Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

giới thiệu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường biển, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong bảo vệ môi trường biển ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.25 KB, 87 trang )

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
“Biển và đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt của trái đất”. Loài người
chúng ta luôn gắn liền với biển. Sự phát triển của con người càng cao, nền kinh tế
càng hiện đại thì giá trị của biển càng được coi trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển thì nhu cầu ngày càng tăng từ các giá trị của biển của con người đã và đang
tạo ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường cho biển.
“Việt Nam có diện tích 329.314 km² bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền
và hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, với hơn 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ,
với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khoảng trên 1 triệu km²”
(theo số liệu trên trang web: www.bqlkcnthainguyen.gov.vn) cho thấy nước ta có
tiền năng về biển rất lớn.
Theo nhận xét của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Nhờ điều kiện khí hậu và tự nhiên
thuận lợi, cùng với giao thông và truyền thông dễ dàng của nhiều địa điểm ở vùng
bờ, nên đã khuyến khích và hấp dẫn sự định cư của con người ở đây từ lâu đời.
Đến nay, “khoảng 1/3 dân số nước ta sống ở các huyện ven biển và khoảng trên
50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển, với khoảng 50% các đô thị của đất
nước tập trung ở vùng này” (theo số liệu của bogiaoduc.edu.vn).
Hơn nữa, theo nhiều số liệu về vùng biển Việt Nam cho thấy, vùng biển
nước ta còn án ngữ các tuyến hàng không và hàng hải chiến lượt “giữ Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Á, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật
Bản và các nước trong khu vực”. “Bờ biển Việt Nam bao bọc cả lãnh thổ đất nước


Việt Nam cả ba mặt Đông, Nam và Tây Nam, tính trung bình cứ 100km 2 đất liền
có 1km bờ biển (tỉ lệ này cao gấp 6 lần so với tỉ lệ trung bình của thế giới)” (theo
số liệu từ: bogiaoduc.edu.vn). Vì vậy, vùng biển Việt Nam rất thuận lợi để phát
triển các ngành kinh tế mũi nhọn như: dầu khí, hải sản, vận tải biển, cảng biển, du
lịch biển và các ngành dịch vụ khác,…Theo Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành


trung ương Đảng khóa X đã đưa ra Nghị quyết về Chiến lược biển đến năm 2020,
phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53- 55% GDP và 55- 60% kim ngạch
xuất khẩu của cả nước.
Từ đó, biển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế thu được về từ việc khai thác
nguồn lời từ biển thì vùng biển Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề
về ô nhiễm môi trường biển.
Do vậy, việc bảo tồn và phát huy nguồn lợi tài nguyên biển, bảo vệ môi
trường biển ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Hiện nay, Việt Nam đã và đang
xây dựng, phát triển hệ thống các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường biển.
Hệ thống chính sách và pháp luật này có thể khái quát những đặc trưng lớn như
sau:
a. Hệ thống chính sách kết hợp bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ chủ quyền quốc gia hướng tới phát triển bền vững, được xây dựng từ
cấp trung ương tới địa phương và định hướng chiến lược lâu dài.
b. Luật Bảo vệ Môi trường 2005 có những quy định cơ bản quan trọng về bảo
vệ môi trường biển cùng với các luật khác có liên quan cũng có các quy định về
bảo vệ môi trường biển nên tạo ra một khung pháp lý toàn diện về bảo vệ môi
trường biển.


c. Các quy định chính sách và pháp luật trên góp phần nội luật hóa và thực
hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển mà Việt Nam đã tham gia.
Các đặc trưng trên, sẽ được trình bày, đánh giá lần lượt qua các phần nội
dung của luận văn.
2. Việc nghiên cứu đề tài:
Môi trường biển luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm bởi những
ưu thế của biển như về kinh tế, chính trị, văn hóa du lịch, an ninh- quốc phòng…
Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài được công bố có liên quan trong

lĩnh vực pháp luật môi trường biển. Do sự hiểu biết còn hạn hẹp, ở đây em chỉ nêu
một vài công trình tiêu biểu như: Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Lưu Ngọc Tố
Tâm về vấn đề Pháp luật Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động
Hàng hải được công bố năm 2012;
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
a. Mục đích: Đề tài nhằm giới thiệu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc xây dựng và hoàn thiện nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường biển,
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong bảo vệ môi trường biển ở Việt
Nam.
b. Nhiệm vụ: Để thực hiện được những mục đích trên, luận văn đề ra các
nhiệm vụ sau:
+ Thứ nhất là làm rõ sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường biển bằng pháp
luật, việc tiếp cận của pháp luật quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường biển,
những quan điểm, nội dung của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường
biển.


+ Thứ hai là làm rõ quá trình hình thành và phát triển nội dung, từ đó hoàn
thiện hệ thống pháp luật trong bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam với tính chất là
một bộ phận của hệ thống pháp luật môi trường và trong mối quan hệ tác động qua
lại mật thiết cùng với các yêu cầu về phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng các
đòi hỏi về an ninh chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng…
+ Thứ ba, tìm hiểu các quy định trong pháp luật môi trường của một số
quốc gia phát triển trên thế giới để có những kinh nghiệm và có thể đưa vào việc
phát triển và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
c. Phạm vi nghiên cứu: Bảo vệ môi trường thuộc phạm vi nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học khác nhau như khoa học quản lý môi trường biển, kinh tế
môi trường biển, xã hội học môi trường biển… Bảo vệ môi trường biển cũng
thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như hệ thống
pháp luật quốc tế, các điều ước quốc tế có liên quan và hệ thống pháp luật của

những quốc gia có biển nhằm điều chỉnh các hành vi gây hại cho biển và các tài
nguyên của biển.
Trong phạm vi luận văn này, em tập trung nghiên cứu các quy định của pháp
luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển nhằm điều chỉnh các hành vi xâm hại
đến biển và tài nguyên của biển, và cũng có đề cập đến các quy định trong các
điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên,
đồng thời có tham khảo một số quy định pháp luật của một số nước có điều kiện
môi trường tương đồng với Việt Nam về vấn đề này.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: siêu tầm số liệu, tìm hiểu
các bài viết, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, lịch sử, tổng hợp, quy nap.
Trong đó, những phương pháp như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,


thống kê và tổng hợp được xác định là các phương pháp nghiên cứu chủ yếu của
luận văn. Cụ thể như sau:
+ Phương pháp phân tích được dùng ở tấc cả các phần của luận văn để thực
hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng ở cả ba chương của luận
văn để có thể đưa ra các đánh giá cho những quy định của pháp luật khác nhau của
một số quốc gia trên thế giới. Hay của các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường
biển mà Việt Nam tham gia cùng với các quy định pháp luật bảo vệ ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam.
+ Phương pháp tổng hợp và quy nạp được dùng để đưa ra những tiểu kết
của từng chương và kết luận của cả luận văn.
5. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn:
Luận văn sẽ góp phần vào việc bổ sung và hoàn thiện hơn những vấn đề lí
luận về pháp luật bảo vệ môi trường biển, tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu
hơn nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường.
Các ý kiến, kết luận được trình bày trong luận văn có thể làm tiền đề cho

việc xây dựng chương trình phổ biến, tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường
biển, các “Điều ước quốc tế về biển” mà Việt Nam là thành viên. Như vậy, nó sẽ
đảm bảo thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đi đôi với việc bảo vệ môi trường
biển và các tài nguyên của biển.
6. Bố cục của luận văn:
Luận văn gồm: phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo. Nội dung được bố cục làm ba chương. Tên của các chương cụ thể như sau:
- Chương 1. Những vấn đề về pháp luật bảo vệ môi trường biển.


-

Chương 2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Việt

-

Nam.
Chương 3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả pháp luật về bảo vệ môi
trường biển ở Việt Nam.

Chương1.
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.1 KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN.
1.1.1 Khái niệm môi trường
“Môi trường là một tổ hợp của các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên
ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này, xác định xu
hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó
hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.” ( Nguồn từ cokhimoitruong.com.vn).
Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ

thống đó.
Một cách rõ hơn nữa, “Môi trường” là hợp tất cả các thành phần hay yếu tố
tự nhiên và xã hội bao quanh con người, nó ảnh hưởng tới đời sống con người và
tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh
vật, xã hội con người và những thể chế.
Như vậy, môi trường nó là một không gian bao quanh mà bao gồm các vật
chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng hay các điều kiện nào đó mà chúng bao
quanh hay các hoạt động của sự vật, sự việc diễn ra trong nó.


Ngoài ra, thuật ngữ “môi trường” có ý nghĩa khác nhau khi nó ở trong ngữ
cảnh khác nhau, ví dụ:
+ Trong lĩnh vực sinh vật học thì môi trường có thể định nghĩa là một tổ hợp
của các yếu tố như khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể
sống và nó xác định các hình thức sinh tồn của chúng. Vì thế, môi trường bao gồm
tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành
vi của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các
cơ thể sống khác.
+ Đối với các nhà kiến trúc thì cho rằng môi trường là toàn bộ các yếu tố
trong phòng hay của tòa nhà có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và hiệu quả
làm việc của những người sống trong đó, bao gồm kích thước và sự sắp xếp không
gian sống và các vật dụng, ánh sáng, sự thông gió, nhiệt độ, tiếng ồn, v.v. Nó cũng
có thể nói đến như là tập hợp của kết cấu xây dựng.
Chức năng của môi trường sống:
+ Môi trường là một không gian chứa con người và sinh vật hay chính là
không gian sống. Trong sự tồn tại và phát triển loài người cần có các nhu cầu tối
thiểu về không khí, độ ẩm, nước, chổ ở... Cũng như các hoạt động vui chơi giải trí
khác. Tất cả những nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Do vậy mà môi
trường được gọi là không gian sống, tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó
của con người và cho các sinh vật khác là có giới hạn, nó phụ thuộc vào trình độ

phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì.
+ Môi trường cũng là nơi cung cấp những nhu cầu về các tài nguyên cho con
người như: đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật...Tất cả các tài nguyên này đều
được môi trường cung cấp và giá trị của những tài nguyên này phụ thuộc vào trình
độ của chủ thể sử dụng và mức độ khan hiếm của nó trong xã hội.


+ Môi trường là nơi chứa đựng, phân hủy các chất thải của con người và các
sinh vật khác trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài
nguyên sau khi hết giá trị sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các
chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy
thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên, chức năng
là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người và các
sinh vật khác thải vượt quá giới hạn có thể chứa đựng này thì sẽ làm mất cân bằng
về hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường.
1.1.2 Khái niệm môi trường biển
“Môi trường biển” là một thuật ngữ chưa có thời gian dài, nó mới xuất hiện
và cũng ít được định nghĩa một cách đầy đủ và toàn diện. Thuật ngữ này mới xuất
hiện ở nửa cuối thế kỷ XX và được nhận biết như một từ ghép giữa từ “môi
trường” và “biển”. Quá trình phát triển của con người cho thấy một thời kỳ người
ta chỉ nói đến từ “biển” hoặc “ biển cả” mà chưa đề cập đến từ ngữ “ môi trường
biển”. Điều này cũng dể hiểu, bởi từ thời xa xưa người ta chỉ biết đến biển như
một món quà được ban tặng bởi thiên nhiên, mà không phải chịu bất cứ một trách
nhiệm, một nghĩa vụ nào và coi biển là một nguồn tài nguyên vô hạn. Con người
thời đó, coi biển là rất rộng lớn, có thể hấp thụ và chuyển hóa mọi chất thải mà
con người đưa đến nên từ ngữ “môi trường biển” chưa được chỉ ra.
Sau những năm 1960, với sự quan tâm nhiều hơn của cộng đồng thế giới đến
bảo vệ môi trường thì từ ngữ “môi trường biển” cũng dần xuất hiện. Ở thời kỳ
này, từ ngữ “môi trường biển” chưa tồn tại một cách độc lập mà chỉ xuất hiện
trong những vấn đề liên quan đến bảo tồn tài nguyên biển, bảo vệ ô nhiễm môi

trường. Đến năm 1982, khi Công ước Luật Biển 1982 ra đời (UNCLOS) thì từ ngữ
“môi trường biển” mới được nói đến một cách chính thức, nhưng nó cũng chỉ mới
ở dưới dạng liệt kê một số yếu tố tự nhiên của môi trường biển mà chưa có một


khái niệm hòa chỉnh về “ môi trường biển”. Ta thấy, ở Điều 1, khoản 4 của “ Công
ước Luật Biển 1982” có quy định “môi trường biển” bao gồm “các cửa sông” , “hệ
động vật biển và hệ thực vật biển”, “chất lượng nước biển” và “giá trị mỹ cảm của
biển”. Qua đây, ta thấy định nghĩa này chưa nói khái quát được về “môi trường
biển” và còn nhiều phiến diện vì “môi trường biển không phải chỉ được tạo nên từ
các yếu tố trên, mà còn có nước biển, lòng đất dưới đáy biển, không khí và các tài
nguyên phi sinh vật biển nữa,…
Năm 1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về bảo vệ môi trường họp tại
Rio De Janeiro (Brazill), là chương hành động vì sự phát triển bền vững. Ở
chương 17 trong chương hành động 21 (Agenda 21) định nghĩa “Môi trường biển
là vùng bao gồm các đại dương và các biển và các vùng ven biển tạo thành một
tổng thể, một thành phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài
sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững”. Định nghĩa này được coi là
định nghĩa chính thức về “môi trường biển”. Ta thấy, thành công ở định nghĩa này
so với những định nghĩa trước về “môi trường biển” là nói lên được giá trị cơ bản
của môi tường biển, đó là “duy trì cuộc sống toàn cầu” và là “tài sản hữu ích”. Với
định nghĩa này đã nhấn mạnh đến mục tiêu phát triển bền vững, một khuynh
hướng phù hợp với quan điểm bảo vệ môi trường toàn cầu hiện đại. Bên cạnh đó,
cái định nghĩa này còn được nêu ra trong một văn kiện có tầm ảnh hưởng lớn, tại
Hội nghị quốc tế về môi trường quan trọng và được kí kết bởi gần như toàn thể
cộng đồng quốc tế.
1.2 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG, TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
BIỂN.
1.2.1 Yếu tố con người



a. Dân số gia tăng, nghèo đói:

Biển và vùng bờ là nơi giàu có và đa dạng

các loại hình tài nguyên, cũng như chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng.
Bởi vậy, đây cũng là nơi tập trung sôi động các hoạt động phát triển của con người
có “trên 50% số đô thị lớn, gần 60% dân số tính theo đơn vị cấp tỉnh, phần lớn các
khu công nghiệp và khu chế xuất, các vùng nuôi thuỷ sản, các hoạt động cảng biển
– hàng hải và du lịch sẽ được xây dựng ở đây đến năm 2010” (số liệu này từ
biendoikhihau.gov.vn). Tỷ lệ tăng dân số ở vùng này cũng thường cao hơn trung
bình cả nước. Đi kèm các hoạt động trên là sự gia tăng di dân tự do, tăng nhu cầu
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hình thành thói quen tiêu thụ tài nguyên lãng
phí. Kết quả, gây sức ép lớn đến môi trường biển, khu dân cư ven biển, làm suy
giảm và suy thoái tài nguyên biển ở những vùng ven bờ. Trong khi vùng biển gần
bờ nước ta còn rất ít tôm cá, thì cuộc sống của khoảng “600.000 ngư dân và gia
đình” (theo số liệu trên: biendoikhihau.gov.vn) họ vẫn cần có thức ăn hằng ngày
và bản năng tồn tại vẫn buộc họ phải khai thác nhiều tôm cá hơn nên nguồn lợi từ
biển ngày càng cạn kiệt.
b. Lối sống và trình độ dân trí còn thấp: Không giống trong đất liền, người
dân cư ven biển chủ yếu đến từ nhiều nguồn, họ là dân tứ xứ, thậm trí có cả một
bộ phận dân cư dược du nhập từ ngoài đất Việt. Họ vốn chỉ là những người nghèo,
rời quê hương đến những vùng ven biển hoặc các đảo nước ta để sinh sống. Họ tập
trung sống thành những “vạn chài”, cuộc sống hàng ngày đối mặt với tính tàn
khốc, khó khăn của biển cả, sống gắn liền với sông nước và con thuyền được xem
là mái nhà của họ, nên tư duy của những người vạn chài này là hết sức giản đơn
họ chỉ cần có cái ăn, cái mặt là được. Do vậy, những khái niệm về bảo vệ nguồn
lợi từ biển và môi trường biển coi như vẫn còn rất xa vời với họ. Tập quán và
phong tục sống còn lạc hậu, cộng thêm trình độ học vấn chưa cao do những điều
kiện học tập không có. Cũng chính vì thế, mà nhận thức về môi trường và những



tài nguyên biển của đại bộ phận dân cư ở đây vẫn còn rất thấp. Những việc làm và
cách ứng xử của họ với công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên biển là rất hạn
chế, chưa thể thành thói quen tự giác.
Ngoài ra, những nhà nghiên cứu cho ta thấy quan hệ qua lại phức tạp giữa
các tác động của con người thường làm “nhiễu” khiến cho ta khó phân biệt các tác
nhân tác động, ảnh hưởng môi trường biển. Hay tác động của con người lên môi
trường biển có thể được chia thành các nhóm chính như sau:
+ Các hoạt động ở lục địa: Các hoạt động phát triển trên đất liền, đặc biệt trên
các lưu vực sông như đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp,
nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, các khu dân cư, khai khoáng,... Các chất
thải không qua xử lý đổ ra sông suối và cuối cùng “trăm sông đều đổ ra biển cả”.
Lượng thải từ đất liền ra biển ở nước ta chiếm khoảng 50-60%. (theo số liệu
biendoikhihau.gov.vn)
+ Các hoạt động trên biển:
- Các hoạt động trên biển như hàng hải, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, phát
triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dò và khai thác khoáng
sản biển (chủ yếu dầu, khí), nhận chìm tàu và các sự cố môi trường biển khác (tràn
dầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất độc hại,...).
- Sự phát triển của vận tải biển là một lợi thế lớn về nền kinh tế, nhờ vào lơi
thế vượt trội về tiết kiệm thời gian, vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn của
nó so với các loại hình vận tải khác, nhưng cũng do vậy đã làm gây hại cho môi
trường.
- Việc xây dựng nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, việc nạo vét các
luồng lạch, đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, phá hủy hệ sinh thái vùng cửa
sông, ven biển ngập mặn và những vùng đất nhiễm phèn, gây ra một sự đảo lộn,


cùng với việc các phế thải dầu, mỡ được đổ ra. Hệ thống đường thuỷ phát triển

dẫn đến ngày càng nhiều các phương tiện vận tải hoạt động, “lượng dầu mỡ gây ô
nhiễm tới 50% nguồn gây ô nhiễm” (Theo số liệu caonguyenxanhgroup.vn).
1.2.2 Yếu tố tự nhiên
a. Các vi sinh vật gây hại: Do các loại vi sinh vật biển, vi tảo biển gây hại
ngày một gia tăng về số lượng, tham gia vào hiện tượng thuỷ triều đỏ, làm suy
giảm số lượng các sinh vật biển có lợi.
b. Các hoạt động địa chất như: núi lửa, bão… làm chết hàng loạt sinh vật
biển, xác của chúng không được xử lý đã gây ô nhiễm vùng biển đới bờ. Bên cạnh
đó, sự đứt gãy của vỏ trái đất làm rò rỉ những mỏ dầu ở đáy đại dương cũng đã
góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm biển.
c. Không khí ô nhiễm: Các hoạt động tương tác biển – khí cũng kéo theo hiện
tượng lắng đọng các chất gây ô nhiễm xuống biển. Loại này khó theo dõi và quản
lý vì thường phát tán trên diện rộng. Nồng độ CO2 được hòa tan vào trong nước
biển tăng lên nhanh chóng cùng với nhiều chất nguy hại và bụi kim loại nặng được
không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ trong khí quyển của trái đất do hiệu
ứng nhà kính đã kéo theo sự dâng cao của mực mước biển và thay đổi môi trường
sinh thái biển.
1.3 KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
1.3.1 Khái niệm pháp luật
“Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội theo mục tiêu định hướng cụ thể.” (trích dẫn từ luatminhgia.vn).


Do đó, pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách cư xử cho mọi
người trong xã hội, giúp cho mọi chủ thể trong xã hội đều có thể tìm được cách cư
xử phù hợp với ý chí, mong muốn của nhà nước và giúp nhà nước quản lý xã hội,
thiết lập và giữ gìn trật tư xã hội. Các lĩnh vực đời sống xã hội mà pháp luật điều
chỉnh bao trùm rộng khắp, trong đó có môi trường biển.
1.2.3 Khái niệm pháp luật trong việc bảo vệ môi trường

Pháp luật môi trường: pháp luật môi trường đối với chúng ta còn rất mới. Hệ
thống pháp luật môi trường, bao gồm tấc cả các quy định về việc bảo tồn và sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều chỉnh vấn đề này, Nhà nước
ban hành pháp luật về quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình khai
thác, sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh
học như: bảo vệ nguồn nước, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ nguồn thủy sinh, bảo vệ
và phát triển rừng, tài nguyên khoáng sản,…Các quy định này, điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội phát sinh theo hướng đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp
của các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ cho hoạt động
phát triển, đồng thời cũng gắn chặt trách nhiệm của họ trong việc bảo tồn và sử
dụng hợp lý chúng, đảm bảo lợi ích chung lâu dài của cộng đồng.
Pháp luật về bảo vệ môi trường biển cơ bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các
chủ thể phát sinh trong các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, pháp luật bảo vệ môi trường biển điều chỉnh các mối quan hệ phát
sinh trong quá trình các chủ thể tiến hành hoạt động trên biển như hoạt động hàng
hải, dầu khí, các hoạt động xây dựng các công trình trên biển… nhằm mục đích
bảo vệ môi trường biển.


Thứ hai, pháp luật về bảo vệ môi trường biển được ban hành nhằm mục đích
phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực cho môi
trường biển, khắc phục và xử lí các hậu quả xảy ra đối với môi trường biển từ mọi
hoạt động.
Thứ ba, pháp luật về bảo vệ môi trường biển qui định về quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể có liên quan.
Tóm lại, Pháp luật về bảo vệ môi trường biển là tổng hợp các qui phạm pháp
luật điều chỉnh mối quan hệ phát sinh và tồn tại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
biển giữa các chủ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho
môi trường biển, khắc phục và xử lý hậu quả nhằm đảm bảo phát triển bền vững,
góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Việt Nam.

1.3 VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
Hệ thống pháp luật đã bảo vệ môi trường biển bằngviệc thể chế hóa các
chính sách, kế hoạch của Đảng, nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường biển
và quy định các phương tiện, biện pháp, nhân lực,... để đảm bảo thực hiện các
chính sách, kế hoạch đó. Chính vì thế, pháp luật về bảo vệ môi trường biển đã trở
thành một công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo vệ môi trường biển. Đặc biệt, thời
gian qua pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở nước ta đã từng bước được xây
dựng và hoàn thiện, góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh
vực môi trường biển.
1.3.1 Pháp luật quy định các quy tắc xử sự cho con người khi tác động vào môi
trường biển
Pháp luật đã định hướng các hành vi con người theo hướng có lợi cho môi
trường biển, đảm bảo các hành vi của con người không xâm hại tới môi trường
biển, hạn chế những tác hại, ngăn chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường biển.


Ví dụ: Luật bảo vệ môi trương năm 2014 quy định về những hành vi bị
nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển như: Phá hoại, khai thác, đánh
bắt các nguồn tài nguyên biển; đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng
phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng
theo quy định của pháp luật; Qui trình xử lý chất độc, chất phóng xạ, chất thải và
chất gây hại cho biển khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo
vệ môi trường biển;Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các
chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước; Thải khói,
bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các
chất ion hóa vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép; Nhập khẩu, quá cảnh chất
thải dưới mọi hình thức...
1.3.2 Pháp luật quy định các chế tài ràng buộc con người thực hiện những đòi hỏi
của pháp luật để bảo vệ môi trường biển
Trong thực tế các chủ thể khi tham gia hoạt động kinh tế- xã hội thường chỉ

chú ý tới lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích chung của môi trường biển, cộng
đồng, bỏ qua nghĩa vụ phải thực hiện với môi trường biển và không tự giác thực
hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường biển. Chẳng hạn, khi thực hiện nghĩa vụ đánh
giá tác động môi trường, các chủ dự án cảng biển, công trình trên biển thường chỉ
thấy trước lợi ích của mình do đó luôn tìm cách lẩn tránh nghĩa vụ pháp lý với môi
trường biển. Khi đó, chế tài mà pháp luật quy định đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ lợi ích của chính tổ chức, cá nhân và lợi ích chung lâu dài của xã hội.
Các chế tài đó không chỉ là biện pháp trừng phạt vi phạm pháp luật môi trường
biển, ngăn ngừa, giáo dục cải tạo chủ thể vi phạm mà còn răn đe chủ thể khác để
họ tự giác tuân theo các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển, qua đó
ngăn ngừa và hạn chế tác động xấu do con người gây ra cho môi trường.


Vì thế, pháp luật quy định các chế tài hành chính, dân sự, hình sự để buộc các
tổ chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật trong việc khai thác
và sử dụng các yếu tố môi trường biển.
1.3.3 Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Như ta đã biết, tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đều cần phải có sự quản lý
của nhà nước và môi trường biển cũng không là ngoại lệ. Hơn thế, bảo vệ môi
trường biển còn là một hoạt động, nhiệm vụ phức tạp bởi môi trường biển là phạm
vi rộng lớn và có kết cấu phức tạp nên rất cần có hệ thống tổ chức quản lý phù
hợp, hiệu quả.
Pháp luật đã có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho các tổ
chức, cơ quan bảo vệ môi trường biển.
Việc ban hành các văn bản pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý để các cơ quan này
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, đảm bảo hoàn thành tốt
công tác quản lý Nhà nước đối với môi trường biển. Pháp luật cũng phân chia
nhiệm vụ giữa các cơ quan, tránh việc quản lý chồng chéo, đồng thời tao ra sự
phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cơ quan, nâng cao hiệu quả của quản lý

Nhà nước về môi trường biển.
Ngoài ra, vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường biển còn thể hiện
ở việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường biển.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
1. Bảo vệ môi trương biển là toàn bộ hoạt động của nhà nước, các tổ chức và cá
nhân có những hoạt động liên quan đến môi trường biển nhằm kiểm tra, xem xét
để ngăn ngừa những sai phạm, từ đó ta có thể loại trừ , hạn chế những tác động
xấu đối với môi trường biển, phòng ngừa ô nhiễm biển, suy thoái tài nguyên biển.
Đồng thời khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường biển gây ra nên góp
phần vào duy trì, cải thiện và phát triển nền kinh tế biển Việt Nam.
2. Bảo vệ môi trường biển là một hoạt động trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết của
các quốc gia có biển, việc bảo vệ có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác
nhau. Một trong những phương pháp hữu hiệu được nhiều nước phát triển sử dụng
và nó cong phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị cũng như ý thức của người dân
Việt Nam ta là bằng Pháp luật.
3. Pháp luật về bảo vệ môi trường biển là một bộ phận của pháp luật môi trường,
bao gồm các nguyên tắc điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh và tồn tại giữa
các chủ thể coa những hoạt động liên quan đến môi trường biển nhằm mục đích
hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại cho môi trường biển, khắc phục và xử
lí hậu quả nhằm nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Pháp luật về bảo vệ môi
trường biển là một công cụ phòng ngừa ô nhiễm biển, nâng cao ý thức của người
dân, góp phần thay đổi nhận thức của người dân về môi trường biển và thúc đẩy
phát triển nền kinh tế biển của Việt Nam.

Chương 2


THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN CỦA

VIỆT NAM

2.1 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG BIỂN CỦA VIỆT NAM
Ở Việt Nam, pháp luật môi trường nói chung phát triển chậm. Cho tới thời
điểm hiện tại, ngành pháp luật môi trường phát triển chậm nhất trong các ngành
luật khác. Pháp luật về bảo vệ môi trường biển là một bộ phận của pháp luật môi
trường, nên nó cũng hình thành và phát triển muộn. Pháp luật về bảo vệ môi
trường biển ta có thể chia thành hai thời kì chính như sau:
2.1.1 Thời kì trước năm 1986
Với một quốc gia có biển như Việt Nam, môi trường biển được quan tâm rất
sớm, ngay khi đường biển có giá trị giao thông vận tải, thương mại, an ninh quốc
phòng,… Chiến lượt tiến ra biển được thể hiện qua các thời kì phát triển, trong
xây dựng và giữ nước của Việt Nam. Tuy nhiên, trước năm 1986 pháp luật về môi
trường biển chưa thật sự được hình thành và phát triển. Vì vậy pháp luật về bảo vệ
môi trường biển là một lĩnh vực gần như bỏ trắng. Pháp luật môi trường và pháp
luật liên quan đến biển đều chưa hình thành, các văn bản pháp luật quan trọng như
luật bảo vệ môi trường chưa được ban hành. Tuy nhiên, do tính tồn tại tất yếu của
nó, thậm chí từ trước năm 1945, cũng đã có một số văn bản pháp luật có liên quan
đến môi trường biển và các hoạt động trên biển như: Nghị định ngày 22/06/1936
của Bộ trưởng thuộc địa qui định về chiều rộng lãnh hải cho hoạt động đánh cá;
Nghị định 104/1306 ngày 14/3/1948 qui định vùng tiếp giáp lãnh hải; Tuyên bố
1965 về các biện pháp bảo vệ lãnh hải trong chiều rộng 03(ba) hải lí; Tuyên bố
của Tổng thống Sài Gòn ngày 7/9/ 1967 về quyền kiểm soát trực tiếp trên phần


thềm lục địa tiếp giáp lãnh hải; Luật Dầu Lửa năm 1970 của chính quyền Sài Gòn,
…Những văn bản pháp luật nêu trên tuy có những văn bản không phải là nguồn
gốc từ văn bản pháp luật hiện đại nhưng nó cũng được xem là những văn bản đặt
nền móng cho hệ thống pháp luật về biển, bảo vệ môi trường biển.

Tình trạng kém phát triển của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển
trong thời kì này do các nguyên nhân sau:
+ Trong xu thế chung của thế giới, thời kì này, luật pháp quốc tế và pháp
luật của các quốc gia về biển và bảo vệ môi trường biển chưa được chú trọng phát
triển.
Mặc dù, những văn bản phát luật quốc tế và quốc gia đầu tiên đã được ban
hành từ giữa thế kỉ XV, nhưng nó chưa hình thành một hệ thống với những
nguyên tắc và các chế định rõ rang. Hơn nữa, đó chỉ là những qui ước sơ khai về
việc phân chia ranh giới trên biển, chưa có liên quan đến bảo vệ môi trường của
biển. Hệ thống pháp luật về biển và môi trường biển chỉ mới chính thức hình
thành từ giữa thế kỉ XX, đánh dấu bằng những tuyên bố về biển của các Tổng
thống Mỹ 1945, của Santiago 1952, của Lima 1970...Hội Nghị lần thứ nhất về luật
biển quốc tế được tổ chức lần một vào năm 1958 tại Giơ-ne-vơ, lần thứ hai năm
1960. Liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường biển, Hội nghị Hàng hải quốc tế
đã họp tại Oashinton năm 1926 giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi
trường biển do dầu từ hoạt động tàu thuyền, Tổ chức hàng hải quốc tế được thành
lập năm 1948 và được đi vào hoạt động năm 1959, thậm chí Công ước UNLOS
1982 cũng được kí kết,…Mặc dù vậy, tất cả những Hội nghị quốc tế, Điều ước
quốc tế nêu trên mới chỉ là tiền đề để hình thành một hệ thống pháp luật về bảo vệ
môi trường và môi trường biển quốc tế. Vì vậy, trong bối cảnh đó, việc hình thành
một hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam là chưa thật sự cấp thiết.


+ Trước năm 1986, đặc biệt là trước năm 1975, Việt Nam trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, điều kiện kinh tế xã hội còn
nghèo nàn. Khi đó, toàn xã hội tập trung sức người, sức của cho chiến tranh, nền
kinh tế rất khó khăn, đời sống người dân vô cùng bần cùng, trình độ dân trí thấp.
Vì vậy, việc bảo vệ môi trường nói chung hay bảo vệ môi trường biển nói riêng
chưa được dành sự quan tâm nhiều cũng như sự đầu tư từ nhà nước và đây cũng là
tình trạng chung của nhiều ngành pháp luật khác ở Việt Nam trong thời kì chiến

tranh này.
+ Hệ thống phấp luật Việt Nam trong thời kì trước năm 1986 không phải là
một hệ thống pháp luât hoàn thiện. Với cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu
bao cấp cùng sự chi phối mạnh mẽ của các chỉ tiêu kinh tế nhà nước đã hạn chế sự
phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong đó có nhiều ngành luật như:
Luật tài chính, Luật thương mại, Luật đất đai…
Do đó, sự kém phát triển của pháp luật về bảo vệ môi trường nó nằm trong
xu thế chung của hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kì này.
2.1.2 Thời kì từ năm 1986 đến nay
Sau năm 1986, đất nước có những thay đổi mạnh mẽ về các điều kiện kinh tế
xã hội, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển cũng được hình thành và
ngày càng phát triển.
Giai đoạn này, Việt Nam bước sang thời kì đổi mới, chuyển sang cơ chế thị
trường, được đánh dấu bằng sự thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
năm 1986. Sauk hi hoàn thành hai cuộc trường kì kháng chiến của dân tộc, Việt
Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và kinh tế xã hội. Đại hội Đảng lần
thứ VI được coi là cột mốc đánh dấu sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó,
việc bình thường hóa quan hệ với Hoa kì và chủ trương hội nhập kinh tế xã hội


cũng là tác động tích cực trong giai đoạn này. Với chủ trương đổi mới đất nước,
với sự chuyển mình của dân tộc, cùng với quá trình gia nhập nhập nhanh, mạnh,
tích cực với cộng đồng quốc tế, sự đòi hỏi hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia
như một đòi hỏi tất yếu của quá trình toàn cầu hóa. Hệ thống luật môi trường và
pháp luật bảo vệ môi trường biển cũng được hình thành và phát triển trong bối
cảnh đó. Như vậy, ta có khẳng định rằng chưa bao giờ pháp luật Việt Nam lại có
bước tiến vượt bậc việc xây dựng và hoàn thiện như giai đoạn sau năm 1986.
Vào năm 1990, cùng với bộ luật Hàng hải thì Việt Nam cũng chỉ có bộ luật
Hình sự năm 1986 được coi có tính hình thức pháp lí là bộ luật. Pháp luật về môi
trường của Việt Nam đã thực sự hình thành và phát triển sau khi Việt Nam chính

thứ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về bảo vệ môi trường tại Jio De
Janeiro năm 1992 và sự ban hành của hiến pháp 1992, Luật bảo vệ môi trường
1993 được ban hành và bây giời là Luật bảo vệ môi trường 2014. Hàng loạt các
văn bản và chế định cơ bản của pháp luật môi trường đã được ban hành và ngày
càng hoàn thiện như pháp luật bảo vệ môi trường biển, pháp luật về bảo tồn đa
dạng sinh học, pháp luật về bảo vệ các nguồn tài nguyên biển, pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm các thành phần tài nguyên, pháp luật về việc giải quyết các tranh
chấp môi trường,… Những chế định này đặt nền móng cho hoạt động bảo vệ môi
trường, trong đó có bảo vệ môi trường biển.
Có được sự thay đổi tích cực đó là do hệ thống pháp luật này chụi những ảnh
hưởng cơ bản sau:
+ Trên thế giới, sự hợp tác quốc tế cũng như hệ thống pháp luật quốc tế về
bảo vệ môi trường biển ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Sau thập
kỉ phi thực dân hóa những năm 1970, nhiều quốc gia độc lập ra đời dẫn tới cuộc
đấu tranh của các nước thuộc thế giới thứ ba đòi thay đổi trật tự pháp lí cũ trên
biển. Hàng loạt các chế định, qui định về biển đã được hình thành. Có thể kể đến


Quy tắc về đánh giá tổn thất trong các vụ đâm va hàng hải (Quy tắc Lisbon 1988);
Công ước về vận chuyển chất thải xuyên biên giới (Basel 1989); Công ước về sẵn
sàng ứng phó và hợp tác phòng chống ô nhiễm dầu (OPRC 1990); Nghị định thư
sửa đổi năm 2005; hay Công ước trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm
từ dầu nhiên liệu năm 2001,… Bên cạnh đó, nhiều công ước đã được kí kết trong
giai đoạn trước thì cũng được sửa đổi bổ sung theo hướng hoàn thiện hơn như
Công ước đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu từ CLC 1969 đã được bổ sung năm
1992… Các điều ước nêu trên đã đặt ra trách nhiệm đối với các quốc gia thành
viên, trong đó có Việt Nam, việc phải hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia môi
trường và bảo vệ môi trường biển. Chính vì vậy, pháp luật về bảo vệ môi trường
biển đã có nhiều chuyển biến tốt.
+ Các quốc gia có biển trên thế giới tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật

quốc gia về các hoạt động liên quan đén biển và bảo vệ môi trường biển. Ta có thể
kể đến các nước đã khá thành công trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc
gia về biển như: Nhật Bản, Hoa Kì, Nga, Canada, Brazil, Trung Quốc,… Đặc biệt,
các nước Châu Âu, Châu Mĩ tỏ ra là những nước tiên phong đi đầu trong việc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật biển. Như quốc gia Canada, sau khi gia
nhập Công ước Luật biển UNLOS 1982, Canada đã ban hành Luật biển năm 1996;
Luật Bảo vệ Môi trường năm 1999; Luật trách nhiệm Hàng hải 2001 và các qui
tắc; Luật vận tải Canada 2001,…Cũng với quá trình hoàn thiện không ngừng,
Colombia cũng đã ban hành nhiều văn bản có liên quan như Luật số 300 năm
1996 về Du lịch biển, Luật khoán sản năm 2001, Luật số 99 năm 2003 về Xây
dựng chính sách quốc gia về Môi trường và tài nguyên biển tái tạo,… Còn ở Hoa
Kì, quốc gia này cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật cấp liên bang có liên
quan đến môi trường và bảo vệ môi trường biển như ngoài Luật biển, còn có Luật
quản lí vùng ven biển, Luật quản lí và bảo tồn nghề cá, Luật về các loài sinh vật


biển nguy cấp, Luật quản lí và Bảo vệ rạng sang hô, Luật hợp tác về hải dương
học quốc gia,…
Trong khi đó, các quốc gia Chân Á dù châm hơn Châu Âu và các quốc gia
Nam Mĩ nhưng cũng tích cực ban hành nhiều qui định về biển và bảo vệ môi
trường biển. Nhật Bản, một nước phát triển của Châu Á, một nước có hệ thống
pháp luật bảo vệ môi trường biển hoàn thiện với nhiều văn bản luật quan trọng
như Luật cơ bản về biển ( tháng 5/20010), Luật liên quan đến ô nhiễm biển và
phòng chống sự cố trên biển (tháng 8/2010),…
+ Trong bối cảnh mà nhiều quốc gia hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển,
pháp luật bảo vệ môi trường biển, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để học
hỏi, tích lũy và kế thừa những kinh nghiệm trong việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật quốc gia về bảo vệ ô nhiêm môi trường. Sau năm 1986, Việt Nam đổi mới
một cách toàn diện, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì nên việc giao thương gữa
Việt Nam và các nước, nhất là các quốc gia phương Tây, tạo điều kiện cho kinh tế

biển, các hoạt động liên quan đến biển, đặc biệt là vận tải hàng hải phát triển. Điều
này đã tạo ra một sức ép lớn cho môi trường và môi trường biển. Do vậy, nhu cầu
bảo vệ môi trường biển trở thành cấp thiết hơn bao giờ hết.Trong xu thế đó, hệ
thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam cũng đã ngày được hình
thành, xây dựng và hoàn thiện hơn.
Với sự phát triển không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng của pháp luật
môi trường, pháp luật biển và pháp luật bảo vệ môi trường ngày nay cũng đang
được thay đổi theo chiều hướng tích cực với các nội dung của nó. Nhìn nhận
khách quan, sự ghi nhận của pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ môi trường
biển với các nội dung của nó đã đánh dấu một bước ngoặc phát triển của hệ thống
pháp luật môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì các quy định pháp
luật về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Cụ thể được phân tích ở phần sau.


2.2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM
2.2.1 Thực trạng về xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường biển
Bất cập của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam.
Hiện nay, có khá nhiều các văn bản liên quan đến môi trường biển trong hệ thống
pháp luật ở nước ta có thể kể đến như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật hàng hải,
Luật Đa dạng sinh học biển, Luật Tài nguyên nước, Luật Tài nguyên và Khoáng
sản biển, Luật Bảo tồn các vi sinh vật biển…. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham
gia vào nhiều Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển tiêu biểu như Công
ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Công ước luật biển UNLOS
1982, Công ước về phòng ngừa ô nhiễm dầu Marpol… Thế nhưng, việc tham gia
những Công ước chưa có sự gắn kết với những văn bản, chính sách của Nhà nước,
nên đã tạo ra những bất cập và còn nhiều hạn chế như văn bản luật còn thiếu, chưa
cụ thể, chưa phù hợp với thực tế, bộc lộ những vướng mắc trong quá trình thực
hiện, hiệu lực thi hành còn thấp. Đồng thời, sự gắn kết giữa các Công ước quốc tế
liên quan chưa có sự nhất thống, còn mờ nhạt.

Cụ thể như là việc triển khai Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Dù luật đã
được ban hành từ năm 1994 đến nay đã trải qua hơn 20 năm thi hành và có bổ
sung, sửa đổi, cùng nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai, nhưng khi so với các
nước phát triển, lĩnh vực bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam còn khá mới và chỉ
được quan tâm đặc biệt trong khoảng 6-7 năm trở lại đây do yêu cầu quản lý môi
trường biển trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, pháp luật về
bảo vệ môi trường biển của ta chưa điều chỉnh hết các mối quan hệ trong các hoạt
động liên quan đến biển, một số văn bản còn chưa được ban hành hoặc đã ban
hành nhưng không sát với thực tế, thiếu tính thực dụng, không thể thi hành được.
Cụ thể như, việc xử lý hình sự đối với những người phạm tội về pháp luật môi


trường biển gặp nhiều trở ngại do Luật hình sự của ta quy định chỉ xử lý hình sự
đối với cá nhân, nhưng trên thực tế ở Việt Nam thì việc các chủ thể gây ô nhiễm
môi trường biển lại chủ yếu là do những tổ chức hay các tàu. Ví dụ như vụ gây ô
nhiễm quan trọng cho nguồn nước là việc xả thải gây ô nhiễm của Công ty Vedan
Việt Nam đã xảy ra một thời gian nhưng đến nay vẫn chưa xác minh xong thiệt
hại của vụ việc này. Một phần cũng do kinh phí cho ngành bảo vệ môi trường
thấp, dẫn đến thiếu trang thiết bị kỹ thuật để kiểm tra, phân tích ô nhiễm.
Mặt khác, công tác giáo duc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường
biển chưa sâu rộng, chưa được thực hiện thường xuyên, chưa phổ biến rộng rã,
nên ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường biển của các doanh nghiệp, các ngư
dân, cá nhân,…vẫn chưa được tích cực, họ vẫn chưa có sự am hiểu về luật.
2.2.2 Thực trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời gian qua
Các vi phạm về bảo vệ môi trường trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào
các vấn đề sau:
+ Về thủ tục hành chính:
- Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước về
bảo vệ môi trường phê duyệt;
- Không đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan có thẩm quyền

để xác nhận;
- Không có giấy phép quản lý chất thải nguy hại;
- Không có văn bản báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định
cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án về nội dung quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;


×