Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

giáo án tác giả nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.1 KB, 11 trang )

GIÁO ÁN NAM CAO


-

MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức
Học sinh nắm được những nét chính về con người, về quan điểm nghệ

-

thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.
Học sinh có được những kiến thức về các tác phẩm nổi bật của nhà văn

I.

-

Nam Cao.
2. Về kĩ năng
Học sinh có kĩ năng đọc hiểu một bài văn học sử về tác gia văn học.
Học sinh có kĩ năng phân tích, khái quát những nét chính về cuộc đời, sự

-

nghiệp văn học của một tác gia văn học.
Học sinh rèn kĩ năng trình bày trước tập thể.
Học sinh rèn kĩ năng hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp những vấn đề văn

-


học sử về tác gia văn học.
3. Về thái độ
Bồi dưỡng ở học sinh thái độ trân trọng, yêu mến tài năng của nhà văn

-

Nam Cao.
Bồi dưỡng ở học sinh thái độ trân trọng đối với những đóng góp của nhà

-

văn Nam Cao.
Học sinh có hứng thú tìm hiểu về tác giả Nam Cao và các tác phẩm của

-

-

Nam Cao.
II.
CHUẨN BỊ:
1. Đối với giáo viên
Sách giáo khoa Ngữ văn 11, cơ bản, tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 11, cơ bản, tập 1.
Giáo án giảng dạy.
Chuẩn kỹ năng kiến thức.
2. Đối với học sinh
Sách giáo khoa Ngữ văn 11, cơ bản, tập 1.
Tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
III.

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:


-

-

Sử dụng phối hợp các phương pháp:
+ Phương pháp phát vấn
+ Phương pháp diễn giảng
+ Phương pháp gợi mở
Sử dụng phối hợp các thao tác:
+ Thao tác đọc hiểu
+ Thao tác phân tích, tổng hợp
+ Thao tác bình giảng
IV.

TIẾN TRÌNH BÀI MỚI
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới
Với tài năng và quan điểm tiến bộ của mình, Nam Cao đã có nhiều
đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung và văn học hiện thực nói
riêng. Nam Cao còn là tấm gương cho tất cả chúng ta học hỏi về một
con người lao động đầy tâm huyết. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về
tác giả Nam Cao.
Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN VÀ HỌC SINH
Hoạt động 1:

- Em hãy nêu những nét tiêu
biểu về tiểu sử của nhà văn
Nam Cao.
- Giáo viên hỏi học sinh rồi chốt
lại vấn đề bằng cách hệ thống
lại những ý học sinh nói đúng
và sửa chữa bổ sung thêm
những phần học sinh nói sai
hoặc chưa nói.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Tiểu sử và con người
của nhà văn Nam Cao
1. Tiểu sử:
Nam Cao (1917- 1951) tên khai
sinh là Trần Hữu Tri.
Nam Cao xuất thân trong một
gia đình nông dân ở làng Đại
Hoàng, tổng Cao Đà, huyện
Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh
Hà Nam -> Ông đã ghép hai
I.

-


-

-


-

-

-

-

-

-

Dựa vào sách giáo khoa, em
hãy cho biết những đặc điểm
cơ bản về con người nhà văn
Nam Cao.
Học sinh trả lời, các học sinh
khác tham gia bổ sung ý kiến.

chữ của tên tổng và huyện làm
bút danh: Nam Cao.
Học hết bậc Thành chung, Nam
Cao vào Sài Gòn kiếm sống và
bắt đầu sáng tác.
Sau khi có gia đình, Nam Cao
sống bằng nghề ông giáo trường
tư, gia sư, viết văn.
Tháng 4/ 1943 Nam Cao tham
gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở
Hà Nội.

Năm 1946 Nam Cao có mặt
trong đoàn quân Nam Tiến vào
đến Nam Trung Bộ.
Mùa thu năm 1947 Nam Cao
lên Việt Bắc làm công tác báo
chí, tuyên truyền phục vụ kháng
chiến.
Năm 1950 Nam Cao tham gia
chiến dịch Biên giới.
Tháng 11/1951 Nam Cao hy
sinh trong chuyến công tác ở
vùng địch hậu Liên khu III.
Con người
Nam Cao là con người có bề
ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng
ông có đời sống nội tâm rất
phong phú, luôn luôn sôi sục, có
khi căng thẳng. Ông luôn
nghiêm khắc đấu tranh với bản
thân để thoát khỏi lối sống tầm
thường nhỏ hẹp, để vươn tới
cuộc sống cao đẹp xứng đáng
với danh hiệu con người.
Nam Cao là người có tấm lòng
đôn hậu, chan chứa tình yêu
2.

-

-



thương, đặc biệt ông có sự gắn
bó sâu nặng với quê hương và
những người nông dân nghèo
khổ bị áp bức và bị khinh miệt
trong xã hội cũ.
 Nam Cao là tấm gương cao
đẹp của một nhà văn chân
chính.
Hoạt động 2:
- Sự nghiệp văn học của nhà văn
Nam Cao có thể được tìm hiểu
qua những khía cạnh nào?.
- Em hãy trình bày quan điểm
nghệ thuật của nhà văn Nam
Cao.
- Học sinh trả lời và tham gia bổ
sung ý kiến.
- Giáo viên nêu quan điểm nghệ
thuật của tác giả qua lời phát
ngôn của tác giả hay qua lời
của nhân vật trong các tác
phẩm của tác giả.
- Giáo viên chốt lại vấn đề.

Sự nghiệp văn học của
nhà văn Nam Cao
1. Quan điểm nghệ thuật
Trong cuộc đời cầm bút, Nam

Cao luôn suy nghĩ về vấn đề
“sống và viết”, ông rất có ý thức
về quan điểm nghệ thuật của
mình. Và có thể nói, phải đến
Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực
trong văn học Việt Nam từ 1930
đến 1945 mới thực sự tự giác
đầy đủ về những nguyên tắc
sáng tác của nó.
Nam Cao quan niệm văn học
phải gắn liền với cuộc sống.
Trong “Giăng sáng” (1942), ông
phê phán thứ văn chương thi vị
hóa cuộc sống đen tối, bất công,
coi đó là thứ “ánh trăng lừa
dối”; đồng thời ông yêu cầu
nghệ thuật phải gắn bó với đời
II.

-


-

-

Giáo viên chốt lại về quan
điểm sáng tác của nhà văn
Nam Cao: Nam Cao là một
trong số không nhiều các nhà

văn trước Cách mạng Tháng
Tám 1945 tự giác về quan
điểm nghệ thuật và có quan
điểm nghệ thuật tiến bộ. Mặc
dù không có những tác phẩm
chuyên luận chuyên bàn về
quan điểm nghệ thuật, nhưng
rải rác trong các sáng tác của
Nam Cao, ta thấy quan điểm
nghệ thuật của ông được thể
hiện khá hệ thống, nhất quán

-

sống, nhìn thẳng vào sự thật
“tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi
khốn khổ, cùng quẫn của nhân
dân, vì họ mà lên tiếng.
Nam Cao quan niệm tác phẩm
văn học phải có giá trị nhân
đạo sâu sắc.Trong truyện ngắn
“Đời thừa” (1943), Nam Cao
không tán thành loại sáng tác
“chỉ tả được cái bề ngoài của xã
hội” và khẳng đinh: “Một tác
phẩm thật giá trị, phải vượt lên
bên trên tất cả các bờ cõi và giới
hạn, phải là một tác phẩm chung
cho cả loài người. Nó phải chứa
đựng được một cái gì lớn lao,

mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa
phấn khởi. Nó ca tụng lòng
thương, tình bác ái, sự công
bình… Nó làm cho người gần
người hơn”. -> Trong quan
niệm của Nam Cao, tư tưởng
nhân đạo là một yêu cầu tất yếu
đối với “một tác phẩm hay”,
“một tác phẩm thật giá trị”.
Nam Cao ý thức sâu sắc và đòi
hỏi rất cao sự tìm tòi sáng tạo
trong nghề văn: “Văn chương
không cần đến những người thợ
khéo tay, làm theo một vài kiểu
mẫu đưa cho. Văn chương chỉ
dung nạp những người biết đào
sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo
những cái gì chưa có” (Đời
thừa). Ông đòi hỏi nhà văn phải
có lương tâm, có nhân cách


và có nhiều điểm tiến bộ so với
nhiều nhà văn cùng thời.

-

-


-

xứng đáng với nghề nghiệp của
mình và ông cho rằng sự cẩu thả
trong văn chương chẳng những
là “bất lương” mà còn là “đê
tiện”.
 Quan điểm nghệ thuật tiến
bộ.

Em hãy cho biết các đề tài
chính trong sáng tác của nhà
văn Nam Cao được chia làm
mấy giai đoạn?
Em hãy làm rõ các đề tài trong
từng giai đoạn và nêu tên tác
phẩm tiêu biểu.
Sau khi học sinh trả lời, giáo
viên chốt vấn đề
Giáo viên kể và phân tích
nhanh những tác phẩm tiêu
biểu cho các đề tài của tác giả.

Các đề tài chính
• Trước Cách mạng Tháng
Tám:
Sáng tác của Nam Cao trước
Cách mạng Tháng Tám tập
trung vào hai đề tài chính:
Người trí thức nghèo và người

nông dân nghèo.
Đề tài người trí thức nghèo
+ Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn
bi kịch tinh thần của người trí
thức nghèo trong xã hội cũ,
những “giáo khổ trường tư”,
nhà văn nghèo, viên chức nhỏ.
2.

-


-

Họ có ý thức sâu sắc về giá trị
sự sống và nhân phẩm, có hoài
bão, có tâm huyết và tài năng,
muốn xây dựng một sự nghiệp
tinh thần cao quý, nhưng lại bị
gánh nặng áo cơm, hoàn cảnh
xã hội ngột ngạt làm cho “chết
mòn”, phải sống như “một kẻ
vô ích, một người thừa”.
+ Nam Cao phê phán sâu sắc xã
hội ngột ngạt, phi nhân đạo, bóp
nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn
con người, đồng thời thể hiện
niềm khao khát một lẽ sống lớn,
khao khát một cuộc sống sâu
sắc, có ích và thực sự có ý

nghĩa, xứng đáng là cuộc sống
con người.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Giăng
sáng, Đời thừa, Những truyện
không muốn viết, Mua nhà,
Truyện tình, Quên điều độ,
Cười, Nươc mắt,… và tiểu
thuyết Sống mòn.
Đề tài người nông dân nghèo
+ Nam Cao viết về cuộc sống
tối tăm, số phận bi thảm của
người nông dân (Tác phẩm Chí
Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Lang
Rận, Một bữa no, Một đám
cưới, Mua danh, Điếu văn, Trẻ
con không được ăn thịt chó, Tư
cách mõ, Nửa đêm).
+ Nam Cao đã dựng lên một
bức tranh chân thực về nông
thôn Việt Nam nghèo đói, xơ
xác trên con đường phá sản, bần


Hoạt động 3:
- Em hãy nêu phong cách nghệ
thuật của nhà văn Nam Cao
- Sau khi học sinh trả lời, giáo
viên hệ thống lại và chốt vấn
đề.
- Giáo viên phân tích diễn giảng.


-

Giáo viên chốt lại vấn đề của
toàn bài học: Nam Cao là nhà
văn hiện thực lớn, nhà nhân
đạo chủ nghĩa lớn. Ông có
quan điểm nghệ thuật sâu sắc
tiến bộ, đạt được nhiều thành
tựu sâu sắc về đề tài người trí
thức nghèo và đề tài người
nông dân nghèo. Nam Cao là
một nhà văn có phong cách

-

cùng, hết sức thê thảm vào
những năm 1940- 1945. Ông
thường chú ý đến những con
người thấp cổ bé họng, những
số phận bi thảm. Ông đặc biệt đi
sâu vào tình cảnh số phận
những con người bị đày đọa vào
cảnh nghèo đói, cùng đường, bị
hắt hủi,lăng nhục một cách tàn
nhẫn, bất công (Tác phẩm Chí
Phèo, Một bữa no, Tư cách mõ,
Lang rận, Nửa đêm,…).
+ Nam Cao kết án đanh thép cái
xã hội tàn bạo đã hủy diệt nhân

tính của những con người vốn
bản tính hiền lành. Ông còn đi
sâu vào nội tâm nhân vật để
phát hiện và khẳng định nhân
phẩm và bản chất lương thiện
của họ, ngay cả khi họ bị xã hội
vùi dập, cướp mất cả nhân hình,
nhân tính ( Tác phẩm Chí
Phèo).
• Sau Cách mạng Tháng
Tám:
Sau Cách mạng, Nam Cao là
cây bút tiêu biểu của văn học
giai đoạn kháng chiến chống
Pháp với các tác phẩm tiêu
biểu: Nhật kí ở rừng (1948),
truyện ngắn Đôi mắt (1948),
tập kí sự Chuyện biên giới
(1950).
3. Phong cách nghệ thuật
Nam cao luôn hướng tới thế
giới nội tâm của con người.
Nam Cao có biệt tài trong việc


-

nghệ thuật độc đáo.
Giáo viên đọc nhận xét của Hà
Minh Đức về tác giả Nam Cao:

“Nam Cao đến thẳng với nhân
vật và người đọc bằng một tấm
lòng. Tấm lòng ấy được nuôi
dưỡng và lớn lên từ những
cảnh đời nghèo khổ. Hình ảnh
bà mẹ già ngồi trủng trẳng nhai
cơm nguội mỗi buổi chiều,
những đứa em thiếu ăn thiếu
mặc quây quần trong cảnh đời
vất vả, những người hàng xóm
giàu tình thương mà lại nhiều
bất hạnh, một mái rạ, một
mảnh vườn xơ xác sau những
trận bão, khuôn mặt xanh xao
của những người phụ nữ chịu
đựng và thương chồng… tất cả
những hình ảnh đó luôn luôn
gắn bó, ám ảnh, day dứt và
theo suốt cuộc đời tác giả cho
dù có những tháng năm xa
cách sống giữa cảnh đời nhộn
nhịp đua chen. Một nhà văn
nghèo và ham viết sự thực, một
thầy giáo tiểu học… Nam Cao
vẫn là mình, và tấm lòng ấy
trước sau vẫn thủy chung, trọn
vẹn trước sức xô đẩy từ nhiều
phía của cuộc đời. Trên trang
sách đó là lòng tin cậy và
thương yêu con người nghèo

khổ, bất hạnh, là những ước
mong da diết một cuộc sống tốt
đẹp và công bằng hơn. Chủ
nghĩa hiện thực của Nam Cao

-

-

diễn tả và phân tích tâm lý nhân
vật
Nam Cao tỏ ra đặc biệt sắc sảo
trong việc phân tích và diễn tả
những trạng thái, những quá
trình tâm lí phức tạp, những
hiện tượng lưỡng tính dở say dở
tỉnh, dở khóc dở cười, mấp mé
ranh giới giữa thiện với ác, giữa
con người với con vật,…
Nam Cao thường viết về những
cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, quen
thuộc, thậm chí tầm thường
trong đời sống hằng ngày nhưng
lại có ý nghĩa xã hội, triết lý sâu
sắc về con người, về cuộc sống
và nghệ thuật.
Giọng văn Nam Cao: buồn
thương chua chat, dửng dưng
lạnh lùng mà đầy thương cảm,
đằm thắm yêu thương,…

Đánh giá chung về tác
giả và những đóng góp
của tác giả đối với văn
học Việt Nam
Nam Cao là nhà văn hiện thực
lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa
lớn. Sáng tác của ông đã vượt
qua những thử thách khắc
nghiệt của thời gian. Tác phẩm
của ông bộc lộ ý nghĩa hiện
thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo
cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu
luyện, độc đáo. Ông có nhiều
đóng góp quan trọng đối với
III.


-

lớn lên, phát triển ra từ nguồn
mạch đó nên nó mang những
đặc điểm và phẩm chất riêng
đáng quý”.
(Hà Minh Đức- Lời giới thiệu
Nam Cao tác phẩm)
Giáo viên bình giảng nhận xét
của Hà Minh Đức.

việc hoàn thiện truyện ngắn và
tiểu thuyết Việt Nam trên quá

trình hiện đại hóa ở nửa đầu thế
kỉ XX.
Củng cố, dặn dò
1. Củng cố
Yêu cầu nắm vững và ghi nhớ
những kiến thức sau:
- Tiểu sử và con người của nhà
văn Nam Cao.
- Sự nghiệp văn học của nhà văn
Nam Cao.
2. Dặn dò
- Xem lại những kiến thức đã
học.
- Xem phần ghi nhớ sách giáo
khoa trang 142.
- Chuẩn bị bài mới: Phong cách
ngôn ngữ báo chí (tiếp theo).
IV.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×