vị nhạt.
+ Độ ẩm, lượng mưa:
Nước là điều kiện cần thiết cho hầu hết các loại thực vật để tồn tại, sinh trưởng và phát
triển. Chè là loại cây ưa ẩm, thu hoạch búp, lá non nên càng cần nhiều nước. Cung cấp
nước là vấn đề quan trọng đối với quá trình sinh trưởng của chè.
Lượng mưa hàng năm thích hợp cho cây chè là 1500-2400mm, hàng tháng trên
100mm và được phân bổ đều qua các tháng.
Lượng mưa tối thiểu hàng năm 1000mm, hàng tháng 50mm. Hằng năm cần phải có 12 tháng khô hanh cây chè tạm ngừng sinh trưởng và là thời kỳ đốn chè. Tháng có mưa
dưới 100mm phải có tưới bổ sung hoặc thường xuyên có tủ gốc, giữ ẩm thì cây chè mới
sinh trưởng đều và cho năng suất cao.
Độ ẩm và nhiệt độ cao là hai yếu tố quan trọng để lá chè tích lũy được nhiều tanin và
chất hòa tan, nâng cao được phẩm chất.
Độ ẩm không khí thích hợp với chè từ 85-90%, độ ẩm không khí dưới 70% ảnh hưởng
lớn đến sinh trưởng năng suất chè.
Hạn không khí và gió tây nam khô nóng ảnh hưởng đến sinh trưởng, giảm năng suất,
chè đen chế biến cũng khó lên men tốt. Vì vậy ở những vùng có gió nóng khô hạn cần
phải có đai rừng chắn gió hoặc hàng cây phòng hộ và nếu có điều kiện thì tủ đất giữ ẩm
hoặc tưới nước cho chè.
Thiếu nước, độ ẩm của không khí và độ ẩm của đất không đủ thì khả năng sinh trưởng
của chè yếu, lá chè sẽ dày và cứng, hình thành nhiều búp mù, phẩm chất kém.
Nước có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của chè. Khi cung cấp đủ
nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá mềm,to, phẩm chất tốt.

+Nhiệt độ:
Nhiệt độ là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng của búp và quyết
định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm.

11


Cây chè yêu cầu tổng nhiệt độ hằng năm khoảng 4.000oC.
Nhiệt độ trung bình hàng năm thích hợp đối với chè 18-23oC, tùy giống mà nhiệt độ
thích hợp khác nhau: chè san15-20oC, chè trung du và các giống chè khác trồng ở vùng
trung du và vùng khí hậu tương tự 20-25oC..
Nhiệt độ tối thấp -5oC đối với chè san và 0oC đối với chè trung du. Nhiệt độ tối cao
32oC (chè san) và 35oC (chè trung du) nếu nhiệt độ cao hơn 35oC sẽ làm kém chất lượng
chè. Nếu có mưa hoặc tưới phun mưa thì chè chịu được nắng gắt và nhiệt độ cao.
Cây chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ 10-12oC. Cây chè sinh trưởng mạnh, ra nhiều
búp hàm lượng tăng cao, phẩm chất chè tốt trong phạm vi nhiệt độ20-30oC. Độ cao và vĩ
độ kết hợp với nhau, tạo ra nhiệt độ thích hợp cho cây chè sinh trưởng.
+Ánh sáng:
Chè là loại cây ưa sáng. Ở những vùng nắng gắt cây chè cần có bóng mát vừa phải,
nhất là thời kỳ cây con. Nếu tưới nước thì không cần cây bóng mát. Chè thích hợp nhất
với ánh sáng tán xạ. Trong điều kiện chè được che bóng thì là chè xanh đậm, lòng dài, ít
búp, búp non,… đồng thời hàm lượng các vật chất có đạm trong búp tăng (cafein, protit,
…) còn các chất không có đạm bị giảm (gluxit, tanin), nếu đem chè chế biến chè đen thì
lại có chất lượng tốt, chế biến chè xanh thì chất lượng xấu.
Ở vùng nắng gắt cây chè cần có bóng mát vừa phải, nhất là giai đoạn đầu cây còn nhỏ.
Nếu được tưới nước thì cây chè không cần bóng mát. Chè san trồng trên núi cao mát dịu
và râm không cần bóng mát. Chè san trồng ở dưới thấp, nắng và nóng, phải có cây bóng
mát.
b. Lao động:
Hiện nay, lực lượng lao động ở nông thôn mới chỉ sử dụng 31,5 triệu lao động. Trong

khi đó, dân số nông thôn Việt Nam chiếm trên 70% dân số cả nước. Đây chính là nguồn
lao động dồi dào cho ngành chè Việt Nam- một ngành cần rất nhiều lao động.
c. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước:
Nhà nước sẽ hỗ trợ ngân sách khảo sát địa hình, xác định các vùng đủ điều kiện sản
xuất rau, quả, chè an toàn tập trung; xây dựng, cải tạo hạ tầng. Ngân sách địa phương hỗ
trợ đầu tư chợ bán buôn, kho bảo quản, xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật..

12


Ưu đãi về đất đai: Miễn, giảm tiền thuế đất, thuê mặt nước của Nhà nước. Thanh toán hỗ
trợ Ngân sách Nhà nước về tiền thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân.
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ.
Hỗ tợ tài chính các hạng mục xây dựng của cơ sở kinh doanh và hỗ trợ khác như: Thanh
toán hỗ trợ hạng mục xây dựng cơ bản; Thanh toán hỗ trợ chi phí vận chuyển.
Có nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư khi có dự án đầu tư nông nghiệp như: áp dựng mức giá
thấp nhất của loại đất tương ứng trong bảng giá đất quy định; miễn tiền thuê đất, thuê mặt
nước; hỗ trợ đầu tư cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến; hỗ trợ chi phí vận chuyển.
Xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng: giao thông, kênh mương tưới, tiêu cấp 1, trạm bơm, điện
hạ thế.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, trong phạm vi
quyền hạn và ngân sách địa phương, ban hành chính sách khuyến khích, tạo điều kiện
cho người sử dụng đất thự hiện “dồn điền, đổi thửa”, cho thuê, chuyển nhượng, tích tụ
đất đai hình thành vùng sản xuất an toàn tập trung; ban hành chính sách hỗ trợ vốn và
chính sách khác cho sản xuất, chế biến , tiêu thụ chè an toàn trên địa bàn.
4. Phân bố trồng chè ở Việt Nam:
Do điều kiện tự nhiên phù hợp nên cây chè được trồng rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du
và miền núi nhưng tập trung ở một số bùng chính:
Vùng chè miền núi: gồm các tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Sơn La. Vùng này trồng

chủ yếu chè Shan có năng suất cao, phẩm chất tốt. Sản phẩm chủ yếu của vùng chè miền
núi là chè lục, chè mạn.
Vùng chè trung du: gồm các tỉnh VĨnh Phúc, Hà Giang, Bắc Giang là vùng sản xuất chè
chủ yếu, chiếm 70% sản lượng chè miền Bắc, chủ yếu trồng giống Trung du. Sản phẩm
chủ yếu là chè đen và chè xanh.
Vùng chè tươi: gồm các tỉnh Đông bằng Bắc Bộ
Ở miền Nam, chè được trồng chủ yếu ở 2 tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai.
5. Sơ lược về tình hình xuất khẩu chè trong những năm qua:
a. Các loại chè chủ yếu của Việt Nam:

13


-Chè đen: chiếm gần 80% tổng xuất khẩu chè của Việt Nam với các khách hàng chủ chốt
là Pakistan, Đài Loan và Nga. Là sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu búp chè 1 tôm,
2-3 lá non.
-Chè xanh: ũng giống như chè đen, được chế biến từ nguyên liệu búp chè 1 tôm, 2-3 lá
non.
-Chè vàng: được chế biến từ nguyên liệu búp chè 1 tôm, 2-3 lá thậm chí đến 4 lá từ
giống chè Shan tuyết.
-Chè Oolong: là sản phẩm độc đáo được sản xuất từ chè đọt tươi giống của Trung Quốc,
được người tiêu dùng ưa chuộng vì có hương thơm tuyệt hảo, vị chát dịu mát, được phan
làm 3 loại chính:
+Hương ngát
+Oolong hổ phách
+Oolong màu rượu sâm panh
b. Tổng quan về tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam:
Chè đen chiếm gần 80% tổng xuất khẩu chè Việt Nam. Pakistan, Đài Loan và Nga là
những khách hàng chủ chốt. Trong đó, Đài Loan và Pakistan là hai quốc gia nhập khẩu
gần như toàn bộ các nguồn cung cấp chè từ Việt Nam.

Chè của Việt Nam được sản xuất chủ yếu trên quy mô thương mại và công nghiệp.
Tuy nhiên giá chè của Việt Nam vẫn thấp. Nguyên nhân khiến giá chè của Việt Nam thấp
là do nghèo nàn về chủng loại, chất lượng, mẫu mã, đặc biệt là búp chè nguyên liệu chưa
đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho chế biến chè chất lượng cao.
Bảng 4: Một số thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam trong những năm gần
đây
Đvt: triệu USD
Nước
Pakistan
Đài Loan
Nga
Trung Quốc
Indonesia

Năm 2011
32,5
26,18
22,16
14,81
11,71

Năm 2012
45,3
29,59
21,61
19,3
14,8

14


Năm 2013
45,87
30,9
19,25
18,91
12,48

Năm 2014
81,2
31,7
18,8
17,3
5,9


Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam; tháng 4/2015

Chương II: Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam:
1.Quan hệ xuất khẩu giữa Việt Nam với thị trường Mỹ trong thời gian qua:
Sau 20 năm gián đoạn kể từ kết thúc chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton
tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hoa Kỳ đã trở
thành đối tác thương mại, nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ xuất khẩu giữa
Việt Nam và Mỹ đã đạt được thành công vượt kỳ vọng.

Bảng 5: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt NamHoa Kỳ giai đoạn 2007-2013
Quan hệ thương mại Việt Nam-Mỹ đã có những bước phát triển nhảy vọt kể từ khi
Hiệp định thương mại song phương (BTA) giữa 2 nước bắt đầu có hiệu lực từ ngày
10/12/2001.
Trước hết, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ đã góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Theo số liệu của Hải quan Mỹ, năm 1993 Việt Nam

chưa hề xuất khẩu sang Mỹ bất kỳ một sản phẩm nào và cũng chỉ nhập khẩu từ Mỹ
khoảng 7 triệu USD. Sau khi Tổng thống Bill Clinton quyết định chấm dứt cấm vận buôn
bán với Việt Nam ngày 3/2/1994, hàng hóa của Việt Nam bắt đầu tiếp cận thị trường Mỹ
và ngay trong năm đầu tiên này, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã đạt 50,5 triệu
USD.
15


Sau khi có BTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh từ 1.053 triệu USD
năm 2001 lên 5.276 triệu USD năm 2004. Việt Nam hiện nhập khẩu hơn 1 tỷ USD mỗi
năm từ thị trường Mỹ. Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là hàng dệt may, thủy hải
sản, dầu khí, giày dép và đồ gỗ gia dụng và nhập khẩu từ Mỹ các thiết bị y tế, máy bay,
máy công cụ.
Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng tới 5 lần kể từ sau khi có BTA, song
con số này cũng chỉ mới chiếm khoảng 0,4% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ. Với kim
ngạch nhập khẩu 1.764 tỷ USD năm 2004, Mỹ đang là thị trường lớn cho các loại hàng
hoá và dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam.
Theo ước tính của Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, năm 2005 Việt Nam có thể xuất khẩu
sang Mỹ từ 5,7 đến 6 tỷ USD. Dệt may vẫn là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, với khoảng 2,74 tỷ USD/năm. Sản phẩm
dệt may của Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà nhập khẩu Mỹ
nhờ chất lượng tốt và bảo đảm được thời hạn giao hàng.
Thuỷ hải sản vẫn chiếm vị trí thứ hai trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam vào Mỹ, cho dù sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu đã giảm hơn 40%
trong năm 2004 và tiếp tục giảm trong những tháng đầu năm 2005 do tác động của vụ
kiện bán phá giá.
Cho dù gặp nhiều khó khăn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam
và Mỹ trong ba tháng đầu năm 2005 vẫn đạt 1,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu
sang Mỹ 1,5 tỷ USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quan hệ xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và Mỹ đã đạt được thành công vượt kỳ

vọng. Và hiện giờ, Việt Nam đã trở thành đối tác xuất khẩu nông sản số 1 của khối
ASEAN vào Mỹ.
Với nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, hằng năm Việt Nam đã xuất khẩu
sang Mỹ nhiều mặt hàng nông sản có giá trị như cà phê, tiêu, điều, chè….với kim ngạch
và giá trị luôn tăng. Đặc biệt, khi Hiệp định TPP được kí kết, cơ hội giao thương các mặt
hàng nông sản giữa 2 nước sẽ còn tiếp tục tăng.
Trong lĩnh vực kinh tế, 10 năm qua, Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn
nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 20% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Nói chung,
kim ngạch thương mại giữa hai nước từ năm 2006 tăng hơn gấp 3 lần và đạt gần 36 tỷ
USD ( gấp 10 lần so với kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga).

16


Sự quan tâm của nà đầu tư Mỹ với nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng mạnh nhờ
thỏa thuận đầu tư song phương, cũng như việc Việt Nam đang nỗ lực trở thành thành viên
của Hiệp định TPP do Mỹ làm chủ đạo.
Theo số liệu của Bộ NNPTNT, trong 3 tháng đầu năm 2015, nhiều mặt hàng nông
sản xuất khẩu tuy giảm so với cùng kỳ, nhưng Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn đối với
các mặt hàng này. Cụ thể, thuỷ sản vẫn chiếm chiếm 18,62% tổng kim ngạch 1,27 tỷ
USD của ngành; xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2015 đạt 350.000 tấn với giá trị 734
triệu USD, trong đó Mỹ chiếm 17,95%. Tương tự, các mặt hàng như tiêu, điều, trái cây…
vẫn tiếp tục gia tăng và chiếm số lượng xuất khẩu lớn trong số các mặt hàng nông sản
xuất khẩu nước ta. Theo ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại
đa biên (Bộ Công Thương), đối với TPP, hầu hết các chuyên gia của Mỹ đều đánh giá nếu
ký kết, lợi thế sẽ thuộc về Việt Nam do có nhiều ưu thế đối với các mặt hàng nông sản.

Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2012
Cán cân thương mại của hàng hóa Việt Nam trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ luôn
duy trì ở mức thặng dư lớn.


17


Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam
với một số đối tác chính tháng 6/2015
Nhìn nhận về vai trò của Hoa Kỳ trong tiến trình Hội nhập quốc tế của Việt Nam, theo
ông Huỳnh Thế Du, giảng viên tại chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, Hoa Kỳ là
nhân tố đặc biệt quan trọng trong tiến trình Hội nhập quốc tế của Việt Nam.

2. Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2010-2015
Từ một loại nguyên liệu búp chè 1 tôm 2-3 lá non, dưới tác dụng của nhiêt độ hoặc men ở
mức độ khác nhau, ta sẽ có được những sản phẩm đặc trưng khác nhau, như chè đen, chè
xanh, chè vàng, chè đỏ (chè Oolong), chè hương, chè hoa…
Ở nước ta, cây chè được trồng chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ do ở đó có những
điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của chè. Đặc biệt phải kể đến là Lào
Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Sơn La. Ngoài ra còn có Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà tĩnh, Lạng Sơn. Ở miền Nam thì tập trung chủ yếu tại Lâm Đồng, Gia la,
Kontum.
Chè của Việt nam được nhiều chuyen gia đánh giá là có hương vị đặc trưng, thơm ngon.
Tuy nhiên, Việt Nam là nước có mức tiêu thụ chè trên đầu người còn thấp. nhu cầu tiêu
dung chè còn lớn nhưng do các sản phẩm trong nước không đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng về hình thức và chất lượng nên khả năng tiêu thụ còn thấp.
18


Bảng 6: Cơ cấu tiêu thụ chè của Việt Nam
Từ bảng trên, ta thấy,lượng chè tiêu thụ nội địa luôn thấp hơn lượng chè xuất khẩu ra
nước ngoài. Do chất lượng và hình thức của sản phẩm trong nước chưa đáp ứng được thị
hiếu của người tiêu dung trong nước. Trong khi đó, thức chất nhu cầu tiêu thụ chè trong

nước còn lớn nhưng các sản phẩm trong nước chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu
dùng.
Dựa vào bảng trên, ta cũng có thể thấy lượng chè xuất khẩu có xu hướng tăng lên
trong khi đó lượng chè tiêu thụ nội địa đang theo chiều hướng giảm dần.Khi sản phẩm
chè không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng lượng chè tiêu thụ trong nước
lại đang có chiều hướng giảm, liệu đây là dấu hiệu đáng mừng hay đáng lo ngại cho
ngành chè Việt Nam?

19


Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam 2009-2T/2015:
Đvt: triệu USD
Chè
Giá trị xuất
khẩu
Tăng trưởng
so với cùng
kỳ năm
trước(%)

Năm
2009
179,5

Năm
2010
200

Năm

2011
204

Năm
2012
224,6

Năm
2013
229,4

Năm
2014
228,5

2T/2015

28,4

11,4

2,0

10,1

2,1

-0,4

0,3


26,2

Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Qua bảng trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy giá trị xuất khẩu của chè Việt Nam đều
tăng qua các năm. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước không ổn
định, hầu như theo xu hướng ngày một giảm.
Giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam vẫn thấp dù đạt kim ngạch cao. Việt Nam đứng
thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Sri Lanka ( những quốc gia xuất
khẩu chè nhiều nhất thế giới) với thị trường xuất khẩu rộng khắp 118 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Tuy vậy, giá chè xuất khẩu của nước ta lại chỉ bằng một nửa so với giá chè bình
quân trên thế giới. Trên thị trường thế giới hiện nay, dấu ấn chè Việt Nam vẫn còn rất mờ
nhạt. Người tiêu dùng các nước vẫn chưa nhận biết hay phân biệt được đâu là chè “ Made
in Vietnam” với các loại chè sản xuất tại các nước khác. Lý do chính là vì hiện nay, lượng
chè Việt Nam xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô đóng bao 50kg hiện vẫn chiếm tới
90%, trong khi chỉ 10% được xuất khẩu dưới dạng thành phẩm.

20


Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang một số thị trường 2 tháng đầu
năm 2015
Đvt: USD
Nước/ Vùng
lãnh thổ

Tháng 2/2015

2 tháng 2015


Tháng 2/2015
so với tháng
1/2015(%)

Tổng
Ả rập Xê Út
Ba Lan
Tiểu Vương
quốc Ả rập
Thống nhất
Đài Loan
Đức
Hoa Kỳ
Indonesia
Malaysia
Pakistan
Trung Quốc
Ucraina
Liên bang Nga

9.006.291
98.138
184..366
326.936

26.260.160
964.118
641.994
617.008


-48,6
865.980
457.628
290.072

2 tháng đầu
năm 2015 so
với 2 tháng
năm 2014 (%)
30
-35.19
-29.91
83.19

806.608
30.561
548.341
481.712
70.572
3.721.664
313.585
76.609
1.290.952

2.837.705
516.014
1.065.256
1.243.718
278.417
10.132.931

1.055.309
409.782
3.204.427

2.031.097
485.454
516.910
762.007
207.846
6.411.268
777.725
333.173
1.913.475

-3.33
78.35
-16.82
16.28
-27.44
103.51
-46.31
74.62
-15.43

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo số liệu từ bảng trên của Tổng cục Hải quan,ta thấy: Xuất khẩu chè của Việt Nam
năm 2014-chưa tương xứng với tiềm năng của ngành chè Việt Nam. Tuy tổng kim ngạch
xuất khẩu chè những tháng đầu năm giảm về lượng nhưng giá trị lại tăng cao do giá chè
xuất khẩu bình quân tháng 1 năm 2015 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2014. Riêng tháng
1 năm 2015 , khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan-thị trường nhập khẩu chè lớn nhất

của Việt Nam tăng 50,71% về khối lượng và tăng 57,91% về giá trị so với cùng kỳ năm
2014. Ngoài ra, xuất khẩu chè Việt Nam sang một số thị trường quan trọng khác những
tháng đầu năm 2015 cũng có mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước.

21


Bảng 9: Xuất khẩu chè Việt Nam phân theo sản phẩm (HS)
Đơn vị: nghìn USD
Sản phẩm
Xuất khẩu chè của Việt Nam
90240
Chè đen khác (đã ủ men) và
Chè đen khác đã ủ men một
phần
90220
Chè xanh khác (chưa ủ men)
90230
Chè đen (đã ủ men) và chè
đã ủ men một phần, đóng gói
sẵn, trọng lượng gói không
quá 3kg
90210
Chè xanh (chưa ủ men) đóng
gói sẵn, trọng lượng gói
không quá 3kg

2010
200.537
112.874


2011
204.517
106.192

2012
224.589
113.392

2013
229.406
93.829

75.447
6.639

94.681
2.477

96.651
7.071

38.221
6.381

5.577

2.189

8.333


1.546

Nguồn: Trademap-ITC
3. Nguyên nhân:
-các sản phẩm trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về hình thức
và chất lượng nên khả năng tiêu thụ còn thấp.
- nghèo nàn về chủng loại, chất lượng, mẫu mã, đặc biệt là búp chè nguyên liệu chưa đáp
ứng tiêu chuẩn an toàn cho chế biến chè chất lượng cao nên giá chè của Việt Nam còn
thấp.
- hiện nay, lượng chè Việt Nam xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô đóng bao 50kg hiện
vẫn chiếm tới 90%, trong khi chỉ 10% được xuất khẩu dưới dạng thành phẩm.
-Ngành chè Việt Nam cồn tồn tại khá nhiều vấn đề: giống, tuổi vườn chè, vệ sinh an toàn
thực phẩm. thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, cơ giới, thu hoạch…Đó cũng chính là yếu tố
trì hoãn, kéo toàn bộ chuỗi giá trị cho chè Việt Nam xuống thấp nhất. Hiệc có khoảng
90% chè của nước ta xuất khẩu vẫn ở dạng thô, chưa chế biến nên giá trị còn thấp. Hơn
nữa, chất lượng chè xuất khẩu chưa cao nên giá trị còn thấp so với mặt bằng chung thế
giới.
-Nhiều chính sách đưa ra không được thực hiên, trong khi vẫn thiếu các quy chế đảm bảo
tiêu chuẩn sản xuất và chế biến chè.

22


-Cơ chế của ngành chè hiện nay đang phát triển theo hướng làm cái mình có thay vì làm
cái thị trường cần. Việt Nam hăng hái phát triển thị phần mà chưa quan tâm đáp ứng thị
hiếu của thị trường.
-Việt Nam đánh giá chất lượng chè bằng mắt thường và điều này là không chính xác.
Chất lượng chè phải được đánh giá bằng máy móc và có các con số cụ thể. Nhiều nhà
máy đang cùng khai thác trên một vùng nguyên liệu.Việc số lượng nhà máy chế biến chè

tăng nhanh dẫn đến tình trạng thiếu nguồn chè nguyên liệu. Họ sẵn sàng mua nguyên liệu
với bất kỳ chất lượng nào khiến cho người nông dân không cố gắng tạo ra những búp chè
với chất lượng tốt hơn nên chất lượng chè ngày càng giảm. Bên cạnh đó, việc tranh mua
tranh bán như hiện nay còn gây thêm bất lợi về giá cả cho người nông dân và nhà máy
sản xuất. Do không có sự gắn kết ngay từ ban đầu về hợp đồng mua bán nên nguyên liệu
sẽ qua tay thương lái thu mua đến nhà máy chế biến. Điều này khiến người nông dân vẫn
bị ép giá còn nhà máy sẽ phải thu mua với giá cao. Chưa kể đến, các nhà sản xuất không
bảo đảm chất lượng nguồn nguyên liệu.
-Những năm gần đây, ngành chè việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất thị trường xuất
khẩu và hiệu quả xuất khẩu thấp do vấn đề an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật trên chè vượt ngưỡng cho phép của một số nước nhập khẩu.

Chương III: Thuận lợi và hạn chế trong việc xuất khẩu chè của Việt Nam sang
Mỹ
Việc hội nhập kinh tế tác động mạnh mẽ đến ngành chè Việt Nam nói chung và xuất
khẩu chè nói riêng. Nó vừa tạo thuận lợi, vừa gây ra nhiều hạn chế đối với sự phát triển
của ngành chè và xuất khẩu chè.
1.Thuận lợi:
Hiện nay, nước ta được coi là một trong những nước xuất khẩu chè lớn của thế giới.
Tuy nhiên, chè Việt Nam vẫn chưa được quan tâm nhiều và chưa thực sự nổi tiếng. Vì
thế, khi gia nhập các tổ chức, các diễn đàn sẽ giúp nước ta có cơ hội quảng bá thương
hiệu chè Việt Nam đến với người tiêu dùng thế giới.
Tham gia Hiệp định TPP, quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hao Kỳ được nâng lên
tầm cao mới. Những cơ hội cũng như thách thức đặt ra khi tham gia Hiệp dịnh này là rất
lớn, đòi hỏi từ Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp cho tới người dân cần chủ động nắm
bắt cơ hội này để phát triển và hội nhập.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại cơ hội rất lớn cho các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để tận dụng được các
23



lợi thế này là các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các hàng rào kỹ thuật mà thị
trường các nước trong TPP quy định, nhất là Hoa Kỳ.
Khi TPP có hiệu lực, các doanh nghiệp cũng như người trồng chè Việt Nam sẽ có nhiều
cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Trải qua quá trình đổi mới đất nước và 20 năm bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ,
nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng và có những bước tiến quan trọng.
Hiệp định TPP trong đó có sự tham gia của Hoa Kỳ và Việt Nam là một bước mở cửa và
hội nhập mới với Việt Nam. Đây là lúc các quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung,
hoạt động giao thương kinh tế và thương mại nói riêng đang bước vào giai đoạn sống
động và thực chất hơn bao giờ hết.
Khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết, đã đem lại nhiều lợi ích cho các
công ty, giảm đáng kể thuế với hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, bảo vệ bản quyền, cải thiện
quan hệ đầu tư giữa 2 nước. Việt Nam được tiếp cận thị trường Mỹ với cùng hệ thống
luật thuế như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, xuất khẩu của Việt Nam đã
tăng vọt nhờ giảm thuế.
Trong bối cảnh chung mối quan hệ 2 nước đang từng bước được cải thiện, các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận và hiểu biết hơn về thị trường Mỹ.
Tất cả những nhân tố đó đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp
cận và mở rộng thị trường xuất khẩu vào Mỹ.
2.Hạn chế:
Bên cạnh những thuận lợi, việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ cũng gặp
nhiều hạn chế. Năng lực cung cấp hàng hóa và khả năng tiếp thị nói chung của các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế. Một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp Việt
Nam trên thị trường Mỹ là quy mô sản xuất nhỏ nên không đủ khả năng đáp ứng những
đơn hàng lớn. Ngoài ra, các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Mỹ đang tạo ra những
rào cản cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Nói về thị trường Hoa Kỳ, có lẽ thách thức đối với Việt Nam khi thâm nhập thị trường
Hoa Kỳ bao gồm sự cạnh tranh quyết liệt từ nhiều nước; luật lệ phức tạp; nhiều rào cản
thương mại và kỹ thuật.

Do TPP chưa kết thúc đàm phán nên việc cắt giảm thuế quan cho các sản phẩm nông
nghiệp trong TPP chưa rõ ràng. Nhưng hiện tại, các nước trong TPP đang tiến tới xóa bỏ

24


100% các dòng thuế. Như nậy, thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp sang Mỹ chắc
chắn sẽ được xóa bỏ gần hết khi TPP có hiệu lực.
Tuy nhiên, rào cản chính đối với các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hiện tại
không phải thuế quan mà là các rào cản kỹ thuật ( đóng gói, nhãn mác cho sản phẩm…),
các rào cản vệ sinh dịch tễ và các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá,
chống trợ cấp và tự vệ…) mà các rào cản này lại hầu như không được giải quyết trong
TPP. Do đó, việc hàng hóa Việt Nam có vào được thị trường Mỹ hay không phụ thuộc
vào việc các doanh nghiệp có nâng cao chất lượng sản phẩm của mình hay không.
Để tận dụng được cơ hội do TPP mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ
các hàng rào kỹ thuật mà thị trường các nước trong TPP quy định, nhất là Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính còn hạn chế. Vậy nên, để đáp ứng được các yêu cầu
về mặt kỹ thuật, các doanh nghiệp này cần phải tái cấu trúc, nâng cao chất lượng sản
phẩm và liên kết, tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các doanh nghiệp
FDI và các doanh nghiệp toàn cầu lớn.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chè đang phải đối mặt với nhiều rào cản tại các thị
trường, đặc biệt là việc đáp ứng yêu cầu về an toàn chất lượng. Theo ông Nguyễn Văn
Sơn-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp &Phát triển nông thôn Lâm Đồng, cho biết: Nửa
năm qua, 3620 tấn chè đen bị tồn kho, trong đó có 36 tấn bị nhiễm dư lượng fipronil bị
trả về từ Đài Loan. Số chè còn lại không xuất khẩu được do dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật vượt mức quy định của thị trường này.
Nhiều sản phẩm chè của Việt Nam vẫn có hàm lượng chất bảo vệ thực vật ở mức cao.
Vì vậy, đã có nhiều thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu chè của Việt
Nam. Nhiều năm trước rộ lên thông tin Việt Nam sử dụng chè bẩn ở Yên Bái. Đến cuối

tháng 9/2014, một số cơ quan truyền thông tại Đài Loan chè Việt Nam trồng trên vùng
đất nhiễm dioxin ở Lâm Đồng khiến các doanh nghiệp Việt Nam bị kẹt 70 container chè
thành phẩm, không thể nhập vào Đài Loan.
Ngoài ra, chè Việt Nam vẫn chủ yếu xuất thô nên kim ngạch xuất khẩu chưa cao. Cho
nên, các doanh nghiệp Việt Nam cần làm tốt từ khâu thu mua nguyên liệu đúng tiêu
chuẩn, giá cả hợp lý, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, sản xuất sản phẩm có chất lượng,
giá trị gia tăng cao, phấn đấu để giá chè Việt Nam ngang bằng thế giới. Nếu các doanh
nghiệp không tự nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thì sẽ tự khắc bị đào thải trong
quá trình giao thương.

25


×